UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
10
áng
8 – 20
2
2
Th
NGUYỄN QUANG THÁI – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)
NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP – TRẦN MINH HƯỜNG (đồng Chủ biên)
NGUYỄN THỊ LƯU AN – ĐỖ THỊ LIÊM CHÍNH – VÕ THỊ THU HẰNG
NGUYỄN PHÚC HIỀN – PHẠM NGỌC HIỀN – NGUYỄN TRỌNG HOÀNG – LÊ HOÀNG KHẢI
NGUYỄN MỸ LINH – BÙI TRẦN QUỲNH NGỌC – HOÀNG MINH PHÚC
LÊ DUY THANH – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG – PHẠM XUÂN VŨ – BÙI THỊ XUYẾN
10
1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
MỤC TIÊU
MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt sau mỗi bài học.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
Giúp các em tạo tâm thế, hứng thú và kết nối
KHỞI ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG
với chủ đề bài học.
GIỚI
MỤC THIỆU
TIÊU CHỦ ĐỀ
KHÁM PHÁ
KHÁM PHÁ
KHỞI
ĐỘNGCHỦ ĐỀ
GIỚI THIỆU
MỤC
TIÊU
LUYỆN
TẬP
Giúp các em quan sát, tìm hiểu,… để phát
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
hiện và trải nghiệm những điều mới.
KHỞI
ĐỘNGCHỦ ĐỀ
GIỚI
THIỆU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
LUYỆN
TẬP
KHÁM PHÁ
KHỞI ĐỘNG
Giúp các em luyện tập và thực hành những
VẬN
DỤNG
LUYỆN
TẬP
điều vừa khám phá được.
KHÁM PHÁ
VẬN
DỤNG
LUYỆN
TẬP
VẬN DỤNG
Giúp các em vận dụng những nội dung đã học
vào thực tiễn.
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng
các em học sinh lớp sau!
2
Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Tiếp nối các nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở, cùng với
sách giáo khoa mới được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thơng
2018, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 10 tiếp tục đồng hành
cùng các em trên hành trình khám phá những tri thức về văn hố, lịch sử, địa
lí, kinh tế, xã hội, môi trường,… của quê hương Long An anh hùng; giúp các
em phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết; để từ đó có định hướng nghề
nghiệp đúng đắn trong tương lai. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An –
Lớp 10 gồm có 6 chủ đề:
Chủ đề 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LONG AN
Chủ đề 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH
LONG AN
Chủ đề 3: TỔNG QUAN VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TỈNH LONG AN
Chủ đề 4: CHÂN DUNG NHÂN VẬT NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC Ở TỈNH
LONG AN
Chủ đề 5: CHÂN DUNG HOẠ SĨ, KIẾN TRÚC SƯ VÀ NGHỆ NHÂN Ở TỈNH
LONG AN
Chủ đề 6: KINH TẾ TỈNH LONG AN
Cấu trúc của mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học tập hoặc
các bài học, nhằm phát huy các phẩm chất và năng lực của học sinh, trong đó
đề cao năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quê hương
Long An. Qua các hoạt động học tập, trải nghiệm, các em sẽ có những hiểu biết
sâu sắc về nơi mình sinh sống, bồi dưỡng được tình yêu quê hương cũng như
ý thức trách nhiệm cơng dân trong việc góp phần xây dựng Long An ngày càng
giàu đẹp.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng với Tài liệu Giáo
dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 10.
