Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CỒN KHƯƠNG THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ........................................

HỌC VIÊN THỰC HIỆN:

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CỒN
KHƯƠNG THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
NGÀNH: KIẾN TRÚC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ........................................

HỌC VIÊN THỰC HIỆN:

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CỒN
KHƯƠNG THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
NGÀNH: KIẾN TRÚC


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí minh, ngày
2023
Tác giả

tháng



năm


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................8
6. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................8
NỘI DUNG............................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CƠNG TRÌNH NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VÀ THÂN THIỆN
MƠI TRƯỜNG......................................................................................................11
1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................11
1.1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ............................................11
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn..........................................................................13
1.1.3. Tình hình thiết kế, xây dựng cơng trình nhà ở thấp tầng tại thành phố
Cần Thơ.................................................................................................................. 14
1.2. Thực trạng cơng trình nhà ở thấp tầng tại Thành phố Cần Thơ theo
hướng thích ứng và thân thiện mơi trường.........................................................15
1.2.1. Tình hình thiết kế, xây dựng cơng trình nhà ở thấp tầng tại thành phố
Cần Thơ theo hướng thích ứng và thân thiện môi trường....................................15
1.2.2. Thực trạng sử dụng năng lượng tại các cơng trình nhà ở thấp tầng..........15
1.2.3. Mối liên hệ giữa thiết kế, xây dựng nhà ở thấp tầng và tính thích ứng,
thân thiện mơi trường............................................................................................15
1.3. Đánh giá của tác giả........................................................................................15



3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
THIẾT KẾ NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VÀ
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG............................................................................18
2.1. Một số khái niệm, định nghĩa........................................................................18
2.2. Cơ sở khoa học về tính thích ứng và thân thiện môi trường của nhà ở
thấp tầng................................................................................................................. 21
2.2.1. Ảnh hưởng của thiết kế xây dựng đến hiệu suất sử dụng năng lượng
của nhà ở thấp tầng tại thành phố Cần Thơ.........................................................21
2.2.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà ở thấp tầng tại
thành phố Cần Thơ................................................................................................21
2.2.3. Thiết kế hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời tại nhà ở thấp tầng tại
thành phố Cần Thơ................................................................................................21
2.2.4. Vai trị của cơng nghệ trong thiết kế xây dựng nhà ở thấp tầng đối với
hiệu suất sử dụng năng lượng...............................................................................21
2.2.5. Vai trò của vật liệu xây dựng mặt đứng cơng trình đối với hiệu suất sử
dụng năng lượng tại thành phố Cần Thơ..............................................................21
2.2.6. Thiết kế nhà ở thấp tầng phù hợp điều kiện mưa lũ tại Thành phố Cần
Thơ.......................................................................................................................... 21
2.3. Cơ sở thực tiễn về thiết kế xây dựng nhà ở thích ứng và thân thiện mơi
trường..................................................................................................................... 21
2.3.1. Kinh nghiệm về sử dụng hiệu quả năng lượng trong nhà - Ngôi nhà tiêu
thụ năng lượng thấp ở Nam Dakota, Mỹ:..............................................................21
2.3.2. Kinh nghiệm về quản lý kiến trúc từ Nhật Bản...........................................22
2.3.3. Kinh nghiệm quản lý kiến trúc từ Trung Quốc...........................................23
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI THÀNH
PHỐ CẦN THƠ THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VÀ THÂN THIỆN MƠI
TRƯỜNG...............................................................................................................24

3.1. Nhóm giải pháp về kiến trúc..........................................................................24


4
3.1.1. Hình thức kiến trúc cơng trình....................................................................24
3.1.2. Khơng gian mặt cắt.......................................................................................24
3.1.3. Vật liệu và kết cấu bao che...........................................................................24
3.1.4. Tạo cảnh quan theo chiều đứng...................................................................24
3.2. Giải pháp về kỹ thuật.....................................................................................24
3.2.1. Sử dụng năng lượng mặt trời chủ động và bị động.....................................24
3.2.2. Thơng gió tự nhiên.......................................................................................24
3.2.3. Chiếu sáng....................................................................................................24
3.3. Nhóm giải pháp về quản lý............................................................................24
3.3.1. Xây dựng quy định quản lý theo hướng thích ứng và thân thiện mơi
trường..................................................................................................................... 24
3.3.1. Bảo trì, bảo dưỡng cơng trình......................................................................24
3.3.2. Nâng cao ý thức người dân trong việc xây dựng nhà ở thấp tầng theo
hướng thích ứng và thân thiện môi trường...........................................................24
KẾT LUẬN............................................................................................................25
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................25


