Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Thái Nguyên_Lớp 8_Nxb Gdvn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.73 MB, 67 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- TÀI LIỆU GIÁO DỤC BIA PHƯƠNG
TÍNH

THAI NGUYEN

or 8

NHA XUAT BAN GIAO DUC VIET NAM



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỒNG HUY GIỚI — NGUYÊN VĂN HƯNG (đồng Tống Chủ biên)

NGUYÊN VĂN DŨNG
— NGUYÊN PHƯƠNG LIÊN — PHAM
THỊ MAI NGỌC — LÊ THỊ MINH NGUYỆT
NGUYÊN THỊ HỒNG THUÝ — HỒ THỊ HỒNG VÂN (đồng Chủ bién)
NGUYEN VIET ANH — HOANG VIET CUONG — PHAM KIM DUNG — PHAM CÔNG ĐỈNH — TẠ THỊ THANH HÀ
NGUYEN DUC HANH— NGUYEN
TH! HANG — NGUYEN
VAN NINH — HOANG THI HONG NGAN — LAM NGOC
PHU
DUONG QUYNH PHUONG
— DANG THI HAO TAM — HÀ THI THU THUY — CO THI THUY VAN



TAI LIEU GIAO DUC DIA PHUONG

NHA XUAT BAN GIAO DUC VIET NAM


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 8 đều được
chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thấy cơ sẽ hướng dẫn các em học theo những chỉ dẫn này.
Các em cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn để tự học.

(®)

.

KHOI DONG
/ MO DAU
Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề,
tạo hứng thú cho học sinh đối với bài mới.

KHÁM PHÁ

/ KIẾN THỨC MỚI

Phát hiện, hình thành các kiến thức mới, kĩ năng mới.

œ

l


LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH
Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung,

yêu cầu cần đạt của chủ đề.

@)

.

VAN DUNG

Vận dụng những tri thức, kĩ năng đã được hình thành,

rèn luyện vào giải quyết các vốn đề trong thực tiễn
cuộc sống.

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này
để dành tặng các em học sinh lớp sau!


n1

LOINOIDAU

/

Các em học sinh thân mến!
Bước sang chương trình lớp 8, các em cắn có những hiếu biết rộng hơn, đa dạng
hơn về địa phương để tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy những giá trị


văn hố, truyền thống, cải tạo mơi trường của địa phương, từ đó bước đầu ni dưỡng
những ước mơ, dự định trong tương lai.
Tiếp nối mạch kiến thức của nội dung giáo dục địa phương lớp 7, Tài liệu giáo dục
địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 8 sẽ tiếp tục đem đến cho các em những nội dung thú vị,
khám phá kiến thức qua 9 chủ đế thuộc các lĩnh vực. tĩnh vực lịch sử, văn hoá với 5 chu dé,

các em sẽ được tìm hiểu những
vẻ đẹp của các lễ hội truyến thống, phong tục, tập quán,
những di tích lịch sử văn hoá tiêu biếu của đống bào, nhân dân các dân tộc trên địa bàn

tỉnh, những dấu ấn về sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến những năm
dau cua thé ki XX. Linh vực đĩa lí kinh tế, hướng nghiệp với 2 chủ đề sẽ giúp các em tìm hiểu
về cách truyền thơng, quảng bá du lịch; đặc điểm cơ bản về dân cư, lao động và đơ thị
hố ở tỉnh Thái Ngun.
Lĩnh vực chính trị - xã hội, mơi trường
với 2 chủ đề sẽ giúp các em

tìm hiểu về nếp sống văn hoá ở cộng đống dân cư và vấn để bảo vệ môi trường ở
địa phương.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 8 được biên soạn theo định hướng

phát triển phẩm chất, năng lực, gắn kết kiến thức với thực tiễn, gắn lí thuyết với thực
hành, vận dụng. Các em hãy tích cực trong hoạt động học tập, tăng cường tương tác với

thấy, cô giáo và các bạn, mạnh dạn trong các hoạt động tại cộng đống dân cư để tìm
hiểu, mở rộng thêm trí thức vế địa phương.
Chúc các em học tốt!


BB


wer

J

LĨNH VỰC: LỊCH SỬ, VĂN HOÁ............

