Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Anhchị hãy phân tích về thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự Pháp, liên hệ thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.33 KB, 16 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Từ ngữ viết tắt
TTHS
BLTTHS
VKS
KSV

Tên đầy đủ
Tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Viện kiểm sát
Kiểm sát viên

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tội phạm sảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển mọi mặt của Quốc gia đó. Tuy nhiên trong thời đại hội nhập kinh tế ngày nay,
phạm vi hoạt động của tội phạm không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia mà cịn có nguy cơ
gây hại cho các quốc gia khác. Vậy nên việc phịng chống tội phạm là vơ cùng cần thiết và
cấp bách. Liên quan đến việc đó là sự phát triển của tư pháp hình sự ở các quốc gia khác
nhau. Việc nghiên tư pháp hình sự của các quốc gia khác giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về vấn đề này. Khi nhắc tới hệ thống tư pháp hình sự, khơng thể khơng nhắc tới hệ
thống các cơ quan liên quan gồm cảnh sát, cơng tố và tịa án, tuy nhiên ở mỗi quốc gia vai
trò của mỗi cơ quan này lại được quy định khác nhau
Trong quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án, q trình điều tra có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát hiện ra người thực hiện hành vi phạm tội, đưa vụ án hình sự ra xét xử đúng


người, đúng tội. Về thẩm quyền điều tra ở pháp luật các nước quy định khác nhau, tùy thuộc
vào quy định của bộ luật tố tụng hình sự phù hợp với các đặc điểm kinh tế- xã hội- chính trị
của quốc gia đó.
Trong phạm vi bài làm hơm nay, em xin lựa chọn đề tài số 5: Anh/chị hãy phân tích về
thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự Pháp, liên hệ thẩm quyền điều tra của Viện
kiểm sát Việt Nam. Để làm rõ hơn vấn đề trên. Trong quá trình nghiên cứu, em đã rất cố
gắng để xây dựng bài làm hoàn chỉnh nhất, tuy nhiên, do hạn chế về tài liệu tham khảo, nên
khơng tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ q
thầy cơ để bài làm được tốt hơn.
1


Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ PHÁP
Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con
người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội
phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc
vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng,
chống tội phạm ở từng nước [1] . Mỗi nước có các quy định về việc điều tra khác nhau, ở
pháp có 2 thủ tục điều tra là điều tra sơ bộ (của cảnh sát) và điều tra dự thẩm (điều tra của
tòa án):
1.1.

Thủ tục điều tra sơ bộ

Các cuộc điều tra sơ bộ chủ yếu do cảnh sát và quân cảnh thực hiện. Cục cảnh vệ trực
thuộc Bộ Nội vụ và Cục cảnh vệ quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng. Điều tra viên tiến hành
điều tra sơ bộ dù thuộc lực lượng công an hay quân cảnh đều tiến hành điều tra theo chỉ đạo

của Viện trưởng viện cơng tố bên cạnh Tịa án cấp sơ thẩm.
Việc tiến hành điều tra của cảnh sát điều tra phải thông báo cho công tố viên, Việc
điều tra sơ bộ giúp cảnh sát phát hiện các dấu hiệu phạm tội và đễ tìm ra kẻ thực hiện tội
phạm. Trong quá trình này, cơ quan tư pháp cảnh sát có thẩm quyền kiểm tra căn cứ, khám
xét, kê biên, thu giữ tài sản. Trong mọi trường hợp, Kiểm cơng tố viên có quyền u cầu
điều tra thêm nếu cho rằng hồ sơ chưa đầy đủ. Khi cảnh sát cho rằng cuộc điều tra đã hồn
tất hoặc họ có đủ bằng chứng; đưa vụ việc ra tòa nếu họ khơng thể tiến hành điều tra thêm
do khơng có quyền hạn đặc biệt, thì họ sẽ chuyển hồ sơ vụ án cho cơng tố viên có thẩm
quyền. quyết định có tiếp tục điều tra vụ án hay không do công tố viên quyết định, và quyết
định này sẽ không bị xem xét lại.
Sau khi nhận được hồ sơ kết thúc điều tra sơ bộ của cơ quan cảnh sát , Viện trưởng
viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm có quyền ra các quyết định: đình chỉ vụ án, tạm thời đình
2


chi vụ án, khởi tố vụ án hoặc chuyển vụ án đến Tòa án để điều tra. Nếu nhận thấy vụ án
không bắt buộc phải tiến hành điều tra tại Tịa, Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ
thẩm có thể chuyển trực tiếp vụ việc cho Tịa tiểu hình xét xử. [2]
1.2.

