Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Giáo trình làm chổi đót (dành cho người khuyết tật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 39 trang )

131/QĐ-CĐCĐ 28/02/2023 10:25:43

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM

GIÁO TRÌNH
LÀM CHỔI ĐĨT
(DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT)
TRÌNH ĐỘ: ĐÀO TẠO 2 THÁNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ-CĐCĐ ngày 28/02/2023

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)

Kon Tum, năm 2023


i
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... v
BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QT VỀ NGHỀ LÀM CHỔI ĐĨT .............. 8
1. Tình hình sản xuất chổi đót ở Việt Nam ........................................................... 8
2. Một số làng nghề ở nước ta. ............................................................................ 10
2.1. Làng nghề làm chổi đót tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 10
2.2. Làng nghề chổi đót tại thơn Chiêm Sơn (Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam)
............................................................................................................................. 10
2.3. Làng nghề chổi đót tại xã Phổ Phong (Đức Phổ, Quảng Ngãi) .................. 10
2.4. Các sở làm chổi đót tại tỉnh Kon Tum ......................................................... 11
3. Các loại mẫu chổi đót truyền thống ................................................................ 13
3.1. Chổi đót cán nhựa ........................................................................................ 13


3.2. Chổi đót cán gỗ, tre ...................................................................................... 14
3.3. Chổi đót cán tơn, inox đúc ........................................................................... 14
3.4. Chổi đót thân đót .......................................................................................... 15
TĨM TẮT BÀI HỌC ........................................................................................ 15
CÂU HỎI............................................................................................................ 15
BÀI 2: NGUYÊN PHỤ LIỆU VÀ DỤNG CỤ LÀM CHỔI ĐĨT ................ 16
1. Cây đót ............................................................................................................ 16
1.1. Thu hoạch đót ............................................................................................... 17
1.2. Phơi khơ đót tươi. ......................................................................................... 18
1.3. Bảo quản bơng đót. ...................................................................................... 19
2. Dây quấn chổi.................................................................................................. 20
2.1. Dây nhựa tổng hợp. ...................................................................................... 20
2.2. Dây mây........................................................................................................ 21
2.3. Dây thép (mạ kẽm) ....................................................................................... 21
2.4. Dây dệt thổ cẩm............................................................................................ 22
3. Cán chổi........................................................................................................... 22
4. Các dụng cụ hỗ trợ để làm chổi....................................................................... 23
5. Dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật để làm chổi. .......................................... 23
TÓM TẮT BÀI HỌC ........................................................................................ 24


ii
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 24
ĐÁP ÁN BÀI TẬP ............................................................................................. 25
BÀI 3: LÀM CHỔI ĐĨT .................................................................................. 26
1. Quy trình làm chổi đót bằng cán nhựa. ........................................................... 26
1.1. Tước đót (1) .................................................................................................. 26
1.2. Phân tép chổi ................................................................................................ 27
1.3. Ghép tép, xâu chổi........................................................................................ 28
1.4. Xử lý tép chổi................................................................................................ 28

1.5. Liên kết tép chổi vào máng chổi ................................................................... 29
1.6. Vít cố định giữa tép chổi với máng chổi. ..................................................... 29
1.7. Đan chổi ....................................................................................................... 30
1.8. Đập và cắt bơng đót ..................................................................................... 30
1.9. Chà bơng đót. ............................................................................................... 30
1.10. Bao bì, đóng gói sản phẩm ......................................................................... 31
2. Quy trình làm chổi đót bằng cán gỗ, tre, nứa, thân đót. .................................. 32
1.1. Tước đót (1) .................................................................................................. 32
1.2. Phân tép chổi ................................................................................................ 32
1.3. Liên kết tép chổi vào cán chổi ...................................................................... 32
1.4. Đan chổi ....................................................................................................... 33
1.5. Chặt chổi ...................................................................................................... 33
1.6. Chốt cán chổi ............................................................................................... 33
1.7. Đập và cắt bơng đót ..................................................................................... 34
1.8. Chà bơng đót. ............................................................................................... 34
1.9. Bao bì, đóng gói sản phẩm ........................................................................... 35
3. Bài thực hành số 1: Chổi cán bằng thân đót. .................................................. 35
4. Bài thực hành số 2: Chổi cán nhựa. ................................................................ 35
5. Bài thực hành số 3: Chổi cán gỗ hoặc tre........................................................ 35
6. Các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách phòng ngừa. ................................... 35
7. An toàn lao động khi làm chổi ........................................................................ 36
TÓM TẮT BÀI HỌC ........................................................................................ 36
BÀI TẬP ............................................................................................................. 36


