Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá học hữu cơ lớp 12 trung học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.31 KB, 15 trang )

Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài
luyện tập phần hoá học hữu cơ lớp 12 trung
học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động
của học sinh

Đặng Xuân Cường

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Sửu
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu các nội dung lí luận có liên quan: Lược đồ tư duy trong dạy học
hóa học và tính tích cực học tập của học sinh, các biểu hiện của tính tích cực. Tìm hiểu
chương trình, nội dung kiến thức phần hoá hữu cơ lớp 12 (Este- Lipit, Cacbohiđrat,
Amin- Aminoaxit và protein, Polime và vật liệu polime), phân tích sâu nội dung các
bài luyện tập. Thiết kế lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12.
Nghiên cứu sử dụng lược đồ tư duy đã thiết kế để tổ chức các hoạt động học tập cho
học sinh trong giờ học các bài luyện tập phần hoá học hữu cơ lớp 12. Lựa chọn và xây
dựng hệ thống bài tập vận dụng cho các bài luyện tập hoá hữu cơ lớp 12. Thực nghiệm
sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất.

Keywords: Hóa học hữu cơ; Phương pháp dạy học; Lớp 12; Phổ thông trung học;
Học sinh

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá để
trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Thực tế đó đòi hỏi ngành
giáo dục phải không ngừng đổi mới. Điều này được chỉ rõ trong nghị quyết Đại hội Đảng X:


“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người
học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”.
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục
cũng như cải cách cấp trung học phổ thông. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung
cũng như đổi mới PPDH Hóa học nói riêng đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật
Giáo Dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng

2
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thọc sinh học tập cho học
sinh”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là
dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật- công nghệ thông tin đã
mang lại nhiều ứng dụng tích cực đối với khoa học giáo dục. Đồng thời, việc áp dụng
công nghệ thông tin trong dạy học một cách phù hợp đã mang lại hiệu quả to lớn, chính vì
vậy Bộ GD và ĐT đã coi năm học 2008-2009 là “năm học công nghệ thông tin”
Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu
tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, trong đó các kiến thức về hóa học Hữu cơ
vẫn được phần lớn học sinh cho là khó nhớ. Đặc biệt với các bài ôn tập luyện tập có khối
lượng kiến thức lớn, giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có tính khái
quát hóa cao giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức trong một bài học, một
chương hay trong toàn bộ chương trình. Trong các phương pháp được sử dụng để hoàn thiện
và hệ thống hóa kiến thức tôi nhận thấy phương pháp lập Lược đồ tư duy có nhiều điểm phù
hợp để tổ chức hoạt động của học sinh một cách có hiệu quả. Sự phối hợp giữa các PPDH tích
cực trong đó có sử dụng Lược đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định
được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác việc sử dụng lược đồ tư
duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích
cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học
khác và các vấn đề khác trong cuộc sống.

Hiện nay việc lập lược đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã được phát triển, sử dụng có
hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới và được hỗ trợ bằng phần mềm lập lược đồ tư duy.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng Lược đồ tư duy
cho các bài luyện tập phần hoá học hữu cơ lớp 12-THPT nhằm tích cực hoá hoạt động của
học sinh”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong
bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12 nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các nội dung lí luận có liên quan: Lược đồ tư duy trong dạy học hóa học và
tính tích cực học tập của học sinh, các biểu hiện của tính tích cực.

3
- Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức phần hoá hữu cơ lớp 12 (Este- Lipit,
Cacbohiđrat, Amin- Aminoaxit và protein, Polime và vật liệu polime), phân tích sâu nội dung
các bài luyện tập.
- Thiết kế lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12.
- Nghiên cứu sử dụng lược đồ tư duy đã thiết kế để tổ chức các hoạt động học tập cho
học sinh trong giờ học các bài luyện tập phần hoá học hữu cơ lớp 12.
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập vận dụng cho các bài luyện tập hoá hữu cơ
lớp 12.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học – phần hóa học hữu cơ lớp 12.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học các bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu

- Thiết kế lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12.
- Sử dụng lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12.
4.2. Phạm vi chương trình
Chương trình lớp 12 phần hoá hữu cơ.

