Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế các tỉnh tây nguyên mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế các tỉnh tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 81 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHĨ HƠ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG THẢO

MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH
VÀ TẦNG TRƯỞNG KINH TỂ
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VÀN THẠC sĩ KINH TÉ HỌC
IRƯANG đại học mù ĨP.HCM

THƯ VIỆN
---------------- HƯỚNG DẢN KHOA HỌC:

PGS.TS. LÊ BẢO LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


TĨM TẮT
Nghiên GÚU này được thực hiện nhằm phân tích và đo lường mức độ tác

động của các yếu tố du lịch đến tang, trưởng kihh tế tại các tỉnh Tây Nguyên,
trong giai đoạn (2004 - 2013). Nghiên cứu sử dụng .biến tốc độ tăng GDP theo
giá so sánh năm 2010 làm chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây

Nguyên, sử dụng biến tỷ trọng doanh thu du lịch trên GDP đại diện cho hoạt
động du lịch ở địa phương. Đổ đánh giá tác động của du lịch đến tăng trường


kinh tế, tác giả sử dụng bộ dữ liệu bảng thứ cấp được thu thập đồng bộ từ Niên

giám Thống kê và Sờ Văn hoá - Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Nguyên sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng hồi quy mơ hình REM.
Két quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng doanh thu du lịch có tác động tích

cực đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, biến tỷ trọng chi ngân sách địa
' phương cũng có tác động đồng biến tới tốc độ tăng GDP theo giá so sánh 2010.
Đề tài nghiên cứu được trình bày trong sáu chương. Trong đó chương đầu

tiên nhằm giới thiệu vấn đề nghiên cứu, đưa ra câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu;

Tiếp theo là Chương thứ hai nhằm phân tích tổng quan tình hình phát triển kinh
tế - xã hội và hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên. Chương thứ ba, giới
thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan.

Chương thứ tư, trình bày phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và dữ
liệu nghiên cứu. Chương thứ năm, phân tích kết quả nghiên cứu. Chương cuối
đưa ra kết luận và khuyến nghị chính sách dựa trên kết quả đạt được.

iii


MỤC LỤC
Trang:

Lời cam đoan.....:.........................

i


Lời cảm ơn......................................................

ii

Tóm tắt.............. .............................................

iii

Mục lục................................................................................................................................................iv
Danh mục hình và biểu đồ..................

vii

Danh mục bảng................................................................................................................................. viii
Danh mục từ viết tắt........................................................................................................................... ix

CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀi NGHIÊN cứu............................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................................................ 1

1.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 4
1.4. Ý nghĩa cùa đề tài................................................................................................................... 4

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................. ;...................................................... 5
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu..................................................................

5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỒNG QUAN KHU vực TÂY NGUYÊN.......................................6
2.1. Tổng quan về Tây Nguyên..................................................................................


2.1.1. VỊ trí địa lý, diện tích tự nhiên................

6
6

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.................................................. .................................................. 7
2.1.3. Hệ thống giao thông................................. '.............................. .................................... 10
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hoá............................................................................... 12
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên.....................................................19

2.2.1. Doanh thu và lượt khách du lịch............................... .’.................................................. 19
2.2.2. Quy mô cơ sở lưu trú du lịch ưên địa bàn Tây Nguyên............................................... 23

CHƯƠNG 3: Cơ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................
iv

25


3.1.

Tổng luận về du lịch............................................................................................................25

3.1.1 .

Khái niệm du lịch............................................................. ,....................................... 25

3.1.2 Khách du lịch................................................;.....................
3.2.


26

Tổng luận về tăng trưởng kinh 'tế................................... ....................................................26
»

x

3.2.1.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế..................... ............................................................... 26

3.2.2.

Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế..............................

3.2.3.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế............................................................. 28

3.2.4.

Cách tính tăng trường kinh tế....................................................................................... 30

3.2.4.

Tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế địa phương................................... 31

3.3


27

Tổng luận các mơ hình tăng trưởng kinh tế....................................................................... 32

3.3.1.

Mơ hình của Adam Smith (1723 - 1790).................................................................... 32

3.3.2.

Mơ hình hàm sản xuất Cobb - Douglas....................................................................... 33

3.3.3.

Mơ hình Harrod - Domar............................................................................................. 33

3.3.4.

Mơ hình tăng trưởng Solow (Tân cổ điển)..................................................

3.3.5.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại........................................................................ 34

3.4.

33

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................. 35


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN cứu........................ 41

4.1

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 41

4.2

Mơ hình nghiên cứu.......................................... ................................................................ 41

4.2.1.

Thiết kế mơ hình nghiên cứu....................................................................................... 42

4.2.2.

Mơ hình nghiên cứu..................................................................................................... 42

4.2.3.

Các biến số trong mơ hình nghiên cứu và‘ giải thuyết nghiên cứu............................. 44

.

Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................................47

4.3

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN cứu.................................................................. 48


5.1.

Phân tích thống kê mơ tà.............. ...................................

5.2.

Phân tích ma trận hệ số tương quan các biến.................................................................... 52

5.3.

Kiểm fra khuyết tật của mơ hình...........................................
V

48

54


5.3.1.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mơ hình...................................................... 54

5.3.2.

Kiểm định yếu tố ngẫu nhiên tuân theo quy luật chuẩn............................................ 54

5.4.

Kểt quả hồi quy dữ liệu bàng...........................


55

5.4.1.

Lựa chọn phương pháp ước lượng mơ hình'..... í............................

5.4.2.

Phân tích kết quả hồi quy.... ....:......................... Ặ.......................................................55

55

5.5.

Thảo luận kết quả........................................................

57

5.6.

So sánh với các nghiên cứu trước................................................

60

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ.......................................................................... 61
6.1.

Kết luận...............................................;.........................

61


6.2.

Khuyến nghị...... ..........................................

62

6.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................................. 67

6.3.1.

Hạn ché của đề tài....................................................................................................... 67

6.3.2.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 69

PHỤ LỰC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ.................................................................................................. 74 ‘
PHỤ LỤC 2: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN..................................................

76

PHỤ LỤC 3: KIÊM ĐỊNH HAUSMAN.......................... :................................

78


PHỤ LỤC 4: MƠ HÌNH HƠI QUY REM........................................................................................79
PHỤ LỤC 5: KIÊM ĐỊNH PHẦN DƯ............................................................................................. 80

PHỤ LỤC 6: KIÊM TRA ĐA CỘNG TUYÉN.........................................

vi

81


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIẺƯ ĐỎ
.

■*

~

Trang:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất Tây Nguyên phân theo tinh năm 2012.......................15
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất Tây Nguyên phân theo khu vực năm 2012............... 15
Hình 2.1: Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch khu vực Tây Nguyên giai đoạn

2004-2013........

20

Hình 2.2: Khách nội địa đến Tây Nguyên giai đoạn 2004 - 2013 ..................................... 21
Hình 2.3: Lượt khách quốc tế đến Tây Nguyên giai đoạn 2004 - 2013............................. 23
Hình 5.1: Kiểm định Histogram - Normality..................


54

Hình 5.2: Cơ cấu chi ngân sách trên GDP giá so sánh khu vực Tây Nguyên

giai đoạn (2004-2013)...........................................................................................................58

Hình 5.3: Cơ cầu chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách khu vực Tây

Nguyên giai đoạn (2004 -2013).............................................................................................. 59
Hình 5.4: Cơ cấu chi đầu tư trên tổng chi ngân sách khu vực Tây Nguyên....................... 59

viii


DANH MỤC BÁNG
Trang:
Bảng 2.1: Diện tích và dân sổ các tìnhTâỵ Ngun

.....................

;............................. 6

Bảng 2.2: Khí hậu khu vực Tây Ngun..í.-...... ........ :...v............................

8

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành ........................................................ 9

Bảng 2.4: GDP khu vực Tây Nguyên theo giá so sánh 2010 giai đoạn 2004 - 2013............. 13

Bàng 2.5: Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế năm 2012.......

14

Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012............................................................................. 14
Bàng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng................................................................ 16

Bảng 2.8: Một số hoạt động kinh té khu vực Tây Nguyên năm 2012..................................... 16
Bảng 2.9: Doanh thu xã hội từ du lịch các tinh Tây Nguyên.................................................... 19
Bảng 2.10: Lượt khách du lịch nội địa các tinh Tây Nguyên.................................................. 21
Bảng 2.11: Lượt khách du lịch quốc tế đến Tây Nguyên..........................................................22
Bảng 3.1: Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện........................................................................ 37
Bảng 5.1: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu.................... 48

Bảng 5.2: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát trong mơ hình nghiêncứu (tt).............. 50
Bảng 5.3: Ma ưận hệ số tương quan các biến........................................................................... 52

Bảng 5.4: Ma trận hệ sổ tương quan các biến (Tiếp theo)........................................................ 53
Bàng 5.5: vấn đề đa cộng tuyến............................................................................................... 54

Bảng 5.6: Kết quả kiểm định Hausman..................................................................................... 55
Bảng 5.7. Két quà hồi quy mô hình nghiên cứu........................................................................ 56
Bảng 5.8: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy dữ liệu bảng............................................................. 56

viii


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
. r ■■
GDP (Gross National Product): Tổng sản phẩm địa phương

FEM (Fixed Effects Model): Mô hình các ảnh hưởng cố định

REM (Random Effects Model): Mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

