Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ANHCHỊ HÃY PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015. LẤY VÍ DỤ VỀ MỘT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỤ THỂ VÀ PHÂN TÍCH, LÀM RÕ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ĐÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.45 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
ĐỀ 2: ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KHỞI
KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015. LẤY VÍ DỤ
VỀ MỘT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỤ THỂ VÀ PHÂN
TÍCH, LÀM RÕ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN KHỞI
KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ĐĨ
Họ và tên : NGUYỄN QUỐC HƯNG
Lớp: K7A
MSSV: 193801010267


MỤC LỤC
A. Mở đầu............................................................................................................. 1
B. Nội dung........................................................................................................... 2
I Khái quát chung về khởi kiện vụ án hành chính........................................ 2
1. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính................................................... 2
2. Đặc điểm khởi kiện vụ án hành chính .................................................... 2
3. Ý nghĩa của khởi kiện vụ án hành chính ................................................ 3
II. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng
hành chính 2015 ............................................................................................... 3
1. Điều kiện về chủ thể .................................................................................. 3
2. Điều kiện về đối tượng khởi kiện ............................................................. 5
3. Điều kiện về phương thức khởi kiện ....................................................... 7
4. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện .............................................................. 7
5. Điều kiện về hình thức, thủ tục khởi kiện .............................................. 8
6. Điều kiện về thẩm quyền xét xử sơ thẩm ................................................ 9
7. Người khởi kiện không đồng thời là người khiếu nại............................ 9
8. Yêu cầu về gửi đơn kiện đến tòa thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tịa
án................................................................................................................... 10


III. Phân tích, làm rõ điều kiện khởi kiện của một vụ án hành chính cụ
thể..................................................................................................................... 11
1. Nội dung vụ án hành chính .................................................................... 11
2. Phân tích, làm rõ điều kiện khởi kiện của vụ án ................................. 12
C. Kết luận ......................................................................................................... 15


Danh mục viết tắt
LTTHC: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
VAHC: VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
QĐHC: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
HVHC: HÀNH VI HÀNH CHÍNH
UBND: ỦY BAN NHÂN DÂN
TAND: TỊA ÁN NHÂN DÂN


A. Mở đầu
Bên cạnh các khái niệm về vụ án hình sự, dân sự thì trong hệ thống pháp luật cịn
có khái niệm vụ án hành chính. Vụ án hành chính theo quy định của pháp luật là vụ án
phát sinh khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện u cầu Tịa án xem xét tính hợp
pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri
của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật. Vai trò của
việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam ngày càng được nâng cao. Trong thời
kì hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới,
để nền kinh tế phát triển hơn và thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngồi nhà nước và
chính phủ đã khơng ngừng cải cách và hồn thiện bộ máy hành chính nâng cao hiệu quả
hoạt động giúp hạn chế việc các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền để hạn chế
việc tùy tiện ban hành các văn bản hay quyết định xử phạt trái pháp luật. Hơn nữa, hiện
nay trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, những những văn bản hay quyết định

hành chính khơng đúng thẩm quyền hoặc không đúng với quy định của pháp luật xâm
phạm đến lợi ích hợp pháp mình, họ sẽ sẵn sàng khiếu nại, khiếu kiện đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Để đảm bảo tính khách quan và sự cơng bằng cho người khiếu
kiện, nhà nước đã giao cho Tòa án thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính theo
trình tự của Luật tố tụng hành chính. Để giải quyết hiệu quả vụ án hành chính thì việc
đưa ra các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là vô cùng quan trọng. Đây
là một vấn đề vô cùng phức tạp nên địi hỏi sự phân tích và làm rõ. Vì vậy em quyết
định lựa chọn đề tài: “Anh/chị hãy phân tích điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo
quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Lấy ví dụ về một vụ án hành chính cụ
thể và phân tích, làm rõ các điều kiện khởi kiện khởi kiện vụ án hành chính đó.” Bài tiểu
luận sẽ khái quát chung về khởi kiện vụ án hành chính, sau đó đi sâu vào làm rõ các điều
kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015 và lấy
ví dụ về một vụ án hành chính cụ thể và phân tích, làm rõ các điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính đó. Vì sự hạn chế về điều kiện tài liệu và hiểu biết nên khi nghiên cứu không
thể tránh khỏi những sai sót mong thầy (cơ) đóng góp ý kiến để bài làm của em có thể
được hồn thiện hơn. Em xin cảm ơn.

