Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.69 KB, 33 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1.
I - PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1.
Tài sản cố định của doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nhân tố quan
trọng đảm bảo điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Tài sản cố định là thước đo
năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật của doanh
nghiệp. Tài sản cố định và đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan
trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung
bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì việc trang bị trình độ khoa học kỹ thuật
công nghệ, đổi mới tài sản cố định trong các doanh nghiệp được đặt ra như một
vấn đề thời sự cấp bách. Trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu,
hạ tầng cơ sở thiếu thốn, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nền công
nghiệp còn non trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước.
Việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có trong
sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Đó chính là
vấn đề sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp nào để không ngừng tăng thêm năng
lực sản xuất, tức là tăng thêm sự tồn tại và tích luỹ để đứng vững và phát triển
trong cơ chế thị trường.
Song thực tế hiện nay việc sử dụng tài sản cố định ( nhất là hệ thống máy
móc thiết bị trong sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp đang có chiều hướng
giảm sút, chỉ xét riêng về trình độ tận dụng năng lực sản xuất nhiều doanh nghiệp
chỉ ở dưới mức 50%. Việc giảm sút và tận dụng không hết năng lực có thể do công
tác quản lý và sử dụng tài sản cố định không hợp lý, kém hiệu quả. Hệ số sử dụng
thời gian chưa triệt để, còn thấp, do công tác dự trữ bảo quản, lắp đặt và công tác
bảo quản sửa chữa không đúng nơi đúng chỗ, không kịp thời do công tác dự toán
và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế.
Hiện nay, khi các chủ trương chính sách của Đảng về cách thức hoạt động
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chủ trương tự chủ trong sản xuất kinh doanh của


các doanh nghiệp thì công tác đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các
doanh nghiệp là một việc làm phù hợp và có vai trò rất quan trọng bởi qua đó ta có
thể nhận thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu,
khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai với điều
kiện khắc nghiệt của nền kinh tế với mục tiêu cạnh tranh để tồn tại.
Để quản tốt các nguồn lực hiện có, Xí nghiệp xây lắp 1 có nhiều vấn đề cần
phải quan tâm, nhưng trong khuôn khổ của đề tài này chỉ xin đề cập đến việc quản
lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp.
Xí nghiệp xây lắp 1 là một thành viên của Công ty xây lắp và sản xuất công
nghiệp, là doanh nghiệp hạch toán độc lập với số lượng tài sản cố định tính đến
31/12/03 là 2.550.094.160 đồng. Xí nghiệp thường xuyên đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh, trong đó việc đánh giá trình độ và khả năng sử dụng tài sản cố
định. Tỷ trọng và giá trị tài sản cố định biến động theo thời kỳ sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3- 1
GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1
Đơn vị tính: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
1 Giá trị tài sản bình quân 37.743.778.089 40.624.465.261
2
Giá trị còn lại bình quân của tài
sản cố định
942.818.950 1.623.266.617
3 Tỷ trọng ( % ) 2,50 4,00
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2002-2003 )
1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Kết cấu tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng có thể chia thành nhiều thành phần cấu thành, nhưng tỷ trọng của
mỗi thành phần chiếm trong tài sản cố định của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Nó phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Do

vậy việc kết cấu tài sản, tỷ trọng mỗi thành phần cấu thành kết cấu tài sản cố định
dùng trong sản xuất sao cho có lợi nhất và thu được hiệu quả cao, phù hợp với quy
mô sản xuất của từng doanh nghiệp là điều rất quan trọng và cần thiết, có vai trò
quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp xây lắp 1.
Xí nghiệp xây lắp 1 thực hiện quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày
31/12/`1999 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao tài sản cố định thì những tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và
có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được coi là tài sản cố định. Để quản lý và sử dụng
có hiệu quả số tài sản này, Xí nghiệp xây lắp 1 đã phân loại tài sản cố định theo các
nhóm như sau:
Nhóm I- Nhà xưởng:
- Nhà làm việc cơ quan
- Xưởng sản xuất
- Nhà kho
- Nhà để ô tô
Nhóm II- Máy móc thiết bị công tác:
- Máy trộn
- Cốp pha thép
- Đầm cóc
- Máy cắt thép
- Máy biến thế điện
Nhóm III- Phương tiện vận tải:
- Xe ô tô
Nhóm IV- Máy móc thiết bị văn phòng:
- Máy phô tô
- Máy vi tính
- Máy tính
- Máy in
- Máy fax

