Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.75 KB, 16 trang )

Bài Làm.
A. Đặt vấn đề.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất đa dạng, một trong
những sự đa dạng đó là đối tượng bị xâm phạm, bị gây thiệt hại. Đối tượng
bị xâm phạm có thể là tài sản nhưng cũng có thể là tính mạng, sức khỏe,danh
dự, nhân phẩm, uy tín. Vì khi xã hội càng tiến bộ thì quyền con người nói
chung và quyền nhân thân nói riêng càng được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn.
Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc công nhận và bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều
này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con
người và pháp luật Việt Nam. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng công cụ, biện pháp hữu hiệu để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài “ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người khác”.

1


B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Xét về nguồn gốc lịch sử chế định bồi thường thiệt hại là ngoài hợp đồng là chế
định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Trong các bộ luật cổ Quốc triều
hình luật và Hoàng Việt luật lệ cũng quy định về trách nhiệm dân sự theo hình thức
tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự mà nó mang tính hình
phạt của hình sự và phạt mang tính chất dân sự theo hướng có lợi cho người bị
thiệt hại. Và trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã hoàn thiện hơn các quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Một nguyên tắc đã được cụ thể hóa trong văn bản
pháp luật đó là ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường.
Trước hết, ta tìm hiểu thế nào là bồi thường thiệt hại?


• Bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,
nhân phẩm, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm đến danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc của các chủ thể
khác. Đây là hình thức trách nhiệm dân sự buộc bên có hành vi gây
thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về tinh
thần cho bên bị thiệt hại.
Điều 604 Bộ luật dân sự
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc do lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường.
2


2.Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”
Như vậy, theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp
luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra,
những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại
phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường
cũng phát sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại. Dưới góc
độ khoa học pháp lý trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này gọi là
trách nhiệm nâng cao.
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách
nhiệm pháp lý và biện pháp cưỡng chế của Nhà nước theo đó
người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình
gây ra khi hành vi đó được thể hiện với lỗi cố ý hoặc do lỗi vô ý
xâm hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân

phẩm và các quyền nhân thân khác của cá nhân, tài sản , danh dự,
uy tín của pháp nhân. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại: “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại
trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do
pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho
các lợi ích được pháp luật bảo vệ”
2. Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã
hội sâu sắc.
3


Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bảo đảm công bằng xã
hội , bằng việc buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm trong bồi thường
thiệt hại do hành vi của mình gây ra, góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Thứ ba, góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm nói chung gây
thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Ngoài người gây thiệt hại những người khác cũng
sẽ thấy rằng nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì cũng chịu xử lý theo luật.
3. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với trách nhiệm
bồi thường do xâm phạm đến quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Giống nhau: đều là một loại trách nhiệm pháp lý, đây là thái độ của Nhà nước đối
với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra. Hơn nữa, đều là biện pháp
cưỡng chế Nhà nước được áp dụng đối với người vi phạm phải chịu trách nhiệm
về hành vi của mình.
Và đều là một loại trách nhiệm pháp lý nên chỉ phát sinh khi và chỉ khi dựa trên
căn cứ do pháp luật quy định có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và có thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây
thiệt hại.

Khác nhau: ở chỗ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
tài sản phát sinh trong và ngoài hợp đồng còn trách nhiệm bồi thường do xâm
phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm thì chỉ phát sinh ngoài hợp đồng. Mặt khác, thiệt
hại phải bồi thường do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm đó là vật chất và tinh
thần, phải xin lỗi cải chính công khai, không thể chuyển giao quyền yêu cầu,
không thể thay đổi chủ thể. Ngược lại thì bồi thường thiệt hại do xâm phạm về tài
4


sản chỉ bồi thường thiệt hại và có thể thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu
hoặc chuyển giao nhiệm vụ.
II.

Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín.

2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét trong mối
quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ. Trên cơ sở quy định tại Điều 604
BLDS thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
• Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra do
người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách
nhiệm bồi thường.
- Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ

chức. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí
hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
- Tuy nhiên, khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về danh dự,
uy tín, nhân phẩm của người khác thì thiệt hại được xác định như thế nào?
Bởi vì về nguyên tắc không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang
5


giá như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Đây là những thiệt hại về
tinh thần , là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để
quy ra tiền áp dụng được. Việc giải quyết bồi thường bằng cách lấy một
khoản tiền bỳ đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm
dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân. Theo quy định tại Điều 307 BLDS
“người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường
một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
• Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Phải có hành vi gây thiệt hại và hành vi này bị pháp luật cấm, không cho phép
thực hiện. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quyền và lợi
ích được pháp luật bảo vệ thì người xâm phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do
hành vi của mình gây ra.
Với ý nghĩa là sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý, hành vi trái pháp luật
là hành vi có ý thức của con người diễn ra trái với quy định của pháp luật. Do đó
những hành vi được pháp luật cho phép gây thiệt hại thì người thực hiện hành vi đó
không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ do yêu cầu của nghề nghiệp phải
gây thiệt hai, phòng vệ chính đáng… Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là
căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành

động. Hành động hay không hành động đều là những xử sự của con người, có ý chí
của con người và được lí trí kiểm soát, gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật
bảo vê. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ
thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại.
6


• Có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Lỗi là thái độ tâm
lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Lỗi
là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là lỗi suy đoán khác
với lỗi trong trách nhiệm hình sự. Vì trong trách nhiệm hình sự, hình thức và mức
độ lỗi có ý nghĩa rất lớn trong việc định tội.
Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại
có lỗi bất kể đó là lỗi vô ý hoặc cố ý. Và việc xác định lỗi cố ý hoặc vô ý trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa trong một số trường
hợp để giảm mức bồi thường theo khoản 2 Điều 615,
Trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
bồi thường do làm ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm bồi thường phát sinh ngay
cả khi người gây thiệt hại không có yếu tố lỗi.
• Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có
trước và thiệt hại có sau. Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi
người bị gây thiệt hại đều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa
trong việc xác định mức bồi thường.
2.2 Xác định thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.


7


Pháp luật Việt Nam cũng có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức. Tại Điều 71 Hiến pháp năm
1992 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong
những quyền cơ bản của công dân: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của công dân”.
Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm là một quyền có tính cách tổng quát
được quy định trong Hiến pháp chứ không chỉ thuần túy là một quyền dân sự,
nhưng luật dân sự có nhiệm vụ cùng các ngành luật khác bằng những phương tiện
riêng của mình góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, danh dự, uy tín
của một tổ chức một khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.Cụ thể tại Điều
611là biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do
danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt
hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Cụ thể, theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân
8



sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chi phí hợp lý để hạn chế,
khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội
dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc
thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực
hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên
các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí cho tổ chức xin lỗi, cải chính công
khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế,
cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
Về cách xác định thiệt hại do xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín: Nếu thiệt
hại do tài sản bị xâm phạm thì việc xác định có thiệt hại xảy ra là vấn đề không
mấy khó khăn tuy nhiên đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm lại khó xác định. Việc xác định thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thực
chất là xác định những lợi ích vật chất mà người bị thiệt hại phải chi trả những
thương tích về thể xác bị gây thiệt hại. Căn cứ để xác định những thiệt hại về tinh
thần luôn phức tạp vì tinh thần không phải là vật chất mà nó ở dạng vô hình không
phụ thuộc về mặt không gian và thời gian. Theo luật dân sự thì những tổn thất thực
tế được tính bằng tiền. Tuy nhiên, việc giải quyết bằng cách bồi thường bằng một
khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu
đi nỗi đau cho nạn nhân. Vì danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người khi bị gây
thiệt hại thì không phải là tài sản và không thể quy đổi ra bất kỳ hình thức vật chất
nào, tài sản nào.
Về mức bồi thường: Bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại có quyền thoả thuận về
mức bồi thường; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười 10
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm về
9


danh dự, nhân phẩm, uy tín được bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm

sút nếu trước khi bị xâm phạm, các chủ thể này có thu nhập thực tế, tuy nhiên do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nên thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút. Đối với thiệt hại, trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm, bên bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
Hình thức bồi thường: Hình thức là cách thức thực hiện nghĩa vụ của bên gây thiệt
hại đối với bên bị thiệt hại, hình thức do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy
định. Đối với thiệt hại do bị xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm thì hình
thức bồi thường mà Tòa án thường áp dụng đó là bồi thường bằng tiền do tính chất
đặc biệt của loại thiệt hại này. Các bên có thỏa thuận theo phương thức bồi thường
một lần hoặc bồi thường nhiều lần tùy theo điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cụ thể.
Các biện pháp cụ thể mà chủ thể bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm,
uy tín có thể lựa chọn để áp dụng là: yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm phải công nhận quyền của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm; yêu cầu tổ chức, cá
nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành
vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải thực hiện các
nghĩa vụ dân sự khác. Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự,
nhân phẩm, uy tín có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ
thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua
bưu điện, gửi thư điện tử, fax; hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ
quyền của mình. Người bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ
quyền của mình. Tuy nhiên, việc cá nhân, tổ chức áp dụng các biện pháp để tự bảo

10


vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình không được trái với quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội.


III.

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.

III.1

Thực trạng áp dụng

Trước đây, các vụ việc xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
hiếm khi được các chủ thể liên quan yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giải quyết. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bên bị xâm phạm thường
chấp nhận hoặc thoả thuận với bên xâm phạm để giải quyết với yêu cầu bên xâm
phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, vấn đề bồi thường hầu như không được
đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng”
của các bên, thậm chí bên bị xâm phạm không muốn những người khác biết
chuyện của mình, cho dù đó là chuyện không đúng sự thật.
Những năm gần đây, số lượng những vụ việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín được giải quyết tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tăng lên đáng kể, đặc biệt là
số vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Toà án. Mặc dù những vụ việc
này chủ yếu được giải quyết tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà
nội và phần lớn liên quan đến cá nhân, tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật, tuy
nhiên, điều này cũng chứng tỏ mức độ nhận thức cao hơn của cá nhân, tổ chức về
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản này đều không nêu khái niệm danh dự, nhân phẩm,
uy tín chưa nêu khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín nên khi áp dụng vào thực tế
rất khó khăn và gây ra nhiều tranh cãi.
11


