Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

TÀI LIỆU BỒI HUẤN CÔNG NHÂN VẬN HÀNH TRẠM VÀ ĐƯỜNG DÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.97 KB, 196 trang )

CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC
TÀI LIỆU BỒI HUẤN
CÔNG NHÂN VẬN HÀNH TRẠM VÀ
ĐƯỜNG DÂY
Hà nội 2008
1
MỤC LỤC
PHẦN I : KỸ THUẬT ĐIỆN.
1. Điện năng là gì ?
2. Dòng điện là gì ? Tác dụng của dòng điện? Nêu công thức tính dòng điện ?
3. Hiệu điện thế là gì ? Điện áp là gì , đơn vị đo ?
4. Điện trường , cường độ điện trường là gì ?
5. Từ trường là gì ?
6. Phân biệt điện một chiều và điện xoay chiều hình sin ?
7. Chu kỳ dòng điện xoay chiều ( hình sin ) là gì ? Tần số dòng điện xoay chiều
( hình sin ) là gì, đơn vị đo ?
8. Điện trở là gì ?
9. Điện trở phi tuyến là gì ?
10. Nêu công thức tính điện trở ? Giải thích ý nghĩa, đơn vị tính của mỗi đại
lượng trong công thức tính ?
11. Tính điện trở tương đương trong mạch nối tiếp, song song ?
12. Cho biết điện trở phụ thuộc vào nhiệt dộ ?
13. Khi nào càn diện trở lơn, khi nào cần điện trở nhỏ ?
14.Cảm kháng là gì ? Công thức tính cảm kháng, đơn vị đo ?
15. Dung kháng là gỉ? Các công thức tính dung kháng, đơn vị đo ?
17. Tổng trở là gì? Công thức tính ?
18. Các dạng công suất ? Đơn vị tính từn đại lượng ? Quan hệ giữa các công
suất ?
19. Nêu những thiết bị cung cấp công suất tác dụng, phản kháng , Thiết bị nào
tiêu thụ công suất tác dụng, công suất phản kháng ?


20. Hệ số công suất là gì ? Ý nghĩa và cách nâng cao hệ số công suất ?
21. Tiết diện dây dẫn được chọn căn cứ vào những đại lượng nào ?
22. Tụ điện là gì, cấu tạo và đặc điểm của tụ điện ? Các công thức liên quan đến
tụ điện ?
23. Tính điện dung mắc nối tiết va mắc song , hỗn hợp .
24. Nguyên lý cảm ứng điện từ là gì ?
25. Hỗ cảm là gì? Nêu tác dụng tương hỗ của 2 dây dẫn thẳng song song mang
điện ?
26. Hiện tượng tự cảm ?
2
27. Công dụng của đảo pha của đường dây truyền tải điện ?
28. Nguyên tác hoạt động của máy phát điện 1 chiều , xoay chiều ?
29. Nguyên lý biến đổi dòng điện xoay chiều ?
30. Quan hệ dòng , áp trong mạch xoay chiều thuần trở, thuần cảm, thuần dung
R, L, C nối tiếp, song song và hiện tượng cộng hưởng ?
31. Cách tạo ra hệ thống điện xoay chiều 3 pha, xoay chiều 3 pha 4 dây ?
32. Quan hệ giữa điện áp pha , điện áp dây, dòng điện pha , dòng điện dây trong
mạch đấu sao, tam giác, công suất trong mạng xoay chiều 1 pha, 3 pha ?
33. Phân tích mạng 3 pha trung tính cách điện ( không nối đât ) ?
34. Phân tích mạng 3 pha trung tính nối đất qua cuộn dấp hồ quang ?
35. Phân tích mạng 3 pha trung tính trực tiếp nối đât ?
36. Tại sao trong hệ thông điện áp từ trung áp trở lên người ta chỉ truyền tải 3
dây pha ( không có day trung tính ) ?
37. Khái niệm về sản xuất điện năng, truyền tải và phân phối ?
38. Tổn thất công suất , tổn thất điện năng , ý nghĩa ? Tổn thất điện năng kinh
doanh, tổn thất điện năng kỹ thuật là gì ? các biện pháp khắc phục ?
39. Cách tính tổn thất điện năng trong máy biến áp, trong một đường dây cấp
cho phụ tải ?
40.Tổn thất điện áp là gì ? Cách tính tổn thất điện áp ?
41. Tính tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đường dây truyền tải điện ?

Quy định về thay đổi điện áp trong hệ thống điện ?
42. Tai sao phải nâng cao điện áp để truyền tải điện năng đi xa ?
43. Phân biệt một số khải niệm : Không điện, không tải, tải định mức, non tải,
đầy tải và quá tải ?
44. Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều là gi? Vẽ và giải thích mạch chỉnh lưu
dòng điện xoay chiều ?
45. Thế nào là điện áp bước, điện áp tiếp xúc, cách di chuyển ra khỏi vùng có
điện áp bước? Vẽ hình minh họa ?
46. Các khái niệm chung nỗi đất trong hệ thống điện ?
47. Nêu các quy định về nối đất trong hệ thống điện ?
PHẦN II : THIẾT BỊ ĐIỆN .
a. Ắc quy .
1. Cấu tạo của ắc quy axit, ắc quy kiềm ?
3
2. Ứng dụng của ắc quy trong trạm biên áp và ưu điểm của nó ?
3. Các thông số kỹ thuật của ắc quy axít và ắc quy kiềm ?
4. Phân loại ắc quy, so sánh ưu khuyết điểm của chúng ?
5. Cách chọn ắc quy, và cách đấu ắc quy khi sử dụng ?
6. Vận hành và sử dụng ắc quy ?
7. Cách nạp hình thành một ắc quy mới ?
8. Các hư hỏng ở ắc quy và cách sửa chữa ?
9. Máy nạp là gì ? nguyên lý làm việc của máy nạp ?
10. Quy trình vận hành hệ thống ắc quy của trạm anh , chị đang làm việc
b. Máy biến áp .
1. Máy biến áp là gì ? Phân loại máy biến áp ?
2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp ?
3. Các tổ đấu dây của máy biến áp 3 pha ?
4. Trình bầy về tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong máy biến áp ?.
5. Ý nghĩa các thông số kỹ thuật cơ bản của máy biến áp ?
6. Bộ điều chỉnh dưới tải là gì? Công dụng và nguyên lý làm việc ?

