Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.47 MB, 213 trang )

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Ảnh vệ tinh sử dụng trong luận án 8
Bảng 2. Các bản đồ chuyên đề được sử dụng 9
Bảng 1.1. Điểm mạnh, yếu của các kỹ thuật thành lập bản đồ thực vật khác
nhau
24
Bảng 2.1. Các mức thông tin khai thác – chú giải bản đồ 49
Bảng 2.2. Ðộ phân tách mẫu 55
Bảng 2.3. Diện tích lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc theo cấp độ cao 64
Bảng 2.4. Diện tích lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc theo cấp độ dốc 64
Bảng 2.5. Hệ số chuẩn hóa ảnh 72
Bảng 2.6. Thống kê diện tích hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà
Khúc
73
Bảng 2.7. Chỉ số biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 83
Bảng 3.1.So sánh mô hình raster và vector trong mô hình hóa xói mòn trên GIS 98
Bảng 3.2. Bảng tra C theo Hội khoa học đất quốc tế 112
Bảng 3.4. Bảng tra hệ số P theo hội khoa học đất quốc tế 114
Bảng 3.5. Phân cấp xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc 115
Bảng 3.6. Phân cấp xói mòn lưu vực sông Trà Khúc 117
Bảng 4.1. Biến động xói mòn 1989-1997 132
Bảng 4.2. Biến động xói mòn 1997-2001 132
Bảng 4.3. Biến động lớp phủ thực vật và biến động xói mòn năm 1989-1997 136
Bảng 4.4. Biến động lớp phủ thực vật và biến động xói mòn năm 1997-2001 137
Bảng 4.5. Phân cấp xói mòn và xói mòn tiềm năng 148
Bảng 4.6. Tính toán mức độ ưu tiên cho các vị trí qui hoạch 151
Bảng 4.7. Diện tích các biện pháp qui hoạch lưu vực sông Trà Khúc 154

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1. Qui hoạch và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất tiếp cận qua quá trình
xói mòn
5
Hình 2. Phương pháp nghiên cứu 6
Hình 1.1. Các xu hướng nghiên cứu xói mòn hiện đại 15
Hình 1.2.Thành lập bản đồ thực vật trong ba thập niên gần đây 23
Hình 1.3. Vị trí lưu vực sông Trà Khúc 35
Hình 1.4. Phân cấp độ cao và mạng lưới dòng chảy lưu vựcsông Trà Khúc 38
Hình 2.1. Phản xạ phổ của đất, nước và thực vật 42
Hình 2.2. Các Phương pháp đánh giá biến động lớp phủ thực vật từ ảnh
viễn thám
45
Hình 2.3. Sơ đồ các bước xử lý ảnh 50
Hình 2.4. a. DEM; b. Góc tới cục bộ lưu vực sông Trà Khúc cho ảnh chụp năm
2001
53
Hình 2.5. a. Ảnh chưa nắn chỉnh địa hình;
b. Ảnh đã hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình đến bức xạtheo mô hình Lambert 54
Hình 2.6. Phân bố các mẫu trên không gian kênh 4 và kênh 3,
lưu vực sông Trà Khúc 55
Hình 2.7. Histogram ảnh chỉ số thực vật 57
Hình 2.8. Ảnh chỉ số thực vật 58
a. Ảnh tổ hợp màu giả ; b. NDVI; c. SR; d. SAVI ; e. GEMI ; f. ARVI 58
Hình 2.9. Phản xạ phổ của các đối tượng dưới pixel 60
Hình 2.10. Pixel “pure” 61
Hình 2.11. Kết hợp thông tin thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật 63
Hình 2.12. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc
năm 2001
65
Hình 2.13. Phân bố lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc theo độ cao 66

Hình 2.14. Phân bố lớp phủ thực vật theo cấp độ dốc 66
Hình 2.15. Histogram ảnh tỷ số NDVI 69
Hình 2.16. Tính toán biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc từ ảnh
vệ tinh
70
Hình 2.17. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc
năm 1989
74
Hình 2.18. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc
năm 1997
75
Hình 2.19. Diện tích lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc
năm 1989, 1997, 2001
76
Hình 2.20. Biến động rừng lưu vực sông Trà Khúc theo độ cao 79
Hình 2.21. Biến động rừng lưu vực sông Trà Khúc theo độ dốc 81
Hình 2.22. Chuyển đổi lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc giữa các thời
điểm 1989-1997 và 1997-2001
82
Hình 3.1. Sử dụng mô hình USLE trong tính toán xói mòn bằng GIS 96
Hình 3.2. Các bước tính toán bản đồ hệ số R 100
Hình 3.3. Bản đồ hệ số R lưu vực sông Trà Khúc 102
Hình 3.4. Các bước thành lập bản đồ hệ số K 103
Hình 3.5. Bản đồ hệ số K lưu vực sông Trà Khúc 104
Hình 3.6. Các bước tính toán bản đồ hệ số LS 109
Hình 3.7. Bản đồ hệ số LS lưu vực sông Trà Khúc 108
Hình 3.8. Bản đồ hệ số C lưu vực sông Trà Khúc năm 2001 113
Hình 3.9. Bản đồ xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc 116
Hình 3.10. Bản đồ xói mòn lưu vực sông Trà Khúc năm 2001 118
Hình 3.11. Bản đồ phân cấp xói mòn lưu vực sông Trà Khúc 119

Hình 3.12. Diện tích xói mòn và xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc 120
Hình 4.1. Tiếp cận ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn phục vụ
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất lưu vực sông Trà Khúc
123
Hình 4.2. Ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật tới quá trình xói mòn 127
Hình 4.3. Bản đồ biến động xói mòn lưu vực sông Trà Khúc năm 1989-1997 130
Hình 4.4. Bản đồ biến động xói mòn lưu vực sông Trà Khúc năm 1997-2001 131
Hình 4.5. So sánh biến động xói mòn hai thời kỳ 1989-1997 134
Hình 4.6. Biến động xói mòn 1989-1997 134
Hình 4.7. Biến động xói mòn 1997-2001 135
Hình 4.8. Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn thời kỳ
1989-1997
138
Hình 4.9. Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn thời kỳ 1997-2001138
Hình 4.10. Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới biến động xói mòn lưu
vực sông Trà Khúc năm 1989-1997.
140
Hình 4.11. Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới biến động xói mòn lưu
vực sông Trà Khúc năm 1997-2001.
141
Hình 4.12. Qui hoạch – công cụ giúp sử dụng hợp lý tài nguyên đất 144
Hình 4.13. Phân tích mối quan hệ lớp phủ thực vật-xói mòn để đưa ra các thông
tin phục vụ qui hoạch
147
Hình 4.14. Các bước tính toán khu vực tác động 149
Hình 4.15. Các bước tính toán khu vực ưu tiên 150
Hình 4.16. Các bước tính toán biện pháp tác động 151
Hình 4.17. Bản đồ qui hoạch giảm thiểu xói mòn lưu vực sông Trà Khúc 152
Hình 4.18. Bản đồ qui hoạch giảm thiểu xói mòn huyện Sơn Tây 153


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp bách của vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
6. Các giả thiết nghiên cứu (luận điểm bảo vệ) 7
7. Những điểm mới của luận án 7
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8
9. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án 8
10. Khối lượng và cấu trúc luận án 9

Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XÓI MÒN VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
THỰC VẬT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
………………………………… 10
1.1. Tổng quan về nghiên cứu xói mòn 10
1.1.1.Vấn đề xói mòn 10
1.1.2. Mô hình và mô hình hóa xói mòn 13
1.1.3. Các xu hướng mới trong nghiên cứu xói mòn 14
1.1.4. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất và các biện pháp hạn chế
xói mòn
16
1.2. Ðánh giá biến động lớp phủ thực vật bằng ảnh vệ tinh 21
1.2.1. Ảnh vệ tinh và các thông tin phản ánh về hiện trạng lớp phủ 21
1.2.2. Nghiên cứu lập bản đồ hiện trạng lớp phủ từ ảnh vệ tinh 24
1.2.3. Nghiên cứu theo dõi biến động lớp phủ thực vật từ ảnh vệ tinh 26
1.3. Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Trà Khúc 35


Chương 2
ÁP DỤNG TIẾP CẬN ĐA QUY MÔ TRONG XỬ LÝ SỐ ẢNH
VIỄN THÁM ĐỂ THEO DÕI BIẾN ÐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT LƯU VỰC
SÔNG TRÀ KHÚC
41
2.1. Thông tin trên ảnh viễn thám và tiếp cận đa quy mô trong chiết xuất
thông tin
41
2.1.1. Thông tin trên ảnh viễn thám 41
2.1.2. Chiết xuất thông tin bằng tiếp cận đa quy mô 44
2.2. Các phương pháp đánh giá biến động 45
2.3. Hệ thống phân loại lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 47
2.4. Thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 49
2.4.1. Nắn chỉnh hình học 50
2.4.2. Hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình đến bức xạ 52
2.4.3. Phân loại có kiểm định: 54
2.4.4. Tính chỉ số thực vật 56
2.4.5. Phân loại dưới pixel 60
2.4.6. Kết hợp thông tin 62
2.4.7. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 63
2.5.Theo dõi biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 68
2.5.1. Ðịnh chuẩn tương đối 71
2.5.2. Thành lập bản đồ khu vực biến động 72
2.5.3. Biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 72
2.6. Phân tích các đặc trưng biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông
Trà Khúc
76
2.6.1. Biến động theo thời gian 77
2.6.2. Biến động theo không gian 78

2.6.3. Cấu trúc (pattern) biến động 81
2.7. Hạn chế của việc sử dụng ảnh viễn thám trong đánh giá biến động lớp phủ
thực vật lưu vực lưu vực sông Trà Khúc và cách khắc phục
84

Chương 3
MÔ HÌNH HÓA XÓI MÒN LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC BẰNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN ĐỊA LÝ
87
3.1. Phương pháp mô hình trong đánh giá xói mòn đất 87
3.2. Các mô hình đánh giá lượng đất mất do xói mòn 88
3.2.1.Mô hình kinh nghiệm 88
3.2.2. Mô hình nhận thức 93
3.3. Áp dụng GIS trong mô hình hóa đánh giá xói mòn đất lưu vực sông
Trà Khúc
95
3.3.1. Lựa chọn mô hình 95
3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu 97
3.4. Thành lập bản đồ xói mòn và xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc 99
3.4.1. Bản đồ hệ số R 99
3.4.2. Bản đồ hệ số K 101
3.4.3. Bản đồ hệ số LS 103
3.4.4. Bản đồ hệ số C 109
3.4.5. Bản đồ hệ số P 114
3.4.6. Bản đồ xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc 114
3.4.7. Bản đồ xói mòn lưu vực sông Trà Khúc 117
3.5. Một số ưu điểm của phương pháp mô hình hoá xói mòn bằng hệ thống
thông tin địa lý so với phương pháp truyền thống.
120




Chương 4
ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT
TỚI XÓI MÒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT LƯU VỰC SÔNG
TRÀ KHÚC
122
4.1. Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn lưu vực sông
Trà Khúc
122
4.1.1. Tiếp cận theo mô hình toán 124
4.1.2. Tiếp cận theo phân tích không gian 126
4.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất lưu vực sông Trà Khúc 142
4.2.1. Xói mòn và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất 142
4.2.2. Sử dụng quan hệ giữa lớp phủ thực vật và xói mòn trong qui hoạch 145
4.3. Một số nhận xét về bản đồ qui hoạch giảm thiểu xói mòn lưu vực sông
Trà Khúc
154

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
161
Phụ lục 1. Ðiểm khống chế và sai số nắn chỉnh hình học 172
Phụ lục 2a. Báo cáo phân loại có kiểm định cửa sổ khảo sát
175
Phụ lục 2b. Phân loại dưới pixel 177
Phụ lục 3. Thư viện của một số end-member (theo John Hopkins University và
USGS) 186

Phụ lục 4. Bảng ma trận biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc 188
Phụ lục 5. Giới thiệu một số phần mềm tính toán xói mòn 191
Phụ lục 6. Thông tin thực địa và kiểm tra độ chính xác bản đồ hiện trạng lớp phủ
thực vật ……………………………………………………………………… ….195

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp bách của vấn đề
Xói mòn đã từ lâu được coi là nguyên nhân gây thoái hóa tài nguyên đất
nghiêm trọng. Vấn đề bảo vệ đất và xói mòn đã được đề cập đến trong các công
trình của các tác giả Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong nhiều trường hợp, các nền văn
minh đã mất đi do đất đai bị khai thác cạn kiệt [31]. Vì vậy, cùng với thoái hoá đất,
xói mòn tồn tại như một vấn đề trong suốt quá trình phát triển của toàn nhân loại.
Có thể nói rằng xói mòn đất được coi là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa tài
nguyên đất ở vùng miền núi. Nguyên nhân của xói mòn đất có nhiều, nhưng có thể
tựu trung lại thành hai nguyên nhân cơ bản là tự nhiên và hoạt động của con người.
Nguyên nhân con người, theo nhiều nhà nghiên cứu thể hiện ở sự quản lý (đất) kém
và dường như đó là một cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Các giải
pháp đư
a ra, được phân tích là khả thi nhất, là các biện pháp can thiệp vào lớp phủ
thực vật nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc chống xói mòn [41]. Xói mòn
có nguồn gốc tự nhiên là quá trình diễn ra liên tục trong tự nhiên và chỉ là thứ yếu
nếu so với xói mòn do nguyên nhân con người. Trong các nguyên nhân do con
người, việc phá hoại thảm (lớp phủ) thực vật, tấm áo che chắn cho đất khỏi bị xói
mòn là nguyên nhân trực tiếp khiến cho xói mòn gia tăng t
ại vùng miền núi.
Ðể có thể giảm thiểu xói mòn ở khu vực miền núi, hai vấn đề cần được song
song nghiên cứu: bản thân quá trình xói mòn, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
đến nó và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên bởi hai vấn đề này có mối liên quan
hữu cơ. Các nghiên cứu về quá trình xói mòn đã được nhiều tác giả tổng kết và đều

có kết luận chung là lớp phủ thực vật chính là nơi con người có th
ể tác động để
giảm thiểu xói mòn. Sử dụng hợp lý tài nguyên vốn là một bài toán tổng hợp, yêu
cầu thông tin và hiểu biết về nhiều mặt khác nhau: điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh
tế bởi sử dụng hợp lý chính là biện pháp làm cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường trong bối cảnh xã hội cụ thể. Vì thế, mọi nghiên cứu theo
hướng này cần g
ắn với một khu vực có những đặc trưng địa lý và xã hội cụ thể, hay