4.3. Địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Hải Dương.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học của các bài luyện tập phần hoá hữu cơ
lớp 12?.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được lược đồ tư duy và sử dụng lược đồ tư duy có sự phối hợp hợp lí với
việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng ở mức độ hiểu và vận dụng sẽ nâng cao
được chất lượng dạy và học các bài luyện tập hoá học hữu cơ THPT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lý luận về lược đồ tư duy và phương pháp
dạy học các bài học ôn tập, luyện tập.

4
- Phương pháp phân tích tổng quan các nguồn tài liệu đã thu thập.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát giờ học luyện tập và việc sử dụng lược đồ tư duy trong việc tổ chức hoạt
động học tập cho học sinh.
- Trao đổi, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng lược đồ tư duy trong việc nâng cao chất
lượng bài luyện tập.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất trong đề
tài.
7.3. Phương pháp xử lí thông tin

Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí kết quả thực
nghiệm sư phạm.

8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Thiết kế lược đồ tư duy cho hệ thống bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12
8.2. Nghiên cứu, tuyển chọn và xây dựng hệ thống các câu hỏi bài tập luyện tập phần hoá
hữu cơ lớp 12
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài về việc sử dụng lược đồ tư duy trong
dạy học bài luyện tập
Chương 2: Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá học
hữu cơ lớp 12
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI VỀ VIỆC SỬ DỤNG LƢỢC ĐỒ TƢ
DUY TRONG DẠY HỌC BÀI LUYỆN TẬP
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2. Định hƣớng đổi mới PPDH hoá học
1.2.1. Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai
chiều
1.2.2. Dạy cách học
1.2.3. Dạy cách học hoá học
1.3. Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học hóa học

5
1.3.1. Khái niệm tính tích cực
1.3.2. Tích cực học tập

1.3.3. Các cấp độ của tính tích cực học tập.
1.3.4. Phương pháp dạy học tích cực
1.4 Phát huy tính tích cực của học sinh cho học sinh thông qua các bài ôn tập - luyện tập
1.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của các bài ôn tập, luyện tập
1.4.2. Các phương pháp thường được sử dụng trong bài dạy ôn tập – luyện tập
1.4.2.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề [30]
1.4.2.2. Đàm thoại tìm tòi
1.4.2.3. Phương pháp dạy học theo nhóm
1.4.2.4. Sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực quan trong bài ôn tập – luyện
tập
1.4.2.5. Sử dụng bài tập hóa học
1.5. Lƣợc đồ tƣ duy
1.5.1. Khái niệm lược đồ tư duy (bản đồ tư duy, sơ đồ tư duy)
1.5.2. Phương pháp lập lược đồ tư duy và các phần mềm hỗ trợ
1.5.3. Sơ lược về phần mềm Mindjet MindManager
1.5.4. Ứng dụng lược đồ tư duy trong học tập
1.5.5. Nhận xét đánh giá về phương pháp
1.6. Thực trạng sử dụng lƣợc đồ tƣ duy trong các bài ôn tập, luyện tập ở trƣờng phổ
thông
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý thuyết và thực nghiệm của đề
tài bao gồm:
1. Sự đóng góp của môn hoá học trong việc phát huy tính tích cực của hoc sinh.
2. Thực trạng giảng dạy môn hoá học nói chung và việc áp dụng phương pháp sử dụng
lược đồ tư duy trong các giờ luyện tập.
3. Trình bày về các bước xây dựng lược đồ tư duy.
Tất cả những vấn đề trên là nền tảng cơ sở để chúng tôi nghiên cứu việc sử dụng lược
đồ tư duy để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong giờ luyện tập phần hóa học hữu cơ
lớp 12 THPT ban cơ bản, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG LƢỢC ĐỒ TƢ DUY CHO CÁC BÀI LUYỆN TẬP PHẦN
HOÁ HỌC HỮU CƠ LỚP 12
2.1. Nội dung kiến thức và phân phối chƣơng trình các bài phần hoá hữu cơ lớp 12
2.1.1 Chương trình phần hóa học hữu cơ lớp 12 THPT ban cơ bản
2.1.2 Phân phối chương trình hóa hữu cơ lớp 12 THPT ban cơ bản năm học 2010-2011
2.2. Lập lƣợc đồ tƣ duy nội dung kiến thức cần nhớ bài luyện tập phần hoá hữu cơ lớp
12

