Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

QUY HOẠCH cải tạo KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN hà (cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.36 KB, 30 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô, gia đình, bạn bè, những người
đã tận tình giúp đỡ, và tạo điều kiên thuận lợi cho em có thể hồn thành được đồ án
này.
Trong q trình 5 năm học tại trường Đại Học Bách Khoa - Đại học Đà
Nẵng, em đã học tập và tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý
báu để phục vụ cho việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp, cũng như phục vụ cho công
việc sau này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Bách
Khoa, Khoa Kiến Trúc đã nhiệt tình dạy dỗ em trong suốt thời gian học ở trường.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn: ThS.
KTS Tô Văn Hùng và Ths. KTS Phan Hữu Bách, đã bỏ nhiều công sức để truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm hết sức quý báu và giúp đỡ em rất nhiều
trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng ý tưởng và
thể hiện đồ án của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình trong quá trình thực hiện đồ án, nhưng do
kiến thức cịn hạn chế nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em
mong nhận được những ý kiến nhận xét và chỉ bảo thêm của các thầy cơ để đồ án
của em được hồn thiện thêm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện:


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập-Tự do- Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN
EM XIN CAM ĐOAN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VỚI ĐỀ TÀI “ QUY HOẠCH CẢI
TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích
ứng biến đổi khí hậu) “ĐƯỢC THỰC HIỆN LÀ DO Ý TƯỞNG VÀ THỂ HIỆN CỦA
EM.
EM XIN CAM ĐOAN KHÔNG SAO CHÉP ĐỒ ÁN CỦA NGƯỜI KHÁC. NẾU
BỊ PHÁT HIỆN VI PHẠM EM XIN CHỊU MỌI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ, CHỊU MỌI
HÌNH THỨC KỈ LUẬT CỦA NHÀ TRƯỜNG.
ĐÀ NẴNG,THÁNG 6 - 2014
SINH VIÊN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

PHẦN THUYẾT MINH


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan
tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, mơi
trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người.
Biển đổi khí hậu hơm nay đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường

sống,tới không gian sinh hoạt của con người. Đây là đề tài mang tính cấp thiết cao
trong kiến trúc và kiến trúc vi khí hậu Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nói riêng. Đặc biệt đối với các đơ thị dun hải miền
Trung.
Trong những năm qua, Đà Nẵng đã chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng về
người, nhà ở và cơ sở hạ tầng do một số cơn bão gây ra. Được biết, trong các khu
vực ven biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hiện khu vực quận Thanh
Khê trong đó có phường Xuân Hà vẫn chưa được tổ chức quy hoạch, hoặc quy
hoạch còn manh mún, hiện là khu vực phát triền nhà ở tự phát của nhiều thành phần
dân cư (họ làm nghề đánh cá, công nhân lao động trong thành phố và các khu công
nghiệp, một số cán bộ công nhân viên chức...)
Theo kết quả khảo sát thực tế khu vực phường Xuân Hà quận Thanh Khê,
hầu hết không áp dụng kỹ thuật nhà chống bão nên khơng an tồn khi có bão lũ.
Nếu có thì đó chỉ là những phương pháp chống bão thủ cơng theo kinh nghiệm của
người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp kiến trúc có khả năng thích
ứng với nước biển dâng và bão là một vấn đề cần được giải đáp kịp thời nhằm bảo
vệ con người và tài sản trước thiên tai, trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu.
Một loạt các dự án xây dựng đã được thực hiện như tuyến ven biển Nguyễn
Tất Thành, tuyến Sơn Trà Điện Ngọc nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế đồng
thời tạo cảnh quan tốt đảm bảo tiện nghi sống cho người dân. Tuy nhiên các quy
hoạch chi tiết chủ yếu đáp ứng các mục như: khai thác quỹ đất và làm hạ tầng kỹ
thuật đơ thị. Về tổ chức khơng gian cịn đơn điệu thiếu bản sắc, bê tơng hóa đường
phố và cảnh quan môi trường sinh thái chưa được chú trọng, không chú trọng tới
vấn đề biến đổi khí hậu và khơng còn phù hợp với tương lai gần đang ngày càng
biến đổi nhanh chóng và khắc nghiệt hơn.
Để bắt đầu giải quyết vấn đề chung và có tính rộng lớn trên ta nên bắt đầu
từ một điểm nhỏ và có tính đặc trưng và có yêu cầu sát thực hơn: đó là giải pháp
cho khu ở, khu dân cư ven biển hiện nay...
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Vấn đề biến đổi khí hậu:



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

1.1 Định nghĩa :
"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo".
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo cơng ước chung của LHQ về biến
đổi khí hậu).
1.2 Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.

- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
1.3 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu hiện tại:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp,
các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần
hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, các địa
1.4 Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu :
Hiệu ứng nhà kính
Mưa axit
Thủng tầng Ozon
Cháy rừng
Lũ lụt
Hạn hán
Sa mạc hóa
Hiện tượng sương khói
Xốy thuận nhiệt đới (Bão và siêu bão)
Sạt lở bờ biển, tăng mực nước biển

1.5 Thực trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu:
Các hệ sinh thái bị phá hủy:
San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác
hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái.
Mất đa dạng sinh học:
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các lồi sinh vật biến mất
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1
đến 6,4 độ C nữa.
Chiến tranh và xung đột:
Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của
biến đổi khí hậu.
Các tác hại kinh tế:
Các cơn bão lớn gây thiệt hại kinh tế đến hàng trăm tỉ đô la.
Dịch bệnh:
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền
nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế
giới
Hạn hán:
Bão lụt:


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm
sức mạnh cho các cơn bão.
Những đợt nắng nóng gay gắt
Nắng nóng khơng những gây mệt mỏi mà nó cịn có thể gây nguy

