1
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO CỦA PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
Lĩnh vực: Quản lý
Tên tác giả: Lưu Đức Thuận
Chức vụ: Hiệu trưởng
Tài liệu kèm theo: Đĩa DVD, phụ lục
Năm học: 2010 – 2011
2
MỤC LỤC
Trang
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Phần II: NỘI DUNG 3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
3
1. Thuận lợi 3
2. Khó khăn 3
II. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
III. VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO CỦA
PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
4
1. Kinh nghiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5
2. Kinh nghiệm viết báo cáo 5
3. Kinh nghiệm chỉ đạo việc soạn thảo văn bản 6
4. Kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức sự kiện 12
Phần III: KẾT LUẬN 19
I. KẾT QUẢ
19
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
20
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THƯỜNG DÙNG
21
PHỤ LỤC 2: TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
68
3
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý là một hoạt động đặc trưng, diễn ra trong mọi lĩnh vực, bao trùm mọi mặt
đời sống và là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Ở nước ta hiện nay, quản lý
giáo dục được coi là khâu đột phá của đổi mới giáo dục. Để thực sự đổi mới quản lý giáo
dục (QLGD) một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức thiết của ngành giáo dục trong
giai đoạn hiện nay là nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) giáo
dục. Chức năng của QLGD là Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
Quận Cầu Giấy trước đây là một vùng ven đô, có gần một nghìn năm gắn bó với
sự phát triển thăng trầm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, có truyền thống hiếu
học, có nhiều học sinh giỏi đạt giải Quốc gia và Quốc tế.
"Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo".
Giáo dục quận Cầu Giấy là điểm sáng của Giáo dục Thủ đô, 5 năm liền ngành GD -
ĐT quận nhận Cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, trong đó Giáo dục mầm non năm
học 2008 - 2009 dẫn đầu chỉ tiêu công tác GDMN Thành phố.
Trường mầm non Hoa Hồng là trường điểm của Quận và Thành phố, có bề dày thành
tích trên 20 năm: 2 lần nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều năm đạt danh hiệu
Tập thể lao động Tiên tiến xuất sắc và Tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao; Nhiều cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Thành phố; Trường luôn là địa
chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh và sự tín nhiệm của các đồng chí lãnh đạo các cấp.
Qua 13 năm công tác tại phòng GD - ĐT quận Cầu Giấy, tôi hiểu rằng việc xây dựng
kế hoạch, viết báo, soạn thảo văn bản là công việc thường niên của các nhà quản lý, một
công việc tuy đơn giản song để làm tốt không phải là điều dễ thực hiện.
Tháng 7/2010 được Uỷ ban nhân dân quận bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng, tôi đã
áp dụng một số kinh nghiệm tích luỹ được khi làm việc tại phòng GD – ĐT quận vào công
tác quản lý chỉ đạo tại trường và bước đầu cũng thu được một số kết quả.
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng một số kinh nghiệm quản
lý chỉ đạo của phòng GD - ĐT quận Cầu Giấy trong công tác quản lý trường mầm
non Hoa Hồng”.
Trong thời gian hạn hẹp tôi chỉ đi sâu nghiên cứu 4 vấn đề liên quan trực tiếp
đến công việc thường niên của cán bộ quản lý như: Xây dựng kế hoạch, viết báo cáo,
tổ chức sự kiện và soạn thảo văn bản hành chính.
Phần II
NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường mầm non Hoa Hồng hiện có 19 lớp, 1099 học sinh, 87 cán bộ, giáo viên,
nhân viên.
4
1. Thuận lợi
Các đồng chí Lãnh đạo phòng GD - ĐT tâm huyết, có năng lực, có khả năng
đào tạo bồi dưỡng chuyên viên, giúp chuyên viên trưởng thành nhanh.
Bản thân chịu khó học hỏi, tinh thần trách nhiệm cao, mạnh dạn áp dụng cái mới
trong quản lý chỉ đạo các trường mầm non, đặc biệt được kế thừa môi trường giáo dục
hiệu quả: Trường mầm non Hoa Hồng - trường điểm của Quận và Thành phố, có bề dày
thành tích trên 20 năm: 2 năm đạt Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 năm nhận Cờ
thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, Tiên
tiến xuất sắc về Thể dục thể thao Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) đạt
chiến sĩ thi đua, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen UBND Thành phố, giàu
kinh nghiệm quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, sự ủng hộ của các cấp Lãnh đạo từ Sở,
Quận, đến Phường, đặc biệt là của phòng GD - ĐT quận và Ban đại diện phụ huynh
học sinh trường.
Kế hoạch, Báo cáo, Kỹ năng tổ chức sự kiện của trường mầm non Hoa Hồng
tương đối tốt.
2. Khó khăn
Bản thân chưa từng làm cán bộ quản lý nên kinh nghiệm chưa nhiều, đặc biệt
trong lĩnh vực quản lý tài chính.
Cơ sở vật chất của trường xuống cấp trầm trọng, mức thu theo Quyết định
73/2000/QĐ-UBND Thành phố đã cũ, không phù hợp với tình hình trượt giá hiện nay
nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và thu nhập thêm cho CBGVNV do
đó việc quản lý, điều hành tại trường đôi khi còn gặp khó khăn.
Nhân viên văn thư mới, khả năng nắm bắt cái mới chưa nhanh, kỹ năng soạn
thảo văn bản yếu nên việc kiểm soát các văn bản, tham mưu về công tác văn thư lưu
trữ cho Hiệu trưởng còn hạn chế.
Báo cáo đôi khi chưa nêu đủ các công việc đã triển khai, kết quả chưa có sự so
sánh đối chiếu; Kỹ năng soạn thảo văn bản còn sai nhiều về thể thức
Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật
trình bày văn bản so với Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP có một số chi tiết phải
thay đổi nên nhà trường phải xây dựng lại các mẫu theo thể thức mới quy định, mất
khả nhiều thời gian và phải tập huấn lại cho CBGVNV.
II. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Có nhiều tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn Công tác quản lý trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo như cuốn "Quản lý nhà trường", Nxb Trường CBQL GD&ĐT do tác giả
Nguyễn Phúc Châu biên soạn; "Bài giảng lý luận quản lý cho lớp cao học nữ" của
tác giả Nguyễn Quốc Chí; "Một số vấn đề Quản lý giáo dục mầm non", Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội do tác giả Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh biên soạn; Thông
tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP; Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Sổ tay công tác nhà trường, Nxb Hà
Nội do tác giả Nguyễn Tiến Đoàn làm chủ biên
5
Các tài liệu đã hướng dẫn rất kỹ kỹ năng xây dựng kế hoạch, viết báo cáo, soạn
thảo văn bản, tổ chức sự kiện Các nhà quản lý có thể được học qua các lớp Bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý ngắn hạn, Đại học hay Cao học Quản lý giáo dục hoặc có thể tự đọc
qua tài liệu hay tra cứu trên internet
2. Cơ sở thực tiễn
Để tạo điều kiện cho các cơ sở trong quá trình thực hiện, phòng GD - ĐT quận
Cầu Giấy đã cung cấp cho các trường mẫu xây dựng kế hoạch, báo cáo tổng kết, báo
cáo tháng, góp ý xây dựng kế hoạch hàng năm
Đã tổ chức mở nhiều lớp tập huấn về kỹ năng soạn thảo văn bản.
Tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm Tổ chức sự kiện cho CBQL các trường.
Thông qua các lớp tập huấn và một số mẫu văn bản, các nhà trường vận dụng
triển khai và chỉ đạo tại trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số trường, trong đó có trường mầm non
Hoa Hồng vẫn mắc phải một số lỗi cơ bản như: Kế hoạch xây dựng chưa rõ phần trọng
tâm; Báo cáo đôi khi còn thiếu nội dung và kết quả, chưa có sự đối chiếu so sánh so
với năm học trước; Văn bản soạn thảo còn sai nhiều về thể thức và chưa chuẩn về nội
dung; Tổ chức sự kiện còn rườm rà
III. VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO CỦA PHÒNG GD
- ĐT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
Trong quá trình công tác tại phòng GD&ĐT quận, được phân công nhiệm vụ xây
dựng kế hoạch, viết báo cáo, tổ chức các sự kiện, được học và tham khảo một số tài
liệu nên bản thân cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm.
1. Kinh nghiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
1.1. Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch:
"Kế hoạch là loại văn bản trình bày những kế hoạch dự kiến về một nhiệm vụ công
tác được cơ quan, tổ chức giao cho trong một thời gian nhất định".
Để xây dựng được kế hoạch cần:
1.1.1. Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội;
- Kế hoạch năm học của phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy;
- Kế hoạch năm học của trường (năm học trước);
- Kế hoạch năm học của 2 đồng chí Phó hiệu trưởng theo các mảng được được
phân công;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, Phường, Quận năm học này.
1.1.2. Xác định được quy trình xây dựng kế hoạch:
Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan đến việc xây dựng kế hoạch
Bước 2: Yêu cầu 2 đồng chí Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch theo mảng công
việc được phân công
Bước 3: Xây dựng kế hoạch của trường, 100% CBGVNV trong trường đọc, góp ý
Bước 4: Gửi kế hoạch tới phòng GD&ĐT quận để được góp ý, bổ sung
Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch, gửi kế hoạch tới các thành phần có liên quan
6
* Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch:
- Thông thường các văn bản chỉ đạo của cấp trên triển khai hơi gấp so với tiến độ.
- Nhiệm vụ trọng tâm cấp dưới đôi khi không chỉnh sửa, cóp y nguyên nên
không phù hợp với cơ sở.
- Kế hoạch dàn trải, không có điểm mới, điểm nhấn so với năm học trước.
1.1.2. Áp dụng kinh nghiệm đã từng xây dựng kế hoạch:
Để khắc phục tình trang trên tôi thường:
- Xây dựng trước dàn ý của Kế hoạch, khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên chỉ
việc bổ sung và điều chỉnh.
- Khi xây dựng kế hoạch cần dựa trên nền Kế hoạch năm trước, bám vào nhiệm
vụ trọng tâm năm học này của các cấp, đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, nét
mới của trường trong năm học này.
* Kết quả: Việc xây dựng kế hoạch luôn đảm bảo tiến độ thời gian, đúng trọng tâm,
đảm bảo chất lượng.
1.2. Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Từ Kế hoạch năm học, phiên chế nhiệm vụ vào lịch trình hoạt động của năm học
và kế hoạch hàng tháng, hàng tuần.
Triển khai Kế hoạch năm học, lịch trình hoạt động của năm học và kế hoạch
hàng tháng, kế hoạch tuần tới 100% CBGVNV bằng nhiều hình thức:
- Gửi văn bản Kế hoạch năm học, lịch trình hoạt động của năm học tới 100%
CBGVNV (theo lớp, bộ phận).
- Thông báo kế hoạch tháng, tuần trên bảng tin.
- Thông qua các buổi họp Hội đồng, họp Nhóm trưởng
* Áp dụng kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Trong quá trình chỉ đạo tôi luôn bám vào kế hoạch chỉ đạo của phòng GD&ĐT
và Tổ Giáo vụ mầm non. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của
CBGVNV khi được giao nhiệm vụ.
Cuối mỗi tuần tổ chức họp Giao ban Ban giám hiệu để đánh giá kết quả tuần
này, triển khai nhiệm vụ tuần tới.
Cuối mỗi tháng tổng hợp kết quả từ 2 đồng chí Phó hiệu trưởng và kế hoạch chung
của trường, từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch cho tháng tới.
2. Kinh nghiệm viết báo cáo
"Báo cáo là văn bản trình bày những kết quả đạt được trong hoạt động của cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình thực tế quản lý,
lãnh đạo, là căn cứ để cấp trên ra quyết định quản lý phù hợp".
Để viết được báo cáo cần phải:
2.1. Xác định các yêu cầu để viết báo cáo:
- Báo cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác;
- Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm;
- Báo cáo phải kịp thời.
Bên cạnh đó phải:
7
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT quận
và của trường năm học này;
- Căn cứ vào nội dung (mẫu) cần báo cáo;
- Căn cứ vào các biện pháp đã triển khai và kết quả đã đạt được tới thời điểm
báo cáo.
2.2. Xác định các bước viết báo cáo:
Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan đến việc viết báo cáo, đặc biệt là các số liệu
Bước 2: Yêu cầu 2 đồng chí Phó hiệu trưởng báo cáo theo mảng công việc được
phân công
Bước 3: Hiệu trưởng hoàn thiện báo cáo
Bước 4: Yêu cầu Văn thư gửi báo cáo đúng địa chỉ nơi nhận
* Một số vấn đề cần lưu ý khi viết báo cáo:
- Báo cáo chưa đủ nội dung, không nêu bật nét mới.
- Số liệu thường không phân tích đánh giá và so sánh.
2.3. Vận dụng kinh nghiệm viết báo cáo:
- Để báo cáo được đầy đủ và đảm bảo chất lượng, hàng tháng tôi đều cập nhật
trong báo cáo, cuối năm tổng hợp các hoạt động đã triển khai, kết quả đạt được trong
báo cáo từng tháng.
- Khi viết báo cáo cần dựa trên nền của báo cáo năm trước, bám vào yêu cầu
(mẫu) năm học này của các cấp, đồng thời căn cứ vào các nhiệm vụ, biện pháp, kết
quả của trường trong năm học này, cần phân tích và so sánh kết quả đạt được so với
năm học trước.
* Kết quả: Báo cáo luôn đảm bảo tiến độ thời gian, đúng trọng tâm đảm bảo
chất lượng.