TẬP THỂ TÁC GIẢ
3
Mục lục
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
LỜI NÓI ĐẦU.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
CHỦ ĐỀ 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LONG AN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
CHỦ ĐỀ 2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Ở TỈNH LONG AN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Bài 1. Khái quát về di sản văn hoá ở tỉnh Long An.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Bài 2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Long An. . . . . . . . . . . . . . 24
CHỦ ĐỀ 3. TỔNG QUAN VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TỈNH LONG AN. . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Bài 1. Khái quát văn học dân gian tỉnh Long An.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Bài 2. Đất và người Long An trong truyện cổ dân gian.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
Bài 3. Ca dao tình u đơi lứa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
CHỦ ĐỀ 4. CHÂN DUNG NHÂN VẬT NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
Ở TỈNH LONG AN.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
CHỦ ĐỀ 5. CHÂN DUNG HOẠ SĨ, KIẾN TRÚC SƯ
VÀ NGHỆ NHÂN Ở TỈNH LONG AN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
CHỦ ĐỀ 6. KINH TẾ TỈNH LONG AN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
BẢNG THUẬT NGỮ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
4
CHỦ ĐỀ
1
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở TỈNH LONG AN
MỤC TIÊU
CHỦ
– TrìnhGIỚI
bày vàTHIỆU
phân tích
đượcĐỀ
những đặc điểm của khí hậu và biến đổi khí hậu ở
tỉnh Long An.
– Nêu được
tácĐỘNG
động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống người dân tỉnh
KHỞI
Long An.
– Hệ thống
hốPHÁ
được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh
KHÁM
MỤC
TIÊU
Long An.
– Viết bài
thu hoạch
và trình bày trước lớp những vấn đề em thu hoạch được.
LUYỆN
TẬP
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
VẬN DỤNG
KHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁ
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG
Các hình ảnh trên gợi cho em những hiện tượng thiên nhiên nào?
Những hiện tượng đó gây ra hậu quả gì đối với sản xuất và đời sống?
5
KHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁ
I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
TỉnhLUYỆN
Long An TẬP
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt ẩm cao.
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng
12 đếnVẬN
tháng DỤNG
4 năm sau.
1. Nhiệt độ
Tỉnh Long An có lượng nhiệt dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ cao, biên
độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1980 – 2020 tại trạm
Mộc Hoá dao động từ 25,9oC đến 28,8oC. Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm
vào tháng 1, cao nhất vào tháng 4.
Tổng số giờ nắng trong nhiều năm dao động khoảng 2 200 – 2 800 giờ. Số giờ
nắng trung bình trong ngày dao động từ 6 – 7,5 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất
thường vào mùa khơ, tháng có số giờ nắng thấp nhất thường vào mùa mưa.
Dựa vào hình 1 và thơng tin trong bài, em hãy cho biết chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất ở tỉnh Long An.
6
2. Lượng mưa
Lượng mưa hằng năm lớn, trung bình hơn 1 500 mm/năm. Mùa mưa chiếm trên
90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều, giảm dần theo chiều
bắc – nam. Các huyện phía nam của tỉnh Long An như Tân Thạnh, Thạnh Hố, Châu
Thành có lượng mưa thấp nhất. Thời gian mưa nhiều trong năm thường trùng với
thời gian lũ về, song song đó là yếu tố địa hình trũng thấp của vùng Đồng Tháp Mười
làm cho ngập lụt gia tăng trên diện rộng. Tuy nhiên, ngay trong mùa mưa vẫn có thời
kì hạn hán xen kẽ trong thời gian ngắn mà dân địa phương gọi là “hạn Bà Chằn”
xảy ra vào tháng 7, 8 hằng năm.
Dựa vào hình 1 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Cho biết tháng có lượng mưa trung bình cao nhất và thấp nhất ở tỉnh
Long An giai đoạn 1980 – 2020.
– So sánh lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khơ.
II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Xu thế biến đổi nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình (0C)
Năm
Hình 2. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Mộc Hố, tỉnh Long An
giai đoạn 1980 – 2020
Nhiệt độ trung bình hằng năm tại trạm Mộc Hố nói riêng và tỉnh Long An nói
chung có xu thế tăng rất rõ rệt, tốc độ tăng khoảng 0,0198oC/năm. Nhiệt độ trung
bình năm dao động từ 27 – 28,2oC. Năm có nhiệt độ trung bình lớn nhất là 28,2oC
(năm 2016) và thấp nhất là 26,98oC (năm 1993).