(Chi dé 1: Thái Nguyên từ đầu thé ki XVI đến năm 1918.....
Chủ đề 2: Một số lễ hội truyền thống của Thái Nguyên .

Chu dé 3: Đặc điểm từ ngữ vùng miền Thái Nguyên .
Chu dé 4: Một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên...
'Chủ đề 5: Di tích lịch sử~ văn hố tiêu biếu ở tỉnh Thái Nguyên................ oo
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP.............

Chủ để 6: Dân cư, lao động và đơ thị hố tỉnh Thái Nguyên..................................38
(Cha dé 7: Thực hành truyền thông quảng bá du lịch ở tỉnh Thái Nguyên.
LĨNH VỰC: CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Chui dé 8: Xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng dân cư ở Thái Nguyên
Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường ở tỉnh Thái Nguyên........


LĨNH VỤC

CHỦ ĐỀ

L


THÁI NGUYÊN TỪ ĐẦU

THẾ KỈ XVI

ĐẾN NĂM 1918

d

e Trình bày khái quát được tình hình tỉnh Thái Nguyên
từ thế kỉ XVI đến đấu thế kỉ XX
và phong trào chống thực dân Pháp
đô hộ (1884 - 1916).

e Hiểu được hoàn cảnh bùng nổ, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc

khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917.

e Tự hào, trân trọng truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân
các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quê hương.

@)

Giai đoạn từ đấu thế kỉ XVI đến đấu thế kỉ XX tương ứng với những nội dung lịch

sử dân tộc nổi bật nào? Em có biết trong dịng chảy chung của lịch sử dân tộc, vùng đất

Thái Nguyên thời kì ấy như thế nào? Nhân dân Thái Nguyên đã để lại những dấu ấn gì
trong lịch sử dựng nước và giữ nước?

%


~

1. Tình hình Thái Nguyên từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Đến thời kì trị vì của triều Mạc, năm 1533, xứ Thái Nguyên được đổi thành trấn
Thái Nguyên. Sau đó, các tướng nhà Mạc chia nhau chiếm đóng Thái Nguyên. Năm
1802, Vương triều Nguyễn được thành lập, đất nước thống nhất từ Bắc đến Nam. Các
đời vua Nguyễn thời kì phong kiến độc lập dù đã có những chính sách xây dựng đất
nước, song hạn chế trong quản lí nên mâu thuần giữa giai cấp phong kiến với nông dân
trở nên gay gắt, hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
có các cuộc khởi nghĩa của Triếu Đông (năm 1805), Dương Đình Cúc (năm 1806),...
Cuộc khởi nghĩa của Nơng Văn Vân (1833 - 1835) nổ ra ở Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) nhưng


địa bàn hoạt động chính ở Thái Nguyên, nhân dân Thái Nguyên tham gia rất đông. Các
cuộc khởi nghĩa này đếu bị các vua nhà Nguyễn đàn áp và dập tắt.

Về kinh tế: Bên cạnh hoạt động nông nghiệp truyền thống, trong các thế kỉ XVII - XVIII,

nghề khai mỏ khá phát triến.
Tư liệu 1

“Mối lợi về hấm mỏ phấn nhiếu ở các xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên,
Lạng Sơn. Các mỏ vàng, bạc, đống, thiếc đáng giá không biết bao nhiêu của. Việc cho

dùng của nhà nước sở dĩ được dồi dào, là do ở thuế các mỏ nộp đầy đủ”.

(Theo Phan Huy Chủ, tích triểu hiến chương loại chí, Tập I,


NXB Giáo đục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr. 171)

Về văn hoá, giáo dục: Mặc dù nhà Nguyễn đã có một số chính sách khuyến học
nhưng chưa đem lại kết quả đáng kế.
Tư liệu 2
“Truyền chỉ cho tuần phủ, bố chánh, án sát các tỉnh ở biên giới từ Tuyên Quang cho
đến Hưng Hoá, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, các thượng tỉ đều chiếu theo lệ gắn

đây ở Nam Định,
tạm đặt chức Tổng giáo, liệu đặt mỗi phủ một người hoặc hai, ba người,

không câu nệ người có học rộng, chỉ nên chọn học trị người Kinh hơi có học hạnh, cấp

bằng đặt làm Tổng giáo, hằng tháng cấp cho tiến một quan, gạo một phương, cũng
không phải làm nhà học, tức cho tuỳ tiện trú ngụ để dạy bảo, không cứ con em của thổ

mục hay thổ dân, đếu hằng ngày phải dạy học, khiến cho biết chữ, biết đọc sách....”.

(Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập năm,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 373)

D

Khai thác
tư liệu 1, 2 và théng tin trong muc 1, em hãy nêu một số nét khái qt về tình
hình chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục của Thái Nguyên từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

2. Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc
Tháng 3 - 1884, thực dân Pháp đánh chiếm thành Thái Nguyên. Do vấp phải sức
kháng cự quyết liệt của quân triếu đình và nhân dân Thái Nguyên, nên sau ba lấn đánh

chiếm kéo dài trong hai tháng, quân Pháp mới chiếm được thành và dần mở rộng phạm
vi chiếm đóng trên toàn tỉnh. Sau khi chiếm được Thái Nguyên, thực dân Pháp đặt ách
cai trị,


Chính tri

Xây dựng bộ máy cai trị
(gốm Cơng sứ người Pháp -,
đứng đấu tỉnh; giúp việc là

Cướp

nông

ruộng

dán



đất

lap

của

Thực

đốn


nhân

sản, bắt nhân dân đóng

hiện

chính

dân

Ngay sau khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, nhản dân Thái Nguyên
nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.

1897

bet tae og Sm
?

tuyết

sách

kìm ham

ta trong vịng.

ngu dốt, lạc hậu.

nhiều loại thuế.


gồm lực lượng quản sự lớn!
với rất nhiều đón bót rải rác
khắp tỉnh.


hố

ngu dân nhằm

điến; khai thác khống

Tồ công sứ và các quan lại
Pháp, Việt). Bộ máy đàn áp,

Văn

Hon 00 cong nn

'

đã tổ chức

1917

mỏ kẽm làng Hích

=

tổ chức bãi cơng.


Nghĩa qn Mã Mang

Khởi nghĩa

phục kích địch từ tỉnh li
Thái Nguyên đến chợ Mới.

1892

>

Thái Nguyên.

1913

Hình 1.1. Sơ đỗ một số phong trào đấu tranh chống thực đân Pháp tiêu biếu của nhân dân Thái Nguyên

Trước

phong

trào đấu

tranh mạnh
mẽ của nhân
dân, thực dân Pháp đã cho

xây dựng nhiếu đón bốt, nhà
tù,


dùng

nhiếu

biện

pháp

đấu

tranh

khủng bố, truy lùng gắt gao
nhưng không thể dập tất

được phong trào
của nhân dân.

Hình !_2. Nhà tù Thái Nguyên

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên)


Hinh 1.3. Nha tu Cho Chu, Dinh Hoa

(Nguồn: Bảo tảng tỉnh Thái Nguyên)

1. Dựa vào thông tin trong mục 2 và các hình 1.2, 1.3, em hãy cho biết chính sách
cai trị của thực dân Pháp ở Thái Nguyên.

2. Dựa vào sơ đồ hình 1.1, em hãy kể tên một số phong trào đấu tranh chống
thực dân Pháp tiêu biểu
ở Thái Nguyên cuối thế ki XIX — dau thé ki XX.

3. Khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917
Hoàn cảnh bùng nố: Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, đời sống của các
tầng lớp nhân dân Thái Nguyên vô cùng cực khổ. Là tắng lớp chịu sự áp bức nặng nể
của thực dân Pháp, bị coi là “bia đỡ đạn sống” trên chiến trường, binh lính Thái Ngun
bất mãn, ln nung nấu ý chí phản kháng.
Lực lượng lãnh đạo: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.

EM CÓ BIẾT?
Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881,
quê ở phù Vĩnh Tường (nay thuộc tỉnh Vinh Phúc). Năm 1910,
ơng đi lính khố xanh thay cho anh trai với tên gọi Trịnh Vân Cấn,
sau thang dan lên chức Đội nhất lính khố xanh trong quân

đội Pháp đóng ở Thái Ngun.

Hình 1.4. Đội Căn (1881 — 1918)


EM CÓ BIẾT?