hiểm đến tính mạng.
Các núi băng và sông băng bị teo nhỏ
Mực nước biển đang dâng lên:
Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều
những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày
càng cao.
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới thành phố Đà Nẵng:
2.1 Ngập úng
Trong khu vực nội thành, nhiều đường phố bị ngập úng khi có mưa to hay
bão lụt gây ra nhiều trở ngại cho giao thông trong khu vực nội thành.
2.2 Thiệt hại kinh tế và sinh mạng
Một số cơn bão, mưa lớn ở Đà Nẵng trong những năm qua như sau:
− Bão Chan Chu (tháng 5/2006) đã chết 227 ngư dân Việt Nam (74 ngư dân
của Đà Nẵng); − Bão Xangsane (2006) làm hư hỏng 810 tàu cá (Sơn Trà có 345
tàu, Cẩm Lệ 386 tàu, Thanh Khê 79 tàu); 33 người chết, 289 người bị thương;
14.138 ngơi nhà bị sập hồn tồn, 42.691 ngơi nhà bị hư hỏng nặng;
− Lũ lớn năm 2007 làm mất 9.500 tấn lúa, 760 ha rau màu; hỏng các đường
giao thông (đường ĐT 602, ĐT 604, đường Âu Cơ), sạt lở cầu (Phú Lộc, ngầm Nà
Gối), sạt lở đường ven biển (Hoàng Sa, Nguyễn Tất Thành);
− Bão, lũ (Tháng 11/1998) làm mất rau màu trên 1.300 ha (quận Ngũ Hành
Sơn: 520 ha; Hoà Vang: 780 ha); tàn phá 400 ha mía, 1.200 ha cây ăn quả ở huyện
Hồ Vang; mất trắng thủy sản ni trên diện tích 750 ha (Huyện Hồ Vang có 50
ha, quận Liên Chiểu 150 ha, Hải Châu 100 ha, Ngũ Hành Sơn 150 ha và Sơn Trà có
300 ha).
2.3 Đối tượng dễ bị tổn thương – các hộ nghèo
Nông dân, ngư dân và người dân sống ven biển, bị đe dọa bởi thiên tai. Năm
2009, có 19,3% (32.796 hộ/170.268 hộ) hộ nghèo (thu nhập dưới 500.000 đ/ngườitháng khu vực nội thị và 400.000 đ/người-tháng khu vực nơng thơn). Trong tổng số
32.796 hộ nghèo, có 1.000 hộ đặc biệt khó khăn khơng thể thốt nghèo. Các hộ
nghèo phân bố chủ yếu ở các quận, huyện như sau: Sơn Trà (21,3%), Ngũ Hành
Sơn (28,5%), Liên Chiểu (24,8%) và huyện Hòa Vang (27,6%) và các địa bàn này

cũng chính là nơi thường chịu tác động của thiên tai.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

2.4 Sạt lở bờ biển
Trong những năm qua, gió mạnh kết hợp triều cường đã làm xói lở bờ biển,
ăn sâu vào đất liền đến 50m, làm sạt lở các đường giao thông ở nhiều quận như
Liên Chiểu, Thanh Khê và Sơn Trà. Riêng quận Liên Chiểu, sạt lở 400m đường bờ
biển, vệt lở ăn sâu vào đất liền trên 100m thuộc các tổ dân phố số 29 và 30, khu vực
dân cư phía Bắc ghềnh Nam Ơ, làm mất khu rừng cây phi lao ven biển, gần 40 ngôi
mộ buộc phải di dời khẩn cấp trước khi bị nước biển nhấn chìm, hơn 750 héc ta đất
sản xuất và gần 100 hộ dân sống dọc biển Nam Ơ ln phải sống trong nỗi ám ảnh
bởi sự xâm thực của sóng biển, đất sinh hoạt của người dân nơi đây đang ngày càng
bị thu hẹp bởi biển ngày càng “ăn” sâu vào đất liền. Đoạn đê dài gần 2 km chạy dọc
sông Cu Đê (đoạn cầu Nam Ơ, thuộc phường Hịa Hiệp Bắc) cũng bị sạt lở nghiêm
trọng, đe dọa đến sự an tồn của cầu Nam Ơ.
3. Cơ sở hình thành đồ án :
3.1 Cơ sở pháp lý :
Bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Đà Nẵng (điều chỉnh
quy hoạch chung đên năm 2020)
3.2. Cơ sở khoa học :
Chức năng nhu cầu
Thẩm mỹ
Mơi trường sinh thái
Chức năng
Hình thái cấu trúc không gian
Quy hoạch chung
Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng

Văn hóa xã hội
4. Kết luận :
Với những biến đổi của khí hậu như trên, tác động của BĐKH đến thành phố
sẽ ngày càng gia tăng. Vì thế, việc chủ động trong việc ứng phó với BĐKH sẽ là
hành động cần thiết và cấp bách nhằm giảm mức độ tác động bất lợi của BĐKH gây
ra, đồng thời tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH cho thành phố nhằm đảm
bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển của thành phố đã đề ra từ nay cho đến
năm 2020.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUAN ĐIỂM NGƯỜI THIẾT KẾ :
1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :
1. Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan khu dân cư


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

2. Tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng cho dân cư trong khu vực.
3. Tạo cho khu dân cư trở thành một điểm tham quan du lịch đặc sắc hấp
dẫn, mang đậm bản sắc làng chài ven biển.
4. Xây dựng trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ, du lịch cho người dân
khu phố.
5. Phát triển không gian mảng xanh ven biển, tạo nên hệ sinh thái mới giúp
ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Đưa lại một cách sinh hoạt mới, hiện đại, sôi động và nhộn nhịp bằng
tuyến phố mua sắm, tuyến phố đi bộ.
2. QUAN ĐIỂM NGƯỜI THIẾT KẾ :
Đề tài không can thiệp, phá vỡ hiện trạng khu dân cư mà chỉ tôn tạo lại cảnh
quan. Qua sự thành công trong việc kết nối giữa Quá khứ - Hiện tại – Tương lai,
giữa truyền thống (làng chài) và hiện đại (nhà phố buôn bán), kết nối giữa con
người với con người thể hiện mối quan hệ hữu cơ của KGSHCĐ ( không gian sinh

hoạt cộng đồng). Biến khu ở thành một khu vực có thể ứng phó với biến đổi khí hậu
trên tinh thần khơng phá vỡ cấu trúc đã có, và khai thác tối đa ưu thế đó.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Thu thập các tài liệu có liên quan
- Khảo sát thực tế
- Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường thiên nhiên và cảnh quan khu vực
nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận khoa học và những kinh nghiệm tổ chức cảnh
quan đô thị trong nước và trên thế giới.
- Bằng phương pháp phân tích tổng hợp, tìm ra những vấn đề tồn tại cần giải
quyết. Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch và tổ chức cảnh quan.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. SƠ LƯỢC VỊ TRÍ VAI TRỊ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TP ĐÀ NẴNG
1.Vị trí địa lý :
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17'
đến 108°20' kinh độ đơng.
- Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế
- Phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam
- Phía đơng giáp biển Đơng.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về
kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.
Là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường
biển và đường hàng khơng, cửa ngõ chính ra biển Đơng của các tỉnh Miền Trung,
Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kơng.
Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4

km².
Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435
người. Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người.
2. Đặc trưng cơ bản :
2.1 Thành phố ven sông nước :
Đặc trưng này là dấu ấn quan trọng vào bậc nhất đối với cảnh quan của
Thành phố. Nước từ lâu đã trở thành hình ảnh xun suốt trong tư tưởng phương
Đơng. Nó mềm mại khơng hình khơng cạnh, khơng ngừng chảy và khơng bao giờ
cạn. Hình ảnh con thuyền lênh đênh theo dịng nước trở thành biểu tượng cho sự
nhỏ bé của con người trước tự nhiên và nó trở thành hình ảnh đô thị Đà Nẵng trong
suốt một thời gian dài.
Thành phố Đà Nẵng được hình thành ở lưu vực 2 con sơng đổ vào vịnh Đà
Nẵng đó là sơng Hàn, thuộc hệ thống sơng Vugia_Thu Bồn với diện tích lưu vực
5180 km2 và sơng Cu đê với diện tích lưu vực 472 km 2. Sơng có chiều rộng 1200m,
độ sâu 4-5m.
Vùng bờ biển: với bờ biển dài 92km và có độ sâu khoảng 50m nhìn từ biển
vào Đà Nẵng chỉ là những bãi cát hoang với những rặng phi lao chạy dài xen lẫn
một vài điểm dân cư lụp xụp.
Tuy nhiên dưới sự phát triển nhanh chóng, bộ mặt bờ biển đã thay đổi hoàn
toàn. Đà Nẵng nhận ra khả năng của mình trong một hình ảnh mới nhưng đồng thời
cũng nhận ra có những hình ảnh đã mất đi do q trình đơ thị hóa chóng mặt.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Trên cơ sở thực tiễn đó Đà Nẵng thấy cần thiết phải xây dựng một chiến lược
phát triển lâu dài cho phát triển bờ của thành phố. Đó là viễn cảnh về một vùng bờ
biển phát triển mạnh và đa dạng trên nền tảng môi trường xanh sạch đẹp, lành mạnh
đối với con người và đa dạng trên tài nguyên được quy hoạch, sử dụng lâu bền các

