Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.22 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT DÂN SỰ 2
ĐỀ BÀI: XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY
RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Họ và tên : NGUYỄN QUỐC HƯNG
Lớp: K7A
MSSV: 193801010267


MỤC LỤC
A. Mở đầu............................................................................................. 1
B. Nội dung .......................................................................................... 2
I. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .......................................... 2
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .................... 2
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ......................................................................................... 2
3. Yếu tố lỗi và vai trò của yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. ................................................. 2
II. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ...................................... 3
1. Các khái niệm............................................................................. 3
2. Đặc điểm của súc vật ................................................................. 4
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra .............. 5
III. Thực trạng bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ................ 9
1. Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 ..................... 9
2. Những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng thực tiễn ....... 10
III. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra ................................................ 13
C. Kết Luận........................................................................................ 15



A. Mở đầu
Đất nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vơ cùng mạnh
mẽ. Trong q trình ấy, cơ cấu ngành kinh tế cũng thay đổi theo, với sự tăng tỉ trọng
các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư,
tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Trong đó, tuy tỉ trọng giảm, nhưng vai trị của
ngành nông – lâm – ngư, đặc biệt là nông nghiệp vẫn vô cùng to lớn, với sự giảm về
trồng trọt và tăng chăn nuôi. Trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của con
người, súc vật đã trở thành sản phẩm chăn nuôi hoặc thú nuôi phổ biến trong nhà của
con người, như trâu, bò, lợn… bản chất súc vật là động vật hoang dã, mang bản tính
thú dữ đã được con người thuần hóa, kiểm sốt được hoạt động và tuân thủ theo sự
quản lý của con người. Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ bản tính tự nhiên hoặc do
lỗi quản lý của con người, mà khi hoạt động súc vật có thể gây thiệt hại về sức khỏe,
tính mạng hoặc tài sản cho chính con người. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những
quy định vô cùng cụ thể về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra đặc biệt là ở điều 603
Bộ luật dân sự 2015. Các quy định tuy đã được hoàn thiện, tiến bộ để phù hợp hơn với
thực tiễn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm vướng mắc, thiếu sót trong quy định
dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Khi xảy ra những tranh chấp u cầu bồi
thường thiệt hại thì vẫn cịn nhiều tranh cãi do có nhiều luồng quan điểm trong việc
giải quyết những yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến súc vật. Do vậy, em quyết
định chọn đề tài “Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo
pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cuối kì của bản thân mình.

1


B. Nội dung
I. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó

người vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn
thất mà mình gây ra, mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị
thiệt hại khơng có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt
hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật
chất và phi vật chất của một chủ thể xác định được trên thực tế bằng một khoản tiền cụ
thể. Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng.
Thứ hai, có hành vi gây thiệt hại hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại xảy ra trên
thực tế. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân. Khi
các quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm thì người chịu trách nhiệm bồi thường
phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho những thiệt hại đã xảy ra.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại hay sự kiện tài sản
gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Quan hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan, tất yếu
của bản thân các sự vật, hiện tượng, trong đó, ngun nhân ln có trước hậu quả.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do con người gây ra thì hành vi
gây thiệt hại được coi là nguyên nhân còn thiệt hại xảy ra được gọi là hậu quả.
3. Yếu tố lỗi và vai trò của yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng.
• Khái niệm lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình và
hậu quả do hành vi đó mang lại. Lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vơ ý.
• Vai trị của yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Thứ nhất, lỗi là một căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt
hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015)
Hay khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra (Khoản 4 Điều 584 BLDS 2015).
2



Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng
kinh tế của mình (Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015). Vì thế, yếu tố lỗi có vai trị quan
trọng trong rất nhiều trường hợp và phải được xem xét khi xác định mức độ bồi
thường.
Thứ ba, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì trách nhiệm của từng
người cùng gây thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định
được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau (Điều 587 BLDS 2015).
Như vậy, mặc dù yếu tố lỗi không là một điều kiện trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng việc xác định yếu tố lỗi có vai trò
rất lớn trong các trường hợp cụ thể để xác định chủ thể bồi thường, mức bồi thường và
loại trừ trách nhiệm bồi thường.
II. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Các khái niệm
Theo từ điển tiếng việt, Súc vật hay cịn gọi là vật ni theo cách hiểu chung nhất
là những lồi động vật được ni trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hồn tồn)
hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện. Súc vật
có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng hoặc vật nuôi khác. Súc vật được hiểu đó là
“thú vật nhà”, hay “thú vật ni trong nhà”, “con vật ni trong nhà”. Như vậy, có thể
hiểu một cách chung nhất thì “súc vật là những loại vật ni trong nhà”. Súc vật là
những lồi động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong
nhà, sống thân thiện với con người và mơi trường xung quanh, con người có thể điều
khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình [5].
Do bản thân súc vật gây thiệt hại mà khơng do ý chí của con người nên lỗi của
con người ở đây là lỗi suy đoán trong quản lý súc vật. Về nguyên tắc, khi súc vật gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các người khác thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng súc vật phải chịu trách nhiệm BTTH. Việc suy đoán lỗi là cần
thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do súc vật gây ra. Tuy
nhiên trong trường hợp súc vật gây ra thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người chiếm hữu,
sử dụng súc vật trái pháp luật, người thứ ba hoặc chính người bị thiệt hại thì việc suy

đốn lỗi sẽ không được áp dụng [13]
3


2. Đặc điểm của súc vật
Thứ nhất, súc vật thường là những động vật đã được con người thuần dưỡng.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ việc chỉ biết săn bắn, hái lượm các lồi động,
thực vật có sẵn trong tự nhiên, con người đã biết thuần dưỡng một số lồi động vật
(trong đó có súc vật) trở thành các vật nuôi ở trong nhà. Việc thuần dưỡng này
nhằm tạo ra những nguồn lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của con
người. Cho dù việc thuần dưỡng nhằm phục vụ cho mục đích nào thì súc vật
cũng được coi là những lồi động vật có bản chất hiền lành, dễ thích ứng với mơi
trường sống của con người, sống thân thiện với con người.
Thứ hai, súc vật là động vật sống cùng với môi trường sống của con người
Thơng thường, các lồi súc vật thường sống trong cùng khu vực mà con người sinh
sống, có sự tiếp xúc với con người hàng ngày, hàng giờ. Bởi vì, mục đích của việc
thuần dưỡng các lồi súc vật này là để phục vụ cho các nhu cầu của con người. Đây
cũng là đặc điểm có thể phân biệt với thú dữ. Thông thường thú dữ thường sống trong
môi trường tự nhiên như các khu rừng. Tuy nhiên, nhằm phục vụ các mục đích
khác nhau (khai thác lợi ích, bảo tồn và phát triển loài, …) mà nhiều loài thú dữ cũng
sống trong những khu vực mà con người quản lý. Nhưng dù sống trong các khu vực
mà con người kiểm sốt, thì những lồi thú dữ cũng được quản lý chặt chẽ, gần như
tránh hoàn toàn sự tiếp xúc của những người xung quanh với chúng.
Thứ ba, súc vật thường gây thiệt hại khi bị đe dọa. Hầu hết các lồi súc vật
ni trong nhà hay sống trong môi trường tự nhiên chỉ tấn công con người cũng
như các mục tiêu khác khi bị đe dọa. Hoạt động tấn công của chúng chủ yếu là nhằm
tự vệ. Nhưng hoạt động tấn công của thú dữ không nhằm tự vệ mà đó là những hoạt
động tấn cơng một cách chủ động. Điều này cũng cho thấy, khả năng súc vật gây thiệt
hại cho con người không cao như thú dữ.
Thứ tư, con người có thể dễ dàng kiểm soát được hoạt động của súc vật. Khi súc

vật đã được thuần dưỡng sẽ lành tính hơn và thường chấp nhận sự kiểm soát của con
người, tức là hầu hết các lồi súc vật được thuần dưỡng ni trong nhà khơng thể
vượt khỏi tầm kiểm sốt của con người ngay cả khi con người đang không trực tiếp
quản lý chúng (ví dụ: trâu, bị nhốt trong chuồng thường khơng có phản ứng vượt ra
ngoài). Súc vật thường chỉ gây thiệt hại khi chủ sở hữu, người được giao chiếm
4