Lương Ngọc Quyến, hiệu là Lương Lập Nham, con trai thứ

hai của Lương Văn Can - người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục,
sinh năm 1885 ở phố Hàng Đào (Hà Nội). Năm 1905, ông được

Phan Bội Châu gửi đi học tại Nhật Bản. Năm 1908, bị Nhật trục xuất,

ông phải sang Trung Quốc. Năm 1914, ông vế nước gây dựng cơ sở

cách mạng tại Nam Kỳ, rồi lại sang Thái Lan, qua Hương Cảng

(Trung Quốc). Tháng 2 - 1915, Lương Ngọc Quyến bị bắt và đưa về
nước. Thực dân Pháp giam ông ở các nhà tú tại Hà Nội, Phú Thọ và
man

Hình 1.5. Lương Ngọc Quyến
(1885~ 1917)

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
Đội Cấn lãnh đạo
anh em bình lính
người Việt trong
trại lính khố xanh

Thực dân Pháp tập trung
lực lượng
đàn áp. Nghĩa
quản chiến đấu dũng
cảm bảo vệ tinh fi,

nối dậy khởi nghĩa.

Đội Cần hi sinh trên
núi Pháo (Đại Tử),

Lương Ngọc Quyền hi sinh.


khởi nghĩa
kết thúc.

Đêm 30
rang sáng
ngay
31-8-1917

Nghĩa quân đã
cơ bắn làm chủ
tỉnh li Thái Nguyên.

Nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị
Thái Nguyên
và tiếp tục chiến
đấu trên địa bàn Thái Nguyên
và tính lan can đến hơn

bốn tháng sau.

Hình 1.6. Sơ đồ diễn biến khởi nghĩa bính lính Thái Nguyên năm 1917

Nguyên nhán thất bại: Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 không thành cơng

vì chưa tổ chức vận động cách mạng sâu rộng, nghĩa quân chiến đấu trong thế cô độc,
lại phải đối phó với kẻ thù đơng và mạnh hơn nhiều lắn. Mặt khác, lực lượng khởi nghĩa

chủ yếu là những

binh lính người Việt trong quân đội Pháp, bị chính quyến


quản




gắt gao không thể liên lạc thường xuyên nên kế hoạch khởi nghĩa không được bàn bạc

thống nhất.

Ý nghĩa lịch sử: Đây là lấn đấu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi

nghĩa chống thực dân Pháp đã chiếm được tỉnh lị, tuyên bố độc lập, đặt Quốc hiệu,
Quốc kì và thành lập quân đội riêng. Vì thế, khởi nghĩa Thái Nguyên có ảnh hưởng vang
dội trong và ngồi nước, giáng địn mạnh vào âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”

của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nãm 1917 sống mái với thời gian
và trong lòng nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Tấm gương hi sinh của Đội Cấn,
Lương Ngọc Quyến và nghĩa quân đã cố vũ phong trào đấu tranh cách mạng giành độc
lập và tự do cho toàn dân tộc.

EM CÓ BIẾT?
NHUNG ĐỊA DANH GẮN LIÊN VỚI CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYEN NAM
ĐÃ TRỞ THÀNH NIỀM TU HÀO CỦA NGƯỜI DÂN THÁI NGUYÊN

1917

Trại lính khố xanh: Là nơi Đội Cấn tập hợp đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Trại
lính khố xanh xưa và nay nằm gọn trong khn viên Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
(phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên).

Dinh Công sứ Pháp: Là trụ sở của cơng sứ người Pháp, cách Trại lính khố xanh
gấn 100 m
về phía tây. Hiện nay, di tích này vẫn cịn nến nhà, hắm ngắm trong khn viên Bảo tàng Văn
hoá các dân tộc Việt Nam.
Nhà lao Thái Nguyên: Do Pháp xảy dựng vào năm 1903 - 1904, dùng để giam cầm các
tù nhân, tội phạm chính trị, có lúc lên tới 200 người. Nhà lao nằm ngay trung tâm thành
phố hiện nay.
Phòng tuyến Gia Sàng: Là hệ thống công sự chiến đấu do nghĩa quân xây dựng trên

5 quả đồi: Đối Bấu, đối Gò Trại, đối Bà Cụ, đối Tăng Xê, đối Cụ Lân ở phía trái con đường từ

Gia Sàng dẫn đến tỉnh lị Thái Nguyên, nay thuộc phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.
Đền thờ Đội Cấn: Do nhân dân Thái Nguyên dựng lên trước Cách mạng tháng Tám
để thờ Đội Cấn — lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và các nghĩa qn của ơng.
Cụm di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm
lịch sử quốc gia năm 1997.

