Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.33 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Song đi kèm với thành tựu đó
là một số vấn đề bất cập trong đời sống xã hội mà một trong số đó là hiện tượng
xâm phạm mồ mả. Đây là hiện tượng xã hội tiêu cực, đáng lên án, được dư luận
hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết là do
lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là ở các
địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật
xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế
nào, đó là vấn đề mà tôi chọn để tìm hiểu trong đề tài này
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của
cá nhân gắn liền với nhân thân người đó. Bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất
kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục, tôn
giáo…những kẻ xâm phạm mồ mả của cá nhân một cách bất hợp pháp thì sẽ bị
trừng tri theo pháp luật. Pháp luật nhà nước ta cũng luôn có những quy định quy
định nghiêm khắc nhằm bảo vệ mồ mả của cá nhân điều này được thể hiện thông
qua bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại điều 246
BLHS năm 1999 đã quy định: “ 1. Người nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những
vật dụng để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả,
hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm”.
Bộ luật dân sự là văn bản pháp quy đầu tiên quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy
định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người
khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý
để hạn chế, khắc phục thiệt hại”.
1


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một trường hợp cụ


thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự.

NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỒ MẢ
Trong gia đình người Việt Nam việc lo hương khói cho tổ tiên, chăm lo mồ
mả cho những người thân đã chết là một trong những phong tục truyền thống lâu
đời, được truyền từ đời này sang đời khác và công việc đó như ăn sâu vào trong
nếp nghĩ của mỗi con người như là một nghĩa vụ, là trách nhiệm vậy. Việc xây
cất mồ mả cho những người thân đã chết thể hiện sự tôn trọng, thể hiện tình cảm
của người sống đối với người đã khuất và mong muốn người đã khuất "phù hộ độ
trì" cho con cháu ăn nên làm ra.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất
bản Đà Nẵng xuất bản thì: "Mồ mả là nơi chôn cất người chết (trang 638)". Theo
định nghĩa này, mồ mả chỉ một địa điểm, một khu vực dùng để chôn cất người
chết. Nội hàm của khái niệm này bị bó hẹp, chưa bao quát được các trường hợp
khác như việc chôn cất hài cốt.
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay cũng như các ngành luật khác chưa có khái
niệm mồ mả. Tại nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3
năm 2008 về xây dựng, quản lí và sử dụng nghĩa trang có khái niệm "phần mộ cá
nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người (Khoản 4 Điều 2)".
Cần phân biệt khái niệm "mồ mả" với khái niệm "mộ", theo từ điển tiếng Việt
thì "mộ (theo nghĩa thứ nhất) là nơi chôn cất, nơi chôn cất tượng trưng người
chết, được đắp hoặc xây cao hơn xung quanh". Như vậy, trong một góc độ nào
đó, khái niệm "mộ" rộng hơn hái niệm "mồ mả" bởi mộ có thể hiểu là nơi chôn
cất tượng trưng, tức là hình thức thờ vong như trên; còn mổ mả thì không có hình
thức này.

2



II. XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM
MỒ MẢ.
1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Theo Điều 246 Bộ Luật hình sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ
hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Và Điều 629 Bộ luật dân sự: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác
phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để
hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Căn cứ 2 điều luật trên, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là cá nhân, tổ chức.
Đối với cá nhân, khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005 đã quy đinh: “Người từ
đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Tuy nhiên trên thực tế khi
xét xử đối với người gây thiệt hại do xâm phạm về mồ mả từ đủ 18 tuổi trở lên
chưa có việc làm, không có thu nhập, không có tài sản đáng kể và đang sống
chung với cha mẹ thì Tòa án vẫn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối
với họ. Trong quá trình giải quyết vẫn thừa nhận sự tự nguyện của cha mẹ người
gây thiệt hại bồi thường thay cho con nhưng về mặt luật pháp thì không thể buộc
họ bồi thường.