iii
ĐÁP ÁN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI TẬP NGƯỜI HỌC CÂU 1, 2 .......... 36


iv

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


v
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Làm chổi đót là tài liệu biên soạn để phục vụ cho việc giảng dạy
của nhà giáo, học tập của học viên trình độ thường xuyên. Giáo trình được biên
soạn theo chương trình đào tạo nghề Làm chổi đót của Trường Cao đẳng Cộng
đồng Kon Tum ban hành. Ngồi nội dung bài mở đầu; giáo trình gồm 3 bài: Bài
1. Giới thiệu tổng quát về nghề làm chổi đót; Bài 2. Nguyên phụ liệu và dụng cụ
làm chổi đót và Bài 3. Làm chổi đót. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn giáo
trình này không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của q Thầy, Cơ và các bạn đọc trong/ngồi trường để giáo trình ngày càng
được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kon Rẫy, Trung
tâm GDNN-GDTX huyện Sa Thầy; Nhóm chổi đót tự lực 2; Hợp tác xã sản xuất
và kinh doanh tổng hợp tình thương ở xã Đồn Kết, thành phố Kon Tum đã đồng
hành, hỗ trợ nhóm Biên soạn trong quá trình biên soạn giáo trình này.

Kon Tum, ngày 10 tháng 9 năm 2022
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên: ThS Lê Phi Hùng
2. Thành viên: ThS Hồ Minh Trị
3. Thành viên: Nguyễn Văn Minh



6

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
TÊN MƠ ĐUN: LÀM CHỔI ĐĨT
THƠNG TIN CHUNG VỀ MƠ ĐUN
Mã mơ đun: 33220097
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Làm chổi đót được được thiết kế gồm 3 bài học, gồm: Giới
thiệu tổng quát về nghề làm chổi đót; nguyên phụ liệu và dụng cụ làm chổi đót;
làm chổi đót là mơ đun duy nhất trong trong chương trình đào tạo nghề Làm chổi
đót, đào tạo thường xuyên cho lao động nông thôn cho đối tượng người khuyết
tật.
- Tính chất: Là mơ đun chun mơn nghề.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Giúp người học nhận biết được vai trị, vị
trí, lịch sử và giá trị truyền thống của nghề làm chổi đót ở Việt Nam; nhận biết và
sử dụng được các công cụ, nguyên vật liệu để làm chổi đót; mơ tả được u cầu,
tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện thành thạo các thao tác của quy trình làm chổi
đót; chịu trách nhiệm đối với kết quả cơng việc, sản phẩm của mình. Người học
có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm việc làm - tự tạo việc làm, tạo sinh kế bền vững
góp phần cải thiện cuộc sống.
Mục tiêu của mơ đun:
Sau khi học xong mơ đun này người học có khả năng sau:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được vai trị, vị trí và giá trị truyền thống của nghề làm chổi đót
ở Việt Nam.
- Mơ tả được các loại vật liệu, dụng cụ sử dụng làm chổi đót.
- Trình bày được kiến thức cơ bản về nghề Làm chổi đót.
- Trình bày được quy trình và u cầu kỹ thuật về làm chổi đót.



7
2. Về kỹ năng:
- Lựa chọn được nguyên phụ liệu phù hợp với từng loại sản phẩm chổi đót.
- Lựa chọn được phương pháp gia công phù hợp với từng loại/kiểu chổi đót.
- Thực hiện thành thạo các thao tác của quy trình làm chổi đót đảm bảo
đúng u cầu kỹ thuật.
- Thực hiện thao tác bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh sản xuất.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức bảo quản thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao học tập.
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác trong cơng việc; tinh thần học tập nghiêm
túc, tích cực; phối hợp với nhà giáo, học viên trong hoạt động nhóm.
- Sau khi hồn thành khóa học người khuyết tật có khả năng làm được chổi
đót hồn thiện hoặc bán thành phẩm để ni sống bản thân và gia đình.