ILO (International Labour Organization): Tổ chức Lao động Quốc tế

UNWTO (World Tourism Organization): Tổ chức Du lịch Thế giới

ix


HVTH: Nguyễn Trọng Thảo

GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN VỀ ĐÈ TÀI NGHIỆN cứu
\

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu



••

1

Ngày nay, du lịch là một trong những ngành công nghiệp khơng khói phát triển
nhanh nhất và là một hoạt động kinh tế quan trọng đối với các nước đang phát triển


cũng như một số nước phát triển. Du lịch góp phần đẩy nhanh mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân; tạo ra hàng triệu cơ

hội việc làm trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành có liên quan khác như giao thơng
vận tài, tài chính, cơng nghiệp hàng tiêu dùng, nông nghiệp, kinh doanh lưu trú, ăn

uống...
Phạm Quang Hưng (2012), hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du

lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào
sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... của đất nước. Có những quốc

gia đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cứu cánh, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Tại Hội

nghị Bộ trưởng Du lịch G20 (2012) tại Mexico, cho biết, ngành du lịch chiếm 9% thu
nhập GDP thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển
nhanh nhất. Theo số liệu của UNWT0 (2014), mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế

giới đang bị khủng hoảng, năm 2013 lượng khách du lịch toàn thế giới vẫn tăng 5% so
với năm 2012, đạt xấp xì 1,1 tỷ lượt khách.

ở Việt Nam, du lịch đã được Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn;
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện

đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc

văn hóa dân tộc,.... Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (2014), trong năm 2013, tổng
thu từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỳ đồng, tăng 25% so với năm 2012; lượng khách

du lịch nội địa đạt 35 triệu lượt khách, tăng 7,7%; khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần
7,6 triệu lượt, tăng 10,6%. Trong khi đó, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2014, lượng khách

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên

1


GVHD: PGS.TS. Lê Bào Lâm
-JUJU—jạỊ.sR*.»jm-UiạẠl -1^u^auựu1

HVTH: Nguyễn Trọng Thảo
—I|xg\^u. ,'■*!> ịL4-L-iụ ...ịẠyrvxựuựje.-ạ.5:ụw-j;

quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 3,8 triệu lượt khách, tăng 26,07% so với cùng kỳ năm
2013.

Tây Nguyên là một vùng caomguyên của Việt Nam, với địa hình đồi núi, khí
hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều tiềm năng kinh te -..xã. hội và phát triển du lịch. Theo
Cục Thống kê các tỉnh Tây Nguyên (2012), Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Turn, Gia

Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8%

diện tích cả nước, dân số đến cuối năm 2012 là 5.376.553 người, là một trong bảy
vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay. Tây Nguyên vừa có vị trí chiến lược đặc


biệt quan trọng về quốc phịng, an ninh, vừa có điều kiện để phát triển một nền kinh tế
mở. Tây Nguyên là khu vực khơng những có vị trí quan trọng trong chiến lược phát

triển du lịch của Việt Nam với các loại hình du lịch phong phú đa dạng, mà cịn có

tiềm năng kinh tế - xã hội với tài nguyên rất phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình phát triển kinh tế
- xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên đạt nhiều thành tựu đáng

khích lệ, tăng trường GDP đạt 11,8%, huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%, tổng

kim ngạch xuất khẩu tăng 11%, thu ngân sách tăng 9,26% so với năm 2011. Thu nhập
e'

bình qn đầu người đạt 26,9% triệu đồng, toàn vùng đã đào tạo nghề cho 46.000

người, giải quyết việc làm cho hơn 101.000 lao động... (Bảo cáo Tổng kết cùa Ban
Chỉ đạo Tây Nguyên, 2012).
Trong những năm qua, ngành du lịch các tỉnh Tây Nguyên đã có những bước đi
vững chắc, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát

triển, nhất là ngành dịch vụ. Nhờ sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và nhân dân khu vực
Tây Nguyên, trong năm 2013, ngành du lịch của các tỉnh đã có bước phát triển đáng

kể so với những năm trước đây. Theo Báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt khoảng

2.300.000 lượt khách, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó khách quốc tế
ước đạt 130.200 lượt khách; trong năm 2013 doanh thu từ hoạt động du lịch ước

khoảng 7.555 tỷ đồng tăng 12,9 % so với năm 2012. Theo Niên giám thống kê các
tỉnh Tây Nguyên (2013), tại tỉnh Đắk Lắk, tổng doanh thu du lịch ước đạt 310 tỷ đồng

tăng 8% so với năm 2012, lượng khách nội địa đạt 370,000 lượt khách. Riêng tỉnh Gia
Lai năm 2013, tổng lượng khách đến Gia Lai đạt gần 200 nghìn lượt, giảm hơn so với

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trường kinh tế các tinh Tây Nguyên

2


GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

HVTH: Nguyễn Trọng Thảo

năm trước, trong đó, khách quốc tế đạt 8.184 lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 186.828

tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2012...

