Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.65 KB, 69 trang )

PHÂN XƯỞNG ĐIỆN CAO THẾ
ĐỘI QUẢN LÝ VẬN HÀNH
-----…-----
TÀI LIỆU
BỒI HUẤN CÔNG TÁC VẬN HÀNH
HỆ THỐNG ĐIỆN
PHẦN 1: QUY TRÌNH
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
I. Phân cấp và nhiệm vụ của công tác điều độ hệ thống điện Quốc gia:
1.Phân cấp Điều độ HTĐ Quốc gia:
Điều độ HTĐ Quốc gia được chia thành 3 cấp:
a. Cấp điều độ HTĐ Quốc gia : là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn
bộ HTĐ Quốc gia, cấp điều độ HTĐ Quốc gia do Trung tâm điều độ
HTĐ Quốc gia (A
0
) đảm nhiệm.
b. Cấp điều độ HTĐ miền: là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự chỉ
huy trực tiếp của cấp điều độ HTĐ quốc gia. Cấp điều độ HTĐ miền do
Trung tâm HTĐ miền (A
1
, A
2
, A
3
) đảm nhiệm.
c. Cấp điều độ lưới điện phân phối: là cấp chỉ huy điều độ lưới điện
phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ
miền tương ứng. Cấp điều độ lưới điện phân phối do các trung tâm hoặc
Phòng điểu độ của các Cty Điện lực độc lập, các điện lực tỉnh, thành phố
thuộc Cty điện lực 1,2,3 đảm nhiệm.


2. Nhiệm vụ của công tác điều độ:
a. Nhiệm vụ chung của công tác điều độ HTĐ:
- Cung cấp điện an toàn, liên tục.
- Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn HTĐ.
- Đảm bảo chất lượng điện năng.
- Đảm bảo HTĐ vận hành kinh tế nhất.
Trong công tác điều độ HTĐ, các cấp điều độ và các đơn vị khác liên
quan đến công tác Điều độ phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, quy
trình, quy định chuyên ngành và các văn bản pháp luật hiện hành do các cơ
quan có thẩm quyền ban hành.
b. Điều 17: Nhiệm vụ của Trực ban cao thế (Đội Quản lý vận hành):
- Tiếp nhận các báo cáo về hiện tượng bất thường, sự cố, gián đoạn điện từ
các trạm báo về tình trạng sự cố, gián đoạn điện trên lưới, trạm từ ĐĐM
hoặc điều độ lưới điện phân phối để xử lý.
- Tiếp nhận thiết bị đường dây và trạm từ các đơn vị trực thuộc Phân xưởng
cao thế, bàn giao sau khi xử lý xong và trả lại cho ĐĐM hoặc ĐĐ lưới điện
phân phối để khai thác.
- Báo cáo ban lãnh đạo Phân xưởng ( Xí nghiệp) tình hình sự cố gián đoạn
điện, các hư hỏng bất thường của thiết bị.
- Thông báo cho trực ban các đơn vị liên quan trực thuộc PX (Xí nghiệp)
triển khai xử lý hoặc kiểm tra các nguyên nhân gây ra sự cố.
- Điều động xe máy trực thuộc PX (Xí nghiệp) đi xử lý ngoài giờ theo yêu
cầu của các đơn vị trực thuộc PX (Xí nghiệp).
- Tổng hợp, lập phương án trực tăng cường trong các ngày đặc biệt, lễ, tết.
- Phổ biến tài liệu, quy trình, quy phạm, phạm vi ranh giới các thiết bị quản
lý, phương thức vận hành và các chế độ báo cáo trong công tác điều độ.
- Theo dõi kết lưới hệ thống truyền tải, cập nhật sơ đồ lưới điện.
- Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo ngày, tuần, tháng và các báo cáo liên quan
đến công tác vận hành lưới truyền tải theo yêu cầu của Đội và PX (Xí nghiệp).
- Lập kế hoạch và đăng ký cắt điện với các cấp Điều độ theo phân cấp và

