Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Quản trị học 2319bmgm0111 nhóm 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.55 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-------------


BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài:
Nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp: Cà phê Trung Nguyên
Nhà quản trị: Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp học phần

: 2319BMGM0111

Nhóm thảo luận

: Nhóm 04

Năm học: 2022-2023
1


1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT



MÃ SV

HỌ VÀ

NỘI DUNG

ĐIỂM

36

21D251180

TÊN
Lê Thị Thuý

III.3 + Word

A

38

21D251181

Hằng
Nguyễn Thu

II.1

B


21D251120

Hiền
Nguyễn Thu

I.1, I.2, +

A

20D111139

Hiền
Lê Thị Như

Powerpoint
II.2.1, II.2.2

C

21D251121

Hoa
Dương Thị

I.1, I.2, +

A

21D251182


Huệ
Bùi Thu

Powerpoint
III.4

B

21D251122

Huyền
Đồn Thị

I.3, I.4

B

21D251123

Huyền
Kiều Thị

Thuyết trình

A

21D251184

Thanh Huyền

Nguyễn Thị

III.2

B

21D251124

Huyền
Nguyễn Thị

II.2.3, II.2.4

B

21D251185

Huyền
Nguyễn Thị

II.2.5

B

21D251125

Ngọc Huyền
Phùng Thị

III.1


B

39
40
41
43
44
45
46
47

Khánh
48
49

Huyền
Tiêu chí đánh giá thành viên:
A- Tham gia tích cực, bài làm tốt, nộp đúng hạn
B- Tham gia đầy đủ, bài làm đạt yêu cầu, nộp đúng hạn
C- Tham gia nhưng khơng tích cực và đầy đủ, bài làm sơ sài, thiếu ý
D- Không tham gia, không nộp bài
LỜI CẢM ƠN

2


Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Thương Mại đã cho chúng em cơ hội được học tập và nghiên cứu môn học Quản trị
học. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô

Nguyễn Thị Thu Hà - đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của cơ,
chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng
em có thể vững bước sau này.
Cảm nhận của chúng em sau khi học là Quản trị học là môn học thú vị, vô
cùng bổ ích và có tính thực tế. Sau khi học thì sinh viên chúng em được trang bị đầy
đủ kiến thức cơ bản về quản trị tổ chức, từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế để đưa
ra hướng giải quyết cho các vấn đề quản trị trong tổ chức.
Nhóm 4 chúng em mong muốn hoàn thiện kiến thức ở giảng đường và áp dụng
hiệu quả vào công việc sau này, chúng em đã cố gắng hoàn thiện đề tài một cách
hồn chỉnh nhất, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài thảo luận cịn
thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các
bạn để bài thảo luận được tốt hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 4 - 2319BMGM0111 - Trường Đại học Thương Mại

MỤC LỤC

3


LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
PHẦN I . CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................5
1. Các quan niệm về trách nhiệm xã hội....................................................................5
2. Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội.......................................................7
3. Nội dung trách nhiệm xã hội.................................................................................9
4. Lý do thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị...........................................11
PHẦN II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP..................................................13
1. Sơ lược về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ và doanh nghiệp cà phê Trung
Nguyên ...................................................................................................................13
2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại doanh nghiệp 17
2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại
doanh nghiệp....................................................................................................17
2.2. Quan điểm thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại doanh nghiệp
18
2.3 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại doanh nghiệp 19
2.4 Ngân sách thực hiện trách nhiệm xã hội.....................................................21
2.5. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..................21
PHẦN III. BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA NHÀ QUẢN TRỊ.................................................................................22
1. Ưu điểm của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị.....................22
2. Nhược điểm của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị...............24
3. Lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi nhà quản trị thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội................................................................................................................... 25
4. Giải pháp và chính sách nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của
nhà quản trị..........................................................................................................26
KẾT LUẬN............................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................29
PHỤ LỤC............................................................................................................... 30
BIÊN BẢN HỌP NHÓM......................................................................................30

