Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ỨNG DỤNG AI TRONG MARKETING - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHI TIẾT TRONG 3 THÁNG CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP DELIFIT TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 42 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHI
TIẾT TRONG 3 THÁNG CHO DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP DELIFIT TẠI VIỆT NAM

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI:


XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHI
TIẾT TRONG 3 THÁNG CHO DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP DELIFIT TẠI VIỆT NAM

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CƠNG ...................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
TÓM TẮT.................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP DELIFIT .....................................1
1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp .........................................................................1
1.1.1 Tên thương hiệu ..............................................................................................1
1.1.2 Tầm nhìn .........................................................................................................1
1.1.3 Sứ mệnh ..........................................................................................................1
1.1.4 Giá trị cốt lõi ...................................................................................................1
1.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ................................................................2
1.2 Các chiến lược Delifit sử dụng ..............................................................................2
1.2.1 Chiến lược sản phẩm ......................................................................................2
1.2.2 Chiến lược giá.................................................................................................4
1.2.3 Chiến lược phân phối .....................................................................................4

1.2.4 Chiến lược truyền thơng .................................................................................4
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP ..6
2.1 CÁC YẾU TỐ VỀ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG DOANH NGHIỆP .................6
2.1.1 Yếu tố kinh tế: ................................................................................................6
2.1.2 Về chính trị - pháp luật: ..................................................................................7
2.1.3 Về văn hố - xã hội:........................................................................................8
2.1.4 Về cơng nghệ: .................................................................................................8
2.2 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG ..............................................................................9
2.2.1 Phong cách sống .............................................................................................9
2.2.2 Hành vi người tiêu dùng .................................................................................9
2.3 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ..................................................................................10
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ..........................................................................10
iii


2.3.2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp .........................................................................11
2.4 Xác định cơ hội thị trường ...................................................................................12
CHƯƠNG 3: SÁNG TẠO NỘI DUNG AI CHO CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG .14
3.1 Giới thiệu các công cụ AI hỗ trợ .........................................................................14
3.2 Xác định đối tượng công chúng mục tiêu của chiến dịch ...................................16
3.3 Sáng tạo chiến dịch ..............................................................................................17
3.3.1 Insight ...........................................................................................................17
3.3.2. Big Idea........................................................................................................17
3.4 Lập kế hoạch chiến dịch quảng cáo .....................................................................18
CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH MARKETING .........................................19
4.1 Chiến dịch ở tháng 10 ..........................................................................................19
4.1.1 Bảng kế hoạch chi tiết tháng 10: ..................................................................19
4.1.2 Ấn phẩm truyền thông tháng 10: ..................................................................21
4.2. Chiến dịch ở Tháng 11 .......................................................................................22
4.2.1 Bảng kế hoạch chi tiết ..................................................................................22

4.2.2 Ấn phẩm truyền thông ..................................................................................24
4.3 Chiến dịch ở tháng 12 ..........................................................................................27
4.3.1 Bảng kế hoạch chi tiết ..................................................................................27
4.3.2 Ấn phẩm truyền thông ..................................................................................29
4.4 Ngân sách truyền thơng .......................................................................................31
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM SỐT ........................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. ix
BÁO CÁO ĐẠO VĂN ....................................................................................................x

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Logo Delifit ....................................................................................................1
Hình 1. 2: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp ...........................................................................2
Hình 2. 1: Tốc độ tăng trường ngành hàng FMCG tại Việt Nam ...................................6
Hình 2. 2: Phong cách sống của người Việt Nam sau dịch COVID-19 ........................10
Hình 2. 3: Quy mơ thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật tồn cầu ...................12
Hình 2. 4: Lượt tìm kiếm từ khóa “mì rau củ” từ 12/2022 - 12/2023 (Nguồn: Google
Trends) ...........................................................................................................................12
Hình 2. 5: Mức độ quan tâm từ khóa “mì rau củ” theo tiểu vùng (Nguồn: Google Trends)
.......................................................................................................................................13
Hình 4. 1: Bài post khai trương Delifit ..........................................................................21
Hình 4. 2: Câu chuyện thương hiệu Delifit ...................................................................21
Hình 4. 3: Poster workshop "Ngũ sắc hương trời" ........................................................24
Hình 4. 4: Khơng gian workshop "Ngũ sắc hương trời" ...............................................24
Hình 4. 5: Mẫu quảng cáo workshop trên nền tảng mạng xã hội ..................................25
Hình 4. 6: Hình ảnh booking KOLs cho workshop .......................................................25
Hình 4. 7: Poster cuộc thi "Cho ngày thêm xanh" .........................................................26
Hình 4. 8: Bài post cuộc thi "Cho ngày thêm xanh" .....................................................26

