Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản theo Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.04 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ BÀI: Xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
theo Luật hơn nhân và gia đình 2014
Họ và tên : NGUYỄN QUỐC HƯNG
Lớp: K7A
MSSV: 193801010267


Mục lục

A. Mở đầu ............................................................................................................................... 1
B. Nội dung ............................................................................................................................. 2
I. Khái quát về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ......................................... 2
1. Các khái niệm ............................................................................................................... 2
2. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ........................................................................................ 2
3. Các trường hợp áp dụng .............................................................................................. 3
4. Các nguyên tắc áp dụng ............................................................................................... 3
II. Pháp luật hiện hành về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. ...................................................................................................... 4
1. Đối với cặp vợ chồng vô sinh ....................................................................................... 4
2. Đối với phụ nữ độc thân .............................................................................................. 5
3. Đối với trường hợp mang thai hộ ................................................................................ 6
4. Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con ............................................................................. 6
III. Thực trạng và đánh giá các quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con con
trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản................................................. 7
1. Điểm tích cực ................................................................................................................ 7
2. Hạn chế ......................................................................................................................... 9
IV. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản. .................................................................................................................. 12


C. Kết luận ............................................................................................................................ 15


A. Mở đầu
Tỷ lệ vô sinh của vợ chồng tuổi sinh đẻ tại Việt Nam là 7,7%, trong đó khoảng 50%
dưới 30 tuổi. Như vậy, ở nước ta có đến hàng triệu cặp vợ chồng có nhu cầu sinh con nhưng
chưa thể thực hiện được ước mơ của mình. Sự ra đời của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mang
lại hi vọng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt về mặt pháp lý. Để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cũng
như bảo vệ quyền nhân thân cho các mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần phải
quan tâm tới việc xác định cha, mẹ và con trong trường hợp này nhiều hơn. Nhà nước ta đã
đưa ra các văn bản pháp lí quy định và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Đặc biệt, Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định cụ thể về việc xác định cha mẹ cho con
được sinh ra theo phương pháp khoa học. Việc xác định mối quan hệ này có ý nghĩa trong
mọi thời đại và đặc biệt coi trọng bởi nó liên quan đến rất nhiều mối quan hệ khác về dân
sự, hôn nhân gia đình. Để tăng cường nhận thức bản thân và giúp mọi người hiểu kĩ hơn về
hơn về vấn đề này, em xin được chọn đề tài “ Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh
con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản theo Luật hơn nhân và gia đình 2014” cho bài tiểu luận
cuối kì. Trong quá trình tìm tịi, nghiên cứu bài viết khơng thể tránh được những thiếu sót
nhất định. Rất mong thầy, cơ sẽ có những ý kiến đóng góp để bài viết của em có thể hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

1


B. Nội dung
I. Khái quát về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1. Các khái niệm
Khoản 21, Điều 3 Luật Hơn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: “Sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong

ống nghiệm”. Hay nói cách khác, đó là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại
để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ nhằm mục đích giúp những cặp vợ
chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và có những đứa con như
họ mong muốn. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thể hiện được sự phát triển vượt
bậc của ngành khoa học lĩnh vực y học, giải quyết được tình trạng vơ sinh ở cả phụ nữ và
nam giới do ảnh hưởng bởi sự tác động của nhiều yếu tố như mơi trường ơ nhiễm, hóa chất
độc hại hay di chứng của chiến tranh để lại, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho biết bao gia
đình.Hiện nay có hai phương pháp chính khơng chỉ ngành y học Việt Nam mà toàn ngành y
học các nước trên thế giới áp dụng đó là thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. [4]
2. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Một là, đối với phương pháp thụ tinh nhân tạo: Hiện nay, thụ tinh nhân tạo đang là
một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất xoay quanh lĩnh vực sức khỏe
sinh sản. Thụ tinh nhân tạo được biết đến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được
áp dụng phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn nhằm mang đến cơ hội làm cha, làm mẹ
cho nhiều cặp vợ chồng. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để tạo điều kiện cho quá
trình thụ thai được diễn ra thuận lợi nhất tại các cơ sở y tế chuyên khoa.nDưới góc độ y học,
thụ tinh nhân tạo được hiểu là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh
trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi. Tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, thụ tinh nhân tạo hay còn gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một
trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả cao hiện nay và trở thành lựa chọn của rất
nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
Hai là, đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.Theo khoản 1 Điều 2 Nghị
định số 10/2015/NĐ-CP, ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì: “Thụ
2


tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành
phôi”. Hay nói cách khác, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng
và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cổ tử cung của người phụ nữ. Đây là phương pháp