3. Kinh nghiệm chỉ đạo việc soạn thảo văn bản
Khi làm việc tại phòng GD - ĐT quận tôi thấy: một số văn bản của các trường
gửi lên còn chưa đúng về thể thức, chưa chính xác về nội dung, thường bị bộ phận văn
phòng của phòng giáo dục gửi về yêu cầu làm lại. Để văn bản của trường ngày một
chính xác hơn về thể thức, chuẩn hơn về nội dung tôi đã yêu cầu văn thư, CBGVNV
cần nghiên cứu kỹ tài liệu, hiểu được:
3.1. Khái niệm hệ thống văn bản Nhà nước:
3.1.1. Văn bản pháp quy là văn bản chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản
luật, do cơ quan quản lý hành chính ban hành.
3.1.2. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà
nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể
trong khâu quản lý.
3.2. Hình thức văn bản pháp quy:
3.2.1. Nghị định: là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành để quy
định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội
ban hành.
3.2.2. Nghị quyết: là loại văn bản do được nhiều cơ quan nhà nước ban hành
nhằm ghi lại những kết luận và quyết định của hội nghị tập thể của các cơ quan đó về
8
những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp và được thông qua
theo trình tự thủ tục luật định.
3.2.3. Quyết định: là loại văn bản rất thông dụng, được nhiều cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều hành các công việc cụ thể trong đơn vị về các
mặt tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch, dự án hoặc bãi bỏ các quyết định của cấp
dưới.
3.2.4. Chỉ thị: là văn bản mang tính đặc thù, truyền đạt quyết định hành chính
của chủ thể ban hành tới đối tượng tiếp nhận có mối quan hệ trực thuộc về tổ chức với
chủ thể ban hành. Chỉ thị quy định các biện pháp cụ thể nhằm chỉ đạo, đôn đốc, phối
hợp và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan ban
hành chỉ thị; để kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác, nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước.
3.2.5. Thông tư: là loại văn bản quy phạm pháp luật thường dùng để phổ biến,
hướng dẫn và giải thích các chế độ, chính sách.
3.2.6. Thông cáo: là loại văn bản quy phạm pháp luật, thông báo của Chính phủ
đến các tầng lớp nhân dân về một quyết định phải thi hành hoặc một sự kiện quan trọng
khác.
3.3. Hình thức văn bản hành chính:
3.3.1. Công văn: là loại văn bản không có tên loại, được dùng để thông tin trong
hoạt động giao dịch, trao đổi công tác giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết
các nhiệm vụ có liên quan. Có 11 loại công văn:
Công văn chung
Công văn hướng dẫn
Công văn giải thích
Công văn chỉ đạo
Công văn đôn đốc, nhắc nhở
Công văn đề nghị, yêu cầu
Công văn phúc đáp
Công văn hỏi ý kiến
Công văn giao dịch
Công văn mời họp
Công điện
Trong trường học chủ yếu dùng loại Công văn chung, Công văn đề nghị, yêu
cầu, Công văn hỏi ý kiến và Công văn giao dịch.
3.3.2. Báo cáo: là văn bản trình bày những kết quả đạt được trong hoạt động của
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình thực tế quản
lý, lãnh đạo, là căn cứ để cấp trên ra quyết định quản lý phù hợp.
Có nhiều loại báo cáo như: báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo
cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị.
3.3.3. Thông báo: là loại văn bản thông tin về các hoạt động của cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội.
3.3.4. Biên bản: là loại văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc
9
đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức do những người
chúng kiến thực hiện. Ví dụ: biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu, biên bản hợp
đồng, biên bản bàn giao
3.3.4. Tờ trình: là văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp trên phê duyệt.
* Phân biệt công văn với tờ trình:
Trong quá trình thực hiện tôi và các nhân viên của trường đôi khi còn nhầm lẫn
giữa công văn và tờ trình. Để giải quyết vấn đề này tôi tìn đọc tài liệu, phân biệt 2 loại
đó văn bản đó như sau:
Nội dung Công văn Tờ trình
1. Khái niệm
Là loại văn bản không có tên loại, được
dùng để thông tin trong hoạt động giao
dịch, trao đổi công tác giữa các chủ thể
có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ
có liên quan
Là văn bản đề xuất với cấp trên
một vấn đề mới, xin cấp trên
phê duyệt.
2. Yêu cầu
- Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề,
nêu rõ ràng và thuần nhất sự vụ.
- Viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng
phải sát với chủ đề.
- Dùng ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc, có
sức thuyết phục cao.
- Có thể thức đúng quy định của pháp luật
Nhà nước đặc biệt phải có trích yếu công
văn dù là công văn khẩn
a) Phân tích căn cứ thực tế làm
nổi bật được các nhu cầu bức
thiết của vấn đề cần trình
duyệt.
b) Nêu các chủ đề xin phê
chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
c) Các kiến nghị phải hợp lý.
d) Phân tích các khả năng và
trình bày khái quát phương án
phát triển mạnh, khắc phục khó
khăn.
3. Bố cục
Phần 1: Viện dẫn vấn đề
Phần 2: Giải quyết vấn đề
Phần 3: Kết luận vấn đề
Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội
dung trình duyệt.
Phần 2: Nội dung các vấn đề
cần đề xuất (trong đó có tờ
trình các phương án, phân tích
và chứng minh các phương án
là khả thi).
Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ
trợ, bảo đảm các điều kiện vật
chất, tinh thần). Yêu cầu phê
chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn
một trong các phương án, xin
cấp trên duyệt một vài phương
án xếp thứ tự, khi hoàn cảnh
thay đổi có thể chuyển phương
án từ chính thức sang dự
phòng.
4. Kỹ thuật
Cách viết phần viện dẫn vấn đề:
Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết
công văn hay cơ sở nào để viết công văn:
Trong phần nêu lý do, căn cứ:
Cần dùng cách hành văn để thể
hiện đươc nhu cầu khách quan,
10
có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn
đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu của
vấn đề nêu ra.
Cách viết phần nội dung chính nhằm
giải quyết vấn đề đã nêu:
Tùy theo từng loại chủ đề công văn mà
lựa chọn cách viết, nhưng cần phải:
- Xin ý kiến lãnh đạo cơ quan về hướng
giải quyết.
- Sắp xếp ý nào cần viết trường, ý nào cần
viết sau, để làm nổi bật được chủ đề cần
giải quyết.
Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng
thể loại công văn, có lập luận chặt chẽ cho
các quan điểm đưa ra. Cần quán triệt các
nguyên tắc:
+ Công văn đề xuất thì phải nêu rõ lý do
xác đáng, lời
+ Công văn tiếp thu ý kiến phê bình dù
đúng hay sai cũng phải mềm dẻo, khiêm
tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng
bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề
nghị xác minh kiểm tra qua chủ đề khác.
+ Công văn từ chối thì phải dùng từ ngữ
lịch sự và có sự động viên, an ủi.
+ Công văn đôn đốc thì phải dùng lời lẽ
nghiêm khắc nêu lý do kích thích sự nhiệt
tình, có thể nêu khả năng xảy ra những
hậu quả nếu công việc không hoàn thành
kịp thời.
+ Công văn thăm hỏi thì trong ngôn ngữ
phải thể hiện sự quan tâm chân tình,
không chiếu lệ, sáo rỗng.