giá trị tự nhiên sinh thái, văn hóa, lịch sử được bảo tồn, phát triển đảm bảo tối đa
quyền sử dụng và hưởng thụ vùng bờ cho người dân, là một trong các vùng bờ tiên
phong của Việt Nam và là khu vực tiên phong cho con đường phát triển bền vững.
2.2 Đơ thị hồn chỉnh hiện đại bám lấy sông, hướng ra biển :
Hàng loạt cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện, tạo bộ mặt đầy sức sống của một đô
thị năng động, tiện nghi an tồn, con người cởi mở thân thiện, khí hậu ôn hòa là yếu
tố hấp dẫn đối với cả nước và quốc tế.
Bộ mặt được thể hiện rõ nét qua các dự án đường Nguyễn Tất Thành, dự án
đường ven biển Sơn Trà Điện Ngọc, mở ra hàng loạt cơ hội đầu tư du lịch ven biển.
Và để thúc đẩy sự lưu thông trong khu vực, cầu Thuận Phước, cây cầu thứ 7 vượt
sông Hàn, được xây dựng, nối liền đường Nguyễn Tất Thành với cảng tiên sa –
điểm kết của hành lang Đông Tây. Và tại đầu cầu, khu đô thị mới Đa Phước đang
được quy hoạch như mũi tàu Đà Nẵng hướng ra biển. Một hình ảnh Đà Nẵng mới
trước biển đang được hinh thành.
2.3 Nền văn hoá đặc sắc, cùng với nhiều lễ hội truyền thống diễn ra
quanh năm :
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng được
xem như tiền đồn đầu tiên của Ông cha ta trong cuộc mở rộng bờ cõi về phương
Nam. Người dân trong khu vực này, một mặt phải chống chọi với những điều kiện
khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh, mặt khác họ phải nỗ lực khai hoang
vùng đất mới. Trong bối cảnh đó, những người nơng dân mở đất đai liên kết với
nhau, dựa vào nhau mà hình thành nên tính cộng đồng bền vững. Trên địa bàn
Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay vẫn cịn lưu lại nhiều dẫu tích về hình thức tổ chức
nơng thơn mang tính cộng đồng cao như:
- Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Ở nhiều vùng ngoại thành Đà Nẵng,
làng và gia tộc nhiều khi đồng nhất với nhau. Một làng có thể là sự kết hợp từ 2-3
gia tộc.
- Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp: Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền,
phần lớn người dân đều làm nghề nông. Tuy nhiên, trong nhiều làng vẫn có những
bộ phận cư dân sinh sống bằng nghề nghiệp khác. Họ liên kết chặt chẽ với nhau,

thành phường hội, làng nghề. Ở Đà Nẵng, nơi có nhiều cơng nhân xây dựng lành
nghề, ta có thể gặp hàng loạt phường thợ nề, phường mộc và khác phường nghề
khác như phường Gốm, phường Chài, phường dệt, ... Ở cấp độ cao hơn đó là làng
nghề. Trên địa bàn Đà Nẵng có làng nghề đá Ngũ Hành Sơn, làng nước mắm Nam
Ơ, làng cá Thuận Phước.
Tổ chức nơng thơn theo địa bàn cư trú: Những người sống gần nhau có xu
hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của mối liên kết này là khái niệm làng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

xóm. Đây là những đơn vị cơ bản, mang tính cộng đồng cao, hình thành nên cơ cấu
xã hội nơng nghiệp cổ truyền Việt Nam. Việc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú
là hình thức chủ yếu của xã hội nơng nghiệp, trong đó các thành viên khơng chỉ gắn
bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà còn gắn bó cả bằng những quan hệ sản
xuất. Trước tiên, sự liên kết này để đối phó với mơi trường tự nhiên, đáp ứng nhu
cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước. Và sau đó, để đối phó với mơi trường
xã hội như trộm cướp, xâm lược, ... cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả.
Truyền thống cộng đồng được hình thành từ lâu đời đó vẫn tiếp tục được duy
trì trong mỗi người dân thành phố như một phần của những điều bình thường trong
cuộc sống. Thật khó để định hướng một yếu tố xã hội như vậy nhưng thực tế quan
sát cho thấy người Đà Nẵng như các cuộc vận động “ Ngày chủ nhật xanh” “Phong
trào tồn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” “ các hoạt động lễ hội cầu
ngư”... Điều đó cho thấy người dân thực sự quan tâm đến đời sống cộng đồng và
các cuộc vận động liên quan đến cộng đồng ln được hưởng ứng. Tính cộng đồng
này càng được thể hiện rõ nét đối với những người Quảng Nam – Đà Nẵng xa xứ.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có người Quảng Nam – Đà Nẵng mới tập trung lại tại
một khu vực đông đúc ( khu Bảy Hiền, Q. Tân Bình) và có hẳn một khu chun bán
các thực phẩm đặc trưng của người Quảng mà họ khơng thể tìm mua được tại bất cứ

các chợ lớn nào khác trong thành phố. Đó là một biểu hiện về sức mạnh vủa tính
cộng đồng vốn có trong mỗi người dân khi họ xa quê.
Hơn nữa, Đà Nẵng vốn có được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều biển, các khu
bảo tồn thiên nhiên như bán đảo Sơn Trà, khu Bà Nà – Núi Chúa... ngay gần thành
phố. Điều kiện giao thông và phương tiện ngày càng thuận lợi đã khuyến khích
người dân tham gia các hoạt động như tắm biển, dã ngoại, ... đặc biệt, là vào những
ngày hè. Các hoạt động như vậy đã góp phần thúc đẩy các hoạt động ngồi trời phát
triển, tạo một mơi trường tốt cho việc xây dựng mối liên hệ gần gũi giữa con người
với con người với nhau cũng như giữa con người với tự nhiên.
2.4 Điểm dừng quan trọng trong hệ thống các tuyến du lịch của địa
phương và cả nước :
3. Vai trò:
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của cả nước, trên trục giao thông Bắc
Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, và đường hàng không. Quốc lộ 14B nối
cảng tiên sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong tương lai sẽ nối hệ thống đường
xuyên Á qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma. Đà Nẵng là một trong những
cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước nói trên đến các nước vùng
Đông Bắc Á.
Những năm tới khi thực hiện tự do hóa thương mại và khu vực đầu tư
ASEAN thì vị trí địa lý của thành phố cũng là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận
lợi cho thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng duyên
hải, Tây Nguyên của cả nước với nước ngồi, là tiền đề quan trọng góp phần thúc
đẩy các ngành kinh tế phát triển.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU :
1. Điều kiện tự nhiên :