điều trị hiếm muộn trong các trường hợp: Tắc nghẽn ống dẫn trứng; lạc nội mạc tử cung;
tinh trùng ít, yếu, dị dạng; xin trứng;…Đây cũng là biện pháp được nhiều cặp vợ chồng vô
sinh, phụ nữ độc thân tìm đến và mang lại hiệu quả tương đối cao. Ngày nay, với công nghệ
tiên tiến, tỷ lệ mang thai của người được thụ tinh trong ống nghiệm đã được nâng lên đáng
kể so với trước đây. [4]
3. Các trường hợp áp dụng
Những trường hợp được áp dụng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Theo quy
định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì “Cặp vợ chồng vơ sinh và phụ nữ
độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ
chuyên khoa; cặp vợ chồng vơ sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Như
vậy, pháp luật cho phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong hai
trường hợp: (i) Đối với cặp vợ chồng vô sinh (khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐCP) và đối với người phụ nữ độc thân (khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).
Cặp vợ chồng vô sinh có thể do người vợ, người hoặc cả vợ và chồng vơ sinh. Nếu
người vợ vơ sinh thì lấy noãn trong ngân hàng noãn kết hợp với tinh trùng của người chồng
thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi. Nếu người chồng vơ sinh thì lấy tinh trùng trong
ngân hàng tinh trùng, kết hợp với noãn của người vợ, thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành
phôi. Sau khi đã tạo được phơi thì đưa vào tử cung người vợ, người vợ mang thai và sinh
con. Nếu vợ và chồng cùng vơ sinh thì lấy nỗn và tinh trùng trong ngân hàng, thụ tinh
trong ống nghiệm tạo thành phôi và đưa vào tử cung người vợ.
Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm thì lấy nỗn của người phụ nữ này hoặc lấy nỗn trong ngân hàng nỗn (nếu họ
vơ sinh), kết hợp với tinh trùng trong ngân hàng, tạo thành phôi, đưa vào tử cung người phụ
nữ này để họ mang thai và sinh con. [ 2,4 ]
4. Các nguyên tắc áp dụng
Theo Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP qui định về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản như sau:
3


Thứ nhất, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật

thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vơ sinh có
quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Thứ hai, vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai
hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp
luật tơn trọng, bảo vệ.
Thứ ba, việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng,
cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên ngun tắc tự
nguyện.
Thứ tư, việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên
tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa
để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng
tộc.
Thứ năm, việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình
kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Nghị định số 10/ 2015/NĐ-CP về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra
đời thay thế Nghị định số 12/2003/NĐ-CP không chỉ ghi nhận cụ thể các nguyên tắc áp
dụng và còn quy định chi tiết về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ngồi ra cịn
ghi nhận thêm quyền mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và các quyền nghãi vụ liên quan
đến vấn đề này. Đây chính là điểm tiến bộ quan trọng của pháp luật Việt Nam. [5]
II. Pháp luật hiện hành về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
1. Đối với cặp vợ chồng vô sinh
Theo quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Trong trường hợp người vợ
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định
tại Điều 88 của Luật này.” Đối chiếu với quy định tại Điều 88, Luật HN&GĐ năm 2014: “1.
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con
chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt
4



