Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài nguyên du lịch tự nhiên việt nam 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.95 KB, 21 trang )

TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của tài nguyên du lịch?
- Khái niệm về tài nguyên du lịch:
+ Theo Piro: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử và những thành phần
của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng
lao động và sức khỏe của họ”.
+ Theo luật Du lịch Việt Nam 2017: (Khoản 4, điều 3): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu
du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.
+ Theo Bùi Thị Hải Yến: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các
giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn của du khách, có thể được bảo vệ, tơn
tạo phục vụ mục đích của con người”.
=> Như vậy: Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du
lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có
hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
+ Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
+ Tài nguyên du lịch có giá trị hữu hình và cả giá trị vơ hình
+ Rất dễ khai thác và có thể sử dụng nhiều lần
+ Thời gian khai thác khác nhau tạo nên tính mùa vụ.
+ Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch. (nó nằm xa
khu dân cư).
Câu 2, 3: Nêu ý nghĩa, vai trò và phân loại của tài nguyên du lịch?
- Ý nghĩa của tài nguyên du lịch:
+ Là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch
+ Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp của các loại tài nguyên du lịch quyết định quy mô
với khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia
+ Thực tế cho thấy, trên thế giới các quốc gia có số lượng khách du lịch đơng và doanh thu
du lịch hàng cao nhất thế giới đều là những quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phát triển.
- Vai trò của tài nguyên du lịch:


+ Du lịch là một trong những ngành kinh tế có sự định hướng tài ngun rõ rệt, nghĩa là
khơng có tài nguyên không thể phát triển du lịch được.
+ Là yếu tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch và quyết định tính đa dạng của các sản
phẩm du lịch (du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội...)
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chun mơn
hóa của vùng du lịch, đến hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.
+ Số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển
du lịch của 1 vùng, 1 quốc gia, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tài nguyên du lịch.
1


- Phân loại tài nguyên du lịch:
Theo quan điểm phân loại:
+ Theo Tổ chức thế giới: tài nguyên du lịch bao gồm: loại cung cấp tiềm năng (văn hóa kinh
điển, tự nhiên kinh điển, vận động vui chơi), loại cung cấp hiện tại (giao thơng, thiết bị, hình tượng
tổng thể), loại kĩ thuật (khả năng hoạt động, cách thức, tiềm lực khu vực).
+ Theo Bùi Thị Hải Yến: tài nguyên du lịch gồm: (tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên
du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch du lịch kinh tế - kĩ thuật và bổ trợ).
+ Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 và 2017: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn.
Ở nước ta từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX có chia ra: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn (văn hóa). Trong đó:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm các nhân tố địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật,
các di sản thiên nhiên (tạo nên các cảnh quan tự nhiên)
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, nghề và các
làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học, nghệ thuật ẩm thực, các giá
trị thơ ca, văn học, các đối tượng văn hóa, thể thao và những hoạt động mang tính sự kiện)
Câu 4: Trình bày và phân tích tài ngun du lịch địa hình?
+ Là một thành phần quan trọng của tài nguyên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người.
+ Nước ta có lịch sử địa chất cổ địa hình được trẻ hóa, đặc biệt là tân kiến tạo.

+ Cách đây hơn 400 triệu năm, đại bộ phận lãnh thổ đất liền nước ta đã ở chế độ lục địa.
+ Minh chứng là đại bộ phận núi, rừng:

Dạng địa hình đồng bằng: tương đối đơn điệu về ngoại hình, ít gây cảm hứng cho
tham quan du lịch. Địa hình đồng bằng là nơi quần cư đơng đúc chính là nơi hình thành các nền
văn minh, văn hóa.

Dạng địa hình núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch bởi vì tâm lý và sở thích chung
của khu du lịch là muốn đến. Ngồi ra cịn có các sơng, suối, thác nước, hang động, vườn quốc
gia, khu bảo tồn tự nhiên có phong cảnh đẹp và giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Ở các
nước ôn đới, có thể phát triển du lịch thể thao vào mùa đơng. Nước ta địa hình đồi núi chiếm ¾
diện tích lãnh thổ (tức là 75%). Các dãy núi có hai hướng chính là: Tây Bắc – Đơng Nam, hướng
vịng cung. 4 vùng núi chính là: Tây Bắc – Đơng Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Trong
đó phía Tây – Tây Bắc là nơi có địa hình núi cao nhất.

Dạng địa hình Kaster: là kiểu địa hình do quá trình kiến tạo vỏ trái đất đứt gãy tạo
sơn, sụt lún. Trong đó thì Kaster ngập nước và hang động Kaster là phổ biến nhất.

Dạng địa hình ven bờ: bao gồm có biển, sơng, hồ... là nơi thu hút 75% lượng khách
toàn cầu và là nơi diễn ra các hoạt động sơi động. Du lịch ven bờ có thể có các mục đích: tham
quan, tắm biển, mạo hiểm, nghiên cứu.
Câu 5: Trình bày và phân tích tài ngun khí hậu?
Đây là loại tài nguyên sớm được khai thác như 1 dạng tài nguyên du lịch quan trọng.
Các điều kiện khí hậu phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể:
+ Các tài nguyên du lịch thích hợp với sức khoẻ con người:
2


+ Phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng: VD một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh,
hô hấp rất cần thiết dc điều trị có sự kết hợp vs thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi của tự nhiên

đều nằm ở nơi có điều kiện thuận lợi
+ Phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí
+ Tài nguyên khí hậu cịn có ý nghĩa cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Khí hậu là thành phần chủ yếu tạo nên tính mùa vụ trong du lịch: có 3 mùa du lịch:
+ Du lịch cả năm: chữa bệnh, du lịch trên núi
+ Du lịch mùa đông: du lịch trên núi
+ Du lịch mùa hè: mùa du lịch quan trọng nhất, vì nó thể triển khai nhiều loại du lịch như:
du lịch biển, du lịch leo núi, du lịch ngoài trời tham quan, picnic, cắm trại...
+ Du lịch mùa xuân: du lịch lễ hội, du lịch tâm linh.
Câu 6: Trình bày và phân tích tài nguyên thủy văn?
+ Thuỷ văn: nước là yếu tố ko thể thiếu để duy trì sự sống để duy trì sự sống của con người.
Đối với du lịch nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sơng, hồ nhân
tạo, suối, thác nước.
+ Đây chính là nơi diễn ra một số hoạt động như: lặn biển, nghỉ dưỡng, tắm biển, lướt ván,
đua thuyền...
+ Tài nguyên nước rất cần thiết cho đời sống của nhân dân địa phương cũng như du khách:
nước uống, nước vệ sinh, nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
+ Đối với hoạt động du lịch, nhiều hệ thống sông kết hợp với các cảnh quan tạo ra những
tour du lịch hấp dẫn.
+ Nơi có nước mặn là khơng gian để xây dựng các cơng trình phục vụ du lịch: nhà nổi, khách
sạn nổi…
+ Nước khơng những góp phần tạo cảnh quan du lịch hấp dẫn mà còn ảnh hưởng lên các
thành phần khác: làm mát khí hậu ven bờ.
Câu 7: Trình bày và phân tích tài ngun sinh vật?
+ Tài nguyên sinh vật của một điểm đến là một trong những điều kiện thu hút khách du lịch.
Việc lựa chọn du lịch tại các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành… ngày càng được
du khách lựa chọn.
+ Các hệ sinh thái: có nhiều và đa dạng
^ Hệ sinh thái nhiệt đới:
^ Hệ sinh thái núi cao

^ Hệ sinh thái đất ngập nước
^ Hệ sinh thái ven biển
+ Các chỉ tiêu phục vụ du lịch:
▪ Có các loài đặc trưng trong khu vực, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước.
▪ Có một số động vật phong phú và điển hình: chim, thú, bị sát, côn trùng, cá...
▪ Hệ thống vi sinh vật.
Một trong những mục tiêu xây dựng các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển là bảo vệ các
khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ cho mục đích khoa học, nghiên cứu, du lịch sinh thái...
3


