Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

báo cáo “tình hình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của xã hòa an, huyện krông păk, tỉnh đăk lăk năm 2009 – 2010”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.02 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI: Tình hình quản lý và sử
dụng ngân sách Nhà nước
của xã Hòa An, huyện Krông
Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009
– 2010
1
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu 5
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 5
2.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 5
Trong cơ chế thị trường, quan hệ kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước chỉ có thể
phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ trong quá
trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tính chất, quy mô, mức độ hiệu quả của quá trình
vận động tiền đề vật chất quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Sẽ không có một ngân
sách lành mạnh nếu như sự vận động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa bị ách tắc hoặc bị biến dạng theo xu thế không có lợi, làm tổn thương
đến sự vận động của hàng hóa. Tuy nhiên cần cũng cần phải nhận thấy rằng: Trong mối
quan hệ giữa ngân sách nhà nước với sự vận động của các đơn vị tiền tệ nảy sinh trong
lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa, các quan hệ tiền tệ thuộc nội dung ngân sách nhà
nước hoàn toàn không mang tính thụ động mà có ảnh hưởng tích cực trở lại. Sự ảnh
hưởng đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhà nước sử dụng ngân sách làm công cụ quan
trọng trong điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, xã hội. 2.1.2 Các đặc trưng của ngân sách
xã 6
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước 7
2.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước trong cơ chế thị trường 8


3.1 Một số nét về tình hình cơ bản của việc quản lý và sử dụng lao động tại xã Hoà An
huyện Krông Păk tỉnh Đăklăk 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.1.1.Vị trí địa lý 24
3.1.3 Nhận xét 31
4.1.2 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010 41
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch
sử, bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại,
phát triển của kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nó bao gồm toàn bộ các
khoản, thu chi của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị
trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội, là công cụ định
hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất
kinh doanh và chống độc quyền, giải quyết các vấn đề xã hội, góp
phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường
hàng hóa… Năm 1996, Luật Ngân sách nhà nước ra đời đánh dấu 1
bước tiến quan trọng trong phương pháp điều hành tài khóa. Tuy
nhiên, trong công tác điều hành, thực hiện dự toán ngân sách nhà
nước trên thực tế vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể trong năm
2009, thu ngân sách nhà nước cả năm đạt 390.650 tỷ đồng, bằng
100,2% dự toán và chi ngân sách nhà nước ước đạt 533.000 tỷ đồng,
tăng 8,5% so với dự toán. Vì vậy số bội chi ngân sách nhà nước là
142.350 tỷ đồng. Với mức bội chi như trên thì dư nợ chính phủ khoảng
40% GDP. Đến thời điểm hiện nay trong một số bộ ngành địa phương
vẫn còn tình trạng lãng phí ở một số lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng cơ

bản, phúc lợi xã hội, thậm chí có những trường hợp do động cơ tham
những dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậu quả lãng phí
ngân sách nhà nước… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
Thất thu thuế nhà nước, đầu tư kém hiệu quả, mức cung tiền của
Ngân hàng nhà nước với nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, nhập siêu,… Bởi
3
vậy, sử dụng ngân sách như thế nào cho hợp lý là một vấn đề cần
được giải quyết.
Xã Hòa An là một xã miền núi. Được thành lập sau giải phóng,
dân cư chủ yếu là dân miền Trung di dân từ những năm 60 của thế kỷ
trước và đồng bào dân tộc tại chỗ. Trong những năm qua, cùng với sự
phát triển của kinh tế huyện, nền kinh tế của xã đã có những tiến
triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt, cơ sở hạ tầng
từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, song song với quá trình phát
triển, là sự xuất hiện những bất cập trong quá trình sử dụng ngân
sách nhà nước trên địa bàn xã làm hạn chế sự phát triển chung nền
kinh tế của xã. Cụ thể trong năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn là
824.746.405 đồng, chi ngân sách là 3.646.891.911 đồng. Do vậy
những khoản thu không đáp ứng được những khoản chi, từ đó dẫn
đến tình trạng sử dụng ngân sách nhà nước chưa hợp lý, một số cơ sở
hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân chưa đạt hiệu quả cao. Để góp
phần tháo gỡ một phần khó khăn, vướng mắc cho Ủy ban nhân dân
xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. Dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo – Th.s Nguyễn Ngọc Thắng và cô giáo - Th.s Nguyễn Trịnh
Thanh Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Tình hình quản lý và
sử dụng ngân sách Nhà nước của xã Hòa An, huyện Krông
Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009 – 2010” để làm chuyên đề nghiên
cứu của mình.
Vì đề tài có phạm vi rộng, với thời gian và trình độ chuyên môn
có nhiều hạn chế, mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không

thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của quý thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của xã Hòa
An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
4
- Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong thu chi ngân sách nhà
nước ở xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất giải pháp thu, chi ngân sách nhà nước nhắm nâng cao
hiệu quả việc quản lý và sử dụng ngấn sách nhà nước tại xã Hòa An,
huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng và tình hình sử dụng ngân sách nhà
nước tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk và các vấn
đề liên quan.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi về thời gian
Lấy số liệu trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm của năm 2010
thông qua biên bản thẩm định số liệu quyết toán thu chi của ban tài
chính xã.
1.4.2. Phạm vi về không gian
Địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước.
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khi IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996
có ghi: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu chi của nhà nước
trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức

năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật
dự trù các khoản thu chi, chi tiền của nhà nước trong một thời gian
nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được các cơ quan lập
pháp của quốc gia đó ban hành.
5
Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của ngân sách nhà nước
đều là hoạt động phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia. Ngân
sách nhà nước thực hiện mối quan hệ phân phối. Đó là hệ thống
quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước một bên là các tổ chức kinh
tế, xã hội, các tầng lớp dân cư.
Về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước luôn là một công cụ
kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước, nhằm phục vụ cho việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trong cơ chế thị trường, quan hệ kinh tế thuộc nội
dung ngân sách nhà nước chỉ có thể phát sinh, phát triển
trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ
trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tính
chất, quy mô, mức độ hiệu quả của quá trình vận động
tiền đề vật chất quan trọng nhất của ngân sách nhà
nước. Sẽ không có một ngân sách lành mạnh nếu như sự
vận động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hóa bị ách tắc hoặc bị biến dạng
theo xu thế không có lợi, làm tổn thương đến sự vận
động của hàng hóa. Tuy nhiên cần cũng cần phải nhận
thấy rằng: Trong mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước
với sự vận động của các đơn vị tiền tệ nảy sinh trong lĩnh
vực sản xuất, lưu thông hàng hóa, các quan hệ tiền tệ
thuộc nội dung ngân sách nhà nước hoàn toàn không
mang tính thụ động mà có ảnh hưởng tích cực trở lại. Sự

ảnh hưởng đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhà nước sử
dụng ngân sách làm công cụ quan trọng trong điều chỉnh
vĩ mô của nền kinh tế, xã hội. 2.1.2 Các đặc trưng của
ngân sách xã.
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước
nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách nhà
nước; thêm vào đó là đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với
các cấp ngân sách khác.
+ Đặc điểm chung:
- Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của
chính quyền Nhà nước cấp xã
6
- Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo một chu trình
chặt chẽ và khoa hoc.
- Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện
theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả một cách trực tiếp.
+ Đặc điểm riêng
Hiện nay ngân sách Việt Nam bao gồm 4 cấp. Tuy chức năng,
nhiệm vụ giống nhau, phạm vi và qui mô hoạt động có khác nhau
nhưng ngân sách xã có đặc điểm riêng; đó là: ngân sách xã vừa là
một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, vừa là
một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Đặc điểm riêng này có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thiết lập các chính sách trong quản lý
ngân sách xã
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước
2.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà
nước
Thu nhập GDP bình quân đầu người;
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế;
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên;

