Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 34 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.08 KB, 7 trang )

PHÒNG GD - ĐT LONG HỒ
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
THỊ TRẤN LONG HỒ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long Hồ, ngày 04 tháng 04 năm 2023
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1. Thông tin sơ lược
- Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền;
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Họa Mi Thị Trấn Long
Hồ;
- Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp Mầm 1;
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
3-4 tuổi”;
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
2. Nội dung sáng kiến
a) Tóm tắt sáng kiến
Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát
triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ
khám phá về môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tị mị, khả năng
quan sát, năng lực phán đốn, trí tưởng tượng… Trẻ mẫu giáo có thể tham gia
nhiều loại trị chơi như trị chơi học tập, trị chơi đóng vai ở các góc hoạt động,
trị chơi có luật, trị chơi dân gian… Mỗi loại đều có tác dụng phát triển một mặt
nhất định của trẻ. Trong đó đó có thể nói trị chơi dân gian là một loại trị chơi
khơng thể thiếu được trong đời sống trẻ thơ, là hoạt động văn hóa được lưu
truyền trong tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi dân gian đã đến
với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ vừa học, vừa gần gũi, khơng
cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm,


dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian
với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều
thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ
niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng.
Trong những năm qua, khi nhà trường đã xây dựng phong trào “Giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm” được triển khai sâu rộng trong nhà trường. Ngoài những nội
dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục, tạo mơi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung
được coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào


2

các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì thế tơi chọn đề tài đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4
tuổi”.
Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chuyên môn Sở
Giáo dục, Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường, cũng như sự giúp đỡ
nhiệt tình của tổ chun mơn, các bạn đồng nghiệp.
- Lớp có 2 giáo viên dạy bán trú với 24 trẻ. Các cháu hồn nhiên, khỏe mạnh,
và rất thích đến trường, lớp.
- Ln học hỏi và tìm tịi hiểu biết thêm một số trị chơi dân gian thông qua
bạn bè, trẻ, đồng nghiệp và sách báo.
- Nhiều năm dạy lớp 3-4 tuổi nên nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, ham
học hỏi, ln tìm tòi những tài liệu tập san. Đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống
mạng Internet cho 100% nhóm lớp, thuận tiện cho việc tìm kiếm những trị chơi
mới trên mạng, chương trình kidsmart, qua bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ kinh
nghiệm và trong lớp luôn tạo được sự đồng thuận, thống nhất phương pháp giữa
hai giáo viên với nhau.

Khó khăn.
- Ở lớp tôi phụ trách 24/24 trẻ bố mẹ làm nghề nơng và là dân nên ít quan tâm
và còn xem nhẹ việc vui chơi của con cái nên chưa tạo được sự tích cực từ hai
phía. Hơn nữa 24/24 trẻ là năm đầu tiên đến lớp nên trẻ còn rụt rè chưa mạnh
dạn để tham gia vào các hoạt động.
- Tơi có vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian nhưng chưa thật
phong phú. Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ địi hỏi phải có sự linh
hoạt và tính sáng tạo cao. Nhưng tôi vẫn chưa thật linh hoạt, sáng tạo.
- Mức độ chơi của các trị chơi dân gian khơng giống nhau, có trị chơi rất đơn
giản, nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư duy
cao mà tình hình thực tế của lớp còn hạn chế, chưa tiếp thu kịp.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ cịn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trị chơi nếu trị chơi khơng cịn hứng thú.
- Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát khơng chịu tham gia vào cuộc chơi địi
hỏi tính tập thể cao.
Khảo sát đầu năm:


3

Nội dung khảo sát

Tỉ lệ trẻ đạt

Tỉ lệ trẻ không
đạt

Trẻ u thích, hứng thú tham gia trị
chơi dân gian


8/24 = 33,3%

16/24 = 66,7%

Hiểu biết về trò chơi dân gian

7/24 = 29,2%

17/24 = 70,8%

6/24 = 25%

18/24 = 24,3%

10/24 = 41,7%

14/24 = 58,3%

Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian với
bạn
Tinh thần đồn kết, ý thức tập thể

b) Tính mới: Điểm mới so với trước đây chưa thực hiện sáng kiến
- Trẻ hình thành thói quen và nề nếp, phát huy tinh thần đồn kết và phát triển
thể lực
- Trẻ học thơng qua các trò chơi giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các
hoạt động
- Trẻ có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian tại nhà với gia đình người thân và
bạn bè,…
Giải pháp thực hiện sáng kiến:

Giải pháp 1: Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng
nhận thức của trẻ:
Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trị chơi nào cũng phù
hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân
nhắc và lựa chọn những trị chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên
cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Chính
vì thế, ngay từ đầu năm học giáo viên bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên
cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò chơi dân gian phù
hợp đưa vào kế hoạch thực hiện. Cụ thể như sau: Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu
giáo bé: khả năng chú ý có chủ định cịn kém, nhận thức cịn đơn giản. Vì vậy trẻ
chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành
chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ” “Kéo co”,
“Mèo đuổi chuột”,…
Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ
chức cho trẻ chơi:


4

Chuẩn bị đồ dùng: Đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian cũng thật sự phong
phú và mang đặc thù riêng biệt, mỗi trị chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà
khi thiếu nó thì chúng ta khơng thể thực hiện được. Ví dụ: Trị chơi “Bịt mắt bắt
dê”, nếu thiếu tấm vải bịt mắt thì khơng thể thực hiện được, hay trị chơi “Kéo
co” nếu khơng có dây thì cũng khơng thể tổ chức được…
Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi: Khác với các trò chơi vận động
và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc
bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang đến sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn
nhịp ở trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ,
song bài nào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và hồn nhiên của trẻ. Ví dụ: Trị
chơi “ Chi chi chành chành” trẻ hát “ chi chi chành chành - cái đanh thổi lửa con ngựa đứt cương - ba vương ngũ đế”…. Câu hát chẳng có ý nghĩa rõ ràng thế

nhưng khi thiếu đi câu hát thì trị chơi khơng thể diễn ra được. Trị chơi chỉ có
thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tơi thường cho trẻ
làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi
vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngồi trời,
trị chuyện sáng. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trị
chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực
tham gia vào trò chơi.
Chuẩn bị địa điểm: Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi
một địa điểm để tổ chức trị chơi thì trị chơi cũng khơng thể diễn ra. Với loại
hình trị chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đơng nên địi
hỏi địa điểm phải có diện tích rộng, như: Kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột,…
Giải pháp 3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động:
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Chính vì
vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp
với tính chất của từng hoạt động. Trong hoạt động góc, hoạt động chiều, lúc đón
và trả trẻ, tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn những trị chơi, mang
tính nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ các trò chơi như: Chi chi chành chành, Kéo cưa
lừa xẻ, ơ ăn quan, đánh cờ,…. Với hoạt động ngồi trời: Mỗi trị chơi có một sắc
thái riêng, một quy luật riêng vì thế khi tổ chức cho trẻ chơi tơi ln dựa vào tính
chất, tác dụng của từng trị chơi dân gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi
và thời điểm. Đối với trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động,
mang tính tập thể địi hỏi phải có khơng gian rộng, nên tơi chọn tổ chức vào buổi
hoạt động ngoài trời.


5

Trong trị chơi dân gian cịn có loại trị chơi sáng tạo, trị chơi này cơ hướng
dẫn trẻ làm những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng,
xếp con trâu, con châu chấu bằng lá cây, trò chơi này giúp trẻ khéo tay phát huy