Câu 8: Trình bày các kiểu đánh giá tài nguyên du lịch? Ứng dụng đánh giá tài nguyên
du lịch một điểm cụ thể?
- Các kiểu đánh giá tài nguyên du lịch:
+ Kiểu tâm lý - thẩm mỹ: nhằm đánh giá mức độ cảm xúc và phản ứng về tâm lý thẩm mỹ
của khách du lịch đối với các dạng tài nguyên du lịch. Kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm
nhận, sở thích của du khách. Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên cơ sở điều tra xã hội học.
+ Kiểu sinh học - khí hậu: nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu và thời gian thích hợp
nhất với sức khoẻ con người hoặc cho 1 kiểu hoạt động nào đó trong khi đi du lịch. Kiểu đánh giá
này dựa trên các chỉ số khí hậu đo tính được thơng qua thực nghiệm.
+ Kiểu đánh giá kỹ thuật: thơng qua các chỉ tiêu có tính chất kỹ thuật để xác định giá trị của
tài nguyên du lịch đối với 1 hoặc 1 số quan điểm.
+ Kiểu đánh giá kinh tế: là kiểu vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm xác định
hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tương lai của các khu vực có nguồn tài nguyên có thể
khai thác, bảo vệ cho phát triển du lịch.
- Ví dụ cụ thể:
Xét theo kiểu tâm lý – thẩm mỹ: Khách du lịch sống ở nước hàn đới vào mùa đơng thích di
chuyển đến nơi có khí hậu ấm áp để du lịch tránh rét. Khi thấy đồ ăn Việt Nam ngon, hấp dẫn thì
họ sẽ thưởng thức và mua về làm quà tặng.
Khi các khách sạn, biệt thự xây dựng tại Phú Quốc đã khiến cho khách tham quan đến đây

nhiều hơn, vì du lịch là ngành dịch vụ chính và quan trọng nhất tại Phú Quốc, từ những lợi ích này
nó đã giúp nền kinh tế Phú Quốc tăng trưởng nhanh hơn, chính là hiệu quả kinh tế đem lại từ thu
hút du lịch.
Câu 9: Trình bày các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch? Ứng dụng đánh giá
tài nguyên du lịch cụ thể?
- Các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch:
+ Đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch: dựa vào các tiêu chuẩn đã được xác định để
làm chuẩn. Các dạng tài nguyên du lịch đều được xác định trên một số tiêu chuẩn nhất định, là cơ
sở để đánh giá từng dạng tài nguyên du lịch. Cụ thể:
Tài nguyên địa hình phục vụ du lịch được đánh giá bằng sự thống kê, mô tả về mức độ tương
phản của địa hình.
Tài ngun khí hậu được đánh giá bằng các chỉ tiêu về các điều kiện thích hợp nhất về số
giờ, nhiệt độ...
Tài nguyên thuỷ văn phục vụ du lịch dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước dành cho sinh hoạt
Tài nguyên sinh vật được đánh giá vào các quy định về tiêu chuẩn đối với các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng di tích lịch sử văn hố, mơi trường hoặc dựa vào các
tiêu chí cụ thể phục vụ cho từng loại hình du lịch (tham quan du lịch, săn bắn thể thao, du lịch,
nghiên cứu khoa học).
Tài nguyên nghiên cứu khoa học phải có các lồi sinh vật, thảm thực vật, khu bảo tồn bảo
vệ nghiêm ngặt.
+ Đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch:
4


Do đó phải bổ sung thêm các phương pháp chuyên môn và phương pháp điều tra xã hội học
để độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, nếu như thiếu các tài liệu điều tra, khảo sát, phụ thuộc vào ý
chủ quan của người đánh giá thì nó cũng thiếu chính xác.
Đánh giá nhằm xác định mức độ thuận lợi của chúng với tồn bộ hoạt động du lịch nói
chung, hay là đối với từng hoạt động du lịch và từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ du lịch.
+ Lấy cảnh quan làm đối tượng đánh giá: Quy mô toàn quốc.

+ Đánh giá theo các dạng địa lý: ở quy mô nhỏ hơn: cấp quận (huyện), tỉnh, thành phố...
- Ví dụ cụ thể:
Cụ thể đánh giá về số giờ nắng, nhiệt độ, biên độ nhiệt tại thành phố Nha Trang:
TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hịa) có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ơn hịa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3⁰C. Có mùa đơng ít
lạnh và mùa mưa kéo dài. Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12
dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số
năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11. So với các tỉnh Duyên hải Nam
Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu
như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ơn hịa quanh năm
(25⁰C - 26⁰C), tổng tích ơn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khơ) và ít
bị ảnh hưởng của bão.
Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu nằm ở vị trí giao thơng thuận lợi (địa lý) cho nên
thu hút nhiều khách du lịch vì có nhiều đường bay để di chuyển đến đây.
Câu 10: Trình bày các bước tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch? Áp dụng đánh giá
một tài nguyên du lịch cụ thể?
- Các bước tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch:
Bước 1: Xây dựng thang đánh giá:
+ Là bước quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá.
+ Việc xây dựng thang đánh giá, xác định các bậc của từng yếu tố, xác định chỉ tiêu của mỗi
bậc cho điểm, xác định hệ số tính điểm cho các yếu tố được quy định. Cơng việc gồm:

Chọn các yếu tố đánh giá:

Xác định các bậc của từng yếu tố:
Xác định chỉ tiêu của mỗi bậc:

Xác định điểm của mỗi bậc và hệ số của các yếu tố:
Bước 2: Chọn các yếu tố đánh giá:
Có rất nhiều yếu tố để đánh giá tài nguyên du lịch như độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch,

thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí, khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
hiệu quả khai thác. Cụ thể:
Độ hấp dẫn:
+ Rất hấp dẫn: có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. 6 hiện tượng di tích đặc sắc, độc đáo.
Đáp ứng được 5 loại hình du lịch.


+ Khá hấp dẫn: có 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 2 hiện tượng di tích đặc sắc và độc đáo.
Đáp ứng được 3-5 loại hình du lịch.
5


+ Trung bình: có 1-2 loại phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 1 hiện tượng di tích đặc sắc, độc
đáo. Đáp ứng được 1-2 loại hình du lịch.
+ Kém hấp dẫn: có phong cảnh đơn điệu, diện tích rừng ngun sinh ít, ko có động thực vật
đặc hữu và có 1 loại hình du lịch.
Thời gian hoạt động du lịch:
+ Rất dài: có trên 200 ngày/ năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch. Có trên 180 ngày/
năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. (4 điểm)
+ Dài: có trên 150-200 ngày/ năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 120-180 ngày/
năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khoẻ con người (3 điểm)
+ Trung bình: 100-150 ngày/ năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 90-120 ngày/năm
có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khoẻ con người (2 điểm)
+ Ngắn: dưới 100 ngày/ năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và dưới 90 ngày/ năm có
đk khí hậu thích hợp đối với sức khoẻ con người (1 điểm)
Sức chứa khách du lịch:
+ Rẩt lớn: có sức chứa trên 1000 người/ ngày. (4 điểm)
+ Khá lớn: 500-1000 người/ ngày. (3 điểm)
+ Trung bình: 100-500 người/ ngày. (2 điểm)
+ Nhỏ: dưới 100 người/ ngày (1 điểm)

Mức độ bền vững:
+ Rất bền vững: khơng có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, nếu có thì ở
mức độ không đáng kể, hoạt động du lịch diễn ra liên tục (4 điểm)
+ Khá bền vững: có 1-2 thành phần bộ phận tự nhiên bị phá hoại, ở mức đọ nhẹ có thể tự
phục hồi và hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên (3 điểm)
+ Trung bình: có từ 1-2 thành phần bộ phận tự nhiên bị phá hoại đáng kể, hoạt động du lịch
có thể bị hạn chế (2 điểm)
+ Kém bền vững: có từ 2 thành phần bộ phận tự nhiên bị phá hoại trở lên, hoạt động du lịch
bị hạn chế rất nhiều (1 điểm)
Vị trí của điểm du lịch:
+ Rất thích hợp: khoảng cách từ 10-100km kể từ trung tâm gửi khách. Thời gian đi đường
khơng q 3 giờ. Có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện thơng dụng (4 điểm)
+ Khá thích hợp: khoảng cách từ 100-200km kể từ trung tâm gửi khách. Thời gian đi đường
hơn 3 giờ và có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng (3 điểm)
+ Trung bình: khoảng cách từ 200 km kể từ trung tâm gửi khách. Thời gian đi đường hơn 5
giờ. Có thể đến bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng (2 điểm)
+ Kém: khoảng cách trên 500km từ trung tâm gửi khách. Thời gian đi đường trên 10 giờ, có
thể đến bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng (1 điểm)
Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật:
+ Rất tốt: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế
(4 điểm)
+ Khá tốt: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia
6