6
2.2.1. Lược đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ Bài 4 “ Luyện tập este và chất béo”
2.2.2. Lược đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ Bài 7 “Luyện tập cấu tạo và tính chất của
cacbohiđrat”
2.2.3. Lược đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ Bài 12 “Luyện tập cấu tạo và tính chất của
amin, aminoaxit và protein”
2.2.4. Lược đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ Bài 12 “Luyện tập polime và vật liệu
polime”
2.3. Sử dụng lƣợc đồ tƣ duy hƣớng dẫn học sinh tự ôn tập hệ thống kiến thức và để sơ đồ
hóa tiến trình dạy học của giáo viên.
2.3.1. Sử dụng lược đồ tư duy để tự ôn tập hệ thống kiến thức.
Bước 1: Thu thập thông tin
Yêu cầu học sinh ở nhà tham khảo nội dung sách giáo khoa, lập lược đồ tư duy theo mẫu
sau đây: ( Số lượng nhánh cấp 1, cấp 2 … có thể thay đổi hoạt linh tùy từng bài học, từng nội
dung kiến thức cũng như tùy từng học sinh)
- Ở lớp theo dõi sơ đồ tư duy bài học, tham gia tích cực vào các hoạt động do giáo viên tổ
chức (có thể học không cần phải ghi bài)
Bước 2: Xử lí thông tin
Yêu cầu học sinh về nhà ghi lại bài học từ sơ đồ tư duy.
Bước 3: Ghi nhớ kiến thức
Học bài theo sơ đồ tư duy từ bài học.
Bước 4: Vận dụng kiến thức

Làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên, và làm thêm các bài tập khác trong sách bài
tập và sách tham khảo.
Bước 5: Tự lập lược đồ tư duy các bài khác theo yêu cầu của giáo viên hoặc tùy thuộc vào nội
dung cần ôn tập.
2.3.2. Sử dụng lược đồ tư duy để sơ đồ hóa tiến trình dạy học của giáo viên
Khi sử dụng lược đồ tư duy để sơ đồ hóa tiến trình dạy học mỗi hoạt động chính là
một nhánh cấp 1 của lược đồ tư duy.
2.4. Xây dựng lựa chọn tƣ liệu điện tử minh họa cho lƣợc đồ tƣ duy trong bài dạy của
giáo viên và hỗ trợ học sinh tự học
2.4.1. Xây dựng ô chữ nhằm tích cực hóa học động của học sinh

2.5. Sử dụng lƣợc đồ tƣ duy để dạy học bài luyện tập
2.5.1. Với đối tượng học sinh chưa biết cách lập lược đồ tư duy hoặc mới làm quen với
lược đồ tư duy

7
Giáo viên sử dụng câu hỏi phát vấn để hình thành cấp độ thứ nhất của lược đồ tư duy.

Giáo viên sử dụng hệ thống các câu hỏi và bài tập một cách hợp lí, yêu cầu học sinh
thực hiện để hoàn thiện cấp độ thứ 2, thứ 3 của lược đồ tư duy.
Học sinh chủ yếu hoạt động theo nhóm để thực hiện yêu cầu của giáo viên và trình
bày kết quả hoạt động của nhóm vào bảng phụ.
Từ kết quả hoạt động của học sinh, giáo viên chỉnh lí, kết luân và mở dần các cấp độ
của lược đồ tư duy.
Sau trong quá trình hoàn thiện lược đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ, giáo viên có thể củng
cố kiên thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, mô hình phân tử. Sau khi luyện tập củng cố kiến
thức cho học sinh bằng trò chơi ô chữ.
Tổ chức cho học sinh làm bài tập để củng cố, khắc sâu và vận dụng kiến thức thông qua hệ
thống các bài tập đã được sơ đồ hóa bằng lược đồ tư duy.
2.5.2. Với đối tượng học sinh đã biết phương pháp lập lược đồ tư duy

