Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc
sống con người ngay từ thưở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Nội dung và hình
thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau nhưng nó cùng chung một
mục đích là thỏa mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống.
Đối với trẻ Mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát
triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ
khám phá về MTXQ, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực
phán đoán, trí tưởng tượng…Trẻ Mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi như
trò chơi học tập, trò chơi đóng vai ở các góc hoạt động, trò chơi có luật, trò chơi
dân gian… Mỗi loại đều có tác dụng phát triển một mặt nhất định của trẻ. Trong đó
đó có thể nói trò chơi dân gian là một loại trò chơi không thể thiếu được trong đời
sống trẻ thơ, là hoạt động văn hóa được lưu truyền trong tự nhiên, rộng rãi trong
cộng đồng. Những trò chơi dân gian (TCDG) đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ
nhàng tạo điều kiện cho trẻ “vừa học, vừa gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có
thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ
trong tự nhiên. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích
tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ
em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi,
quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế
giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; Tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho
các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong
nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò
chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và
giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình
bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Nhắc đến tuổi thơ ai cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng và cánh diều thả
gió với những trò chơi dân gian đầy lý thú. Thế nhưng, ngày nay, các em ở một xã
hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là
một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò
chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng,
không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê với tốc độ phát triển của
công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới
ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả
lời vẫn nằm ở chính chúng ta, những nhà giáo dục. Vì thế giúp các em hiểu và tìm
về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những
nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được
coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các
hoạt động trong ngày của trẻ. Vì thế tôi chọn đề tài đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi”.
1.2 Điểm mới của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian
ở lớp 3 tuổi tại trường Mầm non; đề xuất được các biện pháp phương pháp sáng
tạo hơn cho trẻ chơi trò chơi dân gian từ đó giúp hình thành cũng cố và mở rộng
vốn tri thức của trẻ, làm thõa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài
Đề tài này được nghiên cứu lần thứ nhất ở trường tôi và để tài này được áp dụng
ở lớp Mẫu giáo 3 tuổi tôi phụ trách và bước đầu được áp dụng cho khối mẫu giáo 3
tuổi tại đơn vị.
PHẦN NỘI DUNG
Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
1.1. Thuận lợi
Trường tôi là trường trọng điểm chất lượng cao, là trường đạt chuẩn quốc gia,
luôn nằm trong các trường đi đầu trong mọi hoạt động.
Được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ
chuyên môn.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của trẻ đầy đủ, phong phú,
thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiều hoạt động.
Trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm có nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích
tham gia vào trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian. Một số trẻ biết phối hợp cùng
cô.
Bản thân tôi lớn lên ở vùng nông thôn nên cũng biết một số trò chơi dân gian
truyền miệng.
Luôn học hỏi và tìm tòi hiểu biết thêm một số trò chơi dân gian thông qua bạn
bè, trẻ, đồng nghiệp và sách báo.
Được tiếp xúc với nhiều bạn bè ở các địa phương khác nhau qua nh÷ng năm
học tập nên tôi học hỏi thêm được nhiều trò chơi khác.
Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò
chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo.
Nhiều năm dạy lớp 3-4 tuổi nên nắm rỏ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, ham
học hỏi, luôn tìm tòi những tài liệu tập san. Đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống
mạng Internet cho 100% nhóm lớp, thuận tiện cho việc tìm kiếm những trò chơi
mới trên mạng, chương trình kidsmart, qua bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ kinh
nghiệm và trong lớp luôn tạo được sự đồng thuận, thống nhất phương pháp giữa 2
giáo viên với nhau.
1.2. Khó khăn:
Ở lớp tôi phụ trách 22/25 trẻ bố mẹ làm nghề nông và là dân Công giáo nên
ít quan tâm và còn xem nhẹ việc ch¬i của con cái nên chưa tạo được sự tích cực từ
hai phía. Hơn nữa 25/25 trẻ là năm đầu tiên đến lớp nên trẻ còn rụt rè chưa mạnh
dạn để tham gia vào các hoạt động.
Giáo viên vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian có nhưng chưa
thật phong phú
Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng
tạo cao. Nhưng giáo viên vẫn chưa thật linh hoạt, sáng tạo.
Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất đơn giản,
nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư duy cao.