1


B. Nội dung
I Khái quát chung về khởi kiện vụ án hành chính
1. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức,
cơ quan nhà nước khởi kiện u cầu tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thơi việc theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính là chủ thể khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết vụ án
hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn luật định, nếu
khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước đã ra quyết định hành chính, thực hiện hành

vi hành chính khơng được giải quyết hoặc khơng đồng ý với việc giải quyết khiếu nại
đó thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền u cầu Tịa án giải quyết vụ án hành chính
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện vụ án hành chính được thể hiện
dưới hình thức văn bản gọi là đơn kiện gửi đến Tịa án có thẩm quyền.
Quyền khởi kiện vụ án hành chính là khả năng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được
yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết yêu cầu của mình đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định hành chính, hành vi
hành chính đó. [12]
2. Đặc điểm khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện VAHC có đặc điểm riêng biệt khác với các với các khiếu kiện vụ án dân
sự,kinh tế. Cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp: Không
đồng ý với quyết định, hành vi đó; Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết,
nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại vẫn không được
giải quyết; Không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Mục đích của khởi kiện VAHC là u cầu tịa án có thẩm quyền thụ lí giải quyết
vụ án hành chính. khởi kiện vụ án hành chính thực chất là việc thực hiện quyền tự định
đoạt của cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm bởi việc thực thi quyền hành
pháp trong việc u cầu tịa án có thẩm quyền thụ lí giải quyết vụ án hành chính để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khởi kiện VAHC chỉ được thực hiện khi có đủ các
2


điều kiện do pháp luật quy định. Việc đưa ra các điều kiện là vô cùng hợp lý để ngăn
chặn việc khởi kiện một cách tùy tiện, tạo áp lực công việc to lớn và gây trở ngại không
cần thiết cho việc thực thi quyền hành pháp.
3. Ý nghĩa của khởi kiện vụ án hành chính
Thứ nhất, chính là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ các quyền con người, quyền
cơ bản của công dân. Các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được quy
định tại Chương 2 Hiến pháp năm 2013 – nếu bị xâm phạm bởi các QĐHC, HVHC – sẽ

được bảo vệ thông qua việc khởi kiện VAHC. Như vậy thông qua con đường khởi kiện
VAHC, các cá nhân, tổ chức có được sự bảo đảm về mặt tư pháp để thực thi các quyền
hiến định của mình. [10]
Thứ hai, Quyền khởi kiện VAHC thể hiện mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm
giữa cá nhân và nhà nước trong xã hội. Quyền khởi kiện VAHC dẫn đến khả năng kiểm
soát hoạt động hành chính chặt chẽ hơn và đây là u cầu khơng thể thiếu trong một nhà
nước pháp quyền.
Thứ ba, về phương diện tố tụng, quyền khởi kiện VAHC tạo ra khả năng phát sinh
VAHC. Khởi kiện VAHC là cơ sở cho việc giải quyết vụ án hành chính. Việc thực hiện
quyền khởi kiện vụ án hành chính sẽ mở ra một chuỗi các hoạt động tố tụng như: thủ
tục trả lại đơn kiện, khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với việc
trả lại đơn kiện. Từ đó, khi giải quyết xong VAHC sẽ là bài học kinh nghiệm cho các cơ
quan nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.
II. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng
hành chính 2015
1. Điều kiện về chủ thể
Về điều kiện chủ thể khởi kiện được quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 54 của
LTTHC 2015. Theo đó, việc xác định cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành
chính được thực hiện theo nguyên tắc xem xét cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp
pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi QĐHC, HVHC bị kiện hay không.
Để khởi kiện VAHC thì cá nhân, tổ chức phải có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, hành vi bị kiện và việc
khởi kiện phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính. Cá
3