7
Hình 3. Dự báo mức biến đổi nhiệt độ trung bình ở tỉnh Long An năm 2050
Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, em hãy cho biết xu thế biến đổi
nhiệt độ trung bình năm tại trạm Mộc Hố giai đoạn 1980 – 2020.
Em có biết?
Đến năm 2050, mức độ biến đổi nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Long An
tăng từ 1,3 đến 1,4oC, mức tăng nhiệt độ tăng dần từ phía tây sang phía đơng.
Mức tăng nhiệt độ cao nhất thuộc các huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc,
Tân Trụ, Tân An, Bến Lức (0,9oC) và tăng thấp nhất tại huyện Tân Hưng và
Vĩnh Hưng.
2. Xu thế biến đổi lượng mưa
Bảng 1.1. Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm của các trạm khí tượng
ở tỉnh Long An giai đoạn 1980 – 2020
Trạm
Xu thế biến đổi
(mm/năm)
8
Mộc Hoá Bến Lức Tân An Cần Đước Đức Hồ Kiến Bình
3,6
3,3
5,5
-0,8
3,64
-4,88
Nhìn chung trong giai đoạn 1980 – 2020, lượng mưa trung bình của tỉnh Long An
có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, xu hướng này khác nhau giữa các khu vực trong
tỉnh. Huyện Tân Thạnh, Cần Đước ghi nhận lượng mưa có xu hướng giảm, các khu
vực khác thì lượng mưa có xu hướng tăng.
Hình 4. Dự báo mức biến đổi lượng mưa trung bình ở tỉnh Long An năm 2050
Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nêu tên những trạm khí tượng ở tỉnh Long An có xu hướng gia tăng và
suy giảm lượng mưa giai đoạn 1980 – 2020.
– Nhận xét xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm của các trạm khí
tượng ở tỉnh Long An giai đoạn 1980 – 2020.
Em có biết?
Năm 2050, mức độ biến đổi của lượng mưa dao động từ 13,5 đến 14,5%,
phân bố tăng dần từ tây sang đông với mức độ biến đổi cao nhất thuộc huyện
Mộc Hố và giảm dần sang khu vực phía đơng của tỉnh Long An.
Ngoài biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An còn
biểu hiện ở sự thay đổi tần suất, cường độ, quy luật hoạt động của các hiện tượng
thời tiết cực đoan như hạn hán, số ngày nắng nóng, bão và áp thấp nhiệt đới,....
9
III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ –
XÃ HỘI TỈNH LONG AN
Nông nghiệp
Thuỷ sản
– Ngập lụt và xâm nhập mặn
ảnh hưởng đến diện tích canh
tác, năng suất và chất lượng
nơng sản.
– Nhiệt độ tăng và xâm nhập
mặn tác động đến chất lượng
nước và quá trình sinh trưởng
của thuỷ sản.
– Dịch bệnh ngày càng gia tăng.
– Dịch bệnh ngày càng gia tăng.
Hoạt động
sản xuất khác
Tác động
của biến đổi
khí hậu
– Sản xuất khơng ổn định do
nguồn nguyên liệu từ trồng trọt,
chăn nuôi,… bị gián đoạn hoặc
giảm chất lượng.
– Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ
thuật, môi trường lao động bị
ảnh hưởng do ngập, thời tiết
cực đoan,…
Đời sống sinh hoạt
– Thiếu nước sinh hoạt vào
mùa khô.
– Thời tiết cực đoan, dịch bệnh
gia tăng,… ảnh hưởng đến sức
khoẻ người dân.
– Đời sống bị ảnh hưởng do các
hoạt động kinh tế bị thiệt hại.
Sơ đồ một số tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
tỉnh Long An
Dựa vào sơ đồ và thơng tin trong bài, em hãy trình bày những tác động
của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế – xã hội ở tỉnh Long An.
