Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh nam định lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 80 trang )



Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

KÍ HIỆU DÙNG TRONG SÁCH
Dẫn nhập/Khởi động

Câu hỏi
Kết nối

Em có biết?

Bài tập, vận dụng

NHÀ XUẤT BẢ N ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH
LỚP 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH

Bản quyền nội dung thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định.
Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Mọi hình thức sao chép tồn bộ hay một phần hoặc các hình thức phát hành
mà khơng có sự cho phép trước bằng văn bản
của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đều là vi phạm pháp luật.
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả
để sách ngày càng hồn thiện hơn. Mọi góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và dịch vụ bản quyền
xin vui lòng gửi về địa chỉ email:

ISBN 978-604-54-0000-0

2




Chủ đề : Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

MỤC LỤC
KÍ HIỆU DÙNG TRONG SÁCH  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 2
LỜI NÓI ĐẦU  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 4
CHỦ ĐỀ: CHÈO NAM ĐỊNH TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 5
Bài 1. Chèo trong đời sống văn hoá người dân Nam Định  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 6
Bài 2. Chèo Nam Định trong các chiếng chèo đất Bắc ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 10
Bài 3. Vở chèo Thần đồng đất Việt (Trần Đình Ngơn)  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 14
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NAM ĐỊNH (PHẦN 1)  ⸀  ⸀ 19
Bài 1. Dương Không Lộ  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 20
Bài 2. Trần Nhân Tông ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 23
CHỦ ĐỀ: DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HỐ NAM ĐỊNH  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 26
Bài 1 ⸀ Khái quát về di tích lịch sử – văn hoá ở Nam Định  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 27
Bài 2. Di tích lịch sử tiêu biểu ở Nam Định  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 31
Bài 3. Di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu ở Nam Định  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 40
CHỦ ĐỀ: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NAM ĐỊNH  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 50
Bài 1. Vị trí địa lí và nguồn lực tự nhiên  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 51
Bài 2. Nguồn lực kinh tế – xã hội  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 58
Bài 2. Nguồn lực kinh tế – xã hội (tiếp theo)  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 62
Bài 3. Thực hành: Vẽ sơ đồ và viết báo cáo về các nguồn lực
để phát triển một lĩnh vực kinh tế ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 66
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN NGHỀ NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4  ⸀  ⸀  ⸀ 68
Bài 1. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới nghề nghiệp  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 69
Bài 2. Nhu cầu và sự dịch chuyển nghề nghiệp ở Nam Định  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 73
DANH MỤC TỪ TRA CỨU  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀  ⸀ 76


3


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!
Cuốn sách Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10 sẽ
đồng hành cùng các em trong năm học này. Sách được biên soạn với
cấu trúc và nội dung hợp lí, thể hiện những đặc trưng của Nam Định,
nhằm giúp các em khám phá và tìm hiểu về những giá trị lịch sử
truyền thống, những nét đẹp văn hoá, những đặc điểm vị trí địa lí,
kinh tế,... của địa phương, thơng qua các chủ đề về văn hố, lịch sử
truyền thống của địa phương; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương.
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10 cùng với các
môn học khác trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 sẽ
góp phần tạo điều kiện để các em phát triển năng lực, phẩm chất,
tình yêu quê hương đất nước, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều
đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương.
Hi vọng rằng, cuốn sách sẽ mang đến cho các em nhiều điều bổ ích
và thú vị về những nét đặc trưng của vùng đất Nam Định. Chúc các em
có những giờ học tập thật vui vẻ và hiệu quả.
Các tác giả

4


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương


CHÈO NAM ĐỊNH
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
• Biết được nét khái quát về nghệ thuật, một số làng và làn điệu
chèo cổ ở Nam Định;
• Nắm được những đóng góp của chèo Nam Định từ
truyền thống đến hiện đại;
• Cảm nhận được một số đặc sắc của chèo thơng qua một
trích đoạn chèo Nam ĐỊnh.

Đồn Chèo Nam Định biểu diễn tại Hội nghị tổng kết nông thơn mới tồn quốc
giai đoạn 2010 – 2020.

5


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

BÀI

1

CHÈO
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
NGƯỜI DÂN NAM ĐỊNH
KHỞI ĐỘNG
Nam Định là một trong những
nơi mà nghệ thuật chèo xuất
hiện sớm và tồn tại lâu dài của
vùng châu thổ sông Hồng.

Cùng với thời gian, chèo đã
trở thành bộ môn nghệ thuật
chun nghiệp và có vị trí
vững chắc ở Nam Định.
Trình bày những hiểu biết
của em về chèo Nam Định.

Hình 1.1. Các diễn viên Đoàn Chèo Nam Định.

I

Nam Định – cái nôi của nghệ thuật chèo

Nam Định là vùng đất nằm ở châu thổ sông Hồng, một trong những cái nôi của nền
văn minh lúa nước của người Việt. Sau mỗi vụ thu hoạch, người lao động lại tổ chức
các lễ hội để vui chơi, múa hát và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm.
Nam Định cũng nổi tiếng là vùng “địa linh nhân
kiệt”, nơi phát tích vương triều Trần. Vào thế kỉ XIII,
sau ba lần đại thắng qn Ngun Mơng với hào khí Nguồn gốc của nghệ thuật
Đông A vang dội, tại hành cung Thiên Trường – kinh chèo Nam Định.
đô thứ hai của nhà Trần, các quan biên soạn nhạc của
cung đình đã truyền dạy cho dân làng Phương Bông, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc
điệu múa bài bông để ca ngợi công đức của quân, dân nhà Trần.
Vùng đất Nam Định còn nổi tiếng với các cơng trình kiến trúc cổ kính,
như chùa Cổ Lễ, chùa Keo, Phủ Dầy, chùa Bi,... Ở những nơi này, văn nghệ
dân gian khá phong phú, đóng vai trò quan trọng trong lễ hội với các làn điệu hát
cung, hát văn, múa hầu đồng,...
Những nền tảng văn hoá tinh thần trên là cơ sở cho nghệ thuật chèo xuất hiện.
Những làn điệu hát chèo do người dân lao động sáng tạo ra nên rất gần gũi với
hơi thở đời sống, mang tính phổ cập cao, được gìn giữ lưu truyền và phát triển.