Hình 4. 9: Ấn phẩm minh họa Delifit trên trang bìa tạp chí..........................................29
Hình 4. 10: Bài post video coming soon tháng 12 ........................................................29
Hình 4. 11: Bài post chiến dịch trưng bày tại quầy Lotte Mart quận 7 .........................30
Hình 4. 12: Bài post chiến dịch "Xuân Giáp Thìn, deal linh đình" ...............................30
Hình 4. 13: Dự kiến ngân sách chiến dịch tháng 10/2023.............................................31
Hình 4. 14: Dự kiến ngân sách chiến dịch tháng 11/2023.............................................31
Hình 4. 15: Dự kiến ngân sách chiến dịch tháng 12/2023.............................................31

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Danh mục sản phẩm Delifit ...........................................................................2
Bảng 1. 2: Danh mục giá Delifit ......................................................................................4
Bảng 3. 1: Danh mục các công cụ AI hỗ trợ .................................................................14
Bảng 3. 2: Bảng mơ tả khách hàng mục tiêu (nhóm cơng chúng mục tiêu chính) ........16
Bảng 3. 3: Bảng kế hoạch chiến dịch quảng cáo ...........................................................18
Bảng 4. 1: Kế hoạch chi tiết tháng 10 ...........................................................................19
Bảng 4. 2: Kế hoạch chi tiết tháng 11 ...........................................................................22
Bảng 4. 3: Kế hoạch chi tiết tháng 12 ...........................................................................27
Bảng 5. 1: Bảng kế hoạch đánh giá và đo lường ...........................................................32

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
FMCG

(Fast


Nghĩa đầy đủ
Moving

Consumer Goods)
HRM

(Human

Resources

Management)
DMS

(Distribution

management system)

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

Quản trị nhân sự

Hệ thống quản lý kênh phân phối

CRM

Quản lý quan hệ khách hàng

AI – artificial intelligence


Trí tuệ nhân tạo

CAGR – Compound Annual
Growth Rate
R&D

(Research

and

Development)
SEO

(Search

Engine

Optimization)
KOLs (Key Opinion Leaders),
Influencers

(Point

Nghiên cứu và phát triển

Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm

Người có sức ảnh hưởng
Quảng cáo


Ads (Advertising)
POSM

Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép

Of

Sales

Material)

Vật dụng thiết kế dành cho trưng bày bán hàng

CTR (Click Through Rate)

Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo

OOH (Out of Home)

Quảng cáo ngoài trời

vii


TĨM TẮT
WHAT: Tiến hành thu thập thơng tin, phân tích bối cảnh thị trường nói chung và trong
ngành hàng FMCG nói riêng. Từ đó, đánh giá được xu hướng thị trường, cho thấy được
khả năng phát triển của doanh nghiệp Delifit cũng như dịng sản phẩm mì rau củ quả
hữu cơ tự nhiên. Thông qua đánh giá, nhận thấy được những cơ hội và sự cần thiết của
việc khởi nghiệp. Từ đó, nhóm tác giả tiến hành xây dựng kế hoạch Marketing cho dịng