Vị trí khu đất Quy hoạch nằm ở khu ven biển Tây Bắc, thuộc phường Xuân
Hà, quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng. Địa hình đồng bằng ven biển. Khí hậu và thổ
nhưỡng nói chung giống với đặc điểm chung điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng.
Được định hướng phát triển không gian đô thị theo hướng du lịch nghỉ
dưỡng, trung tâm thương mại dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển, phát triển
các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung mật độ trung bình.
Định hướng thiết kế đơ thị: kiểm sốt không gian cảnh quan dọc tuyến
ven biển, phát triển khu đô thị mật độ xây dựng thấp, tầng cao trung bình.
1.1 Vị trí khu đất :
Phường nằm ở vị trí Tây Bắc của quận Thanh Khê.
Phía Đơng: giáp phường Tam Thuận.
Phía Tây: giáp phường Thanh Khê Đơng.
Phía Nam: giáp 2 phường Hịa Khê và Chính Gián.
Phía Bắc: giáp vịnh Đà Nẵng.
Năm 1975 phường Xuân Hà được tách ra từ phường Hà Tam Xn.


Diện tích: 0,81 km2



Dân số: dân số trung bình 20.950 người (năm 2009)

1.2 Đặc điểm địa hình :
Địa hình đồng bằng ven biển, tương đối bằng phẳng, có độ dốc hướng về
phía bờ biển.
1.3 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn :
Hồn lưu khí quyển có vai trị quan trọng trong việc hình thành khí hậu Đà
Nẵng và là nguyên nhân cơ bản làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa. Mùa
mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

Theo địa hình, Đà Nẵng có thể chia ra 2 vùng khí hậu: (1) vùng khí
hậu đồng bằng ven biển, (2) vùng khí hậu trung du, miền núi. Vùng (1) có nền nhiệt
độ cao, khơ hạn xảy ra từ tháng 2÷8 và mưa lớn diễn ra từ tháng 9÷12. Vùng (2) có
nền nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa nhiều hơn so với vùng (1) và là vùng
thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ quét.
Khu đất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng ven biển của thành phố.
Mang các đặc điểm tính chất khí hậu của vùng này.
Nhiệt độ khơng khí


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Nhiệt độ khơng khí trung bình năm ở Đà Nẵng từ 25÷26°C. Mùa
đơng, nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng ven biển từ 21,5÷22°C, ở vùng núi cao
từ 12÷19°C. Mùa hạ, nhiệt độ khơng khí trung bình 29°C ở vùng đồng bằng ven
biển và từ 19÷26°C ở vùng núi cao.
Phân tích số liệu nhiệt độ trung bình ở Đà Nẵng trong thời kỳ
1976÷2006 chúng tơi nhận thấy có sự gia tăng đáng kể của nhiệt độ khơng khí trung
bình trượt 5 năm.
Tốc độ gió
Hướng gió thịnh hành ở Đà Nẵng: từ 9 đến tháng 3 là hướng Bắc,
Đông và Tây−Bắc; từ tháng 4 là hướng Đông; và từ tháng 5 đến tháng 8 là hướng
Đơng và Tây−Nam.
Tốc độ gió 20m/s và 40m/s có tần suất tương ứng là 4% và 2%. Từ
1976÷1995, có 3 lần tốc độ gió > 30m/s xảy ra vào các năm 1986, 1996 và 2007.
Từ 1996÷2006, mức biến đổi tốc độ gió cao hơn so với giai đoạn từ
1976÷1996.
Lượng mưa
Mùa mưa diễn ra từ tháng 9÷12 với tổng lượng mưa năm từ

2.000÷2.700mm. Phân bố lượng mưa khơng đều theo tháng (40÷60% lượng mưa
năm tập trung vào các tháng 10 và 11) và theo địa hình (đỉnh Bà Nà có lượng mưa
5.000 mm/năm). Mùa khơ (tháng 1÷8) có lượng mưa thay đổi theo thời gian: từ
tháng 1÷4 có tổng lượng mưa rất nhỏ (8%); các tháng 5, 6 có mưa tiểu mãn; tháng 7
và 8 ít mưa có gió Tây−Nam khơ nóng nên đây là thời kỳ khơ hạn trong năm, đồng
thời cũng là thời điểm xảy ra xâm nhập mặn ở các dịng sơng.
Bão
Hàng năm, có 1 cơn bão hay áp thấp nhiệt đới có gió từ cấp 6 trở lên ảnh
hưởng đến Đà Nẵng. Đường đi của các cơn bão trong những năm gần đây6 (hình 3)
rất khó dự đốn.
Ngày 01/10/2006, bão Xangsane (lớn nhất trong 70 năm qua) đã đi vào Đà
Nẵng7 (hình 4) và tàn phá nhiều cơng trình, tổng thiệt hại lên đến 5.300 tỷ đồng, 35
người thiệt mạng, hơn 10.000 hộ gia đình (≈ 40.000 người) phải sơ tán ra khỏi nhà
đến nơi trú ẩn an tồn.
Dịng chảy lũ lụt
Dịng chảy trong năm tập trung trong mùa mưa (từ tháng 9÷12), trong đó
dịng chảy lũ lại tập trung chủ yếu trong tháng 10, 11 (tổng dòng chảy trong các
tháng mùa lũ chiếm từ 70÷80% tổng lượng dịng chảy trong năm). Lũ thường xuất
hiện vào các tháng 10, 11 với cấp báo động 2, 3 chiếm 80% tổng số trận lũ năm.
Trung bình mỗi năm, Đà Nẵng có 3 trận lũ xảy ra trên các đoạn sông ở khu vực
Tây−Nam của thành phố (khu vực tiếp giáp với Quảng Nam có sơng n đổ vào).