8
NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGHỀ LÀM CHỔI ĐÓT
Mã bài: 33220097-01
Lê Phi Hùng, Hồ Minh Trị
GIỚI THIỆU
Nghề Làm chổi đót ở Việt Nam đã có từ bao đời nay; một số tỉnh thành đã
hình thành làng nghề chổi đót; như Làng Lệ Bình, xã Mai Thủy (Lệ Thủy), ghề
làm chổi đót Quảng Phong (Quảng Bình), các tỉnh miền núi phía bắc, ... từ lâu đã
nổi tiếng với nghề làm chổi đót truyền thống. Nghề chổi đót đã trở thành một nét
đẹp văn hóa riêng, ăn sâu vào tiềm thức của người dân ở các làng, xã làm nghề
chổi đót.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này người học có khả năng :
- Trình bày được vai trị, vị trí và giá trị truyền thống của nghề làm chổi đót

ở Việt Nam.
- Nhận biết được vai trị và giá trị của chổi đót; các làng nghề/cơ sở sản xuất
chổi đót trên địa bàn tỉnh Kon Tum và cả nước.
- Có tinh thần học tập nghiêm túc, tích cực.
NỘI DUNG
1. Tình hình sản xuất chổi đót ở Việt Nam
Cây đót có tên khoa học là Thysanolaena Latifolia, có tên gọi khác là cây
chít. Cây đót rừng thuộc họ lúa, là loại cỏ sống lâu năm dạng búi, rất khỏe; cây
đót mọc thẳng hoặc hơi xịe cao đến 3.5 mét, thân đót xốp bẹ lá có lơng mọc mép
phiến lá hình mũi mác ngồi sống dưới dạng cỏ.
Cây đót là một trong những sản phẩm đặc biệt của vùng Tây Bắc và Tây
Ngun thậm chí đót có ở hầu hết các tỉnh ở Việt Nam nhưng số lượng đót lớn
nhất tập trung ở vùng Tây Bắc và Tây nguyên với quy mô sản xuất lớn nhất trong
cả nước.
Không có số liệu thống kê nào điều tra về đót theo từng tỉnh nhưng từ các
cuộc điều tra với các chủ thu gom đót và các cơ sở làm chổi đót đã đưa ra kết quả:


9
Điện Biên đứng đầu về lượng nguyên liệu đót trong tỉnh, tiếp theo là Sơn La, Hịa
Bình và Lai Châu; ngồi các tỉnh trên thì các tỉnh tây ngun có số lượng đót đứng
thứ 2.
Đối với việc sản xuất đót, tỉnh Hịa Bình khơng chỉ là trung tâm sản xuất
đót của Tây Bắc mà cịn của cả nước. Hịa Bình cũng là một trong những nơi có
nguồn nguyên liệu đót khơ lớn nhất cả nước và đót ở đây được phân phối cho rất
nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam trong đó có cả Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.
Hầu hết các nguyên liệu đót từ các tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu đều được
chuyển xuống Hịa Bình, cịn lại thì sử dụng để làm chổi phục vụ nhu cầu sử dụng
của cả tỉnh nhưng chỉ ở quy mô rất nhỏ; cũng có một số ít đót được chuyển xuống
Hà Tây (nay là Hà Nội) để phục vụ nhu cầu làm chổi.