sản phẩm mì rau củ hữu cơ Delifit trong 3 tháng.
WHERE: Trong năm đầu tiên ra mắt, Delifit sẽ chỉ tập trung phân phối trực tiếp tại cửa
hàng ở TP.HCM và trực tuyến trên toàn quốc, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động
Marketing trên các nền tảng truyền thông như: Facebook, Instagram.
WHEN: Kế hoạch Marketing sẽ bắt đầu từ 2/10/2023- 31/12/2023.
WHY: Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các thực phẩm sạch, đồng thời quan tâm
nhiều hơn đến chế độ ăn lành mạnh. Sau đại dịch COVID - 19, việc duy trì một lối sống
lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học ngày càng được nhiều người hưởng ứng, họ có
mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, ngày càng “xanh” và “sạch” hơn.
Thị trường ngày càng phát triển kéo theo việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh
tham gia vào ngành hàng. Bên cạnh đó, là thương hiệu khởi nghiệp “sinh sau đẻ muộn”,
Delifit phải khẳng định được vị trí của thương hiệu mình thông qua định vị là một doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm 100% hữu cơ tự nhiên, không độc hại, không màu thực phẩm,
không chất bảo quản, thuận tiện và đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm những giải
pháp xây dựng lối sống lành mạnh. Đồng thời, việc ra mắt sản phẩm mì rau củ hữu cơ
Delifit, khơng chỉ là cơ hội phát triển của doanh nghiệp mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng vừa tiện lợi, vừa sức khỏe của khách hàng.
WHO: Đội ngũ nhân sự của phòng ban Marketing kết hợp cùng các phòng ban khác
thực hiện kế hoạch Marketing hướng tới đối tượng mục tiêu của mì hữu cơ tự nhiên
Delifit. Bên cạnh đó cịn có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược có liên quan.
HOW: Kế hoạch sẽ được triển khai hiệu quả bằng cách kết hợp các công cụ Marketing,
công nghệ AI, theo tiến trình thực hiện và phân bố ngân sách hợp lý.

viii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP DELIFIT
1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1.1 Tên thương hiệu
Ý nghĩa tên thương hiệu: Thương hiệu Delifit là kết quả của việc

kết hợp giữa hai từ ngữ trong tiếng Anh: Deli (Delicious): Sự
tươi ngon, ngọt lành từ các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên giàu dinh
dưỡng, cung cấp nguồn giá trị dinh dưỡng cao cho mỗi bữa ăn
gia đình Việt và Fit: nguồn dinh dưỡng vàng trong mỗi bữa ăn
cung cấp năng lượng cân bằng, phục vụ cho chuỗi hoạt động Hình 1. 1: Logo Delifit
trong cả ngày dài.

1.1.2 Tầm nhìn
“Trở thành thương hiệu cung cấp mì hữu cơ sấy khơ từ thiên nhiên hàng đầu trong tâm
trí người tiêu dùng Việt Nam”. Với tầm nhìn ấy, Delifit ln khơng ngừng nghiên cứu,
nâng cao chất lượng sản phẩm để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm giàu dinh
dưỡng, tiện lợi, góp phần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh trọn vẹn từng bữa ăn.

1.1.3 Sứ mệnh
Từ những ngày đầu thành lập, Delifit luôn hoạt động với sứ mệnh mang đến cho khách
hàng những sản phẩm với hương vị tuyệt hảo, từ đó mang đến cho khách hàng trải
nghiệm bữa ăn dinh dưỡng, tiện lợi, trịn vị trong khơng gian bếp Việt. Delifit hiểu rằng
quá trình xây dựng lối sống ăn uống lành mạnh là một hành trình lâu dài và đầy thách
thức nhưng chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng bằng tất cả sự tận tâm.

1.1.4 Giá trị cốt lõi
Con người: đồn kết, tơn trọng và hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo ra một khối thống nhất hoàn
chỉnh, lấy đó làm động lực tham gia cạnh tranh một cách lành mạnh.
Chất lượng: lấy giá trị mà sản phẩm mang đến làm tiền đề phát triển doanh nghiệp.
Tận tâm: luôn đặt người tiêu dùng làm trung tâm cho mọi hoạt động của Delifit.
Trách nhiệm: lấy cộng đồng làm động lực duy trì hoạt động, trách nhiệm hàng đầu là
mang đến những sản phẩm với giá trị tốt nhất cho con người và xã hội.

1



1.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Hình 1. 2: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

1.2 Các chiến lược Delifit sử dụng
1.2.1 Chiến lược sản phẩm
Để đáp ứng đa dạng nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu, Delifit đã áp dụng một
chiến lược mở rộng chiều sản phẩm bao gồm việc mở rộng sâu hơn với nhiều hương vị
mới trong danh mục sản phẩm, đồng thời mở rộng lựa chọn bằng việc giới thiệu món
"hũ sốt cà chua bị bằm". Cụ thể được mơ tả trong bảng danh mục sản phẩm sau:
Bảng 1. 1: Danh mục sản phẩm Delifit

DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA DELIFIT
Phân loại

Sản phẩm

Hình ảnh

Sản phẩm Mì cải bó
mì sấy khơ xơi
(màu
xanh lá cây)

2

Giá

Mơ tả


45.000
VNĐ/ hộp

Sự kết hợp hương vị độc
đáo, ngọt thanh vị rau,
mang trọn vẹn vị thanh
mát.