Cách viết phần kết thúc công văn:
Phần này cần viết ngắn gọn, chủ yếu nhấn
mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm thực
hiện các yêu cầu (nếu có) và lưu ý: Viết
lời chào chân thành, lịch sự trước khi kết
thúc (có thể là một lời cám ơn nếu có nhu
cầu nhờ họ việc gì).
Công văn chỉ sử dụng vào công cụ của các
cơ quan tổ chức và doanh nghiệp. Công
văn không bao giờ là tiếng nói riêng của cá
nhân, kể cả người thủ trưởng hoặc người
trực tiếp soạn thảo công văn, vì vậy nội
dung của công văn chỉ nói đến công cụ,
không nên dùng ngôn từ mang màu sắc
tình cảm cá nhân hoặc dùng công văn để
trao đổi việc riêng giữa giữa các cá nhân.
hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
Phần đề xuất:
Cần dùng ngôn ngữ và cách
hành văn có tính thuyết phục
cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng,
tránh phân tích chung chung,
khó hiểu. Các luận cứ phải lựa
chọn điển hình từ các tài liệu
có độ tin cậy cao, khi cần phải
xác minh để bảo đảm sự kiện
và số liệu trung thực.
Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn
trong các phương án, tránh nhận
xét chủ quan thiên vị.
Các kiến nghị:
Phải xác đáng, văn phong phải
lịch sự, nhã nhặn, luận chứng
phải chặt chẽ, nội dung đề xuất
phải bảo đảm tính khả thi mới tạo
ra niềm tin nội tâm cho cấp phê
duyệt. Tờ trình có thể đính kèm
các bản phụ lục để minh họa
thêm cho các phương án được đề
xuất kiến nghị trong tờ trình.
11
3.4. Nắm được một số quy tắc soạn thảo văn bản cơ bản:
* Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản:
- Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng.
Trong soạn thảo văn bản trên máy tính hãy để cho phần mềm tự động thực hiện
việc xuống dòng. Phím Enter chỉ dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh. Chú ý
rằng điều này hoàn toàn ngược lại so với thói quen của máy chữ. Với máy chữ chúng ta
luôn phải chủ động trong việc xuống dòng của văn bản.
- Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu trắng
đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.
Một dấu trắng là đủ để phần mềm phân biệt được các từ. Khoảng cách thể hiện
giữa các từ cũng do phần mềm tự động tính toán và thể hiện. Nếu ta dùng nhiều hơn
một dấu cách giữa các từ phần mềm sẽ không tính toán được chính xác khoảng cách
giữa các từ và vì vậy văn bản sẽ được thể hiện rất xấu.
- Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;), chấm
than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu
trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.
Nếu như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng,
phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt
xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các
dấu này.
3.5. Xác định các bước soạn thảo văn bản:
Bước 1: Xác định được hình thức văn bản cần soạn thảo (Kế hoạch, báo cáo,
công văn, giấy mời )
Bước 2: Cóp mẫu thể thức văn bản loại văn bản cần soạn thảo, cóp dàn ý văn
bản cấp trên (mẫu) nếu gửi qua Email
Bước 3: Viết phần nội dung văn bản cần soạn thảo
Bước 4: Kiểm tra văn bản
Bước 5: Hoàn thiện văn bản
Bước 6: Gửi văn bản đúng địa chỉ nơi nhận.
* Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo văn bản:
- Sai về thể thức (Phần đầu và cuối văn bản).
- Phần nội dung: Sai về cấu trúc hoặc còn nhầm lẫn giữa công văn, tờ trình
3.6. Vận dụng kinh nghiệm soạn thảo văn bản:
Trong quá trình soạn thảo văn bản tại phòng GD&ĐT quận, tôi luôn nghiên cứu
kỹ tài liệu, chọn lọc những phần, mẫu có liên quan đến việc soạn thảo văn bản của
phòng GD&ĐT, trường mầm non. Lưu các văn bản chuẩn đã soạn thảo sau khi đã được
các đồng chí Lãnh đạo kiểm tra, phê duyệt; tự soạn một số mẫu văn bản hành chính
thường dùng.
Từ kinh nghiệm trên, tôi đã yêu cầu CBGVNV của trường:
- Nghiên cứu tài liệu (chuyển qua Email, đao trên mạng).
- Tham khảo mẫu các văn bản của phòng GD&ĐT gửi xuống, mẫu do tôi soạn thảo.
- Sửa và yêu cầu CBGVNV đặc biệt là văn thư lưu lại các văn bản gửi đi để làm mẫu.
12
- Một kinh nghiệm không thể thiếu là thường xuyên kiểm tra việc soạn thảo văn
bản của cấp dưới để kịp thời chỉnh sửa, đảm bảo văn bản chuẩn về thể thức và đúng vệ
nội dung. Đồng thời nhắc nhân viên đọc kỹ phần nơi nhận, ngày nộp văn bản để văn
bản của trường nộp đúng địa chỉ và đảm bảo thời gian theo quy định.
* Kết quả: Văn bản của trường chuẩn hơn về thể thức, đúng về nội dung, luôn
gửi đúng địa chỉ và đúng thời gian quy định.
3.7. Thống kê các văn bản thường triển khai tại trường mầm non trong 1 năm học:
Qua quá trình làm việc trực tiếp tại trường mầm non 1 năm học, tôi thấy các loại
văn bản thường phải soạn thảo gồm:
3.7.1. Kế hoạch:
a) Kế hoạch do Hiệu trưởng xây dựng:
- Kế hoạch năm học
- Kế hoạch chuyên đề từng năm học:
+ Kế hoạch thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học tích cực”
+ Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
- Kế hoạch Tuyển sinh, hoạt động hè
b) Kế hoạch do Phó hiệu trưởng xây dựng:
- Hiệu phó phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng
+ Kế hoạch Y tế học đường - Chữ thập đỏ
- Hiệu phó phụ trách chuyên môn:
+ Kế hoạch giáo dục
+ Kế hoạch Thể dục thể thao, văn thể mỹ, hoạt động ngoại khóa
+ Kế hoạch chuyên đề do Hiệu trưởng phân công
3.7.2. Báo cáo:
- Báo cáo sơ kết
- Báo cáo tổng kết
- Báo cáo tháng
- Báo cáo các chuyên đề
- Báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên
3.7.3. Quyết định:
- Quyết định thành lập Hội đồng trường (5 năm soạn thảo 1 lần)
- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng
- Quyết định thành lập Hội đồng Tuyển sinh
- Quyết định thành lập Hội đồng giáo dục thể chất
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai
nạn thương tích
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Y tế học đường – Chữ thập đỏ
- Các quyết định khen thưởng
- Quyết định chọn đơn vị cung cấp, mua sắm tài sản trang thiết bị
- Quyết định cử CBGVNV đi học nâng cao trình độ
3.7.4. Công văn:
13
- Công văn đề nghị nâng bậc lương
- Công văn đề nghị các đơn vị, phòng ban chức năng liên quan đến vấn đề phát
sinh trong nhà trường
Ví dụ: Công văn xin sử dụng vỉa hè để trông xe cho phụ huynh học sinh; Công
văn xin cắm biển chỉ dẫn an toàn giao thông trường học
3.7.5. Tờ trình:
- Tờ trình xin mua sắm, cải tạo sửa chữa
- Tờ trình đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua
3.7.6. Các loại biên bản:
- Biên bản kiểm tra, dự giờ
- Biên bản Họp hội đồng nhà trường
- Biên bản học Liên tịch
- Biên bản xét duyệt nâng lương
- Biên bản xét duyệt các danh hiệu thi đua
- Biên bản triển khai họp tại các khối, tổ chuyên môn, bộ phận
3.7.7. Đơn:
- Đơn đề nghị nâng lương
- Đơn xin đi học nâng cao trình độ, nghiệp vụ
- Đơn xin nghỉ thai sản, nghỉ không lương, nghỉ phép
- Đơn đề xuất, kiến nghị một vụ việc cụ thể
Trên cơ sở các loại văn bản phải triển khai thực hiện hàng năm, dựa trên mẫu thể
thức văn bản theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ
Nội vụ về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, kết hợp
việc tham khảo vận dụng các mẫu báo cáo của phòng GD – ĐT quận, tôi đã xây dựng
khung thể thức và bố cục một số loại văn bản hành chính thường dùng (Phụ lục 1).
4. Kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức sự kiện
Khi làm việc tại phòng GD&ĐT quận tôi được phân công dẫn chương trình Khai mạc,
Tổng kết hội thi Giáo viên dạy giỏi, Sơ kết học kỳ I, Tổng kết năm học của ngành và của
GDMN quận hàng năm, chỉ đạo các trường tổ chức "Lễ đón chuẩn quốc gia", Khai mạc các
Hội thi, Hội thảo; tham khảo tài liệu hướng dẫn nên tôi đã học hỏi, rút kinh nghiệm và cũng
tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm:
4.1. Xác định căn cứ để tổ chức sự kiện:
Tham khảo các tài liệu có liên quan trong việc tổ chức sự kiện và điều kiện thực tế của
trường để xác định nội dung, hình thức, quy mô, điều kiện tổ chức sự kiện.
4.2. Xác định quy trình và cách thức tổ chức sự kiện:
4.2.1. Những công việc cần chuẩn bị:
1) Thành lập Ban chỉ đạo và ban tổ chức
Ban chỉ đạo do một đồng chí lãnh đạo làm trưởng ban, xây dựng kế hoạch tổ chức
và điều hành các hoạt động. Kế hoạch thể hiện rõ: Mục đích, yêu cầu, qui mô, hình thức tổ
chức, thành phần tham dự, các phương án tổ chức, nội dung chương trình, phân công các
tổ khối chuyên môn và người phụ trách, kinh phí tổ chức (dự trù).
14
Ban tổ chức gồm một số đồng chí chủ chốt trong Ban chỉ đạo và thêm một số
thành phần đại diện cho các Tiểu ban.
2) Ban tổ chức phân công cụ thể các nội dung công việc cho các tiểu ban
a. Tiểu ban Lễ tân
- Chuẩn bị giấy mời, lập danh sách đại biểu, phát hành giấy mời.
- Tổ chức đón tiếp khách mời, bố trí chỗ ngồi cho đại biểu, khách.
- Phát tài liệu, chế độ cho đại biểu.
- Phục vụ nước uống.
- Phục vụ phần trao quà, trao thưởng.
b. Tiểu ban nội dung
- Xây dựng chương trình, xác định rõ nội dung, người thực hiện và thời gian của
từng nội dung.
- Soạn thảo các văn bản, diễn văn, liên hệ với các đại biểu chuẩn bị bài phát biểu
hoặc chuẩn bị ý kiến trao đổi, thảo luận.
- In ấn tài liệu phục vụ hội nghị.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ, sắp xếp bằng khen, giấy khen, phần thưởng
để tổ chức trao tặng
c. Tiểu ban Trang trí, Khánh tiết
- Tuyên truyền: Tranh ảnh, áp phích, bảng tin của nhà trường, cha mẹ học sinh
về ngày hội đó.
Ủng hộ của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương, các hãng tài trợ.
- Trang trí hội trường (sân khấu), trong đó đặc biệt quan tâm trang trí phông nền
đảm bảo đúng quy định.
Trang trí khu vực tổ chức buổi Lễ: Cờ hoa, bóng bay, cây cảnh, sản phẩm của trẻ.
- Sắp xếp, bố trí, kê dọn bàn ghế.
- Phụ trách chuẩn bị hệ thông âm thanh, loa đài.
d. Tiểu ban an ninh, trật tự:
Kiểm tra các điều kiện về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và kiểm soát
các hiện tượng gây mất trật tự, ảnh hưởng đến hoạt động của buổi lễ.
e. Bộ phận hậu cần: Chịu trách nhiệm về các điều kiện vật chất, kinh phí,
phương tiện phục vụ.
4.2.2. Cách tiến hành tổ chức các sự kiện
- Đón tiếp đại biểu
- Hiệu phó dẫn chương trình, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Hiệu trưởng đọc lời chào mừng (khai mạc )
- Đại biểu phát biểu ý kiến (không nhất thiết)
- Trao thưởng (nếu có)
- Văn nghệ chào mừng (có thể đầu buổi lễ)
- Kết thúc buổi lễ: Ban tổ chức cảm ơn.
* Một số lỗi hay mắc phải khi tổ chức sự kiện:
- Giới thiệu đại biểu hay bị nhầm họ tên và chức danh.
- Thời gian, thời lượng tổ chức sự kiện chưa hợp lý.
15
- Khâu quản lý học sinh còn lộn xộn.
4.3. Vận dụng kinh nghiệm tổ chức tại phòng GD&ĐT:
- Lên kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên (bằng văn
bản) theo sở trường của từng người để phát huy khả năng của CBGVNV.
Lưu ý ghi đầy đủ họ tên, chức danh của đại biểu, quan sát đại biểu đến dự để
giới thiệu, tránh bỏ sót hoặc giới thiệu thừa.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các thành viên ở các khâu, đặc biệt chú
ý quán triệt giáo viên trong việc quản lý các cháu.
- Bố trí thời gian bắt đầu tổ chức sự kiện, thời lượng tổ chức hợp lý, phù hợp với
học sinh và phụ huynh học sinh.
- Họp rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức sự kiện.
Ví dụ 1: Minh họa “Kế hoạch của Ban chỉ đạo“:
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG
VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH - HH Cầu Giấy, ngày 10 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi cô giáo tài năng duyên dáng
Năm học 2010- 2011
Thực hiện Kế hoạch số 516/HD-LT ngày 19/ 10/ 2010 của Sở GD&ĐT và Công
đoàn Giáo dục Hà Nội về việc Hướng dẫn tổ chức hội thi cô giáo tài năng duyên dáng
năm học 2010 – 2011, Thực hiện sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, để thiết
thực đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nữ giáo viên trong trêng,
Trêng mầm non Hoa Hång hướng dẫn tổ chức Hội thi “Cô giáo tài năng duyên
dáng” năm học 2010-2011 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hội thi nhằm tôn vinh tài năng, phẩm chất, nét đẹp, nâng cao vị trí xã hội của các
nữ giáo viên trường MN Hoa Hồng.
