Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Tiền Giang Lớp 3.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.34 MB, 58 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH TIỀN GIANG
Lớp

3

Th

áng

2
9 – 20

2


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH TIỀN GIANG
Lớp

1

3




LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!
Nhằm đáp ứng nội dung giáo dục địa phương của Chương trình giáo
dục phổ thông 2018, tiếp nối Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 2,
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang tổ chức biên soạn Tài liệu
giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 3. Tài liệu gồm 5 chủ đề:
CHỦ ĐỀ 1. TIỀN GIANG – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI
CHỦ ĐỀ 2. GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ
CHỦ ĐỀ 3. LÀNG NGHỀ ĐĨNG TỦ THỜ GỊ CÔNG
CHỦ ĐỀ 4. ĐẶC SẢN QUÊ EM
CHỦ ĐỀ 5. DI TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ẤP BẮC
Mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học tập gồm: Khởi động –
Khám phá – Luyện tập – Vận dụng. Cấu trúc này có sự kết nới chặt chẽ với
nội dung và hình thức của sách giáo khoa mới, đồng thời tạo điều kiện giúp
các em tự tin, sáng tạo trong śt q trình học của mình.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 3 sẽ đồng hành cùng
các em trong hoạt động trải nghiệm, lồng ghép, tích hợp trong các mơn
học, qua đó giúp cho các em có thêm những kiến thức về cảnh quan,
môi trường; các giá trị về văn hố, lịch sử, trùn thớng và hiện đại của
quê hương Tiền Giang.
Chúc các em học sinh có những trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 3.
CÁC TÁC GIẢ

2



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Khởi động

Khám phá

Học sinh huy động kiến thức, kinh Khởi
nghiệm

động
nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò mò vào
chủ đề mới.
Khám phá

HọcLuyện
sinh tập
thực hiện các hoạt động quan sát,

thảo luận, tìm tịi, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện
và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề.

Luyện tập

Vận dụng

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được
Vận dụng

trang bị để giải quyết các vấn đề, tình h́ng,
chủ đề luyện tập tương tự hay biến đổi,… nhằm khắc

sâu kiến thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách
chắc chắn.

Vận dụng

Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế
hoặc vấn đề có liên quan đến tri thức của chủ đề,
từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng
sáng tạo.

3


MỤC LỤC
Lời nói đầu....................................................................................................................2
Hướng dẫn sử dụng tài liệu ..........................................................................................3
Mục lục .........................................................................................................................4
CHỦ ĐỀ 1: TIỀN GIANG – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI .....................................................5
CHỦ ĐỀ 2: GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ ............................................................ 19
CHỦ ĐỀ 3: LÀNG NGHỀ ĐÓNG TỦ THỜ GỊ CƠNG .................................................. 28
CHỦ ĐỀ 4: ĐẶC SẢN Q EM ..................................................................................... 37
CHỦ ĐỀ 5: DI TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ẤP BẮC ................................................ 46
Giải thích thuật ngữ .................................................................................................. 55

4


CHỦ ĐỀ 1

TIỀN GIANG –

VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

Biển Tân Thành ở huyện Gị Cơng Đơng
(Nguồn: thanhnien.vn)

5


Khởi động

Giáo viên cùng học sinh tham gia một trò chơi (ơ chữ, lật mảnh ghép,
đuổi hình bắt chữ,…) để tìm tên địa danh theo một sớ gợi ý sau:
– Đây là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
– Vùng đất này được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”.
– Là nơi sản sinh ra nhiều nhân kiệt: Tứ kiệt (Nguyễn Thanh Long, Ngô Tấn Đước,
LêKhởi
Côngđộng
Thận, Trương Văn Rộng), Trương Định, Nguyễn Hữu Huân.
– Một số đặc sản nổi tiếng của vùng đất này: Hủ tiếu Mỹ Tho, mắm tơm chà
Gị Cơng,…
Khám phá

Hoạt động

1

Khám phá thời gian thành lập, tên gọi và các đặc điểm cơ bản
về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang

TiềnLuyện

Giangtập
là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trải
dài trên bờ Bắc sông Tiền.
a. Thời gian thành lập, tên gọi và các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang
Vận dụng

– Em hãy cho biết tỉnh Tiền Giang được thành lập ngày, tháng, năm nào.
Vì sao tỉnh có tên gọi như vậy?
– Kể tên các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang.
Từ đầu thế kỉ XVII, một số lưu dân người Việt từ miền Trung và miền
Bắc đến khai hoang và định cư ở vùng đất Tiền Giang. Trải qua các giai
đoạn phát triển, ngày 01 tháng 3 năm 1976, tỉnh Tiền Giang chính thức
được thành lập. Tiền Giang là địa danh được đặt theo tên sơng Tiền.
Tỉnh Tiền Giang có diện tích là 2 510,61 km2 (năm 2019), với 1 thành phố,
2 thị xã và 8 huyện.

