Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tập Làm Văn Lớp 5 (1) (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.8 KB, 44 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp hiệu quả dạy văn miêu tả cảnh cho học
sinh lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh tiếp cận
chương trình giáo dục phổ thông 2018.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 5
phân môn Tập làm văn.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Ngày tháng/năm sinh: 22/01/1998
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Cộng Hòa
Điện thoại: 0337.658.396
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Cộng Hòa – Nam Sách –
Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Cộng Hịa Nam Sách - Hải Dương.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Tập làm văn
lớp 5 trong môn tiếng Việt dành cho tất cả giáo viên dạy văn hóa thực hiện chương
trình giáo dục hiện hành.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2020 -2021
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Ngọc Anh
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
(Đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
0


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Tập làm văn là một phân mơn trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu
học, đây là một phân mơn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm
văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh
năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư duy. Đặc
biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng vào cuộc sống, tạo điều kiện cho
các em giao tiếp trong cuộc sống và học tập tốt các mơn học khác.
Một số giáo viên trong q trình dạy Tập làm văn còn quá lệ thuộc vào sách
giáo khoa và còn áp đặt học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việc
thâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bài văn. Vì thế bài làm văn tả cảnh
chưa sâu sắc và chưa có sự gắn kết giữa các kiến thức và thực tế cuộc sống của học
sinh.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Giảng dạy môn Tiếng Việt phân môn Tập làm văn lớp 5 dành cho tất cả giáo
viên dạy văn hóa thực hiện chương trình giáo dục hiện hành.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1.Tính mới của biện pháp:
- Đây là một hình thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh,
các em hoàn toàn chủ động trong q trình nhận thức. Phương pháp mà tơi sử dụng
trong chun đề: mơ hình Giáo dục STEM: Học sinh tự phát vấn, phản biện với
một nội dung cụ thể nào đó: Có nghĩa HS tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự giải quyết
vấn đề...
Trong các biện pháp tôi đưa ra thì biện pháp thứ ba: Làm giàu vốn từ ngữ, ở
biện pháp này giúp HS có vốn từ phong phú qua việc quan sát, ghi chép lại hoặc
tích lũy vốn từ từ bạn bè thông qua trao đổi, tương tác với các bạn.
- Các em đều được thực hành luyện tập nhiều, khắc sâu nội dung kiến thức

từng bài học.
- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo, rèn kĩ
năng quan sát và ghi chép lại những điều đã quan sát được.

1


- Ngoài ra đối với học sinh đại trà, các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết
viết câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn, bài văn có hình ảnh. Bên cạnh đó đối
với học sinh có năng lực vượt trội các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết,
biết sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài.
3.2. Khả năng áp dụng
- Sáng kiến trên đã được giáo viên trong trường đánh giá có hướng phát triển
tốt, góp phần phát huy tối đa năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ,..cho học sinh.
Biện pháp có thể áp dụng rộng rãi cho khối lớp 4, 5 ở các trường tiểu học.
- Sáng kiến giúp cho giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm vững chắc khi
dạy về tả cảnh trong phân môn Tập làm văn.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Dạy Tập làm văn lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh kiểu bài tả cảnh. Đây
là một hỡnh thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, các em hoàn
toàn chủ động trong quá trình nhận thức. Cụ thể khi vận dụng phương pháp dạy
học mới, các tiết học tập làm văn diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tất
cả các em đều được thực hành luyện tập nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng
bài học.Từ các hoạt động trải nghiệm thực tế, quan sát cảnh đẹp tại quê hương học
sinh biết khám phá vấn đề, luyện tập, thực hành ứng dụng những điều đó học để
phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống một cách linh hoạt,
sáng tạo nhất.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy Tập làm văn kiểu bài văn miêu tả
cảnh cho học sinh lớp 5 đòi hỏi mỗi giáo viên khi dạy cần:

- Nắm vững điều chỉnh nội dung dạy học chương trình năm 2006 theo
chương trình giáo dục phổ thơng 2018 về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học, đánh giá.
- Dạy Tập làm văn miêu tả cảnh theo hướng trải nghiệm thực tế nhằm phát
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Phương pháp giáo dục bao gồm phân hóa, tích hợp và tích cực.