7. Bộ điều chỉnh không điện là gì ? Công dụng và nguyên lý làm việc ?
8. Cấu tạo các thiết bị chính của máy biến áp ?
9. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị phụ của biến áp ? Vai trò của nó
trong máy biến áp ?
10. Công dụng dầu trong máy biến áp ?
11. Hệ thống làm mát máy biến áp, công dụng, phân loại ?
12. Các hư hỏng của máy biến áp và cách xử lý ?
c. Máy cắt điện .
1. Máy cắt điện là gì ?
2. Phân loại máy cắt điện, ưu khuyết điểm của từng loại ?
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng khí SF6 ?
4. . Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng dầu
cách điện ?
5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng chân
không ?
6. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông lò so ?
7. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông bằng dầu thủy lực ?
8. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông bằng không khí nén
4
9. Các thông số chính và yêu cầu của máy cắt diện ?
10. Các hư hỏng thường gặp trong máy cắt điện và cách xử lý ?
d. Dao cách ly .
1. Dao cách ly là gì ?
2. Cấu tạo và phân loại dao cách ly ?
3. Các thông số kỹ thuật của dao cách ly ?
4. Các hư hỏng và cách xử lý ?
e. Máy biến dòng điện .
1. Máy biến dòng điện là gì ? Phân loại máy biến điện áp ?
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu tụ điện ?
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu điện từ ?

4. Các thông số cơ bản của máy biến điện áp ?
5. Sai số của máy biến điện áp, Chế độ làm việc của máy biến điện áp ?
6. Sự khác biệt cơ bản của máy biến dòng điện và máy biến áp tự dùng ?
7. Các hư hỏng và cách xử lý ?
g. Máy biến dòng điện .
1. Máy biến dòng điện là gì ?
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện ?
3. Các thông số cơ bản của máy biến dòng điện ?
4. Phân loại và chế độ làm việc của máy bién dòng điện ?
5. So sánh máy biến dòng điện và máy biến điện áp ?
6. Sai số của máy biến dòng , phân biệt máy biến dòng và máy biến áp khác,
những khác biệt cơ bản giữa chúng ?
h. Tụ điện .
1. Công dụng của tụ điện cao thế ?
2. Cấu tạo của tụ điện cao thế ?
3. Các thông số của tụ điện cao thế ?
4. Bù dọc là gì, tác dụng của bù dọc ?
5. Bù ngang là gì, tác dụng của bù ngang ?
6. Đấu nối tụ điện cao thế vào lưới như thế nào ?
7. Bảo vệ cho các tụ điện cao thế, những lưu ý khi làm việc với tụ điện cao thế ?
5
8. So sánh ưu nhược điểm của máy bù đồng bộ với tụ điện ?
i. Động cơ không đồng bộ .
1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha ?
2. Ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha , 1 pha trong các trạm biến áp ?
k. Các thiết bị chống sét ?
1. Các loại chống sét trong lưới điện ?
2. Các thông số của thiết bị chống sét ?
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại chống sét van ?
PHẦN III : MẠCH ĐIỀU KHIỂN , ĐO LƯỜNG .

1. Mạch nhất thứ là gì ? Mạch nhị thứ là gì ?
2. Các chức năng của mach điều khiển , đo lường trong trạm biến áp ?
3. Vì sao mạch nhị thứ ( điều khiển, bảo vệ ) sử dụng nguồn điện 1 chiều
thay vì mạch xoay chiều ?
4. Các loại sơ đồ điện trong trạm biến áp, kí hiệu trong mạch điện ?
5. Sơ đồ nối ba máy biến áp ?
6. Sơ đồ nối ba máy biến dòng điện ?
7. Mạch điện nối 3 am pe kế để đo cường độ dòng điện trên 3 pha ?
8. Mạch điện dùng 1 am pe kế và một khóa chuyển mạch dòng điện 3 pha 9.
Mạch điện nối 3 vôn kế để đo điện áp dây của 3 pha ?
10. Mạch điện dùng một vôn kế và khóa chuyển mạch đo điện áp 3 pha ?
11. Mạch điện dùng một oát kế ba pha ba phần tử để đo công suất tác dụng ?
12. Mạch điện dùng một var kế ba pha ba phần tử để đo công suất phản kháng ?
13. Phân tích mạch điện nguyên lý điều khiển của máy cắt điện ? Ứng dụng đối
với các loại máy ngắt của Siemens, ABB …
14. Nguyên lý làm việc đóng , cắt máy ngắt tại chỗ ?
15. Mạch điều khiển dao cách ly ?
16. Mạch điều khiển bộ làm mát máy biến áp ?
17.ạch điều khiển bộ chuyển nấc máy biến áp ?
18. Mạch báo tín hiệu chạm đất ?
6
PHẦN IV : RƠLE BẢO VỆ .
1. Công dụng và các yêu cầu của rơle ?
2. Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng ?
3. Liệt kê các rơle bảo vệ cho máy biến áp ?
4. Liệt kê các rơle bảo vệ cho đường dây ?
5. Nguyên lý làm việc của rơle bảo vệ cắt nhanh ? Nguyên tắc chọn dòng khởi
động của rơle bảo vệ cắt nhanh ?
6. Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng ? Nguyên tắc chọn dòng khởi động của
rơle bảo vệ ?