(3 điểm)
+ Trung bình: có một số cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tạm ổn, nhưng chưa đồng bộ, chưa
đầy đủ tiện nghi (2 điểm)
+ Kém: thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, chất lượng thấp tạm thời (1 điểm)
Hiệu quả kinh tế:

+ Rất cao: tổng lợi nhuận rất cao, tỉ suất lợi nhuận >1, tổng số lượt khách rất lớn. Lượng
khách du lịch quốc tế khá lớn. (4 điểm)
+ Cao: tổng lợi nhuận cao, tỉ suất lợi nhuận >1, tổng số lượt khách lớn. Có lượng khách
quốc tế đến tham quan lớn (3 điểm)
+ Trung bình: tổng lợi nhuận ở mức trung bình, tỉ suất lợi nhuận >1, tổng số lượt khách
trung bình, có hoặc khơng có khách du lịch quốc tế (2 điểm)
+ Thấp: tổng lợi nhuận hàng năm thấp, tỉ suất lợi nhuận > hoặc nhỏ hơn hay bằng 1. Tổng
lượt khách thấp, khơng có khách du lịch quốc tế (1 điểm).
Bước 3: Xác định các bậc của từng yếu tố:
+ Xác định bậc của từng yếu tố: mỗi yếu tố được đánh giá theo các bậc, thường là 3-4 hoặc
5 bậc từ cao xuống thấp, nhiều đến ít, tốt đến xấu ứng với các mức độ thuận lợi khác nhau.
+ Phần lớn sử dụng 4 bậc (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ mức độ thuận lợi (rất
thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình, ít thuận lợi).
Bước 4: Xác định điểm của mỗi bậc và hệ số của các yếu tố:
Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm, cần xác định số điểm cho mỗi bậc. Trong thang
đánh giá, số điểm của mỗi bậc của các yếu tố đều bằng nhau. Điểm của mỗi bậc thông thường
được tính từ cao xuống thấp 4, 3, 2, 1. Đối với số bậc của mỗi yếu tố là 4 thì điểm cụ thể sẽ là 4,
3, 2, 1.
+ Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động tại các điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du
lịch, hiệu quả kinh tế của điểm du lịch. (hệ số 3)
+ Sức chứa của khu du lịch, vị trí điểm du lịch (hệ số 2) và độ bền vững của môi trường tự
nhiên (hệ số 1)
Để đảm bảo việc xác định được xác định được chính xác cần dựa trên cơ sở điều tra, tính
tốn, thực nghiệm hoặc ý kiến chuyên gia.
Bước 5: Tiến hành đánh giá:
Việc tiến hành đánh giá nhằm xác định được điểm đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm số điểm
đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm:“số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố (độ hấp dẫn, sức chứa
khách du lịch, thời gian hoạt động du lịch, độ bền vững, vị trí điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và vật
chất kĩ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế của điểm du lịch)” và“số điểm đánh giá tổng hợp”. Cụ thể:
+ Điểm đánh giá riêng của từng yếu tố là số điểm của bậc đánh giá nhân với hệ số đánh giá

của yếu tố đó.
+ Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá tiêng của từng yếu tố cộng lại. Tổng
điểm tối đa là 68 điểm.
Bước 6: Đánh giá kết quả:
Người ta căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể
7


của mỗi đối tượng để xác định tỷ lệ % số điểm đã đạt được so với số điểm tối đa.
• Rất thuận lợi: 81 – 100%, (tương đương với số điểm từ 57 – 68).
• Khá thuận lợi: 61 – 80%, (tương đương với số điểm từ 46 –56).
• Trung bình: 41 – 60%, (tương đương với số điểm từ 35 – 45).
• Kém thuận lợi: 25 –40%, (tương đương với số điểm từ 26 –34).
- Ví dụ cụ thể:
Địa điểm lựa chọn: Vườn quốc gia Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh).
1. Xây dựng thang đánh giá: nhìn lại các yếu tố đánh giá từ lý thuyết.
2. Chọn các yếu tố đánh giá:
• Độ hấp dẫn: Có 3 –5 phong cảnh đẹp, đa dạng: bãi biển Minh Châu, bến Con Quy, hang
Soi Nhụ, thung lũng Cái Đé... Có 2 di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ hang Soi Nhụ, Đình Quan
Lạn... Đáp ứng được 3 –5 loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm và du lịch văn hóa – lịch sử.
• Thời gian hoạt động du lịch: có 233 ngày/ năm có thể khai thác tốt hoạt động du lịch.
Trong đó, có đến 183 ngày/ năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.
• Sức chứa khách du lịch: Vì diện tích của vườn quốc gia Bái Tử Long tương đối rộng
(15.783 ha) và có thể tiếp đón đến khoảng gần 2000 khách tham quan du lịch/ ngày. Nếu cả trong
những ngày du lịch cao điểm, ngày lễ, Tết thì con số có thể cao hơn nhưng vẫn có thể ở mức đáp
ứng được.
• Độ bền vững: chỉ có 1 thành phần tự nhiên bị phá hủy đó là hệ sinh vật, nhưng mức độ nhẹ
và có thể phục hồi được, hoạt động du lịch vẫn diễn ra thường xun.
• Vị trí của điểm du lịch: Từ trung tâm Hà Nội đến địa điểm này khoảng 220 km, mất hơn 3

tiếng di chuyển, sử dụng được 1 – 2 loại phương tiện di chuyển chuyên dụng (ô tô, tàu du lịch).
• Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật: Nhìn chung ở điểm du lịch này có cơ sở hạ tầng – vật
chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
• Hiệu quả kinh tế: doanh thu về tổng lợi nhuận thu được tương đối cao, tỉ suất lợi nhuận
trung bình thu về >1, tổng số lượng khách lớn, đứng thứ 7 trên 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Trong đó, số khách quốc tế cũng rất lớn, đứng thứ 5/63 tỉnh thành phố ở Việt Nam.
3. Xác định bậc của từng yếu tố: Từng yếu tố kể trên, chúng ta quy về 4 bậc chính như đã
phân tích ở trên.
4. Xác định điểm của mỗi bậc và hệ số của các yếu tố:
STT

Chỉ tiêu

Hệ số

Điểm mỗi bậc

1

Độ hấp dẫn

3

3

2

Thời gian hoạt động du lịch

3


4

3

Sức chứa khách du lịch

2

3

4

Độ bền vững của môi trường

1

3

5

Vị trí điểm du lịch

2

2

6

Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật


3

3

7

Hiệu quả kinh tế của điểm du lịch

3

3

5. Tiến hành đánh giá:
8


STT

Chỉ tiêu

Hệ số

Số điểm

Tổng điểm

Bậc

1


Độ hấp dẫn

3

3

9

Khá hấp dẫn

2

Thời gian hoạt động du lịch

3

4

12

Rất dài

3

Sức chứa khách du lịch

2

3


6

Khá lớn

4

Độ bền vững của mơi trường

1

3

3

Khá bền vững

5

Vị trí điểm du lịch

2

2

4

Trung bình

6


Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

3

3

9

Khá tốt

7

Hiệu quả kinh tế của điểm DL

3

3

9

Cao

6. Đánh giá kết quả:
- Tổng số điểm tối đa = (9+12+6+3+4+9+9)= 52 (điểm).
- Đạt tỷ lệ = (52/68).100%= 76,47%.
=> Xếp hạng: Khá thuận lợi.
Câu 11: Trình bày tài nguyên du lịch địa hình, địa chất ở Việt Nam? Phân tích, đánh
giá khả năng khai thác tài nguyên địa hình, địa chất vào hoạt động du lịch ở Việt Nam?
- Tài nguyên du lịch địa hình ở Việt Nam:

+ Là một thành phần quan trọng của tài nguyên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người.
+ Nước ta có lịch sử địa chất cổ địa hình được trẻ hóa, đặc biệt là tân kiến tạo.
+ Cách đây trên 400 triệu năm, đại bộ phận lãnh thổ đất liền nước ta đã ở chế độ lục địa.
+ Minh chứng là đại bộ phận núi, rừng:

Dạng địa hình đồng bằng: tương đối đơn điệu về ngoại hình, ít gây cảm hứng cho
tham quan du lịch. Địa hình đồng bằng là nơi quần cư đơng đúc chính là nơi hình thành các nền
văn minh, văn hóa.