2


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong chương trình tiếng Việt của
bậc tiểu học, đây là một phân mơn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy
tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho
học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư
duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điềuđó học
vàocuộc sống, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và
học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn
tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân mơn
tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức các kiến thức, rèn
luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp cho
học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một
bức tranh nhiều màu sắc. Nó cịn giúp các em có tâm hồn văn học có tình u q
hương đất nước và cuộc sống con người, giúp học sinh hình thành và phát triển
những phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, quê hương thông qua
những cảnh đẹp miêu tả, có cảm xúc lành mạnh và có ý thức thực hiện trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. Đặc biệt qua đó, phát
triển năng lực chung và năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy mơn tiếng

Việt nói chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng cịn có nhiều hạn chế và chưa
đạt kết quả như mong muốn. Mặt khác, học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực
tư duy còn hạn chế. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Đặc biệt
trình độ học sinh ở các địa phương còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại
học văn. Trong một tiết học thời lượng có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung
cấp nhiều nên giáo viên thường quan tâm đến hết các đối tượng học sinh trong lớp.
Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo
viên còn bỡ ngỡ trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn
đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao.

3


Lúc này đây các em muốn đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho
các em niềm say mê, để động viên bồi dưỡng các em để trở thành học sinh được
phát triển đầy đủ năm phẩm chất và các năng lực chung, năng lực đặc thù. Chính vì
những lý do trên tơi lựa chọn đề tài: M
" ột số biện pháp dạy văn tả cảnh cho học
sinh lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh để tiếp cận
chương trình giáo dục phổ thông 2018.”
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Khảo sát nội dung dạy học kiểu bài tả cảnh ở lớp 5
2.1.1 Cấu trúc nội dung dạy học
2.1.2. Số tiết (số bài) dạy văn tả cảnh
Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối và
nâng cao, mở rộng so với các lớp 2, 3, 4. Lên lớp 5 học sinh học tiếp về văn miêu
tả. Trong đó tả cảnh chiếm 14 tiết. Cuối lớp 5 còn 4 tiết về kiểu bài này là các bài
ơn tập, luyện tập cuối năm.
Nhìn chung ở lớp 5, đối với phân môn Tập làm văn nói chung trong đó có
nội dung tả cảnh nói riêng có 3 dạng bài cơ bản.

- Bài hình thành kiến thức (1 tiết)
- Bài luyện tập (15 tiết)
- Bài ôn tập (2 tiết)
Với dạng bài hình thành kiến thức, được hướng dẫn theo từng phần dẫn
nhận xét một bài văn miêu tả mới. Đồng thời các em còn được hướng dẫn, nhận
xét bài văn miêu tả để rút ra ghi nhớ và vận dụng ghi nhớ để nhận xét cấu tạo của
bài văn tả cảnh. Đây là một điều khó khăn đối với học sinh vì thời gian ít mà các
em phải tìm hiểu để nắm được nội dung phương pháp miêu tả của các bài văn.
Với dạng bài thực hành luyện tập được trình bày theo thứ tự hướng dẫn
chuẩn bị , hướng dẫn làm bài, hướng dẫn hoàn chỉnh bài. Hầu hết các tiết luyện tập
tả cảnh phần hướng dẫn chuẩn bị là những bài tả cảnh ( 1-2 bài) yêu cầu học sinh
tìm hiểu theo mục tiêu làm cơ sở chuẩn bị cho nửa tiết còn lại lập dàn ý hoặc viết
bài. Đây là điều kiện thuận lợi cho học sinh làm văn tả cảnh. Đặc biệt là đối với
học sinh có năng lực vượt trội, các em được chuẩn bị lập dàn ý ở cuối tiết học này,
4


đến cuối tiết học sau mới viết bài. Nhưng đối với học sinh năng khơng có năng lực
vượt trội thì việc ghi nhớ, vận dụng kiến thức cịn gặp khó khăn nên kết quả làm
bài sẽ khó đạt yêu cầu như mong muốn.Tuy vậy, thực tế trong chương trình có 4
tiết học yêu cầu thực hành hoàn chỉnh viết đoạn văn ngay trong một tiết học.
+ Tả ngôi trường: Lập dàn ý - viết đoạn (SGK TV 5 - tập 1/ trang 43)
+ Viết câu mở đoạn (SGK TV 5 - tập 1/ trang 72)
+ Miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em. Lập dàn ý - viết đoạn (SGK TV 5
- tập 1/ trang 81)
+ Dựng đoạn mở bài, kết đoạn (SGK TV 5 - tập 1/ trang 82)
Hai loại bài trên hầu như học ở kỳ I từ tuần 1 đến tuần 11 vì vậy học sinh có
điều kiện luyện tập tốt kiểu bài tả cảnh. Cịn có những bài ơn tập ở tuần 31, 32
được thực tế theo các bước thì giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại các bước, kỹ
năng về kiểu bài đã học, hướng dẫn ôn tập trên lớp.

