Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự về chia thừa kế và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.77 KB, 31 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---***---

CHUYÊN ĐỀ
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự về chia thừa
kế và thực tiễn áp dụng

Hà Nội, 2022

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu chuyên đề
Quan hệ thừa kế xuất hiện từ rất sớm, song song với quan hệ sở hữu
trong đời sống xã hội; cùng với sự phát triển của xã hội những vấn đề về pháp
luật thừa kế, tranh chấp thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế luôn tồn tại,
thay đổi phù hợp từng hình thái xã hội tương ứng, truyền thống, văn hoá ở
mỗi quốc gia. Con người là thực thể xã hội nhưng đồng thời là thực thể sinh
học mà sự sống, chết của con người chịu tác động bởi quy luật sinh học. Cái
chết của một con người làm chấm dứt sự tồn tại con người sinh học đồng thời
làm chấm dứt năng lực chủ thể (đời sống pháp lý) của con người trong xã hội.
Tuy nhiên, cái chết của con người không làm chấm dứt tất cả các quan hệ xã
hội mà họ tham gia, đặc biệt là các quan hệ về tài sản bao gồm quyền và
nghĩa vụ pháp lý của họ, bởi sự tồn tại của các quan hệ này phụ thuộc vào sự
vận động các quy luật kinh tế trong xã hội. Khác với các quan hệ dân sự khác,
quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có cá nhân bị chết nên pháp luật quy định
rõ, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết đồng thời kể từ
thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản
do người chết để lại. Chính sự khác biệt này của quan hệ thừa kế mà một số


nội dung trong quan hệ này cũng có tính chất đặc thù như quy định cho thai
nhi được bảo lưu tư cách hưởng di sản thừa kế, mặc dù chưa có năng lực chủ
thể; người thừa kế thực hiện quyền và nghĩa vụ mà người chết để lại và thực
hiện nghĩa vụ bằng tài sản của người chết để lại.
Tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là loại án dân sự phổ biến,
phức tạp, có những vụ án tranh chấp thừa kế kéo dài hàng chục năm. Một
nguyên nhân quan trọng làm cho tranh chấp thừa kế phức tạp vì đây là tranh
chấp giữa những người thân thích có quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni
dưỡng. Tính chất phức tạp của loại án tranh chấp về thừa kế có nhiều
nguyên nhân, một nguyên nhân quan trọng làm cho tranh chấp thừa kế phức
tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân,
huyết thống, nuôi dưỡng; mặt khác di sản thừa kế thường là quyền sử dụng
đất và nhà ở vốn đã là những đối tượng tranh chấp có tính chất gay gắt, bức
xúc từ sau khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực; sự chi phối, ảnh hưởng
của các giá trị truyền thống về văn hoá, đạo lý trong gia đình; và khi giải
quyết tranh chấp thừa kế, ngoài chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự còn
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về sở hữu, về hôn nhân
2


và gia đình, về đất đai… cần được nghiên cứu áp dụng.
Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và tranh chấp trong
lĩnh vực thừa kế nói riêng là một trong những cơng tác thực hiện chức năng
kiểm sát tư pháp đã được quy định trong Hiến pháp của nước CHXHCN
Việt Nam và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo vệ pháp luật,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất. Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và các vụ án
về tranh chấp trong lĩnh vực thừa kế nói riêng, Viện kiểm sát nhân dân có

nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiểm
sát việc thụ lý, giải quyết vụ, việc; thu thập chứng cứ, tài liệu trong trường
hợp pháp luật quy định; tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm
của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ, việc theo quy định của
pháp luật; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; kiểm sát hoạt động tố
tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của tịa án có vi phạm pháp luật;
kiến nghị, yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố
tụng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ,
việc dân sự theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua Viện
kiểm sát nhân dân các cấp nói chung và tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
nói riêng đã có nhiều cố gắng trong cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ
án dân sự về chia thừa kế nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, qua thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án trong lĩnh
vực thừa kế cho thấy một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa
đầy đủ, thiếu rõ ràng và cịn có những cách hiểu khác nhau… đã trực tiếp
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
theo thủ tục giám đốc thẩm, từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Chính vì vậy, việc xây dựng
chun đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải
quyết các vụ án dân sự về chia thừa kế” là vô cùng cần thiết.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:
Nhằm làm sáng tỏ thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ
án dân sự về thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự như:
3



làm rõ đặc trưng và tình hình kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự về
chia thừa kế; kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại của công tác kháng nghị
giám đốc thẩm đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác kháng nghị giám đốc thẩm các vụ án dân sự về thừa kế.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp và
kiểm sát việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thừa kế ở giai đoạn giám
đốc thẩm tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác kháng nghị giám đốc thẩm các vụ án
tranh chấp về chia thừa kế.
- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại của công tác
kháng nghị giám đốc thẩm các vụ án tranh chấp về chia thừa kế.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác kháng nghị
giám đốc thẩm…
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về loại việc: Chỉ đề cập đến kháng nghị giám đốc thẩm đối
với các vụ án dân sự về thừa kế, không nghiên cứu kháng nghị giám đốc
thẩm việc dân sự.
4. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của chuyên đề được chia làm 2
chương:
Chương I: Thực trạng công tác kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự
về chia thừa kế.
Chương II. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công
tác kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự về chia thừa kế.

