Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

các mẹo nhỏ khi làm đề thi trắc nghiệm đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.26 KB, 4 trang )

Những mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm
Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007, Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng hình thức thi
trắc nghiệm khách quan đối với các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học. Nhiều thí sinh
(TS) hiện đang rất hoang mang, lo lắng bởi trong khoảng thời gian 60 phút thi tốt nghiệp phải làm
40 câu hỏi và trong 90 phút thi tuyển sinh phải hoàn thành tới 50 câu hỏi.
Kỹ năng làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ làm bài và chất lượng bài thi
của TS. Nắm được kỹ năng này, cộng với nền kiến thức tốt, TS hoàn toàn có thể hoàn thành bài
thi trắc nghiệm một cách chính xác nhất trong đúng thời gian quy định?
Một phút rưởi cho mỗi câu trả lời
Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và đòi hỏi tính toán. Chỉ có điều bài tập trong
câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ
bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán lớn hơn.
Đối với mỗi câu hỏi, TS sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Tuy nhiên, sẽ có
những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, thuần lý thuyết trong sách giáo khoa, TS không cần
đến 1 phút mà có thể trả lời ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân
tích, tổng hợp, suy luận mới hoặc những bài toán cần có sự tính toán. Thông thường những câu
này phải mất tới gần 5 phút. Nếu tính cả 4 phương án thì có thể thời gian tìm đáp án phải lên tới 8
đến 10 phút.
TS cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần
hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.
Với đề thi tuyển sinh, sẽ có khoảng 10 câu dành cho học sinh giỏi dùng để phân loại TS.
Cả đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đều có phần kiến thức của cả 3 năm THPT, trong đó trọng tâm
là chương trình lớp 12. Theo một số nhà giáo giàu kinh nghiệm thì số lượng câu hỏi thuộc về
phần kiến thức lớp 12, 11, 10 thường theo tỉ lệ khoảng 5-3-2. Vì thế, TS cần phải nắm thật chắc
toàn bộ chương trình lớp 12, đồng thời không quên ôn lại kiến thức của hai năm trước đó.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm, bộ đề thi trắc
nghiệm. Mỗi môn có tới vài chục đầu sách hướng dẫn khiến TS "loạn", không biết phải ôn tập
theo cuốn nào.
Trong lúc này, TS không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đã chọn cuốn
sách nào thì nên "trung thành" với cuốn đó và làm hết toàn bộ các đề trong sách. Nhưng quan
trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởi thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải


dài trên diện rộng. Khi có kiến thức bao trùm cả chương trình, TS có thể làm được bất cứ đề thi
nào.
Dùng bút chì đúng cách
Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), TS phải điền ngay vào các mục
từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi thi, môn thi, ngày
thi). Sau khi nhận đề, TS phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền
bằng bút bi hoặc bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài
làm đều phạm quy.
Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các câu hỏi có
được in rõ ràng không. TS không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời trên phiếu TLTN.
TS trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc D. Nên
dùng loại bút chì mềm (2B, 6B ) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ, đề phòng trường
hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng
để tô đen nhanh.
Khi tô các ô tròn, TS phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao nhưng tuyệt
đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, TS dùng tẩy, tẩy thật sạch ô
cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không
được chấm điểm.
TS nên để phiếu TLTN bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu trắc
nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời
được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầm sang dòng
của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dây chuyền toàn bộ các câu
sau đó.
Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng
Khi làm bài thi, TS nên chia câu hỏi thành 3 nhóm. Nhóm 1 là câu hỏi mà TS có thể trả lời được
ngay. Nhóm 2 là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Nhóm 3: là những câu hỏi còn
phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì TS cần đọc kỹ dành thêm thời gian
Ngay khi nhận đề thi, TS nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút và lựa chọn
những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thời đánh dấu những câu chưa
làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa để giải quyết những câu đã bỏ qua. Lưu ý là