Thủ tục điều tra dự thẩm

Điều tra dự thẩm thuộc thẩm quyền của tòa án, Thẩm phán điều tra tiến hành theo luật
bất kì hoạt động điều tra nào thấy có ích cho việc khám phá sự thật; tìm kiếm bằng chứng vơ
tội cũng như có tội. [3] Tịa án cấp sơ thẩm có quyền kiểm tra và hủy bỏ tiến trình tố tụng
bằng một lệnh đình chỉ. Những vụ án có tính chất nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng ở cấp
độ 5 khi mà thủ phạm là người chưa thành niên hay một tội phạm do bị tố giác, nạc danh thì
sẽ tiến hành thủ tục này. Chánh tòa sơ thẩm đề nghị tòa án thẩm tra vụ án, Tòa án sẽ tiến
hành thẩm tra các chứng cứ có đầy đủ hay khơng bằng cách ra lệnh triệu tập các bên, sau đó
sẽ trực tiếp trình lên chánh tòa sơn thẩm. để đảo bảo cho quá trình thẩm tra, các bị cáo sẽ bị

tạm giữ và sẽ được thẩm tra trước khi phiên tòa sơ thẩm bắt đầu. Trong trường hợp bị cáo
không bị tạm giữ thì tịa án sẽ làm giấy triệu tập u cầu bị cáo có mặt theo yêu cầu.
Việc thẩm tra của tịa án sơ thẩm có mục địch xác định sự thật của vụ án, có ý nghĩa
quan trọng trong việc thứ nhất: tìm ra các chứng cứ thiết yếu để làm bằng chứng buộc tội,
hoặc khơng đủ căn cứ thì khơng cần đưa ra trước tịa; thứ hai việc này giúp tòa án điều tra
một cách thận trọng, đảm bảo việc kết tội một người là có đủ căn cứ, đúng người, đúng tội
Theo điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự Pháp,: “Thẩm phán điều tra tự mình tiến hành hoặc
nhờ người khác, sỹ quan cảnh sát tư pháp theo đoạn bốn, hoặc bất kì ai đủ tiêu chuẩn theo
các điều kiện quy định bằng một Nghị định của Chính phủ, điều tra nhân cách của những
người bị điều tra, cũng như hồn cảnh xã hội, gia đình và tài chính. Việc điều tra này, tuy
vậy, là khơng bắt buộc đối với tội ít nghiêm trọng”
Điều tra tại tịa án không bắt buộc, trừ trường hợp trọng tội hoặc tôi phạm vị thành
niên. Khi viện công tố chuyển vụ án đến tịa để điều tra thì tịa án sẽ tiến hành việc này, đây
là một thủ tục tố tụng độc đáo của pháp. Việc điều tra được giao cho một thẩm phán (dự
thẩm phụ trách) là một thẩm phán thực hiện các cuộc điều tra trước khi xét xử về các cáo

3


buộc tội phạm và trong một số trường hợp đưa ra đề nghị truy tố. Vai trị và vị trí chính xác
của việc kiểm tra các thẩm phán thay đổi tùy theo thẩm quyền.
Đối với một số trường hợp trọng tội và khinh tội, trọng tội của vị thành niên thì bắt
buộc phải chuyển hồ sơ cho dự thẩm, cịn trong những trường hợp khác thì phải tùy theo
quyết định của Viện trưởng viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm. Dự thẩm thự hiện thụ lí vụ án
để điều tra theo yêu cầu điều tra của bên công tố, văn bản yêu cầu của bên công tố phải ghi
rõ những vấn đề yêu cầu dự thẩm giải quyết. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện ra tình
tiết mới mà bên cơng tố khơng biết thì dự thẩm phải lập biên bản về những dấu hiệu đó và
chuyển lại cho viện trưởng viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm để quyết định hoặc giao cho
một dự thẩm mới để điều tra hành vi đó nếu thấy cần thiết, hoặc yêu cầu điều tra bổ sung đối
với dự thẩm ban đầu

Khi kết thúc điều tra và thấy những chứng cứ đã thu thập được đầy đủ, dự thẩm thông
báo cho bị can biết. Bị can có quyền khiếu nại leenn tòa điều tra phúc thẩm hoặc yêu cầu
thực hiện điều tra bổ sung nếu họ thấy cần thiết trong thời hạn quy định của pháp luật. Hồ sơ
được chuyển cho viện trưởng viện công tố trong thời hạn khiếu nại để ra quyết định truy tố,
yêu cầu dự thẩm ra quyết định chuyển vụ việc cho tòa án xét xử nếu xét thấy đầy đủ tài liệu,
chứng cứ buộc tội, hoặc yêu cầu dự thẩm ra quyết định miễn truy tố trong trường hợp khơng
có đầy đủ chứng cứ buộc tội [4]
2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
PHÁP
2.1.