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Triều cường
Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều. Thời
gian nhật triều trong tháng là khoảng 20 ngày với biên độ nhật triều từ 1,2÷1,5 m.
Vào mùa mưa, các trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự

chênh lệch từ 0,4÷1.0 m giữa đỉnh triều với mực nước sông cao nhất.
2 Hiện trạng môi trường thiên nhiên và cảnh quan khu đất nghiên cứu :
2.1 Mặt nước :
- Một số khu vực mặt nước biển bị ơ nhiễm do người dân khơng có ý thức,
xả rác ra biển, và hệ thống ống nước thải xả thẳng ra bờ biển
- Thiếu mặt nước điều hòa vi khí hậu trong khu dân cư
- Việc tự do đánh bắt, đậu dỡ tàu thuyền bừa bãi trên biển làm mất mỹ quan
- Mặt nước chưa được khai thác hợp lý với tiềm năng du lịch biển của khu
vực
2.2 Cây xanh :
- Cây xanh ven biển hiện trạng chủ yếu là cây xanh tự nhiên, diện tích cỏ dại
và bèo xanh chiếm phần lớn. Một số mảng cây dương được trồng nhưng chưa được
chăm sóc cẩn thận.
- Cây xanh được sử dụng chưa khai thác các loại cây địa phương. Mật độ cây
xanh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về cảnh quan và hạn chế tác động có hại của
môi trường.
2.3 Hiện trạng giao thông và bãi đỗ xe :
- Hệ thống bãi đỗ xe còn hạn chế, ảnh hưởng đến giao thông chung.
- Hệ thống giao thông chưa hợp lý, là một quá trình hình thành tự phát. Mạng
lưới giao thông là một hệ thống đường không thẳng góc, được hình thành bởi các
con hẻm nhỏ và vừa ( kích thước từ 1,5 – 3m) phát triển một cách có ngẫu hứng và
có rất nhiều hẻm cụt (túi hứng gió).
2.4 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật :
- Nước thải chưa được xử lý.
- Chưa có sự phát triển đồng bộ giữa hệ thống kỹ thuật và giao thơng.
- Chưa khai thác hệ thống ánh sáng trang trí.
2.5 Kiến trúc, cơng trình :
- Các cơng trình được xây dựng đều rời rạc, chưa có sự hài hồ chung do xây
dựng có q nhiều giai đoạn.
- Cơng trình xây dựng khơng đảm bảo khả năng ứng phó với bão.

2.6 Chức năng :


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

- Là khu ở của dân cư phường Xuân Hà.
- Do chưa hoàn thiện toàn bộ hệ thống chức năng của khu vực nên sử dụng
chưa khai thác được các yếu tố thương mại và du lịch.
3. Các cơng trình hiện trạng :
- UBND Quận Thanh Khê
- UBND phường Xuân Hà
- Chùa Thanh Hà
- Chùa Thạch Quang
- Bệnh viện Bình Dân
- Xí nghiệp may Xuân Hà
- Công ty Xây dựng số 5
- 1 số cơ sở giáo dục, trường học
III. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT
KẾ :
1.1 Tổng quan về mơ hình tổ chức các khu dân cư trên thế giới và trong
nước, được tổ chức theo các chức năng chính như sau:
- Phục vụ nhu cầu ở:
- Là nơi con người sinh hoạt trong gia đình ngồi giờ lao động. Ngồi việc
sinh hoạt trong gia đình, người dân đơ thị cũng cần có mối quan hệ giao tiếp trong
cộng đồng khu vực. Bên cạnh đó, vấn đề hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật là
những vấn đề lớn quyết định đến chất lượng sống của người dân trong khu ở.
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động:
- Nghỉ ngơi giải trí là một chức năng quan trọng của đơ thị nói chung và khu
ở nói riêng. Theo quỹ thời gian nghỉ ngơi giải trí, hoạt động được chia làm 3 mức

khác nhau: nghỉ hàng ngày, nghỉ hàng tuần và nghỉ ngơi – giải trí ở xa nơi ở, xa đơ
thị cư trú, ở những nơi có các địa hình lịch sử, danh lam thắng cảnh v..v
- Với quy mô của khu ở, đơn vị ở, nhu cầu nghỉ ngơi của người dân chỉ ở
mức hàng ngày. Vì vậy, cần phải tổ chức các cơng trình cơng cộng phục vụ nhu cầu
nghỉ hàng ngày như các công viên, vườn hoa, câu lạc bộ sinh hoạt cho các lứa tuổi...
nhằm tạo điều kiện cho người dân được tái tạo sức lao động sau một ngày làm việc
và học tập.
2. Những điều kiện thuận lợi để tiến hành QH-XD-KDC :
2.1 Những thuận lợi xây dựng :
- Các cơng trình cơng cộng phục vụ khá đầy đủ và chắc chắn.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

- Phù hợp với tinh thần các văn bản về định hướng phát triển kinh tế-xã hội
cũng như định hướng không gian đô thị.
- Tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành chạy qua khu dân cư.
- Là một phần trong khu trung tâm cũ.
2.2 Điều kiện địa lý, nhân văn phù hợp :
- Có vị trí địa lý, lịch sử chính trị quan trọng là vị trí trong trung trung tâm
cũ.
- Có tuyến giao thơng đường bộ, đường thuỷ...thuận lợi
- Sẵn có những cơ sở hạ tầng nếu được đầu tư cải tạo, nâng cấp phát triển sẽ
tạo ra một môi trường đầu tư có hiệu quả.
2.3 Có một tiềm năng du lịch lớn:
Đến với Tp.Đà Nẵng, điều gây ấn tượng với du khách là bầu khơng khí hết
sức trong lành và mát mẻ mà khơng phải thành phố nào cũng có được. Thành
phố có dịng sơng Hàn thơ mộng nằm n bình, êm ả để du khách có thể dạo bộ
hoặc ngồi tĩnh lặng ngắm dịng sơng hiền hịa trơi. Hằng đêm du khách có thể ngồi

trên du thuyền cùng gia đình tận hưởng cảm giác bồng bềnh và hơi mát của sóng
nước....Nơi đây còn nổi tiếng với những cây cầu xinh đẹp như cầu Sông Hàn, cầu
Thuận Phước, cầu Rồng...Hàng năm cũng chính trên dịng sơng Hàn là nơi tổ chức
các sự kiện như Lễ hội pháo hoa quốc tế, đua thuyền...
Đà Nẵng cịn có khu du lịch Bà Nà, quanh năm khí hậu ơn hồ, đây thực sự
là một khu nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình. Núi Ngũ Hành Sơn hay núi Non
Nước là một thắng cảnh nổi tiếng cũng nằm trên địa phận phường Hòa Hải, quận
Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam ngay
trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Hay những núi đá vơi nằm rải rác trên diện tích
khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi
ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa
chiền bên trong...
Cách trung tâm Tp. Đà Nẵng khoảng 7km cịn có bán đảo Sơn Trà có diện
tích gần 4400ha, hiện đang được xây dựng thành một số khu du lịch với những bãi
tắm thơ mộng, có nơi thích hợp với du lịch mạo hiểm hoặc du lịch lặn và vùng biển
bao quanh Sơn Trà trong tương lai là một trong 15 khu bảo tồn biển quốc gia. Ở
Bán đảo Sơn Trà du khách có thể ngâm mình dưới làn nước mát trong xanh trên
những bãi tắm tuyệt đẹp với nhiều quẩn thể san hơ gần bờ. Ngồi ra, ở đây du
khách cịn được thưởng thức nhiều món đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt
heo rất đặc trưng của vùng miền, cùng hải sản tươi ngon; tham gia các sự kiện du
lịch lớn như: cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi dù bay quốc tế...