4


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào 1/2007. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một mốc mới trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế
nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO
đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng
cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua.
Đứng trước ngưỡng cửa đó thì việc cấp thiết và quan trọng mà Việt Nam phải vượt
qua là hoàn thiện và cải tiến nền kinh tế nói chung và tất cả những doanh nghiệp
trên cả nước nói riêng. Nhờ có như vậy,Việt Nam mới có thể đứng vững và phát
triển trong mơi trường đầy cạnh tranh này.
Để có thể làm được các vấn đề nêu trên thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội
hay còn gọi là “bổn phận” đối với xã hội của doanh nghiệp cũng là rất cần thiết.
Trách nhiệm xã hội đã có mặt tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng nó đã thể hiện
gần đầy đủ vai trị của mình. Doanh nghiệp cũng là một nhân tố trong xã hội, giống
như cơng dân - có quyền lợi và nghĩa vụ, là một bộ phận thuộc xã hội vì sống nhờ
vào xã hội. Cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước, sự thành cơng
trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp trong đó có
tập đồn Trung Ngun hoạt động trong các sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê;
nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch là vấn đề
về trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm xã hội (CSR) doanh nghiệp thể hiện qua việc quản trị tổ chức
thực hiện trách nhiệm xã hội và về cơ bản nội dung trách nhiệm xã hội bao gồm:
trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tự do.
Do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của nhà quản trị tại một doanh nghiệp” và doanh nghiệp là Cà phê
Trung Nguyên. Để có thể hiểu rõ hơn về những thực trạng của các doanh nghiệp khi
hoạt động kinh doanh và cũng nhằm góp phần đưa ra giải pháp để doanh nghiệp
phát triển bền vững, ngày càng có trách nhiệm với xã hội hơn.

5



PHẦN I . CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các quan niệm về trách nhiệm xã hội
Bàn về trách nhiệm xã hội, có hai quan điểm

 Quan niệm thứ nhất:
 Chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực và
năng lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt được các
mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn của pháp luật
cho phép. Với nội dung này, nhà quản trị có trách nhiệm sử dụng các nguồn lực của
tổ chức một cách có hiệu quả nhất để thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
 Lợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh
tế, cụ thể là qua việc thu lợi ích và sử dụng (phân phối) lợi ích của tổ chức. Với tiếp
cận này, nhà quản trị có trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu của tổ chức phải được
thực hiện thông qua các chỉ tiêu về lợi ích.

 Quan niệm thứ hai:
 Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải
bằng hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế. Với quan điểm này, nhà quản trị khơng chỉ
có trách nhiệm đảm bảo các chỉ tiêu lợi ích của tổ chức mà cịn có trách nhiệm đảm
bảo các lợi ích từ phía xã hội.
 Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội của nhà quản trị là sự thừa nhận một
nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp mà nhà quản trị phải tuân
thủ khi quản trị một tổ chức.
 Theo nhà kinh tế Milton Friedman và các đồng cộng sự :
“Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội là sử dụng các nguồn tài nguyên của tổ chức
tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi ích của tổ chức, miễn là nó vẫn tuân theo
các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do không lừa gạt hay
gian lận”.
=> Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm trước các thành viên trong tổ chức của mình
đảm bảo lợi ích của họ trong q trình hoạt động của tổ chức. Nhà của trị phải điều

hành tổ chức của mình đạt được những lợi ích cho tổ chức theo mục tiêu đề ra.

 Theo nhà kinh tế Archie.B Carroll và một số tác giả :
“Trách nhiệm xã hội bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp,
đạo đức và từ thiện tại một thời điểm nhất định”.
6


=> Trách nhiệm xã hội của nhà quản trị được thực hiện không phải bằng kinh
tế mà bằng các yếu tố ngoài kinh tế, phải chịu trách nhiệm về những chi phí sinh
thái mơi trường xã hội phát sinh ra những hoạt động được tổ chức hay giải quyết
những vấn đề xã hội khác.
=> Là sự thừa nhận một nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật
pháp.