Em có biết?
Vào tháng 4 – 2020, xâm nhập mặn
lấn sâu từ 95 – 105 km từ cửa biển trên
2 con sông là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ
Tây. Do ảnh hưởng của hạn, mặn, tỉnh
Long An đã có hàng nghìn ha lúa bị thiệt
hại. Tại huyện Tân Trụ đã có khoảng trên
4 000 ha lúa và thanh long bị thiệt hại.
10
Trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại trên 70% là hơn 2 200 ha; thiệt hại từ 30
đến 70% là hơn 1 200 ha. Cây thanh long bị thiệt hại trên là hơn 500 ha.
Trên địa bàn huyện Thủ Thừa, diện tích lúa có khả năng giảm năng suất từ 30
đến 70% là hơn 1 700 ha, trong đó 77 ha có khả năng mất trắng.
(Nguồn: dangcongsan.vn)
IV. GIẢI PHÁP ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mục tiêu của ứng phó biến đổi khí hậu là tăng cường năng lực thích ứng của con
người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế carbon thấp nhằm bảo vệ và
nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững trong bối
cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu.
Ứng phó với biển đổi khí hậu ở tỉnh Long An có thể chia thành 2 nhóm: nhóm
giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu và nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
1. Thích ứng biến đổi khí hậu
Nhóm các giải pháp quản lí, quy hoạch: xây dựng được cơ chế, chính sách,
kế hoạch, chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả. Ở từng địa phương
cần có các chính sách đặc biệt để tăng cường khả năng thích ứng cho những đối
tượng dễ bị tổn thương như chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội cho người nghèo
(các chương trình việc làm; trợ cấp tiền mặt, trợ cấp kinh phí khi có khủng hoảng,…);
các chính sách quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước; bảo vệ và khơi phục
hệ sinh thái rừng,…
Nhóm giải pháp tài chính: điều chỉnh các chương trình xố đói giảm nghèo phù hợp
với tình hình biến đổi khí hậu; đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thuỷ văn,
thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu.
Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục được phổ biến cho cộng đồng dân cư
(người dân, các nhà quản lí ở địa phương, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu,…)
nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Các hình thức tổ chức thông qua
tờ rơi, thông tin truyền thông, hội thảo, cuộc thi, cơng trình nghiên cứu khoa học,...
Nhóm giải pháp cơng trình: củng cố, xây dựng hệ thống đê bao; trồng rừng ngập mặn;…
2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm
tăng hiệu suất sử dụng năng lượng hoá thạch, tăng hiệu suất sử dụng điện,…
Phát triển hợp lí các nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng
tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…) góp phần giảm nhẹ khí nhà kính.
11
Quản lí chất thải thơng qua tăng cường hiệu quả cơng tác thu gom và xử lí chất thải.
Bảo vệ và phát triển rừng ở vùng Đồng Tháp Mười (rừng tràm), vùng ven biển
(rừng ngập mặn).
Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu có mối quan hệ với nhau, cần được
tiến hành đồng thời, góp phần ứng phó thành cơng với biến đổi khí hậu
MỤC TIÊU
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Dựa vào
thông tin trong bài, em hãy kể tên các giải pháp thích ứng và
KHỞI
ĐỘNG
giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An.
MỤC TIÊU
KHÁM PHÁ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
LUYỆN TẬP
ĐỘNG
1. PhânKHỞI
tích đặc
điểm khí hậu tỉnh Long An.
VẬN DỤNG
2. TrìnhKHÁM
bày xu hướng
PHÁ biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An.
3. Lập sơ đồ thể hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An.
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG
Viết bài thu hoạch về những biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu và những
giải pháp thích ứng với của biến đổi khí hậu ở nơi em sống. Em hãy trình bày bài
thu hoạch với các bạn trong lớp.