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và lý do lựa chọn đề tài
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong q trình phát triển của xã hội
lồi người. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà
hoạt động về kinh tế, xã hội, mơi trường cùng các nhà chính trị đã thống nhất về
quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của

toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố gồm 27 nguyên tắc cơ bản về
phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự
phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh biến đổi khí
hậu ngày càng trở nên phức tạp, khó lường và có tác động ngày càng trầm trọng
trên thế giới, thì việc nghiên cứu ứng dụng thiết kế theo hướng thân thiện mơi
trường của cơng trình xây dựng là rất cần thiết.
Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới dễ bị tổn thương bởi biến đổi
khí hậu (BĐKH). Khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và
TP. Cần Thơ nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn khi BĐKH tác
động và đe dọa đến sự phát triển bền vững của một đô thị đang trên đà phát triển.
Theo Bộ TN&MT, khoảng 30 năm qua, BĐKH khiến khu vực ĐBSCL có sự
thay đổi về nhiệt độ trung bình năm tăng, mực nước dâng cao thêm… ảnh hưởng
trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân. Do tác động của
BĐKH, Thành phố Cần Thơ đã và đang phải đối mặt với các hiểm họa như: triều
cường, sạt lở đất, nắng nóng, bão, lốc xốy kéo theo những hiểm họa khác như:
xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa với các đặc điểm chung như nền nhiệt cao và ổn định, chế độ nắng cao,
biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ; khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản là
mùa mưa và mùa khô. Trong thời gian từ năm 2018-2020, thành phố Cần Thơ đã
triển khai “Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” hướng đến
phát triển bền vững, đã tận dụng được các thế mạnh về khí hậu địa phương, ứng
dụng hiệu quả trong việc thiết kế công trình xây dựng thân thiện mơi trường, đã
mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. Trong thời gian tới, thành phố Cần Thơ


2
sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2030 theo
hướng đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc

triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ các giải pháp
kỹ thuật.
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, có mức độ đơ thị hóa
và mật độ xây dựng cao so với các quận, huyện còn lại trên địa bàn thành phố.
Theo đánh giá về hiện trạng nhà ở, khu dân cư trên địa bàn quận Ninh Kiều, các
cơng trình xây dựng nhà ở của quận chủ yếu là nhà do người dân tự xây. Tại các
khu vực giáp đường giao thông lớn, mật độ xây dựng từ 90-100% với diện tích
trung bình từ 60-100m2; trong các hẻm, mật độ xây dựng khoảng 80-90%, diện
tích nhà khoảng 40-80 m2/căn. Nhà trong các khu dân cư quy hoạch mới có sự
định hướng khơng gian cảnh quan và kiến trúc quy hoạch nên khang trang hơn
các khu hiện hữu. Theo Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 quận Ninh Kiều đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tốc độ tăng quỹ nhà ở rất cao; mặt khác,
trong lĩnh vực nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cơng trình, bài báo, tham luận
khoa học có liên quan đến lĩnh vực thiết kế bền vững và sử dụng tiết kiệm năng
lượng, tuy nhiên chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chi tiết cụ thể về việc
thiết kế cơng trình xây dựng theo hướng thân thiện mơi trường, đặc biệt là đối
với cơng trình nhà ở thấp tầng tại khu vực Cồn Khương thuộc địa phận phường
Cái Khế, quận Ninh Kiều và phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ, cơng trình phổ biến tại đây bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi
BĐKH; do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nhà ở thấp tầng tại Cồn
Khương theo hướng thân thiện môi trường” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
Kiến trúc là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu:
Nhà ở thấp tầng (các loại hình nhà phố, biệt thự) thân thiện điều kiện môi
trường.
b) Mục tiêu nghiên cứu