4


CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ CHIA THỪA KẾ
1. Đặc điểm của các vụ án chia thừa kế
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các nước trên thế
giới, cùng với việc tồn cầu hố, vận hành theo cơ chế thị trường dẫn đến tình
hình xã hội có nhiều biến đổi, vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân cũng ngày
càng phong phú, việc thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp
phức tạp. Những năm gần đây, các loại tranh chấp trong quan hệ dân sự gia
tăng, trong đó tranh chấp về di sản thừa kế và việc giải quyết loại án này luôn
là mối quan tâm của xã hội, thậm chí gây bức xúc khi có những vụ việc phải
giải quyết nhiều lần, qua nhiều cấp xét xử do khiếu kiện gay gắt, kéo dài.
Cùng với sự gia tăng về số lượng các tranh chấp dân sự nói chung và
lĩnh vực thừa kế nói riêng thì tính chất mức độ tranh chấp cũng phức tạp,
gay gắt hơn. Nhiều vụ việc đã qua hai cấp xét xử nhưng các bên tranh chấp
vẫn không chấp nhận phán quyết của Toà án và tiếp tục khiếu nại theo thủ
tục giám đốc thẩm. Mỗi năm Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tiếp nhận hàng trăm nghìn đơn khiếu nại đề nghị xem xét lại bản
án, quyết định của Toà án cấp dưới theo thủ tục giám đốc thẩm.
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự về thừa kế còn cho thấy khơng
chỉ các bản án, quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm, phúc thẩm có sai lầm mà
một số quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của các Toà chuyên trách thuộc
Toà án nhân dân tối cao (theo luật cũ), thậm chí là cả các quyết định của Hội
đồng thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao cũng có sai lầm nghiêm trọng. Do
đó, tình trạng khiếu kiện và việc giải quyết khiếu kiện theo thủ tục giám đốc
thẩm đang trở thành vấn đề thách thức gây quá tải cho Toà án và Viện kiểm
sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Hệ quả khơng mong muốn là có
trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng
Toà án, Viện kiểm sát chưa kịp thời xem xét giải quyết, cũng có những
trường hợp gần hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Tòa án,
Viện kiểm sát mới nhận được đơn khiếu nại của đương sự nên khơng có đủ

thời gian để xem xét. Do đó, có trường hợp mặc dù phát hiện bản án, quyết
định của Tịa án có sai lầm, vi phạm nhưng thời hạn kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm khơng cịn, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng
của đương sự.
5


Sự phức tạp của tranh chấp thừa kế do nhiều nguyên nhân, nhưng phải
kể đến hai nguyên nhân chủ yếu, đó là:
Do các chủ thể tham gia quan hệ chia thừa kế (cha, mẹ, anh, em,
những người thân thích, ruột thịt trong gia đình, dịng tộc…), quan hệ tranh
chấp thừa kế có thể liên quan đến một vài người, song cũng có thể liên
quan đến rất nhiều người trong gia đình, họ tộc, do đó tranh chấp tài sản
thừa kế rất dễ phá vỡ tình cảm gia đình, họ tộc, thậm chí dẫn đến sự xuống
cấp về đạo đức trong xã hội nếu khơng được giải quyết khách quan, thấu
tình, đạt lý.
Do hạn chế của pháp luật nước ta trước đây còn thiếu hoặc quy định
chưa đầy đủ về thủ tục đăng ký, quản lý tài sản, thủ tục giao, cấp đất; việc
thực hiện khơng đúng trình tự, thủ tục trong kê khai, đăng ký của người
dân, trong giao, cấp đất của cơ quan có thẩm quyền; việc giải toả, đền bù,
chỉnh trang đô thị… dẫn đến việc xác định nguồn gốc của di sản khi giải
quyết tranh chấp trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
Trong cơng tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự về thừa kế thấy
rằng: Tài sản thực khi chia thường không trùng khớp với di sản để lại, có
sự hao mịn nhất định, cùng sự thất lạc các giấy tờ, đòi hỏi cán bộ giải
quyết khi xác định cần hết sức cẩn thận và chi tiết, về giá cả tài sản ở thời
điểm hiện tại, về các biên bản thẩm định cũng như các khả năng sinh lợi
của tài sản (đặc biệt là bất động sản). Việc xác định, đánh giá đúng đắn
được các mối quan hệ tài sản cũng như phân định tài sản tranh chấp nêu
trên là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Thực tiễn cho thấy, nếu

xác định và đánh giá đúng thì việc giải quyết mới đảm bảo được quyền lợi
hợp pháp của các đương sự. Việc xác định thời hiệu thừa kế, hàng thừa kế
phải chính xác, ngồi ra đối với trường hợp là con riêng của vợ hoặc chồng
phải xác định mối quan hệ ni dưỡng, mức độ chăm sóc, tình cảm khi
chung sống với người để lại di sản để đảm bảo quyền lợi cho các bên
đương sự. Như vậy sẽ giảm tải việc khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhìn chung, khi giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế địi hỏi
Kiểm sát viên ngồi hiểu biết về tâm lý con người, tâm lý xã hội còn cần
phải nắm vững chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự, các văn bản hướng
dẫn và nghiên cứu áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan như pháp
luật về sở hữu, về hơn nhân gia đình, về đất đai…nhằm giải quyết đúng
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đặc biệt cần quan
tâm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em sau khi chia
tài sản thừa kế.
6


2. Thực trạng công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ án dân sự về chia thừa kế
Sự hình thành phát triển nền kinh tế thị trường trong hơn ba thập kỷ
đổi mới đất nước kéo theo hệ luỵ về sự mở rộng quan hệ dân sự, sự gia tăng
tranh chấp dân sự trong xã hội mà thừa kế không phải là ngoại lệ. Công tác
giải quyết các vụ án dân sự nói chung hay các vụ án về thừa kế nói riêng
trong những năm vừa qua đã trở thành mối quan tâm của xã hội, thậm chí
gây bức xúc, bất ổn khi có khơng ít các vụ việc tranh chấp phải giải quyết
nhiều lần do việc khiếu kiện kéo dài, gay gắt.
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án thừa kế là một trong
những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân
sự của Tịa án có căn cứ, đúng pháp luật. Trong những năm qua, đặc biệt từ