hơn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước
ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Từ quy định trên ta có thể lý giải, trường hợp vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản dẫn đến người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân thì đứa trẻ sinh ra là con chung vợ
chồng. Quan hệ mẹ - con được mặc nhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ, cịn quan hệ cha con
được xác lập thơng qua sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ. Tuy nhiên, đối với việc
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc thụ thai phải được diễn ra trong thời kỳ hơn
nhan. Vì thế, quy định căn cứ vào sự thừa nhận của cha, mẹ cụ thể: Trong trường hợp đứa
trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà việc người vợ có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lại
trước thời kỳ hơn nhân thì khơng được áp dụng. Tương tự, quy định: Con sinh ra trước ngày
đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung, cũng khơng được áp dụng.
Ngồi ra, trong trường hợp sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, hơn nhân của
vợ chồng bị chấm dứt thì con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt
hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân. Tuy nhiên, đối với
trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc mang thai khơng hồn tồn chịu sự
cho phối của tự nhiên mà còn phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng trong cặp vợ chồng vơ sinh,
vào điều kiện thích hợp theo sự chỉ định của sở y tế.
Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của bên thứ ba là bên
cho trứng, cho tinh trùng, cho phôi. Thực tế, bên thứ ba là cha mẹ sinh học của đứa trẻ sinh
ra. Điều này làm ảnh hưởng đến quan niệm truyền thống về xác định cha, mẹ, con. Vì vậy
mà pháp luật đã quy định giữa con được sinh ra và người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi
khơng tồn tại bất cứ quyền và nghĩa vụ nào, con sinh ra không được hưởng quyền yêu cầu
thừa kế, quyền được ni dưỡng với người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phôi. Chẳng hạn
như: A và B là vợ chồng, do tinh trùng q lỗng nên B khơng thể có con được với A. C là
người đã cho vợ chồng B tinh trùng của mình, các bác sĩ đã tiến hành và cấy thành công cho
người vợ là A. A mang thai sinh ra D, lúc này D là con của A và B, tức là D là con hợp pháp
của B chứ không phải là con của người cho tinh trùng đó là C. [4,7]
2. Đối với phụ nữ độc thân
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP: “Phụ nữ độc thân

là người phụ nữ khơng có quan hệ hơn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Căn cứ
để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự tự nguyện và sự kiện sinh đẻ
5


của chính họ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong trường
hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó
là mẹ của con được sinh ra”. Theo đó, người phụ nữ độc thân đương nhiên là mẹ của đứa
trẻ. Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ
người khác còn cho phép họ được nhận phơi trong trường hơp họ khơng có nỗn hoặc nỗn
khơng bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thân được phép
nhận phôi thể hiện được tính chất nhân đạo của pháp luật, bởi khi người phụ nữ độc thân
khát khao được làm mẹ nhưng do khơng có nỗn hay nỗn khơng đảm bảo chất lượng để
thụ thai, do đó dù có nhận tinh trùng của người khác thì họ cũng khơng thể thụ thai được
nên lúc này họ có thể nhận phơi để được sinh con. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho
phôi với người con được sinh ra: quy định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản là: “Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên
tắc vô danh giữa người cho và người nhận” (Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP). [7]
3. Đối với trường hợp mang thai hộ
Thực tế, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã mở ra cơ hội được làm cha, làm mẹ
cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, tuy nhiên việc mang thai hộ phải đáp ứng các quy định
của pháp luật cả về tính tự nguyện, về chủ thể (cả người mang thai hộ và người nhờ mang
thai hộ) và các biện pháp kỹ thuật y học. Theo khoản 22 Điều 3 Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2014 thì: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện,
khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của
người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử
cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.
Việc xác định cha mẹ đối với trường hợp này được ghi nhận cụ thể tại Điều 94 Luật

Hơn nhân và Gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời đểm con được sinh ra”.
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con
giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra. [7]
4. Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì:
6


Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp
luật về hộ tịch trong trường hợp khơng có tranh chấp;
Tịa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh
chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp có yêu cầu
việc xác định cha, mẹ, con mà người có u cầu chết thì người thân thích của người chết có
quyền u cầu Tịa án xác định cha, mẹ, con cho người đã yêu cầu chết.
Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký
hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Các bên trong quan hệ xác định
cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự. [4]
III. Thực trạng và đánh giá các quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con
con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Ngày 30-4-1998, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) đã đón 3 em bé chào đời nhờ
phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là 3 trẻ đầu tiên được sinh ra nhờ thụ
tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam. Điều đặc biệt là sau 20 năm, sau ba bé IVF đầu tiên, một
ước tính chưa đầy đủ đã có khoảng 40.000 trẻ đã ra đời nhờ IVF ở Việt Nam, tại hàng chục
cơ sở y tế từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh
viện Mỹ Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội... với tỷ lệ thành công
khoảng 30-35% trong tổng số trường hợp được hỗ trợ, mang lại hạnh phúc cho hàng chục
ngàn gia đình hiếm muộn ở Việt Nam. (tuoitrevn)
Hiện nay, vấn đề về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định khá cụ thể,