Hai nhà bác học Maignan và Ferrell :

“Một tổ chức có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm
tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”.
=> Có trách nhiệm chủ động giải quyết những vấn đề và thách thức chủ yếu
của xã hội, dự đoán các nhu cầu tương lai của xã hội và phấn đấu để thoả mãn
chúng.
=> Nội dung trách nhiệm xã hội của nhà quản trị được thể hiện qua việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức.
Tổng hợp cả hai quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau đây:
Một là, các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế, là tế bào của nền kinh tế, có
mối quan hệ mật thiết với các tế bào khác, nhà quản trị điều hành hoạt động của tổ
chức phải có trách nhiệm đảm bảo tổ chức tồn tại và phát triển trong mối quan hệ

biện chứng với sự phát triển của xã hội; nói cách khác, trách nhiệm xã hội của nhà
quản trị hướng vào việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Hai là, nhà quản trị trước hết có trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các hoạt động của tổ chức thực hiện tốt nhất sứ mạng, mục tiêu của tổ
chức, và sau nữa định hướng tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các
lĩnh vực như:
 Bảo vệ môi trường sinh thái.
 Bảo vệ sức khỏe con người.
 An ninh, an tồn.
 Quyền cơng dân.
 Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Ba là, trách nhiệm xã hội của nhà quản trị được thể hiện ở nhiều cung bậc, từ
việc nhà quản trị thực hiện trách nhiệm kinh tế, tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các
quy định của pháp luật, đến việc nhà quản trị thể hiện trách nhiệm đạo đức thông
7


qua việc tham gia xây dựng cộng đồng xã hội tùy năng lực và điều kiện của bản
thân cũng như của tổ chức.
Như vậy, các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình
và của tổ chức theo đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm công dân, theo các
chuẩn mực của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống
lịch sử văn hố của dân tộc.
2. Vai trị của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

 Đối với bản thân nhà quản trị:
Góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao phẩm giá của nhà quản trị: Thông qua
hoạt động thực tiễn và quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội, nhà quản trị dần dần
lĩnh hội được những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của xã hội, từ đó hình thành nhận
thức đạo đức của mình. Có trách nhiệm đạo đức, nhà quản trị sẽ tự giác hành động,

làm theo lẽ phải, biết lựa chọn đúng sai, nhận thức được cái nên làm, phải làm vì sự
phát triển chung của doanh nghiệp. Chính điều này càng thơi thúc họ hành động tốt
hơn, hướng đến điều thiện nhiều hơn và mong muốn đem lại nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp, cho cộng đồng nhiều hơn.
Nâng cao trách nhiệm, uy tín, giá trị của nhà quản trị:
Trong mọi hoạt động của mình, nhà quản trị ln hướng đến một mục đích
nhất định. Nền kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi cho nhà quản trị tìm kiếm
lợi nhuận nhưng khơng phải chỉ cho riêng mình mà cịn cả cho doanh nghiệp. Do
vậy, nhà quản trị ngồi năng lực trí tuệ, khả năng thích ứng nhanh trên thương
trường, họ cịn ln đặt chữ “tín” lên hàng đầu, trọng đạo nghĩa và ln biết tự điều
chỉnh hoạt động của mình trong khn khổ những chuẩn mực pháp lý, đạo đức.
Những hiểu biết này khơng chỉ giúp họ hoạt động có hiệu quả và do vậy, có trách
nhiệm hơn trong cơng việc của mình, mà cịn giúp nhà quản trị ứng xử hợp chuẩn
xã hội, tức là có trách nhiệm trong cuộc sống. Theo đó, có thể nói, trách nhiệm xã
hội góp phần điều chỉnh, định hướng và phát triển nhân cách nhà quản trị theo
hướng ngày càng tiến bộ.

 Đối với doanh nghiệp:
-

Nâng cao và quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp:
Một nhà quản trị có trách nhiệm xã hội cao, mang cho mình uy tín sẵn có trên

thị trường, điều này góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp, vì chính
8


nhà quản trị là “gương mặt” của doanh nghiệp. Từ đó, thương hiệu và sự uy tín của
doanh nghiệp cũng được nâng cao và có tiếng trên thương trường.
-


Góp phần thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, có thêm điều

kiện để mở rộng quy mơ sản xuất, hiện đại hố cơng nghệ, tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm.
-

Góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay
gắt:
Uy tín của nhà quản trị giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, dễ

dàng hoạt động hơn.