66


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

Năm 1501, Trạng nguyên Lương Thế Vinh đã biên soạn cuốn Hý phường phả lục – tác phẩm lí luận
đầu tiên về nghệ thuật chèo ghi lại những kinh nghiệm, nguyên tắc về nghệ thuật biểu diễn
chèo như diễn viên, cách đánh trống chèo... – đánh dấu hát chèo từ một sinh hoạt văn hố trở
thành một bộ mơn nghệ thuật trên đất Nam Định.

II

Các làng chèo truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định

Ban đầu là những gánh hát nhỏ gọi là gánh chèo hay phường chèo. Người nghệ sĩ
quẩy trên vai tráp đồ nghề, đi đến đình làng, xóm chợ, hạ gánh xuống để biểu diễn.
Tiếng trống chèo vang lên, dân làng kéo đến ngồi xung quanh gánh hát. Cứ thế, hát
chèo đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của người dân.
Người Nam Định vẫn thường truyền tụng câu ca: “Ăn no rồi lại nằm khoèo,/ Nghe giục
trống chèo bế bụng đi xem./ Chẳng thèm ăn chả ăn nem,/ Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo.”
Chèo hình thành và phát triển sớm ở các huyện phía Bắc tỉnh Nam Định, nơi tập trung
nhiều lễ hội. Từ những gánh hát nhỏ đã hình thành nên các làng, đội. Huyện Ý Yên
được đánh giá là “thủ phủ” của đất chèo Nam Định với các làng chèo Yên Phong,
Yên Trị, Yên Chính, Yên Thọ, Yên Cường,
An Lại Hạ... Tại làng chèo An Lại Hạ, nhiều gia
đình có tới 3 – 4 đời theo nghiệp chèo như gia
Làng Đặng Xá được coi là cái nôi của
đình cụ Dương Văn Hàm với 3 đời tham gia diễn
nghệ thuật chèo truyền thống trên đất
chèo và 12 con cháu hoạt động sân khấu chèo,

Nam Định. Từ xa xưa, những làn điệu
trong đó có 6 người là diễn viên, nhạc cơng ở các
hát chèo khơng chỉ in đậm trong
đồn chèo chun nghiệp. Huyện Mỹ Lộc có ba
tâm trí người dân nơi đây mà còn đi
vào thơ ca: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới
làng chèo nổi tiếng là làng Đặng, làng Quang
bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy/ Hội
Sán và làng Nhân Nhuế. Huyện Vụ Bản có
chèo làng Đặng đi ngang ngõ/
làng chèo Hào Kiệt với hầu hết thành viên là dân
Mẹ bảo: thơn Đồi hát tối nay/”
qn, du kích tham gia kháng chiến chống thực
(Mưa xuân – Nguyễn Bính).
dân Pháp.

Hình 1.2. Đội chèo xã Mỹ Hà
(huyện Mỹ Lộc).

Hình 1.3. Đội chèo làng Vụ Nữ
(xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản).

7


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Ở các huyện phía nam, gắn với các lễ hội
rước nước, xuống đồng, chèo cũng được ưa
chuộng và truyền bá. Ở Giao Thuỷ, nổi tiếng

là làng chèo Hoành Nhị (xã Giao Hà) do cụ
Phùng Hữu Ích khởi xướng cùng với các tên
tuổi như kép Khương, kép Trúc, kép Kiên, kép
Khu và kép Toại,... Làng chèo Giao Thanh là nơi
sinh thành và rèn luyện nên Nghệ sĩ Nhân dân
Bùi Trọng Đang – người thầy về sân khấu chèo.
Giao Thuỷ cũng được suy tôn là đất chèo với
những giọng ca của Xuân Thịnh, Thanh Bảy,
Phùng Thị Nhung, Phùng Thị Hà. Tại Xuân
Trường, gánh hát của cố Nguyễn Văn Can, trùm
Đặng Văn Tuệ dần dần phát triển thành các
làng chèo và lan toả khắp trong huyện. Huyện
Hải Hậu nổi tiếng với làng chèo Phú Văn Nam
(xã Hải Châu) đã tồn tại hàng trăm năm, với
các nghệ sĩ sáng tác tên tuổi như Đinh Hoạch
Biên, Tuyết Mai, đạo diễn Đoàn Bá. Ở huyện
Nam Trực, ngoài phường chèo Điền Xá (xã
Nam Mỹ) xuất hiện nhiều đội chèo gốc gắn kết
với phường múa rối nước như ở làng Rạch
(xã Hồng Quang), làng Nhất (xã Nam Giang).
Cứ thế nhiều đội chèo mới ra đời và ngày càng
phát triển như đội chèo Nam Thái có tới 37
diễn viên, nhạc công. Ở các huyện Nghĩa Hưng,
Trực Ninh cũng có các đội chèo là lực lượng
chủ yếu trong hoạt động văn hố văn nghệ ở
nơng thơn để sân khấu chèo khẳng định vị trí
của mình trong đời sống.

III


Hình 1.4. Chiếu chèo xã Giao Thanh
(huyện Giao Thuỷ).

Hình 1.5. Đội chèo xã Hải Châu
(huyện Hải Hậu).

Em hãy chọn và giới thiệu về một làng
chèo cổ ở Nam Định (lược sử hình
thành, các nghệ nhân tiêu biểu, ảnh
hưởng của làng chèo trong đời sống).

Chèo trên đất Nam Định ngày nay

Trên nền tảng phát triển rộng khắp của các gánh hát chèo, sau là đội chèo,
năm 1959, Đoàn Chèo Nam Định1 được thành lập. Từ đây chèo Nam Định bước sang
một giai đoạn chuyển mình mới, phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Cùng với việc
1

8

Đồn Chèo Nam Định cịn có các tên gọi khác qua các thời kì: Đồn Chèo Nam Hà (1976),
Đồn Chèo Hà Nam Ninh (1982), Đoàn chèo Nam Hà (1992), Nhà hát Chèo Nam Định (1997).
Năm 2019, Nhà hát Chèo Nam Định hợp nhất cùng Đoàn Cải lương, Đoàn Kịch nói và đổi tên
thành Đồn Chèo Nam Định thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Nam Định.