7. Nguyên lý làm việc của rơle kém áp ? Nguyên tắc chọn dòng khởi động của
rơle bảo vệ ?
8. Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dọc máy biến áp ? Nguyên tắc chọn
dòng khởi động của rơle bảo vệ ?
9. Nguyên lý làm việc của bảo vệ khoảng cách ? Nguyên tắc chọn dòng khởi
động của rơle bảo vệ ?
10. Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng có hướng ? Nguyên tắc chọn dòng
khởi động của rơle bảo vệ ?
11. Nêu các chức năng của các loại rơle kỹ thuật số hiện có của Xí nghiệp cho
các loại rơle bảo vệ :
- Rơle khoảng cách .
- Rơ le qua sdòng .
- Rơ le so lệch.
12. Cách khai thác các thông tin trên các loại rơ le kỹ thuật số ?
13. Bảo vệ tần số thấp F81 là gì ? Nguyên tắc chỉnh định của bảo vệ này như
thế nào ?
14. Tại sao phải đặt thiết bị tự đóng lai trên đường dây ?
15. Quy trình vận hành các rơle bảo vệ kỹ thuật số một số hãng nước ngoài đang
lắp đặt tại các trạm của xí nghiệp .
7
PHẦN V : VẬN HÀNH TRẠM VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THÔNG
ĐIỆN .
1. Đặc điểm vận hành trạm ?
2. Những yêu cầu đối với nhân viên vận hành trạm ?
3. nhiệm vụ chung của nhân viên vận hành trạm biến áp trong chế độ làm việc
bình thường ?
4. Nhiệm vụ của trực chính - nhân viên vận hành trạm biến áp ?
5. Nhiệm vụ của trực phụ - nhân viên vận hành trạm biến áp ?
6. Chế độ giao nhận ca của nhân viên trực trạm biến áp ?
7. Nhiệm vụ của trạm trưởng ?

8. Thế nào là trào lưu công suất ?
9. Hệ thống điều độ của hệ thống điện Quốc gia tổ chức như thế nào ?
10. Thế nào là quyền điều khiển của một cấp điều độ ?
11. Thế nào là quyền kiển tra của một cấp điều độ ?
12. Chức năng nhiệm vụ của công tác điều độ là gì ?
13. Hãy nêu những thủ tục khi đưa một thiết bị ra sửa chưa , đưa vào vận hành
sau khi sửa chữa xong ?
14. Hãy nêu những quy định phân cấp điều khiển , kiểm tra của điều độ miền
cho các thiết bị của trạm nơi anh, chị đang làm việc ?
15. Các quy định về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ?
- Ảnh hưởng của điện áp tới lưới điện như thế nào .
- Cách thay đôi tổn thất điện áp .
- Cách thay đổi điện áp tại các điểm nút, tại đầu lưới điện .
16. Các nhân viên vận hành trạm tham gia điều chỉnh điện áp trong hệ thống
điện như thế nào ?
17. Các quy dịnh về điều chỉnh tần số hệ thống điện ?
- Ảnh hưởng của tần số tới các phụ tải .
- Các biện pháp để điều chỉnh tần số .
18. Các nhân viên vận hành trạm tham gia các công việc gì để góp phần điều
chỉnh tần số ?
19. Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp lực ?
- Quy định về vận hành máy biến áp ở chế độ bình thường, chế độ sự cố .
- Quy định về chế độ kiểm tra máy biến áp trong vận hành .
8
- Quy định về các thủ tục đưa máy biến áp vào vận hành sau khi đại tu
sửa chữ xong .
- Quy định các thủ tục cần thiết khi đưa máy biến áp mới lắp đặt vào vận
hành .
- Quy định về quản lý dầu máy biến áp .
- Ý nghĩa cho 2 máy biến áp vận hành song song .

- Điều kiện để 2 máy biên áp vận hành song song .
- Giải thích ý nghĩa từng điều kiện .
- Cách xử lý sự cố máy biến áp .
- Cách xử lý bất bình thường của máy biến áp
- Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành .
- Quy định về làm mát máy biến áp .
- Quy định về mức dầu trong bình dầu phụ, quy định về nhiệt độ lớp dầu
trên cùng của máy biến áp .
- Quy định về điểm trung tính cuộn dây 110kV của máy biến áp
20. Quy trình vận hành máy cắt điện ? Quy trình vận hành dao cách ly
21. Quy trình vận hành máy biến điện áp, máy biến dòng ?
22. Quy trình vận hành các thiết bị tụ của Xí nghiệp ?
23. Quy trình đánh số thiết bị do Bộ Công nghiệp ban hành ?
24. Quy trình thao tác các thiết bị trong hệ thống điện do Bộ Công nghiệp ban
hành ?
- Các quy định cơ bản thao tác đóng cắt các thiết bị .
- Thao tác máy biến áp.
- Thao tác máy cắt điện .
- Thao tác dao cách ly.
- Thao tác đường dây
25. Quy trình Xử lý sự cố Bộ Công nhiệp ban hành .
- Nguyên tác cơ bản xử lý sự cố trong hệ thống điện .
- Quy định cho nhân viên vận hành xử lý sự cố trong hệ thống điện.
- Quy định xử lý khi mất điện toàn trạm .
- Quy định xử lý khi sự cố máy biến áp của trạm do bảo vệ chính làm việc
.
- Quy định xử lý sự cố khi bảo vệ dự phong máy biến áp tác động.
9
- Quy định xử lý sự cố khi các đường dây trung áp tác động bị sự cố rơ
le bảo vệ tác động

