Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.18 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIANG
THÀNH,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CẦN THƠ, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ

NGUYỄN THỊ HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIANG
THÀNH,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


Hướng dẫn 1: TS.DS Nguyễn Ngọc Chương
Hướng dẫn 2: GS.TS Trần Công Luận


CẦN THƠ, 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lý - Dược
lâm sàng, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Trung
tâm y tế huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tôi được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Công Luận, TS.DS Nguyễn
Ngọc Chương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giảng
viên Bộ mơn Dược lý - Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp
các vướng mắc của tôi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung tâm y tế huyện Giang Thành,
tỉnh Kiên Giang đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin
cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


ii

TÓM TẮT
Về sự cấp thiết thực hiện đề tài: Đái tháo đường típ 2 đang là vấn đề sức khỏe cộng
đồng ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc đái tháo đường típ 2 đã
tăng nhanh trong những năm gần đây. Đái tháo đường típ 2 đòi hỏi bệnh nhân phải
tuân thủ điều trị suốt đời để kiểm sốt đường huyết tối ưu và phịng ngừa biến chứng.
Tuy nhiên, tình trạng khơng tn thủ điều trị vẫn còn phổ biến ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2. Khơng tn thủ dẫn đến kiểm sốt đường huyết kém, tăng nguy cơ biến
chứng, giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí y tế. Việc hiểu rõ thực trạng sử dụng
thuốc điều trị và các yếu tố liên quan đến không tuân thủ là rất cần thiết để xác định
các mục tiêu can thiệp.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2
và phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân
đái tháo đường típ 2.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, không can thiệp,
thu thập kết quả dựa trên dữ liệu hồi cứu dựa trên phiếu thu thập thông tin và kèm dữ
liệu tiến cứu dựa trên phiếu khảo sát của bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và
loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu là nữ giới, tuổi
trung bình 61,67±10,60 tuổi và nhóm tuổi phổ biến nhất là 60-79 tuổi.
Phác đồ điều trị thường gặp nhất là phối hợp metformin và sulfonylure. Điều trị đơn trị

liệu bằng metformin cũng được sử dụng phổ biến. Hầu hết bệnh nhân được kê đơn 5-6
thuốc. Đường dùng chính là đường uống. Khơng ghi nhận trường hợp tương tác thuốc
nghiêm trọng hoặc chống chỉ định. Cặp tương tác thường gặp nhất là metformin với
các thuốc hạ huyết áp. Các biến cố bất lợi hay gặp là triệu chứng tiêu hóa nhẹ. Khơng
xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Hồn cảnh sống một mình và số lượng thuốc trên đơn (>5 thuốc) là hai yếu tố nguy cơ
chính ảnh hưởng đến tuân thủ của bệnh nhân.
Kết luận: Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là nữ giới tuổi trung niên và cao tuổi. Phác đồ
điều trị chủ yếu kết hợp metformin với sulfonylure. Hoàn cảnh sống và số lượng thuốc
trên đơn là hai yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tuân thủ của bệnh nhân.
Từ khóa: Đái tháo đường típ 2, tuân thủ điều trị dùng thuốc, tuân thủ điều trị không
dùng thuốc.


iii

ABSTRACT
Regarding the urgency of undertaking the topic: Típ 2 diabetes mellitus is a
growing public health concern globally. In Vietnam, the prevalence of típ 2 diabetes
mellitus has increased rapidly in recent years. típ 2 diabetes mellitus requires lifelong
treatment adherence to achieve optimal glycemic control and prevent complications.
However, treatment non-adherence remains highly prevalent among típ 2 diabetes
mellitus patients. Non-adherence leads to poor glycemic control, increased risk of
complications, decreased quality of life, and higher medical costs. Understanding the
status of pharmacotherapy use and factors associated with non-adherence is crucial to
identify targets for intervention.
Research objective: To evaluate the current status of típ 2 diabetes mellitus
pharmacotherapy and analyze factors associated with outpatient treatment adherence in
típ 2 diabetes mellitus patients.
Research Methods: A cross-sectional, non-interventional study was conducted.