Tổ chức bộ máy thu ngân sách.
2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà
nước
Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản;
Sự phát triển của lực lượng sản xuất;
Khả năng tích lũy của nền kinh tế;
Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh
tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.
7
2.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước trong cơ chế thị trường.
2.1.4.1 Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách
nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước .
Vai trò về mặt tài chính này của ngân sách nhà nước được xác
định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước. Sự hoạt
động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn
đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích
xác định. Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước phải được thỏa mãn của
các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò
lịch sử của ngân sách nhà nước được xuất phát từ nội tại của phạm
trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào,
ngân sách nhà nước đều phải thực hiện và phát huy.
Đây là vai trò cơ bản quan trọng nhất của ngân sách nhà nước.
Qua việc thiết lập mối quan hệ giữa ngân sách với các chủ thể kinh tế
khác để tiến hành phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập nên
quỹ ngân sách nhà nước. Các quan hệ kinh tế được thiết lập dưới các
hình thức :
- Thuế
- Phí và lệ phí
- Các hoạt động thu từ hoạt động kinh tế
- Đi vay

Để phát huy vai trò của ngân sách nhà nước trong quá trình
phân phối, huy động một bộ phận các nguồn tài chính vào ngân sách
nhà nước cần thiết phải lưu ý đến :
- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình
thành nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Nếu mức động viên của
ngân sách nhà nước là hợp lý và tối ưu thì sẽ không tác động cực đến
quá trình hoạt động cũng như các quyết định của các chủ thể kinh
doanh .
8
- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước và thực hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước .
- Tỷ lệ động viên ( tỷ suất thu ) của ngân sách nhà nước trên
GDP. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đánh giá mức độ
động viên của ngân sách nhà nước trên thu nhập quốc dân sản xuất.
2.1.4.2 Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội
của ngân sách nhà nước.
Đây là vai trò của ngân sách nhà nước được xuất phát từ những
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất
định. Thay đổi cơ chế kinh tế ở nước ta hiện nay đã tác động trực tiếp
đến ngân sách nhà nước và được thể hiện ở hai mặt :
- Thay đổi cơ cấu thu và chi của ngân sách nhà nước.
- Thay đổi vai trò nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trong nền
kinh tế, đặc biệt là thay đổi phương pháp cấp phát tài chính cho các
nhu cầu của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước khi là nghĩa vụ tài
chính .
Trong cơ chế thị trường kinh tế, Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế xã hội bằng việc định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, bằng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy
hoạch tổng thể nền kinh tế quốc dân, bằng sử dụng các công cụ tài
chính, giá cả, tiền tệ dưới hình thức các luật và pháp lệnh, chính sách,

cơ chế trong lĩnh vực phân phối phù hợp với vai trò của Nhà nước với
cơ chế kinh tế, cơ chế tài chính và với những yêu cầu của chính sách
tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước.
- Công cụ quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường. Bằng quá trình
phân phối, huy động và sử dụng các nguồn tài chính bằng cơ chế
hoạt động ngân sách nhà nước tác động trực tiếp đến việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế vĩ mô và tác động đến sự hoạt động của các
quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nền kinh tế theo quỹ đạo của Nhà
9
nước. Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết
quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo 3 nội dung cơ bản :
2.1.4.3 Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng
xã hội:
Để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân
sách nhà nước để hướng dẫn, kích thích và tạo ra sức ép đối với các
chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh tế. Bằng công cụ thuế: Một mặt,
Nhà nước tạo ra nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, mặt
khác sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút được các
doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề cần thiết
và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo các định hướng phát triển.
Hướng dẫn, khuyến khích thúc đẩy các thành phần kinh tế mỡ rộng
phát triển sản xuất kinh doanh thì thuế phải có tác động điều tiết trên
các lĩnh vực: Sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng. Mặt khác,
ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng và điều chỉnh các hoạt
động kinh tế bằng các giải pháp lớn về chi ngân sách nhà nước thông
qua các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào
các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc trợ giá cho các ngành có ảnh hưởng
tới sự phát triển của nền kinh tế. Nhìn chung trong nền kinh tế nước
ta, quy mô của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp quốc doanh