hữu, sử dụng không quản lý chúng một cách chặt chẽ. Do đó, hầu hết các trường
hợp súc vật gây thiệt hại, đều xuất hiện yếu tố lỗi của người có trách nhiệm quản
lý, của người bị thiệt hại, hoặc người thứ ba. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng
cho thấy sự khác biệt giữa súc vật và thú dữ [5,6].
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
3.1. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Thứ nhất, tồn tại thiệt hại: Thiệt hại do súc vật gây ra có thể là thiệt hại cho
người (tính mạng, sức khỏe), có thể là thiệt hại về tài sản. Trong thực tế, việc súc vật
gây thiệt hại về tài sản cho người khác là rất phổ biển. Ví dụ như: trâu nhà này đâm
chết trâu nhà kia, chó nhà A cắn chết con mèo nhà B,…
Thứ hai, sự hiện diện của súc vật: điều kiện áp dụng của chế định này là thiệt
hại do “súc vật” gây ra, tức có sự hiện diện của súc vật trong việc làm phát sinh thiệt
hại.
Thứ ba, do súc vật gây ra: phải chứng minh được thiệt hại tồn tại là “do” súc
vật gây ra.
Thứ tư, không cần lỗi của chủ sở hữu: Theo khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự
“Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người
chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử
dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Từ quy định này đã có những quan
điểm trái chiều về vai trị của chủ sỡ hữu, có người cho rằng chủ sở hữu là người có
nghĩa vụ trơng giữ và quản lý, vì vậy khi súc vật gây thiệt hại cho người khác thì suy
đốn rằng chủ sở hữu đã có lỗi trong việc trơng giữ và quản lí. Tuy nhiên, có quan

điểm lại khẳng định rằng yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật không được coi là điều kiện
bắt buộc trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu súc vật. Thực tiễn xét xử, tịa
án khơng bắt buộc người bị thiệt hại phải chứng minh lỗi của chủ sở hữu súc vật, vì
xét từ góc độ văn bản, khơng có cơ sở để u cầu yếu tố lỗi của chủ sở hữu để quy
trách nhiệm cho chủ sở hữu súc vật.
Thứ năm, không áp dụng đối với súc vật hoang: Chỉ những súc vật thuộc sở
hữu của một ai đó mới thuộc phạm vi của chế định này [9]
3.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
5


3.2.1. Trách nhiệm của chủ sở hữu súc vật
Chủ sở hữu súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
trường hợp sau:
Thứ nhất, trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng súc
vật mà súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường, bất kể
chủ sở hữu có lỗi trong việc quản lý súc vật hay khơng. Bởi vì chủ sở hữu súc vật là
người được thực hiện các quyền năng đối với súc vật, trong đó có quyền khai thác
cơng dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức mà súc vật mang lại. Do đó, theo lẽ cơng bằng, thì
khi súc vật gây ra thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường là hoàn toàn phù hợp. Như
vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu súc vật cũng xuất phát từ việc
chủ sở hữu được quyền khai thác cơng dụng và hưởng lợi ích mà súc vật mang lại.
Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra đối
với người bị thiệt hại, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu với người bị thiệt hại có thỏa
thuận khác về mức bồi thường.
Thứ hai, trong trường hợp súc vật gây thiệt hại khi không thuộc sự quản lý
của chủ sở hữu thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau
đây:
Một là, súc vật gây thiệt hại khi súc vật đang do người được chủ sở hữu
chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng (người thuê, người mượn súc vật, người trông giữ

súc vật theo hợp đồng với chủ sở hữu). Trong trường hợp này, về nguyên tắc thì trách
nhiệm bồi thường thuộc về người được giao quản lý, sử dụng súc vật. Tuy nhiên, nếu
có thỏa thuận thì trách nhiệm bồi thường lại thuộc về chủ sở hữu.
Hai là, theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu việc súc vật gây thiệt hại do
sự tác động của người thứ ba mà chủ sở hữu cũng có lỗi thì chủ sở hữu súc vật và
người thứ ba phải liên đới trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường
hợp này, súc vật chỉ gây ra thiệt hại khi có đủ hai yếu tố cần thiết và các yếu tố này
phải có liên hệ với nhau, mà nếu thiếu một trong hai yếu tố đó súc vật sẽ khơng có “cơ
hội” để gây thiệt hại: (i) chủ sở hữu không quản lý hoặc quản lý súc vật không chặt
chẽ; (ii) người thứ ba phải tác động đến súc vật ( dọa, ném đá, giật điện, đập gậy,…)

