Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

L08 nhóm 1 chủ đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.41 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC
NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM
LỚP L08 --- NHÓM 01 --- HK231
NGÀY NỘP 17/10/2023

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thùy Linh
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức An
Vũ Hoàng Thiên An
Đặng Trần Tuấn Anh
Kim Hồng Ánh
Trịnh Hoàng Anh
Bùi Đinh Gia Bảo

Mã số sinh viên
2112737
2110717
2012577
2112830
2110023
2110035

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023



Điểm số


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP LỚN
Mơn: LỊCH SỬ ĐẢNG (MSMH: SP1039)
Nhóm/Lớp: .....L08...... Tên nhóm: .......01........
Đề tài:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC
CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM
STT

Mã số SV

Họ

Tên

Nhiệm vụ được phân công

Kết quả

1

2112737

Nguyễn Đức


An

Phần mở đầu, kết luận, chỉnh sửa 3.2.2.
Tổng hợp, chỉnh sửa và nộp.

92%

2

2110717

Vũ Hoàng Thiên

An

Phần 2.1

100%

3

2012577

Đặng Trần Tuấn

Anh

Phần 3.2


95%

4

2112830

Kim Hồng

Ánh

Phần 3.1

100%

5

2110023

Trịnh Hoàng

Anh

Phần 1.1 và 1.2

97%

6

2110035


Bùi Đinh Gia

Bảo

Phần 2.2

95%

Ký tên

NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ CỦA
GIẢNG VIÊN

Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Đức An.
Số ĐT: 0966446704.
Email:
Nhận xét của GV: .......................................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. Hoàng Thùy Linh

Nguyễn Đức An


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 4
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4
4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................6
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ
KỶ XX ............................................................................................................................. 6
1.1. Bối cảnh thế giới ..................................................................................................6
1.1.1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả ......................................6
1.1.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin ......................................................6
1.1.3. Tác động của Cách Mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản .............7
1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................................ 8
Chương 2. QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ
RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.......................................................... 11
2.1. Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước ........................................................11
2.1.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến ...................................11
2.1.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản ............................................14
2.2. Hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và sự phát triển
của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ...........................................18
2.2.1. Nguyễn Ái Quốc và hành trình đi tìm đường cứu nước ............................ 18
2.2.2. Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ................25
Chương 3. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .................................27
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên ............27
3.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ....................................................27
3.1.2. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên ......................................................29
3.2. Giá trị của việc thành lập Đảng .......................................................................32
3.2.1. Giá trị lịch sử ............................................................................................... 32
3.2.2. Giá trị thực tiễn cho đến ngày nay .............................................................. 33

PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................37
1


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................39

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã gần 50 năm trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, chấm dứt ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân và đế quốc tại Việt Nam. Thắng lợi của ngày 30/04/1975 là “một
biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1. Để có được thắng lợi đó, chúng ta khơng thể
khơng kể đến công lao lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với đường lối chiến lược
tài tình, Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua bao cơn sóng gió, hồn thành
mục tiêu độc lập giải phóng dân tộc.
Kể từ đây, Đảng đã và vẫn đang tiếp tục lãnh đạo toàn thể nhân dân bước trên con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng nhân dân xây dựng một đất nước tươi đẹp, hịa
bình. Qua 37 năm đổi mới, với sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của mình, Đảng đã
vạch ra những chủ trương và đường lối đúng đắn đưa nền kinh tế - xã hội nước nhà phát
triển vượt bậc, đồng thời quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới được tăng cường
và có những chuyển biến tốt đẹp. Với lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển
đất nước phải “lấy dân làm gốc”, Đảng Cộng sản Việt Nam ln đặt lợi ích của nhân
dân lên trên hết, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình, và kiên định
với mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Trong bối cảnh mới, thế giới ngày nay diễn ra những sự biến động to lớn cả về

kinh tế lẫn chính trị - xã hội. Những biến động này xảy ra khơng ngừng nghỉ, điều này
địi hỏi Đảng ta phải có cách ứng phó và thái độ phù hợp với tình hình đó. Ngồi ra, các
thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến
hịa bình, xun tạc sự thật lịch sử Việt Nam, âm thầm lập kế hoạch chống phá Đảng và
Nhà nước, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây đảo lộn cuộc sống của người
dân. Gần đây nhất, một cuộc khủng bố do nhóm đối tượng trang bị vũ khí, tấn cơng trụ
sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 làm 4 cán bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 5-6.
1