Dạng địa hình núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch bởi vì tâm lý và sở thích chung
của khu du lịch là muốn đến. Ngồi ra cịn có các sông, suối, thác nước, hang động, vườn quốc
gia, khu bảo tồn tự nhiên có phong cảnh đẹp và giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Ở các
nước ôn đới, có thể phát triển du lịch thể thao vào mùa đơng. Nước ta địa hình đồi núi chiếm ¾
diện tích lãnh thổ (tức là 75%). Các dãy núi có hai hướng chính là: Tây Bắc – Đơng Nam, hướng
vịng cung. 4 vùng núi chính là: Tây Bắc – Đơng Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Trong
đó phía Tây – Tây Bắc là nơi có địa hình núi cao nhất.

Dạng địa hình Kaster: là kiểu địa hình do quá trình kiến tạo vỏ trái đất đứt gãy tạo
sơn, sụt lún. Trong đó thì Kaster ngập nước và hang động Kaster là phổ biến nhất.

Dạng địa hình ven bờ: bao gồm có biển, sơng, hồ... là nơi thu hút 75% lượng khách
toàn cầu và là nơi diễn ra các hoạt động sơi động. Du lịch ven bờ có thể có các mục đích: tham
quan, tắm biển, mạo hiểm, nghiên cứu.
- Tài nguyên du lịch địa chất ở Việt Nam:
Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 8 miền địa chất, bao gồm: Đông Bắc bộ, Bắc Bắc bộ,
Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Nam bộ, cực Tây Bắc bộ và Trường Sa-Hoàng Sa,
Kon Tum.
Du lịch địa chất là ngành du lịch gắn với các điểm thăm quan địa chất địa mạo. Du lịch địa
chất được định nghĩa là ngành du lịch duy trì hoặc nâng cao đặc điểm địa lý đặc biệt của một địa
9



điểm - mơi trường, di sản, thẩm mỹ, văn hóa và phúc lợi của cư dân tại đó.
Đối tượng của du lịch địa chất là cảnh quan địa chất và địa mạo trong một khu vực, và các
điểm đến của nó bao gồm các địa điểm, địa hình, nơi có những cảnh quan như vậy, tùy quy mơ,
đặc điểm, đó có thể là các tuyến đường địa chất (Geotrail) địa điểm địa chất (Geosite), Công viên
địa chất (Geopark). Du lịch địa chất cung cấp cho khách du lịch, khách tham quan những thơng
tin, những kiến thức về cơ chế hình thành, lịch sử phát triển của các thắng cảnh, các cảnh quan kì
thú, những sản phẩm của tự nhiên.
Du lịch địa chất là loại hình du lịch bền vững, mang tính giáo dục, và mang lại lợi ích cho
cộng đồng địa phương có liên quan, đã được áp dụng từ lâu ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác
nhau. Cơng viên địa chất nổi lên như là một loại hình mới trong lĩnh vực du lịch địa chất, mở ra
một kỷ nguyên mới của trách nhiệm xã hội và du lịch thân thiện với môi trường Việt Nam.
UNESCO và Mạng lưới Cơng viên địa chất tồn cầu đang hỗ trợ sự phát triển các cơng viên địa
chất trên tồn thế giới, và chúng tôi rất vui mừng chứng kiến Việt Nam tham gia mạng lưới này.
- Khả năng khai thác tài nguyên địa chất vào hoạt động du lịch ở Việt Nam:
Sau khi tiếp cận, nghiên cứu các ứng dụng đưa di sản địa chất vào thực tiễn và học tập kinh
nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, các nhà địa chất Việt Nam đã đề xuất và tư vấn quy hoạch
khai thác các mỏ kiểu trên thành các điểm di sản địa chất để khai thác du lịch. Hiện nay, đã có một
số mỏ như: Mỏ than Na Dương (Lạng Sơn, mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh), mỏ Sn-W Núi Pháo
(Thái Nguyên), khu mỏ Pb – Zn Chợ Đồn (Bắc Kạn)... thực hiện quy hoạch theo hướng này.
Được sự tư vấn của các nhà địa chất, lãnh đạo công ty khai thác mỏ than Na Dương đã bổ
sung quy hoạch khai thác mỏ theo hướng trở thành địa điểm du lịch sau khi khác thác hết than mà
không phải hồn ngun. Theo đó, bên cạnh moong khai thác sẽ là một bảo tàng địa chất ngoài
trời về địa tầng Miocen và các phức hệ động thục vật Miocen đã từng sinh sống tại đây. Hiện nay,
công ty đã quy hoạch ngăn nắp bãi thải và tổ chức trồng cây gây rừng trên khu bãi thải, thu gom
các thân cây hóa đá và các háo thạch động thực vật phục vụ cho xây dựng bảo tàng địa chất ngoài
trời sau này.
Như vậy, sau 30 năm nữa, khi khai thác hết than và đóng cửa mỏ, nơi đây sẽ trở thành điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn với các kiểu di sản địa chất. Du khách đến đây ngoài được thưởng ngoạn

cảnh đẹp của thiên nhiên, cịn được tìm hiểu và quá trình phát triển các cấu tạo địa chất, địa tầng
tại khu bảo tàng địa chất ngoài trời. Hiện, nhiều khu mỏ tại Việt Nam cũng đang chuyển hướng
quy hoạch sang phát triển du lịch sau khai thác như mỏ than Na Dương.
- Khả năng khai thác tài nguyên địa hình vào hoạt động du lịch ở Việt Nam:
Vùng núi cao khu vực Đơng và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy
núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều
tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm. Các đỉnh cao hiện
nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan
3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).
Những đường đèo ngoạn mục như đèo Mã Pì Lèng, dốc Chín Khoanh, khúc cua chữ M (Hà
Giang); đèo Pha Đin cũ (Lai Châu); đèo Khâu Phạ (Yên Bái); đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai) có thể tổ
10


chức các giải chạy bộ, đua xe đạp địa hình. Đặc biệt, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là
Cơng viên địa chất tồn cầu với hệ thống núi đá vơi và những dạng địa hình đầy hiểm trở ln thu
hút khách du lịch có lịng can đảm, muốn khám phá, trải nghiệm…
Nhiều điểm cảnh quan gắn với địa hình đồi núi và thung lũng có thể tổ chức các hoạt động
thể thao mạo hiểm (lượn dù, vượt thác) như bay dù lượn ở Chí Đạo, Lạc Sơn (Hịa Bình); Chiềng
Hặc, Yên Châu (Sơn La); Cao Phạ, Mù Căng Chải (Yên Bái); Ô Quý Hồ, Sa Pa (Lào Cai); Mia
Xu, Mèo Vạc (Hà Giang); bơi thuyền ngược sông Nho Quế, Mèo Vạc (Hà Giang). Hoạt động bay
khinh khí cầu cũng có thể nghiên cứu tổ chức ở những thung lũng có cảnh quan đẹp.
Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long với hệ thống sơng ngịi chằng chịt nhưng khơng có độ
dốc lớn, khơng tạo thành các ghềnh thác, chủ yếu phù hợp với các loại hình đua thuyền, chèo
thuyền, đua ghe. Thực tế đã có nhiều sự kiện thể thao truyền thống được tổ chức như lễ hội đua
ghe Ngo…
Với chiều dài hơn 3.260 km đường bờ biển có chất lượng tốt, Việt Nam đảm bảo khả năng
khai thác phục vụ du lịch và thể thao bãi biển. Những bãi biển hiện nay được khai thác cho các
hoạt động và sự kiện thể thao là Nha Trang, Bình Thuận với địa hình và độ sóng phù hợp với các