3


“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì
cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để
bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản

đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Bộ luật
này…” (khoản 2 Điều 606 BLDS). Trong cuộc sống người dưới mười lăm tuổi
phần lớn không có tài sản và sự tự lập về kinh tế. Điều đó không có nghĩa là tất
cả những người này đều không có tài sản riêng mà thực tế có nhiều trường hợp
người này đã có tài sản riêng do được thừa kế, được cho tài sản. Nhung về mặt
pháp lý khi những người này gây thiệt hại thì cha mẹ vẫn là những người phải bồi
thường thay chỉ trừ khi việc bồi thường còn thiếu thì mới lấy tài sản riêng của
con bồi thường cho đủ.
“Người từ đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản
của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha , mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình”(khoản 2 Điều 606 BLDS).
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có
cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài
sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ
thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Đối với các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi có hành vi xâm phạm mồ
mả mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản
của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên
cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác,
doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
4


2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ do
pháp luật quy định. Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định các căn cứ làm phát

sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, tuy nhiên chúng ta có
thể dựa trên những cơ sở phát sinh trách nhiệm được đề cập tại Điều 307 và 604
Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó có bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đó là các căn cứ về có thiệt hại xảy ra, hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và thiệt hại xảy ra và có lỗi của người gây thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thuộc loại trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Xuất phát từ những quy định, những nguyên
tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng thì trách nhiêm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm mồ mả cần thỏa mãn các điều kiện sau:
2.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của
việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do
đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều
kiện khác. Hành vi xâm phạm về mồ mả của cá nhân có thể gây ra thiệt hại vê vật
chất và tinh thần cho những người thân thích của cá nhân đó
Thiệt hại về vật chất: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể là mất tài sản,
giảm sút giá trị tài sản,... Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại
về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc; thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,... đó có thể là tài sản bị huỷ
hoại hoặc bị hư hỏng, đánh cắp, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất
những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế
trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn
và khắc phục thiệt hại. Ví dụ như việc một cá nhân nào đó có hành vi đào bới mồ
5


mả của người đã chết để lấy cắp những vật dụng, đồ nữ trang quý giá chôn theo
người chết. Hay như việc thi công công trình của một doanh nghiệp nào đó đã cố
ý hay vô ý làm tổn hại đến mồ mả của người chết gây hư hỏng nghiêm trọng…

Hậu quả của những hành vi này là làm cho tài sản bị mất, giảm sút, mất chi phí
sửa chữa, khắc phục thiệt hại do hành vi gây ra.
Thiệt hại về tinh thần là sự đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị
giảm sút hoặc mất đi uy tín, sự tín nhiệm, lòng tin,... đây là những giá trị về mặt
tinh thần, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá và không
thể khôi phục lại được. Pháp luật quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thần
nhằm mục đích an ủi, động viên người bị thiệt hại, đồng thời cũng như là một
biện pháp nhằm giáo dục, ngăn chặn những người có hành vi trái pháp luật xâm
phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hành vi xâm phạm mồ mả sẽ
gây ra nỗi đau lớn về tinh thần cho những người còn sống, người thân thích của
người đã chết. Chẳng hạn như một gia đình nào đó có người thân bị chết vì sét
đánh và có kẻ đã đào bới mồ mả của người chết để chặt cánh tay nhằm khi đi ăn
trộm không bị phát hiện, điều này sẽ gây ra một nỗi đau lớn về tinh thần cho
những người thân của người đã chết. tổn thất về tinh thần không thể trị giá được
bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi
được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người phải chịu thiệt hại về
tinh thần cũng như một biên pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái
pháp luật, Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải: “ bồi thường một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích
gần gũi của người đó phải gánh chịu”.
2.2. Hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân là hành vi trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếu
hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi
đó không phải bồi thường thiệt hại. Không thể có người gây thiệt hại khi không
6


có hành vi gây thiệt hại.Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người
diễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại tới các đối tượng được
pháp luật bảo vệ. Mỗi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể cho