thông báo các đơn vị liên quan trực thuộc PX (Xí nghiệp).
II. Quy định chung trong Công tác điều độ HTĐ :
1. Quy định về quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị:
Điều 21: Thiết bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ là thiết
bị mà tất cả mọi lệnh thay đổi chế độ làm việc của thiết bị này ( thay đổi
công suất phát P/Q, khởi động/ngừng tổ máy, đóng/cắt MC và DCL… chỉ
được tiến hành theo lệnh chỉ huy vận hành trực tiếp của cấp điều độ đó.
Điều 22: Thiết bị thuộc quyền kiểm tra của một cấp điều độ là thiết bị
không thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ đó nhưng cấp điều độ có
quyền điều khiển trước khi ra lệnh thay đổi chế độ làm việc của thiết bị này
phải được sự đồng ý của cấp điều độ có quyền kiểm tra, sau khi thực hiện
xong phải báo lại kết quả.
Điều 23: Trong trường hợp xử lý sự cố, các cấp điều độ có quyền được
thay đổi chế độ làm việc các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước, báo cáo
sau cho cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị đó.
2. Chế độ chỉ huy Điều độ:
Điều 26: ĐĐM là nơi phát đi các lệnh chỉ huy vận hành tới cấp Điều độ lưới
điện phân phối, NMĐ thuộc quyền điều khiển, trạm điện (thuộc quyền điều
khiển).
Điều 2 7 : ĐĐ lưới Phân phối là nơi phát đi các lệnh chỉ huy vận hành tới các
ĐĐ cơ sở, Trực ban Phân Xưởng Điện cao thế, trạm điện… thuộc quyền điều
khiển và các đơn vị có chức năng QLVH trực thuộc CTĐL.
3. Chế độ báo cáo:
Điều 35: Hàng ngày trưởng ca của các trạm điện trực thuộc Phân xưởng
(Xí nghiệp) phải báo cáo với cấp điều độ cơ sở hoặc Điều độ lưới điện
phân phối các thông tin vận hành thực tế của ngày gồm:
- Biểu đồ phụ tải P, Q, I, U (thanh cái)qua các MBT chính từ 0h đến 24h.
- Chế độ vận hành của các phát tuyến lộ ra trung thế tại trạm từ 0h đến 24h.
- Tổng điện năng tiêu thụ qua trạm, qua phát tuyến trong ngày.
Ngoài ra trực ca các trạm trực thuộc PX (Xí nghiệp) phải báo cáo cho

Đội QLVH một số thông tin: Tình hình vận hành của các thiết bị trong
ngày, công tác của các đơn vị công tác…
Thời gian, biểu mẫu, phương thức báo cáo do các đơn vị trên quy định.
Điều 32: Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực mình,
nhân viên vận hành phải thực hiện đúng các điều quy định trong “Quy trình
xử lý sự cố HTĐ” hiện hành và báo cáo những thông tin cần thiết cho lãnh
đạo đơn vị và điều độ cấp trên.
Điều 38: Sau sự cố, tùy theo mức độ sự cố ngoài các báo cáo của nhân
viên vận hành trực tiếp, các cấp điều độ cơ sở, trực ban vận hành của các
đơn vị quản lý vận hành thiết bị phải làm báo cáo bằng văn bản gởi về cấp
điều độ tương ứng và đơn vị cấp trên. Báo cáo phải tường trình diễn biến
sự cố, phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp đề phòng.
4. Chế độ và thời gian giao nhận ca:
Điều 39: Nhân viên vận hành cần có mặt trước lúc nhận ca 15 phút để
tìm hiểu những sự việc xảy ra từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại để
được nắm rõ ràng tình trạng vận hành các thiết bị, HTĐ thuộc quyền điều
khiển và kiểm tra.
Điều 41: Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải tìm hiểu:
- Phương thức vận hành trong ngày.
- Sơ đồ nối dây của thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, lưu ý những
thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị.
- Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao ca.
- Những thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào
dự phòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca.
- Những điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp
trên và các đơn vị .
- Nghe người giao ca truyền đạt những điều cụ thể về chế độ vận hành,
những lệnh của Lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và nhũng
điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vận đề chưa rõ.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống SCADA/EMS/DMS…và thông tin liên

lạc.
- Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca.
- Các nội dung cụ thể khác theo nội dung của từng đơn vị.
- Ký tên vào sổ giao nhận ca.
Điều 42: Trước khi giao ca nhân viên vận hành phải:
- Hoàn thành các công việc sự vụ trong ca gồm: Ghi sổ giao ca, tính toán
thông số, các tài liệu vận hành khác theo qui định của từng đơn vị, vệ sinh
công nghiệp.
- Thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca
những thay đổi của HTĐ, của các thiết bị cùng những lệnh, chỉ thị mới liên
quan đến vận hành trong ca mình.
- Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong
ca mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọa đến chế độ làm việc
bình thường của lưới điện.
- Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ.
- Ký tên vào sổ giao ca sau khi người nhận ca đã ký.
Điều 21: Thủ tục giao ca được thực hiện xong khi nhân viên vận hành
giao ca và nhận đều ký tên vào sổ giao ca. Kể từ khi ký nhận ca nhân viên
vận hành nhận ca có đủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm
vụ của mình trong ca trực.
Điều 47: Sau khi nhận ca, nhân viên vận hành trạm phải báo cáo
với cấp điều độ theo phân cấp những vấn đề sau:
- Tên của nhân viên vận hành.
- Sơ đồ kết dây của trạm.
- Tình trạng vận hành của MBA lực và thiết bị chính trong trạm.
- Điện áp thanh cái và dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng
truyền tải trên đường dây.
- Công suất, dòng điện qua MBA và các thông số khác
- Tình trạng vận hành bất thường và tình hình thông tin liên lạc.
- Những kiến nghị về vận hành của các cấp điều độ.

