Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
Tiết 29 – 35 CHỦ ĐỀ 5.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
MỤC TIÊU
- Nhận biết và trình bày được đặc điểm khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
- Nhận biết được những biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí
hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
- Trình bày được tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất được
những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
- Hình thành được ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
KHỞI ĐỘNG
Biến đổi khí hậu là trạng thái thay đổi của khí hậu so với trung
bình nhiều năm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến Lâm Đồng
với các hiện tượng thời tiết cực đoan và những thay đổi về nhiệt độ,
lượng mưa, dịng chảy,... Chúng ta cần có những giải pháp để ứng phó
và thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào?
Dựa vào thơng tin trong bài và những hiểu biết của mình, em hãy
cho biết biến đổi khí hậu là gì?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu về Đặc điểm khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng
Làm việc cá nhân (15 phút)
Bước 1. Dựa vào thơng tin trong bài và những hiểu biết của mình,
em hãy trình bày đặc điểm khí hậu của tỉnh Lâm Đồng.
Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ khí hậu
của Lâm Đồng; phân tích bảng số liệu về lượng mưa, giờ nắng, nhiệt
độ của Lâm Đồng.
1
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4. Giáo viên thông tin phản hồi và chuẩn xác nội dung:
Lâm Đồng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, thay đổi theo độ
cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khí hậu
tương đối thuận lợi, khơng có nhiều biến động và thời tiết cực đoan
như các vùng khác. Khí hậu của Lâm Đồng có ảnh hưởng đến nhiều
hoạt động kinh tế đặc biệt là nông nghiệp và du lịch. Đà Lạt là một
thành phố du lịch với khơng khí mát mẻ, trong lành. Là một trong năm
tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng có nhiều địa điểm tham quan
du lịch và nghỉ dưỡng thu hút đơng đảo du khách.
Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tại Lâm Đồng dao động trong
khoảng 18,1 – 26,10C, khí hậu ơn hồ và mát mẻ quanh năm, thường ít
có những biến động lớn trong chu kì năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất
là tháng 5 với nhiệt độ trung bình khoảng 250C và tháng lạnh nhất trong
năm là tháng 02 với nhiệt độ trung bình khoảng 170C (tại trạm quan
trắc Bảo Lộc, năm 2021). Nhiệt độ trung bình có sự thay đổi rõ rệt giữa
các khu vực trong tỉnh, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Tại trạm quan
trắc Đà Lạt, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất lần lượt là 20,6 0C (tháng 6) và
13,50C (tháng 2).
Bảng 5.1. Đặc điểm về phân bố nhiệt độ theo độ cao của tỉnh Lâm
Đồng
Độ cao (m)
Các đặc trưng
Nhiệt độ trung bình
< 500
> 22
2
500 – 1
1 000 – 1
000
500
20 – 22
18 – 20
>1 500
< 18
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
hàng năm (0C)
(Nguồn: Địa chí Lâm Đồng)
Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng
1
753,7
–
3 415,2 mm. Trong đó, tại trạm quan trắc Liên Khương (Đức Trọng),
lượng mưa cực tiểu là 5,7 mm (tháng 01) và lượng mưa cực đại là
422,6 mm (tháng 9).
Về độ ẩm và số giờ nắng: Độ ẩm không khí trung bình trong năm
khoảng 76 – 87%, tổng số giờ nắng cả năm là 1 846 – 2 308 giờ.
Các yếu tố khí hậu trên thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng
kết hợp với phát triển các loại cây trồng, vật ni có nguồn gốc cận
nhiệt và ôn đới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Những biểu hiện và nguyên nhân của biến
đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng
Làm việc theo nhóm (25 phút)
Bước 1. Dựa vào thơng tin trong bài và những hiểu biết, hãy cho
biết những biểu hiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ diễn
biến nhiệt độ và lượng mưa ở Lâm Đồng qua các giai đoạn
Bước 3. Từ kết quả phân tích ở trên, hãy chỉ ra những giai đoạn
biến đổi bất thường về nhiệt độ, lượng mưa, dịng chảy sơng ngịi ở
Lâm Đồng.
Bước 4. Học sinh báo cáo kết quả.