- Máy điều hoà
Nhóm V- Tài sản cố định phúc lợi công cộng:
- Vô tuyến
- Máy tăng âm
- Đầu đĩa, đầu Video
Để phân tích kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1, ta có bảng 3-2:
Bảng 3-2
KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1
ĐVT : Đồng
TT TÊN TSCĐ
NĂM 2002 NĂM 2003
CHÊNH
LỆCH
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
I TSCĐ hữu hình 1.537.074.085 100 1.709.459.149 100 0
1 Nhà xưởng 1.222.064.893 79,51 1.090.064.893 63,77 - 15,74
2 Máy móc thiết bị
công tác
52.290.694 3,40 29.190.694 1,71 - 1,69
3 Phương tiện vận
tải
175.966.800 11,45 478.540.857 27,99 + 16,54
4 Máy móc thiết bị
văn phòng
77.169.698 5,02 105.700.705 6,18 + 1,16

5 TSCĐ phúc lợi
công cộng
9.582.000 0,62 5.962.000 0,88 + 0,26
II TSCĐ thuê tài
chính
0 0 0 0 0
III
TSCĐ vô hình
0 0 0 0 0
TỔNG TSCĐ
1.537.074.085 100 1.709.459.149 100
( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán )
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: Giá trị tổng TSCĐ của Xí nghiệp năm 2003
so với năm 2002 tăng 172.385.064 đồng, tương ứng với mức tăng giá trị là
11,22%, trong đó nhóm TSCĐ hữu hình vẫn chiếm tỷ lệ 100%.
Tính đến 31/12/2003 tổng nguyên giá tài sản cố định của Xí nghiệp là
2.550.094.163 đồng với tổng giá trị còn lại là 1.709.459.149 đồng.
Các nhóm tài sản cố định giảm tỷ trọng:
+ Nhà xưởng năm 2002 có giá trị 1.222.064.893 đồng, năm 2003 có giá trị
1.090.064.893 đồng, tỷ trọng giảm 15,74%
+ Máy móc thiết bị công tác năm 2002 có giá trị 52.290.694 đồng, năm
2003 có giá trị 20.190.694 đồng, tỷ trọng giảm 2,22%
Các nhóm tài sản cố định tăng tỷ trọng:
+ Phương tiện vận tải năm 2002 có giá trị 175.966.800 đồng, năm 2003 có
giá trị 478.540.857 đồng, tỷ trọng tăng 16,54%
+ Máy móc thiết bị văn phòng năm 2002 có giá trị 77.169.698 đồng, năm
2003 có giá trị 105.700.705 đồng, tỷ trọng tăng 1,16%
+ TSCĐ phúc lợi công cộng năm 2002 có giá trị 9.582.000 đồng, năm 2003
có giá trị 5.962.000 đồng, tỷ trọng của nhóm này trong tổng tài sản cố định tăng
0,26%.