 Nhân viên vận hành không được vi phạm các qui định sau:
Điều 51: Không được giao ca khi chưa hoàn thành các công việc sự vụ hoặc
chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.
Trường hợp sau sự cố đã đến giờ giao ca mà chưa hoàn thành các công việc
sự vụ trong ca, nếu được phép của lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng trực tiếp
thì nhân viên vận hành được phép giao ca trước và ở lại hoàn chỉnh các
công việc sự vụ.
Điều 52: Không được làm hai ca liên tục, trong khi trực ca không được
uống rượu, bia, sử dụng các thuốc kích thích bị nghiêm cấm.
Không được giao ca khi có đầy đủ lý do xác định người nhận ca không
đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia, sử dụng các thuốc kích thích bị nghiêm
cấm.Trường hợp này, nhân viên vận hành phải báo cáo với Lãnh đạo đơn vị
đề cử người khác thay thế.
Điều 53:
- Nghiêm cấm nhân viên vận hành bỏ vị trí trong lúc trực ca hoặc hết giờ
trực ca nhưng chưa có người đến nhận ca.
- Khi không có người đến thay ca, nhân viên vận hành phải báo cáo với
người xếp lịch, Trưởng phòng trực tiếp biết để bố trí người khác thay thế đảm
bảo thời gian ca trực kéo dài không quá 4 giờ.
- Không cho phép nhân viên vận hành giao nhận ca khi đang có sự cố hoặc
đang tiến hành những thao tác phức tạp trừ trường hợp đang tiến hành các
thao tác phức tạp nếu được sự đồng ý của nhân viên vận hành trực ban cấp
trên hoặc Lãnh đạo đơn vị trực tiếp thì có quyền giao nhận ca.
Điều 54: Không cho phép nhân viên vận hành làm việc riêng trong giờ trực
ca. Không được đọc báo , xem Tivi….làm việc nghiêm túc và tuyệt đối không
cho phép người không có nhiệm vụ vào phòng ca trực nếu không được phép
của Lãnh đạo đơn vị trực tiếp.
5. Quy định về việc đánh số thiết bị trong HTĐ:
- Quy định chữ số đặc trưng cho cấp điện áp:
+ Điện áp 500 kV: lấy chữ số 5

+ Điện áp 220 kV: lấy chữ số 2
+ Điện áp 110 kV: lấy chữ số 1
+ Điện áp 66 kV: lấy chữ số 7
+ Điện áp 35 kV: lấy chữ số 3
+ Điện áp 22 kV: lấy chữ số 4
+ Điện áp 15 kV: lấy chữ số 8 (Riêng điện áp đầu cực máy phát,
máy bù đồng bộ ≥ 15kV đều lấy số 9)
+ Điện áp 10kV: lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát máy bù
đồng bộ ≥ 10kV đều lấy số 9)
+ Điện áp 6kV: lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát máy bù
đồng bộ < 10kV đều lấy số 6)
+ Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định
và phải thông qua các cấp điều độ có quyền kiểm tra.
- Tên thanh cái được quy định gồm các ký tự:
+ Ký tự thứ nhất lấy chữ C
+ Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp
+ Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái
vòng.
Ví dụ:  C12: Biểu thị thanh cái 2 điện áp 110kV.
 C21: Biểu thị thanh cái 1 điện áp 220kV
 C29: Biểu thị thanh cái vòng điện áp 220kV
- Tên của Máy biến áp được quy định:
+ Ký tự đầu được quy định như sau:
 Đối với MBA 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T.
 Đối với MBA tự ngẫu ký hiệu là chữ AT.
 Đối với MBA tự dùng ký hiệu là chữ TD.
 Đối với MBA kích từ máy phát ký hiệu là TE.
 Đối với MBA tạo trung tính ký hiệu là chữ TT.
+ Ký tự tiếp theo là số thứ tự của MBA. Đối với MBA tự dùng ký tự
tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.

Ví dụ: T1: Máy biến áp số 1
TD41: MBA tự dùng số 1 cấp điện áp 22kV.
AT1: MBA tự ngẫu số 1
- Tên của máy cắt được quy định như sau:
+ Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp. Đối với MC tụ ký tự thứ
nhất là chữ T, khàng điện là chũ Kcòn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện
áp.
+ Ký tự thứ hai (ba đối với MC kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của
MC, được quy định như sau:
 MC MBA: lấy số 3
MC của đường dây: lấy số 7 và 8 (hoặc số 5 và 8 nếu sơ đồ phức
tạp)
 MC của MBA tự dùng: lấy số 4.
 MC của tụ bù ngang: lấy số 0
 MC tụ bù dọc: lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
+ Ký tự thứ 3 (bốn đối với MC kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3..
+ Đối với MC của thanh cái vòng: hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là:
00.
+ Đối với MC liên lạc giữa hai thanh cái: hai ký tự tiếp theo ký tự thứ
nhất là số của hai thanh cái.
Lưu ý: Đối với sơ đồ hai thanh cái ( hoặc một thanh cái có phân đoạn)
đánh số các MC ở thanh cái chẵn thì đánh số chẵn, các MC ở thanh cái lẻ thì
đánh số lẻ.
Ví dụ: 471: Biểu thị MC đường dây 22kV mạch số 1.
131: Biểu thị MC của MBA số 1 cấp điện áp 110kV.
100: Biểu thị MC vòng điện áp 110kV.
112: Biểu thị MC liên lạc thanh cái điện áp 110kV.
- Tên của tụ điện được quy định gồm các ký tự:
+ Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy các chữ TBD, đối với tụ bù ngang
lấy các chữ TBN.