3

Nghiên cứu thực trạng cơng trình nhà ở thấp tầng tại khu vực Cồn Khương
thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều và phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp kiến trúc nhà ở thấp tầng theo
hướng thân thiện môi trường.
3. Giới hạn đề tài nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Cồn Khương thuộc phường Cái Khế, quận
Ninh Kiều và phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
- Loại hình nhà nghiên cứu: nhà ở thấp tầng (các loại hình nhà phố, biệt
thự).
- Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2023. Trong đó:
+ Các số liệu nghiên cứu thực trạng: từ năm 2017 – 2023.
+ Các giải pháp: định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu:
Thu thập dữ liệu, phân tích tổng quan diễn biến tình hình, đặc điểm các yếu
tố mơi trường có tác động đến cơng trình nhà ở thấp tầng.
Thu thập các tài liệu, ứng dụng khoa học trong thiết kế xây dựng cơng trình
thân thiện điều kiện mơi trường.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp điền dã, lập phiếu điều tra
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Thiết lập các luận điểm, phương pháp nghiên cứu ứng dụng và lựa chọn giải
pháp thiết kế nhà ở thấp tầng thân thiện môi trường.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học:


4
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế nhà ở thấp tầng theo hướng
thân thiện môi trường. Qua đó nhằm góp phần hồn thiện cơ cở lý luận khoa học

về thiết kế bền vững đối với cơng trình nhà ở.
b) Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để ứng dụng thiết kế đối với các
cơng trình nhà ở thấp tầng tại khu vực Cồn Khương và các cơng trình tại các khu
vực có tính chất tương tự nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơng trình thân thiện
với mơi trường.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu của sinh
viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực kiến trúc bền vững.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội
dung luận văn được trình bày với kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan về kiến trúc thấp tầng tại Cồn Khương theo
hướng thân thiện môi trường
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Tổng quan về phát triển nhà ở thấp tầng theo hướng thân thiện với mơi
trường
1.3. Xu hướng phát triển cơng trình thân thiện môi trường trên thế giới
1.4. Thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng tại Cồn Khương
Chương 2. Cơ sở khoa học về giải pháp kiến trúc nhà ở thấp tầng theo
hướng thân thiện môi trường tại Cồn Khương
2.1. Cơ sở lý thuyết (bao gồm Cơ sở kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây
dựng)
2.2. Cơ sở pháp lý
2.3. Cơ sở về thực trạng (bao gồm Cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
Cơ sở văn hóa).


5
2.4. Cơ sở thực tiễn về kiến trúc nhà ở thân thiện môi trường
Chương 3. Giải pháp thiết kế nhà ở thấp tầng tại Côn Khương theo

hướng thân thiện môi trường.
3.1. Tiêu chí định hướng đề xuất các giải pháp
3.2. Đề xuất các giải pháp kiến trúc nhà ở thấp tầng tại Cồn Khương.


6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC THẤP TẦNG TẠI CỒN
KHƯƠNG THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1. Giới thiệu chung
Trong giai đoạn 2011-2019, tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố Cần
Thơ tăng bình quân 6,38% năm và tỷ lệ đơ thị hóa là 71,5% vào năm 2021. Đứng
trước những cơ hội và thách thức phát triển, Thành phố Cần Thơ cịn phải đối
mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và thay đổi tài nguyên nước. Thành
phố Cần Thơ được đánh giá là khu vực bị tác động nặng nề nhất trong các khu
vực gánh chịu hậu quả trầm trọng nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nhằm cụ thể hóa Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố
Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28/8/2013; đồng thời đáp ứng
được yêu cầu phát triển nhà ở và quỹ diện tích sàn nhà ở ngày càng tăng thêm do
q trình đơ thị hóa; đáp ứng u cầu thực tiễn, khuyến khích cơng trình nhà ở
thấp tầng được xây dựng thân thiện với mơi trường, góp phần xây dựng đơ thị
phát triển bền vững thì rất cần thiết phải thực hiện 3 mục tiêu chính:
- Xây dựng khung pháp lý yêu cầu về hình thức kiến trúc, vật liệu sử dụng,
phương pháp triển khai xây dựng nhà ở thấp tầng: các quy định thể hiện tại bản
vẽ thiết kế đô thị thuộc các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết, quy định quản lý kèm theo đồ án quy hoạch, quy chế quản lý đô
thị, Quyết định của UBND các cấp có thẩm quyền. Quy định, hướng dẫn về kiến
trúc các vật liệu thân thiện mơi trường phải có tính phổ biến, dễ áp dụng, hiệu
quả. Các quy định cần bám sát thực tế và vấn đề tại mỗi địa bàn quận, huyện và