Mì củ dền
(màu
đỏ
hồng)

45.000
VNĐ/ hộp

Củ dền có hàm lượng sắt
cao, sản phẩm mì củ dền
sẽ có vị ngọt thanh.

Mì hoa đậu
biếc (Màu

45.000
VNĐ/ hộp

Mì được sản xuất từ gạo
lứt kết hợp cùng hoa đậu


xanh dương)

biếc sẽ có hương thơm
nhẹ nhàng của hoa và
tươi mát của thiên nhiên.

Mì quả gấc
(màu cam)

45.000

Gấc thường có màu cam

VNĐ/ hộp

đỏ tự nhiên, hương vị
độc đáo với vị ngọt bùi
kết hợp cùng với gạo lứt
sẽ góp phần nâng cao trải
nghiệm bữa ăn trong
những ngày vội vã.

Mì gạo lứt

40.000

Được làm hồn tồn từ

ngun cám

(Màu xám)

VNĐ/ hộp

gạo lứt có giá trị dinh
dưỡng rất cao, nên sợi mì
rất thơm và dai khi nấu,
khơng chứa glutein, giàu
vitamin và các khống
chất có lợi cho sức khỏe.

Sản phẩm Hũ sốt cà
sốt ăn kèm chua

bằm

99.000
VNĐ/ hũ
220 gram

Được tạo nên từ những
quả cà chua tươi ngon,
nấm, thịt bị Wagyu đạt
tiêu chuẩn an tồn thực
phẩm, màu sắc tự nhiên,
hương vị đậm đà, giúp
món mì thêm phần thơm
ngon, hấp dẫn.

3



1.2.2 Chiến lược giá
Delifit sử dụng chiến lược giá cạnh tranh với đối thủ để nhanh chóng thâm nhập
vào thị trường ngành hàng. Ngoài ra, để tăng lượt mua thử sản phẩm và tăng doanh số
bán, Delifit áp dụng phương pháp điều chỉnh giá bán theo Combo ưu đãi để thu hút
khách hàng mua nhiều hơn.
Bảng 1. 2: Danh mục giá Delifit

Sản phẩm

Mô tả

Giá

129.000 VNĐ/ combo Sự kết hợp ba sản phẩm với màu sắc rực
“mì Chích chịe”
rỡ, hồn tồn là màu từ thiên nhiên: mì
cải bó xơi, mì hoa đậu biếc và mì củ dền.

79.000 VNĐ/ combo
“mì Truyền thống”

Sự kết hợp hai sản phẩm mì gạo lứt
nguyên cám và mì quả gấc.

1.2.3 Chiến lược phân phối
Kênh truyền thống: Phân phối trực tiếp tại cửa hàng (số 27 Tân Mỹ, Phường Tân
Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và
trực tiếp mua sản phẩm. Ngồi ra, Delifit cịn trở thành đối tác phân phối với đại siêu

thị Lotte Mart nhằm đem nhiều sản phẩm Delifit đến tay của người tiêu dùng hơn.
Kênh hiện đại: Phân phối trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook “Delifit
- Trọn Vị Thiên Nhiên” giúp tiết kiệm thời gian, khách hàng được hỗ trợ tư vấn và giải
đáp thắc mắc và giao hàng tận nơi theo yêu cầu.

1.2.4 Chiến lược truyền thông
1.2.4.1 Internet Marketing
Với cương vị là thương hiệu mới trên thị trường, Delifit tập trung tối đa vào xây
dựng kế hoạch Internet Marketing trên những nền tảng khác nhau nhằm mục đích gia
tăng độ nhận diện và tiếp cận đến lượng lớn khách hàng. Nền tảng chính được thương
4


hiệu sử dụng là mạng xã hội Facebook với kênh truyền thông là Fanpage: Delifit - Trọn
vị thiên nhiên. Các bài post với nội dung truyền tải thông tin sản phẩm, chương trình
khuyến mãi và những giá trị phụ thêm như công thức nấu ăn, mẹo vặt cuộc sống. Để
những bài viết thu hút được lượng lớn khách hàng, Delifit sử dụng công cụ SEO và
Facebook ads, Instagram ads.