Yêu cầu HS lập lược đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ trước ở nhà.
Giáo viên thay việc kiểm tra bài cũ bằng cách kiểm tra việc chuẩn bị lược đồ tư duy.
Tổ chức cho học sinh trình bày phần kiến thức cần nhớ bằng lược đồ tư duy của các
nhóm đã chuẩn bị được từ trước.
Tổ chức cho học sinh thảo luận lớp và thảo luận nhóm để hoàn chỉnh lược đồ tư duy.
Giáo viên chỉnh lí, nhận xét và chốt lại bằng lược đồ tư duy đã chuẩn bị trước để học sinh so
sánh với lược đồ mà học sinh đã lập được và tự bổ sung.
2.5.3. Một số chú ý khi sử dụng lược đồ tư duy để dạy học.
2.6. Hệ thống bài tập hóa học để rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong các bài luyện tập
phần hoá hữu cơ lớp 12.
2.7. Thiết kế bài dạy luyện tập phần hoá hữu cơ lớp 12. (4 bài)

Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 chúng tôi đã:
- Nghiên cứu và sử dụng phần mềm Mindjet Mind Manager để xây dựng lược đồ tư
duy giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cần nhớ trong các bài luyện tập hóa học hữu cơ lớp
12 THPT ban cơ bản.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập vận dụng kiến thức và rèn kĩ năng hoá học cho
học sinh của các bài luyện tập hóa học hữu cơ lớp 12 THPT ban cơ bản.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy cho 4 bài luyện tập hóa học hữu cơ lớp 12 THPT ban cơ bản,
trong đó có sử dụng và xây dựng lược đồ tư duy cho nội dung phần kiến thức cần nhớ, thiết
kế 4 giáo án theo lược đồ tư duy.


8
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Nhiệm vụ, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm
Địa bàn và đối tượng thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Trường THSP
Lớp TN
Lớp ĐC
GV dạy
THPT Kim Thành - Kim Thành Hải Dương
12 G
45 HS
12 H
44 HS
Cô Lương Thị Huệ
THPT Phúc Thành - Kinh Môn Hải Dương
12 E
43 HS
12 G
45 HS
Thầy Ngô Đức Giang
Các lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn ở mỗi trường đều tương đương nhau về
trình độ và khả năng học tập. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào năm học 2011-2012 theo
phân phối chương trình của sở GD - ĐT Tỉnh Hải Dương.
3.3.2. Các bước thực nghiệm sư phạm
Sau khi lựa chọn bài dạy và thiết kế giáo án bài dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm
theo các bước sau:
+ Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch:
- Các giờ dạy được tiến hành theo đúng phân phối chương trình.
- Tại lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đề xuất trong luận văn, lớp đối chứng dạy theo giáo
án của giáo viên thường sử dụng.
- Giáo án cụ thể được trình bày ở phần phụ lục của luận văn
+ Tiến hành kiểm tra, đánh giá:

- Tiến hành 2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài 45 phút . Đề kiểm tra như nhau, cùng đáp án
và cùng giáo viên chấm.
- Nội dung đề các bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục của luận văn.
- Chấm bài theo thang điểm 10. Phân loại HS theo 4 nhóm:
*Nhóm giỏi có điểm 9, 10.
*Nhóm khá có điểm 7, 8.
*Nhóm trung bình có điểm 5, 6.
*Nhóm yếu kém có điểm dưới 5.
+ Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.
Bài dạy thực nghiệm và bài kiểm tra đánh giá được thể hiện ở bảng sau:

9


3.4. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.1a: Kết quả số HS đạt điểm X
i
của 3 bài kiểm tra.
Trƣờng
Lớp
Đối
tƣợng
Số
HS
Bài
KT
Số học sinh đạt điểm X
i


0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
THPT
Kim
Thành
12G
TN
45
1
0
0
0
1
1
5
8
11
10
8
1
2

0
0
0
1
1
4
6
11
13
7
2
3
0
0
0
0
2
9
8
8
10
6
2
12H
ĐC
44
1
0
0
1

1
4
9
11
8
5
5
0
2
0
0
1
3
3
8
10
8
6
5
0
3
0
0
0
2
3
10
8
9
8

4
0
THPT
Phúc
Thành
12E
TN
43
1
0
0
0
1
2
5
7
10
11
6
1
2
0
0
0
0
2
6
6
10
10

8
1
3
0
0
0
0
3
6
7
9
10
8
0
12G
ĐC
45
1
0
0
0
2
5
10
10
7
6
5
0
2

0
0
0
3
5
9
8
7
8
5
0
3
0
0
1
2
2
9
11
9
7
4
0


Bài dạy thực nghiệm
Bài kiểm tra đánh giá
Bài 1
Bài 4.
Luyện tập: Este và chất béo

KT 15 phút (Bài 1)
(Este và chất béo)
Bài 2
Bài 7
Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của
cacbohiđrat
.
KT 15 phút (Bài 2)
(Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat)
Bài 3
Bài 12
Luyện tập Cấu tạo và tính chất của
amin, aminoaxit và protein.
KT 45 phút (Bài 3)
(Cấu tạo và tính chất của amin,
aminoaxit và protein + polime và vật
liệu polime)
Bài 4
Bài15: Luyện tập Polime và vật liệu
polime.