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Với những lợi thế của mình, theo thống kê của ngành du lịch, chỉ tính riêng
đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hàng năm của Tp. Đà
Nẵng đạt 22% (tăng 8% so với kế hoạch đề ra), từ 774.000 lượt (năm 2006) lên
1.770.000 lượt (năm 2010). Doanh thu du lịch bình quân hàng năm đạt 25% (tăng

7% so với kế hoạch), từ 435 tỷ đồng (năm 2006) lên 1.239 tỷ đồng (năm 2010). Thu
nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng từ 958 tỷ đồng (năm 2006) lên 3.097 tỷ đồng
(năm 2010).
Hiện nay Tp. Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang
đơ thị, các cơng trình cơng cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy
mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng
hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai
các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết
hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam...Bên cạnh
đó, việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến
lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần...
Trong phương hướng phát triển du lịchTp.Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015,
ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định 3 đích cụ thể là: phát triển du lịch biển, nghỉ
dưỡng và du lịch sinh thái; phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê,
làng nghề; và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Ngành du lịch
Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón được 4 triệu lượt khách du
lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng
trưởng lượng khách bình quân hàng năm đạt 18%. Thị trường khách du lịch quốc tế
trọng điểm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc); Đông Nam Á (Singapore, Malayxia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức,
Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Doanh thu du lịch
đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình qn 23%, nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào
GDP của thành phố từ 5,12% lên 7%.
3. Lý thuyết về quy hoạch cải tạo khu dân cư :
3.1 Phương pháp cải tạo và vai trị của cơng tác cải tạo đô thị:
- Tận dụng điều kiện hạ tầng và kiến trúc cơng trình đã có sẵn, xây dựng mới
đáp ứng nhu cầu hiện tại và dự báo sự phát triển trong tương lai.
- Gìn giữ và phát huy si sản đô thị và kiến trúc, di sản phi vật thể của các
cộng đồng dân cư.

- Tiết kiệm quỹ đất xây dựng đô thị.
- Bảo vệ vành đai xanh xung quanh các thành phố.
3.2 Một số khuynh hướng trong quy hoạch cải tạo đô thị.
- Khuynh hướng “phá bỏ cơng trình cũ – xây dựng cơng trình mới” :


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Khuynh hướng này thường được áp dụng trong trường hợp khu đất quy
hoạch q xuống cấp, các cơng trình được đánh giá khơng còn giá trị thẩm mỹ, lịch
sử hoặc giá trị sử dụng khơng cịn phù hợp với điều kiện hiện tại và trong tương lai.
Một số ví dụ thường thấy là việc xóa bỏ các khu nhà ổ chuột trong đơ thị để xây
dựng các khu dân cư có tiêu chuẩn phù hợp hơn như dự án giải tỏa xây dựng mới
khu Nhiêu Lộc Thị Nghè hoặc dự án đại lộ Đơng Tây, v.v
- Khuynh hướng “ xen cấy cơng trình mới bên cạnh cơng trình cũ”:
Đây là khuynh hướng kết hợp yếu tố hiện hữu và yếu tố mới, có quan tâm
đến tính liên tục về khơng gian và thời gian của khu đất. Khuynh hướng này được
áp dụng rộng rãi tại các trung tâm đô thị nhiều thành phố trên thé giới hiện nay. Ví
dụ như việc xây dựng xen cấu tòa kim tự tháp thủy tinh tại khu bảo tàng Louvre
(Paris) với việc sử dụng tương phản vật liệu đá truyền thống và vật liệu kính hiện
đại, hay như việc xây dựng các tòa tháp mới lặp lại mơ típ phân vị mặt đứng của các
cơng trình hiện hữu ở xung quanh nhiều khu ở trung tâm Paris, v.v
- Khuynh hướng làm mới trên cơ sở cơng trình cũ:
Đây là khuynh hướng chỉnh trang cơng trình cũ, giữ lại những thành phần
còn giá trị và mang đến cho cơng trình một dáng vẻ kiến trúc mới. Đơi khi chức
năng cơng trình có thể thay đổi theo sáng tạo của người kiến trúc sư. Khuynh hướng
này được áp dụng ở các nước phương Tây trong việc tận dụng lại các nhà xưởng cũ
làm văn phòng làm việc, nhà ở, căn hộ... Ở Việt Nam, phương pháp này cũng được
sử dụng nhiều, do điều kiện tài chính hạn chế, việc xây dựng mới quá tốn kém.

4. Lý thuyết về bố cục :
4.1 Bố cục khép kín: riêng biệt thuận lợi cho giao tiếp. Không gian động
tĩnh rõ ràng thuận tiện cho quản lý và bảo vệ, thơng thống kém.
4.2 Bố cục theo dãy : thuận tiện cho sử dụng, thông thống tốt, khơng phân
biệt rõ khơng gian động tĩnh, nhịp điệu buồn tẻ.
4.3 Bố cục mở : không gian hài hồ phong phú, có sự chuyển tiếp động tĩnh
thơng thống tốt dễ quản lý, cần diện tích lớn
4.4 Bố cục tự do: không gian sử dụng phong phú sinh động thuận tiện cho
giao thơng, toạ nhiều sắc thái riêng, khó quản lý và bảo vệ, khơng chủ động được
hướng gió
4.5 Bố cục phân tán : riêng biệt, thuận lưọi cho giao tiếp, khơng gian động
tĩnh rõ ràng, thơng thống tốt, không thuận tiện cho quản lý và bảo vệ
4.6 Bố cục tập trung : Riêng biệt, thuận tiện cho giao tiếp, không gian động
tĩnh rõ ràng, thuận tiện cho quản lý bảo vệ, thơng thống kém
4.7 Bố cục kết hợp : không gian sử dụng phong phú, sinh động, thuận tiện
cho giao thơng, có nhiều sắc thái riêng, khó quản lý, bảo vệ, khơng chủ động hướng
gió.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

5. Thành phần của ngơn ngữ kiến trúc :
- Các hình thái hình học: điểm, tuyến, diện, hình khối.
- Khơng gian và thời gian.
- Ánh sáng, bóng đổ, màu sắc, chất liệu, cấu tạo vật chất.
- Kết hợp ngôn ngữ kiến trúc và ngơn ngữ nghệ thuật tạo hình và ngành
khác.
6. Các khái niệm liên quan đến thẩm mỹ kiến trúc :
- Hình ảnh kiến trúc, bộ phận và tổng thể kiến trúc