chi tiết trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, tạo cơ
sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện, áp dụng. Những quy định này có rất nhiều điểm
ưu việt, tiến bộ tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế cần sớm khắc phục.
1. Điểm tích cực
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc xác định
cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng xuất phát từ
nguyên tắc chung đó là xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hơn nhân hợp pháp. Quy định
này nhằm đảm bảo mọi quyền lợi cho cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân và đặc biệt là
đứa trẻ. Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như
7


trường hợp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ khơng có hơn nhân hợp pháp, trong trường
hợp này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con.
Thứ hai, khoản 2 Điều 93, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “ Trong trường hợp
người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của
con được sinh ra”. Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận
tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phơi trong trường hơp họ khơng có
nỗn hoặc nỗn không bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn
thân được phép nhận phôi thể hiện được tính chất nhân đạo của pháp luật, bởi khi người phụ
nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do khơng có nỗn hay nỗn khơng đảm bảo chất
lượng để thụ thai, do đó dù có nhận tinh trùng của người khác thì họ cũng khơng thể thụ thai
được nên lúc này họ có thể nhận phơi để được sinh con.
Thứ ba, kheo khoản 3, Điều 93, Luật HN&GĐ năm 2004 còn quy định: "Việc sinh
con kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ, con giữa người cho tinh
trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra”. Lý do mà pháp luật quy định như
vậy xuất phát từ việc chính cặp vợ chồng vơ sinh và người phụ nữ độc thân là người đ lại sự
sống cho đứa trẻ và họ cũng là người mong muốn có đứa trẻ chứ khơng phải là người cho
tinh trùng, cho nỗn, cho phôi. Quy định trên cũng nhằm tránh những tranh chấp về quan hệ
cha, mẹ, con của các chủ thể liên quan, là cơ sở đảm bảo ổn định mối quan hệ cha, mẹ, con,

giúp cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân yên tâm nuôi dạy đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất.
Thứ tư, việc phổ biến sinh con theo phương pháp khoa học sẽ góp phần giảm thiểu
tình trạng “mang thai hộ, đẻ thuê” đang diễn ra rất phổ biến và là một trong những vấn đề
nóng hổi, đáng bàn luận hiện nay. Một tình trạng đang bị xã hội ra sức phản đối bởi tính vơ
đạo, vi phạm đạo đức nghiêm trọng của nó. Ngồi một số ưu điểm của việc sinh sản theo
phương pháp khoa học mà đã nêu ở trên thì cịn nhiều ngun nhân khác khiến chúng ta
phải ngày một phổ biến,lan rộng trong toàn dân phương pháp sinh sản theo phương pháp
khoa học.
Thứ năm, việc sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện tính nhân bản cao
đẹp, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc. Việc sinh con theo phương pháp khoa học
thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và y học, nó đã tạo ra cơ hội cho những
cặp vợ chồng vơ sinh có thể có con, góp phần thực hiện được cái niềm mong mỏi tha thiết
của họ đã lâu. Nó đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ, đảm bảo cho những người phụ nữ thực
8


hiện thiên chức làm mẹ, chức năng sinh đẻ. Các phương pháp sinh con heo phương pháp
khoa học sẽ góp phần giải quyết được phần nào tình trạng vơ sinh của phụ nữ và nam giới
do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mơi trường, xã hội, chiến tranh,… Nó không đơn thuần
chỉ là vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học mà còn liên quan mật thiết tới nhiều vấn đề về đạo
đức, pháp lý, tâm lý tình cảm,…
Thứ sáu, khi các cặp vợ chồng thực hiện việc sinh con theo đúng quy định pháp luật
thì quyền lợi pháp lý của họ được pháp luật đảm bảo và bảo vệ bởi quyền lực của mình.
Việc này giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn cảm thấy yên tâm trong vấn đề sinh
con, thực hiện quyền làm cha, làm mẹ của mình như bao cặp vợ chồng bình thường khác.
[6,7]
2. Hạn chế
Thứ nhất, là về đối tượng áp dụng phương pháp sinh con khoa học: Theo em, việc
xác định đối tượng là cặp vợ chồng vô sinh mà không quy định rõ là cặp vợ chồng hợp pháp
theo luật hôn nhân gia đình thì chưa đủ. Nếu chỉ quy định chung chung là “cặp vợ chồng vơ

