Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TRONG MARKETING - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA DẦU ĂN TƯỜNG AN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 71 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN
PHỐI CỦA DẦU ĂN TƯỜNG AN THUỘC CÔNG TY
CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

ĐỀ TÀI:



PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN
PHỐI CỦA DẦU ĂN TƯỜNG AN THUỘC CÔNG TY
CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CƠNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH NHIỆM VỤ TỪNG
THÀNH VIÊN TRONG NHĨM ............................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
LỜI NĨI ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT
TƯỜNG AN ............................................................................................................5
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp. Tuyết Nhi ..........................................................5
1.1.1 Tổng quan về công ty. ..............................................................................5
1.1.2 Tầm hình và sứ mệnh. ..............................................................................5
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................6
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................7
1.1.5 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................8

1.1.6 Danh mục sản phẩm .................................................................................9
1.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh ............................................................. 11
1.2 Đặc điểm của khách hàng và thị trường mục tiêu .......................................... 11
1.2.1 Đặc điểm khách hàng ............................................................................. 11
1.2.2 Thị trường mục tiêu ................................................................................ 14
1.3 Môi trường vĩ mô ......................................................................................... 14
1.3.1 Môi trường kinh tế.................................................................................. 14
1.3.2 Môi trường công nghệ - kỹ thuật ............................................................ 15
1.3.3. Mơi trường văn hóa - xã hội .................................................................. 17
1.3.4 Mơi trường luật pháp .............................................................................. 18
TĨM TẮT CHƯƠNG 1......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA
DẦU AN TƯỜNG AN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT
TƯỜNG AN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. ..................................................... 20
2.1 Cấu trúc kênh phân phối ............................................................................... 20
2.1.1 Phân phối cho khách hàng là doanh nghiệp ............................................ 20
iv


2.1.2Phân phối cho khách hàng là người tiêu dùng .......................................... 22
2.2 Dòng chảy trong kênh ................................................................................... 25
2.2.1 Dòng sản phẩm vật chất.......................................................................... 25
2.2.2. Dòng đàm phán ..................................................................................... 25
2.2.3. Dòng sở hữu .......................................................................................... 26
2.2.4. Dịng thanh tốn .................................................................................... 26
2.2.5. Dịng thơng tin....................................................................................... 27
2.2.6. Dòng xúc tiến ........................................................................................ 28
2.2.7. Dòng san sẻ rủi ro.................................................................................. 29
2.3 Lựa chọn và đánh giá thành viên kênh .......................................................... 30
2.3.1 Lựa chọn các thành viên kênh phân phối ................................................ 31

2.3.2 Đánh giá các thành viên kênh phân phối ................................................. 36
2.4 Động viên và khuyến khích thành viên kênh ................................................. 37
2.5 Xác định xung đột trong kênh phân phối....................................................... 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA DẦU ĂN TƯỜNG AN THUỘC CÔNG
TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 45
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kênh phân phối của dầu ăn Tường An thuộc
công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An tại thị trường Việt Nam. .................... 45
3.1.1 Ưu điểm .................................................................................................45
3.1.2 Nhược điểm............................................................................................ 46
3.2 Đề xuất giải pháp .......................................................................................... 48
3.2.1 Hồn thiện quy trình thiết kế và tổ chức kênh phân phối......................... 48
3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện quản lý dòng chảy trong kênh phân phối. .......... 49
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn và đánh giá hoạt động trong kênh .50
3.2.4 Hồn thiện chính sách nhằm động viên và khuyến khích các thành viên. 53
3.2.5 Tăng cường hiệu quả công tác quản lý mâu thuẫn và cạnh tranh trong
kênh ................................................................................................................ 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................... 57
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 58

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................................8
Hình 2.1 Cấu trúc kênh phân phối của Tường An ................................................. 20
Hình 2.2 Cấu trúc kênh 0 cấp cho doanh nghiệp .................................................... 21
Hình 2. 3 Cấu trúc kênh 1 cấp cho doanh nghiệp ................................................... 21
Hình 2. 4 Cấu trúc kênh 1 cấp cho người tiêu dùng ................................................ 22