nhân thực hiện hành vi khởi kiện VAHC phải bảo đảm năng lực hành vi tố tụng hành
chính theo quy định tại Điều 54 LTTHC 2015. Các cá nhân này phải có đầy đủ năng lực
hành vi hành chính và năng lực pháp luật hành chính, cụ thể là: thứ nhất từ đủ 18 tuổi
trở lên; thứ hai có khả năng tự mình tham gia các quan hệ tố tụng hành chính, khơng

phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi.
Theo khoản 4 Điều 54 LTTHC 2015 thì: “Đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của
đương sự trong tố tụng hành chính thơng qua người đại diện theo pháp luật.” Ngoài ra,
trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết thì người thừa kế của họ sẽ thực
hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Pháp luật cũng quy định chủ thể khởi kiện có thể là tổ chức. Tại khoản 5 Điều 54,
LTTHC năm 2015 quy định đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ
trong tố tụng hành chính thơng qua người đại diện theo pháp luật. Tổ chức này tham gia
dưới sự đại diện của người đại điện theo pháp luật của chính tổ chức đó. Cá nhân, cơ
quan, tổ chức này khi khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn 2 điều kiện, đó là: Cá
nhân, tổ chức phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính:
Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính.
Tổ chức – chủ thể khởi kiện vụ án hành chính, phải là pháp nhân, theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015. Cá nhân, tổ chức phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi QĐHC,
HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh. Tại Điều 60 xác định người đại diện của người khởi kiện
bao gồm: Cha mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám
hộ; Người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc theo quy định của
pháp luật; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với hợp tác xã;
Những người khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: cá nhân
có quyền khởi kiện từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự; cha mẹ người đỡ đầu;
người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ
chức, người được người có quyền khởi kiện ủy quyền.
4



2. Điều kiện về đối tượng khởi kiện
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6
Điều 3 và Điều 30 LTTHC 2015. Cụ thể:
Quyết định hành chính: Theo khoản 1 Điều 3 LTTHC 2015: “Quyết định hành
chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan,
tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
QĐHC là đối tượng khởi kiện cần có những dấu hiệu sau: Đầu tiên, hình thức của
quyết định hành chính phải được thể hiện bằng văn bản. Có thể lưu giữ lại làm bằng
chứng. Thứ hai, chủ thể ban hành QĐHC là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong
các cơ quan, tổ chức đó và quyết định đó đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích
của cá nhân, tổ chức . Thứ ba, QĐHC được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó ban hành trong khi giải
quyết, xử lí những việc cụ thể trong hoạt động quản lí hành chính. Thứ tư, QĐHC là
quyết định áp dụng pháp luật hay còn được gọi là quyết định cá biệt. Thứ năm, QĐHC
bị khiếu kiện chủ yếu là quyết định lần đầu. Tuy nhiên cũng có thể là quyết định lần 2
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại (Theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết
02/2011/NQ- HĐTP ngày 29/7/2011).
Tuy nhiên, không phải tất cả các QĐHC đều được khởi kiện mà trừ các quyết định
quy định tại khoản 1 Điều 30, đó là các quyết định thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao; trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành
chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; quyết định mang tính nội bộ. Quy định
như vậy nhằm bảo vệ bí mật quốc gia, nội bộ cũng như giúp việc tiến hành giải quyết
vụ án trở nên nhanh chóng, khách quan hơn.
Hành vi hành chính: Theo khoản 3 Điều 3 LTTHC 2015: “Hành vi hành chính
là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành
chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của