26. Phân tích kết cấu sơ đồ của các trạm biến áp 110kV hiện có tại Xí nghiệp,
đánh giá ưu nhược điểm ?
27. Trong các trạm biến áp thanh cái có nhiệm vụ gì, hãy phân tích từng loại hệ
thống thanh cái .
28. Quy định vận hành hệ thống tự dùng trong trạm , Vẽ sơ đồ hệ thống tự dùng
trong trạm .
29. Quy định vạn hành hệ thống điện 1 chiều, hệ thống điện 1 chiều cấp cho các
phụ tải nào ?
30. Quy định vận hành hệ thống ắc quy của trạm, Vẽ sơ đồ hệ thống chỉnh lưu
cấp điện cho hệ thống một chiều và nạp cho ắc quy ?
Phần thực hành .
31. Vẽ và thuộc sơ đồ nhất thứ ở trạm anh chi đang làm việc, Ghi đầy đủ các
thông số từng thiết bị và quy định đánh số trên sơ đồ ?
32. Thực hiện khai thác các thông tin trong rơle kỹ thuật số của trạm anh chị
đang làm việc, Đồng thời khai thác các thông tin trên rơle kỹ thuột số đã trang
bị cho các trạm của Xí nghiệp ?
33. Viết phiếu thao tác tách 1 đường dây ra sửa chữa ?
34. Viết phiếu thao tác tách TU thanh cái ở trạm ra sửa chữa ?
35. Viết phiếu thao tác tách máy biến áp chính ra sửa chữa ?
36. Viết phiếu thao tác tách thanh cái 35kV, 22kV, 10kV, 6kV ?
37. Nắm vững các thủ tục và thực hiện trong phiếu công tác ?
38. Thực hành các công việc cho nhân viên vận hành trạm ?
39. Cách đặt và tháo tiếp địa di động trong tram ?
40. Thực hành thao tác đưa các loại máy cắt vào vận hành .
41. Cách đấu hệ thống quạt mát máy biến áp ?
42. Sửa chữa một số hỏng hóc đơn giản của máy ngắt ?
PHẦN VI : KỸ THUẬT ĐƯỜNG DÂY .
1. Lưới điện truyền tải và phận phối là gì, ý nghĩa ?
2. Ranh giới quản lý giữa đường dây và trạm ?
3. Quy định về hành lang an toàn ở các cấp điện áp ?

10
4. Các hạng mục vf thời gian quy định khi kiểm tra đường dây ban ngày, ban
đêm ( định kỳ, đột xuất , sự cố ) ?
5. Quy định an toàn trong công tác kiểm tra đêm đường dây ?
6. Giải thích hiện tượng tăng áp cuối đường dây khi không tải ?
7. Tiêu chuẩn vận hành của cột, chuỗi sứ, dây dẫn, dây chống sét ?
8. Công dụng của các phụ kiện trên đường dây 110kV ?
9. Đường dây (cột, dây dẫn) tải điện thường chịu những lực tác dụng nào ?
10. Liệt kê các loại cột hiện có trên đường dây tải điện ?
11. Cho biết vai trò các loại cột : đỡ thẳng, đỡ góc, néo thẳng , néo góc, đỡ vượt,
dừng?
12. Vì sao khoảng cách các cột và độ cao các cột không đều nhau ?
13. Liệt kê các phụ kiện trên cột dừng ?
14. Cột bị nghiêng ( dọc tuyến, ngang tuyến ) làm thế nào để nhận biết ?
15. Công dụng của bộ chằng néo cột? Thường xử dụng cho koại cột nào ?
16. Công dụng của móng cột điện? Các lực tác dụng lên móng cột điện ?
17. Các biện pháp chống lún cột điện, chống lật cột và chống nhổ móng néo ?
18. Các loại dây pha và các cỡ đai ép hiện có trên lưới điện, giải thích ý nghĩa
các loại dây pha ?
19. Dây nhôm lõi thép, công dụng của thép và nhôm ?
20. Liệt kê các loại dây chống sét hiện có trên đường dây tải điện ?
21. Cho biết khoảng cách đến đất của dây dẫn theo cấp điện áp và vùng dân cư ?
22. Vì sao phải nối đất lưu động ?
23. Cho biết góc bảo vệ của dây chống sét ( cho 1 dây, cho 2 dây )
24. Tại sao có đường dây lại phải dùng 2 dây chống sét, 1 dây chống sét, khoảng
cách ngắn nhất giữa dây dẫn và dây chống sét ?
25. Giải thích hiện tựơng sét đánh vào dây dẫn ?
26. Tại sao mặt trong của sứ lại lõm vào và có những đường cong nhấp nhô ?
27. Vì sao trong những cơn mưa đầu mùa ta thường thấy trên bề mặt ngoài của
sứ bị phóng điện chớp tắt ?