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

phục dựng các vở chèo cổ (Quan Âm thị Kính, Kim Nham, Lưu Bình – Dương Lễ,...), Đồn
Chèo Nam Định nỗ lực dàn dựng các vở mới. Chỉ ba năm sau ngày thành lập, chèo

Nam Định đã khẳng định tên tuổi của mình trước cơng chúng cả nước với các vở diễn:
Đôi ngọc lưu ly (1962), Trần Quốc Toản ra quân (1962), Chị Tâm bến Cốc (1963),... Vở chèo
lịch sử Trần Quốc Toản ra quân (1962) đã gây tiếng vang lớn trong cả nước với hàng
trăm đêm diễn. Năm 1971, vở diễn được
Hãng Phim truyện Việt Nam quay thành
phim nhựa phục vụ bộ đội và đồng bào
vùng sâu, vùng xa. Tiếng chèo Nam Định
từ đó được chắp cánh bay xa, vừa tham
gia phục vụ đời sống lao động và chiến
đấu, vừa khẳng định tài năng của các
nghệ sĩ. Nhiều vở diễn đã giành được Huy
chương Vàng, Bạc và những phần thưởng
cao quý trong các kì hội diễn sân khấu
chuyên nghiệp: Những người nói thật (1985),
Anh lái đị sơng Vị (1990), Thi sĩ từ quan
(1994), Vòng tay cuộc đời (1996), Trần Anh Tơng
Hình 1.6. Cảnh trong vở Trần Anh Tơng (2000)
(2000), Thần đồng đất Việt (2004),...
Song song với việc dàn dựng và khôi phục các vở diễn dài, từ cuối những năm
90, Đồn Chèo Nam Định cho ra đời loại hình sân khấu nhỏ mang tên “Chiếu Chèo
Nam”. Nắm bắt được tâm lí người xem, Đồn Chèo đã dày cơng sưu tầm và dàn dựng
những trích đoạn chèo ngắn, hấp dẫn như: “Đinh Đạo ve gái” (trích trong vở Anh lái
đị sơng Vị – Nguyễn Bính), Tình cha, Chí Phèo – Thị Nở (Ngọc Minh), đơi khi là trích
đoạn chèo đã trở thành kinh điển trong nghệ thuật chèo Việt Nam như Thị Mầu lên
chùa, Xuý Vân giả dại, Xã trưởng mẹ Đốp, Việc làng, Tuần Ty – Đào Huế, Cu Sứt... Với ưu
thế của loại hình sân khấu nhỏ, Chiếu Chèo Nam đã góp phần quảng bá rộng hơn nghệ
thuật chèo Nam Định cho các du khách ngoại tỉnh và quốc tế.
Với phương châm “khán giả khơng đến rạp thì người hát chèo sẽ tìm đến khán
giả”, trong nhiều năm qua, Đoàn Chèo Nam Định đã tổ chức diễn lưu động tới các
vùng quê, các lễ hội, trong trường học. Đoàn Chèo cũng cử các nghệ sĩ, diễn viên, đạo

diễn về các đội chèo (nay là các câu lạc bộ chèo) địa phương dạy hát, dạy múa, cùng
nhân dân các địa phương phục dựng văn hố hát chèo.
Dẫu có những giai đoạn bị mai một, song bằng tình yêu và tâm huyết, các nghệ sĩ,
diễn viên và nghệ nhân tại các làng, xã vẫn nỗ lực truyền nghề và tình yêu nghệ thuật
chèo cho các thế hệ mai sau. Đến nay, bên cạnh sân khấu chuyên nghiệp, chèo vẫn
sống trong quần chúng nhân dân. Trong các buổi hội làng, trong dịp tết đến, xuân về,
tại các câu lạc bộ,... tiếng hát, tiếng chống chèo vẫn vang lên rộn ràng, tạo nên nét đẹp
của văn hoá làng xã.
9


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Hình 1.8. Nghệ sĩ Trịnh Thị Mai
Hình 1.7. Cụ Nguyễn Thị Tính (ngồi giữa)
trên sân khấu chèo Nam Định.
biểu diễn hát chèo cùng các con cháu
(thôn Bồng Quỹ, xã Yên Phong, huyện Ý Yên).

Hiện nay, Nam Định có gần 200 đội
chèo hoạt động tại các nhà văn hoá
làng, xã góp phần cùng cả nước
xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.

Em hãy tra cứu trên internet và thống kê các
vở chèo tiêu biểu của Đoàn Chèo Nam Định
theo mẫu bảng dưới đây:
TT

?

Tên
vở chèo
?

Thời gian
?

Tác giả –
Đạo diễn
?

BÀI TẬP, VẬN DỤNG
1. Kể tên một số nghệ sĩ chèo nổi tiếng của Nam Định và giới thiệu về một nghệ sĩ
tiêu biểu.
2. Kể tên một số làn điệu chèo cổ. Sưu tầm, tập hát một vài làn điệu phổ biến.
3. Kể tên một số vở chèo về danh nhân người Nam Định.

10


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

BÀI

2

CHÈO NAM ĐỊNH
TRONG CÁC CHIẾNG CHÈO

ĐẤT BẮC
KHỞI ĐỘNG
Chèo là một loại hình nghệ thuật
sân khấu dân gian Việt Nam.
Chèo phát triển mạnh ở phía bắc
Việt Nam với trọng tâm là vùng
châu thổ sơng Hồng và định hình
ở tứ chiếng: Ðơng, Ðoài, Nam, Bắc.
Chèo Nam Định cùng chèo các
tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên
ngày nay nằm trong chiếng chèo
xứ Nam nên vừa mang đặc điểm
của nghệ thuật chèo dân tộc,
vừa có những đặc điểm riêng của
xứ mình.

Hình 2.1. Chiếu chèo Nam.

I

Em hãy cho biết vị trí của chèo
Nam Định trong nghệ thuật
chèo dân tộc.