khi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có hiệu lực, phạm vi kiểm sát việc
giải quyết các vụ việc dân sự của Viện kiểm sát được mở rộng, Viện kiểm
sát tham gia phiên toà nhiều hơn. Hầu hết các vụ án tranh chấp di sản thừa
kế đều có đối tượng là bất động sản nên Kiểm sát viên có trách nhiệm phải
tham gia (trực tiếp nghiên cứu hồ sơ và tham gia kiểm sát tại phiên tồ…).
Thơng qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã đảm bảo để các vụ việc dân
sự nói chung và án thừa kế nói riêng được giải quyết nhanh chóng và đúng
pháp luật, hơn thế nữa đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm của Tồ án trong
q trình giải quyết các vụ án tranh chấp di sản thừa kế để thực hiện quyền
kháng nghị, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo thống kê hàng năm cho thấy số lượng
án trong đó có tranh chấp di sản thừa kế sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa, huỷ
còn nhiều (tỷ lệ 40 đến 45%) nhưng số vụ, việc có kháng nghị phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát các cấp chưa nhiều. Từ thực
trạng này, công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự nói chung và
kiểm sát giải quyết án tranh chấp thừa kế nói riêng cần cố gắng, nỗ lực trên
nhiều phương diện, trong đó việc nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn, việc tích luỹ kinh nghiệm của mỗi Kiểm sát viên là
vấn đề cần thiết và quan trọng hàng đầu.
Viện kiểm sát các cấp mặc dù đã tích cực, chủ động trong cơng tác kiểm
sát các bản án, quyết định của Tồ án nhưng do hoạt động kiểm sát của Viện
kiểm sát mới chỉ chủ yếu thông qua nghiên cứu bản án, quyết định của Tồ án
nên hiệu quả cơng tác kiểm sát cịn rất hạn chế, khơng kịp thời phát hiện các vi
phạm của Tồ án trong q trình giải quyết. Mặc dù có nguyên nhân khách quan
7


từ việc quy định pháp luật tố tụng chưa bảo đảm cơ sở pháp lý cần thiết để Viện
kiểm sát các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nhưng trên
phương diện là cơ quan có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp để bảo

đảm việc giải quyết tranh chấp dân sự của Toà án đúng pháp luật thì cơng tác
kiểm sát thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Hiện nay, báo cáo công tác kiểm sát của ngành Kiểm sát cũng như báo
cáo công tác xét xử của ngành Tồ án khơng thống kê số liệu riêng cho từng
loại án dân sự, vì vậy khó đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sát việc giải
quyết các vụ án chia thừa kế trên cở sở thực trạng công tác kiểm sát giải
quyết các vụ việc dân sự nói chung và một số vụ án thừa kế có tính chất điển
hình về tính phức tạp, có khiếu kiện gay gắt, kéo dài. Số liệu báo cáo thống
kê chung của ngành về án dân sự trong nhiều năm thể hiện rõ số lượng vụ án
sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa, huỷ từ khoảng gần 40% đến 45%, tuy nhiên
số vụ việc có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
của Viện kiểm sát các cấp chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Ngành Kiểm sát
không thể tự nhận đã làm tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp,
trong khi nhiều Viện kiểm sát địa phương trong một năm công tác cả hai cấp
kiểm sát chỉ kháng nghị phúc thẩm được một vài vụ án dân sự. Trong bối
cảnh chung, công tác kiểm sát giải quyết án thừa kế còn hạn chế và cần sự
cố gắng nỗ lực trên nhiều phương diện từ việc củng cố đội ngũ cán bộ có
năng lực, trình độ nhận thức; bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ
năng nghiệp vụ chuyên môn; chú trọng cơng tác chỉ đạo hướng dẫn nghiệp
vụ trong tồn ngành…
Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lượng đơn đề nghị, kiến nghị liên
quan đến lĩnh vực thừa kế chiếm tỉ lệ tương đối cao (khoảng 27%) so với
tổng số đơn thụ lý, giải quyết. Tuy lượng đơn gửi đến nhiu nhng v iệc giải
quyết đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cha đáp ứng đợc
yêu cÇu, mới chỉ xem xét, giải quyết được khoảng 25% đơn đề nghị, kiến
nghị; tỉ lệ kháng nghị so với tỉ lệ đơn được giải quyết ở mức vô cùng khiêm
tốn (nhất là từ khi thực hiện Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhõn dõn nm 2014); có những vụ việc giải quyết đi giải quyết
lại; nhiều vụ việc cha đợc xem xét gi¶i qut. Đặc biệt có những vụ án dân
sự về thừa kế mặc dù giải quyết qua nhiều cấp khác nhau nhưng đương sự

vẫn khiếu nại gay gắt và một số trường hợp vẫn phát hiện có sai lầm. Bên
cạnh công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự thông qua đơn đề
nghị, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao còn thực hiện kháng nghị giám đốc thẩm các vụ án dân sự thông qua báo
cáo đề nghị kháng nghị của các Viện kiểm sát địa phương.
8


Thực tế cho thấy, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm là rất phức tạp, vì khơng phải tất cả các bản án, quyết định có hiệu
lực mà phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đều
phải kháng nghị; mà kháng nghị hay khơng kháng nghị cịn phụ thuộc vào sự
đánh giá có hay khơng sự vi phạm pháp luật trong q trình giải quyết vụ án,
nếu có vi phạm thì là nghiêm trọng hay khơng nghiêm trọng đến mức phải
kháng nghị. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì việc giải quyết các vụ án dân
sự theo thủ tục giám đốc thẩm tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong
những năm qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, cơng tác kiểm
sát việc giải quyết các vụ án dân sự ngày càng được chú trọng nâng cao. Qua
đó, góp phần cùng Tịa án nhân dân tối cao khắc phục được những sai sót, vi
phạm của Tịa án nhân dân các địa phương cũng như các Tòa án nhân dân
cấp cao, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, cơng
dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; lập lại trật tự kỷ cương; tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa; đóng vai trị quan trọng trong việc hồn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân.
Trước tình hình, đặc điểm và thực trạng cơng tác kiểm sát việc giải
quyết các vụ, việc về thừa kế từ khi thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự, Viện
kiểm sát chủ yếu kiểm sát việc giải quyết các vụ án của Tịa án thơng qua
các bản án, quyết định mà khơng kiểm sát hoạt động tố tụng trong tồn bộ
quá trình giải quyết vụ án nên việc phát hiện vi phạm của Tồ án gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh quy định đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ

chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; việc áp dụng
pháp luật nhiều lúc, nhiều nơi cịn chưa thống nhất đơi khi cịn mang ý chí
chủ quan của Tồ án nên việc ra quyết định, bản án chưa thật sự khách quan
và đúng pháp luật, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
Từ đó dẫn đến tình trạng án kéo dài, xử nhiều lần, đương sự khiếu kiện vượt
cấp, đôi khi đương sự do quá bức xúc làm mất trật tự trị an. Thông qua thực
hiện chức năng kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân đã phát hiện những vi
phạm của Tòa án về áp dụng pháp luật tố tụng, về pháp luật nội dung hay
vận dụng Nghị định, Thơng tư hướng dẫn…đã kịp thời kiến nghị để Tịa án
khắc phục vi phạm hoặc kháng nghị để Tòa án ra những bản án đúng pháp
luật, bảo đảm quyền lợi của các đương sự.
3. Một số hạn chế, tồn tại
Thực tế cho thấy, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án thừa kế
theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động
nghiên cứu phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của
Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
9


của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và đơn đề nghị kháng nghị giám đốc
thẩm của đương sự. Tuy nhiên, việc giải quyết đơn khiếu nại, kiến nghị giám
đốc thẩm cần có sự tham gia của nhiều người, qua nhiều khâu, nhiều cấp độ
và thực tế hiện nay cả Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao đều thực
hiện nhiệm vụ giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản
án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; hơn nữa Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao đều có quyền kháng nghị giám đốc thẩm nên nhiều khi việc xác định là
“có vi phạm pháp luật hay khơng”, nếu có vi phạm thì là “nghiêm trọng hay

chưa đến mức nghiêm trọng” giữa từng bộ phận, từng cấp, từng cơ quan,
từng cá nhân có thẩm quyền kháng nghị là rất khơng đồng nhất.
Do đó, trong thực tiễn giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm vụ án dân
sự thường xảy ra các trường hợp sau:
Một là, sau khi bản án, quyết định dân sự của của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh hoặc Tịa án nhân dân cấp cao có hiệu lực pháp luật nhưng có
đơn đề, kiến nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm của cá nhân, cơ
quan, tổ chức; Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Tịa án nhân dân tối
cao xem xét, thấy khơng có căn cứ kháng nghị nên đã trả lời đơn đề nghị,
kiến nghị, nhưng người đề nghị, kiến nghị không đồng ý và tiếp tục gửi
đơn. Kết quả nghiên cứu lại xác định đề nghị, kiến nghị là có căn cứ, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao lại kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử chấp nhận
kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao.
Hai là, khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp nhận kháng
nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định dân sự phúc thẩm,
giao hồ sơ vụ án cho Tịa án cấp có thẩm quyền xét xử lại. Khi xét xử lại,
Tịa án cấp có thẩm quyền vẫn quyết định y như đã quyết định tại bản án,
quyết định trước đây đã bị hủy. Sau đó, khi giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị
đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Viện kiểm sát nhân
dân tối cao hoặc Tòa án nhân dân tối cao lại trả lời là khơng có căn cứ kháng
nghị giám đốc thẩm.
Ba lµ: Một số trường hợp trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, vụ án chưa
phát hiện được thiếu sót, vi phạm hoặc việc đánh giá chứng cứ khơng chính
10


xác nên đã có cơng văn trả lời đương sự, trả lời báo cáo đề nghị kháng nghị

của địa phương hoặc báo cáo các cơ quan trung ương là xử đúng nhưng sau
đó Tịa án nhân dân tối cao lại kháng nghị và qua nghiên cứu, xem xét lại hồ
sơ vụ án cho thấy kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có
căn cứ.
Thực tế trên đã hình thành trong đội ngũ những người làm cơng tác
kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm tâm lý việc
giải quyết một vụ án dân sự là khơng có điểm dừng; người dân thì khơng
biết đâu là đúng, đâu là sai. Khơng những thế, việc này cịn gây ra những
khó khăn cho cơng tác thi hành án dân sự, vì khi bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật đã được Tịa án cấp giám đốc thẩm khẳng định là có căn
cứ, đúng pháp luật thì sẽ dễ dàng được thi hành, nhưng sau khi thi hành án
xong, người có thẩm quyền lại kháng nghị bản án, quyết định đã được thi
hành đó.
* Về nguyên nhân của hạn chế, tồn tại:
Các sai sót, tồn tại trên xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Đối với nguyên nhân khách quan:
Trong điều kiện xã hội phát triển nhanh như hiện nay, các chế định
của pháp luật về thừa kế đã bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề bất cập, khơng
đáp ứng kịp u cầu cấp thiết và tính thực tiễn của xã hội. Nguyên nhân nữa
là do số lượng án nhiều và tính chất phức tạp hơn; khả năng giải quyết các
vụ việc về thừa kế, đặc biệt là quan hệ tài sản (nhà, đất) thực tiễn chưa đáp
ứng những đòi hỏi chung của xã hội. Cụ thể như sau:
Một là, số lượng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm có xu hướng
tăng nhanh trong những năm gần đây, vượt xa khả năng tiếp nhận và giải
quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Hầu hết các đơn khiếu nại, kiến nghị
của đương sự hoặc của các cơ quan, tổ chức được gửi tới cả Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân cấp cao. Điều này tạo ra một thực tế là cả hai cơ quan
này đều phải nghiên cứu, giải quyết. Như vậy, sự quá tải lại càng tăng thêm.

Hai là, tình trạng gửi nhiều đơn đề nghị, kiến nghị về cùng một vụ
việc là tương đối phổ biến; kể cả khi đã có trả lời của cấp có thẩm quyền là
khơng có căn cứ kháng nghị bản án, quyết định đó. Điều này dẫn đến việc
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm
phải tốn nhiều cơng sức, thời gian và tình trạng quá tải về công việc không
11


những khơng thể cải thiện mà cịn tiếp tục trầm trọng thêm.
Ba là, tình trạng gửi đơn vượt cấp tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính
phủ, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình… ngày một gia tăng. Khi
nhận được cơng văn chuyển đơn đề nghị của đương sự và yêu cầu thông báo
kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tịa án nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết ngay để báo cáo kết quả
theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Điều này vơ hình chung đã
khuyến khích tình trạng gửi đơn khơng đúng địa chỉ như đã nêu trên.
Bốn là, không thể chỉ căn cứ vào nội dung, kiến nghị để kháng nghị
giám đốc thẩm ngay được, vì cịn phải kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị,
kiến nghị với các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Nhiều trường hợp đơn
đề nghị của đương sự mang nội dung chung chung, không nêu được căn cứ
đề nghị kháng nghị. Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải yêu cầu các
Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ án để
nghiên cứu giải quyết, qua đó mới có thể quyết định kháng nghị hoặc trả lời
đơn đề nghị, kiến nghị. Việc rút hồ sơ thường tốn nhiều thời gian nên càng
làm tăng khối lượng công việc và kéo dài thời gian giải quyết.
- Đối với nguyên nhân chủ quan:
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong
việc triển khai các quy định của pháp luật và chuyển hồ sơ vụ án để Viện
kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết. Qua công tác kiểm sát các vụ,