28. Tại sao có vài nơi phương của chuỗi sứ nghiêng ( không vuông góc ) so với
mặt đất ?
29. Cách nhận biết cấp điện áp của 1 đường dây tải điện đang vận hành ?
30. Tại sao có cột có 1 chuỗi sứ có cốt có 2 chuỗi sứ song song trên một pha ?
31. Chọn loại sứ cách điện ở vùng nhiễm bẩn, thực hiện như thế nào ?
11
32. Đường dây có cấp điện áp110kV vận hành 35kV có được không ?
33. Đường dây có cấp điện áp thấp hơn 110kV vận hành điện áp 110kV phải
thực hiện các biện pháp gì ?
34. Các hồ sơ cần thiết khi nghiệm thu quản lý đường dây ?
35. Công dụng của tạ bù trên đường dây ?
36. Giải thích vì sao đường dây cao thế , dây chống sét được nối đất trực tiếp
vào cột hoặc cách điện ?
37. Khi thấy dây đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng người công nhân phải làm
gì ?
38. Khi công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường ôtô, đường làng có
người và xe cộ qua lại, sông mương có thuyền bè qua lại thì phải áp dụng biện
pháp gì ?
39. Chặt cây dọc tuyến phải tuân theo những quy định gì ?
40. Đo tiếp địa cột cho phép tiến hành khi đường dây đang vận hành nhưng phải
đảm bảo các điều kiện gì ?
41. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng gần hoặc giao chéo với
đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện gì ?
42. Đường dây đang vận hành, khi sơn xà và phần trên của cột phải thực hiện
những quy định gì ?
43. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây
đang vận hành thì phải tuân theo những quy định gì ?
44. Quy định về hành lang an toàn lưới điện theo nghi định của nhà nước hiện
nay là gì ?
45. Việc kiểm tra bất thường các đường dây trên không hoặc trên từng đoạn

đường dây trên không phải tiến hành như thế nào ?
46. Thời gian quy định về đại tu 1 đường dây ?
47. Khoảng cách an toàn từ đường dây 110kV đến các đường dây trung thế, hạ
thế và thông tin ?
48. Như thế nào là mối nối đạt yêu cầu kỹ thuật ?
49. Sứ lệch bao nhiêu độ ( so với phương đứng ) thì phải kéo lại ?
50. Tiêu chuẩn vận hành cho phép độ nghiêng của xà ?
Phần thực hành .
48. Cách xác định phạm vi hành lang tại hiện trường ?
49. Liệt kê và nêu các dụng cụ thi công ?
12
50. Cách sử dụng dây da an toàn ?
51. Cách xử lý khi cột nghiêng ?
52. Trình tự trồng 1 cột bê tông bằng tó ?
53. Trình tự dựng một cột sắt ?
54. Trình tự lắp xà 110kV ( cột bê tông ) ?
55. Mô tả cách leo cột bê tông, cột sắt ?
56. Cách sơn cột sắt ?
57. Cách sửa cưa mống cột bê tông ?
58. cách đắp chân cột sắt ?
59. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ căng chuỗi đơn ?
60. Trình tự thao tác để thay một chuỗi sú căng chuỗi đôi ?
61. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ đỡ ?
62. Cách buộc tời quay cáp ?
63. Cách đi cáp Puli đôi, đơn ?
64. Trình tự thu hồi dây dẫn và vây chống sét ?
65. Thao tác ra dây ( kiểm tra dây )… ?
66. Cách lấy độ võng của đường dây ?
67. Trình tự công tác thay dây ?
68. Trình tự công tác kéo dây mới ?

69. Trình tự sang dây cột mới ?
70. Cách dò tìm điểm sự cố đứt dây pha chạm đất ?
71. Trình tự ép nối 1 dây nhôm lõi thép ( dưới đất, trên cao ) ?
72. Cách cuốn tước dây 1 dây pha ?
73. Bố trí nhân lực, dụng cụ để thay một đoạn dây khi qua sông, đường ôtô ?
74. Cách thay tạ chống rung ?
75. Kỹ thuất lắp và tháo dây tiếp địa lưu động ? Tiêu chuẩn của tiếp địa lưu
động ?
76. Dụng cụ và cách đo điện trở tiếp địa cột ?
PHẦN I : KỸ THUẬT ĐIỆN
1. Điện năng là gì ?
Điện năng là một dạng năng lượng có các tính chất sau :
13
- Dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như : cơ năng, nhiệt
năng …
- Không thể dự trữ được như các dạng vật chất khác ngoại trừ các nguồn điện
một chiều như ắc quy, pin
- Được tạo ra bằng : sức gió, sức nước, nhiệt ( than , dầu ), năng lượng khác như
nguyên tử, năng lượng mặt trời, gas .
- Rất nguy hiểm nếu sử dụng không đúng quy định an toàn.
- Tốc độ dẫn truyền năng lượng rất nhanh .
- Đơn vị đo điện năng là lượng công suất điện sử dụng trong một khoảng thời
gian, ký hiệu là A; đơn vị đo là kWh, Wh, MWh.
2. Dòng điện là gì ? Tác dụng của dòng điện? Nêu công thức tính dòng điện ?
- Dòng điện là dòng chuyển rời có hướng của các hạt mang điện trong
điện trường.
- Chiều dòng điện theo quy ước là chiều chuyển động của các điện tích
dương .
- Các tác dụng của dòng điện:
+ Tác dụng nhiệt ( làm cho vật dẫn nóng lên )

+ Tác dụng quang ( phát sáng bóng đèn )
+ Tác dụng từ.( trong máy biến áp … )
+ Tác dụng hóa học ( dòng điện chạy qua chất điện phân )
+ Tác dụng sinh lý
3. Hiệu điện thế là gì ? Điện áp là gì , đơn vị đo ?
- Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng
cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên q khi q di
chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q.
V
M
=
M
A
q

Trong đó: + V
M
là điện thế tại điểm M
+
M
A

là công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ
M ra vô cực
14
+q là độ lớn của điện tích q.
- Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả
năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến
N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện

tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.
U
MN
= V
M
- V
N
=
MN
A
q
Trong đó: + V
M
, V
N
là điện thế tại điểm M, N.
+
MN
A
là công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ
M đến N.
+q là độ lớn của điện tích q.
Hiệu điện thế trong hệ SI tính bằng Vôn ( V ), một Vôn là hiệu diện thế
giữa hai điểm M,N khi dịch chuyển điện tích dương 1 Culông (+1C) từ M đến
N, thực hiện công dịch chuyển là 1 Jun .
4. Điện trường , cường độ điện trường là gì ?
- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và
gắn liện với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt
trong nó
Một điện tích Q nằm tại một điêm trong không gian sẽ gây ra xung quanh

nó một điện trường. Một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng
một lực điện. Ngược lại, q cũng gây ra một điện trường tác dụng lên Q một lực
trực đối.