Hình 2. 5 Cấu trúc kênh 2 cấp cho người tiêu dùng ................................................ 23
Hình 2. 6 Cấu trúc kênh 3 cấp cho người tiêu dùng ................................................ 23
Hình 2. 7 Hình dịng sản phẩm vật chất.................................................................. 25
Hình 2. 8: Dịng đàm phán ..................................................................................... 26
Hình 2. 9: Dịng sở hữu .......................................................................................... 26
Hình 2. 10: Dịng thanh tốn .................................................................................. 27
Hình 2. 11: Dịng thơng tin .................................................................................... 28
Hình 2. 12: Dịng xúc tiến ...................................................................................... 29
Hình 2. 13: Kệ trưng bày của Tường An ................................................................ 38
Hình 2. 14: Q tết của cơng ty Tường An ............................................................. 39
Hình 2. 15: Đại lý Vinshop .................................................................................... 40
Hình 2. 16: Trao thưởng các thành viên xuất sắc .................................................... 40

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Danh mục sản phẩm .................................................................................9
Bảng 1.2 Phân khúc khách hàng của dầu ăn Tường An .......................................... 11
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn doanh thu ............................................................................. 51
Bảng 3.2:Tiêu chuẩn thời hạn thanh toán ............................................................... 51
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn mức tồn kho ........................................................................ 52
Bảng 3.4: Bảng đánh giá các nhà phân phối ........................................................... 52
Bảng 3.5: Bảng xếp hạng nhà phân phối ................................................................ 53

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5

Ký hiệu viết tắt
DN
TPHCM
VN
WHO
DMS

Chữ viết đầy đủ
Doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam
World Health Organization
Distribution management system

viii


LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng, cụ thể thu nhập
bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu VN đồng, tăng
11,1 điểm % so với năm 2021; cùng với đó là chất lượng sống của người Việt ngày
càng được cải thiện, sự quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe ngày càng được chú
trọng (Cục thống kê Việt Nam, 2022). Vì thế, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thực

phẩm có lợi cho bản thân cũng như là việc lựa chọn dầu ăn thực vật nhằm thay thế
cho mỡ động vật để bảo vệ sức khoẻ. Ngoài ra, một trong những yếu tố nổi bật làm
tăng nhu cầu sử dụng dầu ăn là mức tiêu thụ thực phẩm chế biến của con người tăng.
Vì đây là hàng tiêu dùng thiết yếu nên mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phục
hồi với tốc độ thấp hơn so với kỳ vọng thì việc tiêu thụ dầu ăn vẫn tăng trưởng tốt và
phát triển ổn định. Tuy nhiên, mức độ sử dụng dầu ăn tại Việt Nam hiện vẫn thấp hơn
so với các nước khác trong khu vực là 13,5kg/năm (Tạp chí Nhịp cầu đầu tư, 2021).
Lượng tiêu thụ dầu ăn tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa đạt đủ mức khuyến nghị của
WHO. Bên cạnh đó, vào năm 2021, sản lượng dầu thực vật tinh luyện tại Việt Nam
đạt khoảng 1,38 triệu tấn (Statista Research Department,2023). Khối lượng dầu thực
vật tinh chế sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên hàng năm trong những năm gần đây.
Theo nghiên cứu của BlueWeave Consulting (2023), ước tính quy mơ thị
trường dầu ăn và dầu ăn Việt Nam là 328,32 triệu USD vào năm 2022. Và trong năm
2024, ngành sản xuất dầu ăn tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển và
được dự báo sẽ đạt tới mức 35.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn dự báo từ năm 2023 đến
năm 2029, dự kiến quy mô thị trường dầu ăn Việt Nam tăng trưởng với tốc độ CAGR
là 8,40%, đạt giá trị 577,43 triệu USD vào năm 2029. Ngoài ra, thị trường dầu ăn ở
Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể do các yếu tố như thu nhập khả dụng tăng
và đơ thị hóa, đang ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của người tiêu dùng. Tỷ lệ mắc
bệnh tim mạch vành cao và mối lo ngại về sức khỏe ngày càng gia tăng dự kiến sẽ
kích thích việc mở rộng thị trường dầu ăn Việt Nam trong giai đoạn tới.

1


Từ những thông tin trên, cho thấy được thị trường dầu ăn là một thị trường rất
có tiềm năng phát triển. Hiện nay, trên thị trường nội địa gồm có bốn công ty dẫn đầu
ngành dầu ăn là Vocarimex, Tường An, Cái Lân và Nhà Bè. Trong đó, Tường An