- Cá tính, đặc điểm, phong cách của tác phẩm kiến trúc
- Truyền thống và đổi mới
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong nghệ thuật
7. Lý thuyết về hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch:
- Lưu tuyến (path): Trong đơ thị, lưu tuyến có hai loại, đó là đường giao
thông và hành lang liên hệ thị giác như tuyến cảnh quan, đường viền của các tòa
nhà... Lưu tuyến là yếu tố cơ bản để con người nhận thức đô thị, các nhân tố khác
đều phát triển men theo lưu tuyến. Khi con người men theo lưu tuyến, chuyển dịch
và quan sát, lưu tuyến tạo nên một hình ảnh liên tục có tác dụng đinh hướng đối với
con người. Đối với thành phố Đà Nẵng những tuyến cảnh quan ven sông, ven biển
là những yếu tố mạnh tạo nên hình ảnh đơ thị.
- Khu vực (distric): Một khu vực được hình thành bởi những đặc trưng hình
thái và cơng năng sử dụng của nó và có sự cách biệt rõ ràng đối với các khu vực
khác nhau như khu ở cao tầng, khu nhà ở ... hoặc hình thành bởi những đặc trưng
văn hóa xã hội.
- Cạnh biên (edge): Là ranh giới của một khu vực hay giữa những khu vực,
là thành phần tuyến tính được biểu hiện ra thơng qua những hình thái tự nhiên hay
nhân tạo. Nó biểu hiện cho phạm vi và hình dáng của khu vực như dải cây xanh, bờ
sông, mặt đứng đường phố... Trong điều kiện thành phố Đà Nẵng, cạnh biên là yếu
tố nhận diện khu vực và trong nhiều trường hợp các khu vực thường có một cạnh
biên hịa nhập với tự nhiên, hình thành nên sự giao hịa và xen lẫn giữa các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo.
- Nút (node): Là các tiêu điểm có tính chiến lược, là những điểm quan trọng
hoặc nơi con người phải đi qua trong cuộc sống hàng ngày. Đa số nút là nơi giao cắt
giữa các tuyến đường giao thông, nơi chuyển hướng của đường sá, nơi thay đổi cấu
trúc không gian. Nút là nhân tố quan trọng để con người nhận thức đơ thị. Tầm
quan trọng của nó biểu hiện ở chỗ nó là nơi tập trung một số cơng năng hoặc đặc
trưng nhất định. Nút có tầm quan trọng lớn, qua các nút con người có thể cảm nhận
đặc trưng của khu vực, cho nên nút còn được gọi là hạt nhân của đô thị.



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

- Cột mốc (landmark): Là hình ảnh đột xuất gây ấn tượng mạnh, bao gồm các
đột xuất địa hình địa mạo tự nhiên, những cây cối hình dạng đặc thù, những cơng
trình kiến trúc và đơ thị mang hình tượng đặc trưng rõ rệt... Trong thiết kế cảnh
quan cột mốc mang tính dẫn hướng, tạo sự nhận biết về phương hướng vị trí trong
khu vực, là một loại ký hiệu của cấu trúc đơ thị.
Những nhân tố trên tạo nên hình ảnh đơ thị và hợp thành bản sắc của đô thị.
Tuy nhiên các nhân tố nói trên khơng tồn tại một cách cơ lập mà đan xen, hịa hợp
nhau một cách có quy luật, cấu thành nhận thức của dân cư đối với mơi trường hình
thể đơ thị.
IV. Đánh giá hiện trạng theo phương pháp SWOT :
1. Đánh giá hiện trạng :
1.1 Điểm mạnh (Strengths):
- Thuộc khu trung tâm thành phố cũ. Các cơng trình cơ sở hạ tầng tương đối
đầy đủ.
- Là nơi giàu truyền thống văn hóa với nhiều miếu thờ, lễ hội cầu ngư, lễ hội
thờ cúng cá ông voi, thờ cúng cô bác đã chết trong các trận bão biển trước đây.
- Có các trục đường lớn đi qua, thuận lợi phát triển...Nguyễn Tất
Thành, Trần Cao Vân, Hà Huy Tập ...
- Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên phong phú, với đường bờ biển dài
và đẹp. Đang được khai thác du lịch, đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Hệ thống mạng lưới giao thông ngoằn ngoèo, đán chéo và khơng
thẳng góc phù hợp với quy hoạch chống bão.
1.2 Điểm yếu (Weaknesses) :
- Cơng trình xây dựng khơng theo quy định, quy hoạch manh mún. Do đó
khơng tạo được cảnh quan đặc trưng cho khu phố. Dẫn đến sự phát triển khơng hịa
hợp.

- Chưa khai thác được yếu tố bản sắc của làng chài, đánh mất đi giá trị
văn hóa.
- Mật độ xây dựng q cao, khơng có không gian mở cho người dân.
- Phần bờ biển khai thác chưa hợp lý...
- Hệ thống giao thơng được hình thành với các con hẻm nhỏ và vừa,
phát triển một cách ngẫu hứng và có nhiều hẻm cụt (túi hứng gió).
- Nhà ở của dân phần lớn là nhà tự xây ( cơ bản là nhà ống và nhà
ngang) trên nền tảng kinh nghiệm tự có của người dân, với vật liệu và thợ xây địa
phương. Các căn nhà này thiếu kỹ thuật và thiếu sự tính tốn đảm bảo bền chắc, an
toàn chống bão.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

- Cây xanh thiếu hụt trầm trọng, rừng phòng hộ chưa phát huy được
tính hiệu quả.
1.3 Cơ hội (Opportunities):
- Nằm trên trục đơ thị ven biển của thành phố.
- Các chính sách ưu tiên của thành phố và quốc gia
- Sự ủng hộ nhân dân khu phố và các ngành các cấp
- Xu hướng phát triển của xã hội, con người muốn về lại với thiên nhiên
1.4 Thách thức (Threats) :
- Việc chọn lọc các yếu tố, mơ hình để xây dựng và phát triển bền vững
- Việc xúc tiến phát triển thành phố chú trọng đến việc bảo tồn, tái sinh cảnh
quan, sinh thái là vấn đề còn tồn tại chủ yếu của khu quy hoạch, đồng thời bảo tồn,
phát huy giá trị lịch sử, văn hóa tự nhiên là việc rất quan trọng.
- Xây dựng, định hướng phát triển kiến trúc quanh khu vực theo
hướng dễ tiếp cận ra biển, thân thiện với con người.
- Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động và hiện đại. Kiến trúc hiện đại

vừa phù hợp với thời đại vừa phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của miền
Trung là năm nào cũng mưa bão lớn và đang ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí
hậu.
2. Đề xuất:
- Giữ lại các cơng trình cơng cộng hiện trạng.
- Chuyển đổi một số cơng trình nhà máy, xí nghiệp thành cơng viên, mảng
xanh.
- Cố gắng khơng làm thay đổi vị trí đường bộ có sẵn mà chỉ phá bỏ
các hẻm cụt và một số hẻm khơng đảm bảo vệ sinh thơng gió.
- Bảo tồn những nhà có kiến trúc kiên cố, khơng nằm trên những con
hẽm cụt.
- Ngay cả khi cần tiến hành xây dựng lại, thì để có thể thuận tiện cho
cơng việc, ta sẽ quy hoạch xây lại sao cho tận dụng được ranh giới đất quy hoạch
hiện tại.

C - GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
I. Ý TƯỞNG :
Hình thành khơng gian kiến trúc cảnh quan nhằm cung cấp các tiện ích
mơi trường sống, đáp ứng đầy đủ việc làm cho dân cư địa phương. Xây dựng xã hội
mang tính cộng đồng cao, thân thiện bản sắc, nâng cao nhu cầu du lịch nghỉ ngơi,


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

giải trí ... cho người dân thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang
làm mơi trường sống ngày càng xấu đi.
1. Kế thừa và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của khu vực.
Xây dựng trục cảnh quan ven biển là chỗ dựa tinh thần cho người dân trong
khu phố.