12
CHỦ ĐỀ
2
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Ở TỈNH LONG AN
Bài 1
KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HỐ
Ở TỈNH LONG AN
MỤC TIÊU
– NêuGIỚI
được THIỆU
khái niệmCHỦ
di sảnĐỀ
văn hố có dẫn chứng di sản văn hố địa phương.
–Biết cách phân loại di sản, có ví dụ cụ thể với các loại di sản văn hố địa phương.
– Trình
bày được
giá trị của các di sản văn hoá đối với việc giáo dục truyền thống
MỤC
TIÊU
KHỞI
ĐỘNG
quê hương đất nước.
– TìmKHÁM
hiểu bảng
xếp hạng di sản văn hoá ở tỉnh Long An.
PHÁ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
LUYỆN
TẬP
KHỞI ĐỘNG
KHÁM
PHÁ
VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG
Hình 1. Bằng xếp hạng Di tích cấp Tỉnh,
thành phố, Di tích lịch sử
Miếu Quan Thánh đế, thành phố Tân An
Hình 2. Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích
lịch sử cấp Quốc gia Khu vực
đồn Long Khốt, huyện Vĩnh Hưng
Quan sát hình 1 và hình 2, em biết được thơng tin gì? Hãy giới thiệu những
nội dung cơ bản về 2 di tích trên.
13
KHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1 Di sản với giáo dục truyền thống quê hương đất nước
LUYỆN TẬP
1. Khái niệm về di sản văn hoá
Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là
VẬN DỤNG
sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Đặc điểm của di sản văn hố Việt Nam
DI SẢN
VĂN HỐ
VIỆT NAM
14
1
Là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của
cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu
đời, được trao truyền, kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế
hệ cho tới ngày nay.
2
Là bức tranh đa dạng văn hoá, là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận
của di sản văn hố nhân loại.
3
Có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta.
4
Là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu
và kế thừa các nền văn hố, văn minh của nhân loại.
Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn
hoá và văn minh nhân loại với nền văn hoá bản địa lâu
đời của các dân tộc Việt Nam.
5
Có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát
huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dựa vào Luật
Di sản văn hố được Quốc hội thơng qua tại văn bản
Số 10/VBHN-VPQH, ngày 23 tháng 7 năm 2013.
3. Phân loại di sản văn hố
DI SẢN VĂN HỐ
DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
Là sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử, văn hố, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử –
văn hố, danh lam thắng cảnh, di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng
gian văn hố liên quan, có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng
được tái tạo, lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức khác.
Di sản văn hố vật thể bao gồm:
– Di tích lịch sử – văn hố là cơng trình
xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình,
địa điểm đó có giá trị lịch sử – văn hố,
khoa học.
– Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản
thiên nhiên, là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc
có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
– Di vật là hiện vật được lưu truyền lại,
có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
– Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại
có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hố,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở
lên.
– Bảo vật quốc gia là hiện vật được
lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử,
văn hoá, khoa học.
Di sản văn hoá phi vật thể bao
gồm:
– Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
khác nhau.
– Ngữ văn dân gian: bao gồm sử
thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè,
câu đối, truyện cổ tích, truyện trạng,
truyện cười, truyện ngụ ngơn, hát ru
và các biểu đạt khác được chuyển tải
bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ
viết.
– Nghệ thuật trình diễn dân gian: bao
gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu
và các hình thức trình diễn dân gian
khác.
– Tập quán xã hội: bao gồm luật tục,
hương ước, chuẩn mực đạo đức,
nghi lễ và các phong tục khác.
– Lễ hội truyền thống.
– Nghề thủ công truyền thống.
– Tri thức dân gian.