1917 đã được xếp hạng Di tích
(Nguồn: baothainquyen.vn)

1. Dựa vào tư liệu 3 và thông tin trong mục 3, em hãy cho biết nguyên nhân bùng

nổ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917.

2. Khai thác thơng tín trong hình 1.6, em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc
khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917.
3. Em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917.


a



1. Vẽ sơ đồ tư duy về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo
dục của Thái Nguyên
từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.

2. Hãy lập bảng thống kê vế các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu
của nhân dân Thái Nguyên cuối thế ki XIX — dau thé ki XX.

@\

Tên cuộc đấu tranh

Thời điểm diễn ra

Diễn biến chính

?

?

?

Từ kết quả của bảng trên, hãy rút ra đặc điểm chung của các cuộc đấu tranh và
tỉnh thấn chống thực dân Pháp của nhân dân Thái Nguyên.

Em cùng nhóm bạn hãy sưu tắm thêm tư liệu và thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

1. Giới thiệu về một di tích liên quan đến lịch sử Thái Nguyên thời kì từ thế ki XVI
đến năm 1918.

2. Viết một kịch bản về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 để tham gia buổi
Dạ hội lịch sử của trường hoặc lớp em. Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em khi
tham gia vào vở kịch đó.


Yêu

câu

cân

đạt

e Kể được tên và giới thiệu được nét chính của một số lễ hội truyến thống ở tỉnh
Thái Nguyên.

e Sưu tắm tư liệu và viết bài giới thiệu về một lễ hội tiêu biểu ở tỉnh Thái Nguyên
hoặc địa phương em.
e Có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống.

(®)

.

Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá được tổ chức mang tính cộng đồng, một nét đặc
sắc trong đời sống tỉnh thần của mỗi dân tộc. Em có biết hằng năm có những lễ hội lớn

nào được tổ chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? Em đã từng được tham dự một lễ hội
nào của tỉnh hoặc địa phương em? Hãy chia sẻ vài nét về lễ hội đó.


.
1. Khái quát về lễ hội ở Thái Nguyên
Là một tỉnh trung du - miến núi, với nhiều dân tộc cùng sinh sống từ lâu đời,
Thái Nguyên không chỉ giàu truyến thống lịch sử, cách mạng, nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, mà còn là quê hương của nhiều lễ hội dân gian đặc sắc mỗi dịp xuân

về. Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thế thao và Du lịch (năm 2020), tỉnh Thái Nguyên có
trên 80 lễ hội, được tổ chức với quy mơ khác nhau tại các di tích lịch sử - văn hố, gắn

với các tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyến thống,... thu hút đông đảo nhân dân
địa phương và du khách thập phương.

Các lễ hội ở địa phương rất phong phú, đa dạng tập trung chủ yếu ở 3 loại hình: Lễ
hội dân gian; Lễ hội lịch sử - cách mạng; Lễ hội tôn giáo.
Đa số các lễ hội của Thái Nguyên thường được tổ chức vào dịp đấu xuân.


Bảng 2.1. Thời gian các lễ hội được tổ chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thời gian tổ chức
(theo âm lịch)

Số lượng lễ hội

Tháng |
Giêng

63

Tháng |

Hai

Tháng |
Ba

10

5

Tháng |
Tám

1

Tháng |
Chín

1

Tháng
Mười

4

(Nguồn: Sở Vðn hođ, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2020)
Các lễ hội ở Thái Nguyên thường được tố chức tại các di tích đình, đến, chùa
hoặc các di tích lịch sử - cách mạng, với mục đích chính là tưởng nhớ, tơn vinh các vị
thành hồng làng, những người có cơng đựng

nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm, khai


mở đất đai, lập nên làng xóm, những vị tố nghế, những

người học hành đỗ đạt và kỉ

niệm những ngày lễ lớn của tỉnh, đất nước.
Đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đã có bốn lễ hội được Bộ Văn hố, Thể thao và
Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hố phi vật thể quốc gia, đó là: lễ hội Đến Đuổm
(huyện Phú Lương), lễ hội đình Phương Độ (huyện Phú Bình), lễ hội Lống tống của
người Tày (huyện Định Hoá), lễ hội Cấu mùa của dân tộc Sán Chay (huyện Phú Lương).
Ngoài bốn lễ hội trên, trên địa bàn tỉnh Thái Ngun cịn có nhiều lễ hội tiêu biểu

khác, như: lễ hội Xuống đống (thành phố Phố Yên), lễ hội Đình - đến —- chùa Cầu Muối
(huyện

Phú Bình), lễ hội Núi Văn - Núi Võ (huyện Đại Từi, lễ hội c Pị của dân tộc

Nùng (huyện Đồng Hỳ),...