Retrospective data was collected from medical records and prospective data from
patient surveys of those who met the inclusion and exclusion criteria.
Research results: The majority of típ 2 diabetes mellitus patients were female, mean
age was 61.67 years old, and the most common age group was 60-79 years old. The
most common treatment regimen was the combination of metformin and sulfonylurea.
Monotherapy with metformin was also commonly used. Most patients received
prescriptions of 5-6 medications. Oral route was the main route of administration. No
cases of severe drug interactions or contraindications were observed. The most
common drug interaction pair was metformin with antihypertensive agents. Mild
gastrointestinal symptoms were the most common adverse events.
Living alone and polypharmacy (>5 medications) were the two main risk factors
affecting patient adherence.
Conclusion: The majority of típ 2 diabetes mellitus patients were middle-aged and
elderly women. The common treatment regimen was metformin combined with
sulfonylurea. Living status and polypharmacy were the two major risk factors
influencing patient adherence.
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, medication adherence, non-adherence.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Hằng



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
TÓM TẮT.....................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................xii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................1
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..............................................................1
1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................1
1.1.2 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường típ 2..............................................................1
1.1.3 Phân loại bệnh đái tháo đường..........................................................................2
1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán.......................................................................................3
1.1.5 Yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh và biến chứng..............................................3
1.1.6 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.....................................................................5
1.1.7 Mục tiêu điều trị...............................................................................................6
1.1.8 Phương pháp điều trị.........................................................................................8
1.1.9 Thuốc tiêm điều trị đái tháo đường (insulin)....................................................9
1.2 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG....................................................11
1.2.1 Định nghĩa về tuân thủ điều trị.......................................................................11
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị.................................................12
1.2.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị.............................................13
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI........................15
1.3.1 Nghiên cứu trong nước...................................................................................15

1.3.2 Nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................16


vi

1.4 VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIANG THÀNH..........................17
1.4.1 Lịch sử hình thành..........................................................................................17
1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy...................................................................................18
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................23
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................23
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................23
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................23
2.2.2 Mẫu nghiên cứu..............................................................................................24
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................25
2.2.4 Các nội dung nghiên cứu................................................................................25
2.2.5 Phương pháp thu thập, đánh giá và xử lý số liệu............................................34
2.2.6 Xử lý số liệu...................................................................................................36
2.2.7 Đạo đức nghiên cứu........................................................................................36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................38
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU...........38
3.1.1 Đặc điểm về nhóm tuổi...................................................................................38
3.1.2 Đặc điểm về giới tính......................................................................................39
3.1.3 Đặc điểm về hồn cảnh sống..........................................................................39
3.1.4 Đặc điểm về trình độ học vấn.........................................................................40
3.1.5 Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân........................................................41
3.1.6 Đặc điểm về thời gian điều trị.........................................................................42
3.1.7 Đặc điểm về số lượng bệnh mắc kèm.............................................................43

3.1.8 Đặc điểm về bệnh mắc kèm............................................................................44
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÍP 2...............................................................................................45
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong nghiên cứu........................45


vii

3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ đơn trị trong mẫu nghiên cứu...............................45
3.2.3 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ đa trị trong mẫu nghiên cứu..................................46
3.2.4 Tỷ lệ số lượng thuốc kê đơn trong đơn thuốc.................................................46
3.2.5 Đường dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2.............................................47
3.2.6 Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong quá trình nghiên cứu................................48
3.2.7 Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu....................................................48
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ TUÂN THỦ KHÔNG
DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.....................49
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân......................49
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................50
3.3.3 Thống kê về tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu........51
3.3.4 Tuân thủ điều trị dùng thuốc với một số yếu tố liên quan với đặc điểm nhân
khẩu học, hỗ trợ gia đình-xã hội..............................................................................51
3.3.5 Kết quả phỏng vấn tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân...........53
3.3.6 Mức độ tuân thủ dùng không dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
................................................................................................................................. 56
3.3.7 Thống kê về tỷ lệ tuân thủ không dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu........................................................................................................................... 56
3.3.8 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc với một số yếu tố liên quan với đặc điểm
nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình-xã hội.....................................................................57
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................59
4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................59

4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học............................................................................59
4.1.2 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân.....................................................................61
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2..........................................................................62
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc đái tháo đường típ 2 được điều trị trong nghiên cứu..............62
4.2.2 Phân tích phác đồ sử dụng trong nghiên cứu..................................................64
4.2.3 Một số đặc điểm dùng thuốc...........................................................................65


viii

4.3 PHÂN TÍCH SỰ TN THỦ DÙNG THUỐC VÀ KHƠNG DÙNG THUỐC
CỦA BỆNH NHÂN..................................................................................................67
4.3.1 Tuân thủ dùng thuốc.......................................................................................67
4.3.2 Tuân thủ không dùng thuốc............................................................................69
4.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ TUÂN
THỦ KHÔNG DÙNG THUỐC.................................................................................70
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................72
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ LỤC 1................................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 2................................................................................................................xvi
PHỤ LỤC 3...............................................................................................................xvii
PHỤ LỤC 4................................................................................................................xix
PHỤ LỤC 5............................................................................................................xxxiii