•V

Tây Ngun có được những kết quả tăng trưởng kinh té’-'xã hội khá trong thời
gian vừa qua là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nh'à nước, với nhiều chủ trương chính

sách thúc đẩy phát triển tiềm lực kinh tế của vùng. Chính vì vậy, năm 2014, Tây
Ngun được chọn làm năm du lịch quôc gia với chù đê “Đại ngàn Tây Nguyên”. Đây
là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mơ tầm Quốc gia và Quốc tế,

nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Tạo cơ hội
để các tỉnh Tây Nguyên củng cố, hoàn chinh cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển

sản phẩm du lịch, tận dụng và phát huy thế mạnh của vùng đất đầy tiềm năng kinh tế,

giàu bản sắc văn hóa, qua đó thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói

chung. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Tây Nguyên vẫn còn nhiều thách thức và
hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách

thiếu hệ thống và quy hoạch, lãng phí nguồn lực tự nhiên. Điều này khiến cho khí hậu
ngày một nóng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch sinh thái, nghi
dưỡng.

Từ những nhìn nhận trên, cho thấy ngành du lịch đã có những tác động tích cực

đến tăng trường kinh té vùng Tây Nguyên, góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc
đẩy các ngành dịch vụ phát triển, tạo nguồn ngoại tệ cho các tinh khu vực Tây
Nguyên; du lịch cịn được xem là “ngành cơng nghiệp khơng khói” hay “con gà đẻ

trứng vàng”. Vì vậy, để đánh giá tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế trong

khu vực bằng kết quả định lượng, đề tài nghiên cứu về: “Mối quan hệ giữa du lịch

và tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên”, được thực hiện nhằm xác định mối

liên hệ giữa du lịch và tăng trường kinh te các tỉnh Tây Nguyên.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu

Đe tài nghiên cứu mối quan hệ giữa du lich và tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây

Nguyên, với câu hỏi nghiên cứu như sau:
V Du lịch có tác động đến tăng trưởng kinh tể các tỉnh vùng Tây Nguyên

không?

V Mức độ đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Tây
Nguyên như thế nào?

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tình Tây Nguyên

3


GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

HVTH: Nguyễn Trọng Thào

|4ạ..jự»_,AiB,ỊTị^jAT^ỵ4ii|J4BỊisụrụjpryỊi|. ụụ ,^g?Ạ^AUg.u.?iịỊ!^i4ĩi.;?AỊẹu. rxuỊTỊy,

.,UMH

ạw |MWg*w

W

J Những giải pháp nào để tăng mức đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng

kinh tế khu vực Tây Nguyên?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Ỵ <

Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề tài đứa ra ba mục tiêu sau:

(a) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các tinh vùng Tây Nguyên.

(b) Đánh giá tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Tây

Nguyên.
(c) Đề xuất giải pháp phát ưiển du lịch nhằm góp phần tăng trưởng kinh tể khu vực

Tây Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Với xu hướng hội nhập mở rộng, việc các quốc gia trong khu vực và thế giới

giao lưu hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,... đã góp phần thúc đẩy ngành du
lịch phát triển. Và ngày nay, du lịch đóng vai ưò quan trọng trong việc thúc đẩy các

ngành kinh tế khác phát triển, nó được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của các

quốc gia. Với đề tài nghiên cửu này, Tác giả kỳ vọng sẽ tìm ra được mối quan hệ tác

động giữa du lịch tới tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp
góp phần tăng mức độ tác động. Qua đó, giúp cho cơ quan nhà nước có những chính

sách khai thác, phát triển tiềm năng du lịch, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ

vọng. Do đó, đề tài nghiên cứu mang một phần ý nghĩa đối với các nhà hoạch định
chính sách địa phương và nhà nghiên cứu liên quan.

Đề tài nghiên cứu cũng có một phần ý nghĩa ưong việc hoàn thiện lý thuyết về

mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, kỳ vọng yếu tố du lịch có
tác động tích cực đén tăng trưởng kinh tế; việc hồn thiện cơ sở vật chất du lịch, tăng


cường thu hút lượng khách du lịch quốc tế và nội địa sẽ góp phần tạo nguồn thu cho
ngân sách, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh té khu vực địa phương cũng như cả quốc

gia.
Mặc khác, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa du lịch, và tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam cịn rất ít. Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ thúc đẩy các tác giả khác có
những nghiên cứu mờ rộng hơn ưong phạm vi cả nước đối với lĩnh vực này.

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trường kinh tế các tỉnh Tây Nguyên

4


HVTH: Nguyễn Trọng Thào

GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

1.5. Đối tưọug và phạm vi nghiên cứu
J Đối tượng nghiên cứu

" :

Ngành du lịch, các yếu tố kinh te vĩ mô vàjchỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
khu vực Tây Nguyên.

