Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Địa lý du lịch 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 75 trang )

ĐỊA LÝ DU LỊCH
Câu 1: Nêu vị trí của địa lý du lịch trong hệ thống khoa học địa lý?
Xuất phát từ nguyên gốc tiếng Hi Lạp “Geographia” – địa lí được hiểu là sự mơ tả về trái
đất, trong q trình tồn tại và phát triển con người ln có mong muốn biết và hiểu về thế giới họ
đang sinh sống.
Địa lí được hiểu là ngành nghiên cứu cấu trúc và tương tác của hai hệ thống chính: Hệ thống
sinh thái và xã hội kết nối con người với nhau và với môi trường sống của họ; và hệ thống không
gian kết nối một vùng trên bề mặt trái đất với những vùng khác.
Trên thực tế, du lịch gồm việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, diễn ra tại những khơng
gian đặc biệt và vì thế nó gắn với địa lí.
Từ góc nhìn địa lí, nghiên cứu du lịch cần có hiểu biết về nơi khách đi đến và điểm du lịch.
Mối quan hệ giữa chúng, trong đó gồm tuyến đường vận chuyển, các mối quan hệ kinh doanh –
tiếp thị, và động cơ du lịch. Cụ thể khi nghiên cứu về địa lí du lịch, cần chú ý đến ba khía cạnh sau
đây: “Quy mơ khơng gian; Hệ thống lãnh thổ du lịch và thành phần địa lí và Tương tác về mặt
khơng gian giữa các thành phần trong hệ thống du lịch”.
Theo Stephen Williams, Alan A.Lew: “Địa lí du lịch là ngành khoa học nghiên cứu hệ thống
lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi
kiểu, mọi cấp. Dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu”.
Theo quan điểm của tác giả, khái niệm địa lí du lịch: Địa lí du lịch là tìm hiểu các đặc điểm
tự nhiên, văn hóa xã hội của một không gian, lãnh thổ nhất định. Tổ chức, liên kết không gian,
lãnh thổ của các đối tượng du lịch, các cơ sở phục vụ có liên quan, để khai thác những lợi thế cho
hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao.
=> Từ các quan điểm trên có thể thấy rằng: Hoạt động du lịch muốn đạt được hiệu quả kinh
tế cao, cần thiết phải có sự nghiên cứu về địa lí du lịch.
Câu 2: Trình bày và phân tích đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch?
+ Nếu đối tượng nghiên cứu của Du lịch học là hiện tượng du lịch (với tư cách là hiện tượng
xã hội cũng như với tư cách là một hoạt động kinh tế), cùng các vấn đề nảy sinh liên quan (mối
tương tác của hiện tượng du lịch với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, mơi trường tự
nhiên), thì đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch hẹp hơn.
+ Địa lí du lịch là một chuyên ngành của Du lịch học, chuyên nghiên cứu về hệ thống lãnh thổ
nhằm phát hiện quy luật phân bố và tương tác không gian giữa các thành phần của hệ thống du


lịch, phục vụ cho việc hoạch định và triển khai chiến lược khai thác không gian du lịch một cách
bền vững.
+ Đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là không gian của các phân hệ trong hệ thống du
lịch và mối tương tác khơng gian đó, bao gồm tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch…
Câu 3: Trình bày nhiệm vụ của địa lý du lịch?
- Nghiên cứu tổng hợp mọi tài nguyên du lịch, sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và hướng
1


xác định khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên này.
- Nghiên cứu nhu cầu du lịch tùy thuộc vào đặc điểm xã hội - nhân khẩu của dân cư và sự
phân hóa của nó theo lãnh thổ.
- Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của các vùng du lịch. Cụ thể:
+ Cấu trúc sản xuất - kĩ thuật của các vùng du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu và tài nguyên
du lịch.
+ Các mối liên hệ nội vùng (ngoại vùng) và liên vùng (quốc gia).
+ Hệ thống tổ chức quản lí các vùng du lịch nhằm khai thác hiệu quả những khác biệt theo
lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và sự phân công lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch.
Câu 4: Trình bày các phương pháp nghiên cứu của địa lý du lịch?
+ Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch: Phần lớn các số liệu được thu thập theo
đơn vị hành chính, vì vậy cũng giống như phân vùng các ngành kinh tế khác, ranh giới các vùng
du lịch được xác định theo ranh giới hành chính.
+ Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại
và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong
một hệ thốngvới nhau và với môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp
và khác cấp, giữa hệ thống lãnh thổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội.
+ Phương pháp nghiên cứu thực địa và thu thập tài liệu: Là nghiên cứu địa lý truyền thống
để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn nhằm nhận được các thông
tin xác thực, cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu làm cơ sở cho các phương pháp khác.

+ Phương pháp bản đồ: Thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không
gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hoá; biểu đạt kết quả
nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng tổ chức quy hoạch lãnh
thổ như những đặc điểm phân bố không gian và khối lượng của nguồn tài nguyên, các lượng khách,
cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, các thuộc tính của hệ thống lãnh thổ du
lịch. Phương pháp này cịn dùng để thu thập nguồn thơng tin và vạch ra tính quy luật hoạt động
của các hệ thống lãnh thổ du lịch.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du
lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia, các thành viên
tham gia vào quá trình tổ chức, quy hoạch lãnh thổ du lịch. Trong quy hoạch, tổ chức lãnh thổ du
lịch, phương pháp này thường được sử dụng để điều tra, phân tích thị trường như: sở thích, nhu
cầu tiêu dùng, mức chi tiêu của khách, sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất
lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, thái độ, nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo
vệ tài nguyên môi trường du lịch, cũng như các vấn đề phát triển du lịch mà các quá trình tổ chức
lãnh thổ du lịch thực hiện, mức sống của cộng đồng địa phương nơi tiến hành tổ chức, quy hoạch
du lịch, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của các cơ quan, các cấp chính quyền.
+ Phương pháp cân đối: Là tồn bộ các phương pháp tính tốn để phân tích, dự báo các mục
tiêu sẽ được thực hiện của hệ thống lãnh thổ du lịch, có tính đến tổng hợp các yếu tố. Phương pháp
này còn dùng để tính tốn cân đối thu nhập của du lịch và chi phí cho du lịch, xác định diện tích
2


cần thiết cho lãnh thổ, tài nguyên, lao động…
+ Phương pháp phân tích tốn học và mơ hình hóa: Là định hướng, thống kê các đối tượng
tổ chức lãnh thổ, phân tích tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố
hệ thống lãnh thổ du lịch và sự tác động qua lại giữa chúng, đánh giá số lượng và chất lượng của
các yếu tố, có được những nhận định về định tính của các yếu tố đúng đắn, mang tính khách quan.
Câu 5: Trình bày quan niệm và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ du lịch? Tổ chức lãnh
thổ du lịch ở Việt Nam?
- Quan niệm và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ du lịch:

Tổ chức lãnh thổ du lịch được xem là một nghệ thuật sắp xếp, bố trí các đối tượng du lịch
trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được các hiệu quả khai thác lãnh thổ tối ưu. Trong nghiên
cứu Địa lí du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu,
bởi vì khơng thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động du lịch nếu khơng xét khía cạnh lãnh
thổ của nó.
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du
lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu hóa các nguồn tài nguyên du lịch
(tự nhiên, nhân văn), cơ sở hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, văn
hóa, mơi trường) cao nhất.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch hiệu quả sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh của
lãnh thổ du lịch đó. Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của một lãnh thổ tạo ra lợi thế kinh
tế nhờ quy mô, giúp giảm giá thành sản phầm, tăng cường liên kết, chia sẻ thơng tin và các nguồn
lực khác. Điều đó góp phần làm phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, tạo việc làm
và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong quản lí kinh doanh du lịch
trên địa bàn địa phương. Với mục tiêu tổ chức để gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
so với các lãnh thổ khác, các cơ quan quản lí du lịch phải thường xuyên đổi mới quy trình quản lí
nhằm nâng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Trước sức ép cạnh tranh, cần phải luôn đổi mới trong
các loại hình tổ chức du lịch, phối hợp tạo ra các sản phẩm du lịch mới, ngày càng đặc sắc hơn.
Sức ép cạnh tranh do khách hàng muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong tổ chức hoạt
động du lịch cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.
Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lí là cơ sở để bảo vệ, duy trì và khai thác hiêu quả các nguồn
tài nguyên trên lãnh thổ đó. Việc sắp xếp, bố trí các hoạt động du lịch tối ưu gắn với điều kiện cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và nguồn tài ngun góp phần giảm thiểu chi phí cũng như tác
động có hại từ các hoạt động khơng mong muốn, đồng thời dễ dàng tìm ra nguyên nhân tác động
đến tài nguyên và sản phẩm du lịch để từ đó có các phương án bảo vệ và phát triển hợp lí.
- Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam:
Khi nghiên cứu phân vùng du lịch, dù là phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế
tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị. Không thể phân vùng nếu chúng ta thiếu
hệ thống phân vị.