Ngồi các tỉnh vùng Tây Bắc thì các tỉnh khu vực Tây nguyên như Kon
Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lắc, Đăk Nơng số lượng bơng đót thu hái được
rất lớn, các tỉnh này chưa phát triển mạnh làng nghề làm chổi đót, phần đa bơng
đót được phơi bán nguyên liệu cho các thương lái.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất cho chổi đót của nước ta là Trung Quốc, sau
đó là Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Sản xuất chổi đót ở Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn sau:
- Nhu cầu sử dụng đót đang ngày một tăng cao trong khi nguồn nguyên liệu
đót đang ngày một cạn kiệt, xác chủ thu gom phải đi rất xa để thu mua.
- Do đặc điểm theo mùa của đót, chỉ được thu hoạch một lần trong năm từ
tháng 11 đến đầu tháng 2 hàng năm. Bởi vậy các chủ thu gom cần kho lớn và vốn
lớn để mua nguyên liệu đót dự trữ để họ có thể phân phối đót cả năm cho các đơn
vị sản xuất chổi đót. Từ năm 2015 đến nay, giá nguyên liệu tăng gấp 4 lần và biến
động theo từng thời điểm trong năm.
- Thị trường Trung Quốc không ổn định, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro lớn cho nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu. Khơng có cam kết nào ngay từ đầu


10
năm sản xuất để nhà sản xuất có thể chủ động tích trữ nguyên liệu cho sản xuất
với mức giá hợp lý.
- Các nhà sản xuất và kinh doanh ở Hịa Bình hầu hết đều tập trung vào thị
trường hàng thấp cấp ở Trung Quốc; họ vẫn gặp khó khăn với việc tiếp cận với
thị trường hàng cao cấp như ở Hàn Quốc và Nhật Bản do các hoạt động xúc tiến
thị trường còn rất hạn chế.
2. Một số làng nghề ở nước ta.
2.1. Làng nghề làm chổi đót tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Thành phố Hồ Chí Minh có làng nghề chổi đót ở các con đường Phạm
Phú Thứ, Phạm Văn Trí, chợ Bình Tiên, Quận 6 là làng nghề truyền thống còn
tồn tại duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Những người làm nghề ở làng nghề này, đa phần là người dân huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi họ đem cả cái nghề ở quê mình vào Thành phố Hồ Chí
Minh lập nghiệp. Ngày trước cái nghề này được nhiều người ưa chuộng, nhưng
giờ dần bị mai một do thu nhập không cao và không ổn định đầu ra sản phẩm.
2.2. Làng nghề chổi đót tại thơn Chiêm Sơn (Duy Trinh, Duy Xuyên,
Quảng Nam)
Làng Chiêm Sơn, nghề làm chổi đót là nghề "cha truyền con nối". Ban đầu
có một vài người người dân vào rừng khai thác đót, làm chổi dùng trong gia đình,
khi rảnh rỗi làm đem ra chợ bán, sau đó nhiều người trong làng cùng làm theo,
hình thành nên làng nghề vấn chổi đót tại các xã như Duy Trinh, Duy Sơn, Duy
Phú...,
Hiện nay làng nghề thơn Chiêm Sơn có khoảng 300 hộ làm nghề quấn chổi
(khoảng trên 400 lao động), trong đó có 12 cơ sở lớn, doanh thu mỗi năm lên đến
vài tỷ đồng. Đây cũng là nghề tạo nguồn thu nhập chính của người dân trong thơn.
2.3. Làng nghề chổi đót tại xã Phổ Phong (Đức Phổ, Quảng Ngãi)


11
Làng nghề được hình thành gần nửa thế kỷ trước, nghề sản xuất (quấn) chổi
đót ở xã Phổ Phong (Đức Phổ) từng là nguồn sống của hàng trăm gia đình. Nghề
này đã giúp hàng trăm hộ dân vươn lên làm giàu, giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động với khoản thu nhập đáng kể.
Theo thống kê xã Phổ Phong hiện có hơn 400 cơ sở sản xuất chổi đót lớn
nhỏ, nhưng chủ yếu tập trung ở địa bàn thôn Gia An và Vĩnh Xn. Với việc phát
triển mơ hình này những năm qua, nghề đót đã trở thành "nghề phụ, thu chính"
của nhiều hộ gia đình nơi đây.
Nghề sản xuất chổi đót vừa là ước mơ, vừa là niềm trăn trở của người dân
Phổ Phong về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, góp phần gắn kết tình nghĩa q
hương, tình làng xóm, níu chân những con người hành hương xa về với đất mẹ và
cả những người dân đang sinh sống tại địa phương. Nghề đót làm thay đổi đáng