dù cá nhân đó còn sống hay đã chết (trừ những trường hợp do pháp luật quy định)
và đây được coi là một quyền tuyệt đối của công dân. Hành vi xâm phạm mồ mả
luôn được xác định là hành vi trái pháp luật điều này thể hiện sự bảo vệ của pháp
luật đối với mồ mả của cá nhân.
Thông thường, hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được thể hiện dưới
những dạng hành động sau:
- Xâm phạm trực tiếp đến mồ mả như di chuyển vị trí mồ mả mà không được sự
đồng ý của thân nhân người đã chết; đào bới mồ mả; khai quật mồ mả trái pháp
luật, trái với ý chí của những người thân thích của người chết,...
- Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất uế tạp lên ngôi mộ hoặc xung quanh ngôi
mộ.
- Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết, san lấp mồ mả,
làm mất dấu tích của ngôi mộ, làm cho những người thân thích khồn xác định
được vị trí của ngôi mộ đó.
- Hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết, đập phá mồ mả, bia đá,...
- Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung
quanh ngôi mộ,...
2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Hành vi xâm phạm về mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài
sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, đồng thời cũng là hành vi
xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả.
Người có hành vi cho dù bất kỳ mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác,
hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, hài cốt,
tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả.
7


Người có các hành vi sau là người xâm phạm đến mồ mả người khác trái
pháp luật:
Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá

nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (trừ trường hợp
phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính người chết có xác, hài
cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó.
Người có hành vi san phẳng mộ của người chết làm mất dấu tích của ngôi mộ
gây khó khăn cho việc tìm kiếm mộ của những người thân thích của người chết
và gây ra tổn thất nặng nề.
2.4. Người gây thiệt hại có lỗi
Người nào xâm phạm mồ mả của người khác cho dù có lỗi cố ý hay vô ý
cũng đều phải chịu trách nhiệm dân sự. Điều 604 BLDS năm 2005 đã quy định
rõ: “Người nào có lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự ,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm
danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường”.
Lỗi được coi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm về mồ mả. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ
có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những
người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được coi
là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Những người chưa có năng
lực hành vi, mất năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, bị
mất năng lực hành vi thì họ không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp trên
cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của
pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục….được suy đoán là có lỗi khi không
thực hiện các nghĩa vụ trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ.
8


3. Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả.
3.1. Người có hành vi xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm về tài sản
Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm về mồ mả gây ra là những chi phí

hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài
sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm hại về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm
là những chi phí hợp lý khác cho vệc xây dựng mồ mả. Những vật liệu xây dựng
mồ mả thông thường gồm số gạch đất nung, đá nhân tạo , đá tự nhiên, cát, vôi, xi
– măng,…đã bị xâm phạm mồ mả gây thiệt hại, xác định được bằng khoản tiền
bồi thường thiệt hại. Bồi thường theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu bồi
thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Tuy nhiên những chi phí khác
như chi phí trả cho thầy cúng, cô đồng, gọi hồn, cúng tế…thì người xâm phạm
mồ mả không phải bồi thường.
3.2. Người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh
thần của những người thân thích với người có mồ mả:
Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân bất
khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả mà còn xâm phạm đến tinh thần người
thân thích của cá nhân có mồ mả. Thi thể hay hài cốt của người chết không phải
là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khá thì ngoài trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về tài sản là những khoản chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt
hại thực tế đã xảy ra theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thệt hại. Ngoài ra người
xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho người
thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Dó đó trách nhiệm bù đắp tổn
thất về tinh thần được xác định như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật
bảo vệ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết nhưng
quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm.