ix

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG.................................30
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED....................................30
Bảng 2.3 Bộ câu hỏi về tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân.......................32
Bảng 2.4 Bộ câu hỏi về tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân............33
Bảng 3.1 Đặc điểm nhóm tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=237)................38
Bảng 3.2 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=237)...................39
Bảng 3.3 Đặc điểm về hoàn cảnh sống của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=237)...40
Bảng 3.4 Đặc điểm về trình độ học vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=237)..40
Bảng 3.5 Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=237)........41
Bảng 3.6 Đặc điểm về thời gian điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu (n=237)
................................................................................................................................. 42
Bảng 3.7 Đặc điểm số lượng bệnh mắc kèm của bệnh nhân trong nghiên cứu
(n=237)....................................................................................................................43
Bảng 3.8 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân tham gia nghiên cứu (n=237)........44
Bảng 3.9 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng (n=237)...............................45
Bảng 3.10 Các phác đồ đơn trị liệu điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong nghiên cứu
(n=237)....................................................................................................................45
Bảng 3.11 Các phác đồ đa trị liệu điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong nghiên cứu
(n=237)....................................................................................................................46
Bảng 3.12 Số lượng thuốc kê đơn trong đơn thuốc (n=237)....................................46
Bảng 3.13 Đường dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 (n=237).......................47
Bảng 3.14 Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu (n=237)....................................48
Bảng 3.15 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu (n=237).....................................49
Bảng 3.16 Tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi
(n=237)....................................................................................................................49
Bảng 3.17 Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.................................................51
Bảng 3.18 Thống kê ng kê về tỷ lệ tỷ lệ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân điề tỷ lệ u trị của bệnh nhân củ điều trị của bệnh nhâna bệ nh nhân..........................51


x


Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu học,
hỗ trợ gia đình-xã hội..............................................................................................52
Bảng 3.20 Tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng
câu hỏi (n=237).......................................................................................................53
Bảng 3.21 Mức độ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân....................56
Bảng 3.22 Thống kê về tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân.....56
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không thuốc với đặc điểm điều trị. 57


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................25
Hình 3.1 Đặc điểm về nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và nhóm người cao tuổi (≥60)
................................................................................................................................. 39
Hình 3.2 Đặc điểm về nhóm bệnh nhân có trình độ trung học cơ sở trở xuống và từ
trung học phổ thơng trở lên......................................................................................41
Hình 3.3 Đặc điểm về nhóm bệnh nhân điều trị dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên.....43
Hình 3.4 Đặc điểm về nhóm bệnh nhân có nhiều hơn 2 bệnh mắc kèm và từ 2 bệnh
trở xuống.................................................................................................................44
Hình 3.5 Đặc điểm về nhóm bệnh nhân dùng từ 5 thuốc trở xuống và lớn hơn 5
thuốc........................................................................................................................ 47


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký


Từ tiếng Anh tiết tắtng Anh

Từ tiếng Anh tiết tắtng Việtt

tự, chữ, chữ
viết tắtt tắtt
ADA

American diabetes association

Hiệ p hội đái tháo đường Hoai đái tháo đường Hoang Hoa
Kỳ

BMI
DPP-4

Body mass Index

Chỉ số khối cơ thể sống kê khống kê i cơ thể thể

Dipeptidyl peptidase-4

Thuống kê c

ức chế dipeptidylc

chế dipeptidyl

dipeptidyl


peptidase-4
ĐTĐ

Diabetes mellitus

Đái tháo đường Hoang

GLP-1

Glucagon-like peptid 1

Peptid giống kê ng glucagon 1

HbA1c

Hemoglobin A1c

Hemoglobin gắn vào glucosen vào glucose
tế dipeptidyl bào

HDL

High density lipoprotein

Lipoprotein mật độ caot đội đái tháo đường Hoa cao

IDF

International


Liên đoàn đái tháo đường Hoang

diabetes

Federation
IDF

International

quống kê c tế dipeptidyl
Diabetes

Liên đoàn Tiểu đường Hoang Quống kê c

Federation

tế dipeptidyl

LDL

Low-density lipoprotein

Lipoprotein mật độ caot đội đái tháo đường Hoa thấpp

MAQ

Medication Adherence

Bảng câu hỏi tuân thủ điềung câu hỏi tuân thủ điềui tuân thủ điều trị của bệnh nhân điề tỷ lệ u