kể diện mạo làng quê xã Phổ Phong, đặc biệt là địa bàn hai thôn Gia An và Vĩnh
Xuân từ 10 năm trở lại đây, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1.400 lao động
địa phương mỗi năm.
2.4. Các sở làm chổi đót tại tỉnh Kon Tum
Ở tỉnh Kon Tum, nghề làm chổi đót được người dân làm vào thời vụ nông
nhàn; hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có “làng nghề chổi đót” nào mà chỉ tập
trung ở một số hộ gia đình, một số nhóm và tổ hợp tác với quy mô sản xuất nhỏ
chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương.
2.4.1. Nhóm chổi đót tự lực 2 ở xã Đồn Kết, thành phố Kon Tum
Nhóm chổi đót tự lực 2 ở xã Đồn Kết do Anh Lê Văn Thạch làm Trưởng
nhóm; là tập hợp một số Anh (chị) bị khuyết tật và hộ nghèo thuộc xã Đoàn Kết,
thành phố Kon Tum được thành lập từ năm 2016. Nhóm được thụ hưởng Dự án
“Hịa nhập người khuyết tật trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đa dạng hóa thu
nhập” do thành phố Kon Tum triển khai, hỗ trợ về kinh phí, tìm nguồn nguyên
liệu đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay Nhóm có 5 thành viên (đều là người
thuộc hộ nghèo, người khuyết tật), các thành viên trong nhóm chủ yếu tham gia


12
trồng trọt và chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngồi ra tham gia sản xuất
“chổi đót” vào thời điểm nơng nhàn nhằm tăng thu nhập.

Hình 1.1. Nhóm tự lực 2, xã Đồn Kết, TP Kon Tum
2.4.2. Xóm chổi đót ở xã Kon Đào, huyện Đăk Tơ
Nghề làm chổi đót ở xã Kon Đào, huyện Đăk Tơ được hình thành từ những
năm cuối của thập niên 80, khi đó là nghề chổi đót chỉ có vài gia đình làm tận
dụng lúc nông nhàn; đến những năm 1990-1991, khi thị trường chổi được mở rộng
sang Campuchia, Lào, chổi rất có giá, thời điểm đó hầu như cả làng làm chổi; hiện
nay tuy nghề làm chổi gặp nhiều khó khăn nhưng ở xã Kon Đào, huyện Đăk Tơ
vẫn cịn 13 hộ dân vẫn bám nghề làm chổi và duy trì “xóm chổi” này.


Hình 1.2. Sản xuất chổi đót tại xóm chổi đót xã Kon Đào, huyện Đăk Tô


13
2.4.3. Tổ hợp tác chổi đót Bơng Mây tại làng Kà Đừ, Thị trấn Sa Thầy
Nghề làm chổi đót ở làng Kà Đừ, Thị trấn Sa Thầy được thành lập với 7
thành viên phần lớn là người đồng bào dân tọc thiểu số, phụ nữ và người già trong
làng tham gia sản xuất vào thời điểm nông nhàn. Tổ hợp tác tập trung sản xuất
chổi đót làm thủ cơng. Đến nay đã sản xuất được 7500 cây, trong đó có khoảng
40% số sản phẩm đã được bán ra ngoài thị trường. Sản phẩm bước đầu được người
tiêu dùng đánh giá cao.

Hình 1.3. Tổ hợp tác chổi đót Bơng Mây tại làng Kà Đừ, Thị trấn Sa Thầy
3. Các loại mẫu chổi đót truyền thống
3.1. Chổi đót cán nhựa
Là chổi có cán và má nhựa liền khối dùng để làm chổi, má nhựa dùng để
cố định cố sợi bơng đót bằng vít tạo thành chổi.
Ưu điểm: Gọn, nhẹ, giá thành rẻ
Nhược điểm: Dễ hư hỏng, dễ rụng sợi bơng đót


14

Hình 1.4. Chổi cán nhựa
3.2. Chổi đót cán gỗ, tre
Là chổi có cán gỗ (tre) dùng để liên kết giữa các sợi bơng đót tạo thành chổi
chắc chắn.
Ưu điểm: Chặt, bền
Nhược điểm: Thơ, tính thẩm mỹ kém, phụ thuộc vào nguồn cán gỗ.