6


Ba là, súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gậy thiệt hại. Trong
trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phát sinh khi chủ sở
hữu có lỗi trong việc quản lý súc vật. Chính vì chủ sở hữu quản lý khơng tốt nên súc
vật mới bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp này không xuất phát từ việc chủ sở hữu được quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức do súc vật mang lại, mà phát sinh từ sự vi phạm
nghĩa vụ quản lý tài sản của chủ sở hữu. Đối với trường hợp này, chủ sở hữu súc vật
chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình, nhưng phương thức trong
trường hợp này lại là liên đới bồi thường. Việc liên đới bồi thường giữa chủ sở hữu
với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật hoàn toàn do pháp luật quy định và các
bên không được thỏa thuận thực hiện việc bồi thường riêng rẽ. Mức bồi thường của
mỗi bên sẽ được xác định trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong trường này,
nếu chủ sở hữu chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật thì khơng phải liên đới bồi thường.
Thứ ba, trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quan mà gây thiệt hại thì
chủ sở hữu phải bồi thường theo tập quán nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội:

Có thể thấy, quy định này ảnh hưởng tới việc giải quyết hai vấn đề: (i) chủ thể bồi
thường thiệt hại chỉ có thể là chủ sở hữu; (ii) Vấn đề bồi thường thiệt hại được áp dụng
theo tâp quán ở địa phương [6,7].
3.2.2. Trách nhiệm của các chủ thế khác
Thứ nhất, Trách nhiệm bồi thường của người được giao chiếm hữu, sử dụng
súc vật: Người chiếm hữu, sử dụng súc vật trong quy định này được hiểu là những
người được chủ sở hữu súc vật chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao
dịch, ví dụ như người thuê, người mượn súc vật, người trơng giữ súc vật,… Theo đó,
họ có quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật để phục vụ cho các nhu cầu của mình (lấy sức
kéo, lấy trứng, sữa,…), hoặc họ sẽ được hưởng một khoản tiền công từ việc quản lý
gia súc thay cho chủ sở hữu, hoặc họ sẽ là người có quyền quản lý, giám sát hoạt động
của súc vật mà chủ sở hữu chuyển giao. Do đó, khi súc vật gây thiệt hại thì họ phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
mà người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc

7


vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng với người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luât.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật:
Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật có thể được hiểu là những người chiếm hữu,
sử dụng súc vật của người khác mà không dựa trên cơ sở các quy định pháp luật về
chiếm hữu, cũng như sử dụng. Ngay khi họ thực hiện hành vi chiếm hữu, sử dụng súc
vật của người khác thì đã bị coi là trái pháp luật, và đương nhiên trách nhiệm dân sự
của họ đã phát sinh từ thời điểm thực hiện hành vi, kể cả súc vật chưa gây ra thiệt hại.
Tuy nhiên, nếu súc vật chưa gây ra thiệt hại thì trách nhiệm của họ đối với chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp khơng phải là trách nhiệm bồi thường, mà có thể là trách
nhiệm hoàn trả súc vật và hoa lợi, lợi tức. Trong trường hợp súc vật gây thiệt hại cho
người thứ ba thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường, thâm chí họ

có thể quản lý chặt chẽ súc vật đó. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải là
trách nhiệm với chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật mà với người bị thiệt
hại. Hành vi chiếm hữu, sử dụng trái phap luật súc vật không phải nguyên nhân dẫn
đến thiệt hại, nhưng hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật úc vật có thể coi là đã
tạo ra mơi trường, điều kiện thuận lợi để súc vật gây ra thiệt hại. Do đó, cơ sở chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật
chính là hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật mà họ đã thực hiện [7].
Thứ ba, trách nhiệm bồi thường của người thứ ba:trong trường hợp này, súc
vật không tự nhiên gây ra thiệt hại mà do có tác động của người thứ ba dẫn đến súc vật
gây thiệt hại, nên việc súc vật gây ra thiệt hại là hồn tồn bị động. Chúng khơng chủ
động tấn công người và tài sản, mà chỉ đơn giản là đang thực hiện một hành động tự
vệ hoặc chạy trốn khỏi sự tác động của người thứ ba, nên sự tác động, kích động của
người thứ ba được coi là nguyên nhân dẫn đến việc sức vật gây thiệt hại cho người
khác. Về thực chất, đây là bồi thường thiệt hại do hành vi của người thứ ba tác động
đến súc vật gây ra, chứ không chỉ đưn thuần là do súc vật tự gây ra. Do đó, cơ sở của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba chính là hành vi trái pháp luật mà họ
thực hiện.
3.3. Mức bồi thường thiệt hại