Thẩm quyền của cơ quan cảnh sát

Để pháp luật được thực thi một cách có hiệu quả, đảm bảo mọi cá nhân tổ chức đều
tuân thủ đúng các quy định, các quốc gia trên thế giới điều thiết lập hệ thống cơ quan điều
tra gắn với mục tiêu phịng ngừa, phát hiện và xử lí tội phạm.
Tại Cộng hịa Pháp, thuật ngữ "cảnh sát" khơng chỉ đề cập đến các lực lượng, mà
còn các khái niệm chung "duy trì luật pháp và trật tự". Trong Cảnh sát quốc gia có hai loại
cảnh sát thực hiện nhiệm vụ theo ý nghĩa này, bao gồm: cảnh sát hành chính và cảnh sát tư
pháp. Ở khía cạnh này, cảnh sát tư pháp có nội hàm giống cơ quan điều tra của các nước
4


hơn cả. [5]
Có ba lực lượng thực hiện tồn bộ hoặc một số chức năng điều tra đó là: cảnh sát
quốc gia1 có trách nhiệm tại cách thành phố lớn và các khu vực đơ thị, Hiến binh Quốc
gia có trách nhiệm cho thị trấn nhỏ và các vùng nông thơn. Trong đó, cảnh sát hiến binh và
cảnh sát quốc gia thuộc sự quản lý của Bộ Nội vụ Pháp, cơ quan cảnh sát cấp thành phố
thuộc sự quản lý của thị trưởng thành phố đó. Cơ quan Hải quan một dịch vụ hải quan
dân sự thường được biết đến như Douane, thuộc Bộ trưởng Bộ Ngân sách, Kế toán công

cộng, công chức [6].
Ba cơ quan trên là những cơ quan có khả năng pháp lý có thể thực hiện việc bắt giữ
hoặc khám xét. Từ năm 1941, việc phân chia vùng hoạt động giữa cảnh sát và hiến binh là:
thành phố với hơn 10.000 cư dân thuộc thẩm quyền của cảnh sát, và những khu vực còn
lại của đội hiến binh. Ngoài ra, cảnh sát và đội hiến binh chịu trách nhiệm về các khu vực
cụ thể như sau:
- Cảnh sát xử lý và lấy lời khai người nước ngoài (cảnh sát biên giới);
- Hiến binh xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến quân đội, cảnh sát trên biển, an
ninh sân bay, và an ninh của các tịa nhà cơng cộng.
Theo điều 12 luật TTHS Pháp cảnh sát tư pháp thực hiện nhiệm dưới sự chỉ đạo của
Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm. Theo Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự
Pháp: “Trong phạm vi thẩm quyền của mỗi Tòa phúc thẩm, cảnh sát tư pháp chịu sự giám
sát của Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm và sự kiểm tra của Tòa điều tra …” Trong
địa hạt thẩm quyền của mỗi tòa, cảnh sát tư pháp được đặc dưới sự giám sát của công tố
viên và sự quản lý của phòng điều tra theo Điều 224. Cảnh sát tư pháp tiến hành hoạt động
dưới sự chỉ đạo của công tố viên quận, các cơng chức hay các nhân viên có liên quan (Điều
13). Cơng tố viên kiểm sốt cảnh sát tư pháp theo ba cách: đó là giám sát và kiểm tra việc
điều tra; phụ trách sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan; và lựa chọn cơ quan nào sẽ chịu
trách nhiệm việc điều tra. [7]
Việc điều tra của cảnh sát thường bao gồm các cuộc phỏng vấn nhân chứng, phân
1 trước

đây gọi là Sûreté
5


tích hiện trường, xem xét CCTV và tất cả các bằng chứng có sẵn khác như bất kỳ mẫu
pháp y nào và tất nhiên, các cuộc thẩm vấn nghi phạm. Vào cuối cuộc điều tra, công tố
viên quyết định xem có đủ bằng chứng chống lại các nghi phạm đã được xác định hay
khơng và trong trường hợp có, liệu nghi phạm có nên bị xét xử bởi một tịa án hình sự hay