- Góp phần khơi dậy tiềm năng, tình yêu nghề nghiệp của các cô giáo và nâng cao
trách nhiệm của các đ/c giáo viên trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng nhà trường
thân thiện, học sinh tích cực”, các cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà
giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo”.
16
2. Yêu cầu
Hội thi cần nêu cao tính đặc thù nghề nghiệp sâu sắc, được tổ chức sâu rộng trong
toàn trường, đảm bảo tính khách quan, công bằng thiết thực và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Là nữ giáo viên dạy giỏi cấp trêng trở lên trong các tổ chuyên môn: Nhà trẻ -
Mẫu giáo bé; Mẫu giáo nhỡ và Mẫu giáo lớn của trường.
III. CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC
Tổ chức tối 19 tháng 11 năm 2010 ( Thứ 6 )
1. Chương trình và quy định thời gian: Gồm 4 nội dung:
- Trình diễn áo dài
- Năng khiếu (không quá 10 phút)
- Trình diễn trang phục tự chọn
- Xử lý tình huống sư phạm (3-5 phút)
2. Thang điểm chấm: Tổng số 100 điểm
- Trình diễn áo dài: 25 điểm
- Thể hiện trang phục tự chọn: 20 điểm
- Năng khiếu: 25 điểm
- Xử lý tình huống sư phạm: 20 điểm
- Điểm cộng: Giáo viên dạy giỏi cấp Quận: 10 điểm
Lưu ý: Tình huống sư phạm: Thuộc tình huống ứng xử giáo dục đạo đức, nhân cách,
lối sống cho học sinh (tình huống, cách xử lý, giải quyết của bản thân và nhà trường trong
quá trình dạy học, giao tiếp với phụ huynh, bài học kinh nghiệm).
- Năng khiếu: Thể loại tham gia tại hội thi thể hiện tài năng như: Ngâm thơ, tấu, hát,
múa, sử dụng nhạc cụ, kể chuyện, thể dục dụng cụ, dance sport…
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí tổ chức: Công đoàn phối hợp với chính quyền, Ban đại diện CMHS
trường lo kinh phí tổ chức và khen thưởng.
2. Thành lập các ban để tổ chức hội thi ở các cấp, gồm
Ban Chỉ đạo
Ban Tổ chức
Ban Giám khảo
- Công đoàn phối hợp với chính quyền, Ban đại diện CMHS trường xây dựng kế
hoạch tổ chức hội thi, phối hợp cả về mặt chuyên môn, kinh phí và ra quyết định thành
lập các Ban của Hội thi.
- Triển khai tổ chức hội thi đúng tiến độ, đạt yêu cầu.
*Tổ chức Hội thi ở cấp khèi theo hình thức:
17
- Tổ chức lựa chọn theo từng khèi, mỗi khèi chọn ra 05 – 07 thí sinh xuất sắc
nhất dự thi cÊp trêng.
- Gửi báo cáo kết quả tổ chức Hội thi cña khèi về Công đoàn trêng chậm nhất
ngày 12/11/2010.
*Tổ chức Hội thi ở cấp trường theo hình thức:
- Tổ chức 01 Hội đồng, xếp giải để tôn vinh khen thưởng, trong đó chọn ra 01 giải
đặc biệt tham gia Hội thi cấp Quận.
- Nội dung thi cấp Trường gồm các phần thi:
+ Trình diễn áo dài
+ Năng khiếu (không quá 10 phút)
+ Trình diễn trang phục tự chọn
Sau 3 phần thi trên, Ban Giám khảo sẽ chọn ra 6 cô giáo tài năng và duyên dáng
nhất tham gia vòng thi ứng xử- Xử lý tình huống sư phạm (3-5 phút).
- Ban Giám khảo có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đáp
án, phương án trả lời chi tiết và chấm, đánh giá kết quả dự thi của thí sinh vòng thi cấp
trường (Công đoàn trường sẽ gửi câu hỏi cho các khối sau khi có hướng dẫn của Quận)
- Tổng kết đánh giá và công bố kết quả Hội thi cấp trường. Cơ cấu giải thưởng
gồm:
01 giải đặc biệt
02 giải A1
03 giải A2
09 giải A3
05 giải dành riêng cho từng nội dung
01 giải Người trình diễn áo dài đẹp nhất
01 giải Người có trang phục tự chọn đẹp nhất
01 giải Cô giáo tài năng nhất
01 giải Cô giáo duyên dáng nhất
01 giải Người có câu trả lời ứng xử hay nhất
Nơi nhận:
- BCHCĐ, BĐDCMHS;
- Các tổ CM;
- Lưu VT.
TRƯỞNG BAN
ĐẠI DIỆN CMHS
TM. BCH CÔNG
ĐOÀN
CHỦ TỊCH
Q. HIỆU TRƯỞNG
18
Ví dụ 2: Minh họa Phân công tổ chức sự kiện “Triển lãm tranh về Hà Nội chào
mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội“
MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN THỰC HIỆN TẠI
LIÊN HOAN TRIỂN LÃM TRANH VỀ HÀ NỘI
CHÀO MỪNG 1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI
1. Cắm trại, trưng bày triển lãm:
- Hoàn thành xong trước 15h00 ngày 6/10/2010.
- Chuẩn bị phương án trời mưa nhỏ: Căng ni lông trên mát trại, chuẩn bị mỗi
tranh 1 túi bóng kính.
- Các khối lớp tự chuẩn bị các điều kiện để treo tranh tại trại.
2. Thi vẽ tranh: Đối với các lớp khối MG Nhỡ và Lớn:
- Mỗi lớp chọn 3 cháu dự thi: điền ngay tên cháu vào danh sách và nộp cho Ban
tổ chức.
- Phân công vị trí cháu ngồi vẽ, rèn cháu vẽ tại lớp.
- Ban tổ chức chuẩn bị giấy vẽ, Các lớp tự chuẩn bị màu vẽ (màu nước, màu
sáp ) và bút vẽ
- Tự bê bàn và cất bàn của lớp mình (theo sơ đồ). Bê giá treo tranh lên sân khấu
(theo sơ đồ).
3. Kê ghế ngồi tại sân khấu:
- Khối MG Bé: Mỗi lớp 5 cháu đã gửi tranh triển lãm và 1 cô giáo.
Nhà trẻ: Mỗi nhóm 1 cô giáo. Cháu ngồi ở giữa, giáo viên ngồi 2 bên ngoài cùng.
- Khối MG Nhỡ và Lớn: 100% học sinh và giáo viên. Khối Nhỡ ngồi trước,
Khối Lớn ngồi sau.