1
nói rõ hơn, là một lưu vực cụ thể. Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đều quan hệ
với nhau trong không gian, và ở một tỷ lệ thích hợp, lưu vực có thể được coi là một
đơn vị không gian trong nghiên cứu xói mòn, đặc biệt là khi các nghiên cứu phục vụ
công tác qui hoạch. Hạn chế trong việc giải bài toán này hiện nay, theo một số tác
giả [56,39], là việc thiếu thông tin cần thiết để tiến hành qui hoạch. Vì thế việ
c tiến
hành các nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình xói mòn và
mối quan hệ của nó với lớp phủ thực vật là rất bức thiết.
Lưu vực sông Trà Khúc là nơi có xói mòn tương đối mạnh. Theo số liệu của
bản đồ Atlats Việt Nam (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường – 1996), hầu hết
diện tích lưu vực sông Trà Khúc có mức độ xói mòn rửa trôi bề mặt là từ 200 đến
300 T/năm. L
ưu vực sông Trà Khúc cũng là nơi có lớp phủ thực vật thay đổi mạnh
trong thời gian những năm 90 đến nay, là một trong những điểm nóng về mất rừng
tại Việt Nam [85,86]. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật ở
lưu vực sông Trà Khúc mang tính cấp thiết cao.
Có nhiều phương pháp khác nhau cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau có
thể được lựa chon
để nghiên cứu lớp phủ thực vật, quá trình xói mòn cũng như quan
hệ của chúng. Trong các phương pháp nghiên cứu, các phương pháp viễn thám và

GIS là những phương pháp hiện đại, là những công cụ mạnh có khả năng giúp giải
quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô (về không gian) trong thời gian ngắn. Ðể theo dõi
lớp phủ thực vật, nghĩa là đánh giá không chỉ các biến động về mặt diện tích mà cả
v
ề không gian diễn ra các biến động này, việc tận dụng công nghệ viễn thám và GIS
là điều đã được nhiều tác giả đề cập [3,5,25]. Tuy nhiên việc áp dụng chúng vào
những hoàn cảnh cụ thể cũng rất cần được nghiên cứu để tìm ra những cách tiếp cận
hợp lý cũng như đánh giá khả năng của chúng một cách đúng đắn.
Với các lý do nêu trên, việc áp dụng phương pháp viễn thám và GIS trong
nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn,
góp phần sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên đất lưu vực sông Trà Khúc là rất cấp
thiết.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau đây:
• Nghiên cứu phương pháp xử lý ảnh số với tiếp cận đa qui mô (nhằm chiết xuất
thông tin thu nhận được từ ảnh viễn thám ở nhiều mức độ; đa dạng hóa thông tin
giúp cho việc khai thác ảnh viễn thám triệt để hơn, chính xác hơn) trong thành
lập bản đồ lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc và đ
ánh giá biến động lớp
phủ thực vật bằng tư liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao.
• Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa quá trình xói mòn và tính toán các thông
tin định lượng trên lưu vực sông Trà Khúc bằng công cụ phân tích không gian
của GIS.
• Đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật tới quá trình xói mòn lưu
vực sông Trà Khúc bằng công cụ phân tích không gian trên GIS theo hướng tiếp
cận quan hệ giữa biến động lớ
p phủ thực vật và quá trình xói mòn ở tỷ lệ lưu vực

và sử dụng mối quan hệ đó để lượng hóa và không gian hóa các thông tin phục
vụ cho việc qui hoạch sử dụng đất chống xói mòn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ðể có thể giải quyết các mục tiêu trên, nghiên cứu này có những nhiệm vụ sau:
• Tổng quan văn liệu về nguyên tắc, các phương pháp chiết xuất thông tin từ ảnh
v
ệ tinh, theo dõi lớp phủ thực vật từ ảnh vệ tinh, mô hình hóa xói mòn và tiếp cận
sinh thái trong qui hoạch.
• Sử dụng tiếp cận đa qui mô trong xử lý ảnh số thành lập bản đồ hiện trạng lớp
phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc từ ảnh vệ tinh đa phổ.
• Thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc bằ
ng
phương pháp xử lý ảnh số; đánh giá, phân tích biến động lớp phủ thực vật theo
không gian và thời gian .
• Thành lập bản đồ xói mòn và xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc bằng
GIS.

3
• Phân tích sự ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật tới quá trình xói mòn,
đưa ra các biện pháp sử dụng đất hợp lý nhằm giảm thiểu xói mòn dựa trên quan
hệ giữa lớp phủ thực vật và xói mòn.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được giới hạn trong phạm vi sau đây:
• Về không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là lưu vực sông Trà Khúc
1
.
Nghĩa là, qui mô nghiên cứu trong luận án này chỉ là để phục vụ nghiên cứu ở
cấp độ lưu vực.
• Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là biến
động lớp phủ thực vật (tập trung vào các số liệu biến động thấy được mà không

đi vào giải thích nguyên nhân các biến động đó) bằng ảnh vệ tinh, cụ thể là ả
nh
vệ tinh Landsat TM và ETM. Nghiên cứu về xói mòn trong phạm vi lưu vực sông
Trà Khúc được đề cập nhằm làm rõ ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật tới
xói mòn trên cơ sở áp dụng phương pháp mô hình hóa vào nghiên cứu điều kiện
xói mòn trong lưu vực.
• Về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp viễn thám và
phân tích không gian của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Các kết quả thu nhận
đượ
c trong luận án qua quá trình phân tích ảnh số và phân tích không gian trên
máy tính cần có được những kiểm chứng thực địa đáng tin cậy trước khi sử dụng
vào một mục đích cụ thể nào đó.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu
Ðể giải quyết các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này được tiến hành dựa trên quan
điểm nghiên cứu chủ đạo là quan điểm hệ thố
ng (xem hình 1) trong đó coi hiện
trạng sử dụng đất, lớp phủ thực vật và tài nguyên đất là những hợp phần tương tác
với nhau. Hoạt động sử dụng đất của con người tác động tới sự bền vững của tài
nguyên đất (có thể bảo vệ và cũng có thể gây thoái hóa) thông qua lớp phủ thực vật.