khơng. [8]
Theo bộ luật TTHS Pháp, ngồi các thẩm quyền mang tính chung nhất của cơ quan
điều tra, Cảnh sát tư pháp nước này có thẩm quyền điều tra như sau:
- Lệnh cho chuyên gia: điều 60 “khi cần thiết tiến hành việc giám định khoa học, kỹ
thuật, pháp ý, nhân viên cảnh sát tư pháp có quyền yêu cầu sự trợ giúp từ tất cả những
người đủ điều kiện này”
- Có quyền tạm giữ nghi phạm trong tối đa 24 giờ. Khi cần thiết, có thể cho phép
gia hạn trong khoảng thời gian 24 giờ thứ hai nếu yêu cầu được gửi và được công tố viên
quận đồng ý trước thời hạn 24 giờ đầu tiên (điều 63, 77)
- Sàng lọc các nhóm tội phạm. Thủ tục này liên quan đến các tội phạm quy định tại
các điều từ 706 – 773 và phải được sự đồng thuận của một công tố viên quận hay thẩm
phán điều tra.
- Yêu cầu bất kỳ người nào tiết lộ danh tính, khi với bất kỳ yếu tố liên quan nào đến
người này, mà khơng có sự tham vấn trước với công tố viên (Điều 78-2);
- Nghe bất kỳ người nào trình bày thơng tin cần thiết về vụ án mà không tham vấn
trước với công tố viên.
2.2.

Thẩm quyền của cơ quan cơng tố

Hầu hết các vụ án hình sự ở Pháp đều do công tố viên điều tra với sự giúp đỡ của cảnh
sát. Về mặt hình thức thì các cơng tố viên phải nằm trong các Tịa án, nhưng khơng phụ
thuộc vào các Tịa án. Trong một chừng mực nhất định, cơng tố cịn thực hiện việc kiểm
tra hoạt động của các thẩm phán. [9]
Viện công tố là cơ quan thực hiện quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp luật 2. Về
2 Điều 31 BLTTHS Pháp

6



thẩm quyền của cơ quan công tố trong lĩnh vực điều tra
Thứ nhất: cơ quan công tố là cơ quan tiếp nhận và xử lí tố giác về tội phạm
Cơng tố viên trưởng cấp sơ thẩm nhận đơn khiếu nại, tố cáo và quyết định cách thức
giải quyết, theo các quy định tại điều 40-1. Tất cả các nhà chức trách, cán bộ hoặc công
chức, trong khi thực hiện nhiệm vụ, biết được sự tồn tại của một tội nghiêm trọng hoặc ít
nghiêm trọng có nghĩa vụ thơng báo ngay cho công tố viên trưởng cấp sơ thẩm về tội phạm
và chuyển cho công tố viên này thông tin liên quan, báo cáo hoặc tài liệu chính thức 3. Ngồi
ra các sĩ quan cảnh sát khi phát hiện tội phạm cũng phải thực hiện nhiệm vụ này 4
Khi thấy rằng các tình tiết được chuyển đến phù hợp với các quy định tại điều 40 cấu
thành một tội phạm được thực hiện bởi một người biết được danh tính và nơi ở, và khơng
có quy định pháp lý ngăn cản việc thi hành của công tố viên, công tố viên trưởng cấp sơ
thẩm có quyền tài phán theo lănh thổ quyết định liệu có phù hợp:
+ Khởi tố;
+ Hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng thay thế việc khởi tố, phù hợp với các quy
định tại các điều 41-1 hoặc 41-2;
+ Hoặc khép lại vụ án mà không làm gì thêm, khi các tình huống cụ thể liên quan đến
việc thực hiện tội phạm biện minh cho điều này.
Công tố viên kiểm soát cảnh sát tư pháp theo ba cách: đó là giám sát và kiểm tra
việc điều tra; phụ trách sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan; và lựa chọn cơ quan nào
sẽ chịu trách nhiệm việc điều tra.Đối với hầu hết các vụ án phức tạp cần điều tra kỹ lưỡng,
Kiểm sát viên có thể yêu cầu Thẩm phán điều tra tiến hành điều tra. [10]
Thứ hai: cơ quan cơng tố có quyền chỉ đạo điều tra, đề ra yêu cầu điều tra và trong một
số trường hợp có quyền tự điều tra.
Theo quy định tại Điều 12 BLTTHS: Các sỹ quan, công chức và nhân viên cảnh sát
tư pháp thực hiện nhiệm vụ cảnh sát tư pháp dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện công tố
3 Điều 40 BLHS Pháp
4 Điều 19 BLTTHS Pháp

