Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.27 KB, 2 trang )
CÁC KIẾN THỨC VÀ BÀI TOÁN SẼ KHÔNG HỎI TRONG KÌ THI
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ (Hoặc có ra thì nằm trong phần
riêng của Nâng cao)
Chúng ta nên biết rằng đề thi ĐH là đề thi ra chung cho toàn xã hội, ai cũng có quyền tham dự và họ
tham dự là để kiếm một chỗ ngồi trong giảng đường đại học hầu sau này lập thân mưu cầu hạnh phúc
cho bản thân, sau đó giúp gia đình - xã hội phát triển. Vì thế đề thi ĐH phải chuẩn, phải khách quan và
công bằng.Tuy nhiên, đề thi ĐH vẫn có một độ khó nhất định để phân loại người học (độ khó này cũng
phải nằm trong phần kiến thức qui dịnh). Và do đó, người đi thi cần phải biết rõ là phần kiến thức nào
sẽ thi và phần kiến thức nào không thi (kể cả phần khó). Hiện nay chưa có tài liệu nào viết cụ thể về đề
tài này (kể cả sách tham khảo). Chính vì thế, hôm nay, tôi mạo phép viết ra bài này. Xin mọi người tham
khảo và góp ý cho thiện ý của tôi.
1. Chương dao động cơ
- Không hỏi về con lắc vật lý.
- Không hỏi các bài toán liên quan đến lực quán tính (Sgk lớp 10 CB không học, Sgk lớp
10 NC có học vì vậy không thể ra cho chương trình cơ bản được. Chú ý đến lực điện, lực
từ)
- Không hỏi các bài toán liên quan đến va chạm đàn hồi (Sgk lớp 10 CB không học, Sgk
lớp 10 NC có học) (Dự đoán : Bài toán va chạm mềm sẽ ra trong năm 2014)
- Không hỏi về gia tốc của con lắc đơn (gia tốc con lắc đơn có hai thành phần)
2. Chương sóng cơ
- Không hỏi về hai nguồn giao thoa lệch pha bất kì (chủ yếu là hỏi hai nguồn kết hợp
cùng pha (Đề thi 2013, 2012))
- Không hỏi về hiệu ứng Đốp – ple.
3. Chương dòng điện xoay chiều
- Không hỏi về cách mắc mạch ba pha + công thức của các cách mắc mạch ba pha.
4. Chương dao động điện – sóng điện từ
- Không hỏi các câu tính năng lượng trong mạch dao động (tuy nhiên HS nên nhớ các
công thức về năng lượng để làm các bài toán khác sẽ nhanh hơn)
- Không hỏi các câu liên quan đến cách ghép tụ điện (nếu hỏi thì đề sẽ cho công thức)
- Không hỏi về dòng điện dịch.
- Không hỏi về từ trường của mạch dao động và thuyết điện từ Mắc – xoen (Đọc thêm)