Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kiểm tra tiết 46 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.57 KB, 8 trang )

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
* Đề 1.
A/ Trắc nghiệm: 1: Chọn đáp án đúng nhất:
Câu1: Từ láy có mấy loại?
a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn.
Câu 2: Xác định đúng, sai: “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ
nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau”.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 3: Xác định từ đồng nghĩa điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Món quà anh gửi, tôi đã tận tay
chị ấy rồi”.
a. đưa b. gởi c. trao
Câu 4: Từ trái nghĩa có đặc điểm?
a. Có nghĩa trái ngược nhau. b. Được sử dụng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản nhau
c. Cả a,b đúng. d. Cả a,b sai.
Câu 5 : Nối các ý cho đúng trong cột A và B:
A A- B B
1. Từ đơn
2. Từ ghép
3. Từ láy
4. Từ Hán Việt
1……
2……
3……
4……
a. Độc lập.
b. Quýt.
c. Vở sách
d. Xanh xanh
Câu 6: Xác định quan hệ từ được dùng đúng hay sai?
Câu Đúng Sai
a. Nó đến trường bằng xe đạp.


b. Mẹ thương yêu không nuông chiều con
c. Cô tặng quyển sách này cho Nam .
d. Trời mưa thì con đường này rất trơn.
……
……
……
……
……

……

II/ Tự luận:
1/ Về từ láy, cho biết gồm có những loại nào? Nêu 1 ví dụ cho từng loại?
2/ Xác định các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các ngữ cảnh sau:
a/ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ( Ca dao)
b/ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. ( Ca dao )
c/ - Cải lão hoàn đồng. ( Thành ngữ )
- Hơn tượng đồng phơi những lối mòn ( Tố Hữu )
3/ Viết một đoạn văn từ 3 - 4 câu về đề tài học tập có sử dụng cặp từ trái nghĩa “ siêng năng, lười biếng”
trong một câu hoặc hai câu gần nhau? ( Chú ý gạch chân cặp từ trái nghĩa đó).
* Đề 2:
I/ Trắc nghiệm : ( 1,5 điểm: Chọn đáp án đúng nhất:
Câu1: Từ ghép có mấy loại?
a. Một. b. Hai. c. Ba. D. Bốn.
Câu 2 : Từ đồng nghĩa có đặc điểm?
1
a. Có thể thay thế cho nhau. b. Không thể thay thế cho nhau.
c. Cả a,b đúng. d. Cả a,b sai.

Câu 3: Xác định đúng, sai: “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ
nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau”.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 4: Xác định từ đồng nghĩa điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Bố tôi khách ra đến cổng rồi
mới trở vào”.
a. Đưa b. Tiễn c. Dẫn.
Câu 5 : Nối các ý cho đúng trong cột A và B:
A A- B B
1. Từ đơn
2. Từ ghép
3. Từ láy
4. Từ Hán Việt
1……
2……
3……
4……
a. Lách cách
b. Cây.
c. Hi sinh.
d. Sách vở

Câu 6 : Xác định quan hệ từ được dùng đúng hay sai?
a. Nó đến trường xe đạp.
b. Chúng ta phải sống như thế nào để chan hoà với mọi người.
c. Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.
đ. Giá như trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
C©u 3 : Em h·y viÕt mét ®o¹n v¨n ngắn(chủ đề tự chọn). Trong ®ã cã sö dông 2 cặp từ trái nghĩa, 2 từ đồng
nghĩa, 2 từ Hán Việt, 2 quan hệ từ (Yêu cầu: Gạch chân )

* Đề 3.Chọn đáp án đúng nhất:

Phần I : Trắc nghiệm :
Câu 1. Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt?
a. Núi sông b.Ông cha c. Hồi hương d. Nước nhà
Câu 2.Câu “Nhà em nghèo và em cố gắng vươn lên trong học tập” mắc lỗi gì về quan hệ từ?
a.Thiếu quan hệ từ b.Thừa quan từ
c. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa d. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
Câu 3. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”?
a.to b. lớn c. tràn trề d. dồi dào
Câu 4.Từ nào trong các từ sau có thể thay thế cho từ in đậm trong câu sau:
“Chiếc ô tô này chết máy”
a. mất b. hỏng c. đi d. qua đời
Phần 2: Tự luận:
C©u 1 ( 2 ®iÓm) Phân loại các từ ghép Hán Việt sau :
Ấu trùng, hải sản, diêm dân, thủ quỹ, địa long, tân binh, huynh đệ, thạch mã, bạch nhật, chứng nhân, khứ
hồi, cương nhu.
C©u 2 (3 ®iÓm) Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật trong 2 câu thực của bài Qua đèo Ngang và nêu tác
dụng :
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
C©u 3 (4 ®iÓm) Em h·y viÕt mét ®o¹n v¨n ngắn(chủ đề tự chọn). Trong ®ã cã sö dông 2 cặp từ trái nghĩa, 2
từ đồng nghĩa, 2 từ Hán Việt, 2 quan hệ từ (Yêu cầu: Gạch chân)
2
PhÇn I : Tr¾c nghiÖm (1®iÓm) Khoanh trßn tríc c©u tr¶ lêi ®óng
C©u 1: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. San hà. B. Quốc kì. C. Sơn thuỷ. D. Giang sơn.
Câu 2. Từ nào đồng nghĩa với từ trong sạch ?
A. Tinh khiết. B. Thanh nhã C. Trắng thơm. D. Thơm mát.
Câu 3. Tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân “ đất tốt”
A. Đẹp B. Khô cằn C. Bạc màu. D. Xấu.
Câu 4: Chữ “cổ” trong từ nào sau đây không đồng âm với chữ “cổ” trong những từ còn lại?