4. Phát thưởng:
Lần 1: Phát giải tập thể:
- Nhà trẻ: Lớp D1: 1 giáo viên và 1 phụ huynh
- Khối Mẫu giáo: 1 học sinh, 1 giáo viên và 1 phụ huynh.
Riêng lớp C2 và B4 không có phụ huynh dự triển lãm tranh nên không mời
lên sân khấu.
Lưu ý: Các lớp lựa chọn học sinh, giáo viên, phụ huynh lên sân khấu từ hôm trước.
Khi được mời lên sân khấu nhận thưởng đề nghị khẩn trương lên ngay sân khấu theo
đúng thành phần. Học sinh đứng trước, giáo viên và phụ huynh đứng sau.
5. Xem triển lãm tranh:
16h00: Tất cả các lớp
Sau khi kết thúc phần đấu giá tranh, các lớp đưa học sinh lên lớp, trả học sinh tại
lớp và mời phụ huynh đưa con đi tham quan và tiếp tục đấu giá tranh tại các Trại của
Khối mình.
* Tại các trại:
19
Chuẩn bị từ đầu giờ chiều: Mỗi trại kê 1 chiếc bàn có trải khăn, đặt 1 hòm "Quỹ
tấm lòng Vàng" và 1 quyển sổ "Quỹ tấm lòng Vàng", cử 1 giáo viên hướng dẫn phụ
huynh và đại biểu ghi sổ.
Cuồi buổi cử 3 giáo viên giới thiệu tranh của Khối. Mỗi khối có 1 MC dẫn
chương trình.
6. Yêu cầu về trang phục: Giáo viên lên sân khấu, giới thiệu tranh tại các Trại mặc áo
dài đồng phục của trường.
BAN TỔ CHỨC
* Kết quả: Từ đầu năm học 2010 - 2011, tính đến tháng 4/2011, trường đã tổ
chức được 10 sự kiện (Phụ lục 2):
- Ngày hội đến trường của Bé
- Gặp mặt CBQL giáo dục tỉnh Lào Cai
- Tết Trung thu
- Triển lãm tranh về Hà Nội chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam - Hội thi cô giáo tài năng duyên dáng
- Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 - Gặp mặt Dâu, Rể trường MN Hoa Hồng
- Chỉ đạo giáo viên 6 lớp CUDV tổ chức "Tết Hàn Thực - Chung tay vì trẻ em
Nhật bản"
- Phối hợp với các hãng sữa tư vấn về dinh dưỡng, sức khoẻ cho cha mẹ học sinh
- Chương trình nghệ thuật "Bé vui đón hè"
- Giao lưu với các chiến sĩ Trung đoàn 86 tại Sơn Tây
Các sự kiện tổ chức sáng tạo, có ý nghĩa được các cấp Lãnh đạo, phụ huynh
đánh giá cao.
Các sự kiện còn được Ban đại diện phụ huynh học sinh ghi thành đĩa để
tuyên truyền và làm tư liệu giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn
Ví dụ: Tổ chức các hoạt đồng chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
- Thành lập Ban chỉ đạo gồm Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Trưởng ban
đại diện CMHS, Khối trưởng
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Tổ chức họp với Ban chỉ đạo, Ban phụ huynh và giáo viên các lớp để tuyền
truyền, huy động sự tham gia, ủng hộ về vật chất và tinh thần.
- Triển khai một chùm hoạt động chào mừng:
+ Chỉnh trang trường đẹp: Cải tạo bồn hoa, cây cảnh, bổ sung cây cảnh, hệ thống
biểu bảng tuyên truyền, đèn trang trí
+ Tham gia Liên hoan Trò chơi và hát dân ca cấp Thành phố, Hội chợ quê -
Triển lãm tranh - Trò chơi dân gian tại Công viên Nghĩa Đô.
+ Tổ chức Triển lãm tranh về Hà Nội chào mừng 1000 năm Thăng Long với sự
tham gia vẽ tranh của 100% học sinh, giáo viên, phụ huynh. Lựa chọn 202 bức để dự
20
triển lãm tranh. Tổ chức cho 33 cháu thi vẽ tranh trực tiếp trên sân khấu. Tổ chức bán
đấu giá tranh thu được trên 30 triệu đồng.
+ Tham gia màn múa Khai hội khai mạc chương trình Ca - Múa - Nhạc do
phòng GD – ĐT quận tổ chức chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Các hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ
chức theo đúng quy trình như trên và được các cấp lãnh đạo đánh giá cao, được
quay video, in đĩa tuyên truyền cho Lãnh đạo các cấp và phụ huynh học sinh.
* Đổi mới hình thức trang trí Hội nghị:
Do đặc thù của trường: học sinh đông, nhà trường đã tận dụng các phòng chức
năng để làm lớp học, chỉ còn duy nhất phòng Đa năng để dạy năng khiếu đồng thời là
nơi tổ chức các Hội nghị, Đại hội Năm học 2010 - 2011 vừa qua có rất nhiều sự kiện,
việc cắt chữ trên bảng trang trí gặp rất nhiều khó khăn: không có vị trí treo, tốn kinh phí,
đôi khi không kịp thời gian triển khai. Trước những khó khăn đó, chúng tôi đã sáng tạo
đổi mới hình thức trang trí "Qua máy chiếu Prozecter": chỉ cần tìm các mẫu cần trang
trí trên mạng, đánh tít chữ cần trang trí, bắn lên máy chiếu là có ngay phần trang trí
khánh tiết, vừa đẹp, vừa nhanh lại hiệu quả.
Được làm việc tại phòng GD - ĐT quận trên 10 năm, trực tiếp quản lý trường
được 1 năm, bản thân tôi luôn cố gắng và học hỏi nhiều nên công tác quản lý nhà
trường bước đầu đã bắt nhịp. Song khó khăn vẫn còn ở phía trước, đòi hỏi tôi phải cố
gắng nhiều hơn nữa trong công tác quản lý chăm sóc giáo dục các cháu, nhất là
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng.
Phần III
KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ
Trên đây là một số kinh nghiệm quản lý chỉ đạo của phòng GD&DT quận được
vận dụng áp dụng một phần tại trường mầm non Hoa Hồng và bước đầu cũng đạt được
một số kết quả đáng ghi nhận:
1. Trường vẫn giữ vững danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".
2. Đạt trường học an toàn năm 2010.
3. Trường được Sở GD&ĐT Hà Nội khen "Đơn vị tham gia tích cực các hoạt
động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
4. Trường được ngành GD&ĐT quận khen “Đạt thành tích xuất sắc trong 5 năm thực
hiện cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh
lịch” và 3 năm cuộc vận động “Mỗi thầy cô là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
5. Tham gia hiệu quả và chất lượng các Hội thi, phong trào thi đua của ngành: 3
giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp quận, 1 giải Nhì hội thi "Cô giáo tài năng duyên dáng",
3 CBGV được khen thưởng trong dịp Tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động xây
dựng "Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh chăm ngoan" và 3 năm
cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", 1 giáo
21
viên đạt danh hiệu "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" cấp quận, 1 CBQL được UBND
quận khen “Đã có nhiều thành tích trong phong trào Thể dục thể thao quận Cầu Giấy
giai đoạn (2006 – 2011)".