J Phạm vi nghiên cứu
về Không gian: Phạm vi nghiên cứu là khu vực Tây Nguyên, bao gồm 05 tỉnh:


Kon Turn ,Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nơng và Lâm Đồng.
về thịi gian: Sử dụng các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu mối

quan hệ giữa du lịch và tăng trường kinh tế khu vực Tây Nguyên, trong chuỗi thời

gian từ năm 2004-2013.
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cửu

Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 6 chương :
Chương 1 - Giới thiệu đề tài nghiên cứu, gồm: Đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi

và mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 - Giới thiệu tổng quan khu vực Tây Nguyên: Trình bày tổng quan về

tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội và thực trạng phát triển du lịch khu vực Tây
Nguyên trong giai đoạn 2004-2013.

Chương 3 - Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn
đề nghiên cứu về du lịch và tăng trưởng kinh tế, tổng luận các mơ hình tăng trưởng

kinh tế.
Chương 4 - Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu: Trình bày cụ thể

phương pháp nghiên cứu, đề xuất mơ hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu trước.

Chương 5 - Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cửu dựa trên dữ liệu thu thập
được, qua đó đánh giá mức độ tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế khu vực

Tây Nguyên.

Chương 6 - Kết luận và khuyến nghị: Đề xuất giải pháp góp phần tăng mức độ
đóng góp của du lịch tới tăng trưởng kinh tế.

IIBIWWIW WJKUWWMjm.il *11 .I■..I!Ị".HI.^IPI^I

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tinh Tây Nguyên

5


HVTH: Nguyễn Trọng Thào

GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
^Iiiyiii-IBITIJ

,1

.■itinii

nyii ■ ■

JUỊ 1JMW ■

ụi JIIIU,

L um

I.'IIIHJU I HUUI

11


w.
IIU.II

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TÔNG QUAN KHU vực TÂY NGUYÊN
.

2.1. Tổng quan về Tây Nguyên

•■

r

I -

.

. -

' V

2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

.

Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý
từ bắc xuống nam, bao gồm: Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.


Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành
vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.

Bảng 2.1: Diện tích và dân số các tỉnh Tây Nguyên

DÂN SỐ KHU Vực TÂY NGUYÊN TÍNH ĐÉN THÁNG 12/2012
Diện tích
(Km2)

Dân số
trung bình
(Người)

Mật độ
dân số
(Người/Km2)

54474.00

5.393.621

99,01

1. Lâm Đồng

9.773,54

1.234.559

126


2. ĐắkNông

6.513.00

555.102

85,23

3. Đắk Lắk

13.125,37

1.796.666

136,88

4. Gia Lai

15.536,92

1.342.696

86,42

5. Kon Tum

9.525,17

Tây Nguyên


48,78
464.598
Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cao ngun rộng 54.474 km2, trong đó, phía bắc giáp tình

Quảng Nam; phía đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa,

Ninh Thuận, Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; phía tây giáp

với các tinh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon

Turn có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk
Nơng chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Cịn Lâm Đồng khơng có đường
biên giới quốc tế. Với vị trí địa lý giáp với nhiều tỉnh thành ưong nước, có đường biên
giới quốc tế với Lào và Campuchia, Tây Nguyên được xem là khu vực thuận lợi trong

việc thông thương, trao đổi bn bán; đặc biệt là có vị trí chiến lược quan trọng về
quốc phòng, an ninh, xã hội.

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tinh Tây Nguyên

6


GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

HVTH: Nguyễn Trọng Thảo


2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2. L Địa hình, đất đai và khống sản
Với đặc điểm địa hình chủ yếu Jà đồi núi,. Tây Nguyên bao gồm một loạt cao

nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên ‘Kon Turn cãó 500 m, cao nguyên Kon Plông,
Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M’Drak, Buôn Ma Thuột cao

khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao 1500 m
và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m.

Do đặc điểm địa hình là cao nguyên với độ cao tăng dần, nên Tây Nguyên có
thể được chia thành ba tiểu vùng địa hình cơ bản ứng với ba tiểu vùng khí hậu, gồm

Bắc Tây Nguyên (gồm tinh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (gồm tỉnh Đắk

Lẳk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tinh Lâm Đồng). Do nằm ở vị trí

cao nên Bắc và Nam Tây Ngun có khí hậu thường xun mát mẻ hơn Trung Tây
Nguyên.
Đất đai khu vực Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, tàng phong hoá dày,
được phân bố trên các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu,

Đăk Nơng, Kon Turn chiếm diện tích trên 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây

trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và trồng rừng; Ngồi đất đỏ
Bazan đặc trưng, Tây Ngun cịn có đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, có tác
dụng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng; đất xám phân bố

trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sơng,

thích hợp cho trồng cây lương thực. Với nhiều loại đất khác nhau, thuận lợi phát triển

nông nghiệp với nhiều loại giống cây trồng phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, diện

tích đất ưống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất
bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thối hố nặng chiếm tới 20%). Mặc dù,
lãnh đạo các tinh đã có nhiều chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọng, tích cực bảo vệ

rừng, tuy nhiên khu vực Tây Nguyên được xem là điểm nóng của cả nước về nạn chặt

phá rừng.
Tài ngun khống sản ở Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú, như: sắt,

quặng chì - kẽm, quặng wollastonit, đá grannit than bùn, than nâu, puzơlan...phân bố
đều ở các tinh. Tuy nhiên, hầu hết những Tài Nguyên thiên thiên này vẫn đang ở dạng

tiềm năng, chưa khai thác hết. Một số có trữ lượng lớn như than bùn, than nâu, sét cao