Hình 2.1. Lễ hội Cấu mùa của đóng bào Sản Chay

(huyện Phú Lương)

Hình 2.2 Lễ hội Chùa Hang (thành phố Thái Nguyên)

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên)

Quan sát các hình, bảng và đọc thơng tin trong mục 1, em hãy cho biết:
1. Các loại hình lễ hội và thời gian tổ chức lễ hội ở Thái Nguyên.


2. Tên một số lễ hội tiêu biểu của Thái Nguyên.


2. Một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên
a) Lễ hội Lồng tồng ở huyện Định Hoá
Lồng tống (tiếng Tày, có nghĩa là Xuống đống) là một lễ hội dân gian quan trọng
nhất trong năm của đồng bào dân tộc Tày, cũng là lễ hội quy tụ những sắc thái văn hoá
đặc sắc của một số dân tộc: Nùng, Dao, Sán Chay,... ở huyện Định Hoá với mục đích cầu
mong một năm mùa màng tươi tốt, cây trồng vật nuôi sinh sôi nảy nở, người người
khoẻ mạnh.

Lễ hội Lồng tống được tố chức trong hai ngày mống 9 và 10 tháng Giêng âm lịch.
Phần lễ được bắt đấu sau màn trống khai hội, múa lân, múa rống sôi động với nghi thức
cấu mùa của dân tộc Tay va dân tộc Sán Chay, lễ cấu phúc của đóng
Tịch điến,...

bào Dao, lễ cày

Trong vài năm gắn đây, lễ hội được tố chức tại không gian rộng trước Đến thờ
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đèo De, xã Phú Đình. Trong lễ hội, bao giờ cũng có lễ dâng
hương, báo cơng với Bác Hồ tại Nhà tưởng niệm Người trên đỉnh đèo De.

Hình 2.3. Nghi lễ cầu mưa thuận, gió hồ

Hình 24. Lễ cày Tịch điền

(Anh tu liéu: dinhhoathainguyen.gov.vn)
Phán hội với rất nhiều hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của người dân
trong vùng và du khách tạo nên khơng khí vui tươi, sơi nổi của những ngày đấu xuân


mới. Nhiều trò chơi dân gian, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức trong
suốt hai ngày diễn ra lễ hội.

Hình 2.5. Hội thi giã bánh giấy

Hình 2.6. Trò chơi tung còn

(Nguốn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên)


Khai thác hình ảnh và thơng tin ở mục a, em hãy nêu một số nét chính về lễ hội
Lồng tống ở Định Hoá.

b) Lễ hội Cầu Muối
Lễ hội được tố chức tại cụm đi tích lịch sử - văn hố Đình - đến - chùa Cầu Muối,
ở xã Tân Thành, huyện Phú Bình đế tưởng nhớ Dương Tự Minh - thủ lĩnh phủ Phú Lương
và lễ Phật cấu mong một năm mưa thuận, gió hồ; cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

'EM CĨ BIẾT?
Cụm di tích Đình - đến - chùa
Cấu Muối gốm có đình Cấu Muối thờ
Cao Sơn Q Minh Đại Vương (tức
Dương Tự Minh) - người đã giúp nhà
Lý bảo vệ vững chắc vùng đất biên

cương phía Bắc của nước Đại Việt, đến
Công đồng phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh
và chùa Cấu Muối thờ Phật.