sinh” thì những đơi nam nữ chung sống như vợ chồng bị vô sinh cũng được quyền thực hiện
phương pháp này. Ngoài ra, nên bổ sung thêm đối tượng được áp dụng phương pháp sinh
con khoa học. Xin đưa ra 2 trường hợp có thể được áp dụng phương pháp sinh con khoa học
sau: Thứ nhất, cặp vợ chồng sau khi kết hôn không có điều kiện được sống chung với nhau
nhưng họ vẫn mong muốn có con ( người chồng cơng tác xa nhà lâu năm, người chồng phải
chấp hành án phạt tù,v..v). Thứ hai, trường hợp khi kết hôn người chồng mắc bệnh nặng
không thể giao hợp nhưng không phải cặp vợ chồng vơ sinh. Nếu như có được sự đồng
thuận cao giữa hai vợ chồng và điều kiện sức khỏe của người mẹ đảm bảo thì có nên cho
phép những cặp vợ chồng này áp dụng phương pháp sinh con khoa học? Khi đó việc xác
định cha, mẹ, con trở nên hết sức đơn giản, căn cứ vào nguyên tắc suy đốn mà có thể xác
định đứa con là con chung của cặp vợ chồng.
Thứ hai , là vấn đề quyền lợi của đứa con được sinh ra theo phương pháp khoa học:
Theo quy định của nghị định 12 thì “việc cho, nhận tinh trùng, phôi phải thực hiện theo
nguyên tắc bí mật” (khoản 4 Điều 4), người cho, nhận “khơng được phép tìm hiểu về tên,
tuổi, địa chỉ và hình ảnh” của nhau ( khoản 4 Điều 7, khoản 3 Điều 8). Điều đó có xâm
phạm đến quyền được biết đến nguồn gốc của mình của đứa trẻ? Thực tế cho thấy có rất
nhiều trẻ sinh ra theo phương pháp khoa học khi đến tuổi trưởng thành mong muốn được
9


biết về xuất xứ của mình. Ngồi ra, trong trường hợp đứa con mắc một số bệnh mà cần đến
người có cùng huyết thống mới chữa được thì việc đứa con khơng biết được thơng tin về
cha của mình là một thiệt thòi rất lớn. Khoản 2 Điều 20 đã quy định đứa trẻ “không được
quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, trứng, cho
nỗn, cho phơi”. Vì thế có nên chăng cho phép đứa trẻ được quyền xác nhận nguồn gốc của
mình thông qua hệ thống tư liệu điện tử mở như một số nước trên thế giới đã thực hiện?
Điều này khơng làm ảnh hưởng gì đến việc xác định cha, mẹ, con bởi theo quy định người
cho tinh trùng, noãn, phơi khơng có bất kì mối liên hệ pháp lí nào với đứa trẻ. Tuy nhiên,
hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. Hơn nữa
điều này cịn có thể giảm trường hợp người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng có cùng

dịng máu về trực hệ hoặc có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời.
Thứ ba, là đối với việc áp dụng nguyên tắc suy đoán tại khoản 1 Điều 88 Luật
HN&GĐ 2014: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân” có thể dẫn đến trường hợp
cặp vợ chồng vô sinh sau khi đồng ý sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã tiến hành ly
hôn nhưng vẫn thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc sinh con trong trường hợp này tùy
thuộc vào quá trình thực hiện với người vợ cũng như chỉ định của cơ sở y tế, vì thế việc sinh
con có thể kéo dài quá 300 ngày. Khi đó, đứa trẻ sinh ra mặc dù là con chung của cặp vợ
chồng đã ly hôn nhưng không được xác định là con của người chồng, gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt là đứa trẻ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa quy định
trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong trường hợp người chồng hoặc người
vợ đã chết. Đây là trường hợp đã xảy ra trong thực tế. Mặc dù việc này tạo cơ hội cho
những người đã chết vẫn được sinh con nhưng nó cũng dẫn đến những khó khăn trong việc
xác định cha, mẹ, con và ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ như quyền hưởng di chúc.
Thứ tư, về vấn đề hạn chế ly hôn khi hai vợ chồng đang tiến hành áp dụng biện
pháp hỗ trợ sinh sản. Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Chồng khơng có
quyền u cầu ly hơn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới
12 tháng tuổi”, quy định này áp dụng cho trường hợp sinh con bình thường, còn trường hợp
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì chưa có quy định cụ thể, dẫn đến sự lúng túng khi
áp dụng, thiết nghĩ việc bổ sung là cần thiết. Bởi lẽ, sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người vợ và người con tương lai. Trong trường hợp, cặp vợ chồng vô sinh đã sử
10


dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng thất bại và nhờ mang thai hộ
thì người chồng của người mang thai hộ, người chồng của người nhờ mang thai có bị hạn
chế quyền yêu cầu ly hôn không? Đối với người chồng của người mang thai hộ thì nên quy
định bị hạn chế quyền yêu cầu ly hơn. Vì khi người vợ của mình nhận mang thai hộ thì
người chồng đã đồng ý, điều này cũng có thể hiểu là người chồng sẽ có các nghĩa vụ chăm
sóc nhất định đối với người vợ của mình, cho dù khơng phải là con của hai vợ chồng, đồng

nghĩa là người chồng sẽ có thể bị hạn chế quyền u cầu ly hơn. Cịn với người chồng của
người nhờ mang thai hộ thì chỉ nên hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khi đứa trẻ được sinh ra
và cịn sống. Khi đó, sẽ thuộc trường hợp được được quy định trên “sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Trường hợp người chồng muốn ly hôn khi phôi chưa được đưa vào tử cung của người
vợ: Nếu quyết định ly hơn xuất phát từ ý chí của hai bên vợ chồng thì nên chăng có quyết
định hủy bỏ yêu cầu áp dụng việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Còn trong trường
hợp người chồng mất tích thì vẫn có thể tiếp tục thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản vì đã có sự đồng ý trước đó của người chồng.
Thứ năm, trong trường hợp mang thai hộ, mặc dù đứa trẻ mang huyết thống của cặp
vợ chồng nhờ mang thai hộ và hồn tồn khơng mang gen của người mang thai hộ, tuy
nhiên, về mặt tình cảm, người mang thai hộ vẫn dễ dàng nảy sinh gắn kết với đứa trẻ khi
mang thai. Điều này dẫn đến trường hợp người mang thai hộ không muốn giao con cho vợ
chồng nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp người mang thai hộ cố tình khơng muốn trả con,
có thể xảy ra việc người mang thai hộ có thể được coi là mẹ đứa bé đó nếu căn cứ vào giấy
chứng sinh mà cơ sở ý tế nơi đứa trẻ sinh ra cấp cho. Vấn đề xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp này rất phức tạp, nhất là khi khơng có thỏa thuận rõ ràng.
Thứ sáu, trong trường hợp xác định cha mẹ con cần quy định rõ sau khi đứa trẻ
được sinh ra nếu người cha, mẹ không muốn thừa nhận con thì cũng khơng được u cầu
xác định lại. Bởi vì họ là người yêu cầu thực hiện việc sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh
sản, quan hệ cha, mẹ và con là tất yếu, không thể phủ nhận. Điều này khác với trường hợp
sinh con tự nhiên vì người chồng có quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha con khi không
tin tưởng đứa con là con ruột của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt nếu cặp
vợ chồng, người phụ nữ độc thân nghi ngờ cơ sở y tế và có thể có sự nhầm lẫn trong quá

11


trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì nên chăng cho phép họ được quyền yêu cầu xem
xét lại.

Thứ bảy, pháp luật cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên
chưa có quy định nào về vấn đề giải quyết trong trường hợp xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại xảy ra tranh chấp nhằm bảo đảm quyền và
lợi ích của đứa trẻ. [7]
IV. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản.
Thứ nhất, nên bổ sung quy định hạn chế quyền li hôn khi hai vợ chồng đang tiến hành
áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản. Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hơn nhân và Gia đình năm
2014 thì: “Chồng khơng có quyền yêu cầu li hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con
hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi”. Quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp sinh
con bình thường (theo tự nhiên), cịn đối với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản thì pháp luật chưa có quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật nào, đó là một thiếu
sót rất lớn, và trong thực tế nếu xảy ra trường hợp người chồng làm thủ tục li hôn khi người
vợ đang mang thai với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì Tịa án sẽ khó giải quyết vì khơng có căn
cứ pháp lý từ đó gây nên sự mất thời gian và phức tạp hóa. Vì vậy, nên sớm bổ sung quy
định này vào luật,để từ đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người con sẽ
được sinh ra bằng phương pháp này và các nghĩa vụ người cha phải thực hiện. Vì vậy, nên
sửa đổi khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và bổ sung thêm hạn chế
quyền li hôn khi hai vợ chồng đang áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản để đạt hiệu quả cao
nhất.
Thứ hai, đối với việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp vợ chồng li hôn, theo
quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, trường hợp hai vợ chồng li
hôn, người vợ sử dụng phôi để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm phát sinh các
quan hệ ngồi quan hệ hơn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân
gia đình và pháp luật dân sự. Với quy định như vậy thì “quan hệ ngồi hơn nhân và gia
đình” được hiểu như thế nào? Trường hợp này, pháp luật cũng cần phải quy định cụ thể, giải
thích kĩ càng nếu khơng sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng trong việc giải quyết các quan
hệ đó khi phát sinh tranh chấp.