+ Ký tự thứ tư đặc trưng cho cấp điện áp
+ Ký tự thứ năm là số 0.
+ Ký tự thứ sáu là số thứ tự của mạch mắc tụ đối với tụ bù dọc, đối với tụ
bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ.
Ví dụ: TBN401: Biểu thị tụ bù ngang mắc mạch số 1 cấp điện áp 22kV
- Tên của máy biến điện áp (TU) gồm các ký tự:
+ Ký tự đầu là TU.
+ Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà TU đấu vào. Đối với thiết bị mà
tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự
đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ: TU171: Máy biến điện áp ngoài đuờng dây
TUC22: Máy biến điện áp
- Tên của máy biến dòng điện (TI) gồm các ký tự:
+ Ký tự đầu là TI.
+ Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà TI đấu vào. Đối với thiết bị mà
tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự
đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ: TI171: Máy biến dòng điện cấp điện áp 110kV nối với MC 171.
- Tên của DCL gồm các ký tự:
+ Các ký tự đầu là tên của MC họăc thiết bị nối trực tiếp với DCL (Đối
với DCL nối với TU các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên của thiết
bị nối trực tiếp với DCL), tiếp theo là dấu phân cách ( - ).
+ Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
 DCL thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL
 DCL đường dây ( phía đường dây ) lấy số 7 hoặc 8
 DCL nối với MBA lấy số 3
 DCL nối với thanh cái vòng lấy số 9
 DCL nối tắt (Pypass) một thiết bị lấy số 0 hoặc 9
 DCL nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thí lấy số thứ tự
của phân đoạn thanh cái đó.

Ví dụ: 431-3: Biểu thị DCL của MBA T1 cấp điện áp 22kV.
171-7: Biểu thị DCL ngoài đường dây 110kV của MC 171.
TUC22-2: Biểu thị DCL của TU thanh cái số hai điện áp 22kV nối
với thanh cái số 2.
- Tên của dao tiếp địa gồm các ký tự:
+ Các ký tự đầu là tên của DCL hoặc thiết bị liên quan trực tiếp
+ Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
 Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6.
 Tiếp địa của MBA, kháng điện và TU lấy số 8.
 Tiếp địa của MC lấy số 5.
 Tiếp địa của thanh cái lấy số 4
 Tiếp địa trung tính MBA hoặc kháng điện lấy số 08.
Ví dụ: 171-76: Biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 171
171-15: Biểu thị dao tiếp địa MC 171 phía DCL 171.
- Tên của chống sét gồm các ký tự:
+ Hai ký tự đầu lấy chữ chống sét.
+ Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà
tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự
đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên của thiết bị. Đối với chống sét van
nối vào trung tính cấp điện áp lấy số 0.
Ví dụ: CS1T1: Biểu thị chống sét của MBA T1 phía 110kV.
CS0T1: Biểu thị chống sét nối vào trung tính của MBA T1.
- Tên của cầu chì gồm các ký tự:
+ Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, cầu chì tự rơi lấy
chữ FCO.
+ Ký tự tiếp theo là dấu phân cách ( - ) và tên của thiết bị được bảo vệ.
Ví dụ: CC-TUC31: Biểu thị cầu chì của TU thanh cái
CHƯƠNG HAI: QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Số: 13/2007/QĐ-BCN ngày 13/03/2007

I. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ SỰ CỐ:
- Phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn
ngừa sự cố lan rộng.
- Phải nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng đặc biệt là
các phụ tải quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số, điện áp.
- Đảm bảo sự làm việc ổn định của HTĐ.
- Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố,
phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục.
- Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói phải do nhân viên vận hành cấp trên
truyền đạt trực tiếp với tới nhân viên vận hành cấp dưới thông qua hệ thống
thông tin liên lạc. lệnh phải chính xác, ngắn gọn, rõ ràng. Nhân viên vận hành
ra lệnh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lệnh của mình trong quá trình xử lý
sự cố.
- Trong thời gian thực hiện xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các thông tin
liên lạc phục vụ chỉ huy xử lý sự cố vào mục đích khác.
- Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được như: cháy, nổ hoặc có
nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị thì cho phép
trưởng ca tiến hành thao tác cô lập phần tử bị sự cố theo quy trình xử lý sự cố
trạm điện mà không phải xin phép nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu
trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cái
ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền đìêu khiển các thiết bị này.
- Trong quá trình xử lý sự cố nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định
của quy trình này, các quy chuẩn , quy phạm, quy trình, quy định chuyên
ngành, quy định khác của pháp luật và những tiêu chuẩn an toàn do nhà chế
tạo quy định.
II. XỬ LÝ SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI TRÊN KHÔNG CẤP ĐIỆN
ÁP TRÊN 35KV -220KV:
Điều 61: Khi MC thuộc quyền điều khiển của A2 hoặc điều độ viên nhảy,
nhân viên vận hành của cơ sở phải ghi nhận và báo cáo:
+ Tên MC nhảy, số lần nhảy, tình trạng của MC.