Bước 5. Giáo viên thông tin phản hồi và chuẩn xác nội dung:
Em có biết?
3
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và
các hình thái thời tiết. Những thay đổi này có thể là tự nhiên, chẳng
hạn như thông qua các biến động trong chu kì Mặt Trời. Nhưng kể từ
những năm 1800, các hoạt động của con người đã trở thành nguyên
nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu
hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Q trình đốt nhiên liệu hố thạch tạo ra lượng phát thải khí
nhà kính rất lớn, có chức năng giống như một “tấm chăn” quấn
quanh Trái Đất, giữ nhiệt của Mặt Trời trong bầu khí quyển và làm
tăng nhiệt độ của hành tinh. Các loại khí nhà kính chính gây biến đổi
khí hậu là carbon dioxide (CO2) và methane (CH4), được tạo ra từ
việc sử dụng xăng để lái ô tô hoặc than để sưởi ấm một tồ nhà. Việc
phát quang đất và rừng cũng có thể sản sinh ra khí CO2. Trong khi
đó, các bãi rác là nguồn “siêu phát thải” khí methane – thời gian
tồn tại trong khí quyển ngắn hơn nhưng có khả năng giữ nhiệt toả ra
từ Mặt Trời cao hơn nhiều lần so với CO2. Một số nguồn phát thải
khí nhà kính khác bao gồm cơng nghiệp, giao thơng, các tồ nhà,
nông nghiệp và sử dụng đất.
(Nguồn:
vietnam.un.org)
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng
– Biến đổi nhiệt độ: Mức độ biến đổi nhiệt độ của tỉnh Lâm Đồng
được đo tại các trạm khí tượng (Đà Lạt, Liên Khương, Bảo Lộc) có xu
hướng thay đổi rõ rệt trong giai đoạn từ năm 1980 trở lại đây. Giai
đoạn 1980 – 2019, nhiệt độ trung bình tại trạm khí tượng Đà Lạt có xu
4
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
thế tăng khoảng 0,0176ºC/năm, ở Liên Khương tăng khoảng 0,0212ºC/
năm; ở Bảo Lộc tăng khoảng 0,0192ºC/năm.
– Biến đổi lượng mưa: Lượng mưa tại các trạm quan trắc Đà Lạt,
Liên Khương, Bảo Lộc trong giai đoạn 1980 – 2019 có xu thế tăng,
mưa trái mùa thường xuất hiện. Trong đó, lượng mưa trung bình giai
đoạn 1980 – 2019 biến động bất thường với lượng mưa lớn vào mùa
mưa; mùa khơ khắc nghiệt, ít mưa. Trong giai đoạn 1980 – 2019,
lượng mưa trung bình năm ở Đà Lạt có xu thế tăng 3,8148 mm/năm,
đạt trung bình nhiều năm là 1 830,3 mm; trong đó lượng mưa cao nhất
là 2 357 mm (năm 2000), thấp nhất là 1 353,9 mm (năm 1981).
– Biến đổi dịng chảy: Sơng, suối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phân
bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/ km 2 với độ dốc đáy nhỏ
hơn 01%. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt nên hầu hết các
sông, suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở
thượng nguồn. Mưa lớn trên các sơng chính là nguyên nhân chủ yếu
gây ra lũ, lũ quét và sạt lở đất tại đây. Theo Báo cáo Kế hoạch hành
động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, modul dịng chảy trung bình nhiều năm tại
lưu vực sơng Đa Dâng là 32,2 l/s.km², modul dòng chảy tháng lớn nhất
là 222,7 l/s.km² (tháng IX/2007), modul dòng chảy nhỏ nhất là 4,2
l/s.km² (tháng IV/1983).
- Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Lâm Đồng
Dựa vào thông tin trong bài và nội dung E
" m có biết", em hãy trình bày
những ngun nhân gây biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
Các nguồn gây phát thải khí nhà kính của tỉnh Lâm Đồng chủ yếu
đến từ hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt,...) phát thải các
5
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
khí CH4 và N2O; hoạt động sử dụng nhiên liệu như than đá trong công
nghiệp, giao thơng vận tải và hoạt động xử lí chất thải như thiêu huỷ,
đốt chất thải và xử lí nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp
chưa đúng cách,... tạo ra khí CO2 và khí CH4. Bên cạnh đó, hiện trạng
suy thoái tài nguyên rừng do cháy rừng, các hoạt động lấy đất rừng để
sản xuất vẫn còn là những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiện
trạng biến đổi khí hậu.