Hình 2.7. Nghi lễ rước kiệu tại lễ hội Cầu Muối


(Nguồn: phubinh. thainguyen.qov.vn)

Lễ hội được diễn ra từ ngày móng 4 Tết đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch
hằng năm. Phần lễ chính bao gốm các hoạt động: dâng hương, rước kiệu lễ vật, múa
lân được tố chức vào sáng ngày mồng 4, các ngày cịn lại đón du khách thập phương

đến cấu may đấu năm. Sau phần lễ là phần hội với rất nhiếu trò chơi dân gian như: kéo
co, nhảy dây,... và nhiều hoạt động khác.

Đọc thông tin trong mục b, em hãy cho biết lễ hội Cấu Muối liên quan đến nhân vật
lịch sử nào. Giới thiệu một số nét chính về lễ hội này.
c) Lễ hội Núi Văn - Núi Võ
Khu di tích Núi Văn - Núi Võ (thuộc hai xã Ký Phú và Văn Yên, huyện Đại Từ) được

xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1981. Hằng năm, nhân dân huyện Đại Từ tố chức
lễ hội vào ngày mồng 4 tháng Giêng âm lịch để tưởng nhớ danh tướng Lưu Nhân Chú.


Quan thể gồm nhiều di tích: núi Văn, núi Võ, núi Quần Ngựa, núi Cắm Cờ, đầm
Tam Ngựa, cánh đồng Trang Dương... gắn liến với các hoạt động của Lưu Nhân Chú
cùng với nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đấu thế kỉ XV.

_..... Lưu Nhân Chủ là một trong 18 người bạn chiến đấu thân cận nhất của Lê Lợi cũng tham gia hội

thế Lũng Nhai (Lam Sơn, Thanh Hoá) năm 1416, quyết tâm đánh đuối giặc Minh, giải phóng đất nước.

Sau hội thế Lng Nhai, Lưu Nhân Chú cùng cha là Lưu Trung, anh rể là Phạm Cuống trở về núi Văn -

núi Võ để chiêu mộ và rèn luyện bình sĩ. Lưu Nhân Chú trở thành một trong những chỉ huy xuất sắc


của nghĩa quản Lam Sơn, lập nhiều chiến công. Sau khi mất, đế tưởng nhớ công ơn, người dân địa
phương
lập đến thờ ông dưới chân núi Võ (xã Văn Yên, huyện Đại Từ) và hằng năm tố chức lẻ hội.

Phần lễ mở đầu bằng nghi thức dâng hương, rước lễ trang nghiêm của các thế
hệ con cháu dòng họ Lưu ở xã Văn Yên và nhân dân trong vùng để tỏ lòng thành kính
đối với cơng lao to lớn của danh nhân lịch
sử Lưu Nhân Chú; báo công với tố tiên,
cầu mong một năm mới mưa thuận gió
hồ, mùa màng bội thu.
hố,

Phần hội với nhiều

hoạt động

thể

vật,

tướng,

thao

như:

đấu

chọi gà,... và các màn


nghệ tu

kéo

văn

co, cờ

trình diễn

đem lại khơng khí vui tươi đấu

xn mới.

®

TA
yy Nghĩ thức nước lễ
tại lễ hội Núi Văn - Núi Võ

(Ảnh: Trdn Van Minh)

Đọc thơng tin và khai thác các hình trong mục c, em hãy giới thiệu một số nét chính
về lễ hội Núi Văn — Núi Võ.

đ) Lễ hội Đền Đuổm
Lễ hội Đến Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) được tổ chức vào mống 6
tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Lễ hội Đến Đuốm là dịp người dân nơi đây tỏ lịng thành kính, biết ơn người anh

hùng Dương Tự Minh, cũng như gửi gắm ước vọng về một năm mưa thuận gió hồ,
làng bản ấm no. Thơng qua lễ hội những nét văn hoá độc đáo từ lâu đời thể hiện trong

trang phục, ấm thực, âm nhạc,... được giữ gìn, lưu truyến và tiếp nối qua nhiếu thế hệ.

EM CÓ BIẾT?

Dương Tự Minh là người dân tộc Tây, làm quan trải ba đời vua nhà Lý. Ông được phong làm
Thủ lĩnh phủ Phú Lương - một vùng đất rộng lớn. Ơng có cơng lao to lớn trong việc bảo vệ vững chắc
vùng biên cương phía Bắc của Đại Việt thế ki XI! và xây dựng phú Phú Lương trở thành vùng đất phồn
thịnh. Khi ông mất, nhân dân bày tỏ lịng biết ơn đối với cơng ơn của ơng nên đã lập đến thở ngay
chân núi Đuổm.