 Đối với người lao động
-

Thu hút người lao động giỏi, chất lượng:
Hình ảnh và sự uy tín của nhà quản trị cũng như doanh nghiệp ảnh hưởng

nhiều đến việc tuyển dụng người lao động. Người lao động sẽ lựa chọn nhà quản trị
và doanh nghiệp đáng tin cậy, chất lượng cao.
-

Kích thích sự sáng tạo, hiệu quả trong công việc của nhân viên:
Nhà quản trị sẽ là tấm gương cho các nhà quản trị cấp dưới, những người thừa

hàng noi theo. Nhà quản trị thực hiện trịn trách nhiệm của mình, thì sẽ kích thích
nhân viên của mình chăm chỉ, nỗ lực và học hỏi. Vì vậy hiệu quả cơng việc sẽ được
nâng cao, cải thiện. Cường độ và năng suất lao động tăng kéo theo sự phát triển của

doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
-

Tăng việc làm, giảm số người lao động thất nghiệp:
Có thêm điều kiện vật chất để cải thiện đời sống người lao động. Cụ thể là

tăng thu nhập, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động
và gia đình họ; hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở
rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…

 Đối với khách hàng:
-

Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của khách hàng đối với doanh nghiệp:
 Sản phẩm có chất lượng cao, giá trị sử dụng tốt, độ an tồn cao
 Tạo điều kiện thuận lợi trong mơi trường kinh doanh, môi trường sống
và giải quyết các vấn đề xã hội của khách hàng

 Đối với cộng đồng và xã hội:
9


-

Bảo vệ mơi trường
Bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ môi trường làm việc, học tập, sinh sống

trong doanh nghiệp. Bảo vệ mơi trường sống xanh sạch chính là đang bảo vệ cho
sức khỏe của mình và cả doanh nghiệp. Hoạt động bảo vệ môi trường làm việc thực
ra cũng rất đơn giản. Trách nhiệm của nhà quản trị chỉ cần thực hành những điều

đơn giản như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy, hạn chế sử dụng đồ
dùng bằng nhựa, phân loại và xử lý rác… là đã có thể góp phần bảo vệ mơi trường.
-

Giảm tệ nạn xã hội:
Nhà quản trị sống lành mạnh, phấn đấu làm việc, rèn luyện tốt, cố gắng để góp

một phần nhỏ cơng sức của mình trong phịng chống tệ nạn như: Tham gia các hoạt
động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...;
Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khố, không tàng trữ hoặc che giấu những
người tàng trữ ma tuý, có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của nhân
viên.
-

Tăng cường hoạt động từ thiện, góp phần cho quốc gia:
Cùng việc đưa trách nhiệm xã hội, hoạt động từ thiện vào chiến lược phát triển

bền vững của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội đã và đang là một phần quan trọng
trong tiến trình phát triển kinh doanh, điều đó giúp doanh nghiệp ln đi cùng với
các đối tác và đồng hành cùng các nhà cung cấp để tạo ra những điều tốt đẹp cho
cộng đồng và xã hội.
3. Nội dung trách nhiệm xã hội

 Trách nhiệm tự do:
Trách nhiệm tự do bao gồm những hành vi và hoạt động mà xã hội muốn
hướng tới và có tác dụng đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, nâng cao chất lượng
cuộc sống, chẳng hạn như tài trợ cho các dự án cộng đồng, tham gia đóng góp tình
nguyện cho cộng đồng v.v… Nhiều nhà quản trị đã hành động để nâng cấp giáo
dục, văn học nghệ thuật và sức khỏe cộng đồng thông qua quà tặng và tiền qun
góp. Ví dụ như cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ New York là một trong số nhiều doanh

nghiệp đã bỏ ra một số tiền hàng năm cho việc nghiên cứu căn bệnh AIDS và các
chương trình giáo dục cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không tiếc
công sức, tiền của để chia sẻ mất mát với các đồng bào ở những vùng thường xuyên
bị bão, lũ lụt hàng năm như tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Chính ý thức về trách nhiệm tự
10


do này giúp cho doanh nghiệp hướng đến cái chân, thiện, mỹ vốn là những trụ cột
tinh thần trong đời sống của con người và của xã hội trên bước đường phát triển.