6. Tổ chức tốt, sáng tạo các sự kiện, đặc biệt là các hoạt động chào mừng Kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
7. Tham gia tích cực, hiệu quả các chương trình văn nghệ, các hoạt động ngoại
khoá, từ thiện do ngành và quận phát động.
8. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục: Huy động trên 100 triệu để "Chỉnh
trang trường đẹp", sửa nhà vệ sinh lớp B4, tặng giáo viên học sinh trong các hội thi, trợ
cấp khó khăn cho giáo viên, học sinh; quay và in đĩa các hoạt động của trường để tuyên
truyền và làm tư liệu bồi dưỡng chuyên môn; tài trợ chương trình xiếc, múa rối, ảo
thuật cho học sinh
9. Chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
10. Kỹ năng soạn thảo văn bản của CBGVNV tiến bộ rõ rệt.
Trong quá trình triển khai và áp dụng tại trường, tôi đã rút ra được một số bài
học sau:
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện tôi hiểu rằng muốn thành công trong công tác
quản lý bản thân cần phải:
1. Nắm vững nghiệp vụ, chuyên môn, chịu khó nghiên cứu tài liệu.
2. Luôn học hỏi kinh nghiệm các đồng chí Lãnh đạo và đồng nghiệp.
3. Mạnh dạn áp dụng, vận dụng linh hoạt, khéo léo các kiến thức, kỹ năng đã thu
lượm được vào quá trình quản lý.
4. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để kịp thời rút kinh nghiệm, điều
chỉnh và sâu sát thực tế.
5. Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới để kịp thời bồi
dưỡng, điều chỉnh.
Trong quá trình làm việc tại phòng GD&ĐT quận, được các đồng chí Lãnh đạo
dìu dắt, được trực tiếp tham gia và chỉ đạo các trường mầm non trong quận, tôi đã
học hỏi và tích luỹ được một số kinh nghiệm và bước đầu vận dụng để áp dụng tại
trường mầm non Hoa Hồng. Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ phần
nào đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các đồng chí cán bộ quản lý mới như tôi.
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong các đồng chí Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi ngày một hoàn
thiện hơn vai trò quản lý chỉ đạo tại trường.
Cầu Giấy ngày 05 tháng 4 năm 2011
Người viết
Lưu Đức Thuận
22
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THƯỜNG DÙNG
(Theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ)
Mẫu 1 - Văn bản có tên loại khác
(*)
I/ KẾ HOẠCH
1. Mẫu Kế hoạch năm học
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
(1)
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 13 /KH(3)-HH (4) Cầu Giấy (5), ngày 29 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH (6)
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011 (7)………………
(8)
Phần I
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2009 - 2010
I/ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
TT
Chỉ tiêu Thực hiện So kế hoạch
1 Công tác phát triển
2 Chất lượng
2.1 Chăm sóc nuôi dưỡng
2.2
Giáo dục
3 Cơ sở vật chất
4 Thi đua
* Nguyên nhân:
II/ MỘT SỐ TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC
Phần II
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010 - 2011
A/ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2010 - 2011
B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. THUẬN LỢI
II. KHÓ KHĂN
III. TÌNH HÌNH TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, GIÁO VIÊN (tính đến 30/9):
23
1. Trường lớp
Độ Tuổi Số lớp Số học sinh Ghi chú
Nhà trẻ
Mẫu Giáo Bé
Mẫu Giáo nhỡ
Mẫu Giáo lớn
Cộng
2. Số cán bộ giáo viên
Trình độ chuyên môn
TT
Tình hinh
CBGV, NV
Tổng
số
ĐH,
> ĐH
CĐ TC
SC,
chưa
ĐT
Đảng
viên
Trung
cấp
LLCT
1 CB quản lý
2 Giáo viên
3 Nhân viên
Tổng cộng:
C/ CÁC CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các cuộc vận động:
2. Công tác phát triển
a) Chỉ tiêu:
Đầu năm học Cuối năm học Độ tuổi
Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh
Nhà trẻ
Mẫu Giáo Bé
Mẫu Giáo Nhỡ
Mẫu Giáo lớn
Tổng số
b) Biện pháp:
3. Chất lượng chăm sóc - giáo dục
3.1. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp
3.2. Chất lượng giáo dục
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
24
3.4. Công tác khác
4. Công tác tuyên truyền về GDMN, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc
cha mẹ và cho cộng đồng
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
5. Công tác quản lý chỉ đạo
5.1. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch:
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
5.2. Công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ:
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
5.3. Công tác thanh tra, kiểm tra:
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
5.4. Công tác xây dựng cơ sở vật chất - tài chính:
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp thực hiện:
5.5. Công tác quản lý hành chính:
a) Chỉ tiêu:
b) Biện pháp:
5.6. Thực hiện qui chế dân chủ, xã hội hóa giáo dục:
5.7. Công tác thi đua và viết sáng kiến kinh nghiệm:
a) Công tác thi đua:
* Chỉ tiêu:
* Biện pháp:
b) Công tác viết sáng kiến kinh nghiệm:
* Chỉ tiêu:
* Biện pháp:
6. Phân công trong Ban Giám hiệu
6.1. Đồng chí Hiệu trưởng:
6.2. Đồng chí Hiệu phó phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng:
6.3. Đồng chí Hiệu phó phụ trách chuyên môn:
6.4. Các tổ chuyên môn
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nơi nhận:
- Phòng GD;
- CBGVNV;
- Lưu: VT, …. (10) A.xx (11)
HIỆU TRƯỞNG (9)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
25
Nếu Phó hiệu trưởng ký:
Nơi nhận:
- Phòng GD;
- CBGVNV;
- Lưu: VT, …. (10) A.xx (11)
KT. HIỆU TRƯỞNG (9)
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
* Mẫu này áp dụng chung đối với đa số các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại cụ thể như: chỉ thị
(cá biệt), tờ trình, thông báo, chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo, quy định v.v… Riêng đối với tờ trình có
thể thêm thành phần “kính gửi” ở vị trí 9a.
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên loại văn bản.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(5) Địa danh
(6) Tên loại văn bản: chỉ thị (cá biệt), tờ trình, thông báo, chương trình, kế hoạch, đề án, phương án, báo
cáo .v.v…
(7) Trích yếu nội dung văn bản.
(8) Nội dung văn bản.
(9) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện trưởng v.v…; trường
hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tập thể lãnh
đạo (ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM. Ban Thường vụ, TM. Hội đồng…); nếu người ký văn bản là cấp phó
của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi
chức vụ của người ký văn bản; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 12 của Thông
tư này.
(10) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(11) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
LỊCH TRÌNH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2010 – 2011
Tháng Nội dung hoạt động
Người tổ
chức/Thực hiện
Từ tháng 7/10
đến tháng 6/11