+ Relay bảo vệ nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các tín hiệu nào đã
chỉ thị, các bảng ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các Relay hoặc
các thiết bị chuyên dụng khác.
+ Tình trạng điện áp ngoài đường dây.
+ Tình trạng các thiết bị khác tại cơ sở.
+ Thời tiết tại địa phương.
- Khi sự cố MC đầu đường dây nhảy, được phép đóng điện lại đường dây
không quá 2 lần kể cả lần tự động đóng lại không thành công.
Điều 64: Không được đóng điện lên đường dây trong trường hợp MC
đường dây nhảy khi có gió cấp 6 trở lên, lũ lụt dẫn đến mức nước cao hơn
mức nuớc thiết kế của đường dây đe dọa mất an toàn, hỏa hoạn ở những vùng
đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành.
Điều 65: Trong vòng 8h kể từ khi sự cố xảy ra, nếu đường dây đã xuất
hiện sự cố thoáng qua ba lần đóng lại tốt thì khi xuất hiện sự cố lần thứ 4 thì
Điều độ viên hoặc KSĐH A2 phải:
+ Tạm thời khóa relay tự đóng lại và đóng lại đường dây lần thứ 4. Nếu
đóng tốt đường dây, sau 8h tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa Relay
79 vào vận hành.
+ Nếu đường dây có phân đoạn, tiến hành phân đoạn để đóng lại các
đoạn đường dây để xác định đoạn sự cố và làm biện pháp an toàn, giao cho
đơn vị chủ quản kiểm tra xử lý.
Điều 66: Đối với đường dây có nhiều nhánh rẽ, đường dây cung cấp cho
các khu vực qua các MBA trung gian, trước lúc đóng điện toàn tuyến lần thứ
nhất phải cắt hết các MC tổng của MBA nhánh rẽ và điều chỉnh nấc của MBA
có bộ điều chỉnh dưới tải về vị trí thích hợp. Nếu đóng điện toàn tuyến lần thứ
nhất không thành công thì trước khi đóng điện toàn tuyến lần thứ 2 phải cắt
hết các DCL nối với MBA nhánh rẽ trực tiếp với đường dây.
Điều 67: Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đóng điện lần thứ
nhất không thành công, nhân viên vận hành phải thực hiện phân đoạn đường
dây. Sau khi phân đoạn, cho đóng điện đường dây từ phía không có nghi ngờ

sự cố trước. Nếu thành công cho khôi phục lại phụ tải và làm biện pháp an
toàn giao sửa chữa đoạn đường dây còn lại.
Điều 68: Đối với những đường dây bị sự cố thoáng qua hoặc do bảo vệ
tác động sai, sau khi đóng điện lại tốt ĐĐVhoặc KSĐH A2 căn cứ vào tình
hình cụ thể mà yêu cầu đơn vị quản lý kiểm tra đường dây bằng mắt thường
hoặc kiểm tra thiết bị nhất thứ, nhị thứ của trạm, khi kiểm tra phải lưu ý với
đơn vị quản lý điểm nghi ngờ sự cố và các biện pháp an toàn khi kiểm tra thiết
bị đang mang điện.
Điều 69: Trong trường hợp khẩn cấp khi nhận được tin báo tin cậy không
thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và
htiết bị ) trên đường dây, thông số vận hành (dòng, điện áp, công suất) ttrên
đường dây dao động mạnh có khả năng gây mất ổn định hệ thống hoặc có lụt
dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe dọa mất an
toàn thì cho phép ĐĐV hoặc KSĐH A2 tiến hành thao tác cắt đường dây theo
quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi
xử lý xong phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên.
Điều 70: Đối với những đường dây bị sự cố vĩnh cữu, trước khi giao cho
đơn vị quản lý đường dây đi kiểm tra sửa chữa phải yêu cầu các nhân viên vận
hành trạm kiểm tra sơ bộ tình hình vận hành thiết bị nối với đường dây đó
trong phạm vi hàng rào trạm của cơ sở mình.
Điều 71: Trước khi giao đường dây cho đơn vị quản lý đi kiểm tra sửa
chữa phải làm đày đủ các thủ tục và biện pháp an toàn theo quy phạm an toàn
quy định.
III. XỬ LÝ SỰ CỐ MBA VÀ PHÁT TUYẾN ĐƯỜNG DÂY: ( “Quy trình vận
hành và xử lý sự cố các tình huống điển hình tại các trạm 110kV” Ban hành
theo quyết định số:……/QĐ-ĐLĐN6 năm 2005)
1. Xử lý sự cố MC đường dây 15 (22)kV tác động:
Khi sự cố bật MC đường dây 15 hoặc 22kV Điều hành viên trạm xử lý theo
trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.