Qq
F


qQ
F

- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn
lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn
của q.
15
+
+
Q
O
q
M
E =
F
q
Trong đó: - E là cường độ điện trường tại điểm mà ta xét
- F là độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử.
- q là độ lớn của điện tích thử.
5. Từ trường là gì ?
- Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ

thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt
trong nó.
- Nam châm và dây dẫn mang dòng điện sinh ra trong khoảng không gian
xung quanh nó một từ trường.
- Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian nào
đó, người ta sử dụng kim nam châm nhỏ, đặt tại những vị trí bất kì trong khoảng
không gian ấy. Nếu không có tác dụng của từ trường của dòng điện hay một
nam châm thì kim nam châm nói trên luôn nằm theo hướng nam - bắc. Khi có
tác dụng của từ trường của một dòng điện hay một nam châm, kim nam châm
nói trên sẽ quay đến một vị trí cân bằng xác định; vị trí này phụ thuộc vào chỗ
đặt kim nam châm trong từ trường.
6. Phân biệt điện một chiều và điện xoay chiều hình sin ?
- Dòng điện một chiều ( lý tưởng ) : Là dòng điện có độ lớn và chiều không đổi
theo thời gian.
- Dòng điện xoay chiều ( điều hoà hình sin ) : Là dòng điện có độ lớn và chiều
thay đổi theo thời gian với một quy luật hình sin .
7. Chu kỳ dòng điện xoay chiều ( hình sin ) là gì ? Tần số dòng điện xoay
chiều ( hình sin ) là gì, đơn vị đo ?
- Chu kỳ dòng điện xoay chiều : Là thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp
một trạng thái giống nhau của dòng điện.
Kí hiệu là T, đơn vị đo là giây (s).
- Tần số dòng điện xoay chiều : Là số chu kì dòng điện xoay chiều trong
một đơn vị thời gian (s).
16
Kí hiệu là f, đơn vị đo là Hez ( Hz ) Tần số dòng điện xoay chiều ở nước
ta là 50 Hz.
Từ công thức :
1
f =
T

Suy ra : 1 1
T = = = 0,02s
F 50
8. Điện trở là gì ?
- Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của vật
mang điện.
Đơn vị đo điện trở là Ohm ( Ω )
9. Điện trở phi tuyến là gì ?
- Điện trở phi tuyến là điện trở có giá trị thay đổi theo điện áp đặt lên nó.
- Điện áp bình thường ( điện áp định mức ) R lớn.
- Điện áp tăng cao R giảm .
Điện trở phi tuyến có đặc tính VA là một đường cong.
- Công dụng : Chế tạo chống sét van .
10. Nêu công thức tính điện trở ? Giải thích ý nghĩa, đơn vị tính của mỗi đại
lượng trong công thức tính ?
1. Ở nhiệt độ nhất định, điện trở của dây dẫn đồng chất hình trụ có tiết diện S,
chiều dài l, có thể tính bằng công thức đơn giản , được thiết lập bằng thí
nghiệm :
- Công thức tính điện trở:
R =
.
l
S
ρ
Trong đó :
R : Điện trở, tính bằng ohm ( Ω )
17
ρ : là điện trở suất của dây dẫn.( Ωm )
l : là chiều dài của dây dẫn ( m )
S : tiết diện của dây dẫn .m

2
Các chất điện môi có điện trở suất rất lớn, có thể tới 10
8
Ωm . Kim loại có
điện trở suất rất nhỏ khoảng 10
-8
đến 10
-6
Ωm.
Điên trở suất của vật liệu ở 20
0
C
Vật liệu Điện trở suất ρ ( Ωm )
Đồng
Nhôm
Sắt
Vàng
Bạc
Chì
Kẽm
Wonfram
Niken
Platin
Thiếc
Thuỷ tinh
Sứ
Hổ phách
1,72.10
-8
2,63.10

-8
10.10
-8
2,2.10
-8
1,6.10
-8
20,8.10
-8
5.92.10
-8
5,55.10
-8
8,69.10
-8
mềm, 9,52.10
-8
cứng
10,3.10
-8
11,4.10
-8
10
9
10
13
10
19
2. Tính theo định luật ohm ta có :
U

R =
I
Trong đó :
U : Hiệu điện thế ( V )
I : Cường độ dòng điện ( A )
R : Điện trở ( Ω )
Ohm ( Ω ) là điện trở của vật dẫn đồng chất sao cho khi hai đầu vật dẫn
có hiệu điện thế không đổi 1 vôn ( V ) thì trong vật dẫn có dòng điện cường độ 1
ampe ( A ) chạy qua
18
11. Tính điện trở tương đương trong mạch nối tiếp, song song ?
- Mạch nối tiếp :
R

= R
1
+ R
2
+ … + R
n
- Mạch song song :
1/R

= 1/R
1
+ 1/R
2
+ …. + 1/R
n
12. Cho biết điện trở phụ thuộc vào nhiệt dộ ?