8


Về mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau, trường hợp các bên có
tranh chấp thì u cầu Tòa án giải quyết. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác
định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015: Thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc
sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sútt, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
khắc phục thiệt hại, thiệt hại khác do luật quy định [8].
3.4. Quy định căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường
Trong Bộ luật dân sự trước đây, chỉ có một căn cứ loại trừ trách nhiệm và căn

cứ này được quy định trực tiếp tại khoản 1 Điều 625 đó là “người bị thiệt hại hồn
tồn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình”. Trong Bộ luật dân sự năm
2015, căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường không được quy định trực tiếp trong Điều
603 mà quy định chung trong khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó,
nếu khơng có thỏa thuận và luật khơng có quy định gì khác thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra được loại trừ theo 2 căn cứ: Do sự kiện bất khả kháng; Hoàn
toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Việc chứng minh sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn
do lỗi của người bị thiệt hại là nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc
vật. Như vậy, nếu họ không thể chứng minh có một trong hai căn cứ này xảy ra thì họ
phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu súc vật gây thiệt hại.
Như vậy, chỉ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại hồn
tồn có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được loại trừ. Trong trường họp
người bị thiệt hại cũng có một phần lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ khơng
được loại trừ, nhưng họ có được bồi thường tồn bộ hay khơng cũng là vấn đề cần xem
xét [10].
III. Thực trạng bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Thứ nhất, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao
chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật. Trước đây, chỉ đề cập đến trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật chứ không đề cập đến trách nhiệm của người có lỗi để súc vật bị chiếm hữu,
sử dụng. Ở điều 603 Bộ luật dân sự 2015, đã quy định trách nhiệm liên đới giữa các
9


chủ thể này. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong việc thống nhất và đồng bộ hóa
các quy định của pháp luật.
Thứ hai, BLDS năm 2015 đã bỏ quy định “nếu người bị thiệt hại hồn tồn có
lỗi trong việc “làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu khơng phải bồi

thường”. Thực chất quy định này đã được lồng ghép vào quy định tại khoản 2 Điều
584 về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường, trong đó cũng có căn có đó là “hoàn
toàn do lỗi của bên bị thiệt hại”. Do vậy, việc loại bỏ quy định này là hoàn toàn phù
hợp, tranh trùng lặp giữa các quy định [7].
Thứ ba, BLDS năm 2015 đã bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của người chiếm hữu, người sử dụng súc vật tại khoản 1 Điều 603: “Người chiếm
hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sủ dụng súc
vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Quy định này hoàn toàn phù hợp, bởi vì người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng súc vật là người có quyền nhất định đối với
súc vật đó (thơng thường đó là người được khai thác công dụng của súc vật, hoặc
người được hưởng một chi phí nhất định để quản lý súc vật), nên phải bồi thường thiệt
hại do súc vật đó gây ra.
Thứ tư, Khoản 1 Điều 603 BLDS năm 2015 bổ sung quy định về chủ thể là
“người chiếm hữu, sử dụng súc vật” phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng động vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bổ sung này tương đồng
với sửa đổi về chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Có thể
thấy, việc bổ sung thêm trách nhiệm của người chiếm hữu, người sử dụng súc vật là
hoàn toàn phù hợp, bao quát được mọi trường hợp xảy ra trên thực tế.
2. Những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng thực tiễn
Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định đâu là gia súc. Trong Bộ luật dân sự
không đưa ra khái niệm cũng như cách xác định thế nào là súc vật. Đây là nguyên
nhân khiến cho một số trường hợp khi xét xử tranh chấp về bồi thường thiệt hại có
liên quan đến động vật, Hội đồng xét xử thường xác định ln đó là súc vật. Đồng
thời, nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa súc vật và nguồn nguy hiểm cao độ gây nhiều
tranh cãi.
Thứ hai, một số trường hợp còn nhầm lẫn giữa trường hợp súc vật gây thiệt
hại với hành vi gây thiệt hại có liên quan đến súc vật, dẫn đến việc xác định chủ thể
10