loại hình lướt ván buồm, lướt ván diều, đua thuyền buồm. Các hoạt động thể thao giải trí phù hợp
tổ chức ở nhiều địa điểm tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Phú Quốc
(Kiên Giang) như các loại hình mơ-tơ nước, dù kéo, lặn biển...
Câu 12: Trình bày tài nguyên khí hậu ở Việt Nam? Phân tích, đánh giá khả năng khai
thác tài nguyên khí hậu vào hoạt động du lịch ở Việt Nam?
- Tài nguyên khí hậu ở Việt Nam:
Đây là loại tài nguyên sớm được khai thác như 1 dạng tài nguyên du lịch quan trọng.
Các điều kiện khí hậu phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể:
+ Các tài nguyên du lịch thích hợp với sức khoẻ con người:
+ Phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng: VD một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh,
hô hấp rất cần thiết dc điều trị có sự kết hợp vs thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi của tự nhiên
đều nằm ở nơi có điều kiện thuận lợi
+ Phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí
+ Tài ngun khí hậu cịn có ý nghĩa cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Khí hậu là thành phần chủ yếu tạo nên tính mùa vụ trong du lịch: có 3 mùa du lịch:
+ Du lịch cả năm: chữa bệnh, du lịch trên núi
+ Du lịch mùa đông: du lịch trên núi
+ Du lịch mùa hè: mùa du lịch quan trọng nhất, vì nó thể triển khai nhiều loại du lịch như:
du lịch biển, du lịch leo núi, du lịch ngoài trời tham quan, picnic, cắm trại...
+ Du lịch mùa xuân: du lịch lễ hội, du lịch tâm linh.
- Khả năng khai thác tài nguyên khí hậu vào hoạt động du lịch ở Việt Nam:
Khí hậu là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa điểm
và thời gian, chất lượng sản phẩm. Sức mua của du khách trong mùa du lịch cũng phụ thuộc vào
khí hậu và tác động đáng kể đối với các mối quan hệ cạnh tranh giữa các địa điểm và lợi nhuận
của các doanh nghiệp du lịch.
11


Trên thực tế, những điểm, khu du lịch biển ở những nơi có điều kiện khí hậu phân hóa sâu
sắc theo thời gian trong năm, thì tính thời vụ trong hoạt động du lịch nơi đó cũng rõ rệt và mùa du

lịch thường trùng với mùa khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Nhìn chung, khí hậu ven biển Việt Nam phân hóa thành hai mùa nên đặc điểm tính thời vụ
trong loại hình du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp tắm biển ở các khu du lịch biển Việt Nam tương đối
giống nhau.
Nhưng do vị trí địa lý, địa hình, hồn lưu dẫn đến sự phân hóa giữa các vùng, miền nên thời
vụ ở các điểm, khu du lịch biển có sự khác nhau về thời gian, độ dài và cả tính chất của mùa vụ.
Cụ thể như ở vùng biển phía Bắc, mùa đơng chịu ảnh hưởng của khối khơng khí lạnh cực
đới từ phía Bắc tràn xuống, có nền nhiệt độ thấp; mùa hè chịu ảnh hưởng của khối khơng khí nhiệt
đới có nhiệt độ cao nên khí hậu ở vùng này phân hóa thành hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, lại cộng thêm mưa phùn nên hoạt động nghỉ dưỡng, tắm
biển ở các điểm, khu du lịch biển vào thời điểm này khơng thể diễn ra được. Đây chính là mùa
vắng khách tại các điểm du lịch biển ở miền Bắc. Chỉ có một số điểm như Hạ Long, Huế vẫn có
khách vào mùa này, đặc biệt là khách quốc tế vì các khu du lịch ở đây có tài nguyên du lịch phong
phú, ít phụ thuộc vào khí hậu, chẳng hạn như du lịch tham quan, sinh thái và lịch sử...
Khác với khu vực ven biển phía Bắc, khu vực ven biển miền Nam có điều kiện khí hậu thuận
lợi, với nền nhiệt độ cao đều trong năm (nhiệt độ trên 25 độ C), ít chịu ảnh hưởng của bão và gió
mùa đơng bắc. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, kết hợp cảnh quan đẹp, tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn phong phú, nên hoạt động du lịch biển nơi đây có thể diễn ra quanh năm. Do đó, thời
vụ du lịch ở các khu du lịch biển miền Nam khơng mang đặc điểm, tính chất thời vụ sâu sắc như
ở các khu du lịch biển miền Bắc.
Tuy thế khu vực Nam Bộ cũng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới hai mùa, mùa khơ và mùa mưa
(từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Trong mùa mưa, điều kiện để phát triển du lịch biển chỉ kém thuận
lợi hơn mùa khơ chút ít vì vào mùa mưa, lượng mưa trung bình tháng khơng lớn và mưa thường
tập trung vào buổi chiều dưới hình thức mưa rào và dơng, thời gian ban ngày có nắng ấm nên vẫn
có thể tiến hành hoạt động du lịch được.
Như vậy, điểm đồng nhất trong thời vụ du lịch biển của Việt Nam là có một mùa đơng khách
và một mùa vắng khách. Tính thời vụ dù sâu sắc hay khơng sâu sắc đều ảnh hưởng tiêu cực đến
du lịch. Nó ảnh hưởng đến tất cả các hợp phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như tài nguyên du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch, khách du lịch và mức độ tác
động đến mơi trường.

Câu 13: Trình bày tài ngun thủy văn ở Việt Nam? Phân tích, đánh giá khả năng khai
thác tài nguyên thủy văn vào hoạt động du lịch ở Việt Nam?
- Tài nguyên thủy văn ở Việt Nam:
+ Thuỷ văn: nước là yếu tố ko thể thiếu để duy trì sự sống để duy trì sự sống của con người.
Đối với du lịch nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sơng, hồ nhân
tạo, suối, thác nước.
+ Đây chính là nơi diễn ra một số hoạt động như: lặn biển, nghỉ dưỡng, tắm biển, lướt ván,
đua thuyền...
12


+ Tài nguyên nước rất cần thiết cho đời sống của nhân dân địa phương cũng như du khách:
nước uống, nước vệ sinh, nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
+ Đối với hoạt động du lịch, nhiều hệ thống sông kết hợp với các cảnh quan tạo ra những
tour du lịch hấp dẫn.
+ Nơi có nước mặn là khơng gian để xây dựng các cơng trình phục vụ du lịch: nhà nổi, khách
sạn nổi…
+ Nước khơng những góp phần tạo cảnh quan du lịch hấp dẫn mà còn ảnh hưởng lên các
thành phần khác: làm mát khí hậu ven bờ.
- Khả năng khai thác tài nguyên thủy văn vào hoạt động du lịch ở Việt Nam:
Việt Nam có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam cùng 125 bãi biển xinh đẹp. Nhiều địa điểm
được bình chọn trong danh sách những bãi biển đẹp, quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là
một trong những quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới.
Cho đến nay, sức hấp dẫn của Vịnh Hạ Long vẫn ln được duy trì, là một trong những điểm
đến hàng đầu của du lịch biển, đảo Việt Nam, thu hút khơng chỉ khách quốc tế mà cịn phục vụ rất
nhiều khách nội địa. Lượng khách nội địa đến Vịnh Hạ Long vào mùa hè cao hơn rất nhiều so với
các mùa còn lại.
Cảnh quan các đảo đặc sắc, từ cảnh quan vũng vịnh ven biển, đảo; cảnh quan núi, đồi, trên
các đá trầm tích, tùng, áng hồ trên núi; cảnh quan các bờ mài mòn (đảo Vĩnh Thực, Cô Tô, Thanh
Lam, Bạch Long Vĩ, Thổ Chu..); cảnh quan núi lửa, có giá trị địa mạo, địa chất đặc trưng (như

Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý)… đến cảnh quan hang động, nhũ đá như hang Đầu Gỗ, Thiên Cung,
Sửng Sốt (các đảo trên Vịnh Hạ Long), hang Quân Y, Trung Trang, Hoa Cương, hang Luồn (đảo
Cát Bà)…
Đặc biệt, một số đảo đã có khu bảo tồn sinh vật biển; đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo, Cát
Bà, Bái Tử Long… sở hữu vườn quốc gia với các giá trị về đa dạng sinh học, nguyên sinh, hệ động
thực vật trên cạn, thủy sinh, rạn san hô quý hiếm, nơi bảo tồn về văn hóa lịch sử với một số di chỉ
khảo cổ… Những nơi này phù hợp cho các hoạt động tham quan, khám phá, nghiên cứu thậm chí
là du lịch mạo hiểm…
Các đảo ven biển nước ta đến nay cịn lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử, lễ hội văn hóa, ẩm
thực làng biển cùng hệ thống các làng nghề như ni, chế biến hải sản; đóng, sửa chữa tàu thuyền;
mỹ nghệ, nuôi cấy ngọc trai… cũng là tiềm năng lớn để tạo ra các sản phẩm du lịch, tăng trải
nghiệm cho du khách.
Câu 14: Trình bày tài nguyên sinh vật ở Việt Nam? Phân tích, đánh giá khả năng khai
thác tài nguyên sinh vật vào hoạt động du lịch ở Việt Nam?
- Tài nguyên sinh vật ở Việt Nam:
+ Tài nguyên sinh vật của một điểm đến là một trong những điều kiện thu hút khách du lịch.
Việc lựa chọn du lịch tại các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành… ngày càng được
du khách lựa chọn.
+ Các hệ sinh thái: có nhiều và đa dạng
^ Hệ sinh thái nhiệt đới:
^ Hệ sinh thái núi cao

^ Hệ sinh thái đất ngập nước
^ Hệ sinh thái ven biển
13


+ Các chỉ tiêu phục vụ du lịch:
▪ Có các loài đặc trưng trong khu vực, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước.
▪ Có một số động vật phong phú và điển hình: chim, thú, bị sát, côn trùng, cá...

▪ Hệ thống vi sinh vật.
Một trong những mục tiêu xây dựng các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển là bảo vệ các
khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ cho mục đích khoa học, nghiên cứu, du lịch sinh thái...
- Khả năng khai thác tài nguyên sinh vật vào hoạt động du lịch ở Việt Nam:
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là hơn 329 nghìn km2, trong đó 75% diện
tích là đồi núi. Vùng biển có bờ biển dài khoảng 3.260 km, với vùng đặc quyền kinh tế khoảng
một triệu km2 gồm hàng nghìn đảo lớn nhỏ ven biển. Với sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh
quan và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học vơ cùng phong phú và đặc sắc.
Ðến nay, nước ta có 173 khu bảo tồn thiên nhiên, với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha, gồm:
33 vườn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh
quan. Việt Nam xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật, là một
trong 10 trung tâm đa sinh học phong phú nhất thế giới và được ưu tiên cho bảo tồn tồn cầu…
Thí dụ như tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hằng năm đã thu hút được gần 800
nghìn lượt du khách đến tham quan du lịch, đóng góp cho ngân sách nhà nước được khoảng 2,2
triệu USD/năm.
Ở Việt Nam, loại hình này mới thật sự phát triển từ những năm 90 của thế kỷ 20, với các
hình thức như: Du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia; du lịch thám hiểm,
nghiên cứu vùng núi cao; du lịch lặn biển; thám hiểm hang động; tham quan miệt vườn, sông nước
đồng bằng sông Cửu Long...
Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), Việt Nam hiện nay có 23/33
vườn quốc gia, 35/127 khu bảo tồn thiên nhiên có tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.
Năm 2018, hệ thống các khu bảo tồn đón tiếp 2,39 triệu lượt khách, doanh thu đạt được là hơn 155
tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 32 tỷ đồng. Năm 2019, du lịch sinh thái tại các vườn quốc
gia đón khoảng 2,5 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động này đạt khoảng 185 tỷ đồng. Qua đó
có thể thấy tiềm năng để phát triển du lịch tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn của Việt Nam là rất
lớn, quá trình kinh doanh du lịch đã đạt được hiệu quả nhất định.
Câu 15: Trình bày tài nguyên du lịch cảnh quan tự nhiên ở Việt Nam? Phân tích, đánh
giá khả năng khai thác tài nguyên này vào hoạt động du lịch ở Việt Nam?
- Tài nguyên du lịch cảnh quan tự nhiên ở Việt Nam:
+ Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên quan trọng, tạo ra không gian của môi trường

bảo vệ, môi trường nghỉ ngơi.
+ Địa hình hiện tại của bề mặt Trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài. Các loại
hình thái chính của địa hình là đồi núi, đồng bằng, địa hình kaxtơ, địa hình ven bờ, các kho nước
lớn (biển, sông, hồ).
+ Mỗi một loại hình thái địa hình trên chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế đặc thù
như phát triển du lịch, phát triển nông – lâm – công nghiệp…
- Khả năng khai thác tài nguyên du lịch cảnh quan tự nhiên vào hoạt động du lịch:
14


Chúng ta có thể kể đến một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta cụ thể như: Vịnh Hạ
Long, Động Phong Nha, Biển Nha Trang, Sa pa, Đà Nẵng, Nha Trang… có nhiều cảnh quan đẹp,
thu hút nhiều loại hình du lịch.
Câu 16: Trình bày các tiêu chí để trở thành di sản thiên nhiên thế giới? Chọn 1 di sản
thiên nhiên thế giới ở Việt Nam và chứng minh rằng Di sản đó đáp ứng tiêu chí Di sản thiên
nhiên thế giới?
- Các tiêu chí để trở thành Di sản thiên nhiên thế giới:
+ Là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các giai đoạn lớn của lịch sử trái đất, bao gồm hồ
sơ về sự sống, Các tiến trình địa chất có ý nghĩa đang diễn ra trong sự phát triển của địa hình hoặc
các đặc điểm địa mạo hay địa văn có ý nghĩa. (Tiêu chí IX).
+ Là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các quá trình sinh thái và sinh học học đang diễn
ra trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái đất, nước ngọt, vùng duyên hải ven biển của
các cộng đồng động, thực vật. (Tiêu chí VIII).
+ Chứa đựng những hiện tượng tự nhiên siêu phàm hoặc những khu vực có vẻ đẹp tự nhiên
kiệt xuất có tầm quan trọng về thẩm mỹ. (Tiêu chí VII).
+ Chứa đựng những khu cư trú tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn
tại chỗ, tính đa dạng sinh học học, bao gồm có cả các lồi có giá trị tồn cầu nổi bật có nguy cơ
tuyệt chủng theo quan điểm khoa học và bảo tồn. (Tiêu chí X).
+ Tính tồn vẹn theo quy định của Ủy ban Di sản thế giới. (Tiêu chí phụ).
- Chứng minh tại Việt Nam:

+ Vịnh Hạ Long, được cơng nhận năm 1994 theo tiêu chí VII, năm 2000 theo tiêu chí VIII.
Nó đáp ứng đúng theo các tiêu chí đề ra về địa hình, sinh vật, hệ sinh thái, vẻ đẹp tự nhiên....
Câu 17: Trình bày các hiện tượng tự nhiên đặc biệt. Đánh giá khả năng khai thác các
hiện tượng tự nhiên đặc biệt vào hoạt động du lịch ở Việt Nam?
Các hiện
tượng tự
nhiên đặc
biệt

Nội dung

+ Cầu vồng hay mống là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ
và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có
7 màu nổi bật: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
+ Cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa rào.
+ Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học hiếm gặp được hình
Cầu vồng và thành do sự bức xạ từ mà hình thành những vệt sáng đủ màu sắc trên bầu trời. Trên bầu
cực quang
trời đêm các ánh sáng như những dải được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện
tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của trái đất. Sự phun trào hàng loạt của
mặt trời tạo các làn gió điện từ lớn tới trái đất và bị tầng khí quyển trên của trái đất chặn
lại và đây được gọi là sự xung đột điện từ. Khi bị xung đột như vậy đã tạo ra các dải
sáng chuyển động liên tục và thay đổi trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời.
+ Chúng hầu hết có màu xanh lá cây, đơi khi có thêm màu hồng, đỏ, tím và trắng…
15


+ Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải
phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hiện tượng
rung động đột ngột của vỏ Trái đất này, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ

Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và
Động đất và
truyền qua các khoảng cách lớn.
sóng thần
+ Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị
chuyển dịch chớp nhống trên một quy mơ lớn. Nói cách khác, sóng thần là sóng biển
mạnh do động đất, núi lửa phun hoặc đất chuồi dưới đáy biển tạo ra, làm cho nhiều người
chết và thiệt hại vật chất nặng nề khi nó tràn lên đất liền.
+ Lốc xốy là luồng khơng khí xoay trịn mở rộng từ đám mây dơng xuống mặt đất.