7



bên cạnh Tòa sơ thẩm. Ở cấp phúc thẩm, Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa phúc
thẩm chịu trách nhiệm giám sát việc áp dụng pháp luật hình sự trong tồn bộ địa bàn theo
thẩm quyền của mình và vì vậy: “Trong phạm vi thẩm quyền của mỗi Tịa phúc thẩm, cảnh
sát tư pháp chịu sự giám sát của Viện cơng tố bên cạnh Tịa phúc thẩm và sự kiểm tra của
Tòa điều tra theo quy định…”5
Đối với trường hợp cơ quan công tố tự tiến hành điều tra, BLTTHS quy định: “Viện
trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm trực tiếp tiến hành hoặc cho tiến hành mọi
cơng việc cần thiết để truy tìm và truy tố các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.”6 Khi
phát hiện “việc điều tra không được tiến hành theo sự chỉ đạo của cơng tố viên trưởng
cấp quận tại tồ án cấp sơ thẩm nơi xảy ra việc tạm giữ, người bị tạm giữ phải gửi ngay
yêu cầu quy định tại điều 77-2 cho công tố viên trưởng cấp quận tiến hành điều tra.”7
Ngồi ra, cơ quan cơng tố cịn có những nhiệm vụ quyền hạn khác trong q trình
điều tra theo quy định của BLTTHS Pháp như là: Viện trưởng Viện cơng tố có quyền ban
hành lệnh khám xét (Điều 71 BLTTHS Pháp); Viện trưởng Viện cơng tố có quyền ấn định
thời hạn tiến hành điều tra hoặc gia hạn điều tra (Điều 75-1 BLTTHS Pháp); Thẩm phán
điều tra chỉ có thể điều tra phù hợp với đề nghị của Viện trưởng Viện công tố (Điều 80
BLTTHS Pháp); Công tố viên có quyền yêu cầu Thẩm phán áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các
biện pháp giám sát tư pháp (Điều 141, 197 BLTTHS Pháp); Cơng tố viên có quyền kháng
nghị các quyết định của Thẩm phán hoặc cảnh sát;…
Công tố viên kiểm soát cảnh sát tư pháp theo ba cách: đó là giám sát và kiểm tra
việc điều tra; phụ trách sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan; và lựa chọn cơ quan nào
sẽ chịu trách nhiệm việc điều tra.Đối với hầu hết các vụ án phức tạp cần điều tra kỹ lưỡng,
Kiểm sát viên có thể yêu cầu Thẩm phán điều tra tiến hành điều tra. [ 11]
2.3.

Thẩm quyền của tòa án

5 Điều 13 BLTTHS Pháp đã được sửa đổi bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 83Công báo ngày 16
tháng 6 năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2001

6 Điều 41 BLTTHS Pháp

7 Điều 77-3 BLTTHS Pháp được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 73
Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001và Luật số 2002-1138 ngày 09
tháng 9 năm 2002 Điều 34 Công báo ngày 10 tháng 9 năm 2002.

8


Trong hệ thống luật xét xử, thẩm phán thẩm tra 8(còn gọi là thẩm phán điều tra, thẩm
phán tòa án), là một thẩm phán thực hiện các cuộc điều tra trước khi xét xử về các cáo buộc
tội phạm và trong một số trường hợp đưa ra đề nghị truy tố. Thẩm phán điều tra là một thẩm
phán độc lập chuyên điều tra tội phạm với quyền hạn rộng rãi. Đối với hầu hết các tội
nghiêm trọng, được coi là tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự Pháp 9 việc điều tra chỉ
có thể được tiến hành bởi một Thẩm phán điều tra với sự hỗ trợ của cảnh sát tư pháp. Khi
kết thúc cuộc điều tra của mình, Thẩm phán điều tra quyết định liệu có đủ bằng chứng để
giao các nghi phạm trước tòa án để đưa anh ta ra xét xử hay không. Trường hợp khơng đủ
chứng cứ thì Thẩm phán điều tra kết thúc điều tra. Nếu bằng chứng mới được tìm thấy sau
đó, cuộc điều tra có thể được mở lại miễn là tội phạm không bị hạn chế. [12] Trong bộ luật
TTHS Pháp quy định tại thiên III, thẩm quyền điều tra của tòa án các điều từ 79 đến 229 quy
định về việc điều tra.
Trong phiên điều trần này, các bằng chứng chính được thu thập và trình bày, các nhân
chứng sẽ được lắng nghe và đưa ra các bằng chứng. Bằng chứng thu thập được và lời khai
của các nhân chứng tạo thành hồ sơ vụ án, đóng vai trị là hướng dẫn cho bồi thẩm đồn
trong phiên xét xử tồn thể tiếp theo tại phiên tịa mở, đặc biệt là để xác minh lời khai. [8]
Thẩm phán thẩm tra có quyền điều tra rộng rãi và có thể ra lệnh cho máy nghe lén, yêu cầu
thanh toán trái phiếu và ra lệnh đóng băng tài sản. Một khi thẩm phán có bằng chứng mạnh
mẽ hoặc được chứng thực rằng một người hoặc cơng ty có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với các hành vi đang được điều tra, mục tiêu được chỉ định cụ thể như vậy (trạng thái
được gọi là mis en examen) và từ đó, luật sư của bị can có quyền truy cập đầy đủ vào hồ sơ