pháp luật.” HVHC bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm
5


ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
(khoản 4 Điều 3). HVHC được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính cịn được
quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP.
Như vậy, HVHC được xảy ra trong lĩnh vực hành chính, nó tồn tại dưới dạng hành
động và không hành động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền thực
hiện, và chính hành vi đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cũng như QĐHC, không phải tất cả các HVHC đều được
khởi kiện mà theo khoản 1 Điều 30 những HVHC có nội dung như những QĐHC khơng
được khởi kiện, thì những HVHC đó cũng khơng được khởi kiện.
Quyết định kỷ luật thuộc thôi việc: Theo khoản 5 Điều LTTHC 2015 thì quyết
định kỷ luật buộc thơi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
thuộc thẩm quyền quản lí của mình. ơng chức là những người được quy định cụ thể tại
Luật Cán bộ công chức 2010, việc người đứng đầu cơ quan tổ chức áp dụng biện pháp
kỷ luật buộc thôi việc là biện pháp nghiêm khắc nhất đối với họ, do vậy pháp luật trao
cho họ quyền được khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, cũng căn cứ
vào quy định tại khoản 2 Điều 30 thì cơng chức chỉ được “Khiếu kiện quyết định kỷ luật
buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống”.
Như vậy, chỉ những quyết định của Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thì mới
là điều cần cần và đủ để Tịa có thể xem xét đơn kiện và có thể thụ lý đơn của người đi
kiện.
Từ hai quy định trên có thể thấy quyết định kỷ luật buộc thơi việc trong VAHC
cần cần phải có hai điều kiện: Đầu tiên là quyết định đó phải áp dụng cho cơng chức,
thứ hai là cơng chức đó giữ chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương trở xuống.
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: Quyết
định này được nhắc tới khoản 3 Điều 30, quy định tại khoản 2 Điều 115 cũng là một đối

tượng mới của khởi kiện, tuy nhiên đối với quyết định này chúng ta chú ý rằng nó chỉ
được khởi kiện mà khơng bị khiếu nại. Vụ việc cạnh tranh do Bộ trưởng bộ công thương
quy định, và quyết định này do Chủ tịch hội đồng cạnh tranh ban hành.

6


Danh sách cử tri: Danh sách cử tri cũng là một đối tượng khởi kiện mới được
quy định tại LTTHC 2015, quy định tại khoản 3 Điều 115. Danh sách cử tri gồm danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân. Việc quy định việc lập danh sách cử tri là một đối
tượng đặc biệt trong xét xử của Tòa án thể hiện mối quan tâm của nhà nước đối với
quyền chính trị quan trọng của cơng dân là quyền bầu cử.
3. Điều kiện về phương thức khởi kiện
Có 3 phương thức đối với đối tượng khởi kiện là QĐHC, HVHC, quyết định kỷ
luật buộc thôi việc để các chủ thể lựa chọn: Thứ nhất, các chủ thể có thể khởi kiện ngay
sau khi nhận được QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc mà không khiếu
nại. Thứ hai, các chủ thể có thể khởi kiện sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại lần 1 và không đồng ý với kết quả giải quyết hoặc trong trường hợp hết thời hạn giải
quyết khiếu nại lần 1 mà vẫn không được giải quyết. Thứ ba, các chủ thể có thể khởi
kiện khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 mà không đồng ý hoặc trong
trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 mà vẫn khơng được giải quyết. [5]
Ngồi ra, quyết định giải quyết khiếu nại về xử lý cạnh tranh theo quy định của
pháp luật thì khởi kiện ngay chứ khơng được khiếu nại. Pháp luật cũng quy định danh
sách cử tri sẽ khởi kiện khi nhận được thông báo trả lời khiếu nại mà các chủ thể không
đồng ý hoặc trong trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại trước ngày diễn ra bầu
cử 5 ngày, chứ không được khởi kiện khi chưa làm thủ tục khiếu nại.
4. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện VAHC được quy định tại Điều 116 LTTHC 2015. Theo đó,
thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để

yêu cầu Tòa án giải quyết VAHC bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường
hợp được quy định như sau: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được
QĐHC,HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;từ ngày nhận được
thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc
thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu
nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
7


Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định
như sau: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải
quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho người khiếu nại. Trường hợp vì sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi
kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian
có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi
kiện. Bên cạnh các quy định của LTTHC, tại điều 12 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP có
hướng dẫn chi tiết cụ thể về các trường hợp xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu
khởi kiện trong trường hợp nào là “kể từ ngày nhận được”, “kể từ ngày biết được”
QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay quy định chi tiết về các trường
hợp được coi là bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
5. Điều kiện về hình thức, thủ tục khởi kiện
Điều kiện về thủ tục khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại Điều 117
LTTHC 2015 và LTTHC 2015 quy định đơn khởi kiện vụ án hành chính theo quy định
tại Điều 118 của Luật này. Theo đó:
Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính có thể tự mình hoặc nhờ người

khác làm hộ đơn khởi kiện. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi
rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân, ở phần cuối đơn cá nhân phải kí tên hoặc điểm chỉ. Cá
nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người
đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Tại
mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp
pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp phải kí tên hoặc điểm
chỉ.
Cá nhân là người có năng lực chủ thể nhưng bản thân là người không biết chữ,
không nhìn được, khơng thể tự mình làm đơn khiếu nại, khơng thể tự mình kí tên, điểm
chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện với điều kiện người đó là người có
năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, kí xác nhận vào đơn khởi kiện.
8


Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ
chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm họ đơn khởi kiện vụ án hành chính.
Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức
và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối
đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải kí tên và đóng dấu của cơ quan,
tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo
quy định của Luật doanh nghiệp.
Đơn khởi kiện phải có nội dung chính được quy định tại khoản 1 Điều 118. Theo
khoản 2 Điều 118, kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền,
lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại. Trường hợp vì lí do khách quan mà
người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì
họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm
phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung
theo quy định của Tịa án trong qua trình giải quyết vụ việc.
6. Điều kiện về thẩm quyền xét xử sơ thẩm

Theo Điều 31 LTTHC 2015, VAHC thuộc thẩm quyền TAND cấp Huyện bao
gồm: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
Nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện; Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án đối
với cơng chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; Khiếu kiện danh sách
cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa
án.
Theo Điều 32 LTTHC 2015, vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của TAND cấp
Tỉnh gồm có 8 trường hợp được quy định cụ thể.
7. Người khởi kiện không đồng thời là người khiếu nại.
Trình tự khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại 2011: Khi có căn cứ cho
rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp
đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người
9


đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện VAHC tại Tòa án theo
quy định của LTTHC. Còn theo Điều 33 LTTHC 2015, nếu người khởi kiện có Đơn
khởi kiện VAHC tại Tịa án có thẩm quyền, đồng thời có Đơn khiếu nại đến người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tịa án phải u cầu người khởi kiện lựa chọn cơ
quan giải quyết và có văn bản thơng báo cho Tịa án. Như vậy, theo 02 quy định trên,
người có quyền lợi bị xâm phạm chỉ được chọn khiếu nại hoặc khởi kiện tại cơ quan có
thẩm quyền chứ khơng được thực hiện đồng thời cả 02 thủ tục này.
Quy định này tạo sự thống nhất trong việc giải quyết khởi kiện vụ án hành chính,
phù hợp với nguyên tắc tiền tố tụng hành chính. Bởi lẽ, việc khởi kiện các quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân là họ đã có sự lựa chọn việc khiếu nại hay khởi kiện. Việc khởi kiện chỉ

được coi là hợp pháp khi các chủ thể khởi kiện đã khiếu nại với chính người ra quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc đó nhưng khơng
đồng ý với việc giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn khiếu nại mà không được giải
quyết. Hoặc ngay từ lúc đầu họ khởi kiện vụ án hành chính ln mà không sử dụng
quyền khiếu nại. [3]
8. Yêu cầu về gửi đơn kiện đến tòa thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án
Việc tuân thủ các điều kiện nêu trên là hết sức cần thiết nhưng việc gửi đơn khởi
kiện đến Tịa án có thẩm quyển có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nếu gửi đơn khởi kiện
đến Tịa án khơng có thẩm quyền thì đơn khởi kiện khơng được thụ lí, VAHC khơng
được giải quyết. Theo Điều 119 LTTHC, Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và các tài
liệu liên quan đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các hình thức
sau đây: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi qua dịch vụ bưu chính; gửi trực tuyến qua Cổng
thơng tin điện tử của Tịa án, nếu Tịa án đã có Cổng thơng tin riêng của Tòa. Trường
hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tịa án có thẩm quyền thì ngày khởi kiện là
ngày nộp đơn. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn trực tuyến thì ngày khởi kiện là
ngày gửi đơn. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền thơng
qua dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện là ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính
nơi gửi. Trường hợp khơng xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính gửi đến
thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức bưu chính. Đương sự phải chứng
minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh
10