chịu trách nhiệm bồi thường là khơng chính xác. Để áp dụng quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra, thì phải xác định nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do
hoạt động tự thân của súc vật gây ra thiệt hại. Nếu do hành vi sử dụng hoặc tác động
của con người khiến cho súc vật gây thiệt hại thì khi giải quyết phải áp dụng các
quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Tuy nhiên, trên
thực tế vẫn có một số trường hợp, Tịa án vẫn bị nhầm lẫn trong việc xác định
nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do súc vật hay do hành vi của người sử dụng
gây ra.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa các cấp tòa trong việc xác định chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường (mức bồi thường). Thực tiễn việc giải quyết vụ việc còn tồn tại mâu
thuẫn giữa các cấp tòa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, cũng
như mức bồi thường. Việc xét xử các tranh chấp về bồi thường thiệt hại nói chung, bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra nói riêng, việc xác định chính xác chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường, cũng như mức bồi thường có vai trị quan trọng. Nó khơng chỉ ảnh
hưởng đến người bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chịu trách
nhiệm bồi thường cũng như người có liên quan. Nghiên cứu một số vụ việc về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra, chúng ta nhận thấy một số trường hợp giữa Tòa án
sơ thẩm và Tịa án phúc thẩm cịn có mâu thuẫn trong việc xác định chủ thể và mức
bồi thường [15].
Thứ tư, còn tồn tại một số vụ việc Tòa án xác định đúng nguyên nhân gây
thiệt hại không phải súc vật nhưng lại xác định ch súc vật phải bồi thường.
Trong vụ án về bồi thường thiệt hại mà Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn
xét xử bằng bản án số 11/2006/DSST ngày 15 tháng 8 năm 2006. Nội dung vụ việc
là con bị nhà ơng Biên húc vào bụng cháu Đại con chị Ngải. Khi đó cháu Đại
đang bị vi trùng uốn ván xâm nhập, do sức khỏe yếu nên cháu đã tử vong 5 ngày sau
đó. Khi xét xử, Hội đồng đã nhận định “cháu Đại bị bò húc là nguyên nhân sâu xa, tạo
đà và tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tiến triển của căn bệnh hiểm nghèo làm cho bệnh
nhân nhanh chóng tử vong”. Trong vụ việc này, rõ ràng Tòa án xác định việc
cháu Đại bị bị húc khơng phải là ngun nhân dẫn đến tử vong, nhưng khi chị
Ngải đưa ra yêu cầu bồi thường do con chị bị chết, Tòa án xác định thiệt hại và bắt

ông Biên bồi thường 1/3 là không hợp lý. Ở đây tồn tại một vấn đề là Tịa án khơng
11


xác định cụ thể số tiền 1/3 thiệt hại mà ông Biên phải bồi thường gồm những gì,
nên việc buộc ông Biên bồi thường là phán quyết không thỏa đáng. Trong trường
hợp này, chỉ nên xác định thiệt hại về sức khỏe đối với cháu Đại khi bò húc và
buộc ông Biên phải bồi thường, chứ không thể buộc ông phải bồi thường thiệt hại
về tính mạng.
Thứ năm, một số vụ việc, Tòa án xác định lỗi của chủ sở hữu và ng ười bị
thiệt hại chưa chính xác nên việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại chưa phù hợp.
Ví dụ: Việc bà A tự ý mở cổng bước vào nhà sau khi được nhắc nhở nếu vào nhà sẽ
dẫn đến bị chó cắn thì lỗi hồn tồn thuộc về bà A. Trong trường hợp này không thể
xác định lỗi của ơng B, bởi vì lúc đó chó nhà ơng ở trong nhà ơng chứ khơng chạy
ra ngồi đường gây thiệt hại. Do đó, phải xác định bà A hồn tồn có lỗi và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phải được loại trừ mới chính xác.
Thứ sáu, việc xác định gia súc được thả rong theo tập quán hay không theo
tập quán của mỗi vùng miền để từ đó áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
gia súc theo quy định cũng tương đối khó khăn vì hiện nay chưa có tiêu chí để thẩm
phán xác định thế nào mới được xem là tập quán.
Thứ bảy, trong trường hợp gia súc bị bệnh trở nên hung dữ ( như bị chó dai,
bị điên…) mà con người khó kiểm sốt được, mà chúng gây ra thiệt hại thì cần xác
định chúng thuộc trường hợp súc vật gây thiệt hại hay là nguồn nguy hiểm cao độ? Có
rất nhiều quan điểm được đưa ra về vấn đề này như việc dựa trên tính chất hung dữ
khơng kiểm sốt được, là tình huống bất khả kháng vì bệnh mặc dù đã tiêm vắc xin
hay có quan điểm cho rằng dù bản tính hung dữ, khơng kiểm sốt được nhưng chúng
vẫn là súc vật và chủ sở hữu vẫn phải có trách nhiệm theo điều 603.
Thứ tám, về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra. Hiện chưa có quy định cụ thể nào về điều kiện phát sinh trách nhiệm này để
phân biệt với bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra. Vì trong một số trường