- Ghi nhận sự cố.
- Quan sát trên bảng điện điều khiển xem MC nào bật.
- Báo cáo ngay cho Điều độ BHK sơ bộ có MC bật, relay báo sau.
- Kiểm tra xem relay nào tác động, quan sát tại bảng báo hiệu trung tâm, tại
tủ relay xem có kèm relay nào khác hay không, kể cả relay có tín hiệu khởi
động.
- Báo cáo cho các Điều độ BHK chi tiết sau:
+ Phụ tải qua MC 15 hoặc 22kV trước khi bị sự cố.
+ Tình trạng hoạt động của relay bảo vệ MC tuyến bị bật, kể cả các relay
khác, báo luôn cả relay có tín hiệu khởi động.
+ Tình hình thời tiết.
+ Các hiện tượng ghi nhận được khi MC phát tuyến này bật (như có
tiếng dội mạnh, có tiếng phóng điện, tiếng nổ…).
+ Đối với tuyến 15, 22kV trang bị relay kỹ thuật số, ĐHV truy xuất ghi
nhận trên relay dòng sự cố và báo cho Điều độ BHK.
+ Kiểm tra tình trạng MC và các thiết bị liên quan.
Khi phát hiện có hiện tượng gì bất thường thì phải thông báo ngay với Điều
độ BHK không đóng điện lại để tiến hành kiểm tra.
- Ghi nhận vào sổ nhật ký vận hành.
- ĐHV thao tác các thiết bị bị bật theo yêu cầu của Điều độ BHK, sau khi
đóng điện lại phải kiểm tra phụ tải của cả 3 pha của tuyến đó, ghi nhận vào
sổ NKVH.
- Sau cùng báo trực ban vận hành PXĐCT biết.
Lưu ý: Nếu các phát tuyến 15, 22kV có trang bị R.79 tự động đóng lại thành
công hoặc không thành công cũng báo như các hạng mục nêu trên.
2. Xử lý sự cố mất điện thanh cái 15,22kV.
Hiện tượng:
- Báo tín hiệu chuông còi.
- Mất điện tự dùng nếu tự dùng lấy điện ở thanh cái này.
- Đèn DC sự cố cháy sáng.

Khi xảy ra sự cố mất điện thanh cái 15,22kV, ĐHV xử lý theo trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.
- Ghi nhận sự cố.
- Quan sát trên bảng điều khiển để xác định tình trạng MC nào bật.
- Báo cáo ngay cho Điều độ BHK sơ bộ các MC bật.
- Chuyển nguồn tự dùng sang thanh cái khác ho8ạc nguồn ngoài. Nếu không
có nguồn AC dự phòng thì nên lưu ý hệ thống DC, ban ngày thì tắt hệ
thống đèn DC sự cố để duy trì nguồn DC.
- Kiểm tra xem Relay bảo vệ nào tác động.
- Trường hợp này phải kiểm tra kỹ xem có MC tuyến nào bật không hoặc có
Relay tác động nhưng MC không bật.
- Báo cáo cho Điều độ BHK các chi tiết sau:
+ Phụ tải qua MC tổng 15, 22kV trước lúc bị sự cố.
+ Tình trạng hoạt động của các relay bảo vệ MC tổng 15, 22kV, relay
bảo vệ đường dây 15, 22kV nào tác động (nếu có) các MC liên hệ bị bật.
+ Nếu sự cố xảy ra trong trường hợp đang vận hành song song 2 MBA,
phải kiểm tra tải của MBA còn lại.
+ Tình hình thời tiết.
+ Các hiện tượng ghi nhận được (như có tiếng dội mạnh, có tiếng phóng
điện, tiếng nổ…).
- Mở tay tất cả các MC phát tuyến 15, 22kV thuộc thanh cái bị mất điện mà
không cần chờ lệnh, kiểm tra tình trạng của thanh caí và các thiết bị liên hệ:
MC tuyến, TU, MBA TD, sau đó báo cáo cho Điều độ BHK.
- Truy xuất số liệu trên Relay.
- Kiểm tra, Reset R.86.
- Ghi nhận diễn biến sự cố và các thao tác thiết bị vào sổ NKVH.
- Khi phát hiện có hiện tượng gì bất thường thì pahỉ thông báo ngay cho
Điều độ BHK không đóng điện lại để kiểm tra.
- ĐHV thao tác các thiết bị theo yêu cầu của ( Lưu ý:đường dây 15, 22kV có
relay bảo vệ tác động thực hiện đóng sau cùng hoặc cô lập tùy theo sự cố)