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tinh Tây Nguyên

7


HVTH: Nguyễn Trọng Thảo

GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
WUII. Ịl. ,I'xriụi

.111,’,


Hl!.llgĩJUUA.J,M|ạ..lll»WAW*mMUUIlỊỊ:aUWim

lanh, puzolan và bơxít với trữ lượng khoảng 4,5 tỉ tấn chiếm 91% trữ lượng bơ xít của

cả nước, phân bố chủ yếu ở Đăk Nơng, Lâm Đồng...
Với điều.kiện địa hình, đất đai,-thổ nhưỡng nhiều ưu- đãi đã góp phần tạo nên

những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp\dẫn riêng^biệt của khu vực Tây Nguyên. Đồng

thời, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng giá trị kinh tế trong phát triển nông nghiệp, khai
thác khống sản.
2.1.2.2. Khí hậu

Bảng 2.2: Khí hậu khu vực Tây Nguyên

Khí hậu khu vực Tây Nguyên tính đến tháng 12/2012

Nhiệt độ
Bình quân
(°C)
23,42

Lượng mưa
Bình quân
(Mm)
2.168,48

Số giờ nắng
Bình quân
(Giờ)

2.310,87

Độ ẩm
Bình quân
(%)

1. Lâm Đồng

21,00

2.085,93

2.252,00

83,67

2. ĐắkNơng

23,50

2.656,40

2.198,00

84,00

3. Đắk Lắk

24,25


1.641,80

2.497,70

83,00

4. Gia Lai

24,43

1.938,17

2.321,73

81,10

Tậy Ngun

81,45

Trong đó:

75,50
2.520,10
2.284,90
23,90
5. Kon Tum
Nguồn: Bình quân số liệu từ ba trạm Quan trắc của mỗi tỉnh Tây Nguyên

Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; do nằm ở vị trí cao so

với mặt nước biển nên nhiệt độ trung bình khoảng 23,42 °C (năm 2012), điều hoà
quanh năm. Biên độ nhiệt của ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 °C. Khí hậu Tây
Ngun có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4,

trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khơ nhất, thiếu nước trầm ưọng; mùa
mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung 85-90%

lượng mưa của cả năm. Do ảnh hưởng của độ cao nền ưong khi ờ các cao ngun cao
400-500 m thì khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m
(như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
2.1.2.3. Rừng Tây Nguyên

Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam cịn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật

đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú, có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tình Tây Nguyên

8


GVHD: PGS.TS. Lê Bào Lâm
1?.’

HVTH: Nguyễn Trọng Thào

;j;ịIH-M'.rỊj-'.'.j'.-'iv-'tvr,>i!AUjjL'Lx.u4L','.jiu>u,xu-.JrJU JJL4.^.1Ĩ

nys/g-'gj-!


Nam. Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích

rừng Tây Nguyên là khoảng trên 3.800.000 ha chiếm khoảng 35,7% diện tích rừng cả
nước, với độ che phủ 70,66%. Do đó, Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển

ngành rừng và công nghiệp rừng. Các cây dược liệu.q được tìm thây ở đây như sâm
bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ơ trắng,... và các cây thuốc q có
thể trồng được ở đây như atisơ, bạch truật, tơ mộc, xuyền khung...

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành
ĐVT: Triệu đồng

Năm

Lâm Đồng

Đắk Nông

Đắk Lắk

Gia Lai

Kontum

2004

167.920

51.974


176.155

179.336

138.228

2005 ■

155.253

57.600

194.519

227.519

120.081

2006

152.808

54.360

183.183

253.997

103.931


2007

204.107

56.170

200.313

286.128

159.960

2008

251.593

58.330

222.686

345.485

218.591

2009

306.911

71.730


258.876

331.337

308.237

2010

386.449

84.710

537.876

612.995

241.246

2011

378.903

100.160

731.610

1.359.389

278.973


2012

607.759

72.700

738.024

447.625

313.216

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thông kế các tinh Tây Nguyên

Hệ động vật hoang dã ở Tây Nguyên cũng rất phong phú, có ý nghĩa kinh tế và

khoa học. Có tới 32 lồi động vật q hiếm như voi, bị tót, trâu rừng, hổ, gấu, cơng,
gà lơi, vượn đen, hươu vàng... Chúng sinh sống trong các vườn quốc gia và khu bảo

tồn thiên nhiên như Cát Tiên, Chư YangSin, Tà Đừng, Bidoup... Do địa hình Tây
Nguyên nằm liền kề với khu vực Đông Bắc Campùchia và Nam Lào, đã tạo nên một
hệ động thực vật hoang dã phong phú, có trữ lượng lớn nhất khu vực Đơng Nam Á.