Thứ nhất, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc xác định xác

định hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và mức bù
đắp tổn thất tinh thần. Thực tế, bên bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín thường chứng minh tổn thất tinh thần và yêu cầu được bồi thường
nhưng mức bồi thường trong bản án, quyết định của Toà án lại rất nhỏ so với tổn
thất mà bên bị xâm phạm phải ghánh chịu. Chính vì vậy, bên bị xâm phạm không
thấy thoả đáng; bản án, quyết định của Toà án không mang tính thuyết phục, thậm
chí còn gây khiếu kiện kéo dài.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định cách thức xác định thiệt hại khi
xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trong phần “Xác định
thiệt hại” mà không quy định bồi thường thiệt hại do xâm phậm danh dự, nhân
phẩm, uy tín là một trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể trong phần “Bồi thường
thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể” (từ Điều 613 đến Điều 630). Điều này
gây khó khăn trong thực tiễn xác định hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín.
Hơn nữa, mặc dù Điều 611 Bộ luật dân sự quy định bên xâm phạm quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bù đắp tổn thất tinh thần cho cá nhân, tổ
chức bị xâm phạm. Tuy nhiên, do khó khăn của việc xác định tổn thất tinh thần dẫn
đến khó khăn trong việc xác định mức bù đắp cụ thể trong mỗi trường hợp. Mặc dù
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn “Việc xác định tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào
hình thức xâm phạm (bằng lời nói hoặc đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi
xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…” nhưng hướng dẫn này vẫn
còn chung chung.
3.2 Phương hướng hoàn thiện.
12


Cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; đồng thời cần nâng cao nhận thức của
mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội để quyền này được tôn trọng và bảo vệ tốt

hơn.
Trước hết, cần phải xây dựng khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
- Danh dự : là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức,
phẩm chất chính trị và năng lực của người. Nó được hình thành từ những
hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người
đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo
những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đối với tổ chức,
danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với
hoạt động của tổ chức đó.
- Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với
tính cách là một con người.
- Uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân
thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ
chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Đối với tổ
chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt
động và được mọi người công nhận.
Nội dung của ba khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” có sự đan xen với
nhau. Trong đó, khái niệm danh dự là khái niệm rộng nhất, danh dự chứa đựng cả
nhân phẩm và uy tín. Do đó, xâm phạm nhân phẩm, uy tín chắc chắn sẽ xâm phạm
danh dự của cá nhân, tổ chức.

13


Hơn nữa, để tránh tùy tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế tính ra được
thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín chỉ nên bồi thường có tính chất tượng trưng. Người bị thiệt hại do xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính
công khai thì sự thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi
là đã được khôi phục. Làm việc đó chính là đề cao giá trị của con người, khôi phục

con người trở lại vị trí cao cả của nó.
Mặt khác, vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bằng khoản
tiền ở nước ta mới chỉ dừng lại ở một khung pháp lý chung nhất chưa có hướng
dẫn cụ thể để áp dụng trên thực tế. Hơn nữa, quy định về vấn đề này chủ yếu dừng
lại mang tính “ định tính” mà không “ định lượng” nên gây khó khăn trong việc áp
dụng pháp luật.

C. Kết luận:
Có ý kiến cho rằng chỉ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản mới
gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức và cần phải bảo vệ. Ý
kiến này hoàn toàn không chính xác. Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy
tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên,
xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của chủ thể bị xâm phạm. Thiệt hại mà chủ thể bị xâm
14


phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại
vật và tổn thất tinh thần. Tổ chức bị xâm phạm danh dự, uy tín có thể
bị giảm thu nhập, thậm chí bị tuyên bố phá sản; cá nhân bị xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể bị giảm thu nhập, ảnh hưởng
đến hoạt động nghề nghiệp, đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí đến
sức khoẻ, tính mạng. Rõ ràng, hậu quả mà chủ thể bị xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu cũng rất nghiêm trọng.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb CAND, HN, 2009.

2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, NXb GD, HN, 2009.
3. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,
sức khỏe, tính mạng, Nxb 2009,HN.
4. Lỗi trong
5. Lê Mai Anh (1997) luận văn Thạc sỹ, Những vấn đề cơ bản về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
6. Lê Thị Bích Lan (1999) luận văn Thạc sỹ, Một số vấn đề về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín.
7. Trần Minh Châu (2006) luận văn Thạc sỹ, Bồi thường thiệt hại
trong trường hợp sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm- một số vấn
đề lý luận và thực tiễn .
8. Trần Thị Thu Hiền (1996), luận văn Thạc sỹ, Nguyến tắc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
9. Chu Nam Sơn (1997) khóa luận tốt nghiệp, Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

16



×