1.2.4.2 Sales promotion
Delifit là doanh nghiệp mới ra mắt trên thị trường, để tiếp cận gần hơn với nhóm
khách hàng mục tiêu, Delifit sẽ thực hiện các Chiến dịch nhằm thúc đẩy lượt tiêu thụ
của khách hàng như ưu đãi khuyến mãi diễn ra vào các dịp Lễ, Tết, ngày đôi mỗi tháng,
đa dạng các hình thức từ giảm giá, tặng voucher, tặng kèm sản phẩm khi tổng đơn hàng
có giá trị cao, giảm giá khi mua hàng theo combo… cũng như hỗ trợ giao hàng tận nơi.

1.2.4.3 Public Relation (PR)
Nhằm tăng mức độ nhận diện và uy tín của thương hiệu, Delifit sẽ hợp tác với
những KOLs, Influencers có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực sức khỏe. Delifit sẽ kết hợp
với những KOLs, Influencers này xây dựng những nội dung, thông điệp truyền tải về lối

sống khỏe mạnh và những giá trị mà lối sống khỏe mạnh mang lại. Bên cạnh đó, Delifit
cũng khơng ngừng theo dõi và cập nhật thơng tin về thị trường và người tiêu dùng để
đảm bảo rằng sự hợp tác với các KOLs, Influencers sẽ phản ánh đúng nhất nhu cầu và
mong muốn của đối tượng khách hàng mà Delifit nhắm đến.

1.2.4.4 Quảng cáo
Delifit định hướng thực hiện các hoạt động quảng cáo của thương hiệu chủ yếu
trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram). Bên cạnh đó, nhằm tiếp cận gần
hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu, các hoạt động quảng cáo còn được thiết kế trên
các phương tiện OOH (billboard, banner), được tại các vị trí thuận tiện, dễ nhìn thấy.
Nội dung quảng cáo sẽ được xây dựng tập trung vào giá trị lợi ích mà sản phẩm mang
lại nhằm khẳng định hình ảnh sản phẩm và định vị thương hiệu. Ngồi ra, để mang
thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, các cuộc thi với các giải thưởng vô cùng
hấp dẫn cũng sẽ được tổ chức để khuyến khích người tiêu dùng tham gia. Thêm vào đó,
doanh nghiệp sẽ xúc tiến bán hàng bằng cách tổ chức các buổi workshop, giúp nâng cao
độ nhận diện thương hiệu và giúp khách hàng tìm hiểu, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp.
5


CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
DOANH NGHIỆP
2.1 CÁC YẾU TỐ VỀ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG DOANH NGHIỆP
2.1.1 Yếu tố kinh tế:
Năm 2022, ngược dòng với thế giới, Việt Nam đã có một năm phục hồi và tăng
trưởng mạnh mẽ, vượt kỳ vọng và đạt những kết quả khả quan ở hầu hết các lĩnh vực.
Tăng trưởng GDP ước tính đạt 8,02%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay; lạm
phát được kiểm soát ở mức 3,15%, thấp hơn mục tiêu đề ra. (CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN
TỬ BỘ TÀI CHÍNH, 2023). Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2022, tốc độ tăng trưởng
của kênh mua sắm trực tuyến đang có dấu hiệu chững lại so với năm 2021 và giá trị các
kênh mua sắm hiện đại và truyền thống đang dần được phục hồi nhanh sau các đợt giảm

do ảnh hưởng của biến động thị trường. (CỔNG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TÀI
CHÍNH, 2023).
Các xu hướng chính năm 2023:
Áp lực giá cả thuyên giảm, nhưng biến động vẫn còn.
Thị trường lao động tồn đọng những thách thức.
Chuỗi cung ứng toàn cầu dần được phục hồi.
Theo Bộ Tài Chính, thị trường tiêu dùng nhanh có 4 ngành lớn gồm: thực phẩm,
nước giải khát, các mặt hàng chăm sóc nhà cửa, chăm sóc cá nhân. Theo dữ liệu Nielsen
Quý 1 năm 2023, FMCG có mức tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. (Giải
mã xu hướng FMCG và chuyển biến hành vi của người tiêu dùng Việt, 2023).