Mặc dù rừng Tây Nguyên chiếm một tỷ lệ lớn của cả nước, tuy nhiên đây cũng

được xem là khu vực có nạn chặt phá rừng lớn nhất cả nước, săn bắn trái phép các loại
động vật hoang dã. Tỷ lệ rừng mất đi ngày càng lớn, khiến cho khí hậu của khu vực

ngày càng thay đổi rõ rệt, không chỉ ảnh hưởng đến mơi trường sống của các lồi động
thực vật, mà còn ảnh hưởng đến tập quán cây trồng của bà con nơng dân, ảnh hưởng

đến mơi trường khí hậu. Lâm Đồng là tình có diện tích rừng bị chặt phá lớn nhất khu

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên

9


GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

HVTH: Nguyễn Trọng Thảo

vực Tây Nguyên, năm 2009 diện tích rừng bị chặt phá là 505 ha, đến năm 2012 giảm
xuống còn 144 ha (Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2012); Tuỵ nhiên, địa phương các

tỉnh cũng chú trọng công tác trồng rừng tập trung, phủ xanh đồi trọc, năm 2012 toàn
vùng Tây Nguyên thực hiện trồng 10.864 ha rừng: .< . ■
2.I.2.4. Mạng lưới sông ngịi

Khu vực Tây Ngun có hệ thống mạng lưới sơng suối dày đặc, nhiều thác
ghềnh, nơi đây có 4 hệ thống sơng chính: Thượng sơng Xê Xan, thượng sơng Srêpok,
thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Với
mạng lưới sơng ngịi dày đặc, cùng với địa hình đồi núi, hiểm trở đã tạo nên nhiều

thác hồ có giá trị cho phát triển du lich, như hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Than

thở (Lâm Đồng), hồ Lắk (Đăk Lăk), thác Prenn, thác Đatanla, thác Đamdri (Lâm
Đồng), thác Bảy tầng (Đãk Nông)...

Những thác hồ ở Tây Nguyên ngoài giá trị kinh tế về phát triển du lịch, cịn có
giá trị lớn về sản xuất thuỷ điện trong đó trữ lượng thuỷ năng chiếm 22% của cả nước,

sản xuất thuỷ sản, phục vụ nhu cầu tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân, bảo vệ và cân

bằng môi trường sinh thái.
2.1.3. Hệ thống giao thông
> Giao thông đường bộ

Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực Tây
Nguyên đã có những bước phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng và cải thiện đời sống người dân. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
(2013), hệ thống đường bộ vùng Tây Nguyên có chiều dài 32.220 Km. Trong đó,

đường quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 2.100 Km.'
Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế Ịớn của cả nước, có hệ thống giao
thơng liên hồn nối với các tỉnh dun hải miền Trung, Đơng Nam bộ, có cửa khẩu

quốc tế thơng với Nam Lào và Đơng Bắc Campuchia... nên có điều kiện phát triển
một nền kinh tế mở. Các tuyến quốc lộ ưên địa bàn Tây Nguyên gồm có: Quốc lộ 20

nối liền Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 27 nối

liền Lâm Đồng với Ninh Thuận, Quốc lộ 28 dài 108 Km nối liền Bình Thuận với Lâm
Đồng và Đăk Nơng, Quốc lộ 14 nối Kon Turn với Quàng Nam, Thành phố Đà Nang,

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên

10


HVTH: Nguyễn Trọng Thảo

3pB^WW
I II i I
W
P
Đăk Lăk, Đăk Nông và các tỉnh Đông Nam bộ, Quốc lộ 55 chạy từ huyện Bảo Lâm

GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

... ............................... .;j;ilỤ,.Ụipi|UH!IIIỤrFỊ.‘H^I7JJ!J.ịÃuUW

W*Mlr»WJ'4M4-U4UWUIMIim UH U. .H l u

JIIHI,|lirr ,1TW

i11^.1 ,C^ULM.'A»<U I> >

(Lâm Đồng) đến Bình Thuận; Quốc lộ 19, 25 nối với Cảng Quy Nhơn, Phú Yên và

các tỉnh Đông Bắc Campuchia.
Do giữ vai trò quan trọng trong ộhiến lược’phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng cùa cả nước, nên hệ thống giao thông khu vực Tây Nguyên cần được ưu

tiên phát triển đồng bộ, bền vững, ưu tiên nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Do đó,
phần lớn các tuyến đường trên địa bàn Tây Nguyên đều đang trong giai đoạn nâng

cấp, sữa chữa và mở rộng; do đó, việc di chuyển trên các tuyến đường này rất khó
khăn, hạn chế hoạt động vận tải hàng hố và hành khách. Tuy nhiên, được sự quan

tâm, chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải và Ban chỉ đạo Tây Nguyên, trong thời gian


qua các tỉnh đã có một số quy hoạch giao thông đồng bộ trong vùng và liên vùng,
phấn đấu đến năm 2016 hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh
(Quốc lộ 14); đến năm 2020 toàn bộ quốc lộ và hầu hết đường tỉnh trên địa bàn Tây
Nguyên đều được nâng cấp, hoàn chỉnh, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông, đảm bảo vận tải tối ưu cho khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển

kinh tế của khu vực, nhất là hoạt động vận tải, lữ hành du lịch.
> Đường hàng khơng