do thẩm phán điều tra biên soạn.[13]
Thẩm phán điều tra tiến hành theo luật bất kì hoạt động điều tra nào thấy có ích cho
việc khám phá sự thật; tìm kiếm bằng chứng vơ tội cũng như có tội…. Khi thẩm phán điều
tra khơng thể tự mình tiến hành tồn bộ hoạt động điều tra, thì có thể gửi thư yêu cầu tương
trợ đến các sỹ quan cảnh sát tư pháp để nhờ họ thực hiện các hoạt động điều tra cần thiết
theo các điều kiện và hạn chế quy định tại các điều 151 và 152. Thẩm phán điều tra được
yêu cầu kiểm tra các thông tin thu thập được. Thẩm phán điều tra tự mình tiến hành hoặc
8 Trong tiếng Pháp là "juge d'instruction"
9 Có thể bị phạt tù trên 10 năm và lên đến án chung thân

9


nhờ người khác, sỹ quan cảnh sát tư pháp theo đoạn bốn, hoặc bất kì ai đủ tiêu chuẩn theo
các điều kiện quy định bằng một Nghị định của Chính phủ, điều tra nhân cách của những
người bị điều tra, cũng như hồn cảnh xã hội, gia đình và tài chính 10.
Khi thẩm phán thẩm tra đã hồn thành cuộc điều tra, họ sẽ hỏi các bên công tố viên,
nạn nhân, bị cáo để biết quan điểm của họ về việc tiến hành xét xử hay bác bỏ các cáo trạng.
Thẩm phán không bị ràng buộc bởi quan điểm của bất kỳ bên nào, và có thể đưa vụ án ra xét
xử ngay cả khi công tố viên thúc giục hủy bỏ hoặc ngược lại. Không thể kháng cáo quyết
định của thẩm phán buộc bị cáo ra tòa xét xử. Trong các cuộc điều tra do thẩm phán đứng
đầu, một thẩm phán đặc biệt có thể ra lệnh giam giữ bi cáo trước khi xét xử. Trường hợp
không đủ chứng cứ thì Thẩm phán điều tra kết thúc điều tra. Nếu bằng chứng mới được tìm
thấy sau đó, cuộc điều tra có thể được mở lại miễn là tội phạm không bị hạn chế. [14]
3. LIÊN HỆ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT VIỆT NAM
3.1. Những điểm giống nhau và nguyên nhân
Điều tra là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Về thẩm quyển điều tra của viện kiểm sát
nhân dân (Việt Nam) cũng như viện cơng tố (Cộng hịa Pháp) có những điểm tương đồng
như sau:

Thứ nhất: cơ quan cơng tố và Viện kiểm sát đều có quyền tiếp nhận tin báo, tố giác về
tội phạm
Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có vai trị đặc biệt quan trọng
trong q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đây là hoạt động đầu tiên của quá trình
giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện hành vi phạm tội. Ở Việt Nam, pháp luật quy định
tại khoản 2 điều 145 BLTTHS 2015[15] về chủ thể của việc tiếp nhận tin báo tố giác tội
phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm có cả Viện kiểm sát, việc tiếp nhận phải chính xác, đầy đủ,
kịp thời, cơ quan tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận khơng được từ chối tiếp nhận. Còn tại
Pháp theo quy định tại điều 19, 40 BLTTHS cộng hòa Pháp khi thực hiện nhiệm vụ, biết

10 Điều 81 BLTTHS Pháp

10


được sự tồn tại của một tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng các cán bộ, công chức, các sĩ
quan cảnh sát phải thông báo cho cơ quan công tố .
Về việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm được thực hiện như sau, theo quy định
của Việt Nam tại điều 146 BLTTHS 2015: Viện kiểm sát sau khi nhận được tin báo tố giác
tội phạm phải chuyển ngay kèm theo tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc
giải quyết tin báo phần lớn là do cơ quan điều tra thực hiện theo thẩm quyền, tuy nhiên Viện
Kiểm sát cũng trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong
trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã
yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục 11. Như vậy, Viện kiểm sát chỉ thực hiện
giải quyết tin báo khi phát hiện cơ quan điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Còn tại Pháp
theo điều Điều 40-1 BLTTHS Pháp: “Khi thấy rằng các tình tiết được chuyển đến phù hợp
với các quy định tại điều 40 cấu thành một tội phạm được thực hiện bởi một người biết được
danh tính và nơi ở, và khơng có quy định pháp lý ngăn cản việc thi hành của công tố viên,

công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có quyền tài phán theo lănh thổ quyết định” để trực tiếp
giải quyết
Thứ hai: cơ quan cơng tố và Viện Kiểm Sát đều có quyền đề ra yêu cầu điều tra và
trong một số trường hợp có quyền tự điều tra.
Để thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án,
Kiểm sát viên hay công tố viên đều phải luôn giám sát chặt chẽ hoạt động điều tra của cơ
quan điều tra.
Tại Việt Nam, nhiệm vụ quyền hạn của KSV được quy đinh tại điều 166 BLTTHS
2015 về nhiệm vụ, quyền hạn khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự. KSV có thể thực hiện
quyền bằng lời nói hoặc thể hiện bằng văn bản thơng qua quyền yêu cầu hoặc kiến nghị. Tại
Pháp, Theo quy định điều 77-3 BLTTHS: “việc điều tra không được tiến hành theo sự chỉ
đạo của công tố viên trưởng cấp quận tại toà án cấp sơ thẩm nơi xảy ra việc tạm giữ, người
11 Điểm c, khoản 3 điều 145 BLTTHS 2015