Việt Nam đã sử dụng Hệ thống phân vị theo 5 cấp từ thấp đến cao như sau: Điểm du lịch,
3


Trung tâm du lịch, Tiểu vùng du lịch, Á vùng du lịch và Vùng du lịch.
Câu 6: Trình bày và phân tích các cấp độ trong tổ chức khơng gian du lịch?
Như đã trình bày, hệ thống phân vị có 5 cấp bậc, dc miêu tả chi tiết trong bảng sau:
STT

Các cấp độ trong
tổ chức lãnh thổ
du lịch Việt Nam

Miêu tả
+ Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị.
+ Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mơ nhỏ. Tuy nhiên điểm
du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong khơng gian. Sự
chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch là tương đối lớn, ví
dụ điểm du lịch VQG Cúc Phương với điểm du lịch Văn Miếu
Quốc Tử Giám…
+ Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự
nhiên, văn hoá – lịch sử hoặc kinh tế – xã hội ) hoặc một loại cơng
trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mơ nhỏ.

1

Điểm du lịch

Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài
nguyên và điểm chức năng.

+ Thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (khơng q 1-2
ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp
ngoại lệ (điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ
quan…).
+ Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong từng
trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á
vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc cũng có thể là tuyến liên vùng
(giữa các vùng).
+ Đây là một cấp hết sức quan trọng. Trong đó có sự kết hợp lãnh
thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ,
trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác,
mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc. Mặt khác,

2

Trung tâm du lịch

trung tâm du lịch gồm các điểm du lịch chức năng được đặc trưng
bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế – kỹ thuật và tổ chức. Nó
có khả năng và sức thu hút khách du lịch rất lớn.
+ Nguồn tài nguyên du lịch tương đói tập trung và được khai thác
một cách cao độ. Có thể nguồn tài ngun khơng thật đa dạng (về
loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả
năng lơi cuốn khách du lịch.
+ Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong
phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thới gian dài.
+ Có khả năng tạo vùng rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là
4



một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du
lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành
và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân
cận vào phạm vi tác động của vùng.
+ Có quy mơ nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du
lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về
độ lớn, trung tâm du lịch có thể diện tích tương ứng với một tỉnh.
- Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị.
- Đó là sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng,
trung tâm, điểm du lịch có những đặc trưng riêng biệt về số lượng
và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một hệ thống
thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn,
xã hội… bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh
tế – xã hội xung quanh với chun mơn hố nhất định trong lĩnh
vực du lịch.
- Nói tới vùng du lịch, khơng thể khơng đề cập tới chun mơn
hố. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn
với các vùng kia.
- Ở nước ta, tính chun mơn hố của các vùng du lịch đang trong
quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chun mơn hố gì và

3

Vùng du lịch

xu hướng phát triển như thế nào thì cần phải nghiên cứu.
- Các mối liên hệ nội và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài
nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của vùng.
- Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao
gồm nhiều tỉnh. Nếu hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó cịn bao

chiếm cả các khu vực khu vực khơng du lịch (điểm dân cư, các
khu vực khơng có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối quan
hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch).
- Có 2 loại vùng du lịch:
+ Vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng).
+ Vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế).
Ở nước ta có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch
đang hình thành. Song trên thực tế bình diện vùng du lịch, chúng
ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt
Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan niệm này hồn tồn
phù hợp với thực tế hoạt động du lịch đang diễn ra trên thực tế ở
nước ta.

4

Tiểu vùng du lịch

- Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và
các trung tâm du lịch (nếu có). Vì quy mô, tiểu vùng du lịch bao
5


trùm lãnh thổ một vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa
các tiểu vùng khá lớn.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về
số lượng, đa dạng về chủng loại.
- Trong thực tế ở nước ta có hai loại tiểu vùng du lịch, cụ thể là:
+ Tiểu vùng đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng thực tế).
+ Tiểu vùng đang hình thành (tiểu vùng tiềm năng).
Giữa 2 loại tiểu vùng du lịch trên có sự chênh lệch đáng kể về

trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài
nguyên và được khai thác mạnh mẽ. Loại thứ hai có thể có tài
nguyên, song do những lý do nhất định, tiềm năng chưa có điều
kiện trở thành hiện thực.
+ Á vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch, trung tâm (nếu có)
và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với các mức độ
tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn các thông số

5

Á vùng du lịch

hđ và lãnh thổ rộng lớn.
+ Xét về mối quan hệ dân cư – quần cư và cung cấp những nhu
cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng bao gồm cả những địa
phương khơng có các điểm tài ngun du lịch. Các mối liên quan
bên trong lãnh thổ đa dạng hơn.
+ Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng
mực nhất định, chun mơn hố đã bắt đầu được thể hiện, mặc
dù chưa đậm nét.
+ Sự hình thành và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hố lãnh
thổ chưa dẫn đến hình thành á vùng. Trong trường hợp đó, hệ
thống phân vị thực sự chỉ có 4 cấp: Điểm – Trung tâm – Tiểu
vùng – Vùng du lịch.

Câu 7: Trình bày và phân tích mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch theo vùng theo
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030?
- Quan điểm phát triển du lịch theo vùng địa lý:
Sản phẩm du lịch đặc trưng là những sản phẩm được xây dựng dựa trên giá trị đặc sắc, độc

đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh
thổ/ điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/sự mong đợi của du
khách mà còn tạo được ấn tượng bới tính độc đáo và sáng tạo.
Việc xác định tính đặc trưng của từng vùng miền là vơ cùng quan trọng trong thu hút du khách
đến tham quan, du lịch. Có như vậy mới có thể tạo ra được một bức tranh du lịch hài hòa, hấp dẫn
theo nguyên tắc vùng miền, các tỉnh có sản phẩm du lịch khác nhau liên kết lại để góp phần gia
tăng chuỗi giá trị sản phẩm du lịch Việt Nam. Ngoài ra, kết quả công tác phân vùng sẽ là căn cứ
6


quan trọng trong việc quy hoạch du lịch, hoạch định chiến lược khai thác không gian.
- Mục tiêu phát triển du lịch theo vùng địa lý:
+ Gắn với phân vùng kinh tế, với các hành lang kinh tế quan trọng: Hoạt động du lịch là một
phần của hoạt động kinh tế, các định hướng phát triển kinh tế vùng sẽ là định hướng chung cho
phát triển du lịch vùng.
+ Lấy đặc điểm tài nguyên du lịch làm yếu tố cơ bản để tạo vùng: Khai thác đặc điểm tài
nguyên để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng. Các địa phương trong một
vùng phải có đặc điểm tài nguyên tương đối giống nhau và phân biệt so với vùng khác.
+ Có mối liên hệ thuận tiện ở mức độ nhất định về giao thông để liên kết du lịch các địa
phương trong vùng.
+ Có khả năng phát triển du lịch theo cùng một cơ chế. Các địa phương trong một vùng có
cùng cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Câu 8: Trình bày những căn cứ phát triển du lịch theo vùng theo Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030?
+ Sự phân bố và các đặc điểm của tài nguyên du lịch theo lãnh thổ. Khai thác các đặc thù về
tài nguyên để phát triển các sản phẩm theo vùng.
+ Phát triển được mỗi vùng ít nhất có một sản phẩm đặc trưng. Liên kết vùng để phát triển
các sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao.
+ Hệ thống hạ tầng - kỹ thuật, hệ thống đô thị và đặc biệt là hệ thống cửa khẩu, sân bay quốc
tế, hệ thống cảng biển…

+ Tổ chức các vùng kinh tế, văn hóa, địa lý, khí hậu sinh thái…Việt Nam.
+ Định hướng phát triển du lịch Việt Nam theo vùng của Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Dựa trên thực tế phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua và nhu cầu phát triển du lịch
những năm tiếp theo. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và các căn cứ phát triển vùng, tổ chức không
gian lãnh thổ du lịch Việt Nam được tổ chức thành 7 vùng du lịch như sau:
+ Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ (14 tỉnh)
+ Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (11 tỉnh, thành phố)
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (6 tỉnh)
+ Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh, thành phố)
+ Vùng du lịch Tây Nguyên (5 tỉnh)
+ Vùng du lịch Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố)
+ Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) (13 tỉnh, thành phố)
Câu 9: Trình bày khái quát về vị trí địa lý, diện tích biên giới của Việt Nam?
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông
Nam Á, rìa phía đơng của bán đảo Đơng Dương; phía Bắc giáp Trung Quốc, phí Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đơng Nam giáp biển Đơng, phía Tây Nam giáp với Vịnh Thái Lan
Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ Bắc tới Nam (theo
đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng
7