Với nội dung học kiểu bài tả cảnh nêu trên đòi hỏi người giáo viên phải xác
định đúng mục tiêu phát triển năng lực đặc thù, phẩm chất cụ thể cho học sinh sau
bài học. Từ đó mà giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,
phương tiện phù hợp với thực tiễn, trình độ học sinh của lớp học và tiết học đó khi
dạy sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
2.2 Nội dung dạy học
2.2.1 Các kiến thức về văn tả cảnh
Tiết : Hình thức kiến thức"Cấu tạo của bài văn tả cảnh "
- Năng lực: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài
văn tả cảnh. Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
- Phẩm chất: Biết u vẻ đẹp của dịng sơng, làng q, thiên nhiên, đất nước,
con người Việt Nam.
Tiết: Dựng đoạn mở bài, kết bài
- Năng lực: Nắm được kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong văn tả cảnh.
Viết được kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) và kết bài (mở rộng, không mở rộng)
cho bài văn tả cảnh.
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
5


Tiết: Luyện tập tả cảnh.
- Năng lực: Hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả ; Phát hiện được
những hình ảnh đẹp trong bài văn. Hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết
trong bài văn tả cảnh, hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi
đoạn. Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn, thông qua các đoạn văn hay học được
cách quan sát khi tả cảnh, chuyển một phần của dàn ý thành đoạn và trình bày
được dàn ý theo những điều đã quan sát một cách trôi chảy. Biết ghi lại được
những quan sát một cách tinh tế thể hịên rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả với
những nét nổi bật của người tả.
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Tiết: Ôn tập
- Năng lực: Biết liệt kê đúng những bài văn tả cảnh đã học nắm vững cách
lập dàn ý qua cách đọc, cảm nhậnbài văn miêu tả. Viết được bài văn tả cảnh có sử
dụng so sánh, nhân hóa và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối
tượng được tả.
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Tiết: Trả bài
- Năng lực: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. Nhận thức được những
ưu điểm, hạn chế trong bài của mình, biết sữa lỗi viết lại cho hay hơn, biểu cảm
hơn cho bài văn của mình.
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
2.3. Khảo sát các bài tập dạy bài tả cảnh
2.3.1. Nhận xét chung:
- Bài hình thành kiến thức
- Bài thực hành luyện tập
- Bài ôn tập
- Trong các dạng bài trên dạng bài thực hành luyện tập chiếm số lượng nhiều
nhất. Nhưng mỗi tiết dạy số lượng bài tập không nhiều (2-3 bài tập). Mỗi bài thực
hành luyện tập được trình bày theo thứ tự.
Hướng dẫn chuẩn bị.
6


Hướng dẫn làm bài
Hướng dẫn hồn chỉnh bài làm
Trong đó phần bài tập chủ yếu là đọc, tìm hiểu cảnh được tả trong mỗi đoạn
văn để hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn
ý rồi hướng dẫn hoàn chỉnh bài làm.Việc thực hành luyện tập nhiều sẽ giúp các em
phát triển kỹ năng làm bài, vận dụng viết văn tốt hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều bài
tập khó nên học sinh ngại làm.

2.3.2. Những bài tập - bài học khó đối với học sinh
Do mỗi lớp học đều có trình độ học sinh khơng đồng đều nên hệ thống bài
tập khó đối với học sinh này nhưng lại vừa sức với học sinh kia là điều dĩ nhiên.
Ví dụ: Một bài học số lượng bài tập nhiều thời gian không đảm bảo để học
sinh hoàn thành bài tập trên lớp. (Bài luyện tập tả cảnh tuần 7)
Có 3 bài tập trình bày trên 3 trang sách giáo khoa trang70
- Ngữ liệu bài văn, đoạn văn để học sinh rút ra kiến thức kỹ năng có dung
lượng lớn, nội dung lại khó hiểu.( Bài cấu tạo bài văn tả cảnh tiết 1- tuần 1)
-Với một bài dài, học sinh đọc hiểu nắm bắt được nội dung lâu lại thêm một
bài tập đọc của giờ học trước ( tả quang cảnh làng mạc ngày mùa) nội dung tả từng
bộ phận học sinh khó nhận biết. Các em phải rút ra kiến thức qua việc so sánh thứ
tự miêu tả hai bài khác nhau sau đó mới đọc và nhận xét cấu tạo của một bài văn
tả cảnh.
- Có những bài lệnh bài tập đưa ra chưa phù hợp với học sinh tiểu học, câu
hỏi đưa ra cịn khó khiến cho học sinh có hạn chế về năng lựckhông hiểu nên trả
lời không đúng theo u cầu của lệnh.
- Có những câu hỏi hình thức chưa rõ ràng nên học sinh có năng lực vượt
trội khó trả lời đúng. ( Bài luyện tập tả cảnh - tiết 2 - tuần 6)
Cùng một bài tập, nhiều đoạn văn khác nhau phải hồn chỉnh học sinh có
năng lực hạn chế, các em đó dễ bị nhầm lẫn đoạn mình chọn dẫn đến khả năng nhớ
đâu viết đấy( Bài luyện tập tiết 2 - tuần 3)
2.4. Khảo sát phương pháp dạy học qua sách giáo viên.