Hình 2. 1: Tốc độ tăng trường ngành hàng FMCG tại Việt Nam

6


Xu hướng phát triển:
Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, như
cuộc xung đột Nga - Ukraine, lạm phát cao, đứt gãy chuỗi cung ứng...Tuy nhiên, Việt
Nam đã có một năm phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, vượt xa kỳ vọng. Từ đó có những
tác động tích cực đến ngành hàng FMCG tại Việt Nam như:
Áp lực giá cả vận tải giảm, nhưng biến động vẫn còn: do phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như tình hình địa chính trị, giá nguyên liệu đầu vào,...
Thị trường lao động Việt trẻ tiềm năng nhưng tồn đọng những thách thức: thiếu
hụt lao động có kỹ năng, lành nghề,... Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh
nghiệp FMCG trong việc tuyển dụng chất lượng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu dần được phục hồi: Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần
được phục hồi sau khi bị đứt gãy do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Điều này có thể giúp giảm áp lực giá cả và cải thiện nguồn cung hàng hóa cho ngành
FMCG.

Điều này mở ra cơ hội lớn cho phía doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển
tiếp trong tương lai, những doanh nghiệp startup cũng sẽ mạnh dạn hơn trên thị trường
đặc biệt trong thời đại kinh tế hội nhập, tuy nhiên cũng có một vài khó khăn đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự gia nhập thị trường từ các đối thủ lớn trên thị trường quốc
tế, điều này làm ngành hàng có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn và các doanh nghiệp cần
phải có những đặc trưng tốt về sản phẩm dịch vụ mà họ đang cung cấp để có thể tiếp tục
phát triển trên thị trường.

2.1.2 Về chính trị - pháp luật:
Hiện nay, Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế,
các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Trong xu hướng
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Chính phủ đã ban hành và tiếp tục hoàn
thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế…để
đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, hướng tới hội nhập quốc tế và thu
hút vốn đầu tư nước ngồi.
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường vì xây dựng một quy chuẩn để các doanh nghiệp cạnh
tranh lành mạnh. Cụ thể, các quy định và bộ luật mà Nhà nước ban hành, nhằm đảm bảo
7


quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà
nước, có tương tác chặt chẽ trên mọi khía cạnh quản lý và hoạt động doanh nghiệp. Do
đó, doanh nghiệp cần am hiểu và vận dụng một cách linh hoạt để đảm bảo tuân thủ đúng
quy định Nhà nước mà vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa.
Xu hướng phát triển: Tính hình chính trị và pháp luật Việt Nam đang vận động
phát triển ngày càng ổn định và hội nhập quốc tế, mang nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp. Những mặt hàng thuộc ngành hàng FMCG cũng được quan tâm và có nhiều quy
chuẩn hơn trước những vấn đề về độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe người dùng,
những vấn đề về nguồn gốc cũng được quan tâm như ngun liệu sản phẩm, quy trình

sản xuất địi hỏi sự rõ ràng, minh bạch.

2.1.3 Về văn hoá - xã hội:
Người Việt có thói quen ăn bữa cơm gia đình, với bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Đặc biệt, trong bữa ăn gần như ln có tinh bột như cơm, bún, mì,... với quan niệm ăn
chắc bụng, chắc dạ cũng như an tồn về chất lượng. Vì vậy, ngồi cơm thì người tiêu
dùng có xu hướng dự trữ bún khơ, miến khơ, mì khơ… để thay đổi món ăn cho gia đình
khi có nhu cầu. Ngồi ra, người tiêu dùng thường dễ bị ảnh hưởng nhiều từ nhóm tham
khảo: gia đình, bạn bè, người nổi tiếng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ,
người mẹ trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng bởi con cái thích ăn gì, hay chồng muốn ăn gì
để chuẩn bị bữa ăn.
Xu hướng phát triển: Hành vi tiêu dùng đang chuyển dịch sang tìm kiếm thực
phẩm an tồn, có nguồn gốc, tốt cho sức khỏe và tiện lợi để chuẩn bị cũng như dễ tìm
mua khi có nhu cầu ở các điểm bán trực tiếp và trực tuyến. Xu hướng tự chuẩn bị thức
ăn, tự nấu ăn tại nhà cũng gia tăng vì lý do sức khỏe.