Bình) với chưa đầy 50 km.
Đường bờ biển dài 3.260 km khơng kể các đảo. Ngồi vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12
hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối
cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
Việt Nam đang dần trở thành quốc gia du lịch, nơi có cảnh đẹp đầy nắng ấm và gió biển, nằm
ở rìa đơng bán đảo Đơng Dương. Khí hậu vùng nhiệt đối ẩm gió mùa, quanh năm cây cối xanh tươi
cùng bề dày lịch sử hàng ngàn năm, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tất cả những giá trị về tự nhiên và nhân văn đó đã và đang tạo cho mảnh đất này tiềm năng
to lớn để phát triển du lịch. Điều này được thể hiện ở Quyết định 201/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết TW 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày
16 tháng 01 năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 10: Trình bày khái quát về phạm vi lãnh thổ của Việt Nam?
Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, có diện tích 329.600 km2 đất liền, gần
700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo. Phạm vi lãnh thổ nước ta là một khối thống
nhất và toàn vẹn bao gồm 3 bộ phận: Vùng đất, vùng biển, và vùng trời
* Vùng đất:
+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta.
+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi, trong đó đường
biên giới chung với: Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km); Phía Tây giáp Lào (gần
2100km) và Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).
+ Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống
núi, đường chia nước, khe, sông, suối… Giao thông với các nước thông qua nhiều cửa khẩu tương
đối thuận lợi.
* Vùng biển:
Diện tích khoảng 1 triệu km2. Đường bờ biển dài 3260 km chạy theo hình chữ S từ thành phố
Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Có đến 28/63 tỉnh và thành
phố giáp với biển.
Các bộ phận hợp thành vùng biển gồm:
+ Vùng nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở (Nối các đảo
ngoài cùng gọi là đương cơ sở).
+ Lãnh hải: vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở 12 hải lí.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ
quyền các nước ven biển (bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm sốt thuế quan, các quy định về y tế,
mơi trường, nhập cư …) vùng này cách lãnh hải 12 hải lí (cách đường cơ sở 24 hải lí).
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng
vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyển, máy bay của nước ngoài vẫn

đi lại theo Cơng ước quốc tế về đi lại. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
8


+ Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục
địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngồi của lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa.
Nhà nước ta có tồn quyền thăm dị, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở
thềm lục địa Việt Nam.
+ Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ
và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hồng Sa.
* Vùng trời:
Khoảng khơng gian, khơng giới hạn bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền được xác
định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngồi lãnh hải và khơng gian của các đảo.
Câu 11: Vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên Việt Nam?
Vị trí địa lí

Ảnh hưởng

+ Quy định thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm
gió mùa
+ Phía Đơng Nam của châu Á.
+ Tài ngun khống sản đa dạng
+ Rìa phía Đơng của bán đảo Đơng Dương
+ Tài nguyên sinh vật rất phong phú
+ Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm cực)
+ Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các vùng tự
+ Kề vành đai sinh khống Thái Bình
nhiên khác nhau
Dương và Địa Trung Hải.
+ Nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới: bão,

lũ lụt, hạn hán…
* Kết luận:
+ Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á,
làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
+ Nằm ở nơi gặp gỡ của các luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng động – thực vật.
+ Nằm trên vành đai sinh khống châu Á - Thái Bình Dương nên có nhiều tài ngun khống
sản, là điều kiện để phát triển ngành cơng nghiệp...
+ Có sự phân hố đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
+ Khó khăn: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…
Câu 12: Vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Thuận lợi

Khó khăn

+ Lãnh thổ Việt Nam gồm 2 bộ phận: Đất liền với diện
tích 3,300 km2, hình chữ S và Biển rộng 1 triệu km2
=> thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển
+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên
nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại
dương liền kề với vành đai sinh khống Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư

+ Nước ta cũng nằm trong vùng có
nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...
thường xuyên
+ Đường biên giới dài, vùng biển rộng
lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết
sức quan trọng

+ Đất nước kéo dài theo hướng Nam –
Bắc làm giao thông xuyên Việt tốn
9


của nhiều lồi động thực vật nên có nhiều tài ngun kém, khó khăn trong điều hành quản lý
khống sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa
dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau
giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng
bằng, ven biển, hải đảo.
+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng
không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho
nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên
thế giới.

kinh tế xã hội
+ Nằm ở vùng kinh tế năng động, đang
phát triển nên phải cạnh tranh tích cực
với nhiều quốc gia trong khu vực
ASEAN và thế giới – vừa là cơ hội và
thách thức cho nước ta

+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho
các nước Lào, Campuchia, Đông bắc Thái Lan và khu
vực Tây Nam Trung Quốc.
+ Vị trí địa lý thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng
lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư

của nước ngoài.
+ Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung
sống hịa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với
các nước, đặc biệt là các nước láng giềng và các nước
trong khu vực ASEAN, châu Á.
Câu 13: Vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển du lịch ở Việt Nam?
Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, thiên nhiên trù phú, bốn mùa xanh tốt khác hẳn các nước cùng vĩ độ như ở Bắc Phi
hay Tây Nam Á, là điều kiện lí tưởng để phát triển đa dạng các hoạt động du lịch thiên nhiên nhiệt
đới ẩm gió mùa kết hợp với hình dáng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đã làm cho cảnh quan thiên
nhiên của nước ta có sự phân hóa đa dạng, từ đó dẫn đến sự đa dạng trong các cảnh quan du lịch
theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây. Nếu như sự phân hóa theo chiều Bắc Nam thể hiện rõ qua
sự phân hóa trong thời vụ du lịch giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam, thì sự phân hóa theo
chiều Đơng – Tây thể hiện rõ qua sự thay đổi các cảnh quan từ vùng biển đến vùng đồng bằng và
vùng núi cao có phong cảnh đẹp Địa hình đa dạng, vị trí địa lí tạo cho cảnh sắc thiên nhiên nước
ta thay đổi hết sức kỳ thú: từ một Sapa giống như ở miền ôn đới mát mẻ đến ven biển duyên hải
miền Trung cát trắng, Phú Quốc sóng xanh, nắng vàng… làm nên sức dấp dẫn lạ kỳ với khách
trong và ngoài nước.
Việt Nam nằm ở gần nơi giao thoa các luồng di cư thực vật và động vật thuộc các khu hệ
Himalaya, Malaixia – Indonesia và Ấn Độ - Myanmar. Những luồng di cư đã làm phong phú thêm
các hệ động – thực vật ở nước ta bên cạnh các loài đặc hữu. Sự phong phú này chính là nền tảng
để nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái, một loại hình
10


gắn với tự nhiên.
Câu 14: Nêu và phân tích các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam?
+ Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm: Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam;
Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là mơi trường khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều.

+ Việt Nam là một nước ven biển: Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng
cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
+ Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi: Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi; Địa hình đa
dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên; Cảnh quan đồi núi thay đổi nhanh chóng theo
quy luật đai cao: từ nhiệt đới, cận nhiệt đến ôn đới núi cao => phát triển đa dạng các loại cây trồng
và du lịch nghỉ dưỡng; Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)
+ Thiên nhiên nước ta có sự phân hố đa dạng, phức tạp: Sự phối hợp của các thành phần
tự nhiên nước ta đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên; Thiên
nhiên có sự phân hố từ: Đơng sang Tây, thấp đến cao, Bắc xuống Nam => Tạo điều kiện thuận
lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội; Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất
chung thống nhất vừa có sự phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.
Câu 15: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch trung du
và miền núi Bắc bộ?
- Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của miền Bắc
nước ta, gồm 14 tỉnh: Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn. Diện tích 95.338,8
km2 chiếm 28,8% diện tích cả nước
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chuyển tiếp từ các tỉnh duyên hải vào
lục địa, từ đồng bằng lên trung du, miền núi với sự kết nối của các tuyến giao thông huyết mạch
như quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4, quốc lộ 6; là điểm khởi đầu của tuyến đường Hồ
Chí Minh, tuyến xuyên Việt ở phía Tây nước ta, và là một phần của tuyến du lịch dọc biên giới
Việt Trung.
Ở phía Đơng và Đơng Nam tiếp giáp vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc, vùng du lịch Bắc Trung Bộ; phía Tây tiếp giáp nước bạn Lào; phía Bắc tiếp giáp với Trung
Quốc. Khoảng cách của vùng đến hai trung tâm du lịch Hà Nội và thành phố Hạ Long – hai đỉnh
tam giác phát triển du lịch nói riêng và tam giác phát triển kinh tế nói chung ở miền Bắc là tương
đối gần, tạo thuận lợi trong việc giao lưu và kết nối tuyến du lịch của các tỉnh đồng bằng với các
quốc gia láng giềng, đặc biệt kết nối với Trung Quốc (tỉnh Vân Nam, Quảng Tây).
Vùng có diện tích lớn, gần bằng 1/3 so với diện tích cả nước và đặc biệt có sự phân hóa khá

rõ rệt về mặt tự nhiên cũng như văn hóa. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được phân thành hai
tiểu vùng:
+ Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang.
11


+ Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ.
- Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, cả tài
nguyên tự nhiên lẫn nhân văn, là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
+ Đặc điểm thiên nhiên:
Thiên nhiên của vùng đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái cảnh quan nhiệt đới
gió mùa ẩm. Địa hình của vùng cũng rất đa dạng, núi và cao nguyên chiếm ¾ lãnh thổ. Nổi bật là
hệ sinh thái núi cao gắn với dãy Hồng Liên Sơn phía Tây Bắc, hang động gắn với hệ sinh thái
Karst ở Đông Bắc và Hệ sinh thái vùng trung du khu vực trung tâm.
Tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa của vùng nói chung thuận lợi cho hoạt động du lịch. Tuy
nhiên, cần lưu ý tính phân mùa của khí hậu nơi đây. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Tây
Nam và Đơng Nam tạo thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều; cùng với ảnh hưởng của các cơn dông, bão
nhiệt đới. Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, gây nguy hiểm cho du khách và hoạt động du lịch.
Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với những đợt gió mùa đơng bắc tương đối lạnh và khơ
thời kì đầu, lạnh và ẩm thời kì cuối mùa, cùng với địa hình núi cao và trung du làm cho vùng có khí
hậu lạnh nhất trong cả nước. Đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, khu vực
địa hình núi cao có sương muối, băng giá, tuyết rơi. Hiện tượng thời tiết kì thú đối với khách du
lịch, tuy nhiên đây cũng lại là kiểu thời tiết cực đoan gây hại cho ngành nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi). Cảnh báo sương mù, cùng đại hình đồi núi, đường trơn trượt, đi lại gây nguy hiểm cho
các phương tiện giao thông đường bộ.
+ Đặc điểm văn hóa – xã hội:
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được biết đến từ lâu như một vùng phên dậu của đất nước

qua các thời kì lịch sử, là vùng có vị trí quan trọng, vùng đất địa đầu trấn giữ biên cương phía Bắc
của Tổ quốc. Trải dài qua nhiều miền địa hình khác nhau tạo nên các nét đặc sắc, đa dạng về văn
hóa các dân tộc thiểu số và phong phú về cảnh sắc thiên nhiên của một miền rừng núi và trung du.
Nếu như người Kinh, người Hoa, người Bố Y, người Dao, Người Giáy, người Khơ Mú, người
La Chỉ, người Lô Lô, người H’mông, người Phú Lá sinh sống đều ở cả hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc tùy theo mức độ khác nhau. Thì người Tày, người Nùng, người Cờ Lao, người Ngái,
người Pà Thẻn, người Sán Dì, người Pu Péo, người Sán Chay họ lại tập trung ở khu vực Đông Bắc.
Người Thái, người Mường, người Hà Nhì, người Lào… thì tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc.
* Văn hóa Tày – Nùng có vai trò quan trọng trọng trong cộng đồng tộc người ở Đơng Bắc
* Văn hóa Thái – Mướng có vai trò quan trọng trong cộng đồng các tộc người ở Tây Bắc
* Văn hóa người Mơng – Dao; người Hà Nhì; người Lơ Lơ tập trung chủ yếu ở các nơi có địa
hình rẻo cao (đỉnh núi).
Tương ứng với đó là các phong túc tập quán, lễ hội truyền thống, ẩm thực, làng nghề của
cộng đồng các dân tộc. Đây chính là những sức hút hấp dẫn du khách đến với vùng.
Câu 16: Trình bày hệ thống giao thơng và các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du
lịch trung du và miền núi Bắc bộ?
12


- Hệ thống giao thông:
+ Hạ tầng giao thông đường bộ:
Về giao thông đường bộ vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có các quốc lộ kết nối
thủ đô Hà Nội với Lào, Trung Quốc và kết nối khu vực phía Đơng và Tây của vùng, bao gồm các
tuyến đường giao thơng chính là: Quốc lộ 1 (1A và 1B), 2, 3, quốc lộ 4 (4A, 4B, 4C, 4D, 4E), 6,
32, 37, 70, 279, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh…
Đường đèo

Tuyến đường

Vị trí thuộc tỉnh – kết nối


Quốc lộ 6

Huyện Mai Châu - Hịa Bình, kết nối thành phố Hịa Bình đi
Mộc Châu – Sơn La

Đèo Thung Khe
Đèo Pha Đin

Ranh giới tự nhiên, kết nối Sơn La – Lai Châu

Đèo Ô Quy Hồ

Quốc lộ 4D

Kết nối Lào Cai – Lai Châu, đô thị du lịch Sapa

Đèo Khau Phạ

Quốc lộ 32

Ranh giới kết nối huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải (Yên Bái)

Đèo Mã Pí Lèng

Quốc lộ 4C

Kết nối huyện Đồng Văn – Mèo Vạc (Hà Giang)

Đèo Mẻ Pia


Quốc lộ 4A

Đèo 14 tầng (khúc cua) tại huyện Bảo Lạc – Cao Bằng

Đèo Mã Phục

Quốc lộ 3

Kết nối thành phố Cao Bằng đi cửa khẩu Trà Linh; đi huyện
thác Bản Giốc – huyện Trùng Khánh

Bảng: Các đường đèo hấp dẫn khách du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Hạ tầng giao thơng đường hàng khơng:
Cảng hàng khơng/ sân bay

Vị trí thuộc tỉnh

Đặc điểm

Mường Thanh/ Điện Biên

Điện Biên

Sân bay nội địa (đã có)

Sapa

Lào Cai


Đã khởi cơng xây dựng

Bảng: Các cảng hàng khơng/sân bay vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
Do đặc thù bởi địa hình trung du và núi cao, vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có
hệ thống hạ tầng đường hàng khơng kém phát triển nhất cả nước, cả vùng chỉ có duy nhất một sân
bay, cảng hàng không Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đang được sử dung, khai thác với mục đích
dân dụng - thương mại, du lịch. Tuy nhiên, trong quy hoạch dự kiến sẽ có thêm sân bay Nà Sản
(Sơn La), sân bay Lai Châu, sân bay Sapa (Lào Cai), sân bay Cao Bằng, trong tương lai sẽ được
triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Hiện tại, sân bay Điện Biên Phủ đang được Công ty Bay Dịch vụ Hàng không Việt Nam, có
tên gọi tắt là VASCO khai thác, thực hiện ngày 2 chuyến Hà Nội - Điện Biên và Điện Biên - Hà
Nội bằng loại máy bay ATR 72-500, một số ngày đặc biệt có thể tăng lên 4 chuyến trên ngày và
có khả năng đáp ứng mỗi ngày 4 chuyến bay, hạ cánh một giờ cao điểm. Ngoài chặng bay nội địa
cịn có nhiều đường bay quốc tế đến Điện Biên như Luông pha băng – Điện Biên; Bangkok - Điện
Biên, Bắc Kinh - Điện Biên, Singapore – Điện Biên, Tokyo – Điện Biên…
+ Hạ tầng giao thông đường sắt:
Tại vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện đang có 3 tuyến đường sắt chính phục
13


vụ hoạt động vận chuyển hành khách nói chung cũng như hoạt động du lịch của vùng. Ngoài ra,
tuyến đường sắt liên vân quốc tế Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần tích cực trong việc giao lưu
kinh tế, văn hóa, đặc biệt trong việc trao đổi khách du lịch giữa hai nước. Cụ thể các tuyến đường
sắt là: Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) và
Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên – Quán Triều.
+ Hạ tầng giao thông đường thủy:
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi khởi nguồn của những con sông lớn chảy
vào lãnh thổ Việt Nam. Tiểu vùng Tây Bắc với 2 con sông lớn chảy qua là sơng Đà và sơng Hồng,
xun suốt q trình lịch sử cũng như đi vào thơ ca – văn học. Tiểu vùng Đơng Bắc có nhiều sơng
chảy qua, trong đó có các sông lớn là sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng);

sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sơng Thái Bình), giao thơng đường thủy
nội địa chủ yếu vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa.
- Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
Những yếu tố thuận lợi trong phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Địa hình,
khí hậu độc đáo, thiên nhiên thuần khiết hoang sơ, núi non trùng điệp đã tạo ra những cảnh quan
tuyệt đẹp và hệ sinh thái hết sức phong phú cho vùng miền núi Bắc Bộ. Bên cạnh đó là sự đa dạng
và hấp dẫn của cuộc sống đầy sắc màu truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đó chính là những
yếu tố tạo nên tính đặc thù cao của du lịch vùng miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trên cả
nước mà có thể được định hướng phát triển theo các dòng sản phẩm đặc thù với thứ tự ưu tiên:
+ Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi, hang động
+ Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần.
+ Chinh phục thiên nhiên, thể thao, khám phá.
+ Du lịch biên giới gắn với thương mại, kinh tế cửa khẩu.
Các định hướng chi tiết như sau:
* Du lịch chinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm:
+ Đi bộ, leo núi: Trải nghiệm đi bộ theo các cung đường, thưởng ngoạn cảnh quan, leo núi
dã ngoại là hoạt động có thể tổ chức tại nhiều tỉnh vùng miền núi phía Bắc phục vụ nhóm khách
có mục đích vận động, khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thưởng ngoạn khí hậu trong lành và
có thể kết hợp lưu trú tại nhà dân.
Ở Lào Cai, nhiều tuyến đường có thể tổ chức như: dọc thung lũng Mường Hoa, hay xuống
bản Tả Phìn (Sapa); đi bộ theo các tuyến: Bắc Hà - Lầu Thí Ngài - Tả Văn Chư - Hồng Thu Phố
- Cốc Ly - Sông Chảy - Trung Đô (Bắc Hà). Các tuyến đi bộ quan trọng khác ở Lào Cai là tuyến
Bát Xát: Lào Cai - Tả Phìn - Bát Xát - Mường Hum - Lào Cai; Si Ma Cai - Bắc Hà - Cán Cấu Sín Chéng - Quan Thần Sán - Tả Van Chư - Bắc Hà.
Ở Điện Biên, tuyến đi bộ leo núi phù hợp là tuyến Điện Biên Phủ - Mường Chà - Mường
Nhé – A Pa Chải - Cột mốc số 0. Ở Sơn La, tuyến từ bản Hồng Ngài - huyện Bắc Yên.
Ở Cao Bằng các tuyến đi bộ Hang Pắc Bó - suối Lê Nin, thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao.
Ngoài ra, tại nhiều địa phương khác cũng có các địa điểm thích hợp để tổ chức loại hình này.
+ Trải nghiệm, thử thách bản thân (chinh phục các cung đường đèo, đỉnh núi): Địa hình
14