 Trách nhiệm đạo đức:
Trách nhiệm đạo đức là những hành vi hay hoạt động được xã hội mong đợi
nhưng không quy định thành các trách nhiệm pháp lý, được thể hiện thông qua các
tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng hữu
quan, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về
đúng – sai, công bằng – không công bằng, lợi – hại, được – mất.
Trách nhiệm đạo đức là nền tảng của trách nhiệm pháp lý. Nhà quản trị xác
định sứ mệnh, xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển, ban hành cơ chế, chính
sách… dựa trên nguyên tắc và giá trị đạo đức, thông qua tác động vào hành vi của
người lao động, có tác dụng hướng dẫn hành vi trong các mối quan hệ hướng đến
cái đúng, đủ, và công bằng , tránh cái xấu, tránh tổn hại, đảm bảo sự hịa hợp và tạo
nên mơi trường làm việc nhân văn.
Trách nhiệm đạo đức là trách nhiệm được điều chỉnh bằng lương tâm. Không
ai bắt buộc các nhà quản trị bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình
thương, ngồi những thơi thúc của lương tâm. Song, “thương người như thể thương
thân” là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc các thành viên trong xã hội thì
nó khơng thể khơng ràng buộc các doanh nhân.

 Trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm pháp lý thể hiện ở sự tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các quy định

của pháp luật. Ví dụ như một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh
phải tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật thuế, luật đầu
tư, luật bảo vệ môi trường, luật bản quyền…
Những khía cạnh chủ yếu được về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp là
đóng thuế; cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ mơi trường, an tồn và bình đẳng… Về
việc đóng thuế, các doanh nghiệp phải đóng đúng và đủ khơng trốn thuế, khơng
gian lận. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước, mà là để
Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu xã hội. Doanh nghiệp cần
phải nhận thức được rằng: doanh nghiệp tạo ra của cải, còn Nhà nước tạo ra sự cơng
bằng nhưng của cải phải có trước, sự cơng bằng mới có thể xảy ra.

11


Để khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo mơi trường cạnh tranh lành mạnh,
nhiều nước đã thông qua các sắc luật chống độc quyền, ngăn chặn và xử lý nghiêm
các vi phạm. Các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định đó sẽ đảm bảo được
quyền lợi cho người tiêu dùng, giảm bớt những thiệt hại cho xã hội.

 Trách nhiệm kinh tế:
Trong tổ chức, nhà quản trị thực hiện trách nhiệm kinh tế chính là việc đảm
bảo các hoạt động của tổ chức đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự
phân cơng và phối hợp hoạt động các thành viên trong tổ chức, phát huy tối đa các
nguồn lực để tổ chức tồn tại và phát triển trong mơi trường ln thay đổi. Ví dụ:
Nhà quản trị một doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp được thị
trường chấp nhận, có khách hàng, có doanh thu, có lợi nhuận, và tiến tới có tỷ suất
lợi nhuận cao, thị phần lớn, năng lực cạnh tranh mạnh,…; Nhà quản trị một trường
đại học có trách nhiệm thu hút người học, đảm bảo các điều kiện học tập, giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, đảm bảo “đầu ra” của trường đáp ứng
được nhu cầu xã hội…