Người dân Phú Lương tố chức hoạt động để tưởng nhớ Thủ lĩnh Dương Tự Minh vào các ngày

trong nam như. mống 6 tháng Giêng, 13 tháng Chạp,.. Lễ hội lớn nhất là vào mồng 6 tháng Giêng,
tương truyến là ngày sinh của ông.


Hình 2.9. Lễ hội Đến Đuốm (tranh về)
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên)

Tham gia lễ hội không chỉ có nhân dân các xã thuộc huyện Phú Lương mà cịn có
cả nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Các lễ vật được chuẩn bị rất chu đáo (thường hai loại: cỗ chay và cỗ mặn). Cổ chay
thường có một số loại bánh: bánh chè lam, bánh khảo, bánh rán và bánh bỏng, đếu là

những đặc sản làm từ nguyên liệu sẵn có của địa phương. Cỗ mặn khơng thể thiếu
những món xơi, thịt,... và được trình bày rất đẹp mắt.


Phần lễ được tổ chức một cách trang nghiêm thành kính với các nghi thức rước
kiệu, dâng hương tại đến thờ người anh hùng Dương Tự Minh.

Phần hội được tổ chức rất sơi động với nhiều trị chơi dân gian diễn ra ở khu vực
sân hội (là khoảng đất rộng phía trước cửa đến) như: tung cịn, đấu vật, bắn nỏ, kéo co,
đấu cờ,... cùng các hoạt động văn nghệ dân gian (hát trị, hát ví, hát lượn, múa kì lân,...).
Các phường hát từ xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) năm nào cũng về tham gia.

Phần hội thường điễn ra trong nhiều ngày tạo nên khơng khí vui vẻ, náo nức đầu xn.

Hình 2.10. Trị chơi day gay
Hình 2 1 !. Thi đấu cờ
(Nguồn: Phịng Giáo đục và Đào tạo, Phịng Văn hố Thơng tin huyện Phú Lương)


Với những giá trị truyền thống đặc sắc, lễ hội Đến Đuốm đã được đưa vào danh
mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Quan sát các hình 2.9 - 2.1 1, đọc thơng tin trong mục di và trả lời các câu hỏi sau:

1. Lễ hội Đến Đuốm nhằm tôn vinh và tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc nào? Em hãy
giới thiệu khái quát
về vị anh hùng dân tộc đó.

2. Em hãy giới thiệu những nét chính về lễ hội Đến Đuốm.

e) Lễ hội Xuống đồng ở thành phố Phổ Yên
Hằng năm, lễ hội Xuống đồng của nhân dân thành phố Phố Yên được tổ chức vào sáng
mồng 3 Tết. Đây là lễ hội nhằm tơn vinh nghế nơng, gắn với tín ngưỡng cấu mùa trong sản
xuất nông nghiệp của người Kinh, cầu cho mưa thuận gió hồ, mùa màng tốt tươi,...

Sau những nghi lễ trang trọng để khai hội, nghỉ lễ cày đường cày đấu tiên của
năm mới sẽ được tổ chức trong sự cổ vũ của đông đảo nhân dân trên cánh đồng xóm
Thanh Hoa (phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên).
Mặc dù, hiện nay trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên, các công việc làm
đất, cày bừa phần lớn đã được thực hiện bằng máy móc, nhưng các màn thi cày, bừa
bằng trâu, bò, thi cấy bằng tay vẫn được tổ chức tại lễ hội Xuống đồng và thu hút sự
tham gia, cổ vũ nhiệt tình của hàng nghìn người dân. Điếu này cho thấy, những giá trị
văn hoá truyền thống lâu đời của cha ơng vẫn được gìn giữ và lưu truyền.

=

Hình 2.12. Thi bừa tại lễ hội Xuống đồng

Hinh 2.13. Thi cấy tại lễ hội Xuống đồng

(Ảnh: Trắn Văn Minh)
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra lễ hội, một số hoạt động văn hoá, văn nghệ được

tổ chức nhằm đem lại khơng khí vui tươi, phấn khởi ngày đấu xuân. Lễ hội cũng là dịp
bà con nông dân trong huyện quảng bá nhiều nông sản đặc trưng của địa phương.



×