11


bị tạm giữ phải gửi ngay yêu cầu quy định tại điều 77-2 cho công tố viên trưởng cấp quận
tiến hành điều tra.”12
Tại Việt Nam, có cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tiến hành các
hoạt động điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ
xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án,
người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp 13 ; ngoài ra, các VKS được tự mình thực
hiện các hoạt động điều tra quy định tại khoản 3 điều 147 BLTTHS 2015. Tại Pháp đối với
trường hợp cơ quan công tố tự tiến hành điều tra, BLTTHS quy định: “Viện trưởng Viện
công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm trực tiếp tiến hành hoặc cho tiến hành mọi cơng việc cần thiết
để truy tìm và truy tố các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Nguyên nhân của sự giống nhau: là do cùng thuộc dịng họ pháp luật Civil Law,
pháp luật Pháp có ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và thực hiện luật ở Việt Nam do quá

trình mở rộng thuộc địa từ cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng của bản tuyên ngôn
dân quyền nước Pháp năm 1789 và tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện qua bản Hiến pháp
1791, và các bản hiến pháp tiếp theo của Pháp. Tầng lớp tri thức của Việt Nam đã bị tác
động mạnh mẽ và tranh luận về vấn đề xây dựng bản Hiến pháp cho dân tộc Việt Nam. Sau
cách mạng tháng 8 thành công và giành được độc lập, mong ước có một bản Hiến pháp cho
dân tộc của người dân Việt Nam đã hiện thực hóa ước mơ làm chủ của mình. Khi nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, bản
Hiến pháp đầu tiên đã được hoàn thành vào năm 1946, bản Hiến pháp này được sản phẩm
được đúc kết từ những tinh hoa của hiến pháp tư sản, đặc biệt là bản hiến pháp của Cộng hòa
Pháp. Nên Pháp luật Việt Nam bị ảnh hưởng một phần bời luật pháp của nước Pháp. Pháp
luật Việt Nam tiếp thu những tư tưởng pháp lí, cấu trúc pháp luật tiến bộ của luật pháp Pháp
3.2.

Những điểm khác nhau và nguyên nhân

12 Được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 73 Công báo ngày 16 tháng 6
năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001và Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 34
Công báo ngày 10 tháng 9 năm 2002.

13 Khoản 1 điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ban hành kèm
theo quyết định số 18/QĐ-VKSTC-C1 ngày 20/11/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

12


Cơ quan Viện kiểm sát tại Việt Nam ngoài thực hành quyền cơng tố cịn có chức
năng kiểm sát hoạt động tư pháp, có nghĩa là ngồi thực hiện những hoạt động điều tra
theo thẩm quyền cịn có nhiệm vụ kiểm sát việc thực hiện các hoạt động tố tụng của các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết vụ án. Việc tiến hành các hoạt động điều tra mang tính phối
hợp- chế ước với cơ quan điều tra. Việc tiến hành điều tra chủ yếu do cơ quan cảnh sát

điều tra tiến hành, Viện kiểm sát chỉ tiến hành các hoạt động điều tra theo thẩm quyền và
theo quy định. Những hoạt động tiếp nhận tin báo tố giác của Viện kiểm sát phải chuyển
đến cơ quan điều tra theo đúng thẩm quyền giải quyết, và VKS chỉ giải quyết những tin
báo, tố giác khi phát hiện những sai phạm của cơ quan điều tra, đã yêu cầu nhưng cơ quan
điều tra khơng thực hiện. cịn ở Pháp thì mọi tin báo tố giác tội phạm đều được cơ quan
công tố giải quyết, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có quyền tài phán theo lănh thổ quyết
định liệu có phù hợp: khởi tố; hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng thay thế việc khởi tố,
phù hợp với các quy định tại các điều 41-1 hoặc 41-2;hoặc khép lại vụ án mà khơng làm
gì thêm, khi các tình huống cụ thể liên quan đến việc thực hiện tội phạm biện minh cho
điều này.14 Như vậy, cơ quan công tố ở Pháp có thể tiến hành khởi tố hoặc khép lại vụ án
đối với các loại tội theo thẩm quyền, còn ở Việt Nam quyền khởi tố của Viện kiểm sát chỉ
được thực hiện Có 4 trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình
sự 2015 và theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Cơ quan điều tra khơng có quyền ra
quyết định khởi tố vụ án đối với những trưòng hợp: Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không
khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;Theo yêu cầu khởi tố của
Hội đồng xét xử.
Nguyên nhân của sự khác nhau: nguyên nhân chủ yếu do chế độ chính trị- kinh
tế- xã hội ở Việt Nam và Pháp khác nhau. Ở Việt Nam được tổ chức theo các cơ quan hệ
thống nhà nước, mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng không tách rời nhau,
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp 15 [16] Chức
năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân 16 [17] là hoạt động của Viện
14 Điều 40-1 BLTTHS Pháp
15 Điều 107 Hiến pháp 2013
16 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