hợp, thiệt hại có liên quan đến súc vật là áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra. Trong đó có thiệt hại liên quan đến súc vật nhưng do hành vi tác động của
con người thì áp dụng quy định trên là khơng thỏa đáng. Việc khơng có sự quy định cụ
thể về điều kiện phát sinh gây khó khăn cho cơ quan xét xử, dẫn đến cách hiểu và áp
dụng khơng chính xác.
12


III. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra
Thứ nhất, cần đưa ra một khái niệm súc vật với các tiêu chí cụ thể để dễ dàng
xác định động vật khi nào là súc vật và phân biệt rõ ràng với động vật là nguồn nguy
hiểm cao độ. Việc luật hóa khái niệm súc vật hoặc xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác
định động vật nào là súc vật là cần thiết. Điều này có thể thực hiện bằng cách sửa
đổi, bổ sung quy định tại Điều 603 BLDS 2015 hoặc hướng dẫn chi tiết tại văn bản
hướng dẫn thi hành. Em cho rằng, cách phù hợp là ban hành văn bản hướng dẫn thi
hành. Cùng với kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn như đã nói ở trên, trong đó
phần giải thích từ ngữ sẽ đưa ra khái niệm súc vật.
Thứ hai, cần có quy định cụ thể về điều kiện phát sinh của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra để phân biệt rõ ràng với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi của con người. Cụ thể như: áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra khi tự thân súc vật gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người quản lý, chiếm
hữu hợp pháp súc vật bị suy đốn là có lỗi trong việc quản lý, trông coi súc vật để gây
ra thiệt hại cho người khác.
Thứ ba, theo em, nhà làm luật cần có sự cân nhắc nhất định liên quan đến vấn đề
súc vật bị bỏ rơi, bỏ trốn, đi lạc khi soạn thảo văn bản ban hành hướng dẫn theo hướng
như sau: “ Trường hợp súc vật bị bỏ rơi hoặc bỏ trốn, đi lạc mà gây thiệt hại thì chủ sở
hữu hoặc người quản lý ban đầu phải chịu trách nhiệm bồi thường”. Đây là quy định
hữu hiệu để bảo vệ người bị thiệt hại để họ được hưởng bồi thường một cách nhanh
chóng, kịp thời, đúng và đủ trong trường hợp bị súc vật bỏ rơi hay súc vật bỏ trốn, đi

lạc gây ra.
Thứ tư, theo em, nhà làm luật có thể cân nhắc đưa vào văn bản hướng dẫn quy
định sau: trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của người thứ ba làm cho súc vật gây thiệt
hại mà người thứ ba đang gặp vấn đề trong bồi thường thì có thể yêu cầu người trực
tiếp sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật bồi thường trước rồi sau đó khi có
khả năng thì người thứ ba sẽ bồi hoàn lại số tiền. Bằng cách này, sẽ tăng tinh thần
trách nhiệm cho chủ sở hữu, người quản lý súc vật, đồng thời cũng tạo điều kiện tốt
cho người bị thiệt haị có thể được bồi thường một cách kịp thời, nhanh chóng, hiệu
quả đáp ứng nhu cầu chính đáng của bản thân.
13