Hoạt động 3. Tìm hiểu Tác động của biến đổi khí hậu tại Lâm
Đồng
Làm việc theo cặp đôi (25 phút)
Bước 1. Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết, hãy:
+ Cho biết tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, kinh tế – xã
hội của tỉnh Lâm Đồng.
+ Lấy một số ví dụ minh hoạ cho tác động của biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, lấy ví dụ về tác
động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, kinh tế - xã hội, sản xuất
nông nghiệp, dịch vụ ở Lâm Đồng.
Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4. Giáo viên thông tin phản hồi và chuẩn xác nội dung:
- Đối với tự nhiên và hệ sinh thái: Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng
đến tự nhiên và hệ sinh thái như sau:
Gây suy giảm chất lượng khơng khí các đơ thị. Nhiệt độ có xu
hướng gia tăng, mơi trường khơng khí sẽ trở nên nóng hơn, sức chịu
tải của khơng khí thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực đối với các
6
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
khu vực có tốc độ đơ thị hố cao như trung tâm thành phố, khu cơng
nghiệp,...
Làm thay đổi lượng mưa dẫn đến sự thay đổi độ ẩm trong khơng
khí, làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh do sự sinh trưởng của
các lồi cơn trùng gây hại, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và hoạt động
sản xuất nông nghiệp của người dân.
Làm biến đổi lưu lượng dòng chảy giữa các mùa (gia tăng về
mùa mưa và giảm về mùa khơ) dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở một số huyện vùng núi như: Lâm
Hà, Lạc Dương, Đam Rông,... làm tăng nguy cơ cháy rừng vào mùa
khô nhưng lại gây sạt lở do tần suất và cường độ các trận lũ lớn hơn
vào mùa mưa.
Gây tác động không nhỏ đến tài nguyên đất, nhất là các khu vực
dễ bị sạt lở. Tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài, gây nên tình
trạng đất đai bị khơ cằn, nhiều diện tích đất trồng phải chuyển đổi
mục đích sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu với các hệ quả của nó (lũ lụt, hạn hán, cháy
rừng, xói mịn và sạt lở đất,...) sẽ đẩy nhanh sự suy thoái đa dạng
sinh học,nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở tỉnh Lâm Đồng,
làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật, làm biến
mất các nguồn gen quý, hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh. Với
tác động của biến đổi khí hậu, trong mùa khơ, nhiệt độ khơng khí
tăng lên, lượng mưa giảm, nguy cơ cháy rừng tăng lên. Trong giai
đoạn 2001 – 2020, toàn tỉnh xảy ra 492 vụ cháy rừng, gây thiệt hại
295,88 ha rừng.
- Đối với kinh tế – xã hội
7
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
Về nơng nghiệp: Biến đổi khí hậu làm thay đổi loại giống cây
trồng truyền thống tại địa phương, tăng khả năng phát triển sâu bệnh,
dịch bệnh tại nhiều địa phương làm ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng vật nuôi và cây trồng. Tác động của các hiện tượng khí hậu cực
đoan khác như lốc xốy, mưa đá,… gây thiệt hại nặng cho cây trồng và
làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là
gia súc. Điển hình như địa bàn các huyện phía nam của tỉnh như Cát
Tiên, Đạ Tẻh thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ; lốc xoáy ảnh
hưởng đến các vườn cà phê, cây ăn trái tại các huyện Di Linh, Bảo
Lâm, Đạ Huoai, Đam Rông...; hư hỏng rau màu, nhà kính trồng rau và
hoa tại thành phố Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng,...
Về công nghiệp: Biến đổi khí hậu làm gia tăng chi phí đầu tư sản
xuất, giảm hiệu quả sản xuất, giảm năng suất, chất lượng của sản
phẩm công nghiệp.