Bảo tồn, tái sinh cảnh quan, sinh thái.
Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa làng chài.
2. Tạo khơng khí sơi động và nhộn nhịp cho khu phố.
Bố trí một khơng gian chức năng mở cao, chuyển đổi không gian, tạo một
khu phố quay mặt ra phía biển.
Tạo ra các trung tâm thương mại, văn hóa mới dọc theo mạng lưới phố đi bộ
và ven đường giao thơng chính.
“ khơng gian đường phố đi bộ vui nhộn” cho người dân thường và khách du
lịch có thể dạo bộ một cahcs thoải mái.
3. Tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng cho dân cư trong làng chài.
Bố trí các khu ở tập trung xung quanh khơng gian mở , giảm diện tích bê
tơng hóa... tăng diện tích cây xanh, thảm cỏ, sân chơi thiếu nhi, sân phục vụ sản
xuất, sinh hoạt láng giềng.
Hình thành khơng gian tâm linh, đảm bảo các địa điểm phục vụ lễ hội cầu
ngư, cũng như trưng bày triển lãm giá trị văn hóa làng nghề, nhằm bảo tồn các yếu
tố truyền thống và thu hút khách du lịch.
Tăng cường giao tiếp cộng đồng bằng hệ thống quãng trường biển, công viên
trung tâm, hành lang đi bộ, sân chơi, bãi tắm, khu vực thể thao cộng đồng...
Bố trí một khu vui chơi giải trí ven biển với nhiều loại hình hoạt động, để
đảm bảo thu hút khách du lịch.
4. Xây dựng khu ở thành một đợn vị “Làng chống bão”.
Tận dụng vùng bờ biển bao quanh làm lá chắn mềm cho khu ở bằng cách
quy hoạch rừng phịng hộ kết hợp các khơng gian cơng cơng.
Tận dụng hình thức giao thơng hiện tại để quy hoạch mạng lưới giao thông
hợp lý và thuận lợi hơn.
Xóa bỏ các hẻm cụt (túi hứng gió) để giao thông trở nên thông suốt.
Tạo được các trục đường cảnh quan hướng ra biển.
Nhà ở nên xây dựng thấp tầng để thích nghi tốt hơn với gió bão. Liên kết
các kết cấu khung chịu lực của từng cơng trình riêng biệt thành từng nhóm nhà.
Các cơng trình đơn lẻ, trung và cao tầng sử dụng các hình dạng hình học và

các khung kết cấu có khả năng chống chịu với bão và siêu bão.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

5. Cơ sở hạ tầng xanh
Giải quyết các vấn đề về nhiệt, hiệu ứng nhà kính. Dựa trên hình dạng 3D
của tường và mái nhà, phủ xanh các thành phần. Chia nhỏ các mảng bê tơng. Thốt
nước mặt tự nhiên...
Duy trì đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường đơ thị. Thốt
và thu gom nước mưa.
II. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ :
1. Khu ở được cải tạo nhằm mục đích gìn giữ, khai thác, tái hiện và phát huy
giá trị của văn hóa làng chài truyền thống nơi đây.
2. Là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm của khu dân cư với khu vực quảng
trường lớn nằm trên trục đường biển Nguyễn Tất Thành
3. Khu ở là không gian sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi tích cực
cho người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
4. Khu ở còn là nơi giới thiệu quảng bá hình ảnh đặc trưng của thành phố
biển Đà Nẵng.
5. Khu ở cịn tạo được mơi trường sống, sinh hoạt và làm việc cho người dân
trong khu dân cư, đặc biệt là người dân làng chài Xuân Hà. Bên cạnh đó cịn tạo
điều kiện bn bán nhỏ lẻ cho người dân.
6. Khu dân cư cũng là một điểm du lịch thú vị của thành phố, đem lại nguồn
thu cho các dịch vụ du lịch, thương mại, buôn bán của người dân trong khu ở, phát
triển đời sống tinh thần và vật chất của người dân trong vùng.
III. CÁC CẤU TRÚC CHÍNH TRONG KHU DÂN CƯ :
Khu dân cư là một quần thể thống nhất, hài hoà với các nội dung chính như
sau:

1. Khu vực quảng trường, cơng viên ven biển
Tạo sự sôi động, nhộn nhịp ven biển bằng cách đảm bảo khơng gian quảng
trường lớn trơng ra biển.
Bên cạnh đó cịn có các khơng gian vui chơi giải trí, bãi tắm, bãi tập thể dục thể
thao, cắm trại ...
2. Khu vực chức năng mới, thương mại dịch vụ
Xây dựng công trình thương mại, dịch vụ - văn hóa, mua sắm...
Hình thành trục cảnh quan hướng về phía biển.
3. Khu cơng viên trung tâm
Tạo ra các không gian sinh hoạt cộng đồng, là nơi thư giãn, giải trí, phục hồi sức
lao động của dân cư quanh khu vực.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2009-2014
CẢI TẠO KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG XUÂN HÀ (Cụm dân cư ven biển thích ứng biến đổi khí hậu)

Mang lại hệ sinh thái mới cho khu ở, cải thiện vi khí hậu khu dân cư.
4. Khu dân cư kết hợp không gian sinh hoạt cộng đồng
Cải tạo và xây mới những cơng trình xuống cấp. Tạo thành các khối nhà chống
bão.
Giải phóng mặt bằng, hình thành sân chung. Phục vụ sản suất, kết hợp nghỉ ngơi
thư giãn ...Định hướng bản sắc khu dân cư
5. Khu chung cư
Hệ thống chung cư trung tầng (9-10 tầng) được quy hoạch xây dựng giúp tái định
cư trong quá trình cải tạo.
6. Tuyến phố nhà ở kết hợp thương mại, tuyến phố đi bộ
Tạo khơng khí nhộn nhịp bởi hàng quán. Là nơi thu hút khách du lịch và người
dân lân cận đến với khu ở. Không gian phố mua sắm tấp nập.
Là điểm nhấn của khu dân cư lúc đêm xuống, với hệ thống chiếu sáng đa dạng,
có điểm nhấn, thu hút điểm nhìn.

7. Khu vực cơng trình cơng cộng hiện trạng
Cải tạo mảng xanh, cây xanh. Cố gắng giũ nguyên chức năng và hình thức kiến
trúc.
8. Các cơng trình tơn giáo
Cải tạo cảnh quan, cây xanh, hình khối các cơng trình xung quanh.

III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
1. Cơ cấu sử dụng đất :
1.1 Phương án so sánh :
1.1.1 Ưu điểm:
- Giao thông mạch lạc, rõ ràng
- Giữ gìn được cảnh quan ven biển
- Khai thác tối đa quỹ đất
1.1.2 Nhược điểm :
- Khó khăn trong việc di dời giải tỏa, xây dựng lại hệ thống kỹ thuật hạ tầng
đô thị quá tốn kém.
- Thay đổi lối sinh hoạt hiện tại của khu dân cư.


×