Mang đặc điểm chung của nghệ thuật chèo truyền thống

Sân khấu biểu diễn chèo thường đơn giản, có thể đặt ở bất kì nơi nào, miễn là rộng
rãi, bằng phẳng, tiện cho người diễn và người xem. Sân khấu thường được trải chiếu,
gọi là “chiếu chèo”. Người xem vây quanh ba mặt của “chiếu chèo”, chỉ chừa một mặt
làm lối ra, vào cho diễn viên. Diễn viên thường hố trang trong đình, trong nhà hoặc

trong một cái buồng che tạm cịn gọi là “buồng trị”. Đơi khi diễn viên ngồi cùng với
những người gõ sênh, kéo nhị, đánh trống ngay bên cạnh chiếu chèo, đến lượt mình
thì vào trình diễn, hết lượt lại trở về chỗ cũ. Do tính chất đơn giản nên chèo rất gần
gũi với người dân.
Chèo là một loại hình kịch hát mang tính chất diễn
tích (tự sự bằng sân khấu thơng qua lời hát trữ tình),
vì thế, nhân dân thường gọi diễn chèo là hát chèo. Em hãy nêu vai trò và đặc điểm
Làn điệu trong hát chèo rất phong phú, đa dạng. của hát trong chèo.
Một số làn điệu tiêu biểu như: Đào liễu, Lới lơ, Đò đưa,
Làn thảm, Luyện năm cung chứa trong mình đủ những yếu tố quan trọng của thanh
nhạc: trữ tình, kịch tính và màu sắc. Giai điệu trong làn điệu chèo phản ánh tương
đối đầy đủ các trạng thái vui, buồn, yêu thương, hờn giận,... của con người.
Mơ tả trạng thái vui vẻ có điệu Hồi tiếu, Lão say, Sắp dựng,...; trạng thái buồn tủi có:
11
11


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Sử rầu, Ba than, Vãn cầm, Trần tình,...; tâm sự u thương có: Tình thư hạ vị, Đào liễu,
Qn tử vu dịch, Đường trường duyên phận,...
Múa trong chèo thường rất đơn giản, thô sơ. Các động tác múa chủ yếu phản ánh
động tác lao động nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày của nông dân vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Đạo cụ khơng nhiều, thường dùng quạt, gậy, nón. Nhạc trong chèo
chủ yếu là nhạc nền hỗ trợ cho hát. Các loại nhạc cụ chủ yếu là nhị, đàn nguyệt,
đàn bầu, sáo, sênh, mõ và đặc biệt là trống.
Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hố và rập khn. Để phù
hợp với số diễn viên ít ỏi, các nghệ nhân đã dựa vào luật âm dương ngũ hành mà
hình thành 5 vai: kép, đào, hề, lão, mụ và phân thành 10 loại nhân vật tương phản:
(kép nền-kép ngang, nữ chín-nữ lệch, hề áo ngắn-hề áo dài, lão thiện-lão ác, mụ

thiện-mụ ác). Tính cách của các nhân vật trong chèo thường khơng thay đổi với
chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lặp lại ở bất cứ vở
nào, nên hầu như khơng có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng,
thư sinh, hề,...
Biện pháp nghệ thuật: thường sử dụng biện pháp ước lệ, tượng trưng. Trong
khoảng thời gian ngắn ngủi (khoảng 2, 3 tiếng), với không gian chật hẹp và đơn
giản mà phải tái hiện cuộc đời của nhân vật trong những tích truyện dân gian
phong phú, cho nên, các tác giả dân gian phải dùng kí hiệu và quy ước. Chẳng hạn,
cái quạt khi xoè ra là trang giấy đề thơ, khi xếp lại được coi là cây bút của người
nho sĩ; cái hòm được sử dụng làm đủ mọi thứ: là ghế
ngồi khi mãng ơng hay ơng đồ ngồi vào đó, là tồ sen
nếu Thị Kính hố Phật ngồi. Hịm đồ cũng có khi biểu Hãy sử dụng internet để tìm
tượng là con sơng hay quả núi khi người diễn viên chỉ hiểu vai trị của nhân vật hề
vào đó nói: “kìa là ngọn núi rất cao”, “kìa là con sơng trong chèo cổ.
rất dài”...

II

Đóng góp riêng của chèo Nam Định trong chiếng chèo Nam

Chiếng chèo là những phường chèo hoạt động trong một vùng văn hố, địa lí nhất
định. Phong trào hát chèo xưa phân vùng chèo châu thổ sông Hồng thành bốn chiếng
chèo Đơng, Đồi, Nam, Bắc với kinh đơ Thăng Long – Hà Nội ở vị trí trung tâm. Mỗi
chiếng có những “ngón nghề” riêng, kĩ thuật riêng. Chèo xứ Đơng mang âm hưởng
của ca trù, hát đúm và trống quân. Chèo xứ Đồi mang âm hưởng của hát xoan, hát
dơ, dân ca Phú Thọ và cò lả. Chèo xứ Nam mang âm hưởng của hát văn, hát xẩm.
Chiếng chèo Bắc mang âm hưởng của dân ca quan họ.
Là một tỉnh thuộc chiếng chèo Nam, chèo Nam Định mang âm hưởng của hát văn, hát
xẩm, trong đó, sự giao thoa với hát văn được coi là đặc sản riêng của chèo Nam Định.
Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ mà Nam Định được coi là cái nôi sinh

ra, ni dưỡng và phát triển loại hình nghệ thuật này. Diễn xướng chầu văn là một
hiện tượng văn hoá độc đáo nhưng bản chất của nó là hiện tượng văn hoá tâm linh,
chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội ở các đền, phủ và luôn luôn song hành các yếu tố:
hát, nhạc, múa. Sân khấu chèo chuyên nghiệp Nam Định đã biết chắt lọc các yếu tố
12


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

trong các làn điệu chầu văn để sử dụng trong việc thể hiện các tình huống, tâm trạng
nhân vật, làm cho nhân vật thêm phong phú, tạo nên phong cách riêng.
Về phong cách nghệ thuật, qua lịch sử phát triển dài lâu từ sân khâu dân gian
đến sân khấu chuyên nghiệp, chèo Nam Định đã dần hình thành một phong cách
riêng: “có sự kết hợp hài hồ giữa yếu tố bác học và yếu tố dân gian, dùng cách thức
diễn tả của chèo truyền thống để chuyển tải một cách sâu sắc mà vẫn ngọt ngào”
(Trần Đình Ngơn).
Về nội dung phản ánh, bên cạnh việc dựng lại các
vở chèo cổ, các tác giả, đạo diễn chèo Nam Định không
ngừng nỗ lực tìm tiếng nói riêng cho tiếng chèo của
mình. Một trong những hướng đi cho chèo Nam Định
là lựa chọn, sáng tác, dàn dựng những vở diễn phản
ánh lịch sử, xã hội, đời sống của nhân dân Nam Định.
Đề tài lịch sử về vương triều Trần được quan tâm thể
hiện qua các vở diễn: Trần Quốc Toản ra quân, Trần Anh
Hình 2.2. Một cảnh trong vở
Tơng, Thần đồng đất Việt, Trạng Lường Lương Thế Vinh,... Trạng Lường Lương Thế Vinh.
Khi Nam Định cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đề tài về nông nghiệp nông thôn cũng được phản ánh. Các vở diễn tiêu biểu: Tấm ảnh
bên đầm sen, Chị Thắm – anh Hồng, Chiếc địn gánh, Cót thóc vơi,... Trong công cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chèo Nam Định cũng góp sức mình với các vở: Chiếc