1
Do địa hình lưu vực sông Trà Khúc ở địa phận tỉnh Quảng Nam không có dữ liệu chi tiết và phần này có
diện tích nhỏ (chỉ chiếm 4% tổng diện tích lưu vực) nên lưu vực sông Trà Khúc trong luận án không bao gồm
phần này

4
Qui hoạch sử dụng đất hợp lí chính là công cụ để bảo vệ tài nguyên đất và có thể có
nhiều cách tiếp cận vấn đề qui hoạch sử dụng đất. Tiếp cận vấn đề qui hoạch thông
qua mô hình xói mòn, một trong những quá trình gây ra thoái hóa tài nguyên đất

vùng miền núi, là một trong những cách tiếp cận. Khi đó xói mòn có thể được coi là
một hệ thống có các hợp phần quan hệ chặt chẽ với nhau và điều quan trọ
ng là quan
hệ của các hợp phần này có thể được biểu diễn một cách định lượng. Các hợp phần
tham gia vào hệ thống xói mòn có thể được không gian hóa, nghĩa là biểu diễn bằng
dữ liệu không gian.Có thể tác động vào các hợp phần của hệ thống để làm thay đổi
quá trình xói mòn. Luận án chọn hợp phần lớp phủ thực vật làm đối tượng để
nghiên cứu và tác động. Do đó, nghiên cứu xói mòn bằ
ng phương pháp mô hình hóa
là một công cụ hữu dụng giúp đề ra các biện pháp giảm thiểu xói mòn trên qui mô
lưu vực.
Hiện
trạng sử
dụng đất
Tài
nguyên
đất
Lớp phủ
thực vật
Qui hoạch Xói mòn








Hình 1. Qui hoạch và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất tiếp cận qua quá trình xói mòn
Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp viễn thám được sử dụng trong theo dõi đánh giá biến động
lớp phủ thực vật khu vực nghiên cứu. GIS được sử dụng để mô hình hóa quá trình
xói mòn và phân tích biến động lớp phủ thực vật cũng như ảnh hưởng của nó tới
quá trình xói mòn (hình 2).




5


Hình 2. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu viễn thám mang thông tin phong phú về hiện trạng lớp phủ thực vật
và có nhiều cách tiếp cận khác nhau để chiết xuất các thông tin về hiện trạng lớp
phủ thực vật từ ảnh viễn thám. Quá trình chiết xuất thông tin từ ảnh viễn thám thực
chất là một quá trình chuyển đổi các thông tin ảnh thành các thông tin có nghĩa với
người sử dụng. Nhằm tận dụng triệt để thông tin mà ả
nh viễn thám có thể cung cấp
được, việc chiết xuất thông tin được tiếp cận theo cả hai hướng mà thông tin viễn
thám có thể cung cấp : không gian và thời gian. Tiếp cận theo không gian cho phép
chiết xuất thông tin từ ảnh ở nhiều qui mô (cấp độ) : pixel (bằng phương pháp phân
loại, phương pháp tính toán chỉ số thực vật) và dưới pixel (bằng phương pháp phân
loại dưới pixel). Tiếp cận theo thời gian để đánh giá biến động lớp phủ thực vật từ
các ảnh viễn thám.
GIS, với khả năng phân tích không gian, được sử dụng để mô hình hóa quá
trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc dựa trên phương trình USLE (Universal Soil
Loss Equation). Các bản đồ thành phần của phương trình USLE được tính toán hoặc
xây dựng trên toàn bộ lưu vực và sau đó, bản đồ xói mòn tiềm năng và bản đồ xói
Viễn thám GIS

Xói
mòn
Lớp phủ
thực vật
Biến động
lớp phủ thực
vật
Ảnh hưởng Biến động
lớp phủ thực vật tới xói
mòn
Qui hoạch sử dụng
đất giảm thiểu xói
mòn
Chiết xuất thông tin đa
qui mô
Phân tích không gian và mô
hình hóa
Các
bước
nghiên
cứu
Phương
pháp/công
cụ nghiên
cứu

6
mòn (lượng đất mất trung bình hàng năm) được tính toán. Ngoài ra, GIS còn được
sử dụng để phân tích biến động lớp phủ thực vật nhờ việc chồng xếp bản đồ hiện
trạng lớp phủ thực vật của các date khác nhau. Ảnh hưởng của biến động lớp phủ

thực vật tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc cũng như bản đồ qui hoạch
giảm thiểu xói mòn cũng
được phân tích, tính toán trên GIS nhờ vào chức năng mô
hình hóa.
6. Các giả thiết nghiên cứu (luận điểm bảo vệ)
• Áp dụng tiếp cận đa quy mô để chiết xuất thông tin trong xử lý ảnh số ảnh viễn
thám cho phép theo dõi biến động lớp phủ thực vật tại lưu vực sông Trà Khúc.
• Việc phân tích quan hệ giữa biến động lớp phủ thực vật và xói mòn lưu vực sông
Trà Khúc bằ
ng các phương pháp mô phỏng và phân tích trên hệ thống thông tin
địa lý, cho phép đưa ra thông tin định lượng phục vụ qui hoạch theo hướng giảm
thiểu xói mòn.
7. Những điểm mới của luận án
• Áp dụng một hướng tiếp cận mới vào điều kiện cụ thể của lưu vực sông Trà
Khúc trong việc chiết xuất thông tin từ ảnh viễn thám - tiếp cận đa qui mô.
Hướng tiếp cậ
n mới này cho phép thu nhận thông tin từ ảnh chi tiết hơn với các
mức độ tin cậy khác nhau.
• Áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong phân loại ảnh số dưới pixel cũng như một
số biện pháp xử lý ảnh số khác như nắn chỉnh địa hình, định chuẩn tương đối
• Đề xuất nguyên tắc thành lập bảng phân loại lớp phủ thực vật áp dụng cho phân
loại
ảnh viễn thám của lưu vực sông Trà Khúc.
• Đưa ra đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ thực vật tới xói mòn trên khía cạnh biến
động theo không gian và thời gian và sử dụng thông tin này trong qui hoạch bảo
vệ tài nguyên đất theo hướng giảm thiểu xói mòn tại lưu vực sông Trà Khúc.






7
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
• Cơ sở khoa học và công nghệ cho tiếp cận thông tin đa quy mô trong phân
tích ảnh vệ tinh đa phổ độ phân giải cao trong nghiên cứu biến động lớp phủ
thực vật, góp phần khẳng định ưu thế của viễn thám trong lĩnh vực này.
• Cơ sở khoa học và công nghệ nghiên cứu mô hình hoá xói mòn và phân tích
không gian ảnh hưởng biến động l
ớp phủ thực vật tới xói mòn trên GIS cũng
như sử dụng quan hệ giữa biến động lớp phủ thực vật và xói mòn phục vụ
qui hoạch theo hướng giảm thiểu xói mòn.
Ý nghĩa thực tiễn
• Hiện trạng lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc năm 1989, 1997, 2001,
đánh giá biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc qua các năm kể
trên, góp phần cho công tác
điều tra tài nguyên của lưu vực.
• Đánh giá xói mòn và xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc theo phương
trình USLE, góp phần cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên của lưu vực.
• Góp phần định hướng và định lượng qui hoạch lưu vực sông Trà Khúc theo
hướng giảm thiểu xói mòn.
9. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án
Ðể thực hiện được nghiên cứu này, các tài liệu sau đây
đã được sử dụng
Ảnh vệ tinh Landsat TM và ETM như bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Ảnh vệ tinh sử dụng trong luận án
Ảnh Ngày chụp Parth/row Số kênh Ðộ phân giải không gian
TM 18/6/1989 124/050 7 30m
TM 04/05/1997 124/050 7 30m
ETM 17/10/2001 124/050 7 30m


Bản đồ nền (địa hình)
Bản đồ nền địa hình, ngoài cung cấp các thông tin địa hình và một số thông
tin cơ bản khác như mạng lưới thủy văn, giao thông, địa giới hành chính còn được
sử dụng để xây dựng mô hình số độ cao cho khu vực nghiên cứu. Bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:50.000 được số hóa và chuyển đổi về hệ tọa độ VN 2000.