3


Công an xã hy sinh, 2 cán bộ xã và 3 người dân thiệt mạng, 2 cán bộ Công an xã bị trọng
thương1. Các trang tin của các đối tượng, các bên chống đối nhà nước đã lợi dụng tình
hình đó để rao giảng, phao tin, bóp méo sự thật bằng những luận điệu xảo trá, mục đích
của chúng là chia rẽ các dân tộc anh em của ta, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng ta.
Để phản ứng hợp lý trước tình thế như trên, tồn thế nhân dân cần một lòng tin
tưởng vào Đảng, nhà nước và quyết tâm khơng lung lay ý chí trước các luận điệu đó.
Với vai trị, vị trí là các sinh viên đại học và là những người con của đất nước Việt Nam,
chúng tôi muốn hiểu tường tận về Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên hiện thực lịch sử
khách quan, đồng thời rút ra được giá trị của việc thành lập Đảng, một mặt nâng cao
hiểu biết cho thế hệ trẻ hiện nay về kiến thức lịch sử nước nhà, mặc khác khích lệ các
bạn biết trân q cơng lao của những người đi trước và củng cố lòng yêu nước của các
bạn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tơi quyết định tìm hiểu và khai thác giai
đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến khi Đảng ta thành lập.
Xuất phát từ tình hình thực tế và những mong muốn trên, nhóm chọn đề tài: “Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời – Quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc
Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình thành
lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong không gian tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ cuối
thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ hoàn cảnh lịch sử nước ta và thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX.

Công an tỉnh Hà Tĩnh (03/07/2023), Những luận điệu xảo trá sau vụ khủng bố ở Đắk Lắk: Thêu dệt, bóp méo
sự thật (Bài 1), truy cập từ />1

4


Thứ hai, đánh giá thực trạng của khuynh hướng cách mạng thời bấy giờ và hiểu
được tại sao nước ta phải đi theo con đường cứu nước vơ sản; tìm hiểu hành trình đi tìm
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Thứ ba, tìm hiểu về sự ra đời của Đảng, nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên
đồng thời nhận thức được giá trị của việc Đảng được thành lập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp phân tích và
tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic; phương pháp so sánh; phương pháp làm việc
nhóm;…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Chương 2: Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Chương 3: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX,
ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Bối cảnh thế giới
1.1.1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền ( chủ nghĩa đế quốc). Các nước tư bản đế quốc thực hiện
chính sách : bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngồi gia tăng các
hoạt động xâm lược, nơ dịch và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Trước bối cảnh
này, nhân dân các dân tộc bị áp bức tiền hành đứng lên đấu tranh tự giải phóng bản thân
tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, đặc biệt là ở châu Á.
Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh đã gây ra
tổn thất to lớn cho nhân dân các nước, tuy là nước chiến thắng nhưng Pháp vẫn chịu
những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới. Thế nên thực dân Pháp ra sức vơ vét tài
nguyên của các nước thuộc địa, tăng thuế và áp bức bóc lột nặng nề trong đó có Việt
Nam. Tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước nói chung, và
Việt Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ.
1.1.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Từ nửa sau thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân, điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải có một hệ thống lý luận khoa
học làm vũ khí tư tưởng để chống lại chủ nghĩa tư bản. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa
Mác ra đời, sau này được Lênin phát triển trở thành chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

Chủ nghĩa Mác – Lê Nin nêu rõ để đạt được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực
hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân, họ phải lập ra đảng cộng sản. Vì thế sự ra đời của
đảng cộng sản là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng cho cuộc đấu tranh của giai cấp cơng
nhân chống áp bức bóc lột. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân,
mọi chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp cơng nhân.
Nhưng Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp

6


cơng nhân chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp
nhân dân lao động khác trong xã hội.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lê Nin được truyền bá vào Việt Nam, hầu hết các phong
trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển cực kì mạnh mẽ theo khuynh hướng
cách mạng vô sản điều này cũng dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản Việt Nam.
Thêm vào đó Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và
áp dụng vào cách mạng ở Việt Nam, thành lập ra đảng cộng sản Việt Nam. Do đó có thể
nói chủ nghĩa Mác – Lê Nin là nền tảng cho tư tưởng cũng như là kim chỉ nam cho hành
động của Đảng cộng sản Việt Nam.
1.1.3. Tác động của Cách Mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình
hình thế giới. Thắng lợi này khơng chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà cịn có tác động sâu sắc đến phong trào giải
phóng dân tộc ở các thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa
Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi dẫn đến sự ra đời
của các Đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa: Đảng cộng sản Đức,
Đảng cộng sản Hungary (1918), Đảng cộng sản Mỹ (1919), Đảng cộng sản Pháp
(1920)…
Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười Nga là tấm gương sáng về
sự giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn

Ái Quốc nói: Cách mạng Tháng Mười giống như một tiếng sét đánh thức nhân dân châu
Á khỏi cơn hôn mê hàng thế kỷ. “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách
mệnh thành cơng thì phải lấy dân chúng (cơng nơng) làm gốc, phải có đảng vững bền,
phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc
Tư và Lênin.”
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập, trở thành
bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Quốc
tế Cộng sản không những vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà còn
đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong
7


trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản có vai trị quan trọng trong việc
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái
Quốc khẳng định vai trò của tổ chức này đối với cách mạng nước ta là: “An Nam muốn
làm cách mệnh thành cơng, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
1.2. Bối cảnh trong nước
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và từng bước thiết
lập bộ máy thống trị cho đến ngày 6/6/1884 với hiệp định Patonot được ký kết với triều
đình nhà Nguyễn, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa,
dân ta là vong quốc nơ, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính
sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực
đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chun
chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người
Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam
thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng
Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc
lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài ngun, cùng nhiều

hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường
giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản
ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xun tạc
lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nơ dịch về văn hóa của thực dân
Pháp đã làm biến đổi tính hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân
hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái
độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc.
Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là 2 giai cấp cơ bản trong
xã hội. Trong đó giai cấp địa chủ bị phân hóa, một bộ phận địa chủ làm tay sai đắc lực
cho Pháp, một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc, khởi xướng và lãnh đạo các
phong trào chống Pháp. Giai cấp nông dân là đông đảo nhất, cũng là giai cấp bị bóc lột

8


nặng nề nhất. Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất
cho nền độc lập tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày.
Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc
địa, ngồi những đặc điểm của giai cấp cơng nhân quốc tế, giai cấp cơng nhân Việt Nam
cịn có những đặc điểm riêng vì ra đời trong hồn cảnh một nước thuộc địa nửa phong
kiến, lực lượng còn nhỏ bé nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời
đại.
Giai cấp tư sản xuất hiện muộn hơn giai cấp cơng nhân. Một bộ phận có lợi ích
gắn liền với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực
dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Phần lớn tư sản có tinh thần dân tộc, u
nước nhưng khơng có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản bị đế quốc tư bản chèn ép, có tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm
về chính trị và thời cuộc tuy nhiên thiếu kiên định. Các sĩ phu phong kiến cũng có sự

phân hóa : một bộ phận hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản; một
số người khởi xướng các phong trào yêu nước, có ảnh hưởng lớn.
Cùng với sự xuất hiện và phân hóa của các giai cấp , những mâu thuẫn mới cũng
được hình thành trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với
thực dân Pháp là chủ yếu nhất và ngày càng gay gắt.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu
tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối đúng
đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.
Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt
với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896);
phong trào nơng dân n Thế của Hồng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành
được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi
nghĩa Ngọc Châu Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,… Cách mạng Việt Nam
chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Tuy thất bại song các
phong trào yêu nước đã góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước nhất là lớp thanh niên
tri thức tiên tiến chọn lựa một con đường mới, một giải pháp của nước giải phóng dân
tộc theo xu thế của thời đại. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đồng
9


thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn
để giải phóng dân tộc.

10


Chương 2. QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1. Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước

2.1.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
Ngay từ năm 1858, khi Pháp nổ phát súng đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà, mở ra
cuộc xâm lược nước ta, nhân dân Việt Nam đã luôn anh dũng đấu tranh bảo vệ quê
hương và các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra liên
tục trên toàn lãnh thổ. Từ những cuộc khởi nghĩa riêng lẻ ở từng địa phương, phong trào
yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến đến những phong trào theo chủ trương mới, mang
xu hướng tư sản đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí chống giặc ngoại
xâm ngoan cường của quân dân ta. Tuy nhiên, cho tới trước khi có Đảng, con đường
cứu nước lâm vào một cuộc “khủng hoảng” bởi tất cả những cuộc khởi nghĩa, phong
trào yêu nước trong khoảng thời gian ấy đều không thành công. Nổ ra sớm nhất là những
phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, điển hình là phong trào Cần Vương
và phong trào nông dân Yên Thế.
Sau khi đã mất Nam Kỳ vào tay Pháp, vào năm 1884, tình hình ở triều đình càng
trở nên rắc rối hơn ở nhiều mặt. Tình hình chiến sự khơng thuận lợi và vua Tự Đức qua
đời làm sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn càng rõ rệt, triều đình chia
thành 2 phe cánh – phe chủ chiến và phe chủ hịa. Khi qn Pháp tấn cơng vào kinh
thành Huế, Tơn Thất Thuyết và đồn tùy tùng – thuộc phe chủ chiến, đưa vua Hàm Nghi
ra khỏi kinh thành, tránh sự lùng bắt gắt gao của quân Pháp. Sau lúc này, vua Hàm Nghi
ra chiếu Cần Vương 2 lần nhằm tố cáo mục đích xâm lược Việt Nam của quân Pháp và
kêu gọi sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên chống lại giặc Pháp, giúp vua bảo vệ quê
hương đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhân dân ta ở nhiều nơi dưới sự lãnh đạo
của sĩ phu yêu nước đã mạnh mẽ đứng lên chống Pháp. Những cuộc khởi nghĩa nổ ra
khắp nơi, tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê (Hà Tĩnh), Bãi Sậy (Hưng
n), Ba Đình (Thanh Hóa). Phong trào Cần Vương diễn ra sơi nổi trên cả nước thể
hiện lịng yêu nước và tinh thần quật cường của nhân dân ta. Năm 1888, vua Hàm Nghi
bị bắt và lưu đày, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiếp tục diễn ra nhưng các cuộc khởi
nghĩa bị quân Pháp đàn áp tàn bạo và thất bại, phong trào Cần Vương suy yếu dần. Năm
11



1896, cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng bị đàn áp, đánh dấu sự thất bại
của phong trào Cần Vương và là cột mốc chấm dứt vai trò lãnh đạo của tầng lớp phong
kiến đối với các phong trào yêu nước ở Việt Nam. Phong trào Cần Vương được nhận
định là “bước khởi đầu của các phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam thời kỳ cận
đại, tạo điểm mốc cho sự tiến triển của lịch sử Việt Nam. Cuộc kháng chiến quyết liệt
và có uy tín của phong trào này là khuôn thước quan trọng để từ đó đào luyện nên những
lớp người kế tục cuộc chiến đấu sau này”1, tuy thất bại và đánh dấu kết thúc sự lãnh đạo
của tầng lớp phong kiến với các phong trào yêu nước, phong trào cũng để lại nhiều giá
trị trong hành trình chống Pháp của dân tộc, là bước khởi đầu cho các phong trào yêu
nước theo những hệ tư tưởng khác phù hợp hơn, khả thi hơn trong công cuộc giành lại
độc lập cho dân tộc.
Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi Pháp mở rộng chiếm đóng ở Bắc
Kì và đến bình định vùng Yên Thế Thượng, nông dân lưu tán hoặc bị giặc Pháp truy
đuổi đến ẩn náu ở đây đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình. Khoảng thời
gian đầu, phong trào chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất mà chia làm hàng chục
toán nghĩa quân riêng lẻ ở từng vùng do các thủ lĩnh khác nhau chỉ huy. Sau khi bị quân
Pháp tấn công, càn quét làm lực lượng nghĩa quân suy yếu, các thủ lĩnh người thì đầu
hàng, người thì hy sinh trong chiến đấu, Hồng Hoa Thám (cịn gọi là Đề Thám) đã
đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành lãnh đạo tối cao của phong trào Yên Thế.
Những năm tiếp theo, nghĩa quân mở rộng địa bàn và chiến đấu, gây ra nhiều thiệt hại
cho quân địch. Tuy nhiên, phong trào của Hoàng Hoa Thám vẫn mang nặng “cốt cách
phong kiến”, khơng có khả năng mở rộng, tập hợp lực lượng đủ mạnh, khơng có đường
lối cụ thể để thống nhất nhân dân cả nước tạo thành cuộc cách mạng dân tộc. Năm 1913,
sau các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp và Hoàng Hoa Thám qua đời,
phong trào Yên Thế thất bại. “Trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp ở Bắc hà thì
khởi nghĩa Yên Thế là kéo dài nhất và khiến cho quân Pháp phải vất vả đối phó”2, nhận
định này khẳng định sự kiên cường chống giặc của nhân dân và giá trị của khởi nghĩa
Yên Thế trong quá trình chống Pháp giành lại đất nước.
Ngô Quang Nam (2020), Phong trào Cần Vương và cái nhìn thời đại, truy cập từ />2
Trần Hưng (2023), Khởi nghĩa Yên Thế (P1): Từ Đề Nắm tới Đề Thám, truy cập từ />1