khăn hồng, Chị Tâm bến Cốc, Ni cô Đàm Vân, Ánh sao đầu núi, Sơng Hồng cuộn sóng, Anh
lái xe và cô chống lầy,... Trong 30 năm đổi mới, tiếng chèo Nam Định lại mang hơi thở
của thời đại, góp phần xây dựng nông thôn mới với tinh thần công nghiệp hoá, hiện
đại hoá qua các vở diễn: Trái tim trong trắng, Cung đàn lưỡi kiếm, Khi lửa tình đã tắt, Nỗi
hận cuộc đời, Anh lái đị sơng Vị, Nước mắt người con út, Nỗi đau tình mẹ, Khơng giết được
tình yêu, Vòng tay cuộc đời, Thành Nam bão nổi, Chiến trường khơng tiếng súng,...
Có thể thấy, trong dịng chảy chung của nghệ thuật chèo dân tộc, chèo Nam Định
đã có tiếng nói riêng. Làm nên bản sắc chèo Nam Định là đóng góp chung của một
tập thể nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn, nhạc sĩ,... qua các thời kì. Trong số đó,
nhiều tên tuổi đã được khẳng định như các Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Trọng Đang,
Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Lương Duyên,
các Nghệ sĩ Ưu tú: Lê Huệ, Vũ Thị Thanh Hương,
Nguyễn Thế Tuyền, Trần Duy Cồn, Lê Cơng Trí,
Hồng Thị Bích Thục, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Em hãy cho biết những đặc trưng
cơ bản của chèo Nam Định.
Diệu Hằng,... và nhiều nghệ sĩ, diễn viên khác.
BÀI TẬP, VẬN DỤNG
1. Em hãy tìm hiểu và giới thiệu khái quát nội dung một vở chèo thuộc nhóm
đề tài lịch sử về vương triều Trần.
2. Dựa vào tư liệu tìm kiếm được trên internet, hãy làm rõ các đặc trưng cơ bản
của chèo.
13


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

BÀI

3


VỞ CHÈO
THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT
(Trần Đình Ngơn)

KHỞI ĐỘNG
Trong q trình xây dựng và
phát triển, Đồn Chèo Nam
Định đã dàn dựng nhiều vở
diễn tái hiện những câu chuyện,
sự kiện, nhân vật lịch sử. Đây
là những vở diễn ý nghĩa, chất
lượng và giành được nhiều giải
thưởng tại các sân khấu chuyên
nghiệp tồn quốc.

Hình 3.1. Cảnh trong vở Thần đồng đất Việt.

I

Kể tên những vở chèo có
đề tài lịch sử do Đồn Chèo
Nam Định biểu diễn mà
em biết.

Giới thiệu chung

1. Tác giả
Trần Đình Ngơn sinh năm 1942, tại làng Giành, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương
(nay là xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ơng có 26 năm sống và
làm việc ở Hải Phòng nên coi Hải Phòng là quê hương thứ hai của mình.

Là Tiến sĩ văn học, tác giả của 100 kịch bản chèo, trong số đó có nhiều tác phẩm
nổi tiếng, Trần Đình Ngơn được coi là vua chèo Việt Nam. Ơng được nhận Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2017.
2. Tác phẩm
Vở chèo lịch sử Thần đồng đất Việt (tác giả kịch bản Trần Đình Ngơn; đạo diễn
Bùi Đắc Sừ) do Đồn Chèo Nam Định trình diễn đoạt 2 Huy chương Vàng,
14
14


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn
quốc năm 2005 và vinh dự được biểu diễn tại Liên hoan sân khấu chào mừng Đại lễ
1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Vở diễn khai thác đề tài lịch sử. Ngoài phần Khai từ và Đoạn kết, vở diễn có năm
phần với bối cảnh và nhân vật khác nhau nhưng cùng tập trung khắc hoạ hình tượng
Trạng nguyên Nguyễn Hiền, nổi danh là thần đồng trong lịch sử các triều đại phong
kiến. Năm Đinh Mùi (1247), dưới triều Trần đời vua Trần Thái Tông, cậu bé Nguyễn
Hiền, 13 tuổi, quê làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã
Nam Thắng, huyện Nam Trực), chiếm bảng Vàng, đoạt ngôi vị Trạng nguyên.
Về giá trị nghệ thuật, vở diễn Thần đồng đất
Việt được “cấu trúc” với nhiều làn điệu chèo
nguyên thể mang đậm nét độc đáo của chiếng
chèo Nam; các tích chèo được khai thác có chọn
lọc, bố cục vở diễn được dàn dựng hợp lí. Các
nhân vật trung tâm đều do các nghệ sĩ, diễn
viên có kinh nghiệm đảm nhận như NSƯT Đăng
Khoa (vai Lỗ Tam Phẩm), Diệu Hằng (vai bà
mẹ), Ngọc Hùng (vai Trần Thái Tông), Thanh

Vân (vai Trạng nguyên Nguyễn Hiền), Tiến
Hình 3.2. Trích vở Thần đồng đất Việt
Lâm (vai Trần Thủ Độ)...

II
1

Trích đoạn văn bản: Trích đoạn Đối đáp cùng Sứ giả Bắc triều1
Nhân vật: Trần Thủ Độ, Nguyễn Hiền, Sứ giả, Một số quan lại phủ Thiên Trường.

Bối cảnh: trong cung điện, nơi sửa soạn tiếp sứ thần Bắc quốc. Các quan đang vò đầu
suy nghĩ, đi lại hoặc thì thào trao đổi. Trần Thủ Độ chốc chốc lại nhìn ra ngồi trơng ngóng.
Sứ giả: Chắc các vị đại thần đa mưu túc trí, cũng đang nóng ruột trông mong một
đứa trẻ mục đồng.
(Nguyễn Hiền tới cùng trang phục của một trẻ chăn trâu, nhưng đĩnh đạc.)
Nguyễn Hiền:

Đứa trẻ chăn trâu phủ Thiên Trường xin kính chào sứ giả Bắc quốc!