mỗi phường, xã, tùy theo tình hình thực tế; khơng nhất thiết phải hồn tồn giống
nhau.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện: tùy vào tình hình thực tế tại các
cấp địa phương để xây dựng kế hoạch khả thi, ban đầu sẽ có cơ chế khuyến khích
người dân chủ động ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các quy định pháp luật về
quy hoạch, xây dựng để xây dựng nhà ở thấp tầng theo hướng thân thiện môi


7
trường. Có thể áp dụng hình thức khen thưởng, khuyến khích khác nhau nhằm
tạo ra sự nổi bật, lan tỏa trong nhân dân.
- Đội ngũ nhân sự trong bộ máy quản lý: cần phải được đào tạo chuyên sâu
về BĐKH, phát triển bền vững, kiến trúc thân thiện môi trường tại Thành phố
Cần Thơ. Phải nắm bắt và thấu hiểu được các quy định, hướng dẫn áp dụng kiến
trúc thân thiện môi trường; làm cơ sở triển khai quản lý và tuyên truyền trong
nhân dân.
Thực hiện đồng bộ 3 mục tiêu chính này thì sẽ tạo ra một làn sóng về việc
ứng dụng thiết kế nhà ở thấp tầng thân thiện môi trường tại Thành phố Cần Thơ.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đi saai nghiên cứu tại khu vực Cồn Khương.
Cồn Khương là một cù lao nằm dọc bên bờ sông Hậu thuộc phường Cái
Khế, quận Ninh Kiều và một phần thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình
Thủy. Cồn Khương là khu vực 3 Sơng Hậu có diện tích khoảng 400ha, gồm 936
hộ với khoảng 3.600 dân. Đây là khu vực có vị trí khá độc đáo, một phần nằm dài
theo sông Hậu, lại được bao bọc bởi rạch Khai Luông. Cồn Khương chỉ cách
trung tâm thành phố con rạch Khai Luông rộng khoảng 100m.


8
Hình 1. Vị trí khu vực cồn Khương
Quỹ nhà ở tại khu vực cồn Khương hiện nay tương đối lớn, do có nhiều dự

án đầu tư tại đây. Đặc biệt là sau khi cầu cồn Khương hoàn thành, đưa vào sử
dụng, hàng loạt các dự án khu dân cư, du lịch nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng,
cồn Khương đã là khu đô thị mới thuộc hàng cao cấp của thành phố. Hàng loạt
biệt thự với kiến trúc hiện đại, đa dạng mọc lên.
Khu vực cồn Khương là vị trí bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng, việc ứng dụng các thiết kế kiến trúc bền vững cũng như sinh
hoạt của con người theo hướng thân thiện mơi trường có vai trị và ý nghĩa rất
quan trọng.
1.2. Tổng quan về phát triển nhà ở thấp tầng theo hướng thân thiện với
môi trường
Nhà ở thấp tầng là loại hình nhà ở quen thuộc tại Việt Nam. Ngay ở các đô
thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những tịa nhà cao tầng cũng dễ
dàng quan sát thấy sự hiện hữu với mật độ cao của loại cơng trình này với nhiều
hình thức kiến trúc khác nhau. Thực tế này đã đòi hỏi các nhà quản lý kiến trúc
cần nhìn nhận, đánh giá và tìm hướng phát triển cho nhà ở thấp tầng là thân thiện
môi trường, phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang
diễn biến phức tạp như hiện nay.
Cơng trình xanh hay kiến trúc xanh, cũng có thể gọi cách
khác là kiến trúc bền vững được dùng để đề cập đến việc kiến
tạo các cơng trình kiến trúc bằng cách tìm kiếm các giải pháp
thân thiện với mơi trường, góp phần phát triển bền vững; sử
dụng có hiệu quả năng lượng, nước, vật liệu và khơng gian để
giảm thiểu ảnh hưởng của q trình xây dựng tới sức khoẻ của
con người và môi trường. Trong đó, hiệu quả năng lượng trong
tồn bộ vịng đời của một cơng trình là mục tiêu quan trọng nhất
của kiến trúc bền vững, bao gồm: Tìm kiếm địa điểm hợp lí, thiết
kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, và phá dỡ.


