Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích thơ tức cảnh pác bó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.3 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỨC CẢNH PÁC BĨ
Chủ tịch HCM không chỉ là một vị lãnh tụ thiên tài mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ
lớn. Những tác phẩm thơ tứ tuyệt Đường luật của người bao giờ cũng chứa chan tình yêu thiên
nhiên, đất nước và tinh thần ung dung lạc quan đáng khâm phục. Tiêu biểu cho phong cách
sáng tác đó của Người là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
Bài thơ Tức cảnh Pác Pó sáng tác tháng 2/1941. Sau ba mươi năm bơn ba hải ngoại tìm
đường cứu nước trở về, Người đã chọn hang Pác Bó làm nơi sống và hoạt động bí mật để trực
tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc,
bài thơ tái hiện cuộc sống đầy khó khăn gian khổ tại Pác Bó và phong thái ung dung, tinh thần
lạc quan ln làm chủ hồn cảnh đáng khâm phục của Bác Hồ.
Hai câu thơ đầu tái hiện cảnh sống sinh hoạt đầy khó khăn gian khổ tại Pác Bó:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Câu thơ mở đầu gợi lên cuộc sống hoạt động bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu
mới về nước. Đó là việc “ở” và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác tại Pác Bó. Nhịp thơ 4/3 đã
tách câu thơ thành hai vế tiểu đối đầy ấn tượng:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”
Câu thơ có thời gian, khơng gian và hành động. Thời gian là “sáng’ và “tối”; không
gian là “suối’ và “hang”; hoạt động là “ra” và “vào”. Mọi hoạt động đã trở thành nề nếp từ
“sáng” đến “tối”, từ “suối” đến “hang”, từ “ra” đến “vào”, dù cuộc sống cách mạng những
ngày đầu cịn bí mật và nhiều gian khổ. Giọng điệu thơ phơi phới, phép tiểu đối sáng tạo cho
ta thấy tâm trạng thoải mái, ung dung ln hịa nhịp với thiên nhiên núi rừng, ln làm chủ
hồn cảnh của người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Nếu câu thơ đầu nói về việc “ở” thì câu thơ thứ hai nói về việc “ăn”:
" Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng "
Phép liệt kê những hình ảnh tả thực “cháo bẹ, rau măng” (cháo ngơ, măng rừng), đó là
những thực phẩm, những sản vật sẵn có mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hình ảnh thơ


gợi trước mắt ta những bữa ăn đạm bạc, thiếu thốn. Nhưng tinh thần con người thì chan chứa
niềm vui, niềm lạc quan “ vẫn sẵn sàng”. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” có hai cách hiểu khác nhau
rất lí thú. Cách hiểu thứ nhất: sống và hoạt động bí mật tại suối rừng hang động chỉ có cháo
bẹ , rau măng nhưng lúc nào cũng sẵn có, dư thừa bởi thiên nhiên hào phóng, bởi tình người
chan chứa! Ta như thấy ẩn sau câu thơ là nụ cười hóm hỉnh của một con người dù khó khăn
gian khổ vẫn ln lạc quan u đời. Nụ cười hóm hỉnh yêu đời ấy sau này ta bắt gặp trong bài
thơ Cảnh rừng Việt Bắc:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngơ nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay”
“ Vẫn sẵn sàng”, “ thật là hay”... là những cách nói “sang trọng”, hóm hỉnh và yêu đời.
Cách hiểu thứ hai của cụm từ “Vẫn sẵn sàng” là: mặc dù hoàn cảnh vật chất thiếu thốn,
gian khổ, phải ăn cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn hăng say, vẫn nhiệt tình,
khơng chùn bước... Dù hiểu theo cách nào ta vẫn cảm nhận được tinh thần lạc quan yêu đời
hiếm có của một lãnh tụ thời kháng chiến.

Và điều kiện làm việc của Bác cũng khơng tránh khỏi những thiếu thốn, khó
khăn:


Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng

Từ láy “chông chênh” thật gợi hình. Nó khơng chỉ gợi tư thế khơng vững chãi, ở
vị trí bấp bênh của chiếc “bàn đá” mà cịn gợi ra tình thế gian nan của của sự nghiệp
cách mạng nước nhà trong thời kì cịn trứng nước. Song điều thú vị là trong điều kiện
vô cùng khó khăn ấy, hình tượng con người lại hiện lên thật kiên cường, lớn lao với
công việc quan trọng “dịch sử Đảng”. Câu thơ sử dụng phép tiểu đối rất chỉnh cả về
thanh và về ý, đặc biệt ba thanh trắc liên tiếp “dịch sử Đảng” làm nổi bật công việc hệ
trọng, trang nghiêm. Bác ngồi trên chiếc bàn đá của thiên nhiên để dịch cuốn lịch sử