Sử giả:

Ô!...chú bé mục đồng áo manh chân đất
Lại dám xin vào giảng đố ta sao?

Nguyễn Hiền:

Xin thưa:
Ông Nịnh Thích đã từng lách cách gõ sừng trâu
Ơng Sào Phủ đã từng ê a gọi nghé,
Bể học không chia lớn bé.

Chữ thánh hiền không kể Bắc Nam.
Chửa cần đến các quan,

1

Nhân vật trung tâm của văn
bản là ai, thuộc loại nhân vật
nào trong chèo? Bằng kiến
thức lịch sử, văn hoá, em hãy
giới thiệu về nhân vật.

Tiêu đề do người biên soạn đặt.

15


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Đứa trẻ chăn trâu này có thể giảng ngay câu đố!
Sứ giả:

Nghe qua khẩu khí, như thể thần đồng
Vậy chú bé chăn trâu ở lộ Thiên Trường
Hãy nghe lại rồi giảng xem có được.

Ngâm nga: “Lưỡng nhật bình đầu nhật/Tứ sơn điên đảo sơn/Lưỡng vương tranh nhất quốc/
Tứ khẩu tung hoành giang”
Nguyễn Hiền:

Xin thưa

Nhà Tống đã bị dồn ép xuống phía Nam
Bắc Kim mất về tay Mơng Thát.
Vận Nam Tống ngàn cân treo sợi tóc
Nhưng nhà Ngun cịn muốn thu phục
cả Đại Việt chúng tôi,
Cho nên, muốn vua Trần lập sổ kê khai
Sổ nhân khẩu cùng là ruộng đất

Tại sao Trạng ngun
Nguyễn Hiền khơng giải
đố ngay mà lại nói về
“thế cờ Bắc quốc” rồi mới
giải đố? (Gợi ý: Tác giả
muốn ca ngợi, khẳng định
điều gì?...)

Để nay mai cống người nộp thóc,
Mới hay câu đố của ngài ngụ ý sâu xa.
Sứ giả:

Ô!... Một chú bé chăn trâu ở tận làng quê
Sao hiểu được thế cờ Bắc quốc?!

Nguyễn Hiền:

Có những chuyện ở làng quê vẫn biết,
Mà giữa triều đình quan lớn lại khơng hay
Muốn am tường kim cổ Đơng Tây
Thì tin nhạn phải có đường có nẻo.


Sứ giả:

Ứng đối thật là trôi chảy
Nhưng câu đố bằng thơ nào đã giảng được đâu?

Nguyễn Hiền:

Trước nói về ý ngụ trong câu,
Sau mới chỉ rõ ràng mặt chữ:
Hai chữ nhật ghép lại kề nhau
Hai chữ vương ngang dọc khác đâu,
Bốn chữ khẩu chia thành bốn góc.
Bốn câu thơ ý chừng hiểm hóc,
Chẳng qua là một chữ Điền thôi!

Các quan:

Chữ Điền! Chữ Điền! Thật quả khơng sai.

Sứ giả (bàng hồng): Ơi, có phải chăng đây là Trạng nguyên Nguyễn Hiền đỗ thủ
khoa năm ngoái?
Nguyễn Hiền vái đáp lễ.
16


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

Sứ giả (nói tiếp): Sứ giả tơi nghe nói,
Lịng vẫn còn hồ nghi.
Giờ một chữ Điền trạng đã chỉ ra

Mới hay quả là người học sâu biết rộng.
Sứ giả tôi xin tỏ lịng q trọng,
Mừng An Nam có bậc thiên tài!
Nguyễn Hiền:

Ngài dạy quá lời,
Nguyễn Hiền không dám nhận.

Sứ giả:

Nước Nam nhỏ nhưng lực cường thế mạnh
Bởi có những hiền tài xuất chúng ngay từ thuở thiếu niên
Câu đố chữ Điền là có ý ngợi khen
Kế sách khuyến nơng ruộng đồng tươi tốt
Giỏi như Trạng Nguyễn Hiền mà ở bên Bắc quốc,
Thì thiên tử ắt cho làm tới chức tam công.
Vậy mà...

Nguyễn Hiền:

Nếu như câu đố chữ Điền khen kế sách khuyến nơng
Thì việc đỗ trạng vẫn chăn trâu lại càng nên khích lệ!
Tơi tuổi nhỏ đã am tường chính sự,
Bởi thầy học của tôi là thức giả thời nay,
Sáng đi giảng, chiều lại cầm cày
Đêm gõ mõ tụng kinh mà vẫn biết cơ
trời, vận nước.
Thầy dạy rằng: Học chẳng phải để
thành con mọt sách,
Mà phải đem chữ nghĩa giúp đời

Từ việc chăn trâu cắt cỏ hằng ngày

Dựa vào nội dung lời hát:
“Nếu như câu đố chữ
Điền khen kế sách khuyến
nơng... Biết thương dân là
thuận với lịng trời”, em
hãy bàn về sự học đối với
người quân tử xưa, đồng
thời liên hệ với sự học
ngày nay.

Cũng phải chịu nghĩ suy để tìm lấy điều hay lẽ dở.
Thế mới biết: Trời sinh ra cỏ,
Cỏ nuôi trâu, trâu lại kéo cày,
Cho lúa tốt nặng bông, cho thơm dẻo bát cơm đầy.
Người no ấm chớ khinh thường ngọn cỏ.
Suy rộng ra, đạo người quân tử
Biết thương dân là thuận với lòng trời.
Trần Thủ Độ:

Tuổi nhỏ chăn trâu mà biết ngẫm sự đời,
Thì khơn lớn ắt nên người có ích
17


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Nguyễn Hiền:


Kẻ đỗ đạt chưa bổ làm quan chức,
Nhưng phúc tam công thời đã hưởng những ngày qua.
Công thầy, công mẹ, công cha,
Nhờ tam công ấy mới sinh ra Trạng Hiền.

Sứ giả:

Trời! Nghĩ suy phải đạo, biện luận tài tình
Sứ giả tơi cúi đầu bái phục!

Sứ giả toan quỳ xuống vái Nguyễn Hiền. Quan hành khiển và Trạng cùng vội vàng
đỡ lấy tay sứ giả.
Trần Thủ Độ:

Ấy ấy, kìa quan chánh sứ!

