Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HỒ CHÍ MINH VỚI THANH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.94 KB, 3 trang )

HOAÌNG NGOÜC VÉNH - ÂAÛI HOÜC KHOA HOÜC HUÃÚ
HỒ CHÍ MINH VỚI THANH NIÊN
Khi nói về vai trò, khả năng của thanh niên, Hồ Chí Minh thường coi thanh
niên là lực lượng hùng hậu, có sức mạnh dời non lấp biển. Người quan niệm, muốn thức
tỉnh một dân tộc trước hết phải thức tỉnh thanh niên ”Hỡi Đông Dương đáng thương hại,
Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm hồi sinh”
1
. Người
khẳng định, thanh niên là những người có sứ mệnh với vận mệnh của Tổ quốc, những người
chủ tương lai của nước nhà, là bộ phận quan trọng trong dân tộc: ”Tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội”, “Tuổi trẻ là bức vạn lý trường thành vững chắc”
2
trong giữ gìn, xây dựng Tổ quốc.
Theo Người, thanh niên “là những đội xung phong trên các mặt trận văn hóa, kinh tế, chính
trị”, “là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an, dân quân tự vệ”. Người khẳng định bản chất
tốt đẹp của thanh niên là “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
3
. Người coi thanh
niên là người kế tục và phát triển thành tựu của các thế hệ đi trước: “thanh niên là người tiếp
sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh
niên tương lai - tức các cháu thiếu niên nhi đồng”
4
.
Đánh giá cao vai trò vị trí của thanh niên, nhưng Hồ Chí Minh không đánh
giá chung chung mà luôn gắn thanh niên với dân tộc, với giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và với Đảng Cộng sản Việt Nam. Người thường xuyên quan tâm giáo dục, tổ chức,
hướng dẫn để thanh niên làm tốt vai trò đặc biệt của mình. Người khẳng định ”phẩm chất
của thanh niên là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó, có chí tiến thủ”
5
nhưng không quên chỉ ra những khuyết điểm của thanh niên như bệnh chủ quan, tự mãn,
ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, anh hùng rơm Vì thế, để xứng đáng là người chủ


tương lai của đất nước, thanh niên “cân phải hăng hái tham gia kháng chiến rèn luyện
mình thành chiến sỹ kiên quyết, gan góc, không sợ nguy hiểm, không sợ khó khăn, yêu lao
động, kính trọng của công, chống quan liêu tham ô lãng phí. Phải yêu Tổ quốc, dũng cảm hy
sinh cho Tổ quốc. Phải gắn yêu nước chân chính với quốc tế vô sản chân chính. Thật thà
trung thành với nhân dân, với Đảng, với Chính phủ”
6
. “Thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ,
phấn đấu anh dũng, vượt khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng nước nhà”.
“Thanh niên phải có chí tự động, tự cường, tự lập có khí khái làm việc, không ham địa vị,
ham tiến bộ, ham học hỏi, đã làm gì thì làm đến nơi đến chốn”
7
, “không có việc gì khó, chỉ
sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt thành công”
8
.
Những quan điểm trên của Người về thanh niên cho chúng ta phương pháp
luận trong đánh giá thanh niên là: Cần hiểu đúng lớp trẻ; Coi họ là những người đang
trưởng thành có nhiều mâu thuẫn trong quá trình đang lớn lên; họ năng động, sôi nổi với
những diễn biến tâm sinh lý phức tạp, thích tự do nhưng cũng thích khám phá thế giới
1
Hồ Chí Minh Toàn tập - Nxb CTQG - Hà Nội 2000 - Tập 2 - Tr 133
2
Xem Sđd - Tập 4 - Tr 79, 167
3
Xem Sđd - Tập 9 - Tr , Tập 10 - Tr 306, 489
4
Xem Sđd - Tập 10 - Tr 306, 488
5
Xem Sđd - Tập 12 - Tr 498
6

Xem Sđd - Tâp 7 - Tr 66
7
Xem Sđd - Tập 5 - Tr 185, 375
8
Xem Sđd - Tập 6 - Tr 95
1