Khu vực Tây Ngun có 3 cảng hàng không đang hoạt động, bao gồm: Sân bay
Liên Khương (Lâm Đồng) được người Pháp xây dựng vào năm 1933, đến cuối tháng

12 năm 2009 trở thành một cảng hàng khơng qc nội có đường bay qc tê đạt câp
độ 4D, với đường băng dài 3250m, rộng 45m; Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

cũng được người Pháp xây dựng vào năm 1950, đạt cấp độ 4C với đường băng

3000m, rộng 45m có khả năng tiếp nhận 120 hành khách/giờ, với cơng suất 800.000
hành khách/năm, 300 tấn hàng hóa/năm và Sân bày Pleiku (Gia Lai), có cơng suất

319.000 lượt khách trong năm 2013. Ngày 28/9/2014, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ

Giao thông vận tải phối hợp với UBND tinh Gia Lai tổ chức lễ khởi công dự án nâng
cấp Cảng hàng không pleiku, với tổng mức đầu tư là 945 tỷ đồng. Sau khi hồn thành,
Cảng hàng khơng Pleiku đạt cấp độ 4C theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng khơng dân

dụng Quốc tế.
> Đưịng sắt: Đối với hệ thống giao thông đường sắt, do đặc điểm địa hình

đồi núi, hiểm ưở nên hệ thống giao thơng này không được phát triển. Cả khu vực Tây


Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên

11


GVHD: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
IBJUXULU^. X.

HVTH: Nguyễn Trọng Thảo
....

Lyui.^L^Ji2JB^u»u»4ftg»JWAU.-4J.!. ru.

Nguyên chỉ có một tuyến đường sắt duy nhất từ Đà Lạt đi Phan Rang, dài 84 km với 6

ga, được xây dựng từ thời Pháp. Tuy nhiên, kể từ sau giải phóng, tuyến đường sắt này
khơng được sử dụng. Hiện nay ngành đường sắt khôi phục gần -10 km tuyến Đà Lạt -

Trại Mát (Lâm Đồng) phục vụ cho du' lịch, tham quan.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hố

2.I.4.I. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên
Trong những năm gần đây, tình hình chính trị an ninh khu vực Tây Ngun đã
ổn định, đồng thời các chỉ số về kinh tế - xã hội cũng đạt được mức kỳ vọng. Tốc độ

tăng trường kinh tế khá, đời sống đồng bào các dân tộc ngày một cải thiện, lãnh đạo
địa phương cũng như trung ương đã có sự quan tâm với những chính sách hỗ trợ đồng

bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Theo số liệu Niên giám Thống kê các tỉnh

(2012), năm 2011 tỷ lệ nghèo bình quân 05 tỉnh Tây Nguyên là 22,02%, giảm 9,29%

so với năm 2010. Tuy nhiên mức tỷ lệ này vẫn là khá cao so với cả nước là 12,60%

năm 2011; trong đó tinh Kon Turn và Đắk Nơng có tỷ lệ nghèo cao nhất là 27,91% và
28,6%.

Dựa vào bảng 2.4, ta thấy được năm 2004, GDP toàn khu vực Tây Nguyên là
hơn 43 ngàn tỷ đồng, nhưng đến năm 2013 GDP tăng lên hơn 121 ngàn tỷ đồng, tăng

20,97% so với năm 2012; tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên giai đoạn

2004 - 1012 đạt 11,99% (Tính từ bàng 2.4). Trong đỏ, Tinh Lâm Đồng và Đắk Lắk

dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về tỷ trọng GDP, do hai tỉnh này có thể mạnh về nơng
nghiệp đặc biệt là cà phê, cao su... Trong đó, Đắk Lắk được xem là thủ phủ cà phê
của cả nước. Riêng tĩnh Kon Turn mức độ đóng góp vào GDP của khu vực cịn thấp,

do tỉnh còn nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên, ít tài nguyên hơn so với các tỉnh khác.

Theo Niên giám Thống kê tình Gia Lai (2012), GDP của Việt Nam đạt hơn 3
triệu tỷ đồng, trong đó khu vực Tây Nguyên đạt hem 106 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,29%

GDP cả nước, tăng 2,60% so với năm 2011 (Tính từ số liệu tổng hợp).

Mối quan hệ giữa Du lịch và Tăng trường kinh tế các tỉnh Tây Nguyên

12