9

Thời gian gần đây, ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng tăng
cao. Các phong trào bảo vệ mơi trường, sống xanh được hưởng ứng rất nhiệt
tình. Trong lĩnh vực xây dựng, xu hướng xây dựng nhà ở “thân thiện môi
trường” ngày càng được ứng dụng phổ biến. Sử dụng vật liệu thân thiện môi
trường và công nghệ xây dựng xanh, sạch, tái tạo là những giải pháp góp phần
giúp bảo vệ mơi trường hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Viện Kiến trúc quốc gia, lợi ích của các phương pháp
này không chỉ giúp làm giảm tiêu hao nguồn tài nguyên tự nhiên, tối ưu chi phí
xây dựng, giảm nguy cơ bệnh tật, nâng cao sức khỏe của cơng dân, mà cịn tạo
mơi trường sống bền vững và giảm tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
Ngành thiết kế xây dựng đã có nhiều nghiên cứu rộng rãi liên quan đến các
quy trình và kỹ thuật xây dựng xanh, phát triển bền vững, như việc phát triển các
vật liệu mới thân thiện mơi trường, các hình thức kiến trúc tối ưu, các thiết kế
không gian ảnh hưởng đến hành vi người sinh hoạt,… đã góp phần giảm thiểu
mức tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường. Trong thập kỷ qua, việc
xem xét, đánh giá các tác động của ngôi nhà đến môi trường được quan tâm, trú
trọng hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đó. Điều này thể hiện rõ qua các
kết quả nghiên cứu đánh giá lượng phát thải của cơng trình nhà thấp tầng trong
các giai đoạn khác nhau tại Việt Nam. Với xu hướng số hóa mạnh mẽ như hiện
nay, ngành kiến trúc xây dựng đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu đáng kể
nhằm giảm thiểu tác động môi trường ở giai đoạn thiết kế, xây dựng.
Hiện nay xu hướng phát triển cơng trình xây dựng thân thiện mơi trường
đang dần được phổ biến rộng rãi trong nước, bắt đầu từ những tòa nhà văn phòng
như President Place, Centre Point, các cơng trình cơng cộng như Trường Mẫu
giáo Pouchen – Đồng Nai, Trung tâm thương mại Big C – Dĩ An, đến các dự án
nhà ở tư nhân. Trong quá trình thiết kế những căn nhà ở tại Cồn Khương, việc
nghiên cứu, ứng dụng những kinh nghiệm sẵn có trong các giải pháp thiết kế là
cần thiết.



10
1.3. Xu hướng phát triển cơng trình thân thiện mơi trường trên thế giới
Trên Thế giới, đã có những nghiên cứu cung cấp một cách có hệ thống
những tiến bộ hiện đại, những lỗ hổng và định hướng tương lai trong các kỹ thuật
xây dựng nhà ở thấp tầng bền vững với môi trường, các tác động môi trường của
việc thiết kế, xây dựng trong các dự án.
Một cơng trình nghiên cứu tại Đại học Melbourne, Úc có đề tài “Thiết kế
ngôi nhà bền vững để giảm sử dụng năng lượng” (Design of Sustainable
House for Reducing Energy Use) đã chỉ ra rằng, thiết kế nhà bền vững rất quan
trọng trong thời đại ngày nay vì hệ sinh thái của Trái đất đang ở giai đoạn suy
thoái do các hoạt động có hại của con người, dẫn đến những tác động bất lợi đối
với hệ sinh thái của Trái đất. Các ngành công nghiệp xây dựng sẽ được hưởng lợi
rất nhiều từ nghiên cứu và phát triển việc thiết kế những ngôi nhà bền vững. Đối
với nền văn minh để giải quyết sự nóng lên tồn cầu, họ phải làm một cái gì đó
về cách họ sống mà có nghĩa là chuyển sang một cách bền vững với môi trường
sống trong nhà của họ. Cơng trình nghiên cứu này phác thảo các lợi ích của thiết
kế nhà bền vững bằng cách so sánh sự khác biệt giữa một ngôi nhà bền vững với
một ngôi nhà thông thường. Đã xem xét cẩn thận thiết kế một ngơi nhà tiết kiệm
năng lượng có tính đến giải thích các quan điểm từ một mơi trường, xã hội và
một triển vọng kinh tế. Ngôi nhà chủ đề của nghiên cứu này có tên là “Ngơi nhà
sinh thái” và cho thấy các tính năng khác nhau cần thiết để có được năng lượng
ngơi nhà hiệu quả bằng cách sử dụng thiết kế thụ động năng lượng mặt trời và
sản phẩm thân thiện môi trường.
Từ những kết quả của các nhà nghiên cứu cùng sự giúp đỡ của Your Home
Technical, sự hướng dẫn phát triển từ Ecolive Home show đã đưa ra nhận định:
có thể xây dựng một ngơi nhà bền vững cho một gia đình trung bình với mức chi
phí vừa phải, đồng thời tiết kiệm lâu dài trong khi sử dụng và giảm thiểu tối đa
các tác động đến mơi trường [14].
Cơng trình nghiên cứu tại Khoa Môi trường xây dựng, Đại học Nottingham,
Vương quốc Anh của tác giả Sergio Altomonte được công bố tháng 3/2008 với