6


CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH TIỀN GIANG
THÀNH PHỐ

HUYỆN
Cái Bè

Mỹ Tho

Cai Lậy
Tân Phước
Châu Thành


THỊ XÃ

Chợ Gạo
Gị Cơng Tây

Cai Lậy

Gị Cơng Đơng

Gị Cơng

Tân Phú Đơng

1
Cầu Rạch Miễu bắc ngang qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre
(Nguồn: Tấn Quân)

b. Những đặc điểm cơ bản về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang

– Tỉnh Tiền Giang giáp với các tỉnh, thành phố nào?
– Nêu những đặc điểm cơ bản về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang.
7


Vị trí địa lí
Tỉnh Tiền Giang có phía bắc và đơng bắc giáp tỉnh Long An và Thành
phớ Hồ Chí Minh; phía nam giáp tỉnh Bến Tre; phía đơng giáp Biển Đơng;
phía tây và tây nam giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long.


2

Địa hình

Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: bandohanhchinh.wordpress.com)

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, khơng có đồi núi, nhưng một
sớ khu vực có địa hình thấp trũng (huyện Tân Phước) hoặc gò cao hơn so
với địa hình chung của tỉnh (huyện Cai Lậy, Cái Bè).

3

4
Vườn rau ở huyện Gị Cơng Đơng
(Nguồn: baotintuc.vn)

Cánh đồng trồng lúa ở huyện Cai Lậy
(Nguồn: baotintuc.vn)

8


Khí hậu
Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường
diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tỉnh Tiền Giang có lượng mưa thấp nhất trong vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long. Mùa khơ tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn ra
rất gay gắt. Mùa mưa ngập úng ở một số nơi, gây ra nhiều khó khăn và
thiệt hại cho sản xuất nơng nghiệp.


5
Mía bị chết khơ do hạn hán ở huyện Tân Phú Đông, năm 2016
(Nguồn: baotintuc.vn)

6
Lũ lụt ở huyện Cái Bè, năm 2021
(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

9


Sơng ngịi
Tỉnh Tiền Giang có mạng lưới sơng ngịi, kênh, rạch dày đặc. Trong đó,
con sơng lớn là sơng Tiền đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp và giao thông đường thuỷ.

7
Sông Tiền

Đất đai

(Nguồn: plo.vn)

Tỉnh Tiền Giang có 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất, thích hợp cho việc trồng lúa, cây
ăn quả,…

8
Cánh đồng lúa ở huyện Gị Cơng Tây

(Nguồn: Kiều Nguyên)

10


9
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ở huyện Châu Thành
(Nguồn: Báo khoa học và phát triển)

Nhóm đất mặn có diện tích lớn thứ hai sau nhóm đất phù sa. Nhóm đất
này thích hợp cho việc ni trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn,...

10
Khu vực nuôi tôm tập trung tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đơng nhìn từ trên cao
(Nguồn: Trần Liêm)

11


Nhóm đất phèn có diện tích lớn thứ ba, thích hợp cho việc trồng
khoai mỡ, khóm,…

11
Vườn khóm ở huyện Tân Phước
(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

Nhóm đất cát giồng thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, rau màu,…

12
Dưa hấu trồng trên đất cát giồng ở thị xã Gị Cơng

(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

12


Hoạt động

2

Khám phá những đặc điểm cơ bản về đời sống của cư dân ở
vùng đất Tiền Giang

– Kể tên các dân tộc cùng cư trú trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
– Nêu một số ví dụ cho thấy sự phong phú và đa dạng trong đời sống
văn hoá của người dân ở tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Tiền Giang là địa bàn cư trú của các dân tộc: Kinh (Việt), Hoa, Khmer,
Chăm,... Trong đó, đại đa sớ dân cư là người Kinh (chiếm 98% số dân).