Ở bất kỳ tổ chức nào, người lao động cũng được coi trọng và là nguồn lực
quan trọng nhất. Đối với người lao động, nhà quản trị tạo công ăn việc làm với đãi
ngộ tương xứng với sức lao động họ bỏ ra, bố trí và sử dụng lao động hợp lý, tạo
điều kiện để người lao động được đào tạo và có cơ hội phát triển chun mơn, làm
việc trong mơi trường lao động an tồn và vệ sinh, được đảm bảo quyền riêng tư, cá
nhân nơi làm việc, được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định.
4. Lý do thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị
Các nhà quản trị thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua tổ chức thực hiện xã
hội. Sở dĩ nhà quản trị phải thực hiện trách nhiệm xã hội bởi một số lý do chủ yếu
sau đây:
Một là, mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của một xã hội rộng lớn hơn.
Giữa các bộ phận, tế bào, các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau.
Sự tồn tại, phát triển của mỗi tổ chức được hòa trong sự tồn tại, phát triển của cả hệ
thống. Vì vậy, nhà quản trị thực hiện trách nhiệm xã hội khơng chỉ cho tổ chức
mình mà còn phải cho cả hệ thống.
Hai là, việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị phát hiện và nắm
bắt thời cơ, cơ hội khi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi
12


ro bất trắc xảy ra trong quá trình quản trị. Chẳng hạn khi doanh nghiệp tuân thủ luật
bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp có thể phịng ngừa rủi ro mơi trường xuất hiện
bất cứ lúc nào, đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống và
sức khỏe người dân…; Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể có cơ hội đầu tư vào
các dự án xử lý mơi trường vừa có lợi cho doanh nghiệp và vừa có ích cho xã hội.
Ba là, thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợi của tổ chức nói
chung và của nhà quản trị nói riêng. Tổ chức tồn tại và phát triển được trước hết
phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đảm bảo tái sản xuất/
hoạt động giản đơn và cao hơn là tái sản xuất/ hoạt động mở rộng của tổ chức. Điều
này chỉ có thể có được khi nhà quản trị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

Như vậy, nhà quản trị và tổ chức đều có thể có được nhiều ích lợi khi thực
hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, nhà quản trị phải lưu ý một số vấn đề sau đây
có thể gây khó khăn khi thực hiện trách nhiệm xã hội, đó là:
 Khó khăn về tài chính, bởi khi thực hiện trách nhiệm xã hội cũng cần phải có
những chi phí nhất định.
 Trong thực tế, có nhiều nhà quản trị thiếu năng lực hiểu biết xã hội để giải
quyết những vấn đề xã hội.
 Nếu nhà quản trị chú tâm quá mức đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội thì
sẽ làm phân tán, lỏng lẻo các mục tiêu chủ yếu của tổ chức nói chung và của
nhà quản trị nói riêng.
 Việc tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị có thể khơng
nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội.
Vì vậy, tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội là nhà quản trị phải lựa
chọn cho mình một hệ thống ứng xử chiến lược và ứng xử tình thế để có thể:
 Thứ nhất, được mơi trường chấp nhận.
 Thứ hai, đón được các cơ hội và hạn chế các rủi ro.
 Thứ ba, tạo ra các điều kiện thuận lợi từ môi trường

13


PHẦN II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP
1. Sơ lược về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ và doanh nghiệp cà phê Trung
Nguyên

 Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hịa trong một gia đình nơng dân nghèo. Năm 1979, gia đình ơng chuyển đến sinh
sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Năm 1992, ông nhập học

Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ơng đã bắt đầu các hoạt động
tìm tịi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông
đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê. Năm 2013, Đặng Lê Nguyên Vũ
đi M’drăk để thiền định trong thời gian 49 ngày.
Ông là một doanh nhân Việt Nam, là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng
Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National
Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam". Khởi
nghiệp bằng con đường cà phê, ông Vũ không chỉ làm sáng thương hiệu kinh doanh
của mình. Ơng cịn nâng tầm ý nghĩa kinh doanh, là người khai sáng triết lý cà phê
Trung Nguyên hình thành đạo cà phê với Học thuyết cà phê, “cà phê triết đạo nhân
sinh” thể hiện sự đóng góp của cà phê đối với nhân loại. Ông cũng là người đưa
nước Việt trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu.

 Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 – Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngồi nước.
Chỉ trong vịng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê
Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đồn hùng mạnh với 6
cơng ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hịa tan
Trung Ngun, cơng ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các
ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng
quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn

14


Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề
đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mơ hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng
quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà
phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thể giới với các thị trường
trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng
được một hệ thống hơn l000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên
tồn quốc.

 Lịch sử hình thành và phát triển:
 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà
phê)
 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn
cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên
 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên
nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản
 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền
tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan
 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời
 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển
 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600
quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa
hàng bán lẻ sản phẩm
 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Bn Ma Thuột và nhà máy cà phê
hịa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với cơng suất rang xay là 10,000
tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000 tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP
(Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính
thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng.
Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện
diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các


15


nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ukraine,
Mỹ, Ba Lan
 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất
Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy
mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam
Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore

 Nguồn nhân lực:
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho
cơng ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2
nhà máy và 5 chi nhánh trên tồn quốc cùng với cơng ty liên doanh VGG hoạt động
tại Singapore. Ngồi ra, Trung Ngun cịn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn
15.000 lao động qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.
Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được
đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các
tập đoàn nước ngoài.
Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên
hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông,
bất động sản.., tập đồn Trung Ngun ln cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ,
năng động, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng cùng chúng tôi xây dựng Trung Nguyên
thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên của tập đồn Trung Ngun ln được tạo những điều kiện
làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần
“Cam kết - Trách nhiệm - Danh dự”.

 Tầm nhìn và sứ mạng:

Tầm nhìn: Trở thành một tập đồn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt
Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát
vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người
thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách
Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

 Giá trị cốt lõi: 7 giá trị cốt lõi của Trung Nguyên

16


- Khơi nguồn sáng tạo: Sáng tạo là động lực hàng đầu của Trung Nguyên
trong việc khẳng định tính tiên phong để cung ứng những giá trị hữu ích cho khách
hàng và nhân viên.
- Phát triển và bảo vệ thương hiệu: Mọi thành viên có trách nhiệm xây dựng,
phát triển, nuôi dưỡng và bảo vệ thương hiệu Trung Nguyên.
- Lấy người tiêu dùng làm tâm: Ln lấy sự hài lịng của người tiêu dùng làm
trọng tâm cho mọi hoạt động.
- Gây dựng sự thành công cùng đối tác: Hợp tác chặt chẽ trên tinh thần tin
tưởng, tơn trọng và bình đẳng vì sự thành cơng của đối tác cũng chính là sự thịnh
vượng của Trung Nguyên.
- Phát triển nguồn nhân lực mạnh: Đem đến cho nhân viên những lợi ích thỏa
đáng về vật chất lẫn tinh thần cũng như những cơ hội đào tạo và phát triển cùng với
sự lớn mạnh không ngừng của Trung Nguyên.
- Lấy hiệu quả làm nền tảng.
- Góp phần xây dựng cộng đồng: Đóng góp tích cực để xây dựng một mơi
trường cộng đồng tốt đẹp và góp phần phát triển sự nghiệp chung của xã hội.

 Triết lý kinh doanh:

- Tính dân tộc : với khát khao khẳng định sức mạnh một cách công khai, mạnh
mẽ ra thị trường nội địa
- Cạnh tranh toàn cầu: xây dựng nền kinh tế giàu mạnh và tự chủ từng bước
vươn ra thế giới với vị thế ngày càng lớn mạnh
- Thế và lực: là cuộc cạnh tranh không cân sức của doanh nghiệp trước những
đối thủ khổng lồ nên phaỉ huy động tổng sức mạnh của tinh thần Việt Nam
- Hiệu quả: những chiến thắng nhỏ luôn phải hướng về nước Việt vĩ đại, sứ
mang của cuộc cạnh tranh, sẽ góp phần làm nên chiến thắng lớn là khẳng định khát
vọng nước Việt vĩ đại

 Định hướng phát triển:
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động
trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn
nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đồn đã bao gồm các cơng ty:
Cơng ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG)
và các công ty sản xuất cà phê...
17


Tập đồn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông
suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay
đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đồn Trung Ngun vẫn là mặt hàng cà
phê.
Cơng ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart)
đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khốn tại Việt Nam và
Singapore.
Ngồi ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một
thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động
trong năm 2007.