Bằng thí nghiệm người ta nhận thấy khi nhiệt độ tăng , điện trở của bất kì
kim loại nào cũng tăng, còn đối với chất điện phân thì hiện tượng sẽ ngược lại,
điện trở của dung dịch điện phân giảm khi nhiệt độ tăng .
Công thức biểu thị sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ :
R = R
0
( 1 + α t )
Với :
R : Điện trở vật dẫn ( Ω )
R
0
: Điện trở vật dẫn ở 0
0
C
α : Hệ số nhiệt của điện trở . 1/
0
C
t : Nhiệt độ của vật tại thởi điểm ta tính (
0
C )
Bảng hệ số nhiệt độ của một số chất .
Vật liệu Hệ số nhiệt độ α ( 1/
0
C )
Đồng thanh
Nhôm
Sắt
Thép
Vàng
Bạc

Chì
Kẽm
0,0040
0,0040
0,00657
0,0045
0,00365
0,0036
0,00428
0,00419
19
Niken
Thiếc
Platin
Wonfram
0,0044
0,0044
0,00392
0,00468
Hiện tượng siêu dẫn: khi nhiệt độ hạ xuống dưới một nhiệt độ T
0
nào đó
điện trở của kim loại ( hay hợp kim ) đó giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
Hiện tượng đó gọi là hiện tượng siêu dẫn.
13. Khi nào cần điện trở lớn, khi nào cần điện trở nhỏ ?
Những chỗ cần cách điện thì điện trở càng lớn càng tốt. Ví dụ : Sứ cách
điện, vỏ dây dẫn, ủng, găng tay, sào cách điện …
Cần điện trở nhỏ tại những chỗ tiếp xúc, mối nối, hệ thống nối đất.
14.Cảm kháng là gì ? Công thưc tính cảm kháng, đơn vị đo ?
- Khi dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây sẽ xuất hiện đại lượng xu

hướng cản trở dòng điện , đại lượng này gọi là cảm kháng.
- Công thức tính: X
L
= ωL, đơn vị đo là Ω.
Trong đó: X
L
là cảm kháng.
- L là độ tự cảm của cuộn dây.
- ω là tần số góc. ω = 2πf với f là tần số dòng điện.
15. Dung kháng là gỉ? Các công thức tính dung kháng, đơn vị đo ?
- Dung kháng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện
xoay chiều đi qua tụ điện.
- Công thức tính: X
C
= 1/ ωC.
Trong đó - X
C
là dung kháng.
- C là điện dung của tụ điện.
- ω là tần số góc. ω = 2πf với f là tần số dòng điện.
16. Tổng trở là gì? Công thức tính ?
20
Tổng trở là một đại lượng vật lý đặc trưng cho mạch điện xoay chiều, thể
hiện mối quan hệ giữa điện áp đặt lên mạch và dòng điện chay qua mạch ( sự
cản trở đối với dòng điện xoay chiều )
Ký hiệu : Z đơn ví : Ω
Ta có theo định luật ohm : Z = u/i
u : Hiệu điện thế xoay chiều đặt lên mạch. ( V )
i : Dòng điện xoay chiều chạy trong mạch ( A )
Hoặc : Z = √ R

2
+ ( R
L
- R
c
)
2
Trong đó :
R : Điện trở thuần .
R
L
= X
L
: Cảm kháng
R
C
= X
C
: Dung kháng.
17. Các dạng công suất ? Đơn vị tính từng đại lượng ? Quan hệ giữa các
công suất ?
- Công suất tác dụng P là công suất trung bình trong một chu kỳ:
Sau khi tính toán ta được:
osP UIc
ϕ
=
Đơn vị đo công suất tác dụng là W, kW, MW
Công suất tác dụng P đặc trưng cho sự biến đổi điện năng thành các dạng
năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng v.v
- Công suất phản kháng Q đặc trưng cho cường độ quá trình trao đổi năng

lượng điện từ trường. Công suất phản kháng được tiêu thụ ở động cơ không
đồng bộ, máy biến áp, trên đường dây điện và mọi nơi có từ trường.
Biểu thức tính toán:
sinQ UI
ϕ
=
Công suất phản kháng có thể được tính bằng tổng công suất phản kháng
của điện cảm và điện dung các nhánh trong mạch điện:
2 2
L C Ln n Cn n
Q Q Q X I X I= = = −
∑ ∑
Trong đó: X
Ln
, X
Cn
, I
n
lần lượt là cảm kháng, dung kháng, dòng điện mỗi
nhánh.
Đơn vị đo của Q là VAr, kVAr hoặc MVAr.
- Công suất biểu kiến S hay công suất toàn phần bao gồm công suất tác
dụng và công suất phản kháng, được định nghĩa dưới dạng biểu thức sau:
21
S = UI =
2 2
P Q+
Đơn vị đo của S là VA, kVA hoặc MVA.
- Quan hệ giữa S, P, Q được mô tả bằng một tam
giác vuông, trong đó S là cạnh huyền, P và Q là hai cạnh

góc vuông. Tam giác như hình bên gọi là tam giác công
suất.
P = S cosφ
Q = S sinφ
Q
tgφ = ⇒ φ = arctgQ/P
P
18. Nêu những thiết bị cung cấp công suất tác dụng, phản kháng , Thiết bị
nào tiêu thụ công suất tác dụng, công suất phản kháng ?
- Các thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng là : Động cơ không đồng bộ, đèn
huỳnh quang , máy biến áp, cuộn kháng điện, lò hồ quang …
- Các thiết bị cung cấp công suất phản kháng : Tụ điện bù ngang, máy bù đồng
bộ, máy phát vận hành ở chế độ bù ( quá kích từ ).
Ngoài ra có thiết bị vừa cung cấp vừa tiêu thụ công suất phản kháng :
Động cơ đồng bộ, máy bù đồng bộ
- Các thiết bị cung cấp công suất tác dụng : Công suất tác dụng được cung cấp
từ các máy phát điện của các nhà máy điện . ( thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên
tử, Diesel … )
- Các thiết bị tiêu thụ công suẩt tác dụng là các thiết bị động lực , động cơ, máy
bơm, các lò điện, lò cao, ánh sáng sinh hoạt …
19. Hệ số công suất là gì ? Ý nghĩa và cách nâng cao hệ số công suất ?
- Hệ số công suất là tỷ số giữa công suất tác dụng P và công suất biểu
kiến S.
P
Cos φ =
S
P : Công suất tác dụng .
22
Q
P