(Trích Thần đồng đất Việt – Trần Đình Ngơn. Nguồn: Đồn Chèo Nam Định).

Trong văn bản có bao nhiêu
lượt lời đối thoại giữa
Trạng nguyên Nguyễn Hiền
với sứ giả Bắc quốc?
Những đối thoại nào thể
hiện xung đột kịch?

Hình 3.3. Một cảnh trong vở Thần đồng đất Việt.

BÀI TẬP, VẬN DỤNG
Xem video vở chèo Thần đồng đất Việt do Đoàn Chèo Nam Định diễn (https://
www.youtube.com/watch?v=pXIQ7uIPZuQ) và thực hiện các yêu cầu sau:

1. So sánh ngôn ngữ trong kịch bản và ngơn ngữ diễn trên sân khấu.
2. Tập trình diễn tác phẩm trên sân khấu học đường để thấy được vẻ đẹp của
nghệ thuật chèo.

18


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI NAM ĐỊNH (PHẦN 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
• Biết được tiểu sử, sự nghiệp cơ bản của tác giả văn học
trung đại Nam Định tiêu biểu.
• Biết và hiểu được tác phẩm của các tác giả.

Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

1919


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

BÀI

1

DƯƠNG KHÔNG LỘ

KHỞI ĐỘNG

Ở thời Lý, ảnh hưởng của Phật
giáo thể hiện rõ nét trên mọi
lĩnh vực đời sống, trong đó
có văn học. Các tăng sĩ đều là
hàng trí thức có ảnh hưởng lớn
đến nền văn hố đương thời và
đóng góp nhiều về sáng tác thi
ca, đặc biệt là các thiền sư với
những bài thơ Thiền.
Nêu những hiểu biết của
em về thơ Thiền.
Hình 1.1. Chùa Keo làng Hành Thiện
(xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường)

I

Tác giả

Dương Không Lộ, thường gọi là Không Lộ Thiền sư
(1016 – 1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm,
người lộ Hải Phong, phủ Ứng Phong (tương đương
với các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực
và một phần huyện Trực Ninh, huyện Nghĩa Hưng
thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
Ông xuất thân làm nghề chài lưới, sau đó đi tu theo
học đạo Thiền và nghiên cứu Phật học. Ông tu ở các
chùa Diên Phúc, Hà Trạch, Chúc Thánh,... và dựng
chùa Nghiêm Quang (Thần Quang), còn gọi là
chùa Keo ở ven sơng Hồng.
Ơng sống giản dị, điềm đạm, không màng danh lợi

và là một thiền sư mang tâm hồn nghệ sĩ. Tác phẩm
cịn lại của ơng là một số bài thơ – kệ.
20

Em hãy sử dụng mạng internet
để tìm hiểu về chùa Keo Hành
Thiện (Nam Định) và chùa Keo
(Thái Bình); ghi lại những chi
tiết có liên quan đến Không
Lộ Thiền sư.

Dương Không Lộ được phong
làm Quốc sư triều Lý – được nói
đến cả trong truyền thuyết, cổ
tích và lịch sử. Trong tâm thức
dân gian, Không Lộ là “ơng
khổng lồ” có phép thần thơng
biến hố, sức mạnh phi thường
rời non lấp biển; là vị thần y
chữa bệnh hiểm nghèo cho
vua; là ông tổ nghề đúc đồng
nước Nam,...


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

II

Tri thức đọc – hiểu
Một vài nét về thơ Thiền và thơ Thiền thời Lý – Trần


1. Thơ Thiền là thơ của những tu sĩ Thiền hoặc có thể là thơ của những người
chịu ảnh hưởng Thiền, có những rung động về Thiền. Đây thường là các bài kệ với
một chuỗi ẩn dụ, thường xuất hiện một số từ ngữ nhà Phật (như: “sắc”, “khơng”,...);
những hình ảnh biểu tượng để nói về giáo lí đạo Phật (như: hình ảnh hoa sen ẩn chứa
vẻ đẹp của nghị lực, mang niềm vui của sự giải thốt; hình ảnh trăng đã trở thành
phương tiện có sức khơi gợi để giúp người ta tự giác ngộ,...) hướng tới thể hiện một
triết lí, một quan niệm hay một bài học Thiền mà nhà sư muốn truyền cho đệ tử của
mình đồng thời cũng tràn đầy chất thơ.
Trong bài Cáo tật thị chúng của Thiền sư Mãn Giác, các hình ảnh “hoa”, “xuân” chỉ
là những biểu tượng để khái quát quy luật đời sống, thể hiện sự giác ngộ chân lí Phật
giáo: mọi sự vật, hiện tượng ln biến đổi theo vịng ln hồi. Hình ảnh “cành mai”
tượng trưng cho sức mạnh của bản thể trường tồn, của vạn pháp tồn tại khắp nơi vượt
lên trên mọi quy luật của sự thay đổi vô thường, thể hiện một quy luật mang tinh thần
và ý chí bất diệt của nhà Phật.
Khi sắp viên tịch, các đệ tử hỏi về Đạo, Thiền sư Vạn Hạnh đã trả lời bằng bài
kệ “Thị đệ tử”: “Thân như điện ảnh hữu hồn vơ/ Vạn mộc xn vinh, thu hựu
khơ/ Nhâm vận thịnh suy vô bổ uý/ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” để cho đệ tử
thấu hiểu quan niệm của nhà Phật là “không chấp hữu”, “chẳng chấp vô”. Ngay cái
thân ta tưởng như là “có”, bỗng chốc đã là “khơng”, từ “có” đến “khơng” chỉ như
“một ánh chớp”, thịnh suy dời đổi của thế giới có khác chi “giọt sương trên đầu
ngọn cỏ” nên việc sống chết, thịnh suy là lẽ thường hằng.
2. Ở thời Lý – Trần, thơ Thiền là những sáng tác của những bậc thiền sư – tầng lớp
tăng lữ cao cấp. Họ là những nhà sư đức trọng, tài cao, uyên bác, thông hiểu Thiền định
đồng thời là những nghệ sĩ tài hoa, yêu đời, tinh thần tích cực nhập thế như: Thiền sư
Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Mãn Giác, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Huyền Quang,...