7


Trong thực tế dạy học, việc cảm thụ văn học, vốn kiến thức văn chương của
một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến việc khai thác chưa sâu nội dung cái hay cái
đẹp, cách sử dụng từ, viết câu, liên kết đoạn để tạo ra một bài văn hay đúng yêu
cầu của thể loại.

Sách giáo viên đa phần là tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung và
phương pháp dạy học .
Phần hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể. Phần hướng dẫn cụ thể
gợi ý cách dạy từng bài nhưng mới chỉ được coi là phương án cho giáo viên tham
khảo.
3.Thực trạng của vấn đề dạy học tập làm văn, kiểu bài tả cảnh.
3.1. Những thuận lợi, những ưu điểm
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 có phần ưu điểm, được biên soạn theo các
quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động
của học sinh. Chính vì vậy kỹ năng sử dụng ngơn ngữ nói và viết của học sinh có
phần tiến bộ hơn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là đổi
mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức sang
phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong tiết học học sinh tự quan
sát, suy nghĩ , rồi rút ra kiến thức mới. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 khơng trình
bày kiến thức bằng những kết quả cho sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập
yêu cầu học sinh hoạt động nhằm chiến lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng nhận
thức của học sinh. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy học.
Trong chương trình tiểu học mới, các bài tập làm văn đề gắn với chủ điểm
của đơn vị đã học vì vậy quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quan
sát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết trong cuộc
sống.Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả...góp phần phát triển
khả năng phân tích, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh cũng
được rèn luyện nhờ vận dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Học tập làm
văn học sinh cũng có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các
bài văn, đoạn văn điển hình.

8


Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh sẽ có những cơ hội gắn bó, yêu mến

với thiên nhiên, đồng thời cũng lơi cuốn học sinh u thích làm văn.
Kiểu bài tả cảnh các em cũng đã được làm quen ở lớp 2,3. Lên lớp 4, 5 các
em lại tiếp tục rèn kỹ năng làm văn từ dễ đến khó( Rèn kỹ năng viết đoạn, liên kết
đoạn) rất phù hợp nhận thức của học sinh tiểu học. Đặc biệt trình tự tả cảnh cũng
giống nhau ở lớp 4. Đối tượng miêu tả của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen
thuộc gần gũi với các em, một dòng sơng, một đêm trăng, một cánh đồng ... Vì vậy
các em quan sát, trải nghiệm, vận dụng dễ dàng, thuận lợi hơn.
3.2. Những khó khăn, những hạn chế
Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 xảy ra trong năm 2020 nên đó ảnh hưởng
đến kế hoạch dạy học, kế hoạch năm học, một số đơn vị kiến thức phải tinh giản,
thời lượng dạy học cũng được điều chỉnh trong đó có môn tiếng Việt và phân môn
Tập làm văn.
Năm học 2021- 2022 là năm học đầu tiên triển khai thay sách giáo khoa mới
đối với học sinh lớp 6. Do vậy trong năm học 2021-2022, việc điều chỉnh nội dung
dạy học chương trình lớp 5 (năm 2006) theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018
vấn cịn rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ đối với giáo viên và học sinh về cả phương
pháp cũng như học liệu.
* Về học sinh
- Học sinh xác định chưa đúng trọng tâm đối tượng cần miêu tả đề bài yêu
cầu. Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật mà
thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng.
- Vốn từ ngữ của các em cịn nghèo nàn, khn sáo, quan sát sự vật cịn hời
hợt. Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. Bài viết của
học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả.
* Về giáo viên:
- Một số giáo viên dạy còn áp đặt, mới chỉ hướng dẫn học sinh theo yêu cầu
của sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bài
văn.