15
4. Ý nghĩa của di sản đối với việc giáo dục truyền thống quê hương đất nước
Việc khai thác các di sản văn hoá ở trên địa bàn nhà trường đóng vai trị như là
nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục cho học sinh. Với sự đa dạng của
mình, di sản văn hố giúp học sinh học tập các nội dung lịch sử địa phương trở nên
hấp dẫn, sinh động, học sinh hứng thú học tập, hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy
sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức.
Thơng qua các di sản văn hố tại địa phương, góp phần giáo dục niềm tin, giáo
dục lí tưởng xã hội chủ nghĩa, có tình cảm trong sáng, nhân sinh quan đúng đắn,
hình thành cho các em tình cảm yêu quê hương, đất nước.
Khai thác nội dung các di sản văn hố, chúng ta có thể giáo dục cho học sinh
nhiều truyền thống dân tộc, nổi bật là giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất
nước. Lòng yêu nước, yêu quê hương là vốn quý của mọi dân tộc; mỗi dân tộc có
những nét đặc sắc riêng của lòng yêu nước. Lòng yêu quê hương, đất nước của
nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân tỉnh Long An nói riêng được hình thành
trong q trình lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, phát triển trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Nó đã trở thành đạo lí của người
Việt Nam, là tiêu chí cao nhất để đánh giá mọi người trong nước từ trước đến nay.
Giáo dục lịng kính trọng và biết ơn đối với các thế hệ đi trước góp sức xây dựng,
phát triển quê hương, đánh giá đúng vai trò của các cá nhân trong lịch sử địa phương.
Dạy học lịch sử địa phương qua di sản góp phần giáo dục tinh thần, thái độ lao
động đúng đắn, biết quý trọng các giá trị lịch sử của thế hệ trước để lại trong các
cơng trình văn hố, kiến trúc,… hiểu rõ tài trí, sức sáng tạo của thế hệ trước trong
sự thúc đẩy, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương qua các thời kì lịch sử.
Thông qua bài học từ di sản, giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị
của di sản trong việc phát triển kinh tế văn hoá, quảng bá phát triển du lịch.
– Em hãy trình bày khái niệm Di sản văn hố.
– Có bao nhiêu loại hình di sản văn hố? Hãy kể tên.
– Theo em, việc học tập các nội dung lịch sử địa phương qua các di sản
văn hố có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 2 Khái quát về di sản văn hoá tỉnh Long An
Long An được hình thành sớm là vùng đất giàu lịch sử – văn hoá và truyền
thống cách mạng của Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ở tỉnh Long An
có nhiều di sản văn hố nổi bật như Cụm di tích khảo cổ học Gị Xồi, Gị Đồn,
16
Gị Năm Tước tại Đức Hồ, lăng mộ và đền thờ Quận cơng Nguyễn Huỳnh Đức tại
Tân An, di tích lịch sử chùa Tơn Thạnh ở Cần Giuộc, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà
Trăm cột ở Cần Đước, di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo ở Tân Trụ,…
Tình đến tháng 5 – 2022, tỉnh Long An có 123 di tích lịch sử – văn hố được xếp
hạng, trong đó có 21 di tích được cơng nhận cấp quốc gia và 102 di tích cấp tỉnh;
2 bảo vật quốc gia; 5 di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia và 1 di sản văn hoá phi
vật thể đại diện nhân loại; khoảng 400 lễ hội với quy mô và tính chất khác nhau; 10
loại hình nghệ thuật truyền thống,…
Ví dụ như các lễ hội Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân
gian như đua thuyền, kéo co, hằng năm thu hút được nhiều khách du lịch. Các
nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (huyện Cần Đước, huyện
Bến Lức), nghề kim hồn (xã Phước Vân, huyện Cần Đước), nghề đóng ghe (huyện
Cần Đước), nghề làm trống (huyện Tân Trụ),... Các lễ hội là một phần trong văn hoá
và đời sống xã hội của con người tỉnh Long An.