Hình 1.5. Chổi cán gỗ
3.3. Chổi đót cán tơn, inox đúc
Là chổi có cán tơn, inox đúc dùng để liên kết giữa các sợi bơng đót thơng
qua máng tạo thành chổi chắc chắn.
Ưu điểm: Gọn, nhẹ.
Nhược điểm: Dễ hư hỏng, dễ rụng sợi bơng đót, phụ thuộc vào nguồn cán


15

Hình 1.6. Chổi cán inox
3.4. Chổi đót thân đót
Là chổi thơng dụng nhất trên thị trường. Nó được liên kết bởi bơng đót và
cọng đót (thân đót) thành chổi ngun khối, cây chổi rất chắt chắn.
Ưu điểm: Gọn, nhẹ, giá thành thấp, tính thẩm mỹ cao, khơng cần các
ngun liệu phụ.
Nhược điểm: Cán chổi dễ bị ẩm mốc ở vùng ẩm ướt.

Hình 1.7. Chổi đót thân đót
TĨM TẮT BÀI HỌC
- Tình hình sản xuất chổi đót ở Việt Nam
- Một số làng nghề chổi đót ở nước ta.
- Các loại mẫu chổi đót truyền thống.
CÂU HỎI
Anh (chị) nêu sự khác nhau và giống các loại chổi đót: thân đót, thân cán
nhựa, cán gỗ, tre.


16

BÀI 2: NGUYÊN PHỤ LIỆU VÀ DỤNG CỤ LÀM CHỔI ĐÓT
Mã bài: 33220097-02
Lê Phi Hùng, Hồ Minh Trị
GIỚI THIỆU
Bài học nguyên phụ liệu và dụng cụ làm chổi đót nhằm trình bày cho học
viên kiến thức về cơng dụng các cơng cụ, ngun vật liệu để làm chổi đót và dụng
cụ hỗ trợ cho người khuyết tật để làm chổi đót.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Mô tả được công dụng các công cụ, nguyên vật liệu để làm chổi đót, dụng
cụ hỗ trợ cho người khuyết tật để làm chổi.
- Nhận biết và sử dụng được các công cụ, nguyên vật liệu để làm chổi đót,
dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật để làm chổi.
- Có tinh thần học tập nghiêm túc, tích cực
NỘI DUNG
1. Cây đót
Cây đót lại mọc trên các triền đồi, các nương rẫy cũ của người dân sau khi
canh tác nhiều năm đã bị bạc màu hoặc trên các vách núi. Cây đót mọc thành từng
bụi, vừa có cây già nhưng cũng có cây non mới nhú; lồi cây này sinh trưởng
nhanh, che phủ, lấy lại màu xanh sau mùa rẫy bỏ hoang và các triền đồi. Sau mùa
mưa cây đót bắt đầu lú nhú ra hoa.
Ngồi việc hái bông làm chổi, hái lá làm bánh, đồng bào miền núi cịn bắt
sâu đót về làm thuốc và chế biến thành thực phẩm. Sâu đót vốn là ấu trùng của
lồi bướm Brihaspa astrostigmella sống trong thân cây đót. Vào mùa đông, sâu
cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Để nhận biết những cây nào có sâu
thì người hái sẽ dựa trên dấu hiệu cây đó có ra được hoa hay không. Nếu cây nào
không ra được hoa thì cây bị sâu, người thu hoạch sẽ lấy những cây đó để bắt sâu
đót.