12


Bàn về sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, tiêu
biểu là phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế, lý do chính là “ngọn
cờ phong kiến lúc đó khơng còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp một cách rộng rãi tồn
thể các tầng lớp nhân dân, khơng có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên
tồn quốc nữa”1. Như thế nào ra nơng nỗi ấy ? Trước hết phải nhắc tới chủ thể quyền
lực trong tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ - triều đình nhà Nguyễn. Vì sự lạc hậu, kém
cỏi, bạc nhược của mình mà nhà Nguyễn đã mất đi dân tâm, mất đi cái vị thế đứng đầu
có thể kêu gọi lực lượng toàn dân toàn quốc đoàn kết kháng chiến. Triều đình đã tự cơ
lập với những khát vọng của nhân dân lúc đó, khước từ những kế hoạch canh tân tìm
đường phát triển, mở rộng giao thương ,tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm cầm
cố dân tộc trong tư tưởng phong kiến, giữ lấy quyền lực thống trị tuyệt đối cho mình,
làm ngơ trước các nhu cầu dân sinh, dân chủ. Khi giặc Pháp xâm lược nước ta, những
sĩ phu yêu nước đã đứng ra tập hợp nhân dân nổi dậy mạnh mẽ đánh đuổi quân xâm
lược nhưng rồi vì cái lợi ích ích kỷ và tư tưởng bảo thủ của tư tưởng phong kiến mà triều
đình đã tiếp tay cho Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân và đưa ra những biện
luận cho sự hèn nhát và ích kỷ của mình là “lấy “Năm đạo thường” để quản lý đất nước;
“lấy đạo Nho để giáo hóa quân Tây dương” ”2. Khi đã bất lực trước sức mạnh của quân
Pháp, triều đình đã lấy độc lập dân tộc để đánh đổi cho lợi ích của phong kiến, những
Hiệp ước đầu hàng, cắt đất cho thực dân Pháp đã làm nguội lạnh tấm lòng nhiệt huyết
trung quân báo quốc của các bậc sĩ phu, chặt đứt sợi dây liên kết giữa dân tộc và triều
Nguyễn. Điển hình cho việc triều đình phong kiến đã cơ lập bản thân với độc lập dân
tộc là phong trào Cần Vương, “mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây
là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của Nhân dân Việt Nam”
bởi không có qn đội triều đình tham gia vào lực lượng khởi nghĩa và lãnh đạo các
cuộc khởi nghĩa là những sĩ phu yêu nước chứ không phải và các quan văn, quan võ của
triều đình. Nho giáo là hạt nhân của tư tưởng phong kiến Việt Nam giờ không thể giải

thích những hiện tượng mới mẻ như chủ nghĩa thực dân hay những tầng lớp mới, đạo
quân thần giờ không cịn đủ sức để duy trì lực lượng hùng hậu để đánh đuổi thực dân.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho bậc đại học hệ khơng
chun lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, tr.44
2
Nguyễn An Ninh (2011), Hồ Chí Minh với cuộc đổi mới tư duy đầu tiên của cách mạng Việt Nam để tìm đường
cứu nước, truy cập từ />1

13


Chính vì vậy, hệ tư tưởng phong kiến đã bị đào thải khỏi các phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc.
2.1.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
Đầu thế kỉ XX, những nhà yêu nước ở Việt Nam nhận ra tư tưởng phong kiến đã
khơng cịn phù hợp để dẫn dắt các phong trào yêu nước. Lúc này, các tân thư, tân báo
Trung Quốc tràn vào nước ta mang theo tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây là một
giải pháp mới cho các phong trào yêu nước ở nước ta, mang trình độ cao hơn, phù hợp
hơn với xu thế thời đại. Chịu ảnh hưởng từ cuộc cách mạng Pháp, cuộc duy tân ở Nhật
Bản hay cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc,… những phong trào yêu nước theo hệ tư
tưởng tư sản xuất hiện và được hưởng ứng nhiệt liệt, tiêu biểu là xu hướng bạo động của
Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh và phong trào tiểu tư sản trí
thức của tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Phan Bội Châu (1867-1940) là một trong những sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng
của làn sóng duy tân từ Nhật Bản dội sang nước ta vào đầu thế kỉ XX. Ông chủ trương
chống Pháp bằng phương pháp bạo lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài – chủ yếu là
Nhật Bản và xây dựng nền chính trị như ở Nhật Bản. Bước đầu tiên trong hành trình cứu
nước của Phan Bội Châu là liên kết với các nhà yêu nước trên toàn quốc nhằm thành lập
Duy Tân hội và cầu viện nước Nhật giúp đánh đuổi Pháp. Duy Tân hội sau đó tập hợp
quần chúng, lập các hội nơng, hội bn để duy trì tài chính và phát động phong trào