Lốc xốy và
vịi rồng

Nó được hình thành trong một khoảng không gian nhỏ và trong thời gian rất ngắn.
Đường kính của lốc xốy có thể từ vài chục đến vài trăm mét. Nhìn từ xa có thể thấy lốc
xốy có thể màu đen hoặc trắng tùy thuộc vào những thứ mà nó cuốn theo.
+ Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, vịi rồng là hiện tượng gió xốy rất mạnh, phạm
vi đường kính nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu
di động, giống như cái vịi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên gọi là “vòi rồng” (mà
khơng gọi là vịi voi chẳng hạn), chứ thực tế khơng có con rồng nào cả.
+ Một trận mưa sao băng là một sự kiện thiên thể, trong đó con người quan sát được một
số thiên thạch tỏa sáng, hoặc bắt nguồn từ cùng một điểm trên bầu trời đêm. Những thiên

thạch này là do các dòng bụi vũ trụ đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ rất cao trên
quỹ đạo song song. Các bụi thiên thạch này nhỏ hơn hạt cát, vì vậy hầu hết chúng đều
tan rã và không bao giờ chạm vào bề mặt Trái Đất. Khi Trái Đất bay vào vùng có nhiều
Mưa sao băng
thiên thạch thì sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng này hơn.
và núi lửa
+ Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khống nóng chảy với

nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên
Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di
chuyển trên lõi khống chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu
trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
+ Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời trên cùng
một đường thẳng và quan sát từ trái đất, lúc đó mặt trăng che khuất hồn toàn hay một
phần mặt trời.
Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng
quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, nó thường ở đủ xa
Nhật thực và Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó khơng đủ lớn để che khuất hồn toàn Mặt
nguyệt thực
Trời lúc nhật thực.
+ Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng
của mặt trời, là hiện tượng thiên văn khi mặt trăng đi vào hình chóp bóng của trái đất,
đối diện với mặt trời.
Điều này chỉ có thể xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ
thẳng hàng với nhau, với trái đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ xảy ra vào những ngày
16


trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của mặt trăng so với
các điểm nút quỹ đạo của nó.
+ Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông lên xuống trong 1 chu kỳ thời gian phụ
thuộc biến chuyển thiên văn.
Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và từ các thiên thể khác như Mặt Trời tại 1 điểm
bất kì trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay tạo nên hiện tượng nước dâng và nước
Thủy triều, lũ xuống vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.
và lụt
+ Lũ: là hiện tượng nước chảy với dòng chảy lớn, xiết, có khả năng cuốn trơi nhà cửa ,
cây cối, ruộng vườn... Lũ chảy rất nhanh, có tính bất ngờ, hay xảy ra ở các vùng núi cao.

+ Lụt: là hiện tượng nước ngập trên 1 vùng đất trong thời gian dài. Hiện tượng xảy ra
do lượng nước lớn khơng có chỗ thoát đi đọng lại ở các vùng trũng, thường xảy ra ở các
khu vực trung du và đồng bằng.
+ Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời,
dưới dạng những đám mây. Khi gặp điều kiện thích hợp, tạo thành giọt nước, nặng hơn
khơng khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa. Mưa là một thành phần chính của
chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên Trái Đất.
Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như nước cho các nhà
máy thuỷ điện và thuỷ lợi.
+ Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm cùng với dịng
thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xốy vào trong vùng trung
Mưa,
bão,
tâm bão. Vùng gió xốy thuận này có đường kính hàng trăm km và được hình thành trên
sấm, chớp và
vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.
biển tách đôi
+ Sấm hay Sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy
thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể
dạng thanh ngắn hoặc tràng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm sẽ đi sau ánh
sáng của tia chớp lóe lên.
+ Chớp là hiện tượng ánh sáng loé mạnh rồi tắt ngay do sự phóng điện giữa hai đám mây
hoặc giữa mây và mặt đất.
+ Biển tách đôi là hiện tượng nước biển tách ra tách ra thành 2 và ở giữa xuất hiện một
con đường nhỏ làm ranh giới.
- Khả năng khai thác các hiện tượng tự nhiên đặc biệt vào hoạt động du lịch ở Việt Nam:
VD: Hiện tượng “biển tách đôi” đang dần trở thành điều lạ và gây hứng thú cho rất nhiều du
khách. Và dĩ nhiên ngành du lịch Việt Nam sẽ nhanh chóng đưa vào khai thác địa điểm du lịch nổi
tiếng này để phục vụ du khách.
Tại Việt Nam – với một đất nước có lợi thế về biển đảo, thật may mắn khi tạo hoá đã ban

tặng cho nơi đây con đường xuyên biển tới đảo Điệp Sơn - là một dãy bao gồm 3 hòn đảo nhỏ:
Hòn Bịp – Hòn Giữa – Hòn Đuốc nằm trong vùng biển vịnh Vân Phong, thị trấn Vạn Gia, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hồ. Tuy cịn hoang sơ và chưa có nhiều dấu hiệu của sự khai phá, Điệp
Sơn hấp dẫn du khách bởi “con đường nổi giữa biển kéo dài”. Đây là trải nghiệm độc đáo chỉ có
ở duy nhất Điệp Sơn và biến hòn đảo xinh đẹp này sánh ngang với tứ bình nổi tiếng của Khánh
17


Hồ: Bình Ba – Bình Hưng – Bình Lập – Bình Thiên. Từ ngày 1 đến ngày 15 âm lịch, nước rút
xuống vào buổi chiều, còn từ ngày 15 đến cuối tháng âm lịch, nước sẽ rút xuống vào buổi sáng,
do đó bạn nên cần ghi nhớ lịch này để có thể khám phá lúc con đường hiện rõ nhất.
Dựa vào hiện tượng tự nhiên bão, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng tổ chức các
hình thức phục vụ du lịch như: trải nghiệm mùa mưa bão tại miền Trung hay mùa bão tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với khách du lịch hiện đại, sản phẩm du lịch không đơn thuần là
các dịch vụ vui chơi giải trí hoặc tham quan trong một tour du lịch định sẵn. Hơn thế nhiều, họ
mong có được những trải nghiệm sâu sắc trong chuyến đi. Những yếu tố bất ngờ trong trong
chuyến đi như: mưa, bão, lụt luôn tạo cho họ cảm xúc rất mạnh, những giá trị nhân văn khi chứng
kiến mất mát của người dân tại điểm đến.
VD: Du lịch trách nhiệm và du lịch mạo hiểm sẽ là hai loại hình du lịch đặc trưng cho thành
phố Đà Nẵng khi dự án "Công viên bão Đà Nẵng" được triển khai. Hoạt động ngoài trời như: cứu
trợ, thăm hỏi người dân vùng bão cùng các hoạt động trong nhà như chiếu phim 3D, dựng mơ hình
ảo, tạo bối cảnh về bão, sét và các hiện tượng thiên nhiên dưới góc nhìn khoa học... sẽ trở thành
thương hiệu và bản sắc của Du lịch Đà Nẵng.
Câu 18: Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài ngun địa hình, địa chất,
đất đai?
- Tác động tích cực:
+ Nghiên cứu, phát hiện thêm những giá trị mới, xếp hạng, tôn vinh các giá trị, xác định
thẩm quyền bất khả xâm phạm của các tài nguyên địa hình, địa chất, đất đai.
+ Đề xuất, thực hiện các giải pháp để bảo vệ các dạng tài nguyên địa hình.
+ Khai thác tài nguyên địa hình theo hướng lâu dài và bền vững.