Thời gian hạn hẹp, vì đa số TCDG chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các hoạt động.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát không chịu tham gia vào cuộc chơi đòi hỏi tính
tập thể cao.
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến:
Nội dung
Tỉ lệ trẻ đạt
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian
10/25 =40%
Hiểu biết về trò chơi dân gian
7/25 = 28%
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian với bạn
6/25 = 24%
Phát triển thể lực
12/25 = 48%
Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể
12/25 = 48%
Các giải pháp
Trong quá trình áp dụng đề tài và trong triển khai thực hiện tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ tại trường lớp, tôi đã gặp được những thành công nhưng thất bại
không ít. Có những biện pháp tôi đưa ra áp dụng đã đem lại hiệu quả cao song
cũng có biện pháp không đem lại kết quả như mong đợi. Trên cơ sở nghiên cứu
thực hiện và thông qua áp dụng thực tiễn tôi đã rút ra được những biện pháp hữu
hiệu khi thực hiện tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi như sau:
* Biện pháp thứ nhất: Lựa chọn trß ch¬i d©n gian phù hợp với lứa tuổi và khả
năng nhận thức của trẻ.
Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng
phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân
nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên cạnh
đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi
lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi
cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ
đầu năm học giáo viên bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở nhận thức,
khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế
hoạch thực hiện.
Cụ thể như sau:
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém,
nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như:
“ Lộn cầu vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “
Dung dăng dung dẻ” “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt
bắt dê”, “đi cầu đi quán”, “Câu ếch”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Tập tập vông”, “ Thả
đĩa ba ba”, “Lộn cầu vồng”, “Oẳn tù tì”,…
* Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm
trước khi tổ chức cho trẻ chơi:
* Chuẩn bị đồ dùng:
Đồ dùng đồ chơi của TCDG cũng thật sự phong phú và mang đặc thù riêng biệt,
mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng ta không thể
thực hiện được. VD như: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, nếu thiếu tấm vãi bịt mắt thì
không thể thực hiện được, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không
thể tổ chức được…Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân
gian nào đó, giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi, cũng như
các đồ dùng trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần
thiết cho một trò chơi và tổ chức tốt được.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong
quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang
đến sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn nhịp ở trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào
cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và hồn
nhiên của trẻ. VD như: Trò chơi “ Chi chi chành chành” trẻ hát “ chi chi chành
chành- cái đanh thổi lửa – con ngựa đứt cương – ba vương ngũ đế….” Câu hát
chẳng có ý nghĩa rõ ràng thế nhưng khi thiếu đi câu hát thì trò chơi không thể diễn
ra được.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi
thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi
hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt
động ngoài trời, trò chuyện sáng. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và
tích cực tham gia vào trò chơi.
* Chuẩn bị địa điểm:
Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để tổ
chức trò chơi thì trò chơi cũng không thể diễn ra. Với loại hình trò chơi dân gian
mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa diểm phải có diện
tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, mÌo ®uæi chuét…”
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như ”
Chi chi chành chành”, ” Tập tầm vông”. Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững
cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù
hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
* Biện pháp thứ ba: Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động:
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế,
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động.
Trong hoạt động góc, hoạt động chiều, lúc đón và trả trẻ, tôi luôn tận dụng
mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn những trò chơi, mang tính nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ
các trò chơi như: Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ, ô ăn quan, đánh cờ, chơi
chài…. hoặc trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao lặp đi lặp lại một cách thoải
mái như “Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ
hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh
hay vỗ lên trời gió bay” chơi những trò chơi kết hợp với lời giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, cụ thể:
– Với HĐ ngoài trời: Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật riêng vì
thế khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn dựa vào tính chất, tác dụng của từng trò chơi
dân gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và thời điểm. Đối với trò chơi dân
gian nhằm phát triển các tố chất vận động, mang tính tập thể đòi hỏi phải có không
gian rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi hoạt động ngoài trời. Trò chơi dân gian
thực sự lôi cuốn được trẻ bời những tiềng cười nói của tất cả các bạn cùng chơi
như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò”…
Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm
nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ”, “Lộn cầu vồng”, “Chi chi
chành chành”….