Đông Du – đưa thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập. Phong trào được
đông đảo người dân ở cả 3 kỳ tham gia và ủng hộ. Tháng 8 năm 1908, Pháp và Nhật ký
với nhau một hiệp ước, theo đó chính phủ Nhật sẽ trục xuất du học sinh người Việt và
những người lãnh đạo phong trào ra khỏi nước Nhật. Phong trào Đông Du thất bại, Phan
Bội Châu nhận ra việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nhật Bản là không khả thi. Năm 1911,
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc đạt được những thành cơng lớn. Dưới ảnh hưởng đó,
năm 1912 tại Quảng Đơng (Trung Quốc), Phan Bội Châu và các đại biểu khắp cả nước
quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, chủ trương
chống Pháp bằng phương pháp bạo lực, thay đổi mục tiêu từ xây dựng chủ nghĩa quân
chủ sang chủ nghĩa dân chủ nhằm đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam và thành
lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam. Các hoạt động của hội sau khi thành
14


lập không thật sự hiệu quả. Năm 1913, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam ở
Quảng Đông cho tới 1917, ông được thả và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1925,
Phan Bội Châu tiếp tục bị bắt và quản chế tại Huế cho tới khi ông mất vào năm 1940,
chấm dứt ảnh hưởng của Việt Nam Quang phục Hội với xu hướng bạo lực chống Pháp
tới các phong trào yêu nước trên toàn quốc. Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu “đã
khốy động lịng u nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng
mạnh”1, thể hiện sự thích nghi của các phong trào yêu nước ở Việt Nam đối với tình
hình quốc tế và để lại nhiều bài học giá trị cho các cuộc cách mạng sau này.
Cũng là một sĩ phu yêu nước đã xem xét, học hỏi cuộc duy tân ở Nhật Bản nhưng
Phan Châu Trinh và những người cùng chí hướng khơng muốn đi theo con đường cứu
nước bằng phương pháp bạo động như Phan Bội Châu mà ông chủ trương giành lại độc
lập bằng xu hướng cải cách đất nước, con người Việt Nam, ông cho rằng “bất bạo động,
bạo động tắc tử”. Ông được nhận xét là “người thấy rõ nhất những nhược điểm của con
người và xã hội Việt Nam”, chủ trương thay đổi từ gốc rễ bằng cách nâng cao trí tuệ và
đạo đức của người Việt, phát triển kinh tế, từ bỏ những phong tục tập quán lạc hậu,…Để
thực hiện chủ trương của mình, năm 1906, Phan Châu Trinh gửi kiến nghị lên chính

quyền thực dân Pháp yêu cầu họ cải cách, sửa đổi chính sách cai trị. Ơng tổ chức phong
trào Duy Tân với phương thức hoạt động là bất bạo động, khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn
dân khí, hậu dân sinh”, thực hiện cải cách phát triển kinh tế, giáo dục, mở mang công
thương nghiệp, chấn hưng công nghệ nhằm phát triển con người Việt Nam. Phong trào
Duy Tân được hưởng ứng ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều trường học, thư xã,
thương hội,… lần lượt được thành lập. Năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời tham gia
diễn giảng định kỳ ở Đông Kinh Nghĩa Thục – phong trào được Pháp cho phép hoạt
động hợp pháp, mở những lớp dạy học miễn phí ở nhiều nơi nhằm khai dân trí, trao đổi
tư tưởng, cổ động dân chúng. Những hoạt động ấy đã tạo nên một phong trào yêu nước
sôi nổi, đường lối cách mạng hết sức mới mẻ, chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Khi
phong trào đang diễn ra sôi nổi, đỉnh điểm là phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ
ra năm 1908, chính phủ Pháp đã ra sức đàn áp dữ dội, giết hại nhiều sĩ phu và nhân dân