được thì ngày khởi kiện là ngày Tịa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức bưu chính
gửi tới. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 34
và Điều 65 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tịa án thụ lí nhưng khơng
đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 120. [5]
III. Phân tích, làm rõ điều kiện khởi kiện của một vụ án hành chính cụ thể
1. Nội dung vụ án hành chính
Bản án 35/2019/HC-ST ngày 12/11/2019 về khiếu kiện quyết định hành chính

trong việc thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh và quyết định giải quyết khiếu nại.
Người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1990; địa chỉ: Số nhà 0474, tổ 3,
khu phố BĐ, phường TH, thị xã TU, tỉnh Bình Dương.
Ngày 06/11/2018, bà D nhận được thư mời của UBND xã TVH, mời bà D đến
UBND xã TVH vào ngày 09/11/2018 để nghe công bố Quyết định số 5585/QĐ-UBND
ngày 12/10/2018 của UBND thị xã TU “về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh cấp trái
quy định” đối với Giấy khai sinh số 125, quyển số 01 ngày 29/8/1996 và Giấy khai sinh
số 206/2004, quyển số 01 ngày 07/7/2004 do UBND xã TVH cấp cho bà Nguyễn Thị
D, sinh ngày 10/02/1990. Lí do: UBND thị xã TU đưa ra để thu hồi, hủy bỏ giấy khai
sinh là cấp khơng đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại các Điều 1, 2, 3 Chương I và
Điều 12 Chương 4 của Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 4CP ngày 16/01/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc đăng ký khai sinh cho con ngoài
giá thú (nay được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 của Chính phủ “quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ
tịch” quy định: “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân
tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch
của mẹ, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”). Bà D cho
rằng việc UBND thị xã TU ban hành Quyết định số 5585/QĐ-UBND ngày 12/10/2018
để thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh của bà D là không đúng quy định của pháp luật vì:
Việc làm sai trình tự, thủ tục khi cấp giấy khai sinh cho bà D là do trách nhiệm của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là UBND xã TVH chứ không phải lỗi của người
đi đăng ký khai sinh, tại sao cơ quan nhà nước làm sai lại bắt người dân như bà D phải
chịu. Việc thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh trên làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi
ích hợp pháp của bà D trong việc nhận di sản thừa kế. [2]
11


Do vậy, ngày 09/7/2019, bà D khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hủy Quyết định
số 5585/QĐ- UBND ngày 12/10/2018 của UBND thị xã TU “về việc thu hồi, hủy bỏ
Giấy khai sinh cấp trái quy định” đối với Giấy khai sinh số 125, quyển số 01 ngày
29/8/1996 và Giấy khai sinh số 206/2004, quyển số 01 ngày 07/7/2004 do UBND xã