nhỏ bé, kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh, cơ sở kết cấu hạ tầng
kém, do đó cần phải có vốn đầu tư của Nhà nước chi ra từ ngân sách
nhà nước. Chi tiêu của ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng kinh tế
và các ngành kinh tế quan trọng sẽ tạo điều kiện và hướng nguồn vốn
đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các lĩnh vực và các
vùng cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới, đồng thời các khoản
chi đầu tư kinh tế đó của ngân sách nhà nước trở thành động lực thúc
đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế mới .
10
2.1.4.4 Điều tiết thị trường giá cả và chống lạm phát:
Hoạt động của ngân sách nhà nước thường xuyên gắn liền với
các hoạt động của nền kinh tế thị trường mà một trong những đặc
điểm nỗi bật của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt được lợi thế trên thị
trường và hạn chế mức độ rủi ro mạo hiểm. Hai yếu tố cơ bản của thị
trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi
phối mạnh sự hoạt động của thị trường. Sự chi phối hai yếu tố cơ bản
này dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế từ ngành này sang ngành khác. Song trong thực tế, việc dịch
chuyển vốn của các doanh nghiệp sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh
có lời hơn diễn ra theo một quá trình phức tạp, khó khăn và đối với
nền kinh tế dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực trực tiếp
đến sự ổn định của cơ cấu kinh tế. Do đó nhằm đảm bảo lợi ích kinh
tế cho các doanh nghiệp và lợi ích của xã hội, đồng thời giữ vững cơ
cấu kinh tế đã xác định, Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước tác
động lên thị trường. Đối với thị trường hàng hóa, khi nhu cầu về một
loại hàng nào đó vượt cung làm cho giá cả tăng cao, Nhà nước có thể
điều tiết bằng cách đưa dự trữ loại hàng đó ra thị trường để cân đối
cung cầu và trên cơ sở đó bình ổn giá cả và hạn chế khả năng kéo
theo tăng giá đồng loạt. Trong trường hợp cung của một loại hàng hóa

nào đó vượt quá nhu cầu xã hội làm cho giá mặt hàng đó giảm mạnh
dẫn đến nguy cơ thiệt hại về lợi ích kinh tế cho người sản xuất kinh
doanh và dẫn đến xu hướng dịch chuyển vốn sang các ngành nghề
khác thì lúc này Nhà nước sẽ tác động lên thị trường và giá cả bằng
việc mua hàng hóa đó với một giá thích hợp hoặc vận dụng hình thức
trợ giá để đảm bảo lợi ích của người sản xuất kinh doanh cũng như lợi
ích của xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Sự điều tiết của Nhà
nước lên thị trường hàng hóa được thực hiện bằng việc bố trí các
11
khoản chi ngân sách nhà nước về dự trữ tài chính, dự trữ Nhà nước
trong ngân sách hàng năm bao gồm dự trữ bằng tiền, vàng, ngoại tệ,
các loại hàng hoá vật tư chiến lược.
Bên cạnh thị trường hàng hóa, Nhà nước còn tác động đến thị
trường tiền tệ, thị trường vốn bằng việc vận dụng đồng bộ các công
cụ tài chính, giá cả tiền tệ trong đó ngân sách nhà nước là một trong
những công cụ quan trọng. Ngân sách nhà nước điều tiết thị trường
tài chính bằng các biện pháp tích cực như: khai thác các nguồn vay
trong nước bằng phát hành các loại trái phiếu như: công trái, chứng
chỉ đầu tư, tín phiếu kho bạc, tranh thủ các khoản vay vốn viện trợ
của nước ngoài bằng các biện pháp thu hút và gọi vốn tham gia trên
thị trường chứng khoán với tư cách là người vừa phát hành đồng thời
với cả tư cách người mua chứng khoán. Thực hiện các biện pháp này,
ngân sách nhà nước tác động tích cực vào mối quan hệ kinh tế giữa
các chủ thể trên thị trường tài chính đồng thời vừa tạo nguồn tài
chính cho ngân sách lại vừa thúc đẩy giao lưu các nguồn vốn góp
phần điều tiết lượng tiền trong lưu thông, kiềm chế và đẩy lùi lạm
phát .
2.1.4.5 Điều tiết thu nhập dân cư góp phần thực hiện
công bằng xã hội:
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến

xã hội bị phân hóa về thu nhập. Để giảm bớt sự chênh lệch và điều
tiết thu nhập giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội cần phải có “bàn
tay hữu hình” của Nhà nước tác động bằng sử dụng ngân sách nhà
nước. Khả năng của ngân sách nhà nước trong tái phân phối thu nhập
tùy thuộc vào các yếu tố khác trong nền kinh tế như hệ thống lương,
hệ thống giá và hệ thống luật. Song trong nền kinh tế thị trường,
ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến phân phối thu nhập với phạm vi
rộng lớn ở cả hai mặt: thu và chi của ngân sách. Về phần thu thông
12
qua các sắc thuế thu nhập, thuế gián thu hoặc thuế đánh theo luỹ
tiến, ngân sách nhà nước huy động sự đóng góp của những thành
phần kinh tế, tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằm điều chỉnh một
phần thu nhập của các tầng lớp dân cư. Như vậy thuế thật sự trở
thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại
sự chênh lệch giữa các loại thu nhập của xã hội. Tuy nhiên, công cụ
thuế có những giới hạn nhất định trong việc cải tiến phân phối thu
nhập, nó không thể làm biến chuyển căn bản thu nhập của những
tầng lớp có thu nhập thấp và rất thấp .
Bên cạnh công cụ thuế thì các giải pháp chi của ngân sách nhà
nước dưới hình thức chi trợ cấp và các khoản chi phúc lợi cho các
chương trình phát triễn xã hội : phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi
sinh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hóa gia đình cho
các đối tượng: người nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già
không nơi nương tựa, diện chính sách. Là nguồn bổ sung thu nhập
của một số tầng lớp dân cư trong xã hội, nó góp phần tăng cường tính
ổn định trong đời sống kinh tế - xã hội .
2.1.5 Các yêu cầu về việc thu chi ngân sách nhà nước cấp
xã.
2.1.5.1. Thu ngân sách nhà nước cấp xã
Thu ngân sách xã được hình thành từ ba nguồn lớn sau:

- Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; và ngân sách xã
được hưởng 100% số thu từ các khoản này, người ta gọi tắt là: các
khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%
- Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; nhưng ngân sách
xã chỉ được hưởng 1 phần và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nào
đó. Tỷ lệ này thường có sự thay đổi tùy theo tình hình kinh tế, xã hội
và yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước, người ta thường gọi tắt là
13
các khoản thu điều tiết, hay các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với
ngân sách cấp trên.
- Từ các khoản thu được hình thành từ số chi của ngân sách cấp
trên để đảm bảo cho sự cân đối của ngân sách xã, người ta thường
gọi là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc thu trực cấp.
Theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002 các khoản thu dành
cho ngân sách xã được hưởng bao gồm những khoản gì là tùy thuộc
vào quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy vậy Bộ Tài chính cũng
khuyến cáo có thể đưa các khoản thu sau vào danh mục dành cho
ngân sách xã được hưởng: cụ thể:
a. Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%.
Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã phần nộp vào ngân sách
Nhà nước theo chế độ quy định.
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và
hoa lợi công sản khác theo quy địnhcủa pháp luật do xã quản lý
Các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân
gồm: các khoản đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng
góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do
Hội đồng nhân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các
khoản đóng góp tự nguyện khác.
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài

trực tiếp cho ngân sách xã.
Thu kết dư ngân sách năm trước
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ
điều tiết
Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình
14
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thuế nhà, đất
Tiền cấp quyền sử dụng đất ( đối với xã, thị trấn)
Lệ phí trước bạ nhà, đất
Các khoản thu, tỷ lệ ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70%.
Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn đến tối
đa 100%.
Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, ngân sách xã
còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp bổ sung thêm các nguồn
thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật
ngân sách nhà nước đã dành 100% cho các xã và các khoản thu ngân
sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ
chi.
Tỷ lệ % phân chia các khoản thu trên đây cho ngân sách xã do
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định ổn định từ 3 đến 5 năm phù hợp với
tình hình ngân sách địa phương. Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ,
khuyến khích tăng thu có thể giao chung cho các xã cùng một tỷ lệ.
c. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Trong hệ thống ngân sách nhà nước các cấp ngân sách có mối
quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân
sách. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách nào
không tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ

sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó để đảm bảo cân đối thu chi
ngay từ khâu xây dựng dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ sung
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. trong điều kiện hiện
nay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu
chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn
thu thứ ba cho ngân sách xã.
15
Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được qui
định như sau:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở
chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn
thu được phân cấp. Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của
thời kỳ ổn định và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng
năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
2.5.2. Chi ngân sách xã
Có rất nhiều nội dung chi mà ngân sách xã phải đảm bảo, song
khi nhìn nhận một cách khái quát thì chi ngân sách xã bao gồm 2
nhóm lớn là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
2.5.2.1 Chi thường xuyên
- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã
+ Sinh hoạt phí đại biểu HĐND
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước
+ Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh
+ Công tác phí
+ Chi về hoạt động, văn phòng như: tiền điện, tiền nước, vật
liệu văn phòng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân.
+ Chi mua sắm sữa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm
việc