1. Di sản văn hố vật thể
a. Những di tích lịch sử – văn hoá xếp hạng cấp Quốc gia
Bảng 1. Thống kê các di tích lịch sử – văn hố cấp Quốc gia ở tỉnh Long An
TT
Di tích lịch sử – văn hố cấp Quốc gia
1
Cụm di tích Khảo cổ học Gị Xồi, Gị Đồn, Gị Năm Tước
2
Di tích Khảo cổ học An Sơn
3
Di tích Khảo cổ học Gị Ơ Chùa
4
Di tích Khảo cổ học Rạch Núi
5
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Phước Lâm
6
Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm nhà cổ Thanh Phú Long
7
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Xn
8
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Vĩnh Phong
9
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Trăm Cột
10
Di tích lăng mộ và đền thờ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức
11
Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An
12
Di tích lịch sử căn cứ Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính kháng chiến Nam Bộ
(1946 – 1949)
17
13
Di tích lịch sử chùa Tơn Thạnh
14
Di tích lịch sử Địa điểm thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh
Chợ Lớn
15
Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt
16
Di tích lịch sử Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
17
Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thơng
18
Di tích lịch sử Nhà và lị gạch Võ Cơng Tồn
19
Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hịa
20
Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến
21
Di tịch lịch sử Vàm Nhựt Tảo
b. Một số di tích lịch sử – văn hố tiêu biểu
Chùa Tôn Thạnh
Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm
1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, là
một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử
và văn học. Chùa được Bộ Văn hố –
Thơng tin xếp hạng di tích lịch sử cấp
Quốc gia ngày 27 tháng 11 năm 1997
theo quyết định số 2890-VH/QĐ. Ngơi
chùa có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là
nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ
Hình 3. Chùa Tơn Thạnh ở huyện Cần Giuộc
lớn, một chí sĩ u nước của dân tộc
Việt Nam từ năm 1859 đến 1861 đã sống và sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
nổi tiếng. Nguyễn Đình Chiểu là danh nhân văn hoá thế giới, được Đại hội đồng
UNESCO họp lần thứ 41 (diễn ra từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 11 năm 2021) tại
Pa-ri vinh danh.
Theo sử liệu, chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã, do Thiền sư
Viên Ngộ xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808). sau đó ít lâu, chùa có tên
mới là chùa Tơng Thạnh, mãi cho đến năm 1841, vì kỵ huý tên của vua Thiệu Trị
là Miên Tông nên chùa bắt buộc phải đổi tên là chùa Tôn Thạnh với ý nghĩa mong
muốn dòng dõi sau này đời đời hưng thịnh.
18
Di tích Vàm Nhựt Tảo
Vàm Nhựt Tảo là nơi giao giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo. Di tích
Vàm Nhựt Tảo tḥc xã Tân Bình, hụn Tân Trụ. Vào ngày 10 – 12 – 1861, dưới sự
chỉ huy của anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực, Vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm
hờn nhấn chìm tàu Hi Vọng của thực dân Pháp. Những dấu tích của con tàu được
trưng bày trong Bảo tàng Long An. Di tích vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hố –
Thơng tin xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 1460-QĐ/VN, ngày 28 tháng 6
năm 1996.
Hình 4. Khu di tích Vàm Nhựt Tảo
ở huyện Tân Trụ
c. Bảo vật Quốc gia
Bộ sưu tập hiện vật vàng ở Bảo tàng tỉnh Long An thuộc thế kỉ IX, gồm 26 hiện
vật, phát hiện năm 1987 trong đợt khai quật di chỉ Gị Xồi, xã Đức Hồ Hạ, huyện
Đức Hồ, tỉnh Long An. Trong đó, có 8 lá vàng chạm hình voi, 6 lá vàng trơn, 4 nhẫn
nạm hạt, 3 lá vàng hình hoa sen cùng các lá vàng khác chạm hình người, hình rùa,
hình rắn, hình lá đề và lá vàng khắc chữ Phạn.
Hình 5. Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập hiện vật vàng
19