việc dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
thấy Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án đã ban hành bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, nhiều
trường hợp Tòa án đã ban hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật,
không chuyển hồ sơ theo yêu cầu của Viện kiểm sát mà khơng có lý do hoặc
chuyển chậm so với quy định. Theo Khoản 3, Điều 2 của Thông tư liên tịch
số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi
hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng về kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền yêu
cầu Tòa án cùng cấp chuyển hồ sơ vụ án dân sự để nghiên cứu. Tuy nhiên,
Thông tư không hướng dẫn cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền
yêu cầu Tòa án cùng cấp chuyển hồ sơ vụ án để nghiên cứu, báo cáo Viện
kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều này dẫn đến
tình trạng, tại nhiều địa phương sau khi xét xử phúc thẩm, quan điểm của
Tịa án khơng đồng nhất với Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát địa phương báo
12


cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
chỉ căn cứ theo bản án mà không được thẩm định lại hồ sơ vụ án nên nhiều
báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm chất lượng chưa cao (chỉ khoảng
27,5%). Hơn nữa, theo điểm b, khoản 4, Điều 2 của Thơng tư thì trong thời
hạn 03 tháng hoặc 06 tháng (đối với vụ án phức tạp) kể từ ngày nhận hồ sơ
vụ án, nếu Tịa án, Viện kiểm sát khơng kháng nghị thì phải chuyển hồ sơ
cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã yêu cầu, sau vẫn tiếp tục yêu cầu. Tuy
nhiên, các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao thường chuyển
chậm hoặc không chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong
số đó có nhiều hồ sơ Tòa án nhân dân tối cao đang quản lý đã quá thời hạn
03 tháng hoặc 06 tháng. Có vụ án Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban
hành 3 lượt cơng văn u cầu (thậm chí có vụ 4, 5 lượt), nhưng Tòa án nhân

dân tối cao vẫn không chuyển hồ sơ.
Nguyên nhân chủ quan nữa là do cơng tác bố trí, sắp xếp lực lượng
cán bộ, kiểm sát viên đảm nhận công việc chưa tương xứng với yêu cầu
công việc. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập huấn, sơ và tổng
kết việc thực hiện Bộ luật Dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự và các Nghị định,
Thông tư hướng dẫn… nhưng chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ những vướng
mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết loại tranh chấp này. Mặt khác, một số
cán bộ, kiểm sát viên chưa được đào tạo chuyên sâu nên nhận thức và vận
dụng pháp luật cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để thực hiện tốt quyền năng
theo luật định cũng như việc áp dụng pháp luật về thừa kế được thống nhất,
đòi hỏi mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải tìm hiểu và nghiên cứu các căn cứ
pháp lý một cách có hệ thống, tích lũy kinh nghiệm một cách sâu sắc, từ đó
mới có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ trong việc phát hiện kịp thời nhưng
vi phạm của tòa án để đề xuất, kiến nghị, kháng nghị và tham gia tốt việc
giải quyết án giám đốc thẩm trong lĩnh vực thừa kế.
Qua thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự nói
chung và kiểm sát việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực thừa kế nói riêng
cho thấy những dạng vi phạm của Tịa án được Viện kiểm sát nhân dân tối
cao khắc phục thông qua kháng nghị chủ yếu bao gồm:
Vi phạm về tố tụng: Một số dạng vi phạm về tố tụng thường gặp như:
- Tịa án hai cấp khơng đưa đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan tham gia giải quyết vụ án hoặc không giải quyết quyền lợi của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Chẳng hạn, một người thuộc hàng thừa kế
trong vụ tranh chấp nhưng không ủy quyền cho người khác, không từ chối
tham gia nhưng nhiều thẩm phán không đưa họ vào vụ án. Thậm chí có
13


trường hợp người thứ ba trong tranh chấp đã được tặng cho một phần tài sản
và đang sử dụng, quản lý nhưng tịa cũng khơng đưa họ tham gia tố tụng

trong khi trong bản án vẫn giải quyết cả phần tài sản họ đang quản lý. Ngoài
ra trong các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà có
nhiều người đang quản lý, sử dụng hoặc được cho th hay thế chấp ngân
hàng, nhiều tịa cũng khơng triệu tập hoặc đưa những người này tham gia tố
tụng. Trái ngược với nhưng vi phạm nêu trên thì một số thẩm phán lại giải
quyết không đúng hoặc vượt quá yêu cầu của đương sự. Có vụ người khởi
kiện chỉ yêu cầu đòi hoặc chia thừa kế một phần tài sản nhưng tịa lại buộc
bị đơn trả lại tồn bộ tài sản hoặc chia tồn bộ di sản.
- Tịa án hai cấp thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
khơng đúng quy định dẫn đến Tịa án cấp phúc thẩm cho rằng đương sự
kháng cáo quá hạn đã làm mất quyền lợi của đương sự. Ví dụ như sau khi xử
sơ thẩm vắng mặt đương sự, có tịa khơng làm thủ tục tống đạt bản án khiến
họ khơng biết, dẫn đến mất quyền kháng cáo. Thậm chí, có trường hợp khi
xử sơ thẩm và thi hành xong thì đương sự bị thi hành án mới biết vì họ vắng
mặt tại tịa và khơng có mặt tại địa phương. Một lỗi nữa là việc đình chỉ xét
xử phúc thẩm hoặc xử vắng mặt khơng đúng. Ví dụ tịa triệu tập người
kháng cáo hai lần (họ đều có mặt) nhưng hai lần này tịa đều phải hỗn xử vì
cần xác định thêm chứng cứ. Lần triệu tập thứ ba, người này vắng hoặc bỏ
về lúc làm thủ tục phiên tịa. Nhiều tịa đã đình chỉ xử phúc thẩm hoặc xử
vắng mặt bác kháng cáo của họ vì đã vắng mặt lần ba không lý do. Trường
hợp này, cấp phúc thẩm phải xác định là người kháng cáo vắng mặt lần thứ
nhất và phải hỗn phiên tịa. Các tịa đã nhầm giữa quyền vắng mặt hai lần
với việc vắng mặt ở lần tòa triệu tập thứ ba.
- Tòa án hai cấp không tiến hành thủ tục theo quy định đối với yêu cầu
phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan hoặc vượt quá yêu cầu kháng cáo của đương sự. Điển hình như theo
thẩm quyền, cấp phúc thẩm chỉ được xem xét phần của bản án bị kháng cáo,
kháng nghị. Nhưng khi quyết định tịa lại sửa ln cả phần khơng bị kháng
cáo, kháng nghị… Nhiều trường hợp khi xử phúc thẩm, tịa nhận định án sơ
thẩm có nhiều sai sót mà các sai sót này thuộc diện phải hủy án để giải quyết