+ Chi khác
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam của

- Kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị xã hội của xã sau khi
trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác
16
- Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho cán
bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành.
- Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ
chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ
+ Đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh
dân quân tự vệ
+ Tuyên truyền vận độngvà tổ chức phong trào bảo vệ an ninh,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thể
dục thể thao do xã quản lý
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện
hành, chi thăm hỏi gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã
hội khác.
+ Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thông do
xã tổ chức.
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp
nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô
nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý.
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã.

- Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi các công trình hạ
tầng cơ sở do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm,
cơ sơ thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thóat
nước công cộng riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý,
17
sữa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên,
cây xanh (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như
khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn
thu ngân sách xã.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào định mức chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, Hội đồng
nhân dân tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công
việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa
phương
2.5.2.2 Chi đầu tư phát triển
Nhóm chi đầu tư phát triển là tập hợp các nội dung chi có liên
quan đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật của xã như: đường giao thông, kênh
mương tưới tiêu nước, trường học, trạm xá, hệ thống truyền tải và
cung cấp điện năng Do vậy các khoản chi đầu tư phát triển thể hiện
rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốn cho nó nhiều
hơn.
Chi đầu tư phát triển của ngân sách xã hiện nay gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội của xã hội của xã không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp
của cấp tỉnh
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội của xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá
nhân cho từng dự án nhất định theo qui định pháp luật, do Hội đồng

nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp
luật.
18
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Tình hình thu chi ngân sách ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì ước thu ngân sách nhà nước cả năm 2009 đạt 390.650
tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạt tỷ lệ động viên 23,3% GDP.
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Đơn vị: Tỷ đồng
STT Nội dung Ước thực hiện 2009

A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 468,795
I Thu cân đối ngân sách nhà nước 442,340
1 Thu nội địa 269,656
2 Thu từ dầu thô 60,500
3 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 105,664
4 Thu viện trợ không hoàn lại 6,520
II Kết chuyển từ năm trước sang 26,455
B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 584,695
1 Chi đầu tư phát triển 179,961
2 Chi trả nợ và viện trợ 64,800
3
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính
320,501
4 Chi bù lỗ kinh cho doanh nghiệp kinh doanh dầu 2,100
5 Chi cải cách tiền lương
6 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100

7 Dự phòng
8 Chi chuyển nguồn 17,233
C BỘI CHI NSNN -115,900
Tỷ lệ bội chi so GDP -6.9%
D NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NSNN 115,900
1 Vay trong nước 88,520
19
2 Vay ngoài nước

20

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Đơn vị : Tỷ đồng
STT Nội dung Ước thực hiện 2009
A THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ ƯỚC 442,340
I Thu nội địa 269,656
1 Thu từ doanh nghiệp nhà nước 83,859
2
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu
thô)
50,659
3 Thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 47,833
4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 67
5 Thuế thu nhập cá nhân 14,329
6 Lệ phí trước bạ 9,658
7 Thu phí xăng, dầu 8,961
8 Các loại phí, lệ phí 7,658
9 Các khoản thu về nhà, đất 41,712
- Thuế nhà đất và chuyển quyền sử dụng đất 1,464

- Thu tiền thuê đất 2,605
- Thu tiền sử dụng đất 36,274
- Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 1,369
10 Thu khác ngân sách 3,946
11 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 974
II Thu từ dầu thô 60,500
III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 105,664
1 Tổng số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 143,664

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu
77,040
- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 66,624
2 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu -38,000
IV Thu viện trợ 6,520
B KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG 26,455
C THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66,980
D VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI 23,720
TỔNG CỘNG (A+B+C+D) 559,495


CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Đơn vị : Tỷ đồng
STT Nội dung chi Ước thực hiện 2009
A CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 584,695
I Chi đầu tư phát triển 179,961
Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 171,631
II Chi trả nợ và viện trợ 64,800
1 Trả nợ trong nước 53,630

2 Trả nợ ngoài nước 10,370
3 Chi viện trợ 800
III
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính
320,501
Trong đó:
1 Chi Giáo dục - đào tạo, dạy nghề 78,105
2 Chi Y tế 27,479
3 Chi Dân số và kế hoạch hoá gia đình 931
4 Chi Khoa học, công nghệ 4,611
5 Chi Văn hoá thông tin 3,200
6 Chi Phát thanh, truyền hình, thông tấn 1,770
7 Chi Thể dục thể thao 1,462
8 Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 62,465
9 Chi sự nghiệp kinh tế 26,866
10 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 5,585
11 Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể 44,903
12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1,460
IV Chi bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh dầu 2,100
V Chi dự phòng
VI Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100
VII Chi cải cách tiền lương
VIII Chi chuyển nguồn 17,233
B CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66,980
C VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI 23,720
TỔNG CỘNG (A+B+C) 675,395

Chúng ta thấy tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2009 là 468,795 tỷ đồng và
21

chi ngân sách là 584,695. Với mức thu và chi như thế này thì nhà nước ta có thể cân đối
ngân sách phù hợp. Trong các khoản thu thì ta thấy ngân sách nhà nước thu từ các
doanh nghiệp nhà nước là lớn nhất. Vì các doanh nghiệp nhà nước luôn đóng góp các
khoản thuế đầy đủ và chịu sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó các công ty nhà nước
là các công ty lớn như: Điện lực, dầu mỏ, khoáng sản… nên doanh thu rất cao và phải
chịu mức thuế lớn góp phần vào thu ngân sách nhà nước. Các khoản chi về ngân sách
có rất nhiều nhưng khoản chi lớn nhất vẫn là: Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội,
quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính. Trong khi đất nước đang xây dựng để tiến lên
xã hội chủ nghĩa thì đây là các khoản chi rẩ cần thiết. Một nền kinh tế muốn phát triển
tốt và bền vững thì phải có nền quốc phòng, an ninh ổn định, bên cạnh đó cải cách hành
chính khiến cho bộ máy linh hoạt và làm việc có hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt
động của đất nước luôn có sự thất thoát và bù lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu và phải
có những quỹ dự phòng để phòng trừ những bất trắc xảy ra.
2.2.2 Tình hình thu chi ngân sách ở Đăk Lăk
Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị mở rộng lần thứ 27 nhằm
đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2009. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế và gặp nhiều thiên tai nhưng nền kinh tế của
tỉnh tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản phẩm
trên địa bàn ước đạt 11.406 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm
nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 989.000 tấn, vượt
3.800 tấn so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
ước đạt 2.200 tỷ đồng, bằng 112% dự toán Trung ương giao. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 13,9 triệu đồng/năm, tăng 2,3 triệu đồng so
với năm 2008. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá tiếp tục được phát
triển, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
2.2.3 Tình hình thu chi ngân sách ở xã Hòa An
22

Trong năm 2009 tổng thu ngân sách xã là 824.746.405 đồng,
đạt 155% so với dự toán huyện giao, đạt 102% so với Nghị quyết hội
đồng nhân dân xã giao, tăng 30% so với năm 2008. Tuy nhiên tổng
chi ngân sách là 3.646.981.911 đồng.
Xét riêng trong 6 tháng đầu năm 2010 thu ngân sách trên địa
bàn là 307.714.215 đồng, đạt 76% so với dự toán huyện giao và đạt
42 % so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao, tăng 105 so với 6
tháng đầu năm năm 2009. Tổng chi ngân sách tính đến hết tháng 6
năm 2010 là 2.115.573.058 đồng.
PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
23
3.1 M t s nét v tình hình c b n c a vi c qu n l và s d ng lao ng t i xã Hoà An ộ ố ề ơ ả ủ ệ ả ý ử ụ độ ạ
huy n Krông P k t nh kl kệ ă ỉ Đă ă
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý.
Xã Hòa An nằm về phía đông của huyện Krông Păk với tổng diện tích tự nhiên
là 2356 ha.
Phía Bắc giáp với xã Bình Thuận, Huyện Krông Buk, Tỉnh Đăk Lăk.
Phía Đông Nam giáp với xã Ea Hiu, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk.
Phía Đông Bắc giáp với xã Ea Phê , Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk.
Phía Tây Bắc giáp với xã Ea Yông, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk lăk.
Phía Tây giáp với thị trấn Phước An, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk.
Nằm ở vị trí vừa là đầu mối giao lưu kinh tế của các xã phía Đông Nam (Hòa
Tiến, Tân Tiến, Ea Uy và Ea Yiêng), vừa giáp với trung tâm huyện lỵ. Ưu thế này tạo
kiện khá thuận lợi trong quá trình hòa nhập với nền kinh tế chung của huyện.
3.1.1.2. Thời tiết – khí hậu.
Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Lăk các yếu tố khí hậu xã
Hòa An như sau:
Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ từ 8500 đến 9000