9



- Giáo viên chưa hướng cho các em tìm hiểu thêm sách, báo, quan sát, trải
nghiệm thực tế, vận dụng sáng tạo bài học,... Chưa rèn cho học sinh có thói quen
đọc và chọn lọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó rút ra ý hay.
- Một số giáo viên còn cho học sinh học thuộc những bài văn mẫu điều đó
đã làm mất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện dạy tập làm văn kiểu bài tả cảnh
phù hợp với trình độ của học sinh
4.1. Biện pháp 1: GV nắm chắc nội dung chương trình dạy văn tả cảnh
- GV cần xác định quan hệ giữa bài được dạy với yêu cầu về phẩm chất,
năng lực đã dạy ở bài trước, lớp dưới và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực sẽ
học ở bài sau, lớp sau để có yêu cầu phù hợp, có cách tiếp nối với những yêu cầu
về phẩm chất, năng lực học sinh đã học.
- Ở lớp 5, ngay từ tuần 1 của phân môn TLV, HS đã được làm quen với cấu
tạo của bài văn tả cảnh thông qua 1 bài văn cụ thể: Bài Hồng hơn trên sơng
Hương (SGK TV5/tập 1- Tr11).
- Xuyên suốt từ tuần 1 - 8 học sinh được luyện tập viết đoạn văn, bài văn tả
cảnh và đến cuối học kì II lớp 5, các em lại được ôn tập dạng văn Tả cảnh với các
đề bài cụ thể.
4.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng kỹ năng quan sát thẩm mĩ.
- Để bồi dưỡng kỹ năng quan sát thẩm mĩ thì khi học sinh quan sát cảnh vật
giáo viên cần xây dựng hệ thống những câu gợi ý làm điểm tựa giúp học sinh cảm
nhận được cảnh vật ở các khía cạnh khác nhau với các vẻ đẹp khác nhau.
- Tập viết đoạn văn có đề tài nhỏ.
Ví dụ: Tìm một số từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của đêm trăng sau đó viết thành một
đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp đêm trăng trên quê hương em.
Để chuẩn bị cho bài tập này giáo viên yêu cầu HS quan sát cảnh đêm trăng
thực tế tại nơi em ở, sau đó kết hợp với quan sát tranh ảnh cùng các câu hỏi gợi ý
như sau:

+ Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao?

10


+ Cảnh vật trong đêm trăng: mặt đất, mặt sông, mặt hồ, cây cối, con người,
con vật, gió…?
+ Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya?
4.3. Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ ngữ
- Tích hợp vận dụng được kiến thức phân môn Luyện từ và câu như: đặt câu
với các từ cho trước bằng cách thêm các bộ phận vào chủ ngữ và vị ngữ, đặt câu có
hình ảnh so sánh, nhân hóa hoặc cách sử dụng từ láy gợi tả, gợi cảm.
- Khi học sinh đọc những bài tập đọc, đoạn văn, đoạn thơ cần rèn thói quen
tìm những câu văn, câu thơ hay mà mình yêu thích để chép lại vào sổ tay giúp ích
cho việc vận dụng sáng tạo khi viết những bài văn miêu tả cảnh sau này.
- Tìm các từ ghép, từ láy miêu tả đặc điểm màu sắc của cảnh vật.
Ví dụ: Tìm từ miêu tả ánh nắng mặt trời
Ở ví dụ này giáo viên vận dụng: Kĩ thuật Khăn trải bàn
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ miêu tả ánh nắng mặt trời
+ Chia học sinh thành các nhóm (4 - 6 học sinh/nhóm), mỗi HS ngồi vào vị trí đã
đánh số trên phiếu học tập
+ GV giao nhiệm vụ thảo luận có tính mở và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập
(dạng một tờ giấy A0, A1)
Bước 2: Làm việc cá nhân
+Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi câu trả lời vào phần giấy
của mình trên phiếu học tập.
Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung
+ Trên cơ sở ý kiến cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất ý kiến và
viết vào phần chính giữa của phiếu học tập.
- Ngồi ra, cịn có các chủ điểm nhỏ về bầu trời, mây, gió, nắng. Những

chủ điểm này là một trong những chủ điểm xuyên suốt trong quá trình học văn
tả cảnh của học sinh lớp 5. Sau đó giáo viên tổng hợp lại, chia sẻ cho tất cả học
sinh trong lớp để học thuộc. Như vậy, khi gặp các sự vật trên trong bài văn tả
cảnh các em đều có thể sử dụng để diễn đạt, miêu tả được.

11


4.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết câu văn sinh động
- Sử dụng hình ảnh, video làm tư liệu để giúp HS luyện viết được câu văn
hay, tập diễn đạt bằng những câu văn giàu hình ảnh, chân thật.
- Tích lũy được các hình ảnh văn học để cung cấp thêm tư liệu cho bài văn tả
cảnh của mình
*VD: Đề bài văn tả cơn mưa rào.
Ở ví dụ này, giáo viên áp dụng mơ hình giáo dục STEM. Cho HS xem một
đoạn video về cơn mưa rào để HS tự phát vấn và phản biện về những phát hiện của
mình về âm thanh, cảnh sắc trước, trong và sau cơn mưa.
Sau khi HS phát hiện được những điều mình quan sát được, mỗi HS có
những các cách miêu tả khác nhau: Cụ thể:
=>HS1: Những hạt mưa rơi bên hiên nhà.
=>HS2: Những hạt mưa rơi tí tách bên hiên nhà.
=>HS3: Những hạt mưa rơi như những cậu bé, cô bé tinh nghịch đang nhảy
múa hát ca bên hiên nhà.
=>HS4: Những hạt mưa rơi trong vắt như những viên ngọc lấp lánh rơi
trong không gian.
Qua các câu văn trên, HS 1, 2 viết được câu văn ở mức đơn giản, HS 3,4 viết
được câu văn sinh động, giàu hình ảnh và đã vận dụng được các biện pháp nghệ
thuật.Vậy, phương pháp trên giúp học sinh viết được những câu văn hay hơn từ
việc học hỏi bạn bè trong lớp.
4.5. Biện pháp 5: Dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh

4.5.1. Giảm độ khó cho học sinh khơng có năng lực vượt trội.
* Chia nhỏ câu hỏi.
VD: Tiết Luyện tập tả cảnh (SGK/TR21): Bài 1. Tìm những hình ảnh em
thích trong mỗi bài văn dưới đây.
Bài 1: Rừng trưa (SGK/Tr21 )
- Em đọc bài văn và lần lượt trả lời các câu hỏi.
a. Trong bài "Rừng trưa" tác giả đã chọn tả những sự vật nào?
b. Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả các sự vật ấy?
12


c. Những hình ảnh nào em thích nhất? Tác giả quan sát sự vật bằng những giác
quan nào?
Tương tự đối với Bài 2: Chiều tối (SGK/Tr22 ) chia nhỏ các câu hỏi như sau:
a. Em đọc bài văn, suy nghĩ và nêu nội dung của bài, nêu ý chính của các đoạn.
b. Em thích nhất những hình ảnh nào? Vì sao?
c. Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
d. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả sự vật?
* Để HS làm tốt các bài văn tả cảnh, GV cần hướng dẫn học sinh giải quyết
bài tập theo các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập (hình thành phẩm chất, năng lực)
Bước 2: Giải mẫu bài tập (giáo viên tự làm bài tập, đưa ra đáp án đúng, tự
làm xong mới đối chiếu với đáp án trong sách giáo viên khơng nên chỉ dựa vào
sách giáo viên vì làm như vậy giáo viên sẽ khó hình dung trình tự các thao tác cần
thực hiện để ra đáp án đúng).
Bước 3: Chỉ ra trình tự thao tác của mình vừa thực hiện để có đáp án đúng
(nêu lại mình đã làm việc gì trước, việc gì sau).
Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi mà
các em có thể mắc.
Bước 5: Đưa ra cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm được bài

tập nhanh.
+ Ví dụ 1: Bài 2 (SGK TV 5 - tập 1/ trang14)
Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong
vườn cây (hay công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Bước 1: Xác định mục đích của bài tập.
- Học sinh tự lập dàn ý một bài văn tả cảnh trong ngày.
- Các em tự chọn địa điểm, tự chọn thời gian để tả. Học sinh chọn nơi và lúc em
thấy quen thuộc và thích nhất từ dàn ý đã lập học sinh trình bài theo dàn ý những
điều đã quan sát được.
Bước 2: Giải mẫu bài tập:
Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi chiều trên cánh đồng
13


*Mở bài: Giới thiệu cánh đồng vào thời điểm sẽ tả, cánh đồng quê em nằm ở đâu?
Vào lúc nào?
* Thân bài: Tả từng phần của cảnh cánh đồng:
+ Không khí buổi chiều trên cánh đồng: mát mẻ, dễ chịu, gió thổi nhẹ,…
+ Cảnh đồng lúa: lúa đang thì con gái, màu xanh rờn trông như tấm thảm
nhung mềm mại, …
+ Các sự vật liên quan đến cánh đồng lúa: Men theo cánh đồng, con đường
làng đổ bê tông nhẵn thín, hai hàng bên đường cao vút đu đưa trong gió, từng tốp
học sinh đi học về chuyện trị vui vẻ….
+ Trên bờ ruộng: thấp thống mấy bác nơng dân đi làm về, …
+ Trên trời: Đàn chim nối đuôi bay về tổ, tiếng sáo diều vi vu vi vút...
+ Tả sự thay đổi của cánh đồng vào buổi chiều và khi mặt trời lặn
- Buổi chiều: mặt trời còn cao sau đó dần dần xuống thấp hơn, những tia
nắng nhạt dần, lác đác có người đi lại.
- Khi mặt trời lặn hẳn: cánh đồng vắng vẻ chỉ còn tiếng gió thổi, trời nhá
nhem tối, …

*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình đối với cánh đồng quê hương.
Bước 3. Trình tự vừa thực hiện có đáp án mẫu
- Xác định yêu cầu của bài tập. Bài thuộc thể loại gì?
- Yêu cầu của bài tả gì? Tả vào thời điểm, thời gian nào?
+ Chọn cảnh sẽ tả, thời gian tả
+ Xem lại cấu tạo của bài văn tả cảnh
+Lập dàn ý dựa vào dàn ý chung
+ Quan sát và ghi lại, những sự vật tiêu biểu định tả
+ Xác định sự thay đổi của cảnh vật theo thứ tự thời gian.
+ Đọc lại dàn ý xem dàn ý lập đã đúng yêu cầu bao quát cụ thể chưa. Dàn ý
đã đủ ba phần khơng? Đã chọn được chi tiết, hình ảnh tiêu biểu chưa? Từ ngữ giàu
hình ảnh chưa?
Bước 4. Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi
các em có thể mắc.
14