9


Thứ hai, những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm được
xác định theo quy định của pháp luật dân sự là sự tổn thất về mặt tinh thần .Do đó
việc mồ mả của người thân họ bị xâm hại sẽ gây ra lo lắng, hoang mang, đau dớn

cho những người còn sống.
3.3. Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả của người
khác.
Nếu xét theo hình thức lỗi hình thức lỗi thì hành vi đào nhầm mồ mả là hành
vi vô ý gây thiệt hại đến mồ mả của người khác. Nhưng nếu xét theo hậu quả thì
hành vi đào nhầm cũng là hành vi xâm phạm mồ mả do đó người có hành vi xâm
hại mồ mả do nhầm lẫn cũng phải chịu trách nhiệm dân sự và phải bồi thường
thiệt hại do mình gây ra tùy theo mức độ của thiệt hại.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện
một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4.1. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là buộc
người gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị
thiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị

10


thiệt hại bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại… Nguyên tắc bồi thường
toàn bộ là nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất khi xác định thiệt hại và được
pháp luật dân sự quy định tai khoản 1 Điều 605. Bồi thường toàn bộ ở đây được

hiểu là hình thức bồi thường buộc các bên có hành vi gây thiệt hại do xâm phạm
mồ mả phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù toàn bộ thiệt hại cho
bên bị thiệt hại. Điều này cũng được quy định khá rõ trong Nghị quyết
03/2006/NQ – HĐTP – TANDTC ban ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng : “Thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài
sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ
vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt
hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi
của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại
tương xứng đó”
Điều 11 Luật Dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quy định “ Nếu
làm hư hỏng tài sản của nhà nước tập thể, cá nhân thì phải sửa phải bồi thường
số tiền tương đương với giá trị tài sản đó. Nếu bên bị thiệt hại phải chịu tổn thất
nặng nề thì bên gây ra thiệt hại phải đền bù tương ứng”. Hoặc Điều 823 Bộ Dân
luật Cộng hòa liên bang Đức quy định nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp cố ý
hoặc vô ý gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Trong các điều luật trên đều thể hiện rõ nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì
phải bồi thường bấy nhiêu do đó hầu hết dân luật các nước bằng hình thức này
hay hình thức khác đều quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại nhằm
bảo vệ quyền lợi cho người bị hại khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm và gây
thiệt hại.

11


Tại khoản 1 Điều 605 BLDS năm 2005 ngoài việc quy định nguyên tắc bồi
thường toàn bộ còn quy định việc bồi thường thiệt hại phải kịp thời, việc quy
định nguyên tắc bồi thường kịp thời để nhằm khắc phục thiệt hại một cách nhanh

chóng đồng thời để nhằm ngăn chặn sự dây dưa không chịu thực hiện nghĩa vụ
của người gây thiệt hại, và nó là nguyên tắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Tính kịp thời ở đây là sự xác định về thời gian kể từ khi gây ra thiệt hại. Kịp
thời là không chậm trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cho
người bị thiệt hại khi chưa có quyết định của Tòa án. Chẳng hạn như người có
hành vi xâm phạm mồ mả của người khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngôi
mộ (đào bới làm nứt mộ) thì người này phải nhanh chóng, kịp thời bồi thường
những tổn thất đó nhằm hạn chế những hậu quả khác có thể xảy ra. Tính kịp thời
cũng có thể là người gây thiệt hại trên cơ sở xác định mức độ thiệt hại có những
hành vi khôi phục lại nguyên trạng tài sản, quyền và lợi ích của người bị thiệt hại
một cách mau chóng để đem lại sự bình thường ổn định cho người bị thiệt hại
cách sớm nhất.
4.2. Người gây thiệt hại có thể giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Người gây thiệt hại do xâm phạm mồ mả có thể giảm mức bồi thường nếu do
lỗi vô ý mà gây thiệt hại do đó có thể thấy nguyên tắc này không áp dụng đối với
các trường hợp người cố ý gây thiệt hại. Nếu như luật hình sự quy định là người
gây ra thiệt hại dù lớn đến mấy thì vẫn phải bồi thường đúng với giá trị thiệt hại
đã xảy ra thì luật dân sự lại quy định người gây thiệt hại có thể giảm mức bồi
thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt
và lâu dài của mình. Việc quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của
nước ta. Một mặt phù hợp với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta và
đây là nét đặc thù của pháp luật Việt Nam nói chung và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của pháp luật dân sự nói riêng.
12


4.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại
hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

“Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có
sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi
thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự
thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho
nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự
thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại...”(Nghị quyết 03/2006/NQ
– HĐTP – TANDTC ban ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)
Tăng mức bồi thường: Trường hợp này chủ yếu là do yêu cầu của người bị
thiệt hại yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng mức bồi
thường của người có hành vi xâm hại. Sở dĩ có yêu cầu này bởi tùy theo giá trị tài
sản từng thời kỳ thay đổi mà người bị hại có quyền yêu cầu người xâm hại phải
bồi thường cho phù hợp với những tổn thất mà người đó gây ra.
Giảm mức bồi thường: Trường hợp này chủ yếu là do yêu cầu của người có
hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thiệt hại yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giảm mức bồi thường thiệt hại do mình gây ra vì có thể họ không
có đủ điều kiện vật chất để bồi thường.
III. THỰC TRẠNG VIỆC XÂM PHẠM MỒ MẢ CỦA CÁ NHÂN VÀ GIẢI
QUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.
Hiện nay hành vi xâm phạm mồ mả diễn ra đã gây thiệt hại không nhỏ về tài
sản cũng như tinh thần của những gia đình có người chết.

13


Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay,
hàng loạt các công trình, xí nghiệp, nhà máy, khu dân đô thị với các tòa nhà cao
tầng mọc lên san sát trên nhiều thửa ruộng, thửa đất đã được quy hoạch. Trong
quá trình thi công, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị thi công đó

gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừng thi công do việc xây dựng móng công
trình đã vô tình (hoặc có trường hợp cố tình) xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối
cùng của người đã khuất. Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, đặc biệt là
các công trình được quy hoạch về các cấp địa phương, vùng nông thôn. Vấn đề
này đang là một nội dung đã khiến cho nhiều người dân cũng như các nhà quản
lý có thẩm quyền giải quyết hết sức quan tâm.
Không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội đem lại mà khiến cho tình trạng xâm
phạm mồ mả trở nên phổ biến mà một phần cũng do trong xã hội có những cá
nhân không có một nội tâm tốt đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi
những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ, hoặc cũng có
trường hợp xâm phạm mồ mả của người chết, cũng như thi thể của người do hiện
tượng sét đánh để lấy đi bàn tay của người chết để đi trộm cắp tài sản
Những vấn đề được nêu ở trên đang là những bức xúc của người dân được dư
luận hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết
là do lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là
ở các địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị
pháp luật xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi
thường như thế nào, đó là vấn đề mà em chọn để tìm hiểu trong đề tài này. Chính
do những bức xúc, bất cập về tình trạng xâm phạm mồ mả trong xã hội hiện nay
mà em vừa nêu ra ở trên nên theo em việc nghiên cứu về nội dung này của nhiều
học giả là một yêu cầu mang tính cấp thiết để người dân có thể nhận thức rõ hơn
các quy định pháp luật của nhà nước.

14


Một ví dụ thực tế về hành vu xâm phạm mồ mả
Ngày 12.2, Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết đã khởi tố bị can đối
với Nguyễn Chí Đông (39 tuổi, trú thôn Văn Trường, xã Mỹ Phong, huyện Phù
Mỹ), Giám đốc TNHH Đông Tâm (trụ sở tại xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ) và