S
ϕ
S : Công suất biểu kiến.
- Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cos
ϕ
:
1. Máy phát điện làm việc với dòng và điện áp định mức, với Cosφ = 1 sẽ phát
ra công suất tác dụng tỉ lệ với Cosφ. Cosφ càng thấp, công suất tác dụng phát ra
càng bé và do đó không tận dụng được khả năng phát công suất tác dụng của
máy phát điện .
2. Phụ tải dùng điện yêu cầu một công suất tác dụng nhất định với điện áp U ít
biến đổi. Nếu Cosφ thay đổi, dòng điện sẽ thay đổi. Dòng điện tải tiêu thụ tỷ lệ
nghịch với Cosφ; Cosφ càng thấp, dòng điện tải tiêu thụ càng lớn. Dòng điện
tăng sẽ tăng tổn thất điện áp và điện năng trên đường dây.
3. Nếu cosφ càng thấp, tổn thất điện áp càng lớn, do đó để đảm bảo điện áp
không giảm quá nhiều ta phải tăng tiết diện dây dẫn, làm tăng vốn đầu tư xây
dựng đường dây .
- Một số nhật xét
+ Giảm được lượng công suất phản kháng truyền tải trên đường dây từ đó
giảm tổn thất công suất và tổn thất điện áp trong mạng điện.
+ Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp.
+ Tăng khả năng phát công suất tác dụng của các máy phát điện.
- Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cos
ϕ
:
+ Nâng cao hệ số công suất cosϕ tự nhiên: là tìm các biện pháp để các hộ
tiêu thụ điện giảm bớt được lượng công suất phản kháng tiêu thụ như giảm thời
gian chạy không tải của các động cơ, thay thế các động cơ thường xuyên chạy
non tải bằng các động cơ hợp lý hơn
+ Nâng cao hệ số công suất cosϕ bằng biện pháp bù công suất phản

kháng. Thực chất là đặt các thiết bị bù tại các nút trên hệ thống mà ở đó thiếu
công suất phản kháng (biểu hiện ở điện áp vận hành thấp) hoặc ở gần các hộ tiêu
thụ điện để cung cấp công suất phản kháng theo yêu cầu phụ tải.
20. Cách tính hệ số công suất? Công thức tính dòng điện ?
23
a. Cách tính hệ số công suất :
- Mạch một pha :
P P
Từ công thức : P = U.I Cosφ → Cosφ = =
U.I S
P
S = √ P
2
+ Q
2
→ Cosφ =
√ P
2
+ Q
2

Với : P : Công suất tác dụng.
Q : Công suất phản kháng.
S : Công suất biểu kiến.
- Mạch ba pha đối xứng :
P = √3 U.I Cosφ
P
Cosφ =
√3 U.I
b. Công thức tính dòng điện :

- Mạch một pha :
I = U/Z
I : Giá trị hiệu dụng của dòng điện .( A )
U : Giá trị hiệu dụng của điện áp .( V )
Z : Tổng trở (Ω )
- Mạch ba pha đối xứng :
S
I =
√3 U
P
Hoặc : I =
√3 UCosφ
24
21. Tiết diện dây dẫn được chọn căn cứ vào những đại lượng nào ?
* Tiết diện dây dẫn được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế.
tb
kt
kt
I
S
J
=
Trong đó: - S
kt
là tiết diện dây dẫn (mm
2
)
- I
tb
là dòng điện trung bình qua phụ tải.

- J
kt
: mật độ dòng điện kinh tế (A/mm
2
)
Bảng 1. Mật độ dòng điện kinh tế
Tên
Mật độ dòng kinh tế A/mm
2
với thời gian sử
dụng công suất cực đại, giờ
1000 - 3000 3000 - 5000 5000 - 8760
- Thanh dẫn (góp):
Đồng
Nhôm
2,5
1,3
2,1
1,1
1,8
1,0
- Cáp điện lực cách điện
bằng giấy tầm dầu lõi:
đồng
nhôm
3,0
1,6
2,5
1,4
2,0

1,2
* Kiểm tra theo điều kiện phát nóng lâu dài :
I
cpbt
≥ I
cb
= I
lvmax
I
cpbt
: Dòng điện cho phép bình thường. Giá trị được hiệu chỉnh theo
nhiệt độ.
I
cb
: Dòng điện cưỡng bức .
I
lvmax
: Dòng điện làm việc cực đại.
* Kiểm tra theo điều kiện vầng quang :
U
vq
≥ U
dmht
Trong đó : U
vq
: Điện áp tới hạn có thể phát sinh vầng qung.
U
dmht
: Điện áp định mức của hệ thống
Nếu dây dẫn 3 pha bố trí trên đỉnh của tam giác đều giá trị U

vq
trong điều
kiện thời tiết khô ráo và sáng, áp suất không khí là 760mmHg, nhiệt độ môi
trường xung quanh 25
0
C có thể xác định theo công thức sau:
25

×