10

Bảng 3.6. Phân loại kết quả thực nghiệm.
Bài KT
Phân loại kết quả học tập (%)
% HS đạt điểm
yếu kém (YK)
% HS đạt điểm trung
bình (TB)

% HS đạt điểm
khá (K)
% HS đạt điểm giỏi
(G)
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
1
5.30
14.23
29.17
42.32
46.59
32.96
18.94
10.49
2
4.55
16.85
25.00
39.33
50.00
32.58
20.45
11.24

3
5.68
11.24
34.09
42.70
42.05
37.08
18.18
8.99
Tổng hợp
5.30
14.23
29.17
42.32
46.59
32.96
18.94
10.49

Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Bài kiểm tra
Các tham số đặc trƣng
X

S
V (%)
TN
ĐC
TN
ĐC

TN
ĐC
1
7.03
6.19
1.54
1.65
21.90
26.73
2
7.19
6.20
1.51
1.76
21.05
28.41
3
6.93
6.30
1.56
1.62
22.48
25.66
Tổng Hợp
7.05
6.23
1.54
1.68
21.85
26.96


Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra
Lớp
X


m
S
TN
7.05

0.09
1.54
ĐC
6.23

0.10
1.68

Từ đó ta tính được t = 8.30
Chọn

= 0.01 với k = 264 + 267 – 2 = 529, tra bảng phân phối Student ta có
k
t
,

=
2,58.
3.5. Nhận xét

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực
nghiệm sư phạm thu được chúng tôi nhận thấy:

11
- Chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng: tỷ lệ %
HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng; ngược lại tỷ lệ HS đạt
điểm yếu kém và TB ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở lớp đối chứng.
- Đồ thị đường luỹ tích kết quả nhóm thực nghiệm luôn ở phía dưới bên phải của lớp
đối chứng.
- Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm bao giờ cũng cao hơn nhóm đối chứng.
- Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn nhóm đối chứng, chứng
tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn. Các giá trị V đều
nhỏ hơn 30%, chứng tỏ có độ dao động đáng tin cậy.
Từ những nhận xét, đánh giá trên chúng tôi có thể kết luận: việc áp dụng các biện
pháp dạy học mà chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng đã nâng cao được kết quả học tập của
học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Như vậy là biện pháp mới đã có
hiệu quả thực sự.
Việc xây dựng lược đồ tư duy đã tạo được hứng thú rất lớn đối với học sinh, giúp các
em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Nó có tác dụng giúp các em có thể tự tổng
kết, khái quát hóa, đào sâu hơn nữa các kiến thức đã học. Mặt khác phương pháp này lại rất
đơn giản, dễ sử dụng, ngay cả khi các em không cần dùng máy vi tính, nó tạo cho các em một
phương pháp tư duy không chỉ trong giờ luyện tập môn Hóa học mà cả trong từng bài học và
các môn học khác.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ để ra, cụ thể:
1. Đã biết cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, đã nghiên cứu hệ thống cơ
sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

2. Đã nghiên cứu và sử dụng lược đồ tư duy trong việc thiết kế nội dung kiến thức cần nhớ,
xây dựng lược đồ tư duy xác định nội dung và cấu trúc hoạt động dạy và học bài luyện tập phần hóa
học hữu cơ lớp 12. Cụ thể:
- Xây dựng được 4 lược đồ tư duy kiến thức cần nhớ.
- Thiết kế 4 lược đồ tư duy xác định nội dung và cấu trúc hoạt động dạy học cho 4 bài luyện
tập phần hóa học hữu cơ lớp 12 ban cơ bản ở trường THPT.
3. Xây dựng, tuyển chọn tư liệu dạy học gồm: Trò chơi ô chữ, thí nghiệm, mô phỏng, hình ảnh
tĩnh, hình ảnh động cho bài luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 12 ban cơ bản.