đề tài “Biến đổi khí hậu và Kiến trúc: Chiến lược giảm thiểu và thích ứng để


11
phát triển bền vững” (Climate Change and Architecture: Mitigation and
Adaptation Strategies for a Sustainable Development) trình bày:
Ngày nay, các tịa nhà sử dụng hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng trên
tồn thế giới, thải ra lượng khí thải CO2 rất lớn - đây chính là nguyên nhân của
biến đổi khí hậu. Khoảng cách kiến thức tồn tại với sự tơn trọng về cách giảm
thiểu khí thải từ mơi trường xây dựng là tương đối lớn, đồng thời cách hoạt động
của các tòa nhà và cách thức sinh hoạt của cư dân đóng vai trị quan trọng, các
yếu tố đó có thể trở nên thích ứng và thân thiện với mơi trường hơn; nó phụ
thuộc vào trình độ nhận thức của con người, cải thiện thiết kế cơng trình, ứng
dụng công nghệ tiên tiến và nghiên cứu đa ngành trong lĩnh vực phát triển bền
vững.
Trong khoảng 10.000 năm qua là thời kỳ khí hậu tương đối ổn định và ơn
hịa. Nhìn chung, điều này phù hợp với nhân loại một cách hoàn hảo, tạo điều
kiện cho sự phát triển của nông nghiệp, các khu định cư ổn định và cuối cùng là
sự xuất hiện của các khu phức hợp xã hội loài người. Tuy nhiên, kể từ khi bắt
đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, tốc độ của những thay đổi này đã tăng lên
đáng kể: con người đã thay đổi tính chất hóa học của bầu khí quyển thơng qua
việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và vật chất sống, dẫn đến việc thay đổi và dịch
chuyển toàn cầu trong tồn bộ hệ thống khí hậu trên mặt đất. Ngày nay, mối đe
dọa của sự nóng lên tồn cầu do sự tích tụ khí giữ nhiệt trong bầu khí quyển gây
ra, trở thành kiến thức chung. Tuy nhiên, chỉ gần đây chúng tôi mới bắt đầu nhận
ra rằng những hành động chúng tôi đã thực hiện kể từ cuộc Cách mạng Cơng
nghiệp (và có thể trước đó) có thể đã thay đổi, có thể theo một cách khơng thể
đảo ngược mối quan hệ giữa phát triển con người và hệ thống môi trường tự
nhiên, làm thay đổi hầu hết các điều kiện cơ bản đã cho phép sự sống phát triển
mạnh trên Trái đất. Trong bối cảnh này, các tòa nhà - với mức tiêu thụ năng

lượng và lượng khí thải CO2 - đã đóng vai trị chủ đạo. Để đối phó với những
mối đe dọa này và đáp ứng nhu cầu do phát triển bền vững đặt ra, một cách tiếp
cận mới để thiết kế và xây dựng tòa nhà là bắt buộc, một trong những giải quyết
đồng thời các yêu cầu phức tạp của môi trường với nguồn tài nguyên hữu hạn của
nó và nhu cầu của các xã hội và nền kinh tế đương đại. Khái niệm mới về thiết kế