0
C, nhiệt độ trung bình năm: 23
0
C đến
24
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất dưới 20
0
C, vì vậy được đánh giá là vùng có
nhiệt độ phong phú so với các vùng khác của tỉnh.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình của khu vực 1400mm đến 1500mm. Là một
trong những tiểu vùng có lượng mưa thấp nhất tỉnh, phân bố mưa theo thời gian: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mỗi tháng có trên 10 ngày mưa với lượng mưa trung bình
tháng là 180mmm, lượng mưa vào mùa này chiếm 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều
nhất là tháng 9 và tháng 10. Mùa khô hạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
chỉ đạt 15% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm không khí: Chỉ số độ ẩm(K) là 1.7, được đánh giá khu vực ẩm vừa.
Gió: Có 2 hướng gió chính là:
Mùa mưa gió chính là gió tây nam , tốc độ gió trung bình 3,28m/s.
Mùa khô gió chính là gió đông bắc, tốc độ trung bình 5,8m/s.
24
Ánh sáng : khá dồi dào, số giờ chiếu sáng trung bình là 6 giờ/ngày
Số giờ nắng trung bình trong năm là 2473 giờ.
Tháng có số giờ cao nhất là tháng 3 (283 giờ).
Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 10 (157 giờ).
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa mưa (vụ hè thu và vụ mùa) cây cối xanh tươi phát triển tốt là mùa sản xuất chính,
ngược lại mùa khô (vụ đông xuân) cây cối phát triển kém, khả năng cung cấp nước tưới
cho nông nghiệp ở một số vùng không có lượng nước dự trữ mùa khô rất khó khăn.
3.1.1.3. Địa hình

Địa hình xã Hòa An khá bằng phẳng. độ cao trung bình dưới mực nước biển là
450m đến 500m. Nhìn chung địa hình của xã có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam.
Trên địa bàn xã cấp độ dốc được phân ra như sau:
+ Độ dốc cấp I (0
0
đến 3
0
), diện tích 1283 ha, phân bố ở khu vực trung tâm và
một phần ở phía Nam của xã.
+ Độ dốc cấp II (3
0
đến 8
0
), diện tích 1073 ha, phân bố ở khu vực phía Nam và
Tây Nam của xã.
3.1.1.4. Thổ nhưỡng
Theo điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1978 cho thấy đất đai
trên địa bàn xã Hòa An được chia thành các loại sau:
+ Đất hồ, sông suối (SH): diện tích 10 ha chiếm 0,4% diện tích phân bố các khu
vực ven các con suối.
+ Đất nâu đỏ phát triển đá mẹ bazan (F) đây là loại đất địa bàn xã (77,5%) với
diện tích 1827 ha phân bố hầu khắp xã.
Đặc điểm của loại đất này là độ pH từ 4 đến 4,5, hàm lượng mùn từ 3% đến 5%,
lân dễ tiêu rất ít (dưới 5mg/100g), hàm lượng kali thấp, cơ giới đất thịt nặng đến sét.
Đất có kết cấu viên do đó rất tơi xốp, độ xốp từ 50% đến 60%. Sử dụng chủ yếu trồng
cây công nghiệp lâu năm có giá trị.
+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan (Rk): Diện tích 362 ha, chiếm 15,4%
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Nam và một phần nhỏ ở phía Đông.
25

×