Đảng cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt làm tài liệu tuyên truyền cho cán bộ chiến sĩ !
Không chỉ vậy, câu thơ cịn gợi tầm vóc lớn lao tư thế uy nghi như một bức tượng đài
lãnh tụ cách mạng. Bác đang suy tư tìm cách xoay chuyển lịch sử cách mạng Việt Nam!
Ta như cảm nhận được tinh thần lạc quan phơi phới, sẵn sàng phấn đấu hi sinh vì sự
nghiệp cách mạng của Người.
Câu thơ cuối bài là lời tự nhận xét, đánh giá, thể hiện trực tiếp tâm trạng, cảm
xúc của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Câu thơ kết đọng ở từ sang, là nhãn tự của cả bài thơ, tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật trữ tình. “Sang” ở đây là sang trọng, giàu có; là cao quý, đẹp đẽ. “Sang”
còn là cảm giác hài lòng, hạnh phúc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian
khổ, điều kiện sinh hoạt, làm việc vô cùng khó khăn thiếu thốn và hiểm nguy, nhưng
Người ln cảm thấy vui thích, hạnh phúc thực hiện lí tưởng cao đẹp của mình. Câu thơ
thấp thống nụ cười hóm hỉnh, nói cho vui, nhưng niềm vui của Bác lại rất chân thành
mà sâu sắc. Niềm vui ấy toát lên từ những từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu của cả bài thơ.
Đó chính là cái sang của cuộc đời cách mạng xuất phát từ quan niệm sống của Bác Hồ:
được cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng, cho dân tộc. Câu thơ nói riêng, bài thơ nói
chung đã thể hiện tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên và tinh thần cách mạng kiên cường,
tư thế ung dung, lạc quan của Bác.
`Bài thơ Tức cảnh Pác Bó vừa kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ tứ
tuyệt Đường luật vừa in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ. Tác giả sử dụng một cách
linh hoạt và điêu luyện các yếu tố đặc trưng thể loại của thơ Tứ tuyệt Đường luật như
hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cơ đọng, hàm súc...Đồng thời bài thơ đã có
những cách tân độc đáo ở nhiều phương diện như đề tài, thi liệu, đặc biệt là ngôn ngữ
thơ. Thể thơ Tứ tuyệt Đường luật được viết bằng chữ quốc ngữ hiện đại, sử dụng phép
đối rất chỉnh ở câu khởi và chuyển (Sáng ra bờ suối tối vào hang/Bàn đá chông chênh dịch
sử Đảng). Ngôn từ hàm súc đa nghĩa gợi nhiều cách hiểu thú vị mà sâu sắc (vẫn sẵn
sàng; bàn đá chông chênh, sang). Đặc biệt là giọng điệu giọng điệu vui đùa hóm hỉnh
thể hiện tinh thần ung dung lạc quan, làm chủ mọi hoàn cảnh của Người. Sự đan xen
giữa truyền thống và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, giữa nghệ sĩ và chiến sĩ,...tất

cả đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ.
Có thể nói Tức cảnh Pác Bó là tác phẩm tiêu biểu cho giá trị tư tưởng và nghệ
thuật của thơ Hồ Chí Minh. Hình thức thơ cổ điển kết hợp hài hịa với tính hiện đại về
nội dung, bài thơ thể hiện tinh thần ung dung lạc quan và vẻ đẹp lí tưởng cao cả của Bác
Hồ, vị lãnh tụ vĩ đạị mà giản dị của dân tộc Việt Nam. Bài thơ là một minh chứng sinh
động, chứng minh phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh.


* Phân tích nghệ thuật:
- Thi luật chuẩn mực, cách tân sáng tạo ở thể đối...
- Lời thơ bình dị, giọng điệu vui đùa thoải mái.
- Kết hợp hài hòa giữa tính chất cổ điển và hiện đại.
- Ngắn gọn, hàm súc.
- Tứ thơ độc đáo, bất ngờ và thú vị.
________________________________________________
Các em có thể TK trên mạng nữa nhé
Chúc các em thi tốt!!!

Câu

Nội dung

Điểm


9

- Chi tiết “Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn lên mui
thuyền. Sông bao la chan hòa ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong
tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu” 0.25

ở cuối đoạn trích, miêu tả cảnh, tả tâm hồn của Trần Quốc Tuấn trong buổi ra
quân diệt giặc Nguyên Mông
- Giúp ta hiểu về nhân vật Trần Quốc Tuấn: Không chỉ là một vị tướng tài giỏi, 0,75
Quốc Tuấn còn là bậc trung qn ái quốc, có tấm lịng u nước thương dân
sâu sắc, luôn tin tưởng vào chiến thắng của quân ta; ln nêu cao tình thần
quyết chiến quyết thắng trước kẻ thù, thật đáng khâm phục.

10

9

*Hình thức: đảm bảo 3-5 câu, có thể viết thành đoạn văn hoặc gạch đầu dịng. 0,25
*Nội dung: Nêu được suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất
nước hôm nay:
- Khẳng định tuổi trẻ dù ở bất cứ thời nào cũng đều phải có trách nhiệm với
non sơng, đất nước. Tuổi trẻ xưa, khi đất nước có chiến tranh: chăm chỉ luyện
tập; sẵn sàng đánh giặc mà không cần đợi tuổi; sẵn sàng tham gia quân đội khi 0,25
đủ tuổi…
– Tuổi trẻ hôm nay được sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước hịa
bình, được sống và hưởng thụ những thành quả mà biết bao thế hệ cha ông đã 0,5
đổi lấy bằng cả xương máu và trí tuệ, cần:
+ Nhận thức rõ trách nhiệm với Tổ quốc, chăm chỉ học tập và rèn luyện; tích
cực tham gia các phong trào u nước, góp phần vào cơng cuộc xây dựng, phát
triển đất nước ..
+ Khi đất nước có khó khăn, cần hướng về Tổ quốc để bảo vệ nền độc lập dân
tộc,...
- Lời nói của vua với Chiêu Thành vương cho ta thấy rõ nỗi lịng 0.25
xót xa và phẩm chất cao đẹp của nhà vua:
+ Lo lắng trước hiện tình đất nước; đưa ra quyết định dứt khốt 0,25
khẩn trương đi gặp Quốc công Trần Quốc Tuấn để bàn kế diệt giặc

0,5
mà không cần đến nghi lễ dành cho hoàng thượng.
=> Thiệu Bảo là vị vua anh minh, có lịng u nước, quyết tâm chiến đấu
và chiến thắng giặc Nguyên.



×