Thứ năm, khoản 2 Điều 603 bất cập ở chỗ chỉ xác định trách nhiệm liên đới
giữa người thứ ba và chủ sở hữu. Vấn đề là nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng súc vật mà người này lại có lỗi để người thứ ba tác động đến
súc vật thì họ có liên đới bồi thường với người thứ ba khơng, hay chỉ có người thứ
ba bồi thường. Rõ ràng việc quy định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này là cần thiết và phù hợp với lẽ công bằng. Do đó, quy định tại
khoản 2 này sẽ phải được sửa đổi cho phù phợp. Khi điều 587 được sửa đổi thì hạn chế
này sẽ được khắc phục, đồng thời đoạn 2 khoản 2 Điều 603 cũng không cần thiết. (
tiến sĩ)
Thứ sáu, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra khi súc vật mang dịch bệnh. Hiện nay không hiếm súc vật mang bệnh có thể lây
lan gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Do đó cần có
quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi súc vật mang dịch bệnh. Cụ
thể, khi chủ sở hữu, người quản lý, chiếm hữu hợp pháp súc vật biết súc vật mang dịch
bệnh nhưng vẫn thả rông và tiếp tục nuôi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi
thường thiệt hại. Ngược lại, khi họ đã dùng các biện pháp phòng ngừa nhưng không
thể biết hoặc không thể ngăn chặn súc vật đang mang dịch bệnh và gây thiệt hại cho
người khác thì khơng phải bồi thường.

Thứ bảy, theo em, nhà làm luật cần đưa ra những hứng dẫn cụ thể với những tiêu
chí rõ ràng về tập quán, tạo tiền đề để thẩm phán xác định thế nào mới được xem là tập
quán để giải quyết các vụ án có liên quan một cách hiệu quả nhất có thể.

14


C. Kết Luận
Như vậy có thể thấy rằng, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt do súc vật
gây ra là vô cùng phức tạp và đã được pháp luật dân sự Việt Nam quy định rất cụ thể.
Tuy đã có nhiều điểm mới, tiến bộ như đã phân tích ở trên so với Bộ luật cũ nhưng vẫn
bộc lộ rất nhiều vướng mắc, khó khăn cần giải quyết để phù hợp với thực tiễn. Vì với
đất nước với truyền thống “ con trâu là đầu cơ nghiệp “, việc chăn nuôi gia súc là vô
cùng phổ biến như Việt Nam thì vấn đề này là vơ cùng phổ biến và cấp thiết, luôn cần
sự giải quyết thỏa đáng, phù hợp, chính xác và nhanh chóng. Do đó cần thiết phải có
sự điều chỉnh nhằm hồn thiện việc áp dụng pháp luật giữa các cơ quan áp dụng với
nhau tạo sự thống nhất trong pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói
chung và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nói riêng. Do tầm hiểu biết cịn nhiều
hạn chế, khơng thể tránh khỏi những sai sót, mong q thầy cơ góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

15


Danh mục tài liệu
1. Bộ luật dân sự năm 2005
2. Bộ luật dân sự năm 2015
3. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
4. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb

Chính trị quốc gia Sự thât, Hà Nội, 2017.
5. Sùng Thị Chấu (2021), Súc vật là gì? Đặc điểm của súc vật và thú dữ, truy cập lần
cuối ngày 20/7/2021, từ < />6. Nguyễn Văn Hợi (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo
pháp luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, truy cập lần cuối ngày 20/7/2021, từ <
/>8. Vũ Viết Năng (2021), Hướng dẫn xử lý bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra, truy
cập lần cuối ngày 20/7/2021, từ < />9. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra (2018), truy cập
lần cuối ngày 20/7/2021, từ < />10. Sùng Thị Chấu (2021), Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra, truy cập lần cuối ngày 20/7/2021, từ < .
11. Sùng Thị Chấu (2021), Trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra của chủ sở hữu
khi chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng súc vật, truy cập lần cuối ngày
20/7/2021, từ < />
16


12. Lê Hà Huy Phát ( 2016), NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM
2015, truy cập lần cuối ngáy 20/7/2021, từ <
/>13. Phạm Châu Thanh (2017), TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
TÀI SẢN GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM , Trường Đại học Thủ Dầu Một.
14. Nguyễn Quốc Sử (2015), Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra còn nhiều bất cập,
truy cập lần cuối ngày 20/7/2021, từ < />15. Sùng Thị Chấu (2021), Vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng pháp luật vào giải
quyết tranh chấp thực tiễn về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra , truy cập lần cuối
ngày 20/7/2021, từ < />16. Lê Minh Trường (2021), Áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp thực tiễn về
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ?, truy cập lần cuối ngày 20/7/2021, từ <
/>17. Sùng Thị Chấu (2021), Vụ án thực tiễn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
truy cập lần cuối ngày 20/7/2021, từ < />
17




×