TVH cấp cho bà Nguyễn Thị D, sinh ngày 10/02/1990.Và được TAND tỉnh Bình Dương
thụ lý giải quyết vụ án.
2. Phân tích, làm rõ điều kiện khởi kiện của vụ án
Về đối tượng khởi kiện:
Thứ nhất, Chủ thể khởi kiện trong tình huống này là bà Nguyễn Thị D. Trên cơ
sở theo quy định tại khoản 1 Điều 115 LTTHC năm 2015 “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thơi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc
đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy
định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng
không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó”. Cùng với đó theo
theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTTHC 2015 thì “Quyết định hành chính bị kiện là
quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn
chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung
làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân”. Theo đó, chủ thể khởi kiện VAHC là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng
bởi QĐHC, HVHC. Ở đây, như chúng ta biết, Giấy khai sinh có ý nghĩa pháp lý đầu
tiên chứng minh nhân thân của công dân cá nhân từ khi sinh ra cho đến chết (họ, chữ
đệm và tên; độ tuổi; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán...) là cơ sở pháp lý chứng
minh quyền, nghĩa vụ của cá nhân đó trong các mối quan hệ xã hội (quan hệ cha mẹ và
con; các quyền về thừa kế, quyền đi học, bầu cử, ứng cử...). Vì thế, Quyết định số
5585/QĐ- UBND ngày 12/10/2018 về việc thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh trên làm ảnh
hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà D, đặc biệt là trong việc nhận di sản
thừa kế.
Thứ hai, để định đoạt quyền khởi kiện thì bà D phải có năng lực hành vi tố tụng
hành chính theo khoản 2 Điều 54 LTTHC 2015: “Năng lực hành vi tố tụng hành chính
là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc ủy quyền
12



cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính”. Bà D sinh ngày 10/02/1990 nên đến
thời điểm bà khởi kiện vào ngày 09/7/2019 bà đã là người trên 18 tuổi. Trong nội dung
vụ án cũng không đề cập đến việc bà D là người mất năng lực hành vi dân sự hay người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi. Có thể hiểu rằng bà D có khả năng tự mình tham gia các quan hệ tố tụng hành
chính. Vì vậy, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 54 LTTHC năm 2015 thì bà D là người có
năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ và năng lực pháp luật tố tụng hành chính.
Như vậy, Bà D đáp ứng đầy đủ điều kiện chủ thể khởi kiện vụ án hành chính.
Về đối tượng khởi kiện:
Theo khoản 1 Điều 3 LTTHC 2015: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà
nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết
định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể.” Tuy nhiên, không phải tất cả các QĐHC trên đều là
đối tượng khởi kiện khi có đơn khởi kiện nộp cho Tịa án. Nó chỉ trở thành đối tượng
khởi kiện khi thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 là: “quyết định đó làm
phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Đồng thời, không thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 30.
Theo phân tích ở phần điều kiện về chủ thể, quyết định ở đây là Quyết định số
5585/QĐ- UBND ngày 12/10/2018 của UBND thị xã TU “về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy
khai sinh cấp trái quy định” là quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của
bà D. Đồng thời, QĐHC khơng thuộc bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phịng,
an ninh, ngoại giao theo danh mục do chính Phủ quy định và các QĐHC, HVHC nội bộ
của cơ quan, tổ chức, theo khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015. Vì vậy việc khiếu kiện của
bà D thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án với đối tượng khởi kiện là Quyết định số
5585/QĐ- UBND ngày 12/10/2018 của UBND thị xã TU “về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy
khai sinh cấp trái quy định”


13


Về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính: Theo quy định tại khoản 4 Điều
32 LTTHC năm 2015 thì tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm:
“Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa
án.” Theo nội dung vụ án nêu ra thì Quyết định số 5585/QĐ- UBND ngày 12/10/2018
“về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh cấp trái quy định” là do UBND Thị xã TU thuộc
tỉnh Bình Dương ban hành nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh
và ở đây là TAND tỉnh Bình Dương.
Về thời hiệu khởi kiện: Tại điểm a Khoản 2 Điều 116 LTTHC năm 2015 quy
định điều kiện khởi kiện đối với QĐHC là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được
QĐHC. Theo tình huống, Ngày 06/11/2018, bà D nhận được thư mời của UBND xã
TVH, mời bà D đến UBND xã TVH vào ngày 09/11/2018 để nghe công bố Quyết định
và đến ngày 09/7/2019, bà D khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hủy Quyết định. Như
vậy, thời điểm bà D khởi kiện vẫn nằm trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bà biết được
QĐHC là ngày 06/11/2018.
Về hình thức, thủ tục: Điều kiện về thủ tục khởi kiện vụ án hành chính được quy
định tại Điều 117 LTTHC 2015 và LTTHC 2015 quy định đơn khởi kiện vụ án hành
chính theo quy định tại Điều 118 của Luật này. Theo bản án thì việc khởi kiện của bà D
đã được thụ lí và giải quyết theo thủ tục tố tụng của VAHC, nên có thể thấy rằng bà D
đã tuân thủ các quy định của về hình thức,thủ tục theo quy định của LTTHC 2015.
Bà D chỉ khởi kiện nên bà là chỉ người khởi kiện chứ không đồng thời là người
khiếu nại.
Về điều kiện về phương thức khởi kiện: Ở vụ án trên, bà D khởi kiện ngay sau
khi nhận được QĐHC thỏa mãn điều kiện về phương thức.
Như vậy, có thể thấy rằng các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính đều đã được
thỏa mãn trong vụ án nói trên.