2.1.4 Về công nghệ:
Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đang làm thay đổi cách mà
các doanh nghiệp hoạt động, thói quen tiêu dùng và mua sắm của khách hàng. Đối với
doanh nghiệp, công nghệ hiện nay khơng chỉ giúp tối ưu hóa việc quản lý điểm bán, quy
trình đặt hàng, quản lý kho hàng, phân phối sản phẩm và quản lý khách hàng, nhiều
công cụ cịn giúp giảm thiểu chi phí, tăng cường khả năng kiểm sốt và giám sát quy
trình kinh doanh.
8


Các ứng dụng quản lý doanh nghiệp như: Phần mềm DMS, bản đồ số, phần mềm
hoạch định nhu cầu DPS, công cụ quản lý nhân sự HRM, phần mềm quản trị khách hàng
CRM…Hỗ trợ Chiến dịch truyền thông như: ChatGPT, Evoto.ai, Jasper.ai,
Soundraw.io, phần mềm HubSpot, Google Analytics, chatbot hỗ trợ chăm sóc khách

hàng … đã góp phần tạo nên giá trị không nhỏ trong các Chiến dịch điều hành doanh
nghiệp, truyền thơng hiệu quả và cải thiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Xu hướng phát triển: Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi cơng nghệ số, điều
này có nhiều tác động đến cách vận hành của doanh nghiệp, hành vi tiêu thụ nội dung
từ phía người dùng. Về phía doanh nghiệp điều này có tác động tích cực đến hiệu quả
làm việc của nhân lực, khả năng quản lý từ đó có thể gia tăng được năng suất lao động.
Về người dùng họ sẽ bị thu hút về những thơng tin như cơng nghệ mới, tính năng mới.
Những doanh nghiệp có những cơng nghệ dẫn đầu sẽ chiếm được ưu thế.

2.2 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG
2.2.1 Phong cách sống
Đại dịch đã tạo động lực cho người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm F&B có lợi ích
dinh dưỡng hoặc các thức ăn/uống thay thế lành mạnh (chế độ ăn lành mạnh hơn, giảm
chất béo, sản phẩm không đường).
Theo báo cáo Kantar về Vietnam Insight Collection 2022, với mức sống ngày
càng được cải thiện, đòi hỏi của người tiêu dùng cũng ngày càng cao và "khắt khe" hơn
với những sản phẩm họ lựa chọn để đưa vào cơ thể mình. Đồng thời, người tiêu dùng
cũng đang có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm chứa thành phần từ thiên nhiên, ít
đường và ít calo. Bên cạnh đó, người dân hiện nay có xu hướng luyện tập thể dục thể
thao nhằm tăng cường sức khoẻ và cải thiện vóc dáng.

2.2.2 Hành vi người tiêu dùng
Ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên
Xu hướng sống lành mạnh tiếp tục được đề cao trong năm 2023. Theo Nielsen
Việt Nam chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam nhận thức rằng hàng cao cấp thường
đạt các tiêu chí chất lượng cao (65%), chức năng vượt trội (58%), nguyên liệu bền vững
(55%), nguyên liệu tự nhiên (50%), độc đáo (49%). Họ sẵn sàng chi tiêu mạnh hơn từ
20-50% để sở hữu các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
9



Chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Theo Cimigo 2022, 85% người Việt Nam đang muốn cải thiện chất lượng bữa ăn
của họ, 84% người đồng ý rằng các công ty thực phẩm nên điều chỉnh cơng thức món
ăn của họ để làm cho sản phẩm lành mạnh hơn, 47% những người ăn kiêng tăng một
lượng đáng kể trái cây và rau quả trong bữa ăn hàng ngày.
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, năm 2020
cách chi tiêu của người Việt trong bối cảnh hậu COVID-19 đã có sự chuyển dịch đáng
kể. Để tiết kiệm tài chính, người tiêu dùng tập trung cắt giảm chi tiêu vào các khoản như
ăn ngồi (61%), thời trang (60%), giải trí (54%), làm đẹp (43%), đồng thời quan tâm
nhiều hơn đến các đợt giảm giá, ưu đãi khi mua sắm. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chi tiêu
nhiều hơn đối với các mặt hàng bảo vệ sức khỏe cho gia đình, những sản phẩm tăng
cường đề kháng, y tế. Chăm sóc sức khỏe có 58% tăng trong chi tiêu của hộ gia đình.
(Phong cách sống của người Việt Nam sau dịch COVID-19, 2020)