 Hệ thống nhượng quyền đầu tiên của Việt Nam:
Cà phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mơ hình kinh
doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên
đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại
các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Campuchia, với một phong cách
thưởng thức cà phê rất riêng. -Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu,
các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất
của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết
riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn
đem đến cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kì địa
điểm quán nhượng quyền bắt kỳ nào
2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại doanh
nghiệp
2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại
doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của nhà quản trị có ý nghĩa như là vai trị chuyển đổi hoạt
động của tập thể thành giá trị bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Nhà quản trị là
những người có phản ứng linh hoạt với mọi sự thay đổi và sẵn sàng xây dựng quan
hệ đối tác với tất cả các cá nhân trong xã hội để từ đó DN có thể mong đợi những
đóng góp của họ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ lợi ích lâu dài của
DN.
18


Nhà quản trị có trách nhiệm cố gắng phát huy vai trị của mình để đem đến
nhiều hơn giá trị cho cổ đơng và DN, mà cụ thể nhất đó chính là gia tăng hiệu quả
hoạt động. Trách nhiệm xã hội của nhà quản trị không chỉ là với bản thân mình, với
DN mà là cịn trên những phương diện rộng lớn là xã hội, nhằm giúp lãnh đạo đạt
được lợi ích từ chính trách nhiệm của mình

Trách nhiệm xã hội của nhà quản trị là nhân tố quan trọng và có sự chi phối rất
lớn đến hiệu quả hoạt động của DN. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một DN
có đi đúng lộ trình và phát triển bền vững hay khơng thì hầu hết đều phụ thuộc vào
trách nhiệm của nhà quản trị. Nhà quản trị có trách nhiệm sẽ có ý thức trong mọi
hành vi và sẽ đưa DN gặt hái những giá trị to lớn.
Phần lớn nhà quản trị DN hành động theo hướng đem lại nhiều hơn các lợi ích
cho cộng đồng và những đối tác có liên quan. Nghĩa là, họ sẽ thực hiện nhiều hơn
các hoạt động thuộc về trách nhiệm xã hội, các hoạt động này có khả năng khuếch
trương thương hiệu và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động.
Có thể khẳng định, trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế số hiện nay, DN
với nhà quản trị có trách nhiệm và thực hiện xuyên suốt hoạt động trách nhiệm xã
hội DN sẽ có nhiều lợi thế hơn những DN khác trong kế hoạch gia tăng hiệu quả
hoạt động, cũng như tiến trình phát triển tồn diện DN.
2.2. Quan điểm thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị tại doanh
nghiệp
“Sáng tạo có trách nhiệm” - giá trị cốt lõi của tinh thần cà phê mà ông Đặng
Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch tập đoàn - và cộng sự theo đuổi chính là năng lượng phát
triển mạnh mẽ, có tính hài hịa, là thơng điệp chung khi Trung Ngun bắt đầu trên
con đường chinh phục tồn cầu. Ơng Vũ cho biết: “Nếu nghiên cứu sâu về văn hóa
Á Đơng sẽ thấy mỗi ngành nghề đều có một triết lý nhân sinh. Chúng tơi cũng có
cho mình một triết lý dẫn dắt. Đó là triết lý cà phê và giá trị trung tâm của triết lý
này mà chúng tôi cam kết cũng như muốn mang đến cho mọi người thông qua cà
phê chính là trạng thái “sáng tạo có trách nhiệm”. Với chúng tơi, đó khơng phải là
một biện pháp tạo thêm giá trị mà nó được hịa quyện vào trong mọi hoạt động”.
L
" ợi nhuận phải song song với trách nhiệm xã hội"
Ơng Vũ khơng xây dựng cơng ty của mình theo những nguyên tắc kinh tế
thuần túy mà coi văn hóa và các giá trị cộng thêm như là chìa khóa cho sự tăng
19




×