12
tích hợp có các phương pháp tạo và sử dụng năng lượng bền vững phải được phát
triển, kết hợp nhiệm vụ của trách nhiệm môi trường (các chiến lược giảm thiểu
tác động của con người) với khái niệm khí hậu khả năng đáp ứng (các chiến lược
thích ứng với biến đổi khí hậu). Để theo đuổi các giải pháp, một bài học quan
trọng có thể được rút ra bằng cách xem xét các hệ thống tự nhiên thích ứng.
Trong tự nhiên, hầu như tất cả các sinh vật sống phát triển, thơng qua q trình
tiến hóa, các cơ chế đáp ứng để chịu đựng các điều kiện thay đổi mà không bị
cạn kiệt tài nguyên của họ và làm thay đổi trạng thái cân bằng của hệ sinh thái
của họ. Xem xét sự thay đổi khí hậu tồn cầu, chúng ta hiện đang đối mặt với tốc
độ và động lượng của những thay đổi này, một thái độ 'thích ứng' theo cách mơi
trường được xây dựng được hình thành và có người ở có thể cung cấp cơ sở khái
niệm cho việc thiết kế tòa nhà trong tương lai. Nếu con người muốn thịnh vượng,
họ sẽ phải học lại cách bắt chước các hệ thống trao đổi chất thích ứng hiệu quả
cao của Tự nhiên, tích hợp kiến thức cổ xưa với công nghệ hiện tại và sắp tới cho
thiết kế 'bền vững' nhất chưa từng thấy [11].
Về việc sử dựng vật liệu bền vững, một cơng trình nghiên cứu được công
bố năm 2016 tại Ấn Độ của tác giả Dr K N Sheth - Giám đốc Điều hành, Viện
Cơ sở hạ tầng- Kỹ thuật và Quản lý Adani và Trưởng khoa Nghiên cứu liên
ngành, Đại học Công nghệ Gujarat với đề tài “Vật liệu xây dựng bền vững sử
dụng trong cơng trình xanh” (Sustainable building materials used in green
buildings), nội dung chính của cơng trình nghiên cứu như sau:
Một báo cáo do Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1987

viết: “Sử dụng vật liệu bền vững là một phần của sự phát triển bền vững. Từ đó
là phổ biến trong tương lai chung của chúng ta”. Phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai. Năm 1992, các nguyên tắc của phát triển bền
vững đã được xây dựng tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển
ở Rio de Janeiro, Brazil. Ba khái niệm mấu chốt của mơ hình bền vững do John
đưa ra Elkington cũng giải thích về phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường. Trong đó, các tịa nhà xanh là tịa nhà bền vững bền vững hoặc xanh.
Các xanh của tòa nhà bao gồm hiệu quả vật liệu, hiệu quả nước, hiệu quả năng


13
lượng, hiệu quả chất lượng khơng khí trong nhà, chất thải giảm thiểu, thiết kế
HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) và quy hoạch địa điểm bền
vững. Một nỗ lực đã được thực hiện trong nghiên cứu này để mô tả các đặc điểm
của vật liệu xanh là vật liệu hiệu quả và triết lý môi trường đằng sau mỗi đặc
điểm này.
Các khía cạnh thiết kế cơng trình xanh là địa điểm quy hoạch, thiết kế mặt
tiền tòa nhà, Thiết kế HVAC tịa nhà, chất lượng mơi trường trong nhà (nhiệt,
tiện nghi thị giác và chất lượng khơng khí), sử dụng bền vững sinh thái, tái chế
cao và vật liệu tái tạo. Thế giới thiếu điện, yếu tố nước và môi trường là những
yếu tố, khuyến khích ngành cơng nghiệp xây dựng tập trung vào để xanh hóa
ngành xây dựng. Tại Ấn Độ, hàng năm các tòa nhà tiêu thụ hơn 20% lượng điện
sử dụng của cả nước (Soni et al. 2013). Quốc gia của chúng ta có thể đã tiết kiệm
được nhiều hơn 8.400 MW điện một năm nhờ sử dụng cơng trình xanh. Các
thành phần sau của cơng trình xanh cần phải được nghiên cứu:
1. Hiệu quả vật liệu xây dựng (sử dụng vật liệu xây dựng bền vững và
những thứ khác một cách có chiến lược).
2. Hiệu quả sử dụng nước (sử dụng thiết bị ống nước có dòng chảy thấp,
mái che thu hoạch tái sử dụng nước mưa, hệ thống lát xốp và các chiến lược khác