Đỗ Thị Ngọc Dung (39 tuổi, trú thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong) để điều tra làm rõ
hành vi xâm phạm mồ mả, hài cốt.
Trước đó, cơ quan CSĐT Công an huyện Phù Mỹ đã khởi tố vụ án về tội xâm
phạm mồ mả, hài cốt theo điều 246 Bộ luật Hình sự.
Theo kết quả điều tra ban đầu, tháng 3.2010, UBND xã Mỹ Phong quy hoạch
một khu đất có tục danh khu gò mả xứ Bàu Đưng ở thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ
Phong để Công ty Đông Tâm thuê làm nơi kinh doanh xăng dầu. Do trên khu đất
có 21 ngôi mộ của dòng họ Đỗ nên chính quyền địa phương thỏa thuận bồi
thường gần 30 triệu đồng (sau đó Công ty Đông Tâm trực tiếp xin bồi thường 70
triệu đồng) để di chuyển các ngôi mộ đi nơi khác.
Trong khi một số gia đình trong họ Đỗ (trong đó có bà Đỗ Thị Ngọc Dung)
đã nhận tiền của Đông, chỉ một mình ông Đỗ Xuân Thống không chấp nhận vì
cho rằng đây là nghĩa trang tộc họ đã có từ lâu.
Nôn nóng muốn có mặt bằng triển khai dự án, đêm 18 rạng sáng 19.1, với sự
thông đồng của Đỗ Thị Ngọc Dung, Đông dẫn nhiều người đến trực tiếp đào phá
tất cả 21 ngôi mộ (20 ngôi mộ của dòng họ Đỗ và 1 ngôi mộ của dòng họ Phan ở
thôn Vĩnh Bình) đem cải táng chung trên một miếng đất gần đó.
Việc làm của Đông đã gây phẫn nộ trong dư luận ở địa phương, nên sau khi sự
việc xảy ra, Công an huyện Phù Mỹ và địa phương phải thường xuyên ứng trực
tại địa điểm trên để kịp thời ngăn chặn những hành vi đáng tiếc có thể xảy ra.
15


IV. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬT KHI QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ VÀ HƯỚNG HOÀN
THIỆN.
1. Một số hạn chế
Hiện nay việc chôn cất, mai táng có rất nhiều hình thức khác nhau như điện
táng, hỏa táng,... như vậy việc bỏ tro hài cốt vào bình, lọ thì bình, lọ đó có được
xem là mồ mả hay không. Đây là một câu hỏi vẫn đang bị bỏ ngỏ khi chưa có

một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, thống nhất về nó cả.
Tại Điều 629 quy định: "... Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lí
để khắc phục hậu quả, thiệt hại"; ở đây bộ luật chỉ quy định một cách chung
chung là "chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục hậu quả". Vậy, chi phí như nào
được gọi là hợp lí, chi phí hợp lí bao gồm những khoản nào,... vấn đề này cũng
cần được phải được các cơ quan hướng dẫn luật có những quy định cụ thể hơn để
việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền được hiệu quả và thống
nhất.
Hiện nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cho Tòa án nhân
dân hay Ủy ban nhân dân giải quyết những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do
xâm phạm mồ mả cũng như tranh chấp về mồ mả, hài cốt. Điều này có ảnh
hưởng rất lớn đến quyền lọi của người dân khi có mồ mả trên phần đất thuộc
quyền sử dụng của người khác.
Một trường hợp thường xảy ra trong thực tế đó là người chết có nhiều người
thân thích, những người thân đặc biệt là các con đều muốn di dời mồ mả của cha
mẹ đến gần nơi mình ở nhưng không được sự thống nhất với nhau. Việc một
trong những người con di dời mồ mả trong trường hợp này có được coi là xâm
phạm mồ mả hay không và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra thì giải
quyết như thế nào, vấn đề này pháp luật cũng chưa có quy định.

16


2.Hướng hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả.
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do xâm phạm mồ mả có ý nghĩa vô cùng quan trong, bởi nó tạo cơ sở pháp lí
vững chắc cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Tuy
nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng những quy định đó chưa được hướng
dẫn một cách cụ thể nên cũng còn nhiều khó khăn trogn việc giải quyết các tranh

chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. trong
thời gian tới cần có những hướng dẫn cụ thể ở những điểm sau:
- Cần có hướng dẫn cụ thể về việc xác định hành vi nào là hành vi xâm
phạm mồ mả trái pháp luật.
- Cần có hướng dẫn xác định thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm theo hướng
xác định thiệt hại theo giá cả, phong tục tập quán của địa phương nhưng không
chấp nhận bồi thường những chi phí không liên quan đến mồ mả. Trong trường
hợp mồ mả bị xâm phạm gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần và tâm lí của
người thân thích thì khi xác định thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm cần xác định cả
những thiệt hại tinh thần cho người bị thiệt hại.
- Đối với tranh chấp đất đai trên đó có mồ mả chưa quy định rõ thẩm
quyền giải quyêt nếu cả Tòa án và chính quyền địa phương đều từ chối giải quyết
khi có tranh chấp sẽ làm cho quyền lợi của người dân không được bảo đảm. Nên
xem đây là một dạng tranh chấp dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án chứ không quy định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án hay chính quyền
địa phương như hiện nay. Để làm được điều này thì các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền,
đường lối xử lí làm căn cứ pháp luật để áp dụng vào trong thực tế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi
đối tượng để người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, qua đó hạn chế
17