Về dịch vụ: Vào mùa mưa, mưa lớn cục bộ, kèm theo lốc xoáy
hoặc mưa đá gây hư hỏng các cơng trình bảo vệ kết cấu hạ tầng, ngã
đổ cây xanh đô thị. Hạn hán và sự gia tăng nhiệt độ vào mùa hè làm
suy giảm nguồn cấp nước đơ thị. Ngồi ra, sự chệnh lệch nhiệt độ
ngày và đêm cao, cùng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng
đến chất lượng và tuổi thọ cơng trình, tăng chi phí bảo trì, xây dựng.
Về xã hội: Sinh kế của người dân trở nên bấp bênh và khắc nghiệt
hơn, gây suy giảm sức khoẻ con người, dẫn đến tăng nguồn chi cho hệ
thống y tế, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động.
Em có biết?
Theo các chuyên gia, địa phương Lâm Đồng nói riêng và Việt
Nam nói chung được đánh giá là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng do
8
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
biến đổi khí hậu gây ra, trong đó sản xuất nơng nghiệp là lĩnh vực
chịu tác động nhiều nhất. Nắng hạn, lũ lụt, mưa đá, lốc xoáy,... là
những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng với mật độ và cường độ ngày càng tăng, đặc biệt là trong vòng
05 – 07 năm gần đây. Biến đổi khí hậu giờ đây khơng cịn là khái
niệm trên lí thuyết hay đề tài của những buổi hội thảo, toạ đàm, mà
đã thực sự hiện hữu, tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân.
Theo thống kê gần đây tại Lâm Đồng, diễn biến của biến đổi khí hậu
ngày càng phức tạp. Nắng nóng kéo dài, tổng lượng mưa biến động
hơn so với trung bình nhiều năm; nhiệt độ trung bình trên tồn khu
vực ở mức cao hơn các năm từ 1,5 – 02 0C; mực nước trên các sông,
suối thấp hơn từ 0,06 – 0,61 m so với mực nước trung bình nhiều
năm. Ví dụ như thành phố Đà Lạt, nhiệt độ trung bình thường dao
động chỉ từ 24 đến 260C thì có thời điểm nhiệt độ lại lên đến 30,6 0C.
Tình hình thời tiết như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất của người dân, gây thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, ngập
úng vào mùa mưa.
(Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng)
Hoạt động 4. Tìm hiểu, đề xuất Các biện pháp để ứng phó với biến
đổi khí hậu
Làm việc theo nhóm (25 phút)
Bước 1. Làm việc cá nhân; Dựa vào thông tin trong bài học và sơ
đồ hình 5.4, em hãy:
+ Trình bày các giải pháp để giảm thiểu và thích ứng với tác động
của biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
9
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
+ Trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đó, theo em, giải
pháp nào là quan trọng nhất với Lâm Đồng? Vì sao?
Bước 2. Họa sinh trao đổi theo cặp:
+ Liệt kê các giải pháp giảm thiểu, thích ứng với với tác động của
biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
+ Đưa ra các giải pháp của cá nhân để giảm thiểu, thích ứng với
với tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.
Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả, các nhóm trao đổi, phản biện.
Bước 4. Giáo viên thơng tin phản hồi và chuẩn xác nội dung:
Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thích ứng và
giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong các hoạt động
bằng các biện pháp như:
- Nâng cao, nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu
Cơng tác tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu: nâng cao
nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu bao gồm thiết lập hệ
thống thông tin về biến đổi khí hậu; dự báo về biến đổi thời tiết, khí
hậu, thuỷ văn, cảnh báo thiên tai bão lũ, sạt lở đất, cháy rừng,…
- Quản lí, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên
+ Quản lí, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên
thông qua hoạt động về ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất
lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2020 –
2025, định hướng đến năm 2025 độ che phủ của rừng của tỉnh đạt 57%.
+ Tăng cường việc quản lí tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để
giảm thiểu tình trạng thiếu nước trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn
nước, sử dụng tiết kiệm nước; quản lí chặt chẽ việc thăm dị, khai thác,
10
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước; tăng cường thực hiện chính
sách tái sử dụng nguồn nước.