hiểm trở và đa dạng của vùng miền núi phía Bắc đó là những đỉnh: Fansipan, đỉnh Tây Cơn Lĩnh,
Bạch Mộc Lương Tử..., là những đường đèo ngoạn mục như Mã Pì Lèng, đèo Pha đin, đèo Khâu
Phạ… Đặc biệt, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất tồn cầu với hệ
thống núi đá vơi và những dạng địa hình đầy hiểm trở ln thu hút những khách du lịch có lịng
can đảm, muốn khám phá, trải nghiệm.
Các sản phẩm nhóm này gồm trải nghiệm cung đường quốc lộ 4D đi qua Lai Châu; các cung
đường Hà Giang, đường QL6 cũ qua Hịa Bình - Sơn La); trải nghiệm, chinh phục các đường đèo
đẹp của Việt Nam (bằng xe máy và ơ tơ theo hình thức đi phượt) như: Mã Pì Lèng, dốc Chín
Khoanh, Cua M (Hà Giang); đèo Pha Đin cũ (Lai Châu); đèo Khâu Phạ (Yên Bái); đèo Ô Quy
Hồ (Lào Cai); chinh phục các đỉnh núi cao như: đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta
Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà
Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La); chinh phục các điểm "cực của Tổ quốc" (cột cờ Lũng Cú, điểm
Cột mốc số 0 A Pa Chải, Cột mốc số 92, Lũng Pô - Y Tý, Bát Xát); thể thao mạo hiểm (lượn dù,
vượt thác) (tổ chức hoạt động dù lượn ở: Chí Đạo, Lạc Sơn (Hịa Bình); Chiềng Hặc, n Châu
(Sơn La); Cao Phạ, Mù Căng Chải (Yên Bái); Ô Quý Hồ, Sa Pa (Lào Cai); Mia Xu, Mèo Vạc (Hà
Giang); hoạt động bơi thuyền ngược sông Nho Quế, Mèo Vạc (Hà Giang).
* Du lịch tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số:
Vùng miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc giàu bản sắc văn hóa. Cuộc
sống sinh hoạt, tập tục, truyền thống canh tác, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc của các dân tộc nhiều nơi
được gìn giữ nguyên vẹn là sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
+ Tham quan, tìm hiểu bản làng dân tộc thiểu số: Các hoạt động trải nghiệm cuộc sống cộng
đồng các dân tộc thiểu số được tổ chức cả ở các vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long,
tuy nhiên nét đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc có sức hút riêng biệt, có tính đặc thù cao.
Sản phẩm được tổ chức cho khách tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cùng cuộc sống của cộng
đồng, ngủ tại nhà dân, lên nương, làm bếp, dệt vải cùng dân.
Các hoạt động du lịch mang tính chất du lịch cộng đồng, đặc điểm trải nghiệm của mỗi sản
phẩm lại khác nhau phụ thuộc vào bản làng và dân tộc cụ thể ở từng địa phương. Tham gia các
phiên chợ, lễ hội vùng cao: tham quan tìm hiểu, tham gia các hoạt động lễ hội, mua sắm. Nhiều
địa phương có những hoạt động tiêu biểu mang tính đặc thù cao có sức hấp dẫn đối với du khách,

đó là: Lào Cai (Tết Nhảy của người Dao đỏ, Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Lễ hội xuống đồng
của người Giáy, chợ phiên Cốc Ly, chợ Bắc Hà, chợ Cán Cấu Si Ma Cai, đua ngựa Bắc Hà); Hà
Giang (chợ tình Khâu Vai, lễ hội cấp sắc của người Dao, Lễ hội tam giác mạch); Yên Bái (Lễ hội
lúa chín - Mù Căng Chải, Lễ hội cầu mưa của người Thái đen Mường Lị, Lễ hội đền Đơng Cng);
Điện Biên (Lễ hội hoa Ban của người Thái, Lễ cúng Bản của người Cống); Lai Châu (Lễ hội cúng
Bản của người Cống, Lễ cơm mới của người La Hủ, chợ Dào San, chợ Sìn Hồ); Sơn La (Lễ hội
chọi trâu, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội gội đầu của người Thái, Lễ hội Mợi của dân tộc Mường, Tết
độc lập tại Mộc Châu (H'Mơng)); Hịa Bình (Hội Cầu Phúc, Lễ hội đền Vua Bà, Lễ cơm mới của
người Mường, Lễ hội cầu mưa của người Mường, của người Thái)…
+ Thưởng thức các món ẩm thực địa phương: là nội dung quan trọng của sản phẩm du lịch
15


tìm hiểu cuộc sống cộng đồng. Du khách có thể kết hợp với việc tham quan, tìm hiểu hoặc trải
nghiệm cuộc sống trong bản với thưởng thức các món ẩm thực các dân tộc Mường, Thái, Tày,
Dao. Bên cạnh đó, các loại sản vật địa phương, đặc sản núi rừng như mật ong, măng… cũng hấp
dẫn nhiều du khách.
Hầu như địa phương nào cũng có nền ẩm thực dân tộc phong phú, trong đó quan trọng nhất
là ẩm thực tại các tỉnh: Hịa Bình, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La…
* Du lịch sinh thái núi và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ:
+ Thưởng ngoạn khí hậu núi cao: Với địa hình núi cao, nhiều khu vực có khí hậu ơn hịa rất
thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng như Sapa, Mộc Châu, Mẫu Sơn, Phia Đén, Hồng Su Phì… vùng
miền núi Bắc Bộ có lợi thế về nghỉ dưỡng núi, đây sẽ là sản phẩm du lịch quan trọng trong thời
gian tới.
Nhiều khu du lịch đã có sẵn cơ sở vật chật kỹ thuật phù hợp được xây dựng từ thời Pháp
nhưng cần được cải tạo, tổ chức tốt các hoạt động để phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp
hiện nay như Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Sapa (Lào Cai); Khu du lịch quốc gia
Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La); Hồng Su Phì, n Minh (Hà Giang); Phia Đén (Cao Bằng); Sìn
Hồ (Lai Châu)…
+ Trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ (núi, sơng, thác, ghềnh): Với địa hình hết sức đa dạng,

vùng miền núi Bắc Bộ có có hệ thống hang động, sông, suối, thác nước, hồ lớn như hồ Pá Khoang,
hồ sông Đà, hồ Thác Bà, hồ Na Hang, hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể; những thác nước hùng vĩ như thác
Bản Giốc, thác Dải Yếm; các hang động quan trọng như hang Pác Bó, động Ngườm Ngao... Tham
quan, trải nghiệm, đi bộ, đi thuyền, lội suối... là những hoạt động hấp dẫn trong nhóm sản phẩm
trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ khu vực các tỉnh miền núi Bắc Bộ.
* Du lịch về nguồn:
Miền núi Bắc Bộ là nơi chứa đựng những giá trị hào hùng về lịch sử. Âm vang Điện Biên
nhắc tới chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, sự hiển hách của lịch sử cách mạng
gắn với các cuộc kháng chiến khởi nghĩa như: Pắc Bó, Tân Trào, ATK Định Hóa, Bắc Mê... có
giá trị đặc biệt hấp dẫn du lịch và giáo dục truyền thống lịng u nước.
Du khách được tìm hiểu chiến khu Việt Bắc (tham quan, tìm hiểu di tích cách mạng, giáo
dục truyền thống cách mạng ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Kim Quan (Tuyên Quang),
ATK Bằng Lũng (Bắc Kạn); hang Pắc Bó (Cao Bằng); thăm lại chiến trường xưa (tham quan quần
thể khu di tích Điện Biên Phủ - Mường Phăng; thăm Pháo đài Đồng Đăng, Ải Chi Lăng (Lạng
Sơn); thăm quan Nhà tù Sơn La (Sơn La); tìm về cuội nguồn (tham quan đền Hùng; tìm hiểu, tham
gia Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương - Phú Thọ)…
* Du lịch sinh thái nơng nghiệp:
Vùng có nhiều đồi chè trải dài xanh ngát, những trang trại bò sữa trên thảo nguyên có thể
cung cấp các giá trị trải nghiệm du lịch sinh thái nông nghiệp vô cùng hấp dẫn. Các sản phẩm du
lịch tìm hiểu giá trị sinh thái nông nghiệp đặc thù của vùng cao nguyên, trung du miền núi phía
Bắc cung cấp cho khách nhiều hoạt động như tham quan, tìm hiểu đơn giản hoặc tham gia trải
nghiệm các quy trình vắt sữa, quy trình chế biến và đóng gói các sản phẩm sữa, quy trình hái chè,
16


chế biến chè. Những địa điểm có thể tổ chức sản phẩm du lịch này là: khu vưc trang trại bị sữa
(Mộc Châu ̣ – Sơn La); các nơng trường chè (Mộc Châu - Sơn La, Thái Nguyên, Phia Đén - Cao
Bằng); các trang trại hoa, phong lan (Sapa và Mộc Châu); các trang trai cá hồi (Sapa ̣ - Lào Cai,
Phia Đén – Cao Bằng); trang trại thuốc Nam (Sìn Hồ - Lai Châu); trang trại dược liệu (Quản Bạ Hà Giang)…
Khí hậu núi cao cũng tạo cho vùng miền núi Bắc Bộ nhiều giá trị sản vật và cảnh quan nông