17

Hình 2.1. Cây đót
Cây đót trở thành một phần của văn hóa truyền thống, gắn với tập quán ăn
ở, mưu sinh của người dân miền núi. Cây đót là “lộc rừng”, giúp cho người miền
núi cịn nhiều nghèo khó có thêm nguồn sống và tích tụ những giá trị văn hóa giàu
chất nhân văn của từng tộc người.
1.1. Thu hoạch đót
Thời điểm thu hoạch cây đót thường bắt đầu từ tháng giêng, việc đi chặt,
bẻ đót là cơng việc mang tính “thời vụ” mang lại nguồn thu nhập giải quyết khó
khăn lúc nơng nhàn. Bơng đót là sản phẩm phụ dưới tán rừng được ngành chức
năng cho phép tận thu nhằm thu gom thực bì trong rừng góp phần phịng cháy
rừng, vì cây đót nếu khơ rất dễ cháy khi gặp lửa như việc đốt nương làm rẫy, tàn
thuốc ai đó hút thuốc vơ ý vứt trúng…
Hầu như ai cũng có thể thu hái bơng đót, kể cả trẻ em. Ngoài giờ đến lớp,
trẻ em vùng cao đều hào hứng tham gia hái bơng đót, tự mình có thể kiếm một
món tiền đáng kể phụ giúp với gia đình. Mỗi ngày, một người có thể hái được vài
gùi, vài bó bơng, ít nhất cũng được một gùi (bình qn hàng ngày một người khai
thác được 10-15kg bơng đót). Chỉ cần phơi phóng vài nắng, cho vào từng bó đặt
trước sân hay ven đường là có người đến thu mua. Một mùa đót mỗi nhà thu năm
ba triệu đồng. Đó là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân miền núi. Từ cây đót
cho cư dân miền núi một nguồn sống, giảm bớt khó khăn trong việc trang trải, chi
tiêu. Loại ngun liệu từ bơng đót khơng lo bị ế hàng, có bao nhiêu cũng được
tiêu thụ hết.


18

Hình 2.2. Thu hoạch bơng đót
Khi thu hoạch đót, chọn những cây đót có thân dài, phần tua nhiều, phần

bơng chưa nở. Đót hái xong phải tước sạch sẽ lá, chỉ để lại thân đót; thân đót càng
dài đẹp, phần tua đót càng nhiều (sum xuê) có giá thành càng cao.
Đót tươi khi thu hoạch về được chia ra nhiều loại khác nhau, loại thân đót
dài để riêng, và loại thân đót ngắn để riêng.

Hình 2.3. Phân loại đót sau thu hoạch
1.2. Phơi khơ đót tươi.
Sau khi thu gom đót, cần phải phơi đót cho thật khơ, đót phơi khơng khô sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng chổi (chổi nhanh hư, bị mốc…), mùi chổi không thơm.


19
Đót được phơi trên nền cao ráo, sạch sẽ, có thể kê những khúc gỗ hoặc tre
phía dưới tạo độ thơng thống (đót sẽ nhanh khơ hơn).
Khi phơi đót cần rải đều mỏng, thường xuyên trở qua lại nhiều lần để đót
được khơ từ từ và đều nhau vì bằng khơng sẽ xảy ra tình trạng lớp trên khơ mà
lớp giữa và lớp dưới chưa kịp khô, khiến cho chất lượng đót khơng đồng đều nếu
phơi mỏng q thì sẽ chiếm diện tích sân phơi và mất nhiều thời gian. Trời nắng
lớn thì phơi dày một chút, trời ít nắng thì lại phơi mỏng ra cho nhanh khơ. Q
trình phơi đót nếu gặp mưa thì phải rũ cho sạch nước, dựng hoặc làm dàn phơi để
tránh bị ủng, mất màu và độ đàn hồi của cây bơng đót.
Khi đót khơ đều (thân đót màu vàng; tua đót màu xanh ngã vàng, khơng bị
cháy nắng) thì tiến hành gom lại vì nếu phơi khơ q đót sẽ bị xơ, giịn, dễ gãy
nhưng nếu phơi đót khơng đủ khơ sau khi làm thành cây chổi để lâu sẽ xảy ra tình
trạng mối mọt, ẩm mốc.

Hình 2.4. Phơi bơng đót
1.3. Bảo quản bơng đót.
Cách bảo quản bơng đót: Muốn dự trữ lâu ngày thì phải phun thuốc chống
mối, chống mốc.

Đót được phơi khơ, bó thành từng bó (chu vi bó thường là 100 cm) hoặc bó
với trọng lượng từ 20-25kg, xếp thành đống lớn ở nơi cao ráo, thoáng mát.
Để đảm bảo nguyên liệu làm chổi quanh năm, các cơ sở làm chổi đót thường
thu gom số lượng lớn dự trữ trong kho.



×