lại. Thế nhưng cấp này vẫn giữ nguyên bản án, chỉ nhắc nhở cấp sơ thẩm rút
kinh nghiệm.
- Bên cạnh những lỗi cơ bản trên, Tòa án hai cấp còn mắc nhiều lỗi
khác về tố tụng như: Thụ lý giải quyết không đúng thẩm quyền đối với vụ án
có yếu tố nước ngồi. Nhiều tịa xử vắng mặt đương sự khơng hợp lệ, hỗn
phiên tịa q 30 ngày, hoãn tuyên án quá năm ngày làm việc. Nhiều bản án
14


xử lại nhưng HĐXX khác so với quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc nhiều
bản án đã ban hành nhưng thiếu chữ ký của Hội thẩm nhân dân… Bên cạnh
đó cũng có những lỗi nhỏ như khi ban hành quyết định đình chỉ, tạm đình
chỉ xét xử sơ thẩm, thẩm phán không làm đúng quy định. Dù không bị kháng
nghị nhưng qua việc giải quyết khiếu nại còn phát hiện nhiều bản án ghi
khơng chính xác họ tên đương sự, hoặc chỉ ghi tuổi mà không ghi năm sinh,
khơng ghi đầy đủ, chính xác nơi cư trú của đương sự hoặc người được ủy
quyền. Phần nhận định của một số bản án còn rườm rà, chưa nhận định rõ
căn cứ những vấn đề cần quyết định, cá biệt có khi nội dung nhận định cịn
mâu thuẫn với quyết định…
Vi phạm về nội dung: Bên cạnh vi phạm về tố tụng như đã nêu trên,
trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án về thừa kế Viện kiểm sát
nhân dân tối cao còn phát hiện rất nhiều vi phạm về nội dung như:
- Sai sót thường gặp là không xác định đầy đủ những người trong diện
được hưởng thừa kế, nên đã bỏ sót họ, hoặc khơng xác định đúng những
người được hưởng thừa kế thế vị, dẫn đến phải hủy bỏ bản án để điều tra xét
xử lại.
- Chưa thu thập chứng cứ xác định rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trước khi có di chúc để xác định di chúc có hợp pháp hay không
mà đã xác định di chúc hợp pháp để chia thừa kế theo di chúc. Nhất là trong
trường hợp người để lại di sản có nhiều di chúc khác nhau hoặc tuy có một

di chúc nhưng di chúc đó khơng thực hiện đầy đủ các quy định mà điều luật
đã ghi rõ. Ví dụ như di chúc miệng khơng có người làm chứng hoặc tuy đủ
hai người làm chứng nhưng họ không ghi chép lại ngay hoặc sau đó mới nói
lại cho người trong hàng thừa kế biết và người trong hàng thừa kế mới ghi
chép lại, cũng có vụ người làm chứng lại là người trong diện được hưởng
thừa kế theo pháp luật còn người kia là người được hưởng thừa kế theo di
chúc viết. Đối với di chúc viết, có bản khơng ghi đầy đủ các nội dung theo
quy định như không ghi nơi cư trú, thậm chí có trường hợp khơng ghi rõ nơi
có di sản nhưng vẫn được các tòa án chấp nhận di chúc đó là hợp pháp, nếu
có căn cứ kết luận đó chính là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh
mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc.
- Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có nhiều
trường hợp chưa giám định tài liệu chữ ký và chữ viết trong di chúc theo yêu
cầu của đương sự. Có rất nhiều trường hợp không phải tự tay người để lại di
sản viết mà họ đánh máy, điểm chỉ hay ký rõ ràng, hoặc di chúc có người
làm chứng, nhưng những người làm chứng đều là các thừa kế ký vào bản di
15


chúc, cịn số người khơng phải trong diện thừa kế tuy họ có chứng kiến
nhưng họ khơng ký bản di chúc, có trường hợp chỉ có một người ký. Cũng
có trường hợp nội dung di chúc chỉ giao quản lý, sử dụng di sản có điều
kiện, nhưng khi điều kiện thay đổi, tòa án vẫn xét xử theo di chúc; một bên
lập di chúc đã định đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ chồng, khi xét xử, tòa
án vẫn cơng nhận tồn bộ di chúc.
- Đối với quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc, đó là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành
niên mà khơng có khả năng lao động. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp
người để lại di sản khi viết di chúc đã không giành lại “phần di sản bằng 2/3
suất của một thừa kế theo pháp luật” cho các đối tượng nói trên nhưng tịa án