nghiệp như những mùa hoa đào, hoa mận, hoa tam giác mạch; những vườn cam quýt, vườn hồng,
vườn đào, vườn mận; những ruộng bậc thang xếp tầng tầng đẹp như tranh vẽ như Mù Căng Chải,
Hồng Su Phì, Y Tý, Sin Súi Hồ…
Sản phẩm đặc thù với lợi thế về khí hậu, địa hình và phương pháp canh tác tạo nên những
nét hấp dẫn lớn đối với du khách. Cụ thể:
+ Tháng 1, 2: mùa hoa đào, hoa mận (Sơn La, Hà Giang); mùa thu hoạch cam Cao Phong
(Hịa Bình).
+ Tháng 3: mùa hoa cải (Sơn La), hoa Ban (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu).
+ Tháng 4: mùa đào, mận (Sơn La, Sapa – Lào Cai).
+ Tháng 5, 6: mùa vải (Bắc Giang), ngắm ruộng bậc thang mùa nước đổ (Lào Cai, Yên Bái,
Lai Châu, Hà Giang).
+ Tháng 7: mùa thu hoach lê (Sapa – Lào Cai).
+ Tháng 8: tìm hiểu, trải nghiệm phương thức thu hoạch vào mùa na (Lạng Sơn).
+ Tháng 9,10: ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín Hồng Su Phì (Hà Giang), ruộng bậc
thang Mù Cang Chải (Yên Bái).
+ Tháng 10, 11, 12: ngắm mùa hoa tam giác mạch (Hà Giang), hoa dã quỳ (Lai Châu).
+ Tháng 12, 1, 2: mùa hoa anh đào (Sapa – Lào Cai), thăm hồ Pá Khoang (Điện Biên); mùa
thu hoạch cam canh, cam sành (Hà Giang, Hàm Yên – Tuyên Quang), mùa quýt (Bắc Sơn – Lạng
Sơn); trải nghiệm mùa đơng có tuyết ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai…
Ngồi ra, có thể phát triển du lịch gắn với một số trang trại hoa phong lan, ươm giống khu
vực Mộc Châu (Sơn La); Sapa (Lào Cai) để làm phong phú hơn sản phẩm trải nghiệm ngắm hoa.
* Du lịch biên giới gắn với khu kinh tế cửa khẩu:
Hoạt động du lịch gắn liền với tuyến đường tuần tra biên giới, các cột mốc thời gian gần đây
thu hút lượng khách du lịch cả trong nước lẫn quốc tế. Đặc biệt nhóm khách trẻ tuổi, ưa thích khám
phá. Bên cạnh đó là hoạt động thương mại gắn với các khu kinh tế cửa khẩu quan trọng như:
+ Cửa khẩu Pa Háng hay Lóng Sập (Sơn La) kết nối với cửa khẩu Pa Hang, huyện Samtay,
tỉnh Houaphan, Lào.
+ Cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên) kết nối với cửa khẩu Sop Hun, Phongsaly, Lào.
+ Cửa khẩu Mù Lu Thàng (Lai Châu) kết nối với châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
+ Cửa khẩu Lào Cai kết nối với cửa khẩu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

+ Cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) kết nối với cửa khẩu Thiên Bảo, Văn Sơn, tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc.
+ Cửa khẩu Tà Lùng và Trà Lĩnh (Cao Bằng) kết nối với Thủy Khẩu, khu tự trị dân tộc
17


Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
+ Cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị (Lạng Sơn) kết nối với Bằng Tường, khu tự trị dân tộc
Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Các cửa khẩu, khu kinh tế của khẩu thuộc vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
được tổng hợp trong bảng sau:
VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Tên cửa khẩu
Việt Nam

Tên cửa khẩu
nước ngồi

Tỉnh

Lóng Sập

Pa Hang (Phongsaly)

Sơn La

Tây Trang

Sop Hun (Phongsaly)


Điện Biên

Ma Lù Thàng

Hà Khẩu (Quảng Tây)

Lào Cai

Thanh Thủy

Thiên Bảo (Vân Nam)

Hà Giang

Trà Lĩnh, Tà Lùng Thủy Khẩu (Quảng Tây) Cao Bằng

Hữu Nghị

Bằng Tường (Quảng Tây) Lạng Sơn

Tuyến đường kết nối
Quốc lộ 6

Việt Nam - Lào

Kim Thủy Hà (Vân Nam) Lai Châu

Lào Cai

Tân Thanh,


Quốc gia

Quốc lộ 279
Quốc lộ 12
Cao tốc Nội Bài - Lào
Cai

Việt Nam –
Trung Quốc

Quốc lộ 2
QL 3 – Tỉnh lộ 205
Quốc lộ 1, Cao tốc
Bắc Giang - Lạng Sơn

Bảng: Hệ thống cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 17: Nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm, đô thị du
lịch của vùng du lịch trung du và miền núi Bắc bộ?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vùng du lịch
trung du và miền núi Bắc Bộ định hướng phát triển không gian du lịch gắn với các trọng điểm:
+ Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích
lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
+ Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn
quốc gia Hoàng Liên.
+ Yên Bái gắn với khu du lịch hồ Thác Bà, di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù
Cang Chải…
+ Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ
Thác Bà.

+ Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh
tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
+ Cao Bằng gắn với thác Bản Giốc, di tích lịch sử cách mạng hang Pác Bó – suối Lê-Nin…
+ Tuyên Quang gắn với hồ Na Hang; Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng
18


Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch của vùng du lịch trung du và miền núi Bắc bộ được thể
hiện như sau:
TT

Vùng du lịch Trung du
miền núi Bắc Bộ

Hướng khai thác

Vị trí thuộc tỉnh

KHU DU LỊCH QUỐC GIA

1

Khu du lịch Cao nguyên đá
Đồng Văn

Hà Giang

2


Khu du lịch thác Bản Giốc

Cao Bằng

3

Khu du lịch Mẫu Sơn

Lạng Sơn

4

Khu du lịch Ba Bể

5

Khu du lịch Tân Trào

6

7

8

Khu du lịch Núi Cốc

Khu du lịch Sa Pa

Khu du lịch Thác Bà


+ Du lịch tham quan cảnh quan công
viên địa chất
+ Sinh thái núi
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
+ Du lịch tham quan cảnh quan
+ Du lịch sinh thái núi
+ Du lịch biên giới gắn với kinh tế khu
cửa khẩu

Bắc Kạn

+ Du lịch tham quan cảnh quan
+ Du lịch sinh thái núi, hồ
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

Tuyên Quang

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

Thái Nguyên

+ Du lịch tham quan cảnh quan
+ Du lịch sinh thái núi, hồ
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

Lào Cai

+ Du lịch tham quan cảnh quan
+ Du lịch sinh thái núi

+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

Yên Bái

+ Du lịch tham quan cảnh quan, cơng
trình kiến trúc xây dựng
+ Du lịch sinh thái hồ
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

9

10

11

Khu du lịch Đền Hùng

Khu du lịch Mộc Châu

Khu du lịch Điện Biên Phủ Pá Khoang

Phú Thọ

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa
+ Lễ hội tâm linh

Sơn La

+ Du lịch tham quan cảnh quan
+ Du lịch sinh thái núi, hồ

+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
+ Du lịch MICE hội nghị, hội thảo
+ Vui chơi, giải trí, thư giãn cuối tuần

Điện Biên

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
19


+ Du lịch tham quan cảnh quan, công
12

Khu du lịch hồ Hịa Bình

Hịa Bình

trình kiến trúc xây dưng
+ Du lịch sinh thái hồ
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA

1

Điểm du lịch TP. Lào Cai

2


Điểm du lịch Pắc Bó

3

4

Điểm du lịch TP. Lạng Sơn

Điểm du lịch Mai Châu

Lào Cai

Cao Bằng

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa
+ Lễ hội tâm linh
+ Du lịch biên giới gắn với kinh tế khu
cửa khẩu
+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa
+ Du lịch sinh thái núi, thác…

Lạng Sơn

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa
+ Lễ hội tâm linh
+ Du lịch biên giới gắn với kinh tế khu
cửa khẩu

Hịa Bình


+ Du lịch sinh thái núi, hồ
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
+ Du lịch MICE hội nghị, hội thảo
+ Vui chơi, giải trí dịp cuối tuần

ĐƠ THỊ DU LỊCH

1

Đơ thị du lịch Sapa

Lào Cai

+ Du lịch tham quan cảnh quan
+ Du lịch sinh thái núi cao
+ Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
+ Du lịch MICE hội nghị, hội thảo
+ Vui chơi, giải trí cuối tuần

Bảng: Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ
Câu 18: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch vùng du lịch đồng bằng
sơng Hồng và dun hải Đơng bắc?
- Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng DL Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc:
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà
Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nình Bình, Nam Định,
Thái Bình, Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên 21.063,1 km2, chiếm 6,4% diện tích cả nước
Vùng du lịch Đồng bằng sơng Hồng và Duyên hải Đông Bắc nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ, vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng biển phía Đơng. Phía bắc
và phía tây giáp vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc; phía nam giáp vùng du lịch Bắc