8
Bản đồ chuyên đề
Bản đồ chuyên đề cung cấp các thông tin chuyên đề, thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Các thông tin này cần thiết cho việc mô hình hóa xói mòn bằng GIS.
Các loại bản đồ chuyên đề đã được sử dụng được liệt kê trong bảng 2.
Bảng 2. Các bản đồ chuyên đề được sử dụng
Loại bản đồ Tỷ lệ
Bản đồ hiện trạng rừng 1: 50 000
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1: 50 000
Bản đồ thổ nhưỡng 1: 200.000
Bản đồ đẳng trị lượng mưa 1: 250.000

Thông tin thực địa
Thông tin thực địa được sử dụng trong phân tích ảnh viễn thám. Một đợt
thực địa khu vực nghiên cứu đã được nghiên cứu sinh tiến hành vào năm 2000
nhằm thu thập các thông tin mẫu cho việc xử lý ảnh viễn thám cũng như sử dụng
làm các thông tin kiểm chứng sau phân loại.
10. Khối lượng và cấu trúc luận án
Không kể phần danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, lu
ận án được trình
bày trong 159 trang khổ A4 với 59 hình vẽ, 23 bảng biểu và được trình bày như
sau:
• Mở đầu.

• Chương 1: Tình hình nghiên cứu xói mòn và đánh giá biến động lớp phủ
thực vật ở Việt Nam và trên Thế giới.
• Chương 2: Áp dụng tiếp cận đa quy mô trong xử lý số ảnh viễn thám để theo
dõi biến động lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc.
• Chươ
ng 3: Mô hình hoá xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng hệ thống
thông tin địa lý.
• Chương 4: Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn và sử dụng
hợp lý tài nguyên đất lưu vực sông Trà Khúc.
• Kết luận và kiến nghị.

9
Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XÓI MÒN VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
LỚP PHỦ THỰC VẬT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Tổng hợp các nghiên cứu có tính chất lý thuyết liên quan đến vấn đề xói mòn
và theo dõi biến động lớp phủ thực vật bằng phương pháp viễn thám được trình bày
trong các chương mục có liên quan của luận án được xem là cơ sở cho định hướng
các nghiên cứu của luận án. Trong chương này, nghiên cứu sinh chủ yếu tập trung
vào tình hình cũng như các xu hướng nghiên cứu mới nhất. Những nghiên cứu mới
có nội dung rất phong phú, nhiều khi ch
ỉ phản ánh một vài khía cạnh liên quan đến
vấn đề nghiên cứu được đề cập trong luận án hoặc có thể thiên về khía cạnh kỹ
thuật.
1.1. Tổng quan về nghiên cứu xói mòn
1.1.1.Vấn đề xói mòn
Có thể nói rằng con người đã quan tâm đến hiện tượng xói mòn từ rất sớm, từ
thời Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những tác giả đề cập đến xói mòn cùng với việc
bảo v

ệ đất. Quá trình xói mòn hiện đại được gắn liền với các hoạt động nông
nghiệp. Một vài tác giả đã cho rằng đất đai bị khai thác cạn kiệt có thể là nguyên
nhân khiến các nền văn minh quá khứ mất đi [31]. Vì vậy, cùng với thoái hoá đất,
xói mòn tồn tại như một vấn đề trong suốt quá trình phát triển của toàn nhân loại.
Từ năm 1877 đến 1895 Các chuyên gia về đất người Đức đã tiế
n hành các thí
nghiệm sớm nhất về xói mòn đất. Sau đó, vào năm 1917, các giáo sư Mỹ đã xây
dựng những bồn chứa đầu tiên để nghiên cứu ảnh hưởng của dòng chảy tới xói mòn
đất, sườn và cây trồng. Theo các phân tích lý hoá cũng như sự khác biệt của dữ liệu
thu thập từ các ô thí nghiệm, Middleton H.E. và các đồng nghiệp (1930, 1932)
nghiên cứu tính kháng xói của đất dựa trên tính bền vững cấu trúc và tính thấm.
Zingg đã thiết lậ
p mối quan hệ giữa tổng lượng đất xói mòn và độ dốc, chiều dài
sườn từ việc nghiên cứu tương quan giữa tổng lượng đất mất và các yếu tố địa hình

10
từ năm 1940. Từ kết quả đó, Browing (1947) đã tạo nên hệ thống quan hệ với việc
giới thiệu hoàn chỉnh hệ số kháng xói của đất [64].
Về nguyên nhân xói mòn, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng có
hai nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng thoái hoá đất đang diễn ra mạnh mẽ trên
qui mô toàn cầu hiện nay: tự nhiên và con người. Nguyên nhân con người, theo
nhiều nhà nghiên cứu thể hiệ
n ở sự quản lý đất kém và dường như đó là một cái giá
phải trả cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Các giải pháp đưa ra, được phân tích là
khả thi nhất, là các biện pháp can thiệp vào lớp phủ thực vật nhằm đạt được hiệu
quả tốt hơn trong việc chống xói mòn [41]. Xói mòn tự nhiên là quá trình diễn ra
liên tục trong tự nhiên và chỉ là thứ yếu nếu so với xói mòn do nguyên nhân con
người. Tuy vậy, việc phân định nguyên nhân xói mòn không phả
i lúc nào cũng dễ
dàng và cũng không cần thiết, nên trong việc lập bản đồ xói mòn, nhiều khi người ta

không phân biệt hai nguyên nhân này [31]. Ở Việt Nam, xói mòn do nước (hay do
mưa) là nguyên nhân chính gây xói mòn và xói mòn có thể được coi là quá trình
thoái hoá đất cơ học quan trọng nhất ở các vùng miền núi [54].
Ở Việt Nam trước đây, một số tác giả đã nghiên cứu xói mòn đất ở Đông bắc,
Tây bắc bằng các phương pháp đơn giản và trực quan như đóng cọc, dùng dây d
ọi
hoặc mô tả, đánh giá định tính quá trình xói mòn trong 4 năm (1961-1964). Sau đó,
do chiến tranh (1965-1976), vấn đề xói mòn ít được quan tâm nghiên cứu. Những
công trình đầu tiên nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam đáng chú ý là của các tác giả
Nguyễn Quí Khải (1962), Nguyễn Xuân Khoát (1963), Tôn Gia Huyên (1963,
1964), Bùi Quang Toản (1965), Trần An Phong (1967) Trong những năm 1977,
1978, các đề tài nghiên cứu xói mòn được triển khai trong nhiều chương trình khoa
học cấp nhà nước như các chương trình Tây nguyên, Tây bắc, Môi trường Những
công trình này đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưở
ng của nhiều yếu tố tự nhiên đến xói
mòn; phương pháp nghiên cứu định lượng, có sức thuyết phục do quan trắc, cân đo
chính xác. Đáng chú ý một số công trình của Bùi Quang Toản (1985), Đỗ Hưng
Thành (1982), Phan Liên (1984), Nguyễn Quang Mỹ và nnk (1985, 1987)
[12,13,15,19,20]. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố địa hình tới xói mòn,