A. Cổ tay. B. Cổ tích. C. Cổ thụ. D. Cổ kính
PhÇn 2: Tù luËn:
C©u 1 ( 2 ®iÓm) Phân loại các từ ghép Hán Việt sau :
Độc ẩm, điền viên, khứ hồi, xuất huyết, khởi thuỷ, cố hương, độc mã, thạch nhũ, tòng phạm, nhạc
trưởng, vĩ đại, yếu nhân.
C©u 2 (3®iÓm) Chỉ ra cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ Tĩnh dạ tứ(Lí Bạch) và Hồi hương ngẫu thư(Hạ Tri
Chương)? Nêu tác dụng?
* Đề 4.
1. Chỉ ra sự thú vị của nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau:(1,5 điểm)
Cô Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về chợ hãy còn đông.
2. Phân tích để làm rõ sự thú vị của nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao trên.(1,5 điểm)
3. Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân trong đó có sử dụng ít nhất 1
cặp từ đồng nghĩa, một cặp từ trái nghĩa (gạch chân dưới những cặp từ đó) (7 điểm)
* Đề 5.
I.Trắc nghiệm : (2 điểm ) : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1. Từ nào là từ láy trong các từ sau đây?
A. Mặt mũi B. Tích tắc C. Mệt mỏi D. Trời đất
2. “Thiên ” trong “ Thiên niên kỷ, thiên lý mã ” có nghĩa là:
A. Trời. B. Nghiêng, lệch. C. Chương, phần. D. Một nghìn.
3. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Nuộc lạt B. Huynh đệ. C. Giang sơn. D. Phụ mẫu.
4. Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ?
A. Vừa trắng lại vừa tròn B. Bảy nổi ba chìm C. Tay kẻ nặn D. Giữ tấm lòng son.
5. Trong những dòng sau đây , dòng nào không phải là mục đích sử dụng từ Hán Việt?
A. Tạo sắc thái trang trọng B. Tạo sắc thái cổ kính C. Tạo sắc thái tao nhã D. Tạo sắc thái dân dã
6. Từ “viên tịch” dùng để chỉ cái chết của ai?
A. Nhà vua. B. Vị hoà thượng C. Người rất cao tuổi. D. Người có công với đất nước
7. Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày … trỏ gì?
A. Sự vât. B. Số lượng C. Người hoặc sự vật D. Hoạt động, tính chất, sự việc.

8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ thi nhân” ?
A.Nhà văn B.Nhà thơ C.Nhà báo D.Nghệ sĩ.
II. Tự luận (8 điểm )
3
1. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng cặp quan hệ từ : Vì nên ( Gạch dưới cặp quan hệ từ)(3đ).
2. Đặt câu với mỗi từ sau : thành đạt, thành công, kết quả, hậu quả. (2đ )
3. Tìm trong ca dao, tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa (ít nhất 5 câu ) (2đ ).

1. Bài tập 1: a.Xác định từ đồng nghĩa trong ví dụ sau:
+ “Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .
( Hồ Chí Minh )
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”.
( Việt Bắc – Tố Hữu )
b. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm,
siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó .
2. Bài tập 2: Cho đoạn thơ:
" Trên đường cát mịn một đôi
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dát bà già tóc bạc
Tay lần tràn hạt miệng nam mô"
(Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm.
b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
3. Bài tập 3: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau và nêu tác dụng của việc sử dụng cặp
từ trái nghĩa đó.
a) Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
b) Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
c) Người khôn nói ít hiểu nhiều
Không như người dại lắm điều rườm tai
d) Chuột chù chê khỉ rằng " Hôi!"
Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!"
4. Bài tập 4: Giải thích nghĩa của các cặp từ :
a) Những đôi mắt sáng
1
thức đến sáng
2
.b) Sao đầy hoàng hôn trong
1
mắt trong
2
.
c) - Mỗi hình tròn có mấy đường kính
1
.
- Giá đường kính
2
đang hạ .
Bài tập 5 . : Xác định từ loại của từ “đông” , “chè ” trong các câu sau :
- Mùa đông
1
đã về thật rồi Mặn quá , tiết không sao đông
2
được .
- Nấu thịt đông
3
nên cho nhiều mọc nhĩ . - Những nương chè