+ Quản lí và bảo vệ tài nguyên đất hiệu quả trong điều kiện thích
ứng với biến đổi khí hậu như nghiên cứu xác định những tác động của
biến đổi khí hậu đến thổ nhưỡng, các loại hình sử dụng đất, đề xuất các
biện pháp xử lí thích hợp. Thực hiện các biện pháp chống xói mịn, sạt
lở đất trong trường hợp lượng mưa tăng đột biến như: đắp đập, xây bờ
kè,... Nghiên cứu các biện pháp chống sa mạc hố ở những khu vực có
khả năng bị hạn hán nặng và lâu dài khi nhiệt độ gia tăng đột biến,...
+ Bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học trong điều
kiện biến đổi khí hậu như: nghiên cứu giải pháp gìn giữ, bảo tồn nguồn
gene, đặc biệt các loài động vật, thực vật đặc hữu của địa phương để
gìn giữ đa dạng sinh học trong điều kiện biến đổi khí hậu.
+ Quản lí rừng bền vững nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu. Triển khai kế hoạch bảo vệ, trồng mới để phát triển rừng
phòng hộ đầu nguồn; nghiên cứu chọn, tạo giống cây lâm nghiệp nhằm
thích ứng với các điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu.
- Phát triển sản xuất nơng nghiệp bền vững thích ứng với tình hình
biến đổi khí hậu
+ Tích cực triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ
trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh để bảo vệ môi
trường và phát triển sản xuất nơng nghiệp bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu. Khuyến khích ứng dụng nơng nghiệp công nghệ cao trong
sản xuất, tăng cường công tác quản lí, kiểm sốt nhà lưới, nhà kính trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
11
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
– Nghiên cứu điều chỉnh thời vụ sản xuất, triển khai hệ giống cây
trồng, vật nuôi ít phát thải, sử dụng tiết kiệm nước, thích ứng với điều
kiện biến đổi khí hậu, chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng biện pháp
canh tác trên đất dốc, sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Quy hoạch, nâng cấp lại hệ thống thuỷ lợi để ứng phó với tình
trạng lũ và hạn hán thất thường kết hợp với sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên nước
- Quản lí, phát triển ngành cơng nghiệp, năng lượng thích ứng với
biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu cơng nghiệp xanh, hạn chế
lượng phát thải chất ô nhiễm ra mơi trường, nghiên cứu và phát triển
các loại hình sản xuất nhiên liệu sinh học mới, phát triển các nguồn
năng lượng sạch, tái tạo.
- Phát triển hạ tầng giao thông vận tải thích ứng với biến đổi khí
hậu
Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh vào các quy
hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải, phát triển và sử dụng
nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giảm sử dụng nhiên liệu
truyền thống trong hoạt động giao thơng vận tải.
- Phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu
Phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, bảo tồn sinh thái,
phát triển du lịch xanh dung hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khống chế thay đổi của môi trường sinh thái, bảo vệ, duy trì mơi
trường tự nhiên đồng thời khơi phục tài nguyên đã bị huỷ hoại.
LUYỆN TẬP: 20 phút
12
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
Dựa vào thông tin trong bài học và thơng tin tham khảo, em hãy
hồn thành phiếu học tập dưới đây vào vở:
Yếu tố
Biểu hiện của biến đổi khí
Tác động của biến đổi
hậu ở Lâm Đồng
khí hậu ở Lâm Đồng
Nhiệt độ
Lượng
mưa
Dòng chảy
VẬN DỤNG: 20 phút
Dựa vào số liệu và thơng tin trong bài học, em hãy trình bày một
số biện pháp mà em và các bạn có thể thực hiện tại địa phương để góp
phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tiết 35: Kiểm tra cuối HK II
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng những kiến thức của chủ đề để giải quyết
vấn đề thực tiễn trong cuộc sống
+ Hình thành được các phẩm chất trách nhiệm, trung thực.
+ Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng các
công cụ của địa lí học; năng lực CNTT; năng lực giao tiếp và hợp
tác.
- Hình thức: thức hiện dự án học tập (theo nhóm).
13
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
- Nội dung: tìm hiểu về sự biến đổi khí hậu ở địa phương và
những giải pháp địa phương đã thực hiện; đề xuất những giải pháp để
giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.