Questionnaire

trị của bệnh nhân

Medication Adherence Rating

Thang đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Scale

thuống kê c

Medication Event Monitoring

Hệ thống kê ng giám sát dùng

Systems

thuống kê c

Morisky medication adherence

Thang tuân thủ điều trị của bệnh nhân điề tỷ lệ u trị của bệnh nhân

scale – 8

Morisky-8

MARS


MEMS

MMAS-8
TZDs

Thiazolidinediones


xiii

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới chức chế dipeptidylc Y tế dipeptidyl Thế dipeptidyl giớii


xiv

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một trong những căn bệnh khơng lây nhiễm ngày càng phổ
biến trên tồn cầu và đang có tốc độ gia tăng nhanh nhất, dẫn đến tử vong nhiều nhất
trên thế giới. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Theo International
Diabetes Federation về bệnh đái tháo đường năm 2021 ghi nhận có 537 triệu người
trưởng thành (20-79 tuổi) đang chung sống với bệnh đái tháo đường, con số này được
dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045. Bệnh đái tháo
đường là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021, cứ 5 giây lại có 1 ca
tử vong, bệnh đái tháo đường gây ra ít nhất 966 tỷ USD chi phí y tế, tăng 316% trong
15 năm qua và 541 triệu người trưởng thành bị rối loạn dung nạp glucose, khiến họ có

nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường típ 2 [2]. Các dự báo trong tương lai cho thấy
đến năm 2045, số người mắc bệnh đái tháo đường tuyệt đối sẽ tăng 46%, với mức tăng
tuyệt đối lớn nhất về số người mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2021 đến năm 2045
xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình [59].
Để giúp bệnh nhân đái tháo đường tuân thủ phác đồ điều trị tốt hơn, cần có các
giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Một số giải pháp có thể nhắc đến như tăng cường tư vấn và
giáo dục, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ngồi ra, các thiết bị theo dõi đường
huyết tự động và các thiết bị thơng minh khác cũng có thể giúp bệnh nhân theo dõi
tình trạng sức khỏe của mình một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Sử dụng công nghệ
cung cấp các giải pháp tiện lợi và hiệu quả để giúp bệnh nhân đái tháo đường tuân thủ
phác đồ điều trị [9].
Để giải quyết các thách thức này, cần có sự phối hợp giữa các bác sĩ, chuyên gia
y tế, nhà quản lý y tế, các bên liên quan khác để tăng cường giáo dục và nâng cao nhận
thức về đái tháo đường, cải thiện hệ thống chăm sóc y tế, tăng cường quản lý thuốc,
đưa ra các giải pháp giảm giá thuốc, đồng thời tăng cường nghiên cứu, phát triển các
phương pháp điều trị mới. Ngoài ra, các bệnh nhân cũng cần có sự đồng hành, hỗ trợ
từ gia đình, xã hội để thực hiện đúng; phác đồ điều trị, thay đổi thói quen ăn uống,
hoạt động thể chất, đảm bảo điều trị đầy đủ và thường xuyên để kiểm soát bệnh lý.
Trung tâm Y tế huyện Giang Thành là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc
Sở Y tế có chức năng cung cấp dịch vụ chun mơn kỹ thuật về y tế dự phịng; khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp
luật. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ
sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế
tuyến tỉnh và Trung ương, chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện theo
quy định của pháp luật.


xv

Hiện nay, Trung tâm Y tế đang quản lý và giám sát việc điều trị ngoại trú cho

một số lượng lớn bệnh nhân cao tuổi mắc đái tháo đường, chủ yếu là đái tháo đường
típ 2. Tuy nhiên, từ nhiều năm gần đây tại huyện Giang Thành, việc khảo sát tình hình
sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài
này. Trước tình hình đó, đề tài được nghiện cứu: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc
và đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm y tế
huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2023” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân
đang điều trị ngoại trú.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh
nhân đái tháo đường típ 2.
.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa
Đái tháo đường típ 2 là một bệnh lý về tình trạng tăng đường huyết do sự kháng
insulin hoặc sự suy giảm hoạt động của insulin. Đái tháo đường típ 2 thường xảy ra ở
người trưởng thành và được xem là một trong những bệnh lý không lây nhiễm được
phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho
sức khỏe như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, suy giảm thị lực, bệnh thần kinh...
[12], [35].
Đái tháo đường típ 2 thường có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như tăng cân,
thiếu vận động, tuổi tác, gia đình có tiền sử bệnh, và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Để điều trị đái tháo đường típ 2, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, vận
động thường xuyên và thường được kê đơn thuốc giảm đường huyết hoặc tiêm insulin.
Nếu khơng được điều trị và kiểm sốt tốt, đái tháo đường típ 2 có thể gây ra các biến