11
Nguyễn Quang Mỹ đã có những tổng kết đáng chú ý. Tác giả cho rằng hiện tượng
xói mòn trên lãnh thổ Việt Nam là khá nghiêm trọng do ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và canh tác. Các kết luận đáng chú ý nhất về ảnh hưởng của địa hình tới quá
trình xói mòn có thể được tóm tắt như sau:
• Độ dốc tăng 2 lần, xói mòn tăng từ 2 đến 4 lần
• Chiều dài sườn tăng 2 l
ần, xói mòn tăng 2 đến 7,5 lần
• Hướng Đông, Đông nam, Tây nam, Tây, do năng lượng mặt trời chiếu nhiều,
nhiệt độ tăng cao dẫn tới quá trình phong hoá khiến vật chất bị vỡ làm cho

xói mòn tăng từ 1,8 đến 3,9 lần.
• Sườn lồi tăng 2 đến 3 lần so với sườn thẳng. Sườn lõm xói mòn yếu, sườn
bậc thang xói mòn không đáng kể [12].
Một số nghiên cứu xói mòn phục vụ
cho công tác tính toán bồi lắng cũng
đáng được đề cập. Vi Văn Vị và Trần Bích Nga [26] đã thử dự đoán lượng cát bùn
bồi lấp lòng hồ Hoà Bình với con lượng xói mòn được đề cập cho toàn lưu vực là từ
20000 đến 40000 tấn/km
2
năm. Nghiên cứu sự liên quan giữa xói mòn và trầm tích
trên lưu vực sông đã dẫn tới những kết luận đáng chú ý. Dựa trên số liệu quan sát
của xói mòn và lượng trầm tích thu được trên một lưu vực sông, Zhou Jinxing và
đồng nghiệp đã kết luận được rằng với thời gian dài, lượng xói mòn và trầm tích đạt
tới cân bằng. Với thời gian ngắn, chúng không thể hiện sự cân bằng này mà thông
qua một loạt yếu t
ố về địa hình và dòng chảy, xói mòn ảnh hưởng tới lượng trầm
tích trên toàn lưu vực [95].
Không nhằm nghiên cứu xói mòn tại từng điểm, Lại Vĩnh Cẩm [54] sử dụng
phương trình mất đất tổng quát (USLE) để đánh giá tiềm năng và mức độ xói mòn
hiện tại của từng lưu vực (4 lưu vực lớn ở miền Bắc Việt Nam). Kết quả nghiên cứu
v
ề xói mòn tại các lưu vực được tích hợp với phân tích lưu vực nhằm chỉ ra các khu
vực xói mòn nguy hiểm và làm cơ sở cho đề xuất các biện pháp phòng tránh hữu
hiệu nhằm mục tiêu phát triển bền vững [54].
Trong thời gian gần đây, khoảng từ những năm 90, với sự phát triển mạnh mẽ
của hệ thông tin địa lý, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã thử giải quyế
t bài

12
toán xói mòn bằng cách mô hình hoá, sử dụng sức mạnh tính toán của công nghệ tin

học. Phương trình mất đất tổng quát (USLE) của Wischmeier và Smith được sử
dụng rộng rãi trong các mô hình do tính minh bạch và dễ áp dụng của nó. Điển hình
cho các nghiên cứu loại này là của Trần Minh Ý, Lại Vinh Cẩm, Nguyễn Tứ Dần
[23,24,27,28,54].
Gần đây nhất, trong đề tài nghiên cứu cơ bản 74 06 01, các tác giả đã ứng
dụng phương trình mất đất tổng quát USLE
để tính toán xói mòn. Điểm đặc biệt
đáng nói là các thông tin về lớp phủ thực vật, và qua đó “thông số lớp phủ thực vật”
đã được thu nhận qua tư liệu viễn thám đa phổ UoSAT-12 [27].
Ảnh hưởng của xói mòn đến môi trường đã được tổng kết bởi nhiều tác giả
khác nhau [59,95,98]và đây cũng là một trong những hướng nghiên cứu xói mòn
quan trọng. Nhiều tác giả cho rằng thay đổi của kiể
u sử dụng đất là nguyên nhân
chính của xói mòn đất và ô nhiễm dòng chảy mặt. Xói mòn và ô nhiễm dòng chảy
mặt là đặc biệt nghiêm trọng với đất nông nghiệp do bón phân. Xói mòn và ô nhiễm
dòng chảy tràn là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nước, vì vậy kế hoạch sử dụng đất
trong thung lũng là rất quan trọng [57,59].
Quan tâm đến hạn chế xói mòn, các tác giả thống nhất rằng lớp phủ thực vật
là yếu tố chính làm giảm sự xói mòn đất và ô nhiễm dòng tràn, đứng về mặt vật lý
của lớp phủ, nghĩa là độ phủ của nó. Kiểu của lớp phủ ảnh hưởng trực tiếp tới xói
mòn, vì vậy, bảo vệ lớp phủ thực vật là rất quan trọng [34,39,87].
1.1.2. Mô hình và mô hình hóa xói mòn
Ngay từ những này đầu, các nghiên cứu xói mòn đã có hướng tập trung vào
việc mô hình hóa quá trình phức tạp này. Việc mô hình hóa xói mòn được dựa trên
hai kiểu chính là mô hình kinh nghiệm với các qui luậ
t được rút ra từ những quan
sát chi tiết và lâu dài và mô hình nhận thức sử dụng các hiểu biết về vật lý để mô
phỏng quá trình xói mòn như một hàm số toán học. Có thể kể ra đây một số mô
hình kinh nghiệm như Musgrave (1947), Renfro (1975) và nổi tiếng nhất là mô hình
USLE (Universal Soil Loss Equation) do Wischmeier và Smith phát triển [9,10,63].

Hiện nay, nhiều phiên bản của mô hình này đang được sử dụng tại nhiều nơi trên

13
Thế giới với các thông số được thay đổi cho phù hợp với điều kiện địa phương. Các
“mô hình nhận thức” [10] thường được sử dụng có thể kể ra là mô hình GAMES,
mô hình WEPP [10,47].
Hiện nay, các mô hình xói mòn được phát triển ngày càng phong phú để phù
hợp với tình hình từng địa phương cụ thể. Ðiều này cho thấy tích chất phức tạp
cũng như đa dạng của quá trình xói mòn. Chỉ trong một trang web về các mô hình
xói mòn, người đọc có th
ể tìm thấy 20 mô hình chính riêng với quá trình xói mòn
do nước ( . Lưu ý rằng đây mới chỉ là
liệt kê các mô hình đã được tin học hóa.
Với sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin, các nghiên cứu xói mòn
đã mang diện mạo mới – đó là việc áp dụng sức mạnh phân tích của công nghệ
thông tin vào mô phỏng và mô hình hóa xói mòn. Ngoài việc sử dụng GIS để giải
quyết bài toán xói mòn [4, 23, 24], nhiều chương trình tính xói mòn đã được thiết
lập riêng biệt, thậm chí nhiều chươ
ng trình còn được “đóng gói” (ví dụ như
SEAGIS, RUSLE2, ) hay đưa lên mạng internet để có thể tính toán xói mòn trực
tuyến [47,48,49].
Phụ lục 6 có điểm qua một số phần mềm tính toán xói mòn cũng như các mô
hình mà những phần mềm này sử dụng. Hầu hết chúng có thể được download từ
internet.
1.1.3. Các xu hướng mới trong nghiên cứu xói mòn
Hiện nay, xói mòn được nghiên cứu mở rộng hơn với nhiều loại hình và tính
chất khác nhau. Ban đầu, khi nói đến xói mòn do nước, h
ầu hết các công trình chỉ
đề cập đến xói mòn do rửa trôi bề mặt (runoff) [16]. Các khái niệm như xói mòn bề
mặt (sheet erosion); xói mòn tạo xẻ rãnh nhỏ (rill erosion); xói mòn liên rãnh