sáng kiến, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều
cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của
bài dạy. Ví dụ: Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trị chơi: ”
Bịt mắt bắt dê”, “ Mèo đuổi chuột”…
Giải pháp 4: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi:
Một ưu thế của trị chơi dân gian chính là ở chỗ tất cả trẻ đều có thể cùng chơi,
khơng bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tơi
ln khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui.
Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một
chút chứ trò chơi khơng thay đổi. Cịn trị chơi “Rồng rắn lên mây” thì thêm một
người, “cái đi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được
chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy
lò cò”,… cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như
nhau. Nếu trẻ nào chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể
phạt, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các
trẻ được nâng lên rất nhiều.
5. Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ chơi trò chơi
dân gian:
- Đối với trường mầm non tỷ lệ trẻ bán trú 100% do đó mà thời gian trẻ ở lớp
với cô giáo nhiều hơn là ở nhà với bố mẹ. Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa
phụ huynh và giáo viên được thường xuyên, có hiệu quả thì việc phối hợp với
phụ huynh là điều khơng thể thiếu trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ở gia
đình. Cha mẹ là nguồn cổ vũ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ
được vui chơi tốt hơn. Thơng qua các buổi họp phụ huynh, qua góc tun truyền,
khi phụ huynh đón trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh, cho phụ huynh biết
tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ. Hướng dẫn cho phụ huynh
hướng cho con chơi trị chơi gì, chuẩn bị cho con đồ chơi nào. Nhờ phụ huynh
dạy trẻ lời đồng dao lời nói, lời thơ của các trị chơi dân gian.…
c) Hiệu quả



6

Với những biện pháp như trên, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế trong
việc tổ chức lồng ghép vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, và đã mang
lại kết quả cao:
* Đối với trẻ:
Nội dung khảo sát

Tỉ lệ trẻ đạt

Tỉ lệ trẻ
không đạt

So với đầu
năm

0%

Tăng 58,3%

Trẻ u thích, hứng thú tham
gia trị chơi dân gian

24/24 =100%

Hiểu biết về trò chơi dân gian

20/24 =83,3 %


4/24 = 16,7% Tăng 54,1%

Trẻ tự tổ chức trò chơi dân
gian với bạn trong lớp

19/24 = 79,2%

5/24 = 20,8%

Tăng 54,2%

Tinh thần đoàn kết, ý thức tập
thể

23/24 = 95,8%

1/24 = 4,2%

Tăng 45,8%

- Đa số trẻ đều được mở rộng vốn hiểu biết của mình về các trị chơi dân gian,
các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn
nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Trò chơi dân gian cịn giúp các trẻ trong lớp tơi thêm gắn bó với nhau, nâng
cao tinh thần đồn kết và ý thức tập thể của trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Biết thêm nhiều trò chơi dân gian của nhiều vùng q khác nhau: Tổng cộng
có 52 trị chơi dân gian được tổ chức cho trẻ trong năm học.

- Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tùy theo nội dung từng trị chơi.
- Trong q trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú
tham gia của trẻ
* Đối với phụ huynh:
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi trị chơi dân gian. Trẻ về
nhà được gia đình dạy nhiều trị chơi dân gian gần gũi có ý nghĩa mang tính giáo
dục cao.
- Hỗ trợ một số nguyên vật liệu để cô trẻ cùng làm đồ chơi phục vụ các trò
chơi.


7

- Với những việc làm cụ thể và những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài.
d) Phạm vi áp dụng
Sáng kiến này được áp dụng hiệu quả tại lớp, trong Trường Mầm non Họa Mi
Thị Trấn Long Hồ và được nhân rộng tại các trường bạn trên địa bàn huyện
Long Hồ
3. Quyết định công nhận sáng kiến ở cơ sở.
Sáng kiến, giải pháp đã được Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm trường
Mầm Non Họa Mi Thị Trấn Long Hồ công nhận tại Quyết định số......
4. Tài liệu kèm theo chứng minh cho báo cáo (nếu có).
5. Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung sáng kiến của bản thân đã đạt được trong
năm học 2022-2023 nêu trên là trung thực, không sao chép hay vi phạm bản
quyền./.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Long Hồ, ngày......tháng..........năm 2023
HIỆU TRƯỞNG
Người viết sáng kiến


Văn Ngọc Thùy Anh

Nguyễn Thị Ngọc Huyền



×