HOAÌNG NGOÜC VÉNH - ÂAÛI HOÜC KHOA HOÜC HUÃÚ
quanh mình; Gắn họ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phải nắm được những nhu cầu lợi ích nào
mà thanh niên đang quan tâm. Phải tin yêu lớp trẻ.
Đoàn, Hội là những trường học giáo dục lý tưởng cộng sản cho thanh, thiếu niên,
nên càng phải thực sự là những mái ấm. Sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, cắm
trại, dã ngoại định hướng niềm tin cộng sản cho thanh niên là những nội dung quan trọng
của hoạt động của Đoàn, Hội.
Cán bộ Đoàn, Hội không chỉ có nhiệt tình, gương mẫu, xông xáo trong mọi công
việc mà điều quan trọng là phải có trình độ và kinh nghiệm hoạt động xã hội, nắm bắt được
tâm tư tình cảm của các thành viên của mình trên cơ sở phương pháp luận đó mà tổ chức,
giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên.
Cán bộ Đoàn, Hội rất cần có phong cách tế nhị, truyền đạt hùng biện đầy sức thuyết
phục trong các hoạt động đó. Dĩ nhiên cần quan tâm nhiều nhất trong cái phong cách tế nhị,
truyền đạt hùng biện đầy sức thuyết phục ây cho việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau” vì nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh quan tâm
nhiều nhất cho việc bồi dưỡng các thế hệ thanh niên cách mạng nhằm thực hiện và duy trì
mục đích cách mạng do Người và Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra. Người chú ý dẫn dắt
tuổi trẻ đến với lý tưởng cách mạng và đấu tranh thực hiện lý tưởng đó. Với niềm tin yêu vô
hạn đối với những người chủ tương lai của đất nước, những người làm cho non sông đất
nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu, Người nhấn mạnh việc học tập của tuổi
trẻ, đồng thời Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo phải có trách nhiệm trong đào
tạo thế hệ tương lai.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Hồ Chí Minh là “đào tạo họ thành
những công dân hữu ích cho nước Việt Nam”; “làm cho họ phát triển hoàn toàn những năng
lực sẵn có”; “họ chăm chỉ học hành, nhưng học để làm việc, làm người cán bộ phụng sự
đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại, chứ không phải học để làm quan”;
“đào tạo họ thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên” có đủ khả năng và năng lực hoàn
thành tốt những nhiệm vụ mà dân tộc và thời đại đặt ra. Họ là những người dám nghĩ, dám
làm và làm có hiệu quả”
9
.
Trong bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Người quan tâm cả đức lẫn tài
nhưng vẫn luôn nhấn mạnh về đức: Giáo dục thanh niên một cách toàn diện nhưng phải chú
trọng đạo đức cách mạng, giác ngộ CNXH trong quan hệ mật thiết với văn hóa, kỹ thuật, lao
động sản xuất. Thanh niên phải có ý thức dân tộc sâu sắc nhưng đồng thời phải biết gắn
những truyền thống, tập quán, thói quen, lối sống quý báu lành mạnh khoa học của dân tộc
với hiện đại, đoàn kết hòa bình, tiến bộ xã hội của nhân loại
10
.
Trước lúc đi xa, trong bốn bản Di chúc Người để lại cho mai sau, có ba lần Người
nhắc đến từ XHCN, trong đó hai lần gắn với thanh niên. Ngưòi căn dặn, Đảng phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng
CNXH ở Việt Nam. Đảng và Chính phủ phải chọn một số thanh niên ưu tú nhất trong quân
đội và thanh niên xung phong đào tạo ngành nghề cho họ vì họ chính là đội quân chủ lực
9
Xem Sđd - Tập 10 - Tr 488 - Tập 6 - Tr 287
10
Xem Sđd - Tập 8 -Tr 759
2

HOAÌNG NGOÜC VÉNH - ÂAÛI HOÜC KHOA HOÜC HUÃÚ
trong công cuộc xây dựng thắng lợi CNXH ở Việt Nam

11
. Những quan điểm này của Người
luôn nhắc nhở mỗi chúng ta, muốn xây dựng thành công CNXH và giữ vững CNXH ở Việt
Nam không thể không chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thanh niên thành những người
XHCN phát triển toàn diện.
Việc ngày nay một bộ phận thanh, thiếu niên kém tu dưỡng đạo đức, lối sống vi
phạm pháp luật không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cơ chế thị trường. Việc thanh, thiếu niên
hiện nay đang được thu hút bởi các hoạt động tôn giáo nói chung không thể đánh giá họ là
xấu. Bất cứ tôn giáo nào, bên cạnh tư cách là một tôn giáo thì vẫn mang trong đó những giá
trị văn hóa, nhân văn.
Hồ Chí Minh từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo
đức cá nhân. Ky Tô giáo có ưu điểm là lòng bác ái. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm
chính là chính sách của nó phù hợp với những điều kiện của nước ta. Chủ nghĩa Mác có ưu
điểm là phương pháp làm việc biện chứng Tôi cố gắng làm một học trò nhỏ của các vị
ấy”
12
.
Điều quan trọng là cần phải luôn đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn và Hội
cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, đáp ứng được mong mỏi của tuổi trẻ. Dĩ nhiên, có
một điều quan trọng nữa là: Hoạt động của Đoàn và Hội cần phải được sự quan tâm hơn nữa
của Chính quyền, Nhà trường, của xã hội và của chính các bậc phụ huynh.
“Uốn cây từ lúc còn non, đừng để tâm hồn của các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá
nhân”
13
không là công việc một sớm một chiều đã hoàn thành ngay, nó cũng không chỉ là
công việc của một bộ phận xã hội nào, mà là công việc lâu dài, kiên trì và phải là sự kết hợp
của Nhà trường, Gia dình, Xã hội, và là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân.
11
Xem Sđd - Tập 12 - 498, 504
12

Về tôn giáo - Nxb KHXH - Hà Nội 1994 - Tr 6,7
13
Xem Sđd - Tập 8 - Tr133
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×