Nguyễn Tuấn Hùng (2020), Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh và khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX, truy
cập từ />1

15


tham gia biểu tình. Phan Châu Trinh và nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị
thực dân Pháp kết tội khởi xướng phong trào và bắt giam. Tháng 12/1907, việc chính
quyền thực dân Pháp buộc giải tán trường Đơng Kinh Nghĩa Thục sau đó cấm hội họp
diễn thuyết ở miền Trung là dấu hiệu suy tàn và kết thúc của xu hướng cải cách trong
phong trào yêu nước ở Việt Nam. Tư tưởng của Phan Châu Trinh đã tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ nhân loại, vượt qua những hạn chế, rào cản phát triển ở Việt Nam đương
thời, tiếp tục phát triển làn sóng duy tân, tìm con đường cứu nước mới lúc bấy giờ và
cũng là một cuộc thử nghiệm để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, để
lại nhiều bài học cho cơng cuộc giải phóng dân tộc.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần
thứ hai để bù đắp thiệt hại, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp trở nên

gay gắt. Trong tình hình đó, các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện đã bước lên vũ đài
chính trị, tham gia lãnh đạo, là nòng cốt trong một số phong trào yêu nước. Hoạt động
chống Pháp có tầm ảnh hưởng sâu rộng và được hưởng ứng mạnh mẽ, tiêu biểu thời bấy
giờ là phong trào tiểu tư sản trí thức của tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn
Thái Học lãnh đạo. Năm 1927, anh sinh viên Nguyễn Thái Học cùng những nhà yêu
nước cùng chí hướng đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, gọi tắt là Việt Quốc, với
mục tiêu “làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng vũ lực đánh đổ chế độ thực dân
phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa”. Việt Quốc muốn giành
lại độc lập từ tay Pháp bằng phương pháp bạo lực, đánh đuổi quân xâm lược, xây dựng
chế độ cộng hòa tư sản. Điểm đặc biệt của Việt Nam Quốc Dân Đảng là phong trào thu
hút được các giáo viên, thành phần tri thức tham gia, ít thành cơng hơn với nơng dân và
cơng nhân. Khoảng thời gian tiếp theo, Việt Nam Quốc Dân Đảng thu hút được sự chú
ý bằng vào các vụ ám sát các quan chức Pháp và người Việt được cho là phản bội, đỉnh
điểm là vụ ám sát Hervé Bazin - tên trùm mộ phu đi làm đồn điền, vào năm 1929. Nhân
sự kiện này, Pháp đã khởi binh đàn áp tàn bạo phong trào đang dần lớn mạnh làm lực
lượng Việt Quốc tổn thất nặng nề. Sau đó, trong hàng ngũ của tổ chức xuất hiện kẻ phản
bội làm các cơ sở bị quân Pháp càn quét, nhiều đảng viên bị bắt, Việt Quốc đứng trước
nguy cơ bị thực dân Pháp tiêu diệt. Trước tình hình đó, năm 1930, mặc dù không tin
chắc vào thắng lợi nhưng các lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn quyết định tổ
chức cuộc tổng khởi nghĩa bằng vũ trang tại nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu
16


và mạnh nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2/1930. Do thiếu chuẩn bị kỹ càng, tin
tức bị lộ, thiếu vũ khí và phương tiện liên lạc yếu kém, dù chiếm được một số địa điểm
nhưng lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng bị quân Pháp đánh bại, tiêu diệt. Các lãnh tụ
của Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong đó có Nguyễn Thái Học cũng bị thực dân Pháp
bắt giữ và hành hình. Thất bại của cuộc tổng khởi nghĩa đã được xác định từ khi khởi
nghĩa diễn ra bởi đây là “một cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non, để rồi
chết luôn không bao giờ ngóc đầu lên nổi”1, một cuộc khởi nghĩa khơng được chuẩn bị