13



kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với
người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. , các cơ
quan khác nhau được phân nhiệm vụ khác nhau, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ln
phối hợp chặt chẽ với nhau. Đảm bảo không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ
quan. Ở Pháp, thẩm phán được tổ chức thành 02 ngạch xét xử và ngạch công tố. Công tố
viên chính là thẩm phán ngạch cơng tố. Về mặt hình thức, cơ quan cơng tố được đặt trong
cơ quan Tịa án nhưng độc lập và khơng phụ thuộc vào hệ thống cơ quan Tòa án (do vậy
nên còn được gọi là “Viện cơng tố bên cạnh Tịa án”). Cơ quan công tố Pháp được coi là
một trong những cơ quan cơng tố có thẩm quyền lớn và rộng nhất trong hệ thống các cơ
quan công tố, kiểm sát trên thế giới. Cơ quan công tố của Pháp không chỉ là cơ quan truy
tố tội phạm mà còn được coi là cơ quan có tư cách đại diện cho tồn xã hội để bảo vệ
những lợi ích chung và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật [18]

KẾT LUẬN
Về thẩm quyền điều tra của Pháp được quy định tương đối chặt chẽ và rõ ràng, Với
những quy định cụ thể như vậy, mọi người dân sẽ hiểu và nắm được cụ thể những hành vi
nào là cấm, hay bắt buộc phải làm, từ đó biết và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một
cách tốt nhất, các thẩm phán thì chỉ đơn giản là áp dụng các quy định thích hợp trong bộ luật
trong những vụ án đưa ra xét xử trước tòa. Việc điều tra được quy định ở mỗi một cơ quan
khác nhau có phương thức tiến hành khác nhau, nhưng nhìn chung đều nhằm mục đích tìm
ra đúng sự thật khách quan và đưa người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu những hình
phạt thích đáng.
Việt Nam và Pháp cùng chịu ảnh hưởng bởi dòng họ pháp luật Civil Law nên có
những điểm tương đồng trong hệ thống pháp luật, về thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát
cũng như cơ quan cơng tố đều có những nhiệm vụ quyền hạn đối với điều tra về quyền yêu
cầu, tự mình tiến hành các hoạt động điều tra…. Nhìn chung theo sự phát triển của thế giới,
pháp luật cũng phải luôn vận động, tiếp thu những tinh hoa và phù hợp với thực tiễn của
14



quốc gia đó, nên ngồi những điểm chung,pháp luật Việt Nam cịn có những điểm riêng về
thẩm quền để đáp ứng tình hình thực tiễn trong nước, khơng bị chồng chéo thẩm quyền với
các cơ quan khác.
Tóm lại, mối quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về việc tổ chức bộ máy
nhà nước có cách thức đảm bảo hệ thống pháp luật được thực hiện nghiêm minh hay trừng
trị tội phạm khác nhau. việc nghiên cứu thẩm quyền điều tra của các quốc gia sẽ giúp chúng
ta và học tập từ hệ thống pháp luật nước khác, từ đó xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp với
chính sách pháp luật quốc gia mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Viết Hoạt, “ Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự” Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh TẠP CHÍ KHPL SỐ 3(40)/2007
[2] [4] [5] [6] [7] [10] [11] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Tư pháp hình sự so
sánh, Hà Nội.
[4] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Hà Nội.
[3] Bộ luật tố tụng hình sự Pháp
[8] [12] [14] Criminal Investigation in France />[9] Juge d'instruction- French law />[13] French Criminal Procedures ngày 5/7/2019
[15] Bộ luật TTHS 2015
[16] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
15


[17] Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
[18] Đỗ Văn Đương – Viện công tố Pháp – Thông tin khoa học kiểm sát, Số chuyên đề về cơ
quan công tố một số nước, Số 4+5 năm 2006

16




×