chứng nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
của người bệnh [13], [48].
1.1.2 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường típ 2
Bệnh đái tháo đường, chủ yếu là đái tháo đường típ 2, bệnh đã có từ lâu, những
nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh đã phát triển, tăng nhanh. Bệnh thường được phát
hiện muộn, chi phí điều trị rất tốn kém, trở thành đại dịch toàn cầu, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển [8].
Theo Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF), tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường
toàn cầu ở lứa tuổi 20-79 vào năm 2021 là 10,5% (537 triệu người), ước tính tăng lên
12,2% (783 triệu người) vào năm 2045. Tỷ lệ mắc bệnh (năm 2021) được ước tính là
cao hơn ở thành thị (12,1%) so với nơng thơn (8,3%), ở các nước có thu nhập cao
(11,1%) so với các nước có thu nhập thấp (5,5%). Sự gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường từ năm 2021 đến năm 2045 dự kiến sẽ xảy ra ở các nước có thu nhập trung
bình (21,1%) so với các nước có thu nhập cao (12,2%) và thấp (11,9%). Chi tiêu cho y
tế liên quan đến bệnh đái tháo đường trên tồn cầu ước tính khoảng 966 tỷ USD vào
năm 2021 và dự kiến đạt 1,054 tỷ USD vào năm 2045 [59].
Và với thực trạng ít hoặc khơng vận động thể lực ở trẻ em, cộng thêm việc sử
dụng các thực phẩm khơng hợp lý, thì đái tháo đường típ 2 đang có xu hướng tăng cao
ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh đái tháo đường


2
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân chính tạo nên bệnh tim mạch,
suy thận, mù lịa và cắt cụt chi. Bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh có tới 70,0%
trường hợp đái tháo đường típ 2 có thể dự phịng hoặc làm chậm bệnh xuất hiện [11].
Tại Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, với
sự thay đổi đáng kể trong lối sống người dân, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng
không ngừng tăng lên. Theo Báo cáo Đái tháo đường Việt Nam 2020 của Bộ Y tế, đái
tháo đường típ 2 chiếm khoảng 90%-95% tổng số người mắc đái tháo đường ở Việt
Nam. Tỷ lệ người mắc đái tháo đường típ 2 tại Việt Nam được ước tính là khoảng

6,3% trong dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc đái tháo đường típ 2 có thể khác nhau
tùy thuộc vào vùng địa lý, độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, lối sống và yếu tố di
truyền. Các nghiên cứu về dịch tễ học bệnh đái tháo đường típ 2 trên thế giới và tại
Việt Nam đang tiếp tục được thực hiện để cung cấp thông tin chi tiết hơn về tình trạng
bệnh này và để giúp các chuyên gia y tế đưa ra các giải pháp phòng ngừa và điều trị
hiệu quả [51], [52].
1.1.3 Phân loại bệnh đái tháo đường
Hiệp hội đái tháo đường (ĐTĐ) Hoa Kỳ (ADA) chia bệnh đái tháo đường thành
4 nhóm chính như sau (ADA, 2022) [4]:
Đái tháo đường típ 1: Đái tháo đường típ 1 là một loại bệnh lý tình trạng tự miễn,
trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy tế bào beta trong tụy, dẫn
đến sự suy giảm đáng kể hoặc thiếu hồn tồn insulin. Đái tháo đường típ 1 thường
xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, và đòi hỏi việc tiêm insulin thường xuyên để điều
trị.
Đái tháo đường típ 2: Đái tháo đường típ 2 là loại bệnh đái tháo đường phổ biến
nhất, chiếm khoảng 90,0% trên toàn thế giới. Đái tháo đường típ 2 xảy ra khi cơ thể
không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin để điều tiết
đường huyết. Đái tháo đường típ 2 thường xảy ra ở người trưởng thành và liên quan
đến các yếu tố nguy cơ như tăng cân, thiếu vận động và tuổi tác.
Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường thai kỳ là một loại bệnh đái tháo đường
phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra khi cơ thể
không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang phát triển. Đái tháo
đường thai kỳ có thể tăng nguy cơ cho cả mẹ và em bé và có thể dẫn đến các biến
chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu khơng được kiểm sốt tốt.
Ngồi ra, cịn có một số loại đái tháo đường khác như đái tháo đường do dị ứng
insulin, đái tháo đường do bệnh truyền nhiễm, đái tháo đường do thuốc hoặc chất độc,




×