+ Thông qua việc bảo vệ rừng của các dự án quy hoạch, phát triển du lịch.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả hơn so với đất nông nghiệp.
+ Ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia, việc quy hoạch phát triển du lịch khoa học hợp lý sẽ
góp phần bảo vệ rừng.
- Tác động tiêu cực:
+ Do các biện pháp bảo tồn, quy hoạch chưa đồng bộ đã làm thay đổi diện mạo của địa hình.
+ Hoạt động du lịch gây ra những hậu quả: ô nhiễm môi trường, rác thải... làm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên.
+ Việc chặt rừng lấy vật liệu để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật làm các đồ dùng mỹ nghệ,
thủ công phục vụ cho du khách làm tăng khả năng hủy hoại rừng.
+ Thời tiết có sự khắc nghiệt làm thiên tai xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều: lũ quét,
bão, sạt lở đất...
Câu 19: Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên thủy văn?
- Tác động tích cực:
+ Bảo vệ nguồn nước để thu hút được khách du lịch
+ Nâng cao chất lượng nước qua các dự án quy hoạch phát triển du lịch: Các dự án quy
hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập và thực hiện trên quan điểm phát triển
bền vững, có thể tiến hành nghiên cứu thực thi trước giải pháp phịng ngừa để góp phần nâng cao
18


chất lượng nước.
- Tác động tiêu cực:
+ Trước mắt: do chất lượng nước do rác thải, các cơng trình xây dựng du lịch gây xói mịn
đất - ảnh hưởng đến nước mặt, xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường nước.
+ Lâu dài: chất lượng nước kém do sạt lở, ô nhiễm nước do nhiễm bẩn chất thải, chất lượng
nước giảm do nước thải chưa qua xử lý, do chất thải rắn và dầu mỡ, suy giảm nguồn nước do vứt
rác và sử dụng nhiều nước, sử dụng nhiều nước tưới ở các khu nghỉ dưỡng và sân golf...
+ Giải phóng mặt bằng và san lấp đất đai để xây dựng các cơng trình xây dựng gây xói mòn
và sạt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt.

+ Đất bị sạt lở hoặc rác thải trôi và sẽ làm tăng hàm lượng bùn và các chất cặn bã, làm nguồn
nước ô nhiễm.
+ Ở một số bãi tắm có hoạt động tàu thuyền, lượng dầu biển và phù sa làm ảnh hưởng đến
chất lượng nước.
+ Ý thức thiếu trách nhiệm của du khách làm ô nhiễm nước trầm trọng hơn.
Câu 20: Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường
không khí?
- Tác động tích cực:
+ Điều hồ vi khí hậu: thác nước, công viên, vườn hoa, vườn quốc gia, cảnh quan, hơi nước
nhân tạo, thác nước…
+ Làm sạch khơng khí: trồng rừng, trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước… tại các khu
du lịch.
+ Làm cho doanh thu từ hoạt động du lịch được tăng cao.
+ Làm cho chất lượng tài nguyên này đa dạng và phong phú.
+ Giúp hình thành nhiều các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách.
+ Hình thành cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với yếu tố thời tiết ở địa phương đó.
- Tác động tiêu cực:
+ Trước mắt: ô nhiễm không khí - do khí thải từ các loại máy xây dựng, phương tiện giao
thông tham gia xây dựng, khí thải của điều hồ với bếp…
+ Lâu dài: ô nhiễm tiếng ồn: máy thiết bị xây dựng, các phương tiện giao thông phục vụ xây
dựng, các nhà hàng ăn uống hay các vũ trường, các quán bar, karraoke; ô nhiễm ko khí: tăng lượng
xe cộ và các phương tiện giải trí, làm tổn hại nghiêm trọng đến các tài nguyên du lịch, nhu cầu về
năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch.
+ Ảnh hưởng của thiên tai và hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ.
+ Tính mạng con người bị ảnh hưởng.
+ Ảnh hưởng đến các ngành, các dịch vụ khác.
+ Thiệt hại về môi trường nếu không khai thác và sử dụng hợp lý.
Câu 21: Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên sinh vật?
- Tác động tích cực:
+ Nâng cao nhu cầu và số lượng du khách tới tham quan.

+ Tạo nên những giá trị hấp dẫn của điểm đến.
19


+ Đa dạng hệ thống sinh vật, hệ sinh thái để phục vụ du khách.
- Tác động tiêu cực:
+ Du khách quá đông sẽ làm hủy hoại nguồn tài nguyên hiện hữu.
+ Ý thức du khách chưa tốt làm môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng.
+ Môi trường bị ảnh hưởng đó các yếu tố: (ơ nhiễm, khói bụi, hạn hán…).
Câu 22: Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường
cảnh quan?
- Tác động tích cực:
+ Các địa phương, các quốc gia phải quy hoạch thêm các công viên, vườn hoa, vườn quốc
gia, cảnh quan, hồ nước… vì hoạt động du lịch. Nó góp phần tăng doanh thu và số lượng du khách
đến điểm du lịch.
+ Trồng cây, trồng rừng....nó tác động góp phần làm sạch khơng khí và cải thiện đời sống.
- Tác động tiêu cực:
+ Bụi và các chất gây ô nhiễm khơng khí xuất hiện chủ yếu là do hoạt động giao thông, cho
sản xuất và sử dụng năng lượng.
+ Việc tăng cường sử dụng các phương tiện cá nhân: ô tô, xe máy... cũng như hoạt động của
du khách tại các điểm du lịch tạo nên hậu quả nghiêm trọng.
▪ Ơ nhiễm khơng khí từ các loại vật liệu xây dựng.
▪ Ơ nhiễm khơng khí từ các phương tiện giao thơng
▪ Do các cơng trình thi cơng.
▪ Độ mịn PM 2.5
Câu 23: Trình bày các tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch?
+ Tác động đến tài nguyên thiên nhiên: Tình trạng sạt lở, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp
và ảnh hưởng trên diện rộng, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các giá trị tài nguyên
thiên nhiên có thể bị ảnh hưởng, bị phá hủy và hư hỏng...
+ Tác động đến di sản văn hóa: nguy cơ bị sạt lở và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, có thể

do nước biển dâng. Bên cạnh đó là thiên tai, khơ hạn và hạn hán. Điển hình là phố cổ Hội An, khu
du lịch Mandara Huế, quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế,
+ Tác động đến cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật: Làm hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất
kỹ thuật bị ngập lụt, hư hại tại những nơi xây dựng không kiên cố. Bên cạnh đó các khu di tích
cũng bị ảnh hưởng do sự xây dựng lâu ngày...
+ Tác động đến môi trường du lịch: Tình trạng sạt lở, ơ nhiễm nguồn nước, hạn hán, mưa,
lũ lụt, bão, mất rừng... Đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên...
Câu 24: Nêu và phân tích những phương pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của
biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch?
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng, các tài nguyên du lịch.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, trồng cây và bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch.
+ Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
+ Hạn chế sử dụng đồ nhựa, các chất dễ làm tổn thương đến điểm tham quan du lịch.
20


+ Bảo vệ nguồn nước và hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch.
+ Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu
và thực tế.
+ Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho du khách và cộng đồng
dân cư được biết và tuân thủ theo quy định này.
Câu 25: Trình bày khái niệm phát triển du lịch bền vững? Nêu và phân tích những
khuyến nghị trong cơng tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam?
- Khái niệm phát triển du lịch bền vững:
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế
- xã hội và mơi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. (Khoản 14 – Điều 3, Luật
Du lịch năm 2017).

- Những khuyến nghị trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
nhằm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam:
+ Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, tránh lãng phí
+ Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội: đó là khơng đánh
đổi thiên nhiên lấy lợi ích kinh tế, coi trọng tài nguyên thiên nhiên là tài sản chung của nhân loại.
+ Xây dựng hệ thống văn bản chính thức của Nhà nước về du lịch
+ Xây dựng trang tin phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng và du khách
+ Nâng cao chất lượng của công tác quản lý, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường du lịch
+ Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng:
Không săn bắt động vật q hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; khơng khai thác, đánh bắt cá và thủy
sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều
cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng khơng khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác,
không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và
bảo vệ cây xanh nơi cơng cộng…
+ Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa: thơng qua các chương trình trải
nghiệm du lịch sinh thái, hịa mình với thiên nhiên, các chuyến dã ngoại tránh xa mơi trường sống
ồn ào, ơ nhiễm. Ngồi ra có thể hình thành sản phẩm du lịch kết nối tài ngun du lịch tự nhiên và
văn hóa mang tính đặc thù của từng địa phương
+ Lồng ghép kiến thức về tài ngun, mơi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào
tạo trong trường học để các học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn ngay từ khi còn đi học
+ Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển du lịch
+ Tạo nguồn kinh phí cho việc tái đầu tư, bảo vệ môi trường.
Giảng viên giảng dạy môn học

Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Nguyễn Linh – khóa 60

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023
21



×