Hình 2. 2: Phong cách sống của người Việt Nam sau dịch COVID-19

2.3 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Anpaso:
Anpaso là thương hiệu cung cấp thực phẩm organic, sau khoảng thời gian kinh
doanh và phát triển, các sản phẩm của họ đều đạt tiêu chuẩn organic. Danh mục sản
phẩm của Anpaso có đa dạng từ: mì rau củ, gia vị ăn dặm, bữa ăn dặm cho trẻ,...Họ
nhắm tới phân khúc khách hàng trung bình cao nên hiện tại sản phẩm mì rau củ của họ
có mức giá khoảng 85.000 cho một gói 300gr.

10


Anpaso có một kênh phân phối rộng khắp từ kênh truyền thống đến kênh hiện

đại trên các sàn thương mại điện tử. Ngồi ra, fanpage của cơng ty đạt được hơn 30.000
lượt thích và 33.000 lượt theo dõi. Tuy nhiên lượt tương tác trên fanpage lại không cao.
Điểm mạnh:
Cung cấp đa dạng sản phẩm trong ngành hàng hữu cơ.
Có đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm.
Hệ thống phân phối rộng.
Sản phẩm với giá cả phải chăng.
Điểm yếu:
Là thương hiệu mới, ít kinh nghiệm.
Lượt theo dõi trên fanpage cao nhưng lượt tương tác thấp.
Chưa ứng dụng triệt để sử dụng AI để q trình chăm sóc khách hàng diễn ra
nhanh chóng và thuận tiện hơn.

2.3.2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Safoco, một thương hiệu kinh doanh đã tồn tại trong thị trường suốt nhiều năm,
nổi bật với việc cung cấp sản phẩm với mức giá hợp lý. Safoco đã xây dựng một vị trí
vững chắc trong lịng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự hiện diện của thương hiệu
này tại khoảng 7.500 điểm phân phối, bao gồm cửa hàng, siêu thị bán lẻ và các sàn
thương mại điện tử, đã giúp Safoco tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và duy trì một
lượng khách hàng ổn định qua những năm.
Điểm mạnh:
Có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường.
Có đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm.
Cung cấp nhiều sản phẩm giá cả phải chăng.
Hệ thống phân phối rộng lớn.
Điểm yếu:
Thành phần dinh dưỡng thấp, khơng chứa nhiều khống chất, chất xơ.
Chưa ứng dụng triệt để sử dụng AI để quá trình chăm sóc khách hàng diễn ra
nhanh chóng và thuận tiện hơn.


11


2.4 Xác định cơ hội thị trường
Theo Facts and Factors, quy mơ thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật toàn
cầu xét về khối lượng thị trường được định giá là 9,84 tỷ vào năm 2022 và được dự đoán
sẽ vượt qua mức 30,20 tỷ vào cuối năm 2023. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thị
trường dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 15,07%.

Hình 2. 3: Quy mơ thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật tồn cầu

Bên cạnh đó, theo báo cáo “5 key factors influencing Vietnam's FMCG market
in 2023” của Kantar, 85% người được khảo sát trả lời rằng họ sẵn sàng trả tiền nhiều
hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe (5 key factors influencing Vietnam's FMCG
market in 2023, 2023). Vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm và sử dụng những
sản phẩm làm từ rau củ để sử dụng và trải nghiệm sản phẩm. Từ khóa “mì rau củ” có
mức độ quan tâm tăng dần trong 12 tháng vừa qua tính từ 12/2023.

Hình 2. 4: Lượt tìm kiếm từ khóa “mì rau củ” từ 12/2022 - 12/2023 (Nguồn: Google Trends)

Trong đó, tần suất tìm kiếm tập trung tại hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà
Nội, cho thấy sự chuyển dịch hành vi tiêu dùng bắt đầu tại khu vực thành thị phát triển,
với người tiêu dùng kĩ tính và cẩn thận trong q trình quyết định mua hàng.
12



×