trong số những câu của vòng 2, TS vẫn nên chọn các câu dễ hơn để làm trước, những câu quá khó
vẫn tiếp tục gác lại để vòng ba.
Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên TS không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu
hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại
bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi gút lại được 2 phương án, cơ hội sẽ là 50/50. Nếu
khi ấy vẫn chưa có đáp án thì TS buộc phải lựa chọn theo cảm tính.
Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên
đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, TS có thể trả lời đúng còn nếu trả lời
sai thì cũng không bị trừ điểm
Trong 12 năm học phổ thông, các bạn đã trải qua rất nhiều các bài kiểm tra cũng như các
kì thi. Vậy các bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân mình? Bạn có cảm
thấy lo lắng khi kì thi đại học đang đến gần không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các
bạn một số mẹo nhỏ để giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới của mình.
• Điều đầu tiên các bạn cần ghi nhớ đó là đừng cố gắng hoàn thành một câu
hỏi trước khi chuyển sang một câu hỏi tiếp theo. Điều này là rất quan trọng. Nếu
bạn tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu (hay chưa thể trả lời
được) tức là bạn đang tự gây ra cho mình ít nhất hai khó khăn sau:
- Mất thời gian: Bạn phải nhớ rằng, mỗi một câu hỏi chỉ được 1 điểm, vì vậy, nếu bạn dành quá
nhiều thời gian cho một câu hỏi mà bạn không thể trả lời những câu hỏi sau đó thì bạn sẽ còn
mất nhiều điểm hơn rất nhiều. - Mất tinh thần: Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và sự lo lắng này rất có
thể sẽ làm bạn bị mất tập trung và do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.
• Thứ hai, bạn nên xem qua một lượt tất cả các câu hỏi và trả lời những câu
hỏi mà bạn cảm thấy chắc chắn câu trả lời của mình là đúng. Việc này sẽ giúp
các bạn thoải mái hơn và bản thân bạn cũng sẽ thấy tự tin hơn để tiếp tục làm
những câu hỏi khác.
• Xem lại toàn bộ bài kiểm tra một lần nữa để cố gắng tìm ra câu trả lời cho
những câu hỏi khó. Bây giờ bạn đã cảm thấy tự tin hơn vào mình và sự tự tin này
sẽ giúp bạn làm bài thi tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá tập trung vào
một câu hỏi.
• Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi

nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi
khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng,
trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính
những câu hỏi sau đó. Chúng tôi vẫn phải nhắc lại là, bạn nên hoàn thành bài kiểm
tra của mình (bỏ lại những câu hỏi khó, chưa trả lời được), sau đó dùng thời gian
còn lại để tiếp tục với những câu hỏi khó đó.
• Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để
thay đổi nó. Thông thường (tất nhiên không phải luôn luôn) khi chúng ta đã chắc
chắn về câu trả lời của mình, chúng ta thực sự không cần phải suy nghĩ nhiều về nó
nữa. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn
thay đổi ý kiến. Điều này rất hay xảy ra, vì vậy hãy hết sức chú ý nhé.
• Chọn ngẫu nhiên. Nếu như thời gian làm bài đã gần hết mà bạn vẫn chưa thể
tìm ra được đáp án, hãy chọn một đáp án bất kì theo sự suy đoán của bạn. Đừng
bao giờ bỏ qua bất kì câu hỏi nào trong một bài thi trắc nghiệm vì nếu bạn trả lời,
bạn có 25% cơ hội trả lời đúng, còn nếu không trả lời bạn chẳng có cơ hội đúng nào
cả.
• Loại bỏ những đáp án không thích hợp. Có rất nhiều những bài thi trong đó
có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp).
Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng
câu hỏi đó (nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán).
• Hạn chế bản thân mình trong phạm vi kiến thức mà mình biết. Học sinh
thường bị tắc khi cố gắng tìm ra đúng từ mà chúng chưa thể nhớ ra. Nếu không thể
nhớ ra từ đó, hãy dùng một từ khác cũng có ý nghĩa tương tự.
• Tìm những dấu hiệu về thời gian khi chia động từ. Điều quan trọng nhất để
nhận biết là từ hay cụm từ chỉ thời gian – nó chỉ cho chúng ta biết khi nào một việc
gì đó xảy ra và việc chia động từ cũng thường dựa trên cơ sở này. Điều này giúp
bạn loại bỏ được những đáp án không phù hợp. Việc chia động từ sẽ dễ dàng hơn
nếu bạn biết thì cần chia của động từ đó nhờ cụm từ chỉ thời gian, chứ không phải
chỉ nhìn vào động từ và ngẫm nghĩ từng đáp án.
• Đừng gian lận. Bạn nên nhớ rằng, bạn thi không phải chỉ vì sự mong chờ của

bố mẹ và thầy cô mà còn vì chính bản thân mình. Vì vậy; việc gian lận trong thi cử
sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn. Hãy trung thực trong
thi cử bạn nhé
• Điều cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở các bạn trước khi bước vào phòng thi
là: - Tự tin vào bản thân mình (kiến thức cũng như khả năng của bạn). - Không nên
dự đoán xem đề thi khó hay dễ, các bạn nhớ rằng khó là khó chung và dễ là dễ
chung cho tất cả các thí sinh. - Thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Câu dễ làm
trước, câu khó làm sau, đừng nản chí. - Tận dụng tối đa thời gian làm bài.
11 Lưu ý trước khi vào phòng thi trắc nghiệm Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều
câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ
nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”.
1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng
tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học
“tủ”.
2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với
những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc
nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.
3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ
của TS khác trong phòng thi, vì các TS có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.
4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì
có thể nói, thi trắc nghiệm là một cuộc chạy “marathon”.
5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì
mềm (như 2B ). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh
chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh.
Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.
6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai
báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, TS có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm.
7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; TS phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời
gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.
8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắcnghiệm phía kia (bên

trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên
phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).
9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắcnghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm
những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được;
lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những
câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên
làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt
thứ ba, nếu còn thời gian.
10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai
và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.
11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao
nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời).

×