1
đã phủ xanh đồi trọc .
- Chè
2
đố đen ăn vào những ngày nóng thì thật là tuyệt Bán cho tôi cốc nước chè
3
xanh bà chủ quán ơi !
4
KIÊM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 7
Tuần 12 Tiết 46
Đáp án - biểu điểm
I/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
- Câu 1 - 4 đúng mỗi câu ghi 0,25 đ.
- Câu 5 - 6 đúng mỗi câu ghi 1đ ( Mỗi cột ghi 0,25đ ).
Câu 1 2 3 4 5 6
5
Đề l b a c c 1b - 2c - 3d - 4a a/ Đ- b/ S - c/ Đ - d/ S
Đề 2 b c a b 1b - 2d - 3a - 4c a/ S- b/ Đ - c/ S - d/ Đ
II/ Tự luận: (7 Điểm)
1/ ( 2đ)
Đề 1: - Từ láy có 2 loại: láy toàn bộ và láy bộ phận ( 1đ)
- Cho VD: ( 1đ) HS có thể nêu như sau:
+ láy toàn bộ : Khinh khỉnh, đo đỏ
+ láy bộ phận: Lác đác, Khéo léo
Đề 2: - Từ ghép có 2 loại: từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập ( 1đ)
- Cho VD: ( 1đ) + Ghép chính phụ: Xanh ngắt, chài lưới
+ Ghép đẳng lập: Ẩm ướt, đầu , đuôi
2/ ( 3đ ) Cả 2 đề - Xác định theo yêu cầu của đề .
a/ Từ đồng nghĩa: non - núi ( 1đ )
b/ Từ trái nghĩa: ngược - xuôi ( 1đ )

c/ Từ đồng âm: ( 1đ )
- Đồng (1) : Trẻ em, trẻ con ( Sự vật )
- Đồng (2) : Kim loại màu ( Sự vật )
3/ ( 2đ) Cả 2 đề :
- Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề, xác định được cặp từ đã sử dụng ghi điểm tối đa.
- Tùy theo mức độ HS thể hiện được ngoài mức độ đã nêu trên, GV chấm dưới mức điểm chuẩn đã nêu.
____________________________
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM:
1.(1,5điểm)
Sự thú vị của câu ca dao là nghệ thuật dùng từ đồng âm : Xuân,hè, thu, đông.Xuân là tên người, ngoài
ra còn gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu, và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người) đồng
thời gợi đến mùa đông.Ngoài ra câu ca dao còn dùng bốn từ trong một trường từ vựng là: Xuân,hè ,thu
,đông,các từ chỉ bốn mùa trong một năm.
2(1,5 điểm)
Phân tích làm rõ tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm: Chỉ với hai dòng ca dao bằng cách sử dụng từ
đồng âm: Xuân, thu, đông tác giả dân gian ngoài việc phản ánh một sự việc bình thường( một cô gái đi chợ
mua cá thu) đã tạo sự liên tưởng thú vị về dong chảy thời gian: Xuân - hè - thu - đông.
3. (7 điểm)
6
Yêu cầu: Biết viết một đoạn văn biểu cảm thể hiện cảm xúc của cá nhân về mùa xuân, biết dùng từ
đặt câu viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành( 3 điểm)
- Sử dụng hợp lí cặp từ đồng nghĩa. (2điểm)
- Sử dụng hợp lí cặp từ trái nghĩa. (2 điểm)
Lưu ý:
- Không tính điểm những cặp từ đồng nghĩa trái nghĩa học sinh không gạch chân.
- Điểm trừ tối đa với đoạn văn không đảm bảo kiểu bài biểu cảm và đọ dài là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa cho đoạn văn không đúng về ý là 0,5 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt , dùng từ đặt câu là 0,5 điểm.
MA TRẬN ĐỀ
Kiểm tra: Tiết 46 Năm học: 2011 - 2012

Môn: Tiếng Việt 7
Các chủ đề
(Nội dung, chương )
Nhận biết
Chuẩn
TN TL
Thông hiểu
Chuẩn
TN TL
Vận dụng
Cấp độ thấp
Chuẩn
TN TL
Cấp độ cao
Chuẩn
TN TL
Cộng
Chủ đề 1
Từ loại
Xác định
đúng các từ
loại và nhận
biết đúng sai.
Nêu khái niệm
và cho được ví
dụ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ ( Mục cộng)
5

2.0
1
2.0
6
4.0
Chủ đề 2
Sử dụng quan hệ từ
Biết lựa chọn
trong việc sử
dụng quan hệ
từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ ( Mục cộng)
1
1.0
1
1.0
Chủ đề 3
Từ đồng nghĩa, trái nghĩa,
đồng âm.
Xác định từ
loại trong ngữ
cảnh
Viết đoạn văn
có sử dụng cặp
từ trái nghĩa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ ( Mục cộng)

1
3.0
1
2.0
2
5.0
Chủ đề 4
7
Cộng chung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ ( Mục cộng)
6
3.0
30%
1
3.0
30%
1
2.0
20%
1
2.0
20%
9
10.0
100%


8

×