Như vậy nhóm TSCĐ tăng tỷ trọng nhiều nhất là phương tiện vận tải và
nhóm TSCĐ giảm tỷ trọng nhiều nhất là nhóm nhà xưởng.
Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu tài sản cố định của Xí nghiệp năm
2003 so với năm 2002 đã có sự thay đổi. Năm 2003 tổng giá trị tài sản có tăng lên,
điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã đầu tư đổi mới các tài sản nhằm đáp ứng yêu cầu
phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng việc này chưa được đồng đều, cụ thể như các
nhóm máy móc thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất như nhóm thiết bị máy móc
công tác năm 2002 chiếm tỷ trọng 3,4% sang năm 2003 chiếm tỷ trọng 1,71%,
giảm đi 1,61%. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu và mức độ quan trọng của nhóm thiết
bị này thì nhóm này có kết cấu rất thấp, trong khi đó nhóm nhà xưởng lại chiếm tỷ
trọng quá cao.
Qua nhận xét trên ta thấy cơ cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1
vẫn còn nhiều điều bất cập, không đồng đều, cần phải có sự điều chỉnh. Cụ thể là
nhóm thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh chính cần phải đầu tư, tu sửa
nhiều hơn nữa để phát triển năng lực sản xuất cho xí nghiệp, không nên đầu tư quá
nhiều vào nhóm nhà xưởng. Đây là một điểm hạn chế của Xí nghiệp
Ta thấy rằng kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 trong 2 năm qua
có những điểm tốt và chưa tốt cần phải có sự điều chỉnh và phân bổ lại kết cấu tài
sản cho hợp lý để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đang
ngày càng tăng lên, cụ thể như các nhóm thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất
chính cần phải có tỷ trọng cao hơn nữa trong tổng số tài sản cố định thì mới đáp
ứng được tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp hiện nay.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò và vị
trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường biến động về
quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật.
Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định, ta cần tính và phân tích các
chỉ tiêu sau:
* Hệ số tăng tài sản cố định:
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

H
tăng TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ
Năm 2002: H
tăng TSCĐ
=
492.415.969.1
733.051.632.1
= 0,83
Năm 2003: H
tăng TSCĐ
=
656.776.129.2
064.873.595
= 0,28
* Hệ số giảm tài sản cố định:
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
H
giảm TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ
Năm 2002:
H
giảm TSCĐ
=
492.415.969.1
748.954.241
= 0,12
Năm 2003:

H
giảm TSCĐ
=
656.776.129.2
800.535.447
= 0,21
Ta có thể tập hợp các số liệu phân tích thành bảng như sau:
Bảng 3-3
TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XNXL I NĂM 2002 - 2003
ĐVT : Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
1 Giá trị TSCĐ đầu kỳ 1.011.659.914 2.401.756.899
2 Giá trị TSCĐ tăng 1.632.051.733 595.873.064
3 Giá trị TSCĐ giảm 241.954.748 447.535.800
4 Giá trị TSCĐ cuối kỳ 2.401.756.899 2.550.094.163
5 Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ 1.969.415.492 2.129.776.656
6 Hệ số tăng TSCĐ 0,83 0,28
7 Hệ số giảm TSCĐ 0,12 0,21
( Nguồn: Báo cáo kiểm kê TSCĐ năm 2002-2003- Phòng Tài chính - Kế toán )
Qua bảng phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định, ta thấy tổng nguyên
giá tài sản cố định năm 2003 cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 595.873.064 đồng là do Xí
nghiệp đã đầu tư mua thêm máy phô tô và máy vi tính ( Máy móc thiết bị văn
phòng) là 62.332.204 đồng; mua ô tô mới hết 533.540.857 đồng.
Nguồn vốn tăng tài sản cố định này được huy động từ:
+ Nguồn bán ô tô cũ là 175.966.800 đồng
+ Từ quỹ phát triển sản xuất là 204.319.857 đồng
+ Từ nguồn khấu hao cơ bản năm 2003 là 215.586.404 đồng
Tổng nguyên giá giảm so với đầu kỳ là 447.535.800 đồng. Trong đó giảm
phương tiện vận tải do bán xe ô tô cũ là 415.370.800 đồng, giảm máy móc thiết bị
văn phòng do thanh lý máy phô tô Nhật 23.100.000 đồng và thanh lý máy in laze