- Thời gian: hoàn thành trong 01 tuần (tuần 35 hoặc 34).
- Tiêu chí đánh giá: Rubric đánh giá như sau
Tiêu chí
Mức độ A Mức độ B Mức độ C Mức độ D
1. Nội dung
1.1.
Trình Trình bày Trình bày Trình bày Hồn tồn
bày
khái khái
niệm khái niệm khái niệm lạc
đề,
niệm và biểu và đầy đủ và khá đầy và khá đầy khơng trình
hiện của biến các
đổi khí hậu ở hiện
địa phương
biểu đủ các biểu đủ các biểu bày
được
của hiện
của hiện
của nội
dung
biến đổi khí biến
đổi biến
đổi theo
định
hậu ở địa khí hậu ở khí hậu ở hướng.
phương
địa phương địa phương
- Nêu được - Có nêu -
Khơng
ví dụ cụ thể, được
một nêu
chính
biểu ví dụ, dẫn
xác số
và đầy đủ.
hiện
được
của chứng.
biến đổi và
ví dụ cụ
1.2.
thể.
Những - Nêu được - Nêu được - Nêu được - Hoàn toàn
giải pháp địa đầy
phương
đủ khá đầy đủ khá đầy đủ không
đã những giải những giải những giải được
thực hiện để pháp
địa pháp
14
địa pháp
nêu
giải
địa pháp và dẫn
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
giảm thiểu và phương đã phương đã phương đã chứng hoặc
thích ứng với thực hiện để thực
hiện thực
hiện nêu
những
biến đổi khí giảm thiểu để
giảm để
giảm giải
pháp
hậu
và
thích thiểu
và thiểu
với thích
ứng thích
ứng của
biến với
biến phương
ứng
biến đổi khí với
hậu
và khơng phải
địa
đổi khí hậu đổi khí hậu thực hiện.
- Có ví dụ - Có một -Ví dụ cịn
và
minh số ví dụ và chung
chững
cụ minh
chung,
thể,
đúng chững
đắn,
phân thể,
tích
được đắn, phân thiếu ví dụ,
tác
động tích
của
cụ chưa chính
đúng xác
hoặc
được dẫn chứng.
những tác
động
biện pháp… của những
biện
pháp…
1.3. Đề xuất những
Đưa
ra - Đưa ra - Đưa ra - Không đưa
giải được từ 5 được từ 3 - được từ 1 - ra được biện
pháp để giảm giải
thiểu và thích đúng
ứng với biến lên.
pháp 4
biện 2
trở pháp.
biện pháp nào.
pháp.
- Các giải - Các giải
đổi khí hậu - Các giải pháp
có pháp
có
tại
địa pháp có tính tính đúng tính đúng
phương.
đúng đắn, đắn, khoa đắn, khoa
15
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
khoa
học, học, có thể học, có thể
có thể thực thực
hiện thực
hiện
hiện được. được.
được.
2. Trình bày - Nội dung - Nội dung - Nội dung - Nội dung
trình
bày trình
phù hợp với phù
bày trình
bày trình
bày
hợp cịn
một chưa
phù
chủ
đề; với chủ đề vài
chỗ hợp chủ đề.
thông
tin nhưng
phù
phong phú thông
đa
tin hợp
dạng, chưa
chính xác.
đề;
phong phú dung
- Trình bày đa
khoa
chưa
chủ
nội
cịn
dạng, nghèo nàn,
học, chính xác.
thiếu nhiều
có sự sáng - Trình bày thơng tin.
tạo.
khá đẹp, rõ
ràng.
Thang đánh giá:
- Mức A: Đạt được 7 tiêu chí.
- Mức B: Đạt được 6 tiêu chí (đủ ý trong các tiêu chí 1,2,3).
- Mức C: Đạt được 4 - 5 tiêu chí (đủ ý trong các tiêu chí 1,2).
- Mức D: Đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống.
* Đạt được Mức A, B, C: thì được đánh giá Đạt; còn lại Chưa
đạt.
16
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
17
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
18
Giáo án chủ đề 5 môn giáo dục địa phương lớp 11 tỉnh Lâm Đồng
………………………het……………………………….
19