13
Nhân dân Tiền Giang tổ chức lễ kỉ niệm ngày anh hùng
dân tộc Trương Định tuẫn tiết
(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

Đời sớng văn hố của cư dân trên vùng đất Tiền Giang rất phong
phú, đa dạng vì mỗi dân tộc đều có những sắc thái riêng về phong tục
tập quán, văn hoá,…
13


Ẩm thực

Cơm gạo là thức ăn chính. Trong ngày lễ tết, người dân Tiền Giang cịn
chế biến những món ăn đặc trưng của Nam Bộ như thịt kho tàu, bánh tét,
bánh ít, bánh ch́i, bánh da lợn, bánh bị nướng,…
Trong đời sớng hằng ngày, người dân rất thích dùng khơ và mắm. Khơ
phổ biến là khơ cá lóc, cá sặc, cá chạch,… Mắm có mắm cá lóc, cá sặc, cá
linh, mắm tôm chà, mắm tôm chua,…

14
Các loại bánh phổ biến của Tiền Giang
(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

15
Mắm tơm chà Gị Cơng
(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

14


Trang phục
Mỗi dân tộc đều có trang phục trùn thớng riêng, thể hiện nét đặc sắc
văn hoá của dân tộc mình. Trang phục trùn thớng của người Kinh là
áo bà ba, áo dài...

16

17

18
Trang phục truyền thống của người Kinh
(Nguồn: Xuân Trường)


15


19
Trang phục truyền thống của người Hoa
(Nguồn: Xuân Trường)

21
Trang phục truyền thống của người
Khmer

20

(Nguồn: vov.vn)

Trang phục truyền thống của người Chăm
(Nguồn: baodantoc.vn)

Nhà ở
Người dân tỉnh Tiền Giang cư trú tập trung dọc theo các con sông,
kênh, rạch, theo các giồng cát, các trục giao thơng chính.
Nhà cửa được xây
dựng rộng rãi, phía sau
thường là đồng ruộng
hoặc vườn cây ăn trái. Cư
dân sử dụng các nguyên
vật liệu như gỗ, vách tre, lá
dừa nước, gạch ngói, sắt,
thép, xi măng,… để xây

dựng nhà cửa.

22
Nhà của cư dân ở huyện Cái Bè
(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

16


Lễ hội
Hằng năm, người dân Tiền Giang tổ chức nhiều lễ hội như: Lễ giỗ
anh hùng dân tộc Trương Định, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Chiến thắng
Rạch Gầm – Xồi Mút, Lễ hội văn hố – du lịch làng cổ Đơng Hồ Hiệp
(Cái Bè).

24

23

Lễ hội Chiến thắng Rạch Gầm – Xồi Mút

Lễ hội Nghinh Ơng ở Vàm Láng

Hoạt động

1

Hoàn thành bảng thể hiện những đặc trưng cơ bản về
thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang.


Những đặc trưng cơ bản về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang
STT

Đặc trưng cơ bản

Yếu tố thiên nhiên

1

Vị trí địa lí

?

2

Địa hình

?

3

Khí hậu

?

4

Sơng ngịi

?


5

Đất đai

?
17


Hoạt động

2

Hoàn thành bảng thể hiện những đặc điểm cơ bản về đời sống
các dân tộc ở tỉnh Tiền Giang

Những đặc điểm cơ bản về đời sống các dân tộc ở tỉnh Tiền Giang

1

Các dân tộc

?

2

Ẩm thực

?


3

Trang phục

?

4

Nhà ở

?

5

Lễ hội

?

Vaän duïng

Hoạt động

1

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thể hiện
tình cảm yêu quý, tự hào của em với quê hương
Tiền Giang (thiên nhiên, con người,…).

Hoạt động


2

Chia sẻ với các bạn một lễ hội của dân tộc mà em thích nhất
theo các gợi ý sau:

– Tên gọi của lễ hội đó là gì?
– Lễ hội đó diễn ra vào thời gian nào?
– Kể tên một số hoạt động, món ăn, trang phục,… mà mọi người thường
làm hoặc sử dụng trong lễ hội.

18


CHỦ ĐỀ 2

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ
TRẦN VĂN KHÊ

Chân dung Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê
(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

19



×