9.065.000 đồng.
Việc tăng giảm tài sản cố định này của Xí nghiệp xây lắp 1 là phù hợp với
yêu cầu sản xuất kinh doanh, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động của xí nghiệp.
II - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XÍ
NGHIỆP XÂY LẮP 1.
Ta cần phân tích chỉ tiêu này để đánh giá mức độ sử dụng tài sản cố định, đặc
biệt là tình trạng máy móc thiết bị sản xuất trên số lượng lao động hay trên m
2
diện
tích sản xuất... nhằm trang bị hợp lý tài sản cố định đảm bảo năng suất, hiệu quả.
Để đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định, ta cần phân tích các chỉ tiêu sau:
Nguyên giá TSCĐ bình quân
=
Tổng số công nhân
Nguyên giá TBMM bình quân
=
Nguyên giá TSCĐ
bình quân cho 1
công nhân
Nguyên giá
TBMM bình quân
cho 1 công nhân
Tổng số công nhân sản xuất
Bảng 3-4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XNXL I
ĐVT: Đồng
Năm Tổng số công nhân
sản xuất ( người )
Nguyên giá TSCĐ
bình quân

Nguyên giá TBMM
bình quân
2001 210 1.130.725.648 184.583.047
2002 220 1.706.709.000 215.922.511
2003 232 2.475.925.531 233.487.808
( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán )
Năm 2001:
H
TSCĐ 1 CN
=
210
648.725.130.1
= 5.384.408 (Đồng)
H
TBMM 1 CN
=
210
047.583.184
= 878.967 (Đồng)
Năm 2002:
H
TSCĐ 1 CN
=
220
000.709.706.1
= 7.757.768 (Đồng)
H
TBMM 1 CN
=
985.551.829.40

085.274.546.1
= 981.466 (Đồng)
Năm 2003:
H
TSCĐ 1 CN
=
232
531.925.475.2
= 10.672.093 (Đồng)
H
TBMM 1 CN
=
232
808.487.233
= 1.006.413 (Đồng)
Trong đó:
H
TSCĐ 1 CN
là hệ số trang bị tài sản cố định cho 1 công nhân
H
TBMM 1 CN
là hệ số trang bị máy móc thiết bị cho 1 công nhân

Các kết quả phân tích trên đã phản ánh:
Năm 2001: Cứ 1 công nhân được trang bị 5.384.408 đồng TSCĐ và 878.967
đồng thiết bị máy móc sản xuất.
Năm 2002: Cứ 1 công nhân được trang bị 7.757.768 đồng TSCĐ và 981.466
đồng thiết bị máy móc sản xuất.
Năm 2003: Cứ 1 công nhân được trang bị 10.672.093 đồng TSCĐ và
1.006.413 đồng thiết bị máy móc sản xuất.

Như vậy ta thấy rằng mức độ trang bị tài sản cố định và máy móc thiết bị của
Xí nghiệp xây lắp 1 là khá thấp, nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ đặc thù
hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, do thực tế là các đội thi công đều sở
hữu và tự quản lý một lượng máy móc khá lớn để có thể độc lập, chủ động thi công
các công trình và các máy móc đó không thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp.
Ta cũng thấy rằng tình hình trang bị về thiết bị máy móc nói riêng và tài sản
cố định nói chung của Xí nghiệp luôn có xu hướng tăng qua các năm, đây là dấu
hiệu tốt và là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của
Xí nghiệp xây lắp 1.
II - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH.
1. TÌNH HÌNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng tài sản cố định là sự hao mòn, quá
trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình tài sản tham gia vào
sản xuất kinh doanh. Nếu sản xuất càng nhiều, càng tăng nhanh bao nhiêu thì mức
độ hao mòn càng tăng nhanh bấy nhiêu. Hao mòn làm thay đổi hiện trạng tài sản
cố định, trong quá trình sử dụng, tài sản bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó tài
sản không còn sử dụng được nữa. Bởi vậy, cần đánh giá đúng mức tài sản cố định
của doanh nghiệp đang sử dụng mới hay cũ, hoạt động tốt hay xấu, ở mức độ nào
để có biện pháp đúng đắn tái sản xuất tài sản cố định của doanh nghiệp.
Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, ta tiến hành phân tích hệ
số hao mòn:
Tổng mức khấu hao TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn càng cao và tiến dần đến 1 thì chứng tỏ tài sản cố định của doanh
nghiệp đã cũ và doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị tái đầu tư tài sản mới.
+ Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2002 =
899.756.401.2
814.682.864