12



Thứ ba, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Hơn nhân và Gia đình năm
2014, vợ chồng người nhờ mang thai hộ phải đang khơng có con chung. Điều kiện này dẫn
đến cách hiểu rằng nếu vợ, chồng đã có con riêng nhưng đang khơng có con chung thì vẫn
thuộc trường hợp được nhờ mang thai hộ. Trong khi đó, nếu vợ chồng khơng có con riêng
mà có con chung nhưng con chung đã cho người khác nhận nuôi hoặc mắc những căn bệnh
hiểm nghèo, như di chứng chất độc da cam; teo não, bại não… thì cũng khơng thuộc diện
được nhờ mang thai hộ. Vợ chồng khơng thể sinh con thì mới được quyền nhờ mang thai hộ
là quy định của pháp luật hiện nay. Cần bổ sung các trường hợp được phép thực hiện sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cụ thể: Cho phép thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản đối với trường hợp chồng bị bất lực về sinh lý dẫn đến khơng thể có con là trường
hợp bất khả kháng hoặc họ không phải là cặp vợ chồng vô sinh nhưng người chồng bị
nhiễm chất độc màu da cam, bị nhiễm HIV,… không muốn di truyền cho con nên cần các
biện pháp kỹ thuật. Cho phép thực hiện việc mang thai hộ đối với những cặp vợ chồng
khơng vơ sinh nhưng người vợ khơng có đủ sức khỏe để đảm bảo việc mang thai và sinh
con, phổ biến là bệnh tim từ đó đảm bảo tính nhân văn một cách trọn vẹn nhất. Với trường
hợp này đồng thời sẽ quy định thêm điều kiện về giấy khám sức khỏe, chỉ định của cơ sở y
tế,… để tránh tình trạng lợi dụng pháp luật để thực hiện mang thai hộ bừa bãi gây mất trất tự
an toàn đạo đức, xã hội.
Thứ tư, hoàn thiện quy định về người có nguyện vọng lưu giữ tinh trùng. Quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cho phép người có nguyện vọng
muốn lưu giữ cá nhân được phép lưu giữ tinh trùng. Tuy nhiên pháp luật không quy định cụ
thể về chủ thể được phép tự nguyện lưu giữ cũng như chưa đề cập đến quyền đối với tinh
trùng của loại chủ thể này để mọi người cùng biết và có thể vận dụng tham gia. Để giải
quyết vấn đề trên pháp luật nên quy định điều kiện về chủ thể được phép lưu giữ tinh trùng
cũng như quyền của họ đối với tinh trùng được lưu giữ. Đồng thời, cũng có thể góp phần
xây dựng ngân hàng tinh trùng nếu họ có mong muốn đóng góp.
Thứ năm, cần bổ sung quy định về các biện pháp xử lý cũng như giải quyết tranh chấp
trong vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Tuy đã có quy định xử lý hình sự theo Điều 187 của Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tổ
chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đối với các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ với
đích thương mại, những người này cũng phải chịu chế tài xử phạt hành chính theo quy định
13