tương tự như vậy)
3. Hiệu quả năng lượng (sử dụng năng lượng bảo tồn theo Bộ luật Xây
dựng ECBC 2007, Thiết bị chiếu sáng thơng minh có điều khiển và chiến lược tái
tạo)
4. Chất lượng môi trường trong nhà (sử dụng vật liệu kháng vi sinh vật,
sưởi ấm & hệ thống làm mát đảm bảo thơng gió và các chiến lược khác tương tự)
5. Quản lý chất thải (sử dụng môi trường xanh tiêu chuẩn kiến trúc, sản xuất
lượng chất thải ít hơn, thu hoạch chất thải và tái sử dụng vật liệu và các chiến
lược khác tương tự) [10].
Ngoài ra, tại khu vực Châu Á, cơng trình kiến trúc thân tiện môi trường đã
được áp dụng từ lâu với những dự án tiêu biểu như: Toà nhà Zero
Carbon tại Hồng Kông, Trường Đại học Nanyang ở Singapore hay khách sạn
JW Mariott Dongdaemun ở Seoul, Hàn Quốc.


14
1.4. Thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng tại Cồn Khương
Hiện trạng nhà ở thấp tầng trong khu vực nghiên cứu gồm 2 nhóm: Nhóm
nhà thấp tầng hiện hữu và nhóm nhà thấp tầng trong dự án làm mới. Mỗi nhóm
lại tiếp tục có sự phân chia, bao gồm các cơng trình khác nhau.
 Nhóm nhà ở thấp tầng trong khu hiện hữu (Nhà ở riêng lẻ hiện hữu): Loại
hình nhà ở này có quy mơ diện tích đa dạng, có thể từ 25m2 đến 200m2, phổ
biến cao từ 1 đến 2 tầng. Kiến trúc đa số theo kiểu nhà ống phân lơ.
 Nhóm nhà thấp tầng trong khu làm mới phân thành hai loại sau:
Biệt thự: Có khn viên độc lập, tiếp cận với thiên nhiên từ nhiều hướng.
Quy mơ diện tích từ 200m2 đến 900m2. Số tầng của biệt thự có thể dao động từ 1
tới 3 tầng. Ngồi khơng gian nhà ở cịn có diện tích để xây dựng các tiện ích khác
như Gara ơ tơ, bể bơi...
Nhà ở liền kề: Đây là loại nhà ở riêng lẻ có quy mơ diện tích từ 50m2 –
100m2 xây sát gần nhau. Các nhà tiếp xúc thiên nhiên ở một hay hai hướng.

Tầng cao trung bình từ 3 đến 4 tầng.
Nhà ở liền kề kết hợp kinh doanh thương mại (shophoue): Là loại nhà ở liền
kề dọc các tuyến đường có phát triển thương mại dịch vụ, do đó nó được kết hợp
với mục đích kinh doanh thương mại. Diện tích từ 70m2 – 100m2 xây sát gần
nhau, cao từ 3 đến 5 tầng, trong đó tầng 1 hoặc tầng 1 và tầng 2 có chức năng
kinh doanh thương mại, các tầng cịn lại phía trên thì hộ gia đình dùng để ở.
Hiện trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng đối với khu hiện hữu rất lộn xộn, với
nhiều mức độ chất lượng khác nhau, rất khó kiểm sốt. Kiến trúc đối với các
cơng trình thấp tầng trong dự án làm mới tuy có thiết kế mẫu áp dụng chung
nhưng quá trình đầu tư manh mún, tỷ lệ áp dụng mẫu thiết kế chung
chưa cao, chủ yếu là do người dân chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc sử dụng thiết kế kiến trúc thân thiện môi
trường, chưa chú ý đến tổng thể và sự đồng bộ với kiến trúc chung
của khu vực, thiếu khu vực trồng cây xanh, thiếu khơng gian xanh trong cơng
trình, nên chất lượng vi khí hậu thấp, cảnh quan và khơng khí trong không gian



×