III

Văn bản: Ngơn hồi

Phiên âm:
Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vơ dư.
Hữu thì trực thướng cơ phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
Dịch nghĩa:
Chọn được kiểu đất long xà rất hợp, có thể ở được,
Tình q suốt ngày vui khơng chán.
Có lúc lên thẳng đỉnh núi bơ vơ,
Kêu dài một tiếng, lạnh cả bầu trời.

Hãy chỉ ra sự vận động của
mạch cảm hứng thơ ở hai
câu đầu và hai câu cuối của
bài thơ.

Hãy nêu cảm nhận của em
về tâm trạng của nhân vật
trữ tình ở hai câu thơ cuối.

(Thơ văn Lý – Trần, Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1977)
21


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Dịch thơ:
Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng

Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.
(Phan Võ, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập II,
NXB Văn học, 1976)

Hãy sử dụng mạng internet
để tìm hiểu nghĩa của từ
“ngơn hồi”. Sưu tầm một số
bài thơ trung đại Việt Nam có
nhan đề “Ngơn hồi”, “Thuật
hồi” (ghi rõ tác giả; nội dung
chủ đạo của bài thơ đó).

Ngun tác bài thơ Ngơn hồi

Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ
thể hiện niềm say mê yêu
đời và tâm trạng sảng khoái,
hào hùng của tác giả, ngợi ca
vẻ đẹp kì vĩ và sức mạnh phi
thường của con người trong
thế giới rộng lớn”. Em có đồng
tình với ý kiến trên khơng?
Vì sao?

Thiền gia cho rằng: khi tâm
đạt tới độ tĩnh tại tuyệt đối
thì có thể hồ nhập vào bản
thể của vũ trụ vạn vật; khi đạt
tới đỉnh cao của sự giác ngộ
thì cái bản thể cá nhân nhỏ bé

đã hoà đồng vào vạn vật.

BÀI TẬP, VẬN DỤNG
1. Hãy chỉ ra chất Thiền và chất thơ ở bài thơ này.
2. Tìm đọc thêm những bài thơ Thiền thời Lý – Trần. Nêu một số cảm nhận của
em về vẻ đẹp tâm hồn của các vị thiền sư.

22


Chủ đề: Văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương

BÀI

2

TRẦN NHÂN TÔNG

KHỞI ĐỘNG
Triều Trần là một trong những
triều đại hiển hách nhất trong
lịch sử Việt Nam với hào khí
Đơng A vang dội. Đây là triều đại
có nhiều vị vua văn võ song toàn.
Kể tên những vị vua nhà
Trần nổi tiếng mà em biết.

Hình 2. Đền Trùng Hoa (Khu di tích Đền Trần,
phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định).


I

Tác giả

Trần Nhân Tông (1258 – 1308) huý là Trần Khâm, vua thứ ba nhà Trần, lên ngôi
năm 1278, lãnh đạo nhân dân hai lần chiến thắng quân Mông Nguyên (1285, 1288).
Năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng. Những
năm cuối đời, Người đi tu và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – một tông phái
mang đậm bản sắc Đại Việt.
Không chỉ là một chính khách kiệt xuất, một hồng đế anh minh, Trần Nhân
Tơng cịn là một triết gia, một nhà văn hố lớn. Người đã để lại nhiều trước tác có giá
trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, triết học, lịch sử, Phật giáo.

23


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định – Lớp 10

Tác phẩm văn học tiêu biểu: Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập,
tiêu biểu là các bài: Hạnh Thiên Trường hành cung, Thiên Trường vãn vọng, Xuân nhật
yết Chiêu Lăng, Phổ Minh tư...

Em hãy sử dụng mạng
internet để tìm hiểu về cuộc
đời, sự nghiệp của Trần
Nhân Tơng và ghi lại những
thơng tin chính.

IIII.


Trường Đại học Harvard
(Mỹ) có Viện Nghiên cứu
Trần Nhân Tơng và lập ra
giải thưởng Trần Nhân Tơng
với chủ đề: “Hồ giải và
u thương”

TriTHỨC
thức ĐỌC
đọc ––hiểu
TRI
HIỂU

1. Lịch sử nhà Trần rạng rỡ với ba lần đánh thắng qn xâm lược Mơng Ngun.
Hào khí Đơng A rực lửa của triều đại này được tạo nên bởi tinh thần đồn kết
“Vua tơi đồng lịng, anh em hồ mục, cả nước góp sức...”. Bên cạnh đội ngũ tướng lĩnh
tài ba mà nịng cốt là các hồng tử, thân tộc nhà Trần – những người có lịng
u nước, quyết tâm bảo vệ dòng tộc và hầu hết là những người văn võ tồn tài như:
Trần Thái Tơng, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo,... là những
người lính triều Trần – những người góp phần tạo nên sức mạnh ngút trời của
“ba quân”. Hình ảnh của tráng sĩ dũng mãnh, đầy trách nhiệm với giang sơn trong
Thuật hồi của Phạm Ngũ Lão; tráng sĩ ơm mối hận vì đầu đã bạc mà chưa trả xong
nợ cơng danh trong Cảm hồi của Đặng Dung; người lính già đầu bạc trong thơ
Trần Nhân Tơng,... đã góp phần tạo nên âm hưởng hào hùng cho những trang
văn học yêu nước thời kì này.
2. Sau khi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba
thắng lợi (1288), vào một ngày xuân, Trần Nhân Tông từ Thăng Long về nơi an nghỉ
của ơng nội mình để bái yết tiền nhân (vua Trần Nhân Tông khi qua đời được mai
táng tại Chiêu Lăng – nay thuộc tỉnh Thái Bình).
Văn

bản:XUÂN
Xuân NHẬT
nhật yết
Lăng
(Ngày
xn
bái yết
Lăng)LĂNG)
III. VĂN
BẢN:
YẾTChiêu
CHIÊU
LĂNG
(NGÀY
XN
BÁIChiêu
YẾT CHIÊU
III
Phiên âm:
Tì hổ thiên mơn túc,
Y quan thất phẩm thông.
Bạch đầu quân sĩ tại,
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.
Dịch nghĩa:
Quân thị vệ như hùm gấu, trước nghìn cửa đứng
nghiêm túc,
24

Đọc hai câu đầu (bản phiên
âm) đúng giọng điệu. Phân

tích các hình ảnh “tì hổ” và
“y quan thất phẩm”. Từ đó
nêu cảm nhận của em về
cảnh lễ bái yết.


×