Với lĩnh vực phát triển thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm
rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ
phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có
thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Tôi thay thế trò chơi vận động bằng trò chơi dân gian như kéo co, cướp cờ,
đẩy gậy, nhảy dây…
VD: Trò chơi “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải phải nhanh tay và
nhanh miệng để rút tay ra khi câu đồng dao cuối cùng được đọc lên, nếu không
nhanh ngón tay sẽ bị giữ lại, và như thế sẽ bị thua cuộc.
VD: Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc
đuôi, Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi”(đứng sau cùng) phải chạy thật
nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại
phải làm“ thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, KPKH, toán, văn học: nên
chọn những trò chơi nhằm phát triển nhận thức, ngôn ngữ; cung cấp những kĩ năng
cần thiết cho trẻ, như: Kĩ năng hoạt động theo nhóm…; Rèn luyện khả năng ghi
nhớ và tư duy cho trẻ.
VD: Đối với LQVTS§, có thể sử dụng trò chơi “nhảy cạnh” để cho trẻ vừa
nhảy qua từng cạnh vừa đếm số cạnh mà mình đã nhảy qua. Để lồng ghép củng cố
kiến thức về toán (Cao – thấp, ôn số lượng) có thể sử dụng trò chơi, Chồng nụ
chồng hoa, ô ăn quan, kẹp kè…
Với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (âm nhạc) nên chọn các trò chơi có giai điệu
và lời hát như các trò chơi: “Tập tầm vông”, “Vuốt ve vuốt vẻ”…
Trong trò chơi dân gian còn có loại trò chơi sáng tạo, trò chơi này cô hướng
dẫn trẻ làm những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng, xếp
con trâu, con châu chấu bằng lá cây, trò chơi này giúp trẻ khéo tay phát huy sáng
kiến, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.
Tôi luôn lựa chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng, đề lồng ghép, chuyển
tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác nhằm gây hứng thú cho trẻ. Ổn định lớp
tôi có thể dùng trò chơi “ Tập tầm vông” hay “ Nu na nu nống” trẻ vừa đọc lời vừa
đập vào đùi bạn luyện phát âm, tiếng cuối cùng của bài đến bạn nào thì trẻ nào thì
trẻ đó phải nói được từ có chứa yêu cầu của cô, hoặc trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
có tác dụng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng đối đáp, sự nhanh nhẹn, cuối
cùng trẻ nào cô bắt được cũng phải nói tên của đò vật, con vật theo yêu cầu của cô.
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều
cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài
dạy.
Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: ” Bịt mắt bắt
dê”, “ Mèo đuổi chuột”…
Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “ Trồng nụ
trồng hoa” …
Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò
chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ tết như: “ Kéo co”; “ Cướp cờ”;….
Riêng những trò chơi mới trẻ chưa biết thì tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ vào
các hoạt động chiều.
* Biện pháp thứ tư: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả
những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất
định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng
đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng
chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên
mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều
được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi chành
chành”, “ Nhảy lò cò”,… cũng tương tự như vậy.Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình
đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn
khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh
thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
* Biện pháp thứ năm: Phối kết hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ chơi trò
chơi dân gian
Đối với trường mầm non tỷ lệ trẻ bán trú 100% do đó mà thời gian trẻ ở lớp
với cô giáo nhiều hơn là ở nhà với bố mẹ. Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa phụ
huynh và giáo viên được thường xuyên, có hiệu quả thì việc phối hợp với phụ
huynh là điều không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình. Cha
mẹ là nguồn cổ vũ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi tốt
hơn. Thông qua các buổi họp phụ huynh, qua góc tuyên truyền, khi phụ huynh đón
trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh, cho phụ huynh biết tầm quan trọng của trò
chơi dân gian đối với trẻ. Hướng dẫn cho phụ huynh hướng cho con chơi trò chơi
gì, chuẩn bị cho con đồ chơi nào. Nhờ phụ huynh dạy trẻ lời đồng dao lời nói, lời
thơ của các trò chơi dân gian. …Đến chủ đề nào thì giáo viên lại kết hợp với phụ
huynh để sưu tầm những trò chơi mà phụ huynh biết, huy động thêm đồ dùng, đồ
chơi, phế liệu gia đình có như các loại chai nhựa, bìa, lịch cũ, các loại vỏ sò ốc…
để làm giàu thêm đồ chơi của lớp.