12
4. Xây dựng và tuyển chọn 60 bài tập tự luận, 120 bài tập trắc nghiệm khách quan, 2 bài kiểm
tra 15 phút, 1 bài kiểm tra 45 phút bài luyện tập phần hóa học hữu cơ lớp 12 ban cơ bản ở trường
THPT.
5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với 4 giáo án bài luyện tập ở hai trường THPT tại Hải
Dương với sự tham gia của 2 giáo viên, 177 học sinh và đánh giá hiệu quả giờ học ở các lớp thực
nghiệm, đối chứng và phân tích kết quả thu được. Sau thực nghiệm nhận thấy, việc sử dụng lược đồ
tư duy có hiệu quả rất tốt, tạo được sự hứng thú với học sinh, phát huy được tính tích cực của học
sinh khi học giờ ôn tập, tổng kết.
Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ đề tài “Thiết kế và sử dụng lƣợc đồ tƣ duy cho
các bài luyện tập phần hóa học hữu cơ lớp 12 trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt
động của học sinh” là cần thiết và góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giờ học.
2. Khuyến nghị
- Đối với môn Hóa học, để nâng cao chất lượng giờ luyện tập, giáo viên cần phối hợp nhuần
nhuyễn giữa các phương pháp dạy học như học hợp tác theo nhóm nhỏ hoặc tổ chức cho học sinh
xây dựng lược đồ tư duy kết hợp với đàm thoại tìm tòi cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Đề nghị các trường, sở, các cơ quan chức năng cần đầu tư hơn nữa phương tiện kĩ thuật
dạy học hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm thí nghiệm, các bộ dụng cụ thí nghiệm
lắp sẵn, xây dựng các phòng học máy, phòng thí nghiệm chuẩn giúp giáo viên có thể thực hiện
đúng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Hóa học.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học phải được xem như là một tiềm

năng cần được khai thác, áp dụng triệt để hơn nữa nhưng cũng không thể lạm dụng nó.
- Việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên cần phải được thực hiện thường xuyên
hơn nữa, phải thực sự đi sâu vào chất lượng, tránh hình thức. Chúng ta không thể đưa tin học vào
bài giảng nếu thiếu những giáo viên có trình độ về tin học.
- Đối với các phương pháp dạy học mới hoặc kĩ thuật dạy học mới (như phương pháp lược đồ
tư duy), cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược
điểm, từ đó tổng kết, nhân rộng.
Trên đây là những nghiên ban đầu của tôi về mảng đề tài này, do thời gian có hạn nên việc
triển khai đề tài còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển đề tài này.

References
1. Đào Thị Việt Anh, Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học ở trường
phổ thông.
2. Nguyễn Duy Ái, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn (1996), Hóa học 12 - Ban KHTN KT.
Nxb Giáo dục

13
3. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Văn Tòng, Lê Xuân Trọng (1995), Bài tập hóa học 12 - Ban
KHTN. Nxb Giáo dục.
4. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng, Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề về đổi mới
phương pháp dạy học. Potsdam – Hà Nội 2009.
5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng ( 2005), Tài liệu hội thảo tập huấn phát triển năng lực
thông qua phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án
phát triển giáo dục trung học phổ thông.
6. Bộ giáo dục và đào tạo,( Nguyễn Xuân Trƣờng: Tổng chủ biên kiêm chủ biên) (2008),
SGK hóa học 12. Nxb giáo dục.
7. Bộ giáo dục và đào tạo,( Nguyễn Xuân Trƣờng: Tổng chủ biên) (2007), SGK hóa học
11. NXB giáo dục.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, (Nguyễn Xuân Trƣờng: Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)