ghi nhận vào sổ NKVH.
- Truy xuất dòng sự cố trên các relay, báo cho Điều độ BHK, ghi vào sổ
NKVH.
Lưu ý: Sau khi tái lập thanh cái 15,22kV, ĐHV phải:
- Kiểm tra điện áp 3 pha trên thanh cái 15, 22kV.
- Kiểm tra phụ tải 3 pha của MBT và các tuyến 15,22kV.
- Kiểm tra lại hệ thống làm mát của MBT.
- Kiểm tra tình trạng vận hành của máy nạp Accu.
3. Xử lý sự cố MBT: ( đối vối Trực ca của Đội QLVH tiến hành xử lý mất
điện MBT theo qui định số 1771/EVN/ĐN6. ngày 31/10/2000 Vv: “ Đóng
điện lại MBT trung gian bị bật do relay tác động”).
a.Trường hợp 1: MBT bị mất điện do bảo vệ 87T và 96 (63) tác động:
ĐHV trạm xử lý theo trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.
- Quan sát trên bảng điện điều khiển để xác định tình trạng MC nào bật.
- Kiểm tra xem relay bảo vệ nào bật.
- Báo cáo cho Phối trí ( A2 ) và Điều độ BHK các chi tiết sau:
+ Phụ tải qua MC 110kV và MC tổng 15, 22kV trước lúc bị sự cố.
+ Tình trạng hoạt động của các relay bảo vệ MBT.
+ Tình hình thời tiết.
+ Ghi nhận số liệu nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây.
- Mở tay tất cả các MC phát tuyến 15, 22kV mà không cần chờ lệnh, sau đó
báo cáo cho Điều độ BHK .
- Ghi nhận diễn biến sự cố và các thao tác thiết bị vào sổ NKVH.
- ĐHV phải tiến hành kiểm tra MBT và các thiết bị trong vùng giới hạn của
bảo vệ so lệch . Lưu ý: Liểm tra LA, cáp lực 15kV hoặc 22kV, các đầu sứ
xuyên MBT. Kiểm tra tình trạng vỏ máy, ống phòng nổ, van an toàn, mức
dầu.
- Ghi nhận mọi dữ kiện quan sát được khi kiểm tra vào sổ NKVH, báo cáo
cho ĐĐV và lãnh đạo cấp trên.

- Truy xuất số liệu trên relay 87T (hoặc relay khác nếu có).
- Kiểm tra, Reset R.86.
- Cô lập MBT để tiến hành kiểm tra, thí nghiệm MBT, tìm nguyên nhân
khiến relay bảo vệ tác động.
Lưu ý: Khi đội BT-TN của PX đến, ĐHV phải yêu cầu kiểm tra tất cả các
thiết bị liên quan nằm trong vùng bảo vệ của R.87 để tìm nguyên nhân gây
sự cố.
Nếu sau khi kiểm tra thí nghiệm MBT đạt yêu cầu vận hành ( có biên
bản thí nghiệm hoặc xác nhận của đơn vị thí nghiệm ). Lãnh đạo PX sẽ
đăng ký ĐĐ BHK để đóng điện lại MBT.
ĐHV thực hiện đóng điện lại MBT và MC phát tuyến theo yêu cầu của
ĐĐ BHK ( hay Phối trí tùy theo phân cấp ), ghi nhận vào sổ NKVH.

Lưu ý: Sau khi tái lập MBT hoàn tất phải kiểm tra:
- Điện áp 3 pha thanh cái 110kV, các thanh cái 15, 22kV.
- Kiểm tra tải cả 3 pha.
- Kiểm tra hệ thống làm mát.
- Kiểm tra máy nạp Accu.
b. Trường hợp 2:
- Máy biến thế bị bật do một trong các relay 87T, 96, 63 tác động và
không có sự cố bên ngoài ( sự cố đường dây 15, 22kV, thanh cái 15,
22kV):
ĐHV trạm xử lý theo trình tự phần 3a.
- Máy biến thế bị bật do một trong các relay 87T, 96, 63 tác động và có
sự cố bên ngoài ( sự cố đường dây 15, 22kV, thanh cái 15, 22kV).
ĐHV trạm xử lý theo trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.
- Quan sát trên bảng điện điều khiển để xác định tình trạng MC nào bật.
- Kiểm tra xem relay bảo vệ nào tác động.
- Báo cáo cho Phối trí, ĐĐ BHK các chi tiết sau:

+ Phụ tải qua MC 110kV và MC tổng 15, 22kV trước lúc bị sự cố.
+ Tình trạng hoạt động của các relay bảo vệ MBT.
+ Tình hình thời tiết.
- Mở tay tất cả các MC phát tuyến 15, 22kV mà không cần chờ lệnh, sau đó
báo cáo cho ĐĐ BHK .
- Ghi nhận diễn biến sự cố và các thao tác thiết bị vào sổ NKVH.
- ĐHV phải tiến hành kiểm tra MBT và các thiết bị trong vùng giới hạn của
bảo vệ so lệch . Lưu ý: Kiểm tra LA, cáp lực 15kV hoặc 22kV, các đầu sứ
xuyên MBT. Kiểm tra tình trạng vỏ máy, ống phòng nổ, van an toàn, mức
dầu.
- Ghi nhận mọi dữ kiện quan sát được khi kiểm tra vào sổ NKVH, báo cáo
cho ĐĐV , Trực ban vận hành PX và lãnh đạo cấp trên.
- Truy xuất số liệu trên relay 87T (hoặc relay khác nếu có).
Kiểm tra, Reset R.86.
- Sau khi kiểm tra xác định mất điện MBT do một trong các relay 87, 96, 63
tác động, có sự cố bên ngoài ( sự cố đường dây 15, 22kV, thanh cái 15,
22kV ) và tình trạng sơ bộ bên ngoài MBT bình thường Lãnh đạo PX sẽ
đăng ký với ĐĐ BHK để đóng điện lại MBT 1 lần mà không cần phải thí
nghiệm MBT.
- ĐHV thực hiện đóng điện lại MBT và MC phát tuyến theo yêu cầu của ĐĐ
BHK ( hay Phối trí tùy theo phân cấp ), ghi nhận vào sổ NKVH.
Lưu ý: Sau khi tái lập MBT hoàn tất phải kiểm tra:
- Điện áp 3 pha thanh cái 110kV, các thanh cái 15, 22kV.
- Kiểm tra tải cả 3 pha.
- Kiểm tra hệ thống làm mát.
- Kiểm tra máy nạp Accu.
4. Xử lý mất điện 110kV do mất điện 110kV đầu nguồn:
Hiện tượng:
- Báo tín hiệu chuông còi.
- Trạm mất điện toàn bộ.