PHẦN KẾT LUẬN
3.1. ý nghĩa
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày mang
nhiều ý nghĩa thiết thực, nó có vị trí rất quan trọng trong đời sống vui chơi của tuổi
thơ. Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho
trẻ sớm hoàn thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin,
linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông
qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan, phát triển trí nhớ, tư
duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ… Trò chơi dân gian thực sự góp phần giáo dục trẻ
về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhận thức sâu sắc
về giá trị của trò chơi dân gian. Với những biện pháp như trên, tôi đã vận dụng vào
tình hình thực tế trong việc tổ chức lồng ghép vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo
3- 4 tuổi, và đã mang lại kết quả cao:
* Đối với trẻ
Nội dung
Tỉ lệ trẻ đạt
So với đầu năm
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian 25/25 =100%
Tăng 60%
Hiểu biết về trò chơi dân gian
20/25 = 80%
Tăng 52%
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian với bạn trong lớp
21/25 = 84%
Phát triển thể lực
24/25 = 96%
Tăng 50%
Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể
22/25 = 88%
Tăng 40%
Tăng 60%
Đa số trẻ đều được mở rộng vốn hiểu biết của mình về các trò chơi dân gian, các
phong tục truyền thống của dân tộc.
Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên
trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Một số trẻ đã tự mình nói lái lại lời một số câu trong bài đồng dao cho nhóm
chơi. Và ngoài ra san sẽ cùng cô một số trò chơi mà trẻ biết.
Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao
tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
* Đối với giáo viên:
– Biết thêm nhiều trò chơi dân gian của nhiều vùng quê khác nhau: tổng cộng có
52 trò chơi dân gian được tổ chức cho trẻ trong năm học.
– Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tùy theo nội dung từng trò chơi.
– Trong quá trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú tham
gia của trẻ
* Đối với phụ huynh:
Nhận thức rỏ tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi trò chơi dân gian.
Trẻ về nhà được gia đình dạy nhiều trò chơi dân gian gần gũi có ý nghĩa mang
tính giáo dục cao.
Hỗ trợ một số nguyên vật liệu để cô trẻ cùng làm đồ chơi phục vụ các trò chơi.
Với những việc làm cụ thể và những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài.
Bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo nói chung và cho trẻ Mẫu
giáo 3-4 nói riêng. Trước hết bản thân cô giáo phải thực sự yêu nghề mến trẻ, kiên
trì, chịu khó. Phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân
gian. Từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình, lựa chọn những trò chơi phù hợp với
thực tế, đảm bảo tính khoa học, tính cụ thể phù hợp với lớp mình phụ trách.
– Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, tập san giáo dục Mầm non, tự
học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là phải
thật hồn nhiên, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức cho trẻ chơi thì mới thu hút được trẻ
tích cực tham gia chơi.
– Giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo cho
trẻ chơi, phải sử dụng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ để giúp trẻ thích chơi.
Điều đặc biệt là phải lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng
nhận thức của trẻ.
– Cần sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ
chức cho trẻ chơi thì hiệu quả mới cao.
– Tùy theo từng hoạt động để lồng ghép tổ chức các trò chơi phù hợp với từng
hoạt động đó cho phù hợp.
– Phải làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp cùng phụ huynh để tạo điều
kiện cho trẻ được tham gia vào trò chơi mọi lúc, mọi nơi, giúp trẻ tháa mãn nhu
cầu vui chơi. Đồng thời kêu gọi sự hæ trợ mọi mặt của phụ huynh để xây dựng môi
trường vật chất.
3.2. Những kiến nghị đề xuất
Để việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường mầm non ngày một hiệu quả
hơn. Tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tạo
điều kiện hỗ trợ thêm đồ dùng trang thiết bị. Đầu tư kinh phí để xây dựng sân bải
khuôn viên sân chơi rộng rãi hơn.
Hàng năm tổ chức mở rộng bồi dưỡng chuyên đề đi sâu về tổ chức trò chơi dân
gian cho toàn bộ giáo viên được học tập, giao lưu.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuæi chơi
các trò chơi dân gian đã được thực hiện trong lớp, trong trường mầm non. Từ
những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến góp ý chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo, của Ban Giám hiệu nhà trường giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn
trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
Tôi xin chân thành kính cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT
Đinh Thị Thanh Hà