Trong q trình lập dàn ý tơi nhận thấy:
- Học sinh thường lẫn kiểu bài tả cảnh sang tả cảnh sinh hoạt.
- Lập dàn bài không theo thứ tự bao quát đến cụ thể.
- Lập dàn ý không đủ ý, chưa tìm được những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh
- Viết sai lỗi chính tả.
Bước 5. Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập
nhanh và đúng
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập

- 2 học sinh đọc

- Cho học sinh nêu kết quả đã quan sát
- Giáo viên nhận xét từng em

- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý

- Cả lớp lắng nghe
- 4 em nêu
- HS lắng nghe
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn
tả cảnh.
- HS thực hành

- Giáo viên gợi ý
+Ví dụ 2: Luyện tập tả cảnh
Tương tự như đối với đề bài: Dựa theo dàn ý đã lập trong tuần trước, hãy
viết một đoạn văn tả cảnh sơng nước giáo viên cũng xử lí theo 5 bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập:
Bước 2: Giải mẫu bài tập
Con sông quê tôi từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân.
Ngày ngày, tiếng sóng vỗ vào hai bên bờ như tiếng trị chuyện u thương. Con
sơng hiền hịa, uốn lượn như một dải lụa đào. Nước sông lúc nào cũng màu hồng,
dường như nó ln chở nặng phù sa, bồi đắp những bãi ngô quanh năm xanh tốt.
Nước sông lững lờ trơi. Chiều tà, mặt sơng vàng lóa, lấp lánh như dát bạc. Đứng ở
bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau rặng tre của làng bên. Con sơng
dài, uốn khúc như mái tóc dài óng mượt của thiếu nữ. Đâu đó vọng lại tiếng lanh
canh của bác thuyền chài gõ cá. Tuổi thơ ai cũng có một lần tắm mát trên dịng
sơng q mình. Con sông quê hương là kỉ niệm êm đềm của tôi.
Bước 3: Viết được một đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý.
Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài, những lỗi các em
có thể mắc.
15



+ Học sinh viết đoạn văn khơng có bố cục rõ ràng, viết liền một mạch.
+ Mở đoạn chưa nêu được cái cần miêu tả.
+ Câu văn viết lủng củng, dài dịng, chưa có hình ảnh.
+ Nội dung đoạn viết còn lan man.
Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm bài tập nhanh và
đúng.
- Cảnh sơng nước em định tả là cảnh gì?
- Ví dụ: (tả cái ao đầu làng em, tả cảnh Vịnh Hạ Long, con sông quê em ).
+ Trong đoạn văn em chọn đặc điểm nào để tả?
+ Em tả theo trình tự như thế nào?
+ Khi miêu tả cảnh vật em có những liên tưởng gì? (Cho học sinh nối tiếp trả
lời).
+ Khi đứng ngắm dịng sơng, em có suy nghĩ gì?
+ Hướng dẫn học sinh đọc lại và hồn chỉnh bài làm.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn đã viết, đối chiếu với dàn ý đã lập ở tiết trước.
- Đọc và phát hiện ra lỗi diễn đạt, chính tả... để điều chỉnh lại bài tập
Ví dụ 3: Bài tập 1 ( SGK - trang 34 )
Bạn Quỳnh Liên làm văn tả cảnh cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa
đoạn nào hoàn chỉnh.
Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ có dấu (...) để
hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
Đoạn 1: ...
Đoạn 2: ...
Đoạn 3: ...
Đoạn 4: ...
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập.
- Học sinh chọn 1/4 đoạn văn, viết thêm từ ngữ, câu văn vào chỗ trống để
đoạn văn hoàn chỉnh, phù hợp với nội dung đã viết.
Bước 2: Giải mẫu bài tập