14


C. Kết luận
Qua những phân tích trên có thể thấy quy định về điều kiện khởi kiện khởi kiện
vụ án hành chính cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc Luật Tố tụng
hành chính khơng quy định các điều kiện khởi kiện vào cùng một chương hay cùng
một điều luật cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc sử dụng và áp dụng
pháp luật, trong thực tế vẫn diễn ra các trường hợp cá nhân, tổ chức bị mất quyền khởi
kiện vì chưa nắm rõ các quy định này, khiến cho việc khởi kiện vụ án hành chính gặp
nhiều khó khăn vướng mắc, tốn rất nhiều thời gian công sức. Tuy nhiên Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 đã quy định đã quy định rất rõ ràng về đối tượng khởi kiện,
quyền khởi kiện và thởi hiệu khởi kiện vụ án hành chính, nhờ vậy mà hạn chế được rất
nhiều các cá nhân, tổ chức bị mất quyền khởi kiện do chậm trễ hoặc không năm rõ quy
định của pháp luật về điều kiện khởi kiện. Qua bài Tiểu luận phân tích về điều kiện
khởi kiện vụ án hành chính trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 này em mong bài
tiểu luận sẽ góp phần hệ thống lại các điều kiện khởi kiện và làm rõ các điều kiện đó.

15


Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật dân sự 2015
2. “Bản án 35/2019/HC-ST ngày 12/11/2019 về khiếu kiện quyết định hành chính
trong việc thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh và quyết định giải quyết khiếu nại”, truy cập
lần cuối ngày 29/12/2021, từ < > .
3. “Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính của pháp luật hiện hành” (2017), truy
cập lần cuối ngày 29/12/2021, từ < >.
4. Hiến pháp 2013.
5. Hồng Đình Dũng (2020), “Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy

định của Luật Tố tụng hành chính 2015”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, từ <
> , truy cập lần cuối ngày 29/12/2021.
6. Luật tố tụng hành chính 2015.
7. Luật tố tụng hành chính 2010.
8. Lê Việt Sơn, “Bàn về người khởi kiện và người bị kiện trong VAHC”, Tạp chí
Khoa học pháp lí, số 4/2013.
9. Nghị quyết 02/2011/NQ- HĐTP.
10. Phạm Hồng Thái, Bùi Tiến Đạt, “Giáo trình Luật Tố Tụng Hành Chính Việt
Nam”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2019.
11. Sùng Thị Chấu (2021), “Vấn đề chung của thủ tục khởi kiện vụ án hành chính
theo pháp luật hành chính hiện hành”, truy cập lần cuối ngày 29/12/2021, từ <
.

16


12. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Giáo trình Luật tố tụng hành chính”, Hà
Nội, 2016.
13. Trần Kim Liễu, “Về đối tượng khởi kiện VAHC và việc thực hiện hóa Luật
TTHC 2010”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 03/2011.
14. Trần Hồng Long (2020), “Bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng hành
chính”, truy cập lần cuối ngày 29/12/2021, từ <
/>emID=3635&PublishedDate=2020-11-28T16:05:00Z >.
15. Tình Nguyễn (2020), “Có thể vừa khiếu nại vừa khởi kiện hành chính
khơng?”, truy cập lần cuối ngày 29/12/2021, từ < > .

17




×