Trung Bộ, phía đơng được bao bọc bởi vịnh Bắc Bộ, với chiều dài 600 km, có nhiều vũng vịnh,
cửa sông để xây dựng cảng biển, nhiều bãi tắm dài, phong cảnh đẹp, với hệ thống đảo ven bờ lớn
nhất Việt Nam; phía bắc giáp với Trung Quốc với chiều dài 133km cùng cửa khẩu quốc tế Móng
20


Cái. Vùng có 4 huyện đảo Cơ Tơ, Vân Đồn (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vỹ (Hải Phịng).
Vùng có thủ đơ Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ và du lịch của cả
nước, là 1 trong 4 vùng động lực phát triển kinh tế của nước ta, Hà Nội là đầu mối chung chuyển,
phân phối khách đến các địa phương, vùng lân cận.
Vùng có 2 hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Vùng
là cửa ngõ ra vịnh Bắc Bộ, tiếp giáp giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, thông thương với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Vị trí địa lí cùng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú, đa dạng đã làm cho nơi đây trở thành địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đâu tư và các
dịng khách du lịch trong và ngồi nước.
- Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc:
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là một khu vực rộng lớn từ Tây
sang Đông với địa hình chính yếu là đồng bằng châu thổ sơng Hồng gắn liền với một phần trung
du, đồi núi và phần địa hình ven biển và hải đảo… chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch đa dạng,
phong phú, cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, cái nơi của nền văn minh lúa nước, tập trung
nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc…
+ Đặc điểm tự nhiên:
Phần lớn diện tích tự nhên của vùng có địa hình đồng bằng (khoảng 15.000km2) được hình
thành bởi phù sa sơng Hồng và sơng Thái Bình, qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không
gian. Dọc theo các con sông là hệ thống đê điều kiên cố. Trên các dịng sơng đang khai thác trên
có các tour du lịch tham quan, ngắm cảnh, các hoạt động du lịch gắn với lễ hội như tour du lịch
trên sơng Hồng…
Ngồi ra, vùng có 2 dạng địa hình đặc biệt là dạng địa hình Karst (cácxtơ – hang động) và
dạng địa hình biển đảo.

+ Kiểu Karst tập trung chủ yếu ở tiểu vùng duyên hải Đông Bắc là Quảng Ninh và Hải Phòng,
nổi bật với Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Cát Bà và hàng nghìn hịn đảo đá vơi lớn nhỏ đã tạo
nên một kì quan thiên nhiên hung vĩ. Ngồi ra, các núi đá vơi cịn sót lại nằm rải rác và xen kẽ
giữa các đồng bằng ở phía tây Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình nổi bật là danh thắng Hương Sơn,
Tràng An, Tam Cốc – Bích Động…
+ Dạng địa hình biển đảo cũng có giá trị lớn đối với phát triển du lịch. Đường bờ biển kéo
dài từ Quảng Ninh đến Hải Phòng, nối các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình (khoảng 600km)
tạo nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Thịnh Long… Vùng còn là nơi tập trung
nhiều đảo và quần đảo nhất cả nước, trên các đảo có nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh hoang sơ với
những nét tiêu biểu về tự nhiên tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch
Một phần khơng thể thiếu về mặt tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đơng
Bắc đó là hệ thống các hồ tự nhiên như: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và hồ nhân tạo như Đồng Mô –
Ngải Sơn, Suối Hai, Quan Sơn thuộc thành phố Hà Nội; hồ Đại Lải, Xạ Hương tỉnh Vĩnh Phúc; hồ
Vị Xuyên tỉnh Nam Định; hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh; hồ Bến Tắm, Cô Sơn, An Dương thuộc
tỉnh Hải Dương… có sự kết hợp hài hịa giữa mặt nước trong xanh với cảnh quan thiên nhiên hay
21


các cảnh quan văn hóa. Vì vậy, ven các hồ nước là nơi lý tưởng để phát triển các hoạt động du lịch
nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chữa bệnh, thể thao…
Các dạng địa hình đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là nguồn
tài nguyên vô giá được thiên nhiên ban tặng cho vùng, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển các
sản phẩm du lịch hấp dẫn gắn với tham quan, tắm biển, thể thao, nghỉ dưỡng, học tập…
Vùng du lịch Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa với mùa đơng lạnh kéo dài trên 4 tháng (từ 12- 4 năm sau), nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ
C, lượng mưa trung bình 1.500-2.000mm/năm. Điều kiện khí hậu nhìn chung thích hợp cho hoạt
động du lịch. Mùa đông, do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh – gió mùa đồng bắc nên nhiệt độ hạ
thấp, thời tiết lạnh khô. Vào mùa xuân, khi ảnh hưởng của các khối khơng khí lạnh giảm đi, thời
tiết ấm áp, đôi khi lâm thâm mưa phùn – trời nồm ẩm, cũng là khoảng thời gian gắn với các hoạt
động du lịch lễ hội, hành hương đến các chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh. Mùa hè (tháng 58) nhiệt độ cao, mưa nhiều, thời tiết nóng bức thích hợp với loại hình du lịch biển hay nghỉ dưỡng

tại các khu vực núi cao. Tính chất phân hóa theo mùa của khí hậu đã làm cho hoạt động du lịch
của vùng có tính mùa vụ rõ rệt.
+ Đặc điểm văn hóa – xã hội:
Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc là vùng du lịch có lịch sử khai phá lâu đời,
là “cái nôi”của nền văn minh lúa nước nên tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng
nghề truyền thống đặc sắc, là thế mạnh mà không vùng nào trong cả nước có thể sánh nổi.
Với 30/85 di tích quốc gia đặc biệt, trên 2.300 di tích được xếp hạng quốc gia (chiếm 70%
di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng quốc gia của cả nước), vùng du lịch này có số lượng di tích lớn
nhất cả nước; có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát triển kinh tế xã hội dẫn đầu cả
nước như Hà Nội, Hải Phòng…
Vùng còn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống bởi đây là các nôi của lễ hội nông nghiệp
và lễ hội mang tính lịch sử văn hóa tầm cỡ quốc gia. Cho dù có những khác biệt nhất định, song
các loại hình lễ hội ở đây ít nhiều mang tính đại diện cho cả nước, là một trong những sản phẩm
hấp dẫn khách du lịch đến với vùng. Các lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân, mùa thu khí hậu mát
mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và vào lúc nơng nhàn nên có khả năng thu hút khơng chỉ khách
trong nội vùng mà cịn từ các vùng khác đến và đặc biệt là khách quốc tế.
Nhìn chung, về dân sư đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ là các dân tộc thiểu số
như dân tộc Mường (Ba Vì – Hà Nội, Nho Quan, Ninh Bình, Quảng Ninh), các dân tộc Dao, Tày,
Sán Dìu (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh), dân tộc Cao Lan, Ngái (Vĩnh Phúc), dân tộc Sán Chỉ, Nùng
(Quảng Ninh), người Hoa (Nam Định, Hải Phịng, Quảng Ninh). Yếu tố dân tộc khơng phải là tiềm
năng du lịch nội bật của vùng, nhưng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc và ngay cả ở Thủ đô Hà Nội cũng là những chủ đề có thể khai thác phát triển du lịch.
Ngồi ra, văn hóa ẩm thực vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đơng Bắc rất
phong phú, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt ở miền Bắc. Người dân nơi đây rất
coi trọng cách ăn uống, chế biến món ăn từ các nguyên liệu của địa phương, vì vậy trong vùng có
nhiều món ăn trở thành những sản vật nổi tiếng như: Bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh
22


tơm Hồ Tây, giị chả Ước Lễ, bún thang (Hà Nội); Rượu làng Vân (Bắc Ninh); Bánh đậu xanh

(Hải Dương); Nem nắm Giao Thủy, gạo Hải Hậu, phở Cồ (Nam Định); Bánh đa cua, cá (Hải
Phòng)… Đây là các yếu tố quan trọng trong thu hút khách du lịch, giúp thỏa mãn nhu cầu thiết
yếu của con người, đồng thời là điểm nhấn tạo hứng thú cho du khách trong chuyến đi, làm phong
phú thêm trải nghiệm cho du khách.
Câu 19: Trình bày hệ thống giao thơng và các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du
lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc?
- Hạ tầng giao thông:
+ Hạ tầng giao thông đường bộ: Quốc lộ 1A, 2; cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội) - Cầu
Giẽ (Hà Nam) - Ninh Bình – Nghi Sơn, Thọ Xuân (Thanh Hóa); Quốc lộ 21 Nam Định – Phủ Lý
(Hà Nam, tuyến cao tốc Nam Định – Phủ Lý (Hà Nam); Quốc lộ 10; Quốc lộ 5; Cao tốc Hà Nội –
Hải Phòng; Cao tốc Hải Phòng – Hạ Long; Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; Cao tốc Vân Đồn – Móng
Cái; quốc lộ 18, 32, 37 (37A và 37B), 38…
+ Hạ tầng giao thông đường không:
Cảng hàng khơng/ sân bay