(interrill erosion); xói mòn xẻ rãnh lớn (gully erosion) đã được đề cập tới ngày càng
nhiều trong các công trình nghiên cứu hiện đại.
Xu hướng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu xói mòn trên thế giới, thể hiện
qua hội thảo lần thứ 12 của ISCO tổ chức tại Bắc Kinh năm 2002 là nghiên cứu xói
mòn theo hướ
ng mô hình hóa diễn tả động lực của quá trình xói mòn và nghiên cứu

14
xói mòn kết hợp với các khoa học khác, chủ yếu để tìm hiểu quá trình cũng như tác
động của xói mòn lên môi trường nhằm có được các biện pháp chống xói mòn khả
thi. Có thể hình dung các xu hướng này như hình 1.1.
Bảo tồn tài nguyên
đất và nước – Các
chính sách và hành
động ở qui mô khu
v
ực
Quản lý và phát
triển lưu vực
Bảo tồn tài
nguyên đất và
nước
Giảm
thiểu
Xói mòn
Quá trình xói
mòn và các ảnh
hưởng của nó tới
môi trường
Công nghệ và

phương pháp bảo tồn
tài nguyên đất và
nước
Ðánh giá, dự
báo, theo dõi xói
mòn
Kiểm soát
sa mạc hóa
Hình 1.1 Các xu hướng nghiên cứu xói mòn hiện đại

Một điều đáng chú ý là nhiều nhà khoa học [82] đã đồng ý rằng hầu hết các
nghiên cứu về xói mòn hiện được tiến hành nhằm các mục tiêu sao cho không cần
phải xem xét đến sự khác biệt tỷ lệ (qui mô) không gian và thời gian. Nhưng điều
này sẽ dẫn đến những sai biệt đáng kể. Theo Valentin và các đồng nghiệp, để có thể
dự báo được ảnh hưởng của sự thay đổi toàn cầu, chúng ta bu
ộc phải tìm hiểu quá
trình xói mòn diễn ra ở các qui mô thời gian và không gian khác nhau, và điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với kết luận của Drissa và nnk [82, 97].
• Quá trình xói mòn tương tác như thế nào với các quá trình khác ở các qui mô
thời gian và không gian khác nhau?
• Các quá trình diễn ra ở tỷ lệ lớn thúc đẩy thế nào (với tư cách là nguyên
nhân) tới quá trình xói mòn ở cấp độ thấp hơn?
• Và, đến lượt mình, các quá trình động ở tỷ lệ nhỏ h
ơn dẫn tới các điều kiện
ngưỡng mà quá trình xói mòn xảy ra ở cấp độ cao hơn và ngược lại?

15
Một cách tiếp cận thích hợp là cần thiết để có thể hiểu và dự báo ảnh hưởng
của thay đổi toàn cầu tới xói mòn đất [82, 35].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu xói mòn vẫn là sự tiếp tục phát triển các hướng

nghiên cứu truyền thống, trong đó phổ biến nhất là sử dụng phương trình mất đất
tổng quát USLE (Wishmeier và Smith năm 1978) để đánh giá lượng đất mất. Các
nghiên cứu này tập trung vào nhiều qui mô khác nhau (toàn qu
ốc, lưu vực, tỉnh, khu
vực) hoặc giải quyết các vấn đề đơn lẻ trong phương trình USLE (hệ số R, hệ số
K ).Một số tác giả đã có tìm tòi sâu hơn về tác động của xói mòn đến môi trường,
cụ thể hơn là đến tài nguyên đất. Trong đề tài nghiên cứu cơ bản 73 51 01, các tác
giả đã chỉ ra tác động môi trường của từng loại hình xói mòn, theo đó xói mòn bề
mặt làm cho đất thoái hoá (m
ất N, P, K ); xói mòn xẻ rãnh nhỏ làm mất đất, xói
mòn xẻ rãnh lớn ngoài việc làm mất đất còn là nguyên nhân gây sạt lở, trượt đất và
lũ quét, xói mòn trên núi đá vôi là nguyên nhân của sụp đất. Mọi loại hình xói mòn
đều gây ra bồi lấp hồ chứa, dòng chảy, cửa sông [16].
Một vài tác giả đã sử dụng phương trình RUSLE trong các nghiên cứu xói
mòn của mình. Pham Thai Nam và nnk. [67] đã áp dụng phương trình này để tính
toán lượng đất mất do xói mòn trên qui mô toàn cầu. Các chỉ số C và P được công
bố
trong nghiên cứu này cũng rất đáng chú ý.
Bên cạnh việc sử dụng mô hình mất đất, một phương pháp khác cũng được sử dụng
hiệu quả đó là áp dụng phương pháp địa hoá đồng vị, cụ thể là 137Cs để đánh giá
tốc độ xói mòn (đề tài 73 51 01). Dựa vào sự biến thiên hàm lượng 137Cs theo
chiều sâu trên từng đối tượng nghiên cứu cụ thể, tốc độ xói mòn được tính theo các
công thức thực nghiệ
m với đơn vị là t/ha.năm [16].
1.1.4. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất và các biện pháp hạn chế xói mòn
Tài nguyên thiên nhiên được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trong
những phương thức tiếp cận hiện đại, định nghĩa về tài nguyên thiên nhiên như sau
[11]:
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ những giá trị vật chất của thiên nhiên, cần
thiết cho sự tồn tại và hoạt động kinh tế của xã hội loài người như: khoáng sản,