16


Đoạn 1: Thêm một số câu văn tả cảnh trời đang mưa to lộp độp lộp độp.
Mưa rồi. Cơn mưa ào ạt đổ xuống ...
- Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành
một văn tả cảnh một buổi trong ngày. Học sinh viết một đoạn phần thân bài.
Bước 3: Trình tự thao tác thực hiện để có đáp án đúng.
- Đọc kỹ đề bài.
- Xác định đúng yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ, lựa chọn dàn ý để viết thành đoạn văn.
- Viết đoạn văn theo ý đã kựa chọn.
- Đọc và sốt và sửa lại cho hay.
Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi học
sinh mắc phải.
- Học sinh khơng có năng lực nổi trội viết được đoạn văn ngắn, câu văn viết
chưa hay, sắp xếp ý còn lủng củng, viết chưa đủ ý.
- Học sinh nhầm lẫn sang kiểu tả cảnh sinh hoạt.
- Học sinh có năng lực nổi trộiviết đầy đủ được đoạn văn song không cần
viết câu mở đoạn, kết đoạn. có em viết mở bài và thân bài.
Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn: Dẫn dắt để học sinh làm được bài tập nhanh
và đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, nêu yêu cầu của bài.
- Em có thể viết đoạn nào trong dàn ý ( học sinh chọn đọc)
- Xác định rõ xem đoạn văn tả cảnh gì? dựa vào dấu câu và câu đứng trước
phần ( ...) để xác định nội dung cần điền cho thích hợp.
- Viết thêm vào chỗ trống những câu văn có nội dung ngắn ngọn, giàu hình
ảnh, giàu sức gợi tả.
- Đọc lại đoạn văn xem đã phù hợp chưa, sửa lại những câu viết chưa hợp lý.
Ví dụ 4: Bài 2 trang 84.

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn. Tả con đường quen thuộc từ nhà
em đến trường. Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa kết bài không mở
rộng ( a ) và kết bài mở rộng ( b ) .
17


a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con
đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
b. Em rất quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy
con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của cô bác
công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường
luôn sạch sẽ.
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập:
Học sinh phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa kết bài không mở
rộng và kết bài mở rộng.
Bước 2: Giải mã bài tập:
- Điểm giống nhau giữa kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng là: đều
nói về tình cảm u quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.
- Điểm khác nhau:
Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết đối với tuổi
học trị
Bước 3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để đáp án đúng.
- Xác định yêu cầu của bài tập.
- Đọc dàn ý đã lập tiết trước.
- Chọn một phần dàn ý mà mình thích để viết thành đoạn văn.
- Đọc lại, soát và chữa lỗi viết câu diễn đạt nội dung chính của đoạn.
Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các
em có thể mắc.
- Học sinh khơng biết chọn đoạn văn mang tính chất bao quát.
- Đoạn văn viết chưa hay, chưa miêu tả được những đặc điểm nổi bật.

- Chưa miêu tả được cảnh đẹp của dịng sơng, màu sắc, âm thanh rõ nét.
- Viết còn mất lỗi chính tả.
Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm bài tập nhanh và
đúng.
- So sánh sự khác biệt về nội dung của hai đoạn văn từ đó em sẽ thấy sự
khác biệt giữa kiểu bài mở rộng và không mở rộng.
18


- Nội dung đoạn ( a ): Nói về tình cảm của bạn học sinh đối với con đường
được tả.
- Nội dung đoạn b: Nói về tình cảm của bạn học sinh đối với con đường và
nói lên lịng biết ơn với những người làm cho con đường thêm sạch đẹp(liên hệ
thực tế ).
Ví dụ 5: Bài Luyện tập (SGK/TV 5-TR100)
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập:
- Học sinh viết được bài văn hồn chỉnh, tả ngơi trường thân u đã gắn bó
với em trong nhiều năm qua.
- Rèn kỹ năng viết bài, có bố cục rõ ràng làm nổi bật nội dung chính, câu
văn viết ngắn gọn, từ ngữ giàu hình ảnh.
Bước 2: Giải mẫu bài tập:
Năm nay em đã học lên lớp 5, nơi đây mái trường tiểu học đã gắn bó với em
từ ngày lớp 1 với những kỉ niệm êm đêm sâu sắc mà em không sao quên được.
Trường em đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy,
ông mặt trời đang nhô lên chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất đó
cũng là thời điểm chúng em cắp sách tới trường. Sân trường mới nhộn nhịp làm
sao. Giữa sân trường những cây bàng xòe tán rộng như những chiếc ơ lớn, che kín
cả mặt đất. Góc trường trên cành lá phượng còn đọng lại những hạt sương sớm
long lanh như những viên ngọc lẫn giữa mầu xanh lục của tán lá vui như chào đón

những bạn nhỏ thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi những tiếng cười, tiếng
nói râm ran. Chỗ này các bạn nhảy dây, chỗ kia các bạn đá bóng.Xa xa, trên
những chiếc ghế đá, các bạn nữ đang ngồi đọc truyện .Chốc chốc tiếng reo hò lại
rộ lên thán phục, trên cành cây chim hót líu lo, dưới gốc phượng mấy bạn nam
đang túm năm, tụm bảy trị chuyện ram ran.
Bước 3: Trình tự thao tác vừa thực hiện để có đáp án đúng.
- Xác định yêu cầu của bài tập: Nhận biết được sự khác nhau giữa kiểu kết
bài mở rộng và kiểu kết bài không mở rộng trong các đoạn văn cho trước.
- Xem lại hai kiểu bài đã học (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng)
19



×