đầy đủ ở bất kì mặt nào từ người chỉ huy vắng mặt khi khởi nghĩa Yên Bái sắp diễn ra,
lực lượng đã tổn thất nặng nề, kế hoạch được đưa ra gấp rút, cơ sở vật chất thiếu thốn,…
Hệ tư tưởng tư sản là một giải pháp mới trong con đường cứu nước của dân tộc ta
tuy nhiên cũng như hệ tư tưởng phong kiến, nó đã khơng đồng thời giải quyết được 2
nhiệm vụ lịch sử của Việt Nam – giành lại độc lập và phát triển đất nước. Lúc đó, giai
cấp tư sản dân tộc cịn rất non yếu và khó mà đứng ra nhận lãnh trách nhiệm giương cao
ngọn cờ cứu nước, hơn nữa hệ tư tưởng tư sản cũng không thể giải quyết triệt để vấn để
dân chủ của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ là những nông dân và công
nhân. Hơn nữa, những đường lối, chủ trương của các phong trào yêu nước theo hệ tư
tưởng dân chủ tư sản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chưa có sự đúng đắn, rõ ràng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng chủ trương của cụ Phan Bội Châu dựa vào sự giúp đỡ của
Nhật để chống Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” bởi chúng
đều mang tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc, là những thực dân lăm le đánh chén bờ cõi
nước ta. Đối với chủ trương của cụ Phan Châu Trinh, Người nhận định việc yêu cầu
thực dân Pháp thực hiện cải cách nước ta là “đến xin giặc rủ lòng thương”. “Cụ không
rõ bản chất của đế quốc thực dân”2, thực dân Pháp không thể nào đồng ý thực hiện những
cải cách giúp thuộc địa của chúng phát triển bởi điều đó sẽ làm sự cai trị của chúng trở
nên khó khăn hơn. Mục đích của thực dân ở thuộc địa là bóc lột, là cai trị và những việc
chúng làm chỉ để phục vụ cho mục đích đó mà khơng phải phát triển văn hóa, đem lại
dân quyền cho nhân dân ta. Con đường của phong trào tiểu tư sản trí thức của Việt Nam
Quốc Dân Đảng lại khơng nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của phần lớn nhân dân ta

Lê Duẩn (1959), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tr.41
Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám – Hệ ý thức
tư sản và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 442
1
2

17



– là những nông dân, công nhân lúc bấy giờ. Hơn nữa, phong trào của Việt Nam Quốc
Dân Đảng không có đường lối chính trị rõ ràng và tổ chức một cách chặt chẽ dẫn đến sự
thất bại cuộc tổng khởi nghĩa vội vàng, cuộc bạo động non làm lực lượng khởi nghĩa tổn
thất nặng nề. Hệ tư tưởng tư sản càng trở nên phi logic và không phù hợp khi mà tầng
lớp tư sản ở nước ta lúc đó được hưởng lợi từ việc bóc lột cơng nhân và nông dân, y như
cái cách mà chủ nghĩa đế quốc làm.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, những phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong
kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản vẫn diễn ra tấp nập, sôi nổi khẳng định ý chí kiên cường,
bất khuất của nhân dân ta trên con đường cứu nước, giành lại độc lập. Tuy thất bại nhưng
những phong trào ấy đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, bồi
đắp nhiệt huyết cho những nhà yêu nước, đặc biệt là những thanh niên trí thức ra đi tìm
con đường mới đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Các phong trào theo tư tưởng phong kiến, tư tưởng dân chủ tư sản qua khảo nghiệm lịch
sử đều lần lượt thất bại với nhiều nguyên nhân : do thiếu đường lối chính trị rõ ràng,
đúng đắn để tập hợp lực lượng, giải quyết các mẫu thuẫn xã hội hay chưa có một tổ chức
mạnh mẽ đủ sức tập hợp, lãnh đạo các giai cấp bị áp bức trong xã hội đương thời hoặc
chưa xác định phương pháp đấu tranh đúng đắn để đánh đuổi thực dân. Cuộc khủng
hoảng con đường cứu nước lúc ấy đặt ra nhiệm vụ lịch sử của dân tộc là thành lập một
tổ chức cách mạng tiên phong với đường lối chính trị phù hợp với tình hình dân tộc và
phương pháp đấu tranh đúng đắn đủ sức giải phóng dân tộc và phát triên đất nước.
2.2. Hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và sự phát triển của
phong trào yêu nước theo khuynh hướng vơ sản
2.2.1. Nguyễn Ái Quốc và hành trình đi tìm đường cứu nước
Trước u cầu cấp thiết giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, với nhiệt huyết
cứu nước, với nhãn quan chính trị sắc bén, vượt lên trên hạn chế của các bậc yêu nước
đương thời, năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải
phóng dân tộc. Qua trải nghiệm thực tế nhiều nước, Người đã nhận thức được một cách
rạch rồi: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc


18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×