đất

16
đai, động thực vật v.v và cả các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, ánh sáng, không
khí, nguồn nướcv.v Danh mục các loại tài nguyên thiên nhiên cũng thường xuyên
được mở rộng , tùy thuộc vào những tiến bộ của xã hội, vào tình độ khoa học-kỹ
thuật của con người. Hiện nay, người ta phân các tài nguyên thiên nhiên ra 3
loại[11]:
• Tài nguyên có thể phục hồi được là các loại tài nguyên thiên nhiên sau khi
khai thác, sử dụng hết, có thể tái tạo lại được sau m
ột thời gian nhất định. Ví
dụ: độ phì của đất đai, số lượng các loài động vật, thực vật v.v Tuy nhiên
sự phục hồi đó cũng có giới hạn nhất định. Nếu việc khai thác, sử dụng vượt
quá mức thì không thể phục hồi lại được. Chính vì vậy mà trên toàn thế giới
hiện nay đã có nhiều loài động, thực vật hoàn toàn bị tuyệt chủng, nhiều
vùng
đất đai trở thành hoang mạc v.v
• Tài nguyên không phục hồi lại được: các loại tài nguyên thiên nhiên mà quá
trình hình thành của chúng quá dài, hoặc điều kiện hình thành của chúng khó
lặp lại. Ví dụ khoáng sản là những tài nguyên đã được hình thành trong
những khoảng thời gian dài hàng triệu năm, hoặc trong những điều kiện địa
hình, khí hậu v.v hết sức đặc biệt.
• Tài nguyên vô tận: các loại tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên bề mặt trái đất
v
ới một lượng rất lớn, không bao giờ cạn như không khí, nước, ánh sáng mặt
trời v.v Tuy nói là vô tận, nhưng các loại tài nguyên này cũng có giới hạn
nhất định. Nếu như chất lượng của nó vì một lý do nào đó thay đổi (ví dụ
nước sông, nước biển bị ô nhiễm) thì giá trị sử dụng sẽ không còn nữa. Lúc
đó tính chất vô tận cũng không còn ý nghĩa.
Với tài nguyên đất, cho đến nay đã có nhiều định nghĩa trên nhiều quan điểm

nghiên cứu khác nhau. Trên quan điểm sinh thái học và môi trường, định nghĩa về
đất của Winkler (1968) [11] đã xem xét đất như một vật thể sống, và đất cũng tuân
thủ các quy luật sống: phát sinh, phát triển, thoái hóa và già cỗi. Ðiều quan trọng
trong định nghĩa này là tùy thuộc vào cách đối xử của con người đối với đất mà đất
có thể trở nên phì nhiêu hơn, cho năng suất cây trồng cao hơ
n và ngược lại. Cũng

17
với cách nhìn nhận như vậy, các nhà sinh thái học còn cho rằng đất là vật mang của
tất cả các hệ sinh thái tồn tại trên Trái Ðất. Vì đất tự mang trên mình nó các hệ sinh
thái nên muốn cho các hệ sinh thái bền vững thì trước tiên vật mang phải bền vững.
Do đó, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào tất cả các hệ sinh thái
mà đất “mang” trên mình nó.Một vật mang và lại được đặc thù bởi tính chất độc
đáo mà không vật thể t
ự nhiên nào có được - độ phì nhiêu giúp cho các hệ sinh thái
tồn tại, phát triển. “Xét cho cùng thì cuộc sống của con người cũng phụ thuộc vào
tính chất độc đáo này của đất” [11].
Dưới cách nhìn nhận về tài nguyên đất như trên, việc sử dụng hợp lý, bền
vững tài nguyên đất đang được đặt ra, đặc biệt với đất dốc. Với ý định tạo cơ sở
phương pháp luận và phương pháp để
đánh giá sử dụng đất dốc, một khung đánh
giá quản lý đất dốc bền vững đã được các nhà khoa học đưa ra năm 1991. Theo đó,
khái niệm bền vững bao gồm 5 thuộc tính:
• Tính sản xuất hiệu quả (productivity)
• Tính an toàn (security)
• Tính bảo vệ (protection)
• Tính lâu bền (viability)
• Tính chấp nhận (acceptability)
Bền vững là một khái niệm không cố định, nghĩa là bền vững có thể
thay đổi

theo không gian và thời gian. Và như vậy, nhu cầu có được sự đánh giá (hay cụ thể
hóa, định lượng hóa) sự bền vững ở một địa phương cụ thể trong một thời gian cụ
thể là rất lớn. Tuy nhiên, việc “đo lường” sự bền vững là rất khó khăn, vì thế, nhiều
nhà khoa học cho rằng có thể sử dụng sự “không bền vững”,vốn dễ xác định h
ơn (ví
dụ như lượng đất mất hay sự giảm sút năng suất cây trồng), thay thế trong một số
trường hợp [22].
Qui hoạch – công cụ quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Ðể có thể giảm thiểu xói mòn, biện pháp mà con người có thể tác động chính
là loại từ nguyên nhân gây ra xói mòn, hay nói đúng hơn, loại trừ khả năng hạt mưa
làm vỡ hạt đất [13, 59, 72]. Ðể làm được điề
u này, cần phải tăng cường độ che phủ -

18
và qui hoạch sử dụng đất là công cụ thích hợp nhất để đạt được điều đó. Theo quan
điểm của các nhà khoa học đất Việt Nam, quản lý sử dụng đất dốc không thể chỉ là
vấn đề kỹ thuật đơn thuần. Sự thành công chỉ có được do kết quả của việc kết hợp
chặt chẽ giữa “kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, chủ trương chính sách, xã hội nhân văn
và môi trường”. Nghĩa là giải pháp chính có thể tóm tắt lại là quy hoạch sử dụng đất
kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội (sau khi giao đất giao rừng - chủ
trương quản lý đất).
Ðã có nhiều nghiên cứu chứng thực và nhấn mạnh về vai trò quyết định của
lớp phủ thựcvật trong giảm xói mòn. Sự thay đổi lớp phủ thực vật, b
ị phá huỷ hay
hồi phục đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi của quá trình xói mòn và môi
trường sinh thái. Lớp phủ thực vật phát triển trên sườn dốc sẽ trực tiếp ngăn cản và
làm giảm xói mòn trọng lực (gravity erosion), nghĩa là làm giảm đáng kể hiện tượng
trượt đất. Nghiên cứu các thay đổi của lớp phủ thực vật trong 130 năm, các tác giả
cho rằng sự ph
ục hồi của thảm thực vật là nguyên nhân thay đổi từ xói mòn do các

yếu tố liên quan đến con người sang xói mòn tự nhiên dưới sự cân bằng sinh thái tự
nhiên [93]. Cũng nhằm làm sáng tỏ diễn biến của quá trình xói mòn và tìm biện
pháp để giảm thiểu nó, Zha Xiaochun đã cho thấy cường độ của xói mòn do canh
tác trên đất dốc gấp hơn 100 lần cường độ xói mòn của thảm rừng tự nhiên, và cùng
với xói mòn, môi chất dinh dưỡng trong đất cũ
ng bị mất đi, môi trường sinh thái bị
thay đổi và theo đó, lượng xói mòn lại tăng lên. Vì vậy, theo tác giả này, chuyển từ
canh tác trên đất dốc sang phục hồi rừng và tái tạo Lớp phủ thực vật tự nhiên là
“chìa khoá” nhằm cải thiện môi trường dưới góc độ giảm thiểu xói mòn [94].
Để tăng cường độ che phủ thực vật, một số nghiên cứu ở châu Á đã chỉ ra
rằng biện pháp t
ốt là khi rừng được giao cho cộng đồng quản lý. A.P.Gautam và các
cộng sự, nghiên cứu về sự thay đổi (thống kê và dynamic) của lớp phủ rừng trên
phạm vi một lưu vực tại Nepal trong 14 năm đã thấy rằng với những khu vực rừng
do cộng đồng quản lý, tỷ lệ tăng diện tích rừng và giảm diện tích cây bụi cao hơn
đáng kể so với khu vực không được cộng đồng quản lý [42]. Lại Vĩnh Cẩm cũng
cho rằng việc quản lý tốt đất đai là nhân tố chính góp phần làm giảm lượng đất mất.

19

×