Vị trí thuộc tỉnh/ thành phố

Nội Bài

Hà Nội

Cát Bi

Hải Phòng

Vân Đồn

Quảng Ninh

Đặc điểm


Sân bay quốc tế

Bảng: Cảng hàng không/ sân bay thuộc vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng
và Duyên hải Đông Bắc
Hệ thống các cảng hàng không, sân bay của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc: Sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Vân Đồn (Quảng
Ninh) đây đều là những cảng hàng không/sân bay quốc tế với đầy đủ, đa dạng các chặng bay cũng
như các hãng hàng không nội địa và quốc tế khai thác.
Bên cạnh hệ thống các cảng hàng không/sân bay quốc tế trên, vùng du lịch đồng bằng sông
Hồng và Dun hải Đơng Bắc cịn có sự có mặt của loại hình dịch vụ bay ngắm cảnh chặng Hà
Nội – Hạ Long.
Công ty Trực thăng Miền Bắc đang khai thác chuyến bay tại sân bay trực thăng Gia Lâm (Hà
Nội) để phục vụ du khách đi tận hưởng những trải nghiệm từ trên không, bay ngắm cảnh, chiêm
ngưỡng Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), di sản thiên nhiên thế giới 2 lần được UNESCO công nhận.
Hãng hàng không Hải Âu cung cấp dịch vụ bay bằng thủy phi cơ 12 chỗ Cessna Caravans,
bay hành trình và bay ngắm cảnh giữa Nội Bài (Hà Nội) - Hạ Long (Quảng Ninh). Bến thủy phi
tại đảo Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh). Có 2 chuyến bay chặng Hà Nội – Hạ Long mỗi ngày,
lúc 9:00, 12:45 và chuyến bay từ Hạ Long về Hà Nội khởi hành lúc 11h30 hoặc 16h00 cùng ngày
+ Hạ tầng giao thông đường sắt:
Trong những năm qua ngành đường sắt khơng ngừng nâng cao chất lượng các đồn tàu, nâng
cao chất lượng phục vụ và rút ngắn thời gian chạy của các đoàn tàu. Khách du lịch quốc tế cũng
như khách du lịch nội địa sử dụng ngày càng nhiều các chuyến tàu Bắc - Nam nói chung. Tuy nhiên,
23


năng lực phục vụ, thu hút khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển này còn hạn chế. Vùng
du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đang có 3 tuyến đường sắt chính sau: Tuyến
đường sắt Bắc Nam; đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và n Viên – Hạ Long…
Ngồi ra, tại thủ đơ Hà Nội hiện đang triển khai các dự án đường sắt đô thị, tuyến đường sắt

trên cao Yên Nghĩa (Hà Đông) - Cát Linh; tuyến đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội…
+ Hệ thống giao thông đường thủy nội địa:
Hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình với nhiều dịng chảy khơng chỉ mang lại trong mình
vẻ đẹp sơng nước, mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống. Trên các con sơng
đang khai thác các tour du lịch tham quan, ngắm cảnh, các hoạt động du lịch gắn với lễ hội như tour
du lịch trên sơng Hồng 1 ngày với lịch trình: Ven sơng Hồng và các tỉnh lân cận như Hưng Yên,
Bắc Ninh. Tuy nhiên, yếu tố bến bãi – cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch đường thủy
còn nhiêu tồn tại, yếu kém, cản trở vừa chưa thu hút được đông đảo du khách sử dụng.
Về du lịch đường biển, hầu hết các cảng biển tại Việt Nam hiện nay đều đồng thời thực hiện
2 nhiệm vụ là vừa đón tàu hàng, vừa kết hợp đón tàu khách. Cho tới nay, chỉ tại Hạ Long và Tuần
Châu (Quảng Ninh) của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Dun hải Đơng Bắc là có cảng
tàu khách quốc tế, và là cảng tàu khách du lịch chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam. Hệ thống các
cảng biển trong vùng: Vân Đồn, Bãi Cháy – Hạ Long, Tuần Châu (Quảng Ninh); Đình Vũ, Chùa
Vẽ, Hải Phịng (Hải Phịng)…
- Sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc:
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được bồi đắp bởi phù sa của
hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai vựa lúa lớn nhất
cả nước. Khu vực này được coi là cái nơi văn hóa, phát triển của người Việt. Nơi đây tập trung
nhiều tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú,
đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du
lịch thể thao mạo hiểm…
Các sản phẩm đặc trưng theo vùng:
+ Tiểu vùng Trung tâm: Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Nam. Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan, nghiên cứu di sản
văn hóa, phố cổ, làng nghề, làng Việt cổ, ẩm thực... gắn với các giá trị văn minh sông Hồng; Lễ
hội, tâm linh; Sinh thái nông nghiệp, nông thôn; Nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ
cuối tuần… Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).
+ Tiểu vùng Dun hải Đơng Bắc: Gồm thành phố Hải Phịng và tỉnh Quảng Ninh. Hướng
khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan, nghiên cứu các giá trị di sản, cảnh quan Hạ
Long, Cát Bà, Bái Tử Long...; Nghỉ dưỡng tắm biển, nghỉ cuối tuần; Thể thao khám phá, vui chơi

giải trí gắn với biển, đảo; Tham quan di tích lịch sử - văn hóa, làng chài, khu ni trồng thủy sản...;
Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).
+ Tiểu vùng Nam sông Hồng: Gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Hướng khai
thác sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan cảnh quan, hang động, các giá trị sinh thái…; Tham
quan di tích, lễ hội, tâm linh…
24


* Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng:
+ Là một trong những vùng kinh tế phát triển của cả nước, vùng du lịch đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc cũng là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Trước
hết là những loại hình du lịch gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng như du lịch lễ hội, du lịch
tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch tôn giáo, du lịch nghỉ dưỡng… Khu du
lịch văn hóa sinh thái Cơn Sơn (Hải Dương); khu du lịch văn hóa, sinh thái Tràng An – Bái Đính
(Ninh Bình); khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam); khu du lịch Yên Tử, Chùa Hương, Đền Trần – Phủ
Giầy… là các địa chỉ của các loại hình du lịch sinh thái nhân văn, du lịch văn hóa; du lịch lễ hội,
du lịch tâm linh… thường diễn ra vào mùa xuân, thời điểm khí hậu mát mẻ, gắn liền với dịp lễ Tết
truyền thống.
+ Du lịch ẩm thực cũng là một trong những nét đặc trưng của vùng, nét văn hóa ẩm thực của
vùng đồng bằng sơng Hồng và duyên hải Đông Bắc được xem như cái nôi của văn hóa ẩm thực
Việt Nam. Các món ăn nổi tiếng của vùng như Phở Giao Cù (Nam Định), bánh cuốn, bánh đa Hải
Phóng, bún chả, nem, bánh tơm hồ Tây, cốm làng Vịng.
+ Là cái nơi của nền văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước, gắn liền với lịch sự phát triển
của đất nước. Các di tích lịch sử cơng trình kiến trúc phân bổ dày đặc, đa dạng. Hấp dẫn du khách
nhất vẫn là phố cổ Hà Nội gắn với di tích Hồng thành Thăng Long; Văn Miếu Quốc Tử Giám;
Lăng và Bảo tàng chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà hát lớn Hà Nội; Kiến trúc đến chùa như chùa Keo,
chùa Dâu, đền Trần nhà thờ đá Phát Diệm…
* Du lịch biển đảo:
+ Là một vùng với những bờ biển đẹp, từ Trà Cổ - Quảng Ninh, Bãi Cháy – Hạ Long, Đồ Sơn
– Hải Phòng, Thịnh Long – Nam Định. Địa hình của vùng được thiên nhiên ban tặng những vịnh,

đảo ven bờ như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ, đảo Bạch
Long Vĩ…
+ Đặc biệt trong vùng có tỉnh Quảng Ninh được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều bãi biển,
vịnh, đảo đẹp nổi tiếng trong nước và quốc tế, cùng với đó là những giá trị đa dạng về cảnh quan,
sinh thái, di tích lịch sử, văn hoá... Sở hữu một dải bờ biển dài trên 250km, với 2.077 hòn đảo,
chiếm 2/3 số đảo của cả nước.
+ Khu du lịch, đô thị du lịch Hạ Long thuộc trung tâm du lịch của Quảng Ninh. Hiện nay, đây
là khu du lịch đóng vai trị trọng tâm và là động lực phát triển cho các khu du lịch khác. Hàng năm,
khu du lịch này chiếm khoảng trên 75% số lượng khách lưu trú của toàn tỉnh. Điểm nhấn chính
của khu du lịch là Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận bởi
giá trị thẩm mỹ, cảnh quan địa chất, địa mạo; chưa kể, theo thơng báo chưa chính thức của tổ chức
New Open World, Vịnh Hạ Long đã lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cùng với
Vịnh Hạ Long, trung tâm du lịch này còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Cháy, Tuần Châu và
một số bãi tắm trên Vịnh Hạ Long như Ti Tốp, Soi Sim...
+ Khu du lịch Vân Đồn, ngoài cảnh đẹp nên thơ, quyến rũ của Vịnh Bái Tử Long và Vườn
quốc gia Bái Tử Long, Vân Đồn đang sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu,
Ngọc Vừng. Bên cạnh đó, các vùng biển của Quảng Ninh cịn chứa đựng các di tích lịch sử và danh
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×