vẫn cơng nhận tồn bộ di chúc của họ hợp pháp là không đúng.
- Những tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng khi giải quyết còn
gặp nhiều vướng mắc, lúng túng và dẫn đến sai sót. Nguyên nhân là do điều
luật chỉ thiên về việc hướng dẫn cách xử sự của công dân trong một số tình
huống mà chưa dự liệu những trường hợp khác, ví dụ như các thừa kế không
thống nhất được với nhau, tranh chấp gay gắt hoặc họ không dùng di sản đó
vào việc thờ cúng mà phá đi làm nhà ở…
- Ngồi ra cịn một số sai sót khá phổ biến khác như: Chưa làm rõ căn
cứ xác định còn thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Xác định thời hiệu
chia thừa kế đã hết không đúng. Xác định sai mối quan hệ pháp luật từ tranh
chấp về di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất sang tranh chấp về
quyền sử dụng đất và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do tranh
chấp quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại UBND xã. Không xem xét
giám định gene để xác định người được hưởng di sản thừa kế. Chưa xác
minh lời khai của nhân chứng để xác định rõ quan hệ chăm sóc, ni dưỡng
đã xác định quyền thừa kế tài sản của đương. Xác định di sản thừa kế trước
khi chia chưa đúng. Không xác định nhu cầu sử dụng tài sản của hai bên
đương sự để quyết định phân chia bằng hiện vật hay bằng giá trị cho phù
hợp. Xác định không đúng người để lại tài sản thừa kế. Tịa án cấp phúc
thẩm khơng áp dụng pháp luật về thừa kế mà căn cứ công sức nuôi dưỡng
mẹ liệt sỹ để giao toàn bộ nhà đất và tài sản cho bị đơn sở hữu, sử dụng.
Việc áp dụng quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế cũng gặp
nhiều khó khăn, lúng túng, vướng mắc khi xác định “quan hệ chăm sóc, ni
dưỡng nhau như cha con, mẹ con”, để cho họ được hưởng di sản thừa kế. Có
một điều cũng đáng lưu ý là khi áp dụng các quy định về thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật, có một sai sót chung và cũng hay gặp vướng
mắc, lúng túng nhiều là khi giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất theo di
16



chúc hoặc theo pháp luật. Đó là các di chúc định đoạt quyền sử dụng đất
nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản diễn ra trước ngày giải phóng miền
Nam năm 1975, trước khi có Hiến pháp năm 1992; vấn đề định giá đất theo
khung giá hay theo giá thị trường; vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết
thừa kế quyền sử dụng đất… Sai sót nhiều nhất khi áp dụng các điều luật
khi giải quyết các vụ án trong lĩnh vực này là trong khi khối di sản có thể
chia đều hiện vật cho các thừa kế, thì có Tịa án lại chỉ chia cho một số
người hoặc một người; nhất là việc định giá không đúng với giá trị thực của
di sản, thì việc khiếu kiện sau khi xét xử càng gay gắt. Các trường hợp như
vậy đều bị kháng nghị sửa án hoặc hủy bản án để xét xử lại. Ngồi ra, các
sai sót do điều tra sơ sài, không tạo dựng đủ các căn cứ cho cho các quyết
định trong bản án như: không đo, vẽ sơ đồ xác định vị trí, diện tích, giá trị di
sản, số lượng di sản… khơng đầy đủ, cũng có trường hợp sai sót do phần
quyết định khơng rõ ràng, thiếu cụ thể hay chồng chéo lên nhau, nên không
thể thi hành án được hoặc bỏ sót tài sản khơng phân chia.
Thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của Viện
kiểm sát nhân dân các cấp cho thấy một số quy định của pháp luật về lĩnh
vực thừa kế không phù hợp với thực tiễn, có những quy định mâu thuẫn với
các văn bản quy phạm pháp luật khác, có những quy định chưa phù hợp
(hoặc khơng cịn phù hợp), có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và
cịn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bộ luật dân sự và các văn bản liên
quan còn khá nhiều mâu thuẫn khi hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về
nhà ở, quyền sử dụng đất như quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng; về thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế và tranh chấp tài sản chung;
các quy định về sử dụng đất hộ gia đình; các văn bản hướng dẫn giải quyết
tranh chấp liên quan đến nhà, đất rất nhiều và không ổn định, thường xuyên
được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó có một số quy định của pháp luật về nhà
ở, đất đai, thừa kế… có sự mâu thuẫn với nhau và còn quy định rất chung
chung nên khi áp dụng trên thực tiễn rất khó khăn. Vì vậy, khi giải quyết

cùng một vụ án lại có nhiều quan điểm khác nhau.
Ví dụ, đối với các tranh chấp về thừa kế và tranh chấp tài sản chung:
Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế là
mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế và tại tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị
quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ
án dân sự, hơn nhân và gia đình có quy định khơng áp dụng thời hiệu khởi
kiện về thừa kế khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không
17


có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại
chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Như vậy,
khi đương sự khởi kiện vụ tranh chấp tài sản chung thì phải xuất trình các
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện theo Điều 5, 6, 7 BLTTDS
nhưng khi khởi kiện tài sản chung các đương sự khơng xuất trình được sự
thống nhất về tài sản chung chưa chia, khi thụ lý, giải quyết thì dẫn đến bác
yêu cầu khởi kiện , nhưng việc giải quyết tranh chấp kéo dài dẫn đến lượng
án tồn đọng và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự. Vì vậy,
cần quy định Tịa án thụ lý và giải quyết vụ án khi các đương sự phải xuất
trình được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đúng theo quy
định của pháp luật. Bên cạnh đó, nếu người có tài sản đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại bị kê biên, đảm bảo thi hành án.
Khi đó, các đồng thừa kế không tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa
nhận di sản do người chết để lại chưa chia, Toà án căn cứ Nghị Quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để thụ lý chia tài sản chung, việc giải
quyết các thủ tục tiếp theo sẽ gây thiệt hại cho người được thi hành đối với
bản án có hiệu lực pháp luật. Do đó, việc giải quyết các vụ án về thừa kế
trên thực tiễn là vơ cùng khó khăn và phức tạp.
4. Một số kinh nghiệm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án

dân sự về chia thừa kế
Để thực hiện tốt chức năng khi kiểm sát loại án “đặc biệt” này, việc
làm đầu tiên của Kiểm sát viên là nắm vững và áp dụng đúng các văn bản
pháp luật, nghiên cứu và áp dụng các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp
luật liên quan.
Trong lĩnh vực giải quyết án tranh chấp về thừa kế, cần lưu ý những
văn bản chủ yếu sau: Thông tư số 81/TANDTC ngày 24.7.1981 của Toà án
nhân dân Tối cao (TANDTC) hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa
kế được áp dụng từ ngày 24.7.1981 đến ngày 10.9.1990; Pháp lệnh thừa kế
được thi hành từ ngày 10.9.1990 đến ngày 01.7.1996; Nghị quyết số
02/NQ-HĐTP ngày 19.10.1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế; Bộ luật dân sự năm
1995 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.1996 đến ngày 01.01.2006; Nghị
quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 10.8.2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC
hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn
nhân và gia đình; BLDS năm 2005; BLDS năm 2015. Đồng thời, cần lưu ý
đến các văn bản liên quan đến việc đăng ký quản lý tài sản nói chung và
bất động sản nói riêng bởi các đối tượng tranh chấp trong án thừa kế hầu
hết là bất động sản.
18


