Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

địa lý du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 63 trang )


BÀI GiẢNG
Đ A LÝ DU L CHỊ Ị

Câu h i:ỏ
1. Thế nào là du lịch?
2. Thế nào là du khách?
3. Sản phẩm du lịch là gì?

I. Quan niệm về du lịch và chức năng của du
lịch

Theo Pirôgionic, 1985:
‘Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá’.

Điều 10 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) định
nghĩa về du lịch như sau:
"Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định".

Bản chất của du lịch

Nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở những nơi
đến klhác nhau.

Có hai yếu tố cơ bản là hành trình chuyến đi + các hoạt động của


du khách

Các hoạt động của khách du lịch ở nơi đến khác biệt với các hoạt
động của cư dân tại đó.

Sự di chuyển và lưu lại mang tính chất tạm thời, thời gian ngắn (<
1 năm)

Nhiều mục đích song không phải định cư hoặc tìm việc làm.

Du lịch dưới góc độ là khách du lịch
Những đặc điểm trong việc di chuyển của khách du lịch

Tính nhất thời để phân biệt với sự đi lại thường xuyên của những
người du mục, du canh du cư .

Tính tự nguyện để phân biệt với các chuyến đi bắt buộc của
những người bị đi đày hoặc ti nạn

Có sự quay trở lại nơi cư trú thường xuyên để phân biệt với
chuyến đi một chiều của những người di dư .

Không lặp lại thường xuyên và không mang tính phương tiện để
phân biệt với việc đi lại như là phương tiện nhằm mục đích kinh
doanh, đại diện bán hàng...

Du lịch dưới góc độ là một ngành
kinh tế

Du lịch được quan niệm: "Một ngành kinh tế được

hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của con
người trong chuyến đi rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên - đó là ngành du lịch".

Gồm các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển
và các yếu tố khác (kể cả quảng bá thông tin...).

Du lịch có thể được xem như là một đại diện cho
tập hợp các hoạt động: công nghiệp, thương mại
cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách du lịch.

Du lịch dưới góc độ tổng hợp
Trong đó:

Khách du lịch: là người tìm kiếm kinh nghiệm và sự thoả mãn
nhu cầu cá nhân

Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch: coi du
lịch là cơ hội thu lợi nhuận.

Chính quyền sở tại: coi du lịch như một nhân tố kích thích
kinh tế

Dân cư địa phương: coi du lịch là nhân tố tạo việc làm và giao
lưu văn hoá

Các chức năng của du lịch

Chức năng xã hội (Xã hội – du lịch
và ngược lại)


Chức năng kinh tế

Chức năng sinh thái

Chức năng chính trị


Tiêu chí đầu tiên là các nhà nghiên cứu coi du
khách là người đi khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình

Tiêu chí thứ hai được nhiều nhà kinh tế du
lịch nhấn mạnh là không phải theo đuổi mục
đích kinh tế. Đây cũng là điều cần xem xét.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển du
lịch, mọi người đều thừa nhận rằng chính các
thương gia, trong quá trình mở rộng quan hệ
làm ăn buôn bán của họ lại là một đối tượng
phục vụ quan trọng của ngành du lịch.

- Tiêu chí thứ 3 mà họ quan tâm là thời gian và
khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch. Có
người cho rằng từ 24h trở lên, có người bổ sung
thêm là không quá 1 năm. Hoa Kỳ và Australia thì
cho rằng khoảng cách tối thiểu 50 dặm là quan
trọng hơn cả.
- Kripendoft lại cho rằng du khách là những kẻ
nực cười, ngốc nghếch,ít học nhưng giàu có, quen
thói bóc lột và vô cảm với môi trường

* Tóm lại, có thể định nghĩa: du khách là người từ
nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với

đích thỏa mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu
biết, phục hồi sức khỏe, xây dựng hay tăng
cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với
thiên nhiên), thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình
kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần và
vật chất cũng như các dịch vụ do các cơ sở của
ngành du lịch cung ứng.
Vậy những người đi công tác, tìm kiếm cơ
hội làm ăn, hội họp…thì có coi là du khách
không?


Sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là một
tổng thể bao gồm các thành phần không
đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du
lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức
ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như
chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi
nghỉ mát”(Michael M.Coltman)

Những đặc tính của sản phẩm du lịch:
a. Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm
b. Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử
dụng sản phẩm quá lâu

c. Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng
d. Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành

kinh doanh khác nhau
e. Sản phẩm du lịch thường là 1 kinh nghiệm
nên dễ bắt chước
f. Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay,
phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng
không thể để tồn kho
g. Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm
du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khách có
thể gia tăng hoặc giảm sút

h. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc
không trung thành với công ty bán sản phẩm
i. Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị
thay đổi vì sự giao động về tiền tệ, chính trị

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Thời kỳ cổ đại:
-
Vào buổi bình minh của loài người, mọi hoạt
động chỉ tập trung vào mục đích kiếm sống
hàng ngày. Việc đi lại là để đáp ứng nhu cầu về
đồ ăn, nước uống và nơi trú ẩn. Các chuyến đi
thường nguy hiểm, khó khăn.
-
Từ khi phát hiện và chế ngự được lửa, khu vực
hoạt động của con người trở nên rộng rãi hơn.
Con người đã có thể đến những nơi mà ở đó
thời tiết không thuận lợi

-

Nhiều học giả cho rằng hoạt động du lịch chỉ có
thể hình thành khi xã hội đã bước ra khỏi giai
đoạn hái lượm. Khả năng tích lũy lương ăn là 1
yếu tố rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du
lịch theo nghĩa sơ đẳng nhất.
-
Trong giai đoạn này có những phát minh quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại. Đó là
phát minh ra thuyền buồm của người Ai Cập vào
khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN.
-
Phát minh ra bánh xe của người Sumeri vào
khoảng năm 3500TCN.

-
Sự ra đời của sự kiện Olympic vào năm 776
TCN tại Hy Lạp cổ đại cũng ảnh hưởng sâu sắc
đến du lịch
-
Các chuyến đi truyền giáo của các tu sĩ, sự
tham gia hành hương của các tín đồ tôn giáo.
-
Các tác phẩm văn học cũng góp phần truyền bá
cho ngành du lịch phát triển với các tác phẩm:
Odyssey của Homer…
2. Thời kỳ trung đại
- Sự suy sụp của nhà nước La Mã đã làm cho
du lịch cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.Nhiều kiệt tác

kiến trúc, nghệ thuật, xã hội, văn học bị vứt bỏ, hủy

hoại.
- Nổi bật nhất trong thời kỳ này là những cuộc phát
kiến địa lý của con người:
* Marco Polo:
- Năm 1271 Marco Polo đã cùng cha và chú sang
Trung Quốc trong một chuyến buôn. Ông ở Trung
Quốc 17 năm, những điều bí ẩn và khác lạ của
Phương Đông đã được ông trình bày trong cuốn:
“Marco Polo phiêu lưu ký”

1254 – 1324 (Italian)


* Christopher Columbus:
Columbus đứng trước vua
Ferdinand và Isabella

-
Dự định đầu tiên của ông là đi từ phía Tây sang phía
Đông. Ngày 12/10/1492, sau ba tháng lênh đênh trên
biển Colombus đã cùng đoàn thủy thủ đặt chân lên đảo
Guanahani, ông đặt tên cho là San Sanvador. Ông cũng
đã đến được Haiti và CuBa. Sau chuyến đi này, châu Âu
đã biết đền ngô, khoai tây và thuốc lá.
-
Năm 1493, Columbus thực hiện chuyến hành trình lần
thứ hai.Lần này, ông đến đảo Ăngti nhỏ, Puertorico,
Jamaica. Do chưa tìm được đường đến Ấn Độ,
Columbus lại được bảo trợ cho chuyến hành trình lần
thứ 3. Lần này ông phát hiện ra Trinidad (1498)


Con tàu Pinta –
1 trong 3 con tàu
trong đoàn thám
hiểm

1469 – 1524 tại Bồ Đào Nha

- Vào tháng 8 năm 1497 ông đã cùng thủy thủ
đoàn đi dọc theo bờ biển Tây Phi xuống phía
Nam, vượt qua mũi Hảo Vọng và đến đất nước
Ấn Độ vào ngày 20/5/1498 (Calicut). Sau đó
ông còn thực hiện tiếp 2 chuyến đi nữa và chết
ở Ấn Độ do bệnh sốt rét vào đêm giáng sinh
năm 1524.
- Có thể nói những đóng góp của ông có vai trò
rất lớn đối với thế giới và đất nước Bồ Đào
Nha.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×