(2008), Sách giáo viên hóa học 12. Nxb giáo dục.
9. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học.
Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục.
11. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương Pháp dạy học
hoá học tập I. Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Nam, Hoàng Văn Côi,
Trịnh Văn Biểu, Đào Văn Hạnh (1995), Thực trạng về phương pháp dạy học hoá học ở
các trường trung học phổ thông, kỷ yếu hội thảo khoa học “ Đổi mới phương pháp dạy
học các môn học khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông theo hướng hoạt động
hoá người học”, ĐHSP, ĐHQG, Hà Nội, tr.37-51.
13. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Đức Thâm, Đinh Quang Báo (1996), Đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, Đề tài B-94-27-02-PP, Bộ GD-ĐT, Hà Nội.
14.Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản thế giới.
15. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2006), Hóa học hữu cơ Tập -1,2. Nxb Giáo dục.
16. Cao Cự Giác (2006), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học, tập 2, hoá học hữu cơ.
Nxb Giáo dục.
17. Guy Palmade (ngƣời dịch Song Kha) (2002), Các phương pháp sư phạm. NXB Thế
giới, Hà Nội.
18. Phạm Văn Hoan (2002), Tuyển tập các bài tập hóa học THPT. Nxb Giáo dục.
19. Trần Duy Hƣng (2000), Quy trình kiến tạo tình huống trong dạy học theo nhóm nhỏ-
Nghiên cứu giáo dục. Nxb Giáo dục.

14
20. James H.McMilan, Viện ĐHQG Virginia (2001), Đánh giá lớp học: những nguyên tắc
và thực tiễn để giảng dạy hiệu quả, Allyn và Bacon. NXB Giáo dục Pearson, USA
21. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp Giáo dục tích cực: Lấy người học làm trung tâm. NXB
Giáo dục, Hà Nội
22. Kỷ yếu: Hội nghị cải tiến phương pháp dạy học, lần thứ 2 (1/1999), ĐH Cần Thơ.
23. Trang Thị Lân (2007), Lý luận dạy học hóa học. Nxb Đại học Sư phạm TPHCM.

24. Gia Linh (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy. Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa.
25. Trần Trung Ninh, Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học. Nxb
ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
26. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb
ĐHSP.
27. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Sửu (2009), Phương pháp dạy học các chương mục quan
trọng trong chương trình- sách giáo khoa hoá học phổ thông. Nxb Khoa học kỹ thuật.
28. Đặng Thị Oanh. Đặng xuân Thƣ, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn
Hùng, Phạm Ngọc Bằng(2007), Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm trung học phổ thông.
NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Ngọc Quang (1982), Phương pháp grap và lí luận về bài toán hóa học, Nghiên
cứu giáo dục , Hà nội .
30. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học Hoá học, tập 1, NXBGD
31. Salvia.J.&Yseldyke.J.A (1998), Đánh giá, Boston Houghton Mifflin
32. Nguyễn Thị Sửu, Chuyên đề: Nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh thông qua
giảng dạy hóa học ở trường phổ thông .
33. Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu (2003), Danh pháp hợp chất hữu cơ. NXB Giáo dục.
34. Trần Quốc Sơn (1986), Cơ sở lí thuyết Hóa hữu cơ. NXB Giáo dục.
35. Stiggins, R.J. (1997), Đánh giá lớp học lấy người học làm trung tâm, New York, Merrill.
36. Đỗ Ngọc Thanh, Bùi Tất Thơn (2006), Giáo trình lý luận dạy học. NXB Hà Nội.
37. Quan Hán Thành (2003), Sơ đồ phản ứng hóa học. NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí
Minh.
38. Nguyễn Trọng Thọ, Phạm Minh Nguyệt, Lê Văn Hồng, Vũ Minh Đức, Phan Sĩ
Thuận (2006), Giải toán Hóa học 12. NXB Giáo dục.
39. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Đức Chuy, Cao Thị Thặng, Từ Ngọc Ánh, Nguyễn Phú
Tuấn (2003), Một số vấn đề, đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung
học phổ thông. NXB Giáo dục

15
40. Tony Buzan (2007), Sử dụng trí tuệ của bạn (biên dịch Lê Huy Lâm), Nhà xuất bản tổng

hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
41. Tony Buzan (2007), How to mind map (Lập bản đồ tư duy). Công ty sách Alpha.
42. Vũ Anh Tuấn, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo khoa 12. Nhà xuất bản Giáo dục.
43. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ
thông. NXB Đại học sư phạm.
44. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông. NXB
Giáo dục.
45. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Xây dựng bài toán hữu cơ có thể giải nhanh để làm câu
trắc nghiệm khách quan. Tạp chí Hóa học và ứng dụng.
46. Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005),
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên THPT chu kỳ 3, 2004 – 2007. NXB Đại học sư
phạm.
47. Các trang web:
www.mindjet.com
www.edu.net.vn
www.mindmap.com
o/ban-do-tu-duy

×