= 0,36
+ Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2003 =
163.094.550.2
014.635.840
= 0,33
Ta thấy hệ số hao mòn của Xí nghiệp xây lắp 1 là tương đối thấp. Hệ số hao
mòn năm 2003 giảm so với hệ số hao mòn 2002 là 0,03. Con số này phản ánh là
trong năm 2003, Xí nghiệp đã có sự đầu tư đổi mới tài sản cố định vào sản xuất
kinh doanh, mặc dù sự đầu tư này không phải là lớn. Hệ số hao mòn thấp như vậy
chứng tỏ rằng tài sản cố định của Xí nghiệp còn mới, giá trị sử dụng vẫn còn nhiều.
Để phân tích chi tiết hơn về tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ở Xí nghiệp
xây lắp 1, ta xem bảng sau:
Bảng 3.5
TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1
ĐVT: Đồng
TT
Nhóm tài sản
Năm 2002 Năm 2003
Tỷ lệ (%) đã
hao mòn
Nguyên giá
Hao mòn luỹ
kế
Nguyên giá
Hao mòn luỹ
kế
2002 2003
1 Nhà xưởng 1.513.951.893 291.887.000 1.513.951.893 423.887.000 19,28 28,00
2 Máy móc thiết bị công tác 233.487.808 181.197.114 233.487.808 204.297.114 77,61 87,50
3

Phương tiện vận tải dùng
trong quản lý
415.370.800 239.404.000 533.540.857 55.000.000 57,64 10,31
4 Máy móc thiết bị văn phòng 216.398.798 139.229.100 246.566.005 140.865.300 64,34 57,13
5 TSCĐ phúc lợi công cộng 22.547.600 12.965.600 22.547.600 16.585.600 57,50 73,56
Tổng TSCĐ 2.401.756.899 864.682.814 2.550.094.163 840.635.014 36,00 32,97
( Nguồn: Báo cáo kiểm kê tài sản cố định các năm 2002 - 2003)
Qua bảng phân tích tình trạng kỹ thuật tài sản cố định như trên, ta thấy rằng hệ
số hao mòn tài sản cố định năm 2002 là 36%, năm 2003 là 32,97%. Các tỷ lệ này
khá thấp chứng tỏ tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 nói chung vẫn còn tương
đối mới, tình trạng kỹ thuật vẫn khá tốt.
Trong đó nhóm tài sản cố định còn mới nhất là nhà xưởng với hệ số hao mòn
19,28%% năm 2002; 28,00% năm 2003 và nhóm tài sản cố định rất quan trọng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại cũ nhất, tình trạng kỹ
thuật kém nhất là máy móc thiết bị công tác do hầu hết máy móc thiết bị công tác
của Xí nghiệp mua từ những năm 1990 đã trở nên cũ nát, lạc hậu. Hệ số hao mòn
của nhóm này năm 2002 là 77,61% và năm 2003 là 87,50%. Tỷ lệ này ngày càng
tăng nhanh và đang dần dần tiến tới 1, chứng tỏ nhóm thiết bị này đã hao mòn gần
hết giá trị, chúng đã quá cũ kỹ, tình trạng kỹ thuật rất kém, khó có thể đáp ứng
được yêu cầu sản xuất kinh doanh đang phát triển của Xí nghiệp.
Nhóm phương tiện vận tải dùng trong quản lý có tỷ lệ đã hao mòn năm 2002
khá cao là 57,64% tức là giá trị sử dụng còn lại chưa được một nửa nhưng sang
năm 2002, Xí nghiệp đã thanh lý ô tô cũ để đầu tư mua ô tô mới và mới trích khấu
hao năm 2003 là 55.000.000 đồng, do đó tỷ lệ % đã hao mòn của phương tiện vận

×