đến mức thấp nhất những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm mồ mả hoặc khi có
hành vi gây thiệt hại , người bị thiệt hại hiểu rõ hơn về mức bồi thường để có thể
thỏa thuận, chấp nhận mức bồi thường nếu Tòa án ấn định.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Khi những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm thì yếu tố
tinh thần của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Bởi quan niệm của người Việt nếu mồ ảm

xảy ra chuyện thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Khi mồ mả bị xâm
phạm ("động mả") thì con cháu sẽ gặp chuyện chẳng lành, hay gặp ốm đau, bệnh
tật và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một hiện tượng tự nhiên đó là mộ tự
nhiên cứ to dần ra theo thời gian ("mộ kết"), hiện tượng này được người dân quan
niệm đó là điềm lành, chỉ rằng con cháu của người đã chết ở trong mộ đó sẽ được
phù hộ, làm ăn phát đạt. Những quan niệm này về mồ mả của người dân rất ảnh
hưởng đến tâm lí, cuộc sống của họ, chính vì vậy mà những hành vi xâm phạm
mồ mả luôn bị xã hội lên án gay gắt và trái với quy định của pháp luật.
Mồ mả là nơi chôn vất thi thể, hài cốt hoặc tro hài của cá nhân. Mồ mả của
cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở
bất kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục, tôn
giáo pháp luật. Pháp luật của nhà nước ta luôn có những quy định bảo vệ mồ mả
cá nhân, ngăn chặn và trừng trị thích đáng những người cố ý xâm phạm mồ mả
của cá nhân.

18


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Tập 2), Nxb.
CAND, Hà Nội, 2008;
2. TS. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục,
Hà Nội – 2009;
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Luật đất đai 2003
5. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQHĐTP ngày 8/7/2006 hướng dãn áp dụng một số quy định của bộ luạt dân sự năm
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
6. Phùng Trung Tập, “Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm”, Tạp chí luật
học số 5/2009.
7. Nguyễn Thanh Bình, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vài nét

về thực tiễn xét xử và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí kiểm sát, số 5/2003
8. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng,
PGS.TS Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội năm 2009.
9. dpre...08/09/19/1690/
10.

19


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...……………..1
NỘI DUNG …………………………………………………………………………………….2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỒ MẢ………………………………………………………....2
II.XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ….3
1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả………………...…...3
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả……………...5
2.1. Phải có thiệt hại xảy ra……………………………………………………………………5
2.2. Hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân là hành vi trái pháp luật………………………
6
2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra………………7
2.4. Người gây thiệt hại có lỗi………………………………………………………………….8
3. Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả……………………………………..9
3.1. Người có hành vi xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm về tài sản………………….9
3.2. Người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần của những
người thân thích với người có mồ mả…………………………………………………………9
3.3. Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả của người
khác……….10
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả……………………………………10
4.1. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời………………………………………………
10

4.2. Người gây thiệt hại có thể giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá
lớn

so

với

khả

năng

kinh

tế

trước

mắt



lâu

dài

của

mình……………………………………..13.
4.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi

mức bồi thường………………………………………………………………………………..13
III. THỰC TRẠNG VIỆC XÂM PHẠM MỒ MẢ CỦA CÁ NHÂN VÀ GIẢI QUYẾT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI…………………………………………...….13
IV. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬT KHI QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN……………………..16
1. Một số hạn chế………………………………..……………………………………………16

20


2.Hướng hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả……………
17
KẾT THÚC VẤN
ĐỀ………………………………………………………………………….18

21



×