Từ tình hình và đặc điểm trên, muốn thực hiện tốt chức năng kiểm sát
những vụ án dân sự về thừa kế đòi hỏi mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải nắm
vững pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy
định của ngành về các thao tác nghiệp vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật
của Tịa án trong đó bao gồm các bản án, quyết định tranh chấp về chia thừa
kế nhằm góp phần giải quyết các vụ, việc dân sự nghiêm minh, kịp thời,

đúng pháp luật. Vì vậy, khi nghiên cứu giải quyết án, cán bộ cần xác định
chính xác mối quan hệ tranh chấp, kiểm tra Tòa án đã đưa đầy đủ những
người liên quan (nếu có) vào tham gia tố tụng không? Các thủ tục pháp lý
trong tố tụng có được Tịa án áp dụng đầy đủ, đúng pháp luật chưa. Trong
trường hợp vụ án có vi phạm thì nghiên cứu để kháng nghị cần được phân
tích, làm rõ trong quyết định kháng nghị. Đặc biệt về nội dung, cần đánh giá
chính xác mức độ vi phạm của bản án, quyết định bị kháng nghị, trích dẫn
điều luật áp dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng giải quyết vụ án ở trình tự
giám đốc thẩm. Quyết định kháng nghị cần phải kiểm tra kỹ cả về hình thức
lần nội dung trước khi ban hành.
Ngoài việc nghiên cứu, nắm vững các căn cứ pháp luật, văn bản, chính
sách của Nhà nước qua từng thời kỳ, khi nghiên cứu hồ sơ, tham gia xét xử
vụ án tranh chấp thừa kế, Kiểm sát viên cần phải làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định thời điểm mở thừa kế, đây là vấn đề có vai trị rất
quan trọng trong việc giải quyết loại án này, vì:
Thời điểm mở thừa kế cho phép xác định người được hưởng di sản
thừa kế. Theo quy định tại Điều 635 BLDS năm 2005 thì “Người thừa kế là
cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và
còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để
lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế là cơ quan, tổ chức thì phải
là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, chỉ có
người cịn sống vào thời điểm mở thừa kế mới được hưởng thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế giúp xác định thời điểm người thừa kế có các
quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại - Điều 636 BLDS năm
2005 (BLDS năm 2015 còn bổ sung người thừa kế còn có thể được hưởng
quyền khác đối với tài sản như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền
hưởng dụng và quyền bề mặt).
Thời điểm mở thừa kế cũng giúp xác định đúng thời hiệu đối với những
vấn đề của thừa kế như: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di
19



sản, xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người
khác là 10 năm (BLDS năm 2015 quy định là 10 năm đối với động sản, 30 năm
đối với bất động sản), thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, thời hiệu từ chối nhận di
sản là 06 tháng theo quy định của BLDS năm 2005 (BLDS năm 2015 quy định
“việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”).
Thời điểm mở thừa kế cũng là thời điểm di chúc của người để lại di sản
có hiệu lực. Trong thực tiễn xét xử có trường hợp người quản lý di sản giả
mạo giấy chứng tử, khai không đúng ngày chết của người để lại di sản nhằm
chứng minh thời hiệu khởi kiện u cầu chia di sản thừa kế khơng cịn để
chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý hoặc Tồ án xác định ngày chết
của người để lại di sản không thống nhất như trường hợp tuyên bố một
người là đã chết thì có Tồ án xác định ngày chết là ngày ra quyết định, có
Tồ án xác định ngày chết là ngày quyết định có hiệu lực pháp luật, có Tồ
án lại xác định ngày chết là ngày sau thời hạn 05 năm kể từ khi biệt tích…
Như vậy, việc xác định thời điểm mở thừa kế không đúng, không thống nhất
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Thứ hai, xác định đúng, đầy đủ di sản thừa kế.
Để giải quyết vụ án chia thừa kế, Kiểm sát viên cần xác định rõ di sản
thừa kế gồm những gì? Nguồn gốc di sản, quá trình biến đổi, thực trạng
từng loại di sản; nghĩa vụ dân sự của người chết trước khi để lại di sản; khi
phân chia di sản cần xem xét cơng sức duy trì, bảo quản, phát triển tài sản là
di sản của người trực tiếp quản lý di sản, cơng sức của người chăm sóc
người để lại di sản, việc ma chay, giỗ, tết…liên quan đến người để lại di
sản…
Việc xác định di sản thừa kế trên cơ sở quy định của pháp luật bao
gồm: tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong khối
tài sản chung với người khác. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản

chung với người khác có thể là phần tài sản nằm trong khối tài sản thuộc sở
hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoặc nằm trong khối tài sản thuộc sở hữu
chung theo phần với người khác phụ thuộc vào cách thức và căn cứ xác lập
nên các hình thức sở hữu đó.
Xác định được giá trị của tài sản tranh chấp, xác định được thực tế khối
tài sản đó đang được quản lý và sử dụng như thế nào. Thực tiễn xét xử cho
thấy, nhiều vụ án chia thừa kế bị huỷ nhiều lần vì khi giải quyết, tồ án
khơng xem xét kỹ nguồn gốc, sự chuyển dịch theo thời gian, những biến
động của tài sản là di sản trong quá trình thực hiện các chính sách của nhà
20



×