- Mất điện tự dùng.
- Đèn DC sự cố cháy sáng.
ĐHV xử lý theo trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.
- Quan sát trên bảng điều khiển để xác định tình trạng MC nào bật.
- Kiểm tra xem realy bảo vệ nào tác động.
- Báo cáo cho Phối trí, ĐĐ BHK các chi tiết sau:
+ Phụ tải qua MC 110kV và MC tổng 15, 22kV trước lúc bị sự cố.
+ Tình trạng hoạt động của các relay bảo vệ MBT.
+ Tình hình thời tiết.
- Mở tay tất cả các MC phát tuyến 15, 22kV mà không cần chờ lệnh, sau đó
báo cáo cho ĐĐ BHK .
- Ghi nhận diễn biến sự cố và các thao tác thiết bị vào sổ NKVH.
- ĐHV phải tiến hành kiểm tra các thiết bị trong trạm.
- Chờ lệnh của Phối trí.
- Khi có lệnh tái lập MC 110kV, nếu đóng tốt thì ĐHV báo cho A2 cho tái
lập MC tổng 15, 22kV. Sau đó tiến hành tái lập các phát tuyến 15, 22kV
theo yêu cầu của ĐĐ BHK và ghi vào sổ NKVH.
Lưu ý: : Sau khi tái lập MBT hoàn tất phải kiểm tra:
- Điện áp 3 pha thanh cái 110kV, các thanh cái 15, 22kV.
- Kiểm tra tải cả 3 pha.
- Kiểm tra hệ thống làm mát.
- Kiểm tra máy nạp Accu.
5. Xử lý sự cố sa thải phụ tải:
Trong trường hợp thiếu công suất nguồn dẫn đến tình trạng tần số tụt
giảm, hệ thống sa thải phụ tải 15, 22kV sẽ hoạt động tự động cắt bớt phụ tải
theo các đợt tần số được chỉnh định trước.
Hiện tượng:
- Báo tín hiệu chuông còi.
- MC 15 hoặc 22kV bật.

 ĐHV xử lý theo trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.
- Quan sát trên bảng điều khiển để xác định tình trạng MC nào bật.
- Kiểm tra xem realy bảo vệ nào tác động.
Báo cáo cho ĐĐ BHK:
- MC tuyến 15 hoặc 22kV bị sa thải.
- Phụ tải qua MC 15 hoặc 22kV trước khi sa thải.
- Tình trạng hoạt động của các relay bảo vệ MC tuyến bị bật.
 Ghi nhận vào sổ NKVH.
 Kiểm tra, Reset relay 86.
 ĐHV thao tác đóng các MC bị sa thải theo yêu cầu của, sau khi đóng điện
lại nên kiểm tra phụ tải cả 3 pha của tuyến đó, ghi nhận vào sổ NKVH.
6. Xử lý sự cố bật MC tụ bù:
Khi sự cố bật MC tụ bù, ĐHV xử lý theo trình tự sau:
- Giải trừ tín hiệu chuông còi.
- Quan sát trên bảng điều khiển để xác định tình trạng MC nào bật.
- Kiểm tra xem realy bảo vệ nào tác động.
- Kiểm tra điện áp trên thanh cái 15 hoặc 22kV.
- Báo cáo cho ĐĐ BHK các chi tiết sau:
+ Tình trạng hoạt động của relay bảo vệ MC tụ bù.
+ Tình trạng giàn tụ bù sau khi MC bật.
+ Tình hình thời tiết.
+ Ghi nhận vào sổ NKVH.
ĐHV thao tác các thiết bị theo yêu cầu của ĐĐ BHK (lưu ý điện áp trên
thanh cái 15 hoặc 22kV), sau khi đóng điện lại nên kiểm tra tình trạng của
giàn tụ bù, ghi nhận vào sổ NKVH.
Lưu ý: Không cho phép đóng điện vào vận hành giàn tụ bù nếu sự chênh lệch
số lượng hộc tại mỗi pha > 2 hộc (200kVA).
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH
THAO TÁC HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

(Ban hành kèm quyết định số 16/2007/QĐ-BCN
ngày 28/3/2007của Bộ công nghiệp)
Quy trình này quy định các nguyên tắc và hoạt động trong thao tác thiết
bị điện của NMĐ và trạm , lưới điện từ 1kV trở lên trong chế độ bình thường.
Trong chế độ sự cố thì thực hiện theo quy trình xử lý sự cố hệ thống điện
Quốc gia.
I. Lệnh thao tác :

×