tại Khoản 1 Điều 60 Nghị định 82 năm 2020 NĐCP ngày 15/7/2020 nhưng vẫn cần các biện
pháp giải quyết cụ thể hơn, quyết liệt hơn để xử lý, xác định rõ ràng, đặc biệt là đảm bảo
quyền lợi của đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh trái pháp luật này.
Thứ sáu, bổ sung quy định kết hôn giữa những người sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản. Bởi việc cho nhận trứng, tinh trùng, phôi được tuân thủ theo nguyên tắc bí mật, cha, mẹ
pháp lý và cha, mẹ sinh học của đứa trẻ được sinh ra là khác nhau nên dẫn đến việc các em
nhỏ không thể biết về nguồn gốc của mình như trong luật đã quy định.Từ đó, có thể dẫn đến
trường hợp đứa trẻ được sinh ra khác nhau dẫn đến trường hợp đứa trẻ đó lớn lên, kết hơn
với người có cũng huyết thống về mặt sinh học với mình mà khơng hề biết, gây hậu quả xấu
cho xã hội.
Thứ bảy, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp cặp vợ chồng
vô sinh áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản thì phải là vợ chồng hợp pháp. Điều này giúp cho
cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với tồn bộ
q trình thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học. Khi có đơn đề nghị, cặp vợ
chồng vơ sinh phải xuất trình được giấy chứng nhận kết hơn để xác định tính hợp pháp. Quy
định này nhằm đảm bảo sự ràng buộc về pháp lý quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cũng
như việc sinh con theo phương pháp khoa học. Đồng thời quy định đó cũng hạn chế được
tình trạng lợi dụng việc sinh con theo phương pháp khoa học để thực hiện hành vi trái pháp
luật.

14


C. Kết luận

Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt và tình thương, gắn bó
các chủ thế một cách thường xun, lâu dài, thậm chí suốt cả đời về nghĩa vụ và tình cảm.
Trong các mối quan hệ đó, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là cao quý là dài lâu và bền
chặt nhất. Tuy nhiên, trong thực tiễn vì những nguyên nhân khác nhau mà vấn đề sinh đẻ
của các cặp đơi gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ vơ sinh cịn rất cao khiến ước mơ về gia đình đủ
đầy cả cha, mẹ và con trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khoa học phát triển,
phương pháp sinh con theo khoa học ra đời đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh và những
người phụ nữ độc thân có thể có con, niềm mong mỏi tha thiết của họ đã trở thành hiện
thực. Sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là vấn đề phức tạp, đặc biệt về mặt pháp lí, bởi
nó làm thay đổi những quan niệm truyền thống về mặt huyết thống giữa cha mẹ và con..
Đồng thời, thể hiện giá trị nhân đạo cao đẹp và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật.
Hiện nay sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới
và ở cả Việt Nam. Thực tế cho thấy việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có rất nhiều
ưu điểm, đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội phát triển hiện nay, nhưng bên cạnh đó
cũng có khơng ít những khó khăn. Trong đó, việc sinh con theo phương pháp khoa học đã
làm nảy sinh rất nhiều vấn đề pháp lý trong đó việc xác định cha, mẹ, con là đặc biệt quan
trọng bởi nó liên quan mật thiết đến các quan hệ nhân thân, tài sản phức tạp. Hy vọng với
nội dung phân tích trên đây sẽ mang tới cho bạn đọc một cái nhìn khái quát nhất vấn đề
pháp lý về xác định cha, mẹ, con theo quy định pháp luật hiện hành, đồng thời đã có thể đưa
ra các đánh giá khách quan và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật
về vấn đề này. Do đây là một đề tài lớn, em đã cố gắng trình bày vấn đề một cách ngắn gọn,
đầy đủ tuy nhiên với nguồn tài liệu và hiểu biết cịn hạn chế chắc hẳn sẽ khơng tránh khỏi
những thiết sót. Em rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến của thầy cơ. Em xin chân thành
cảm ơn.

15


Danh mục tài liệu tham khảo
1.Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

2.Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, NXB
Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2015.
3. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
4. Đồn Thị Ngọc Hải (2020), Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí tòa án, truy cập lần cuối ngày 21
tháng 06 năm 2021, từ < />5. Luật Quang Huy , Đánh giá việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con
bằng kĩ thuật hỗ trơ sinh sản theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, truy cập lần cuối
ngày 21 tháng 06 năm 2021, từ < />6. Hoàng Thị Huệ ( 2021), Vướng mắc pháp luật về trường hợp sinh con bằng biện
pháp hỗ trợ sinh sản, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 06 năm 2021, từ <
/>7. Hồng Đình Dũng ( 2020), Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật, Luật sư Việt Nam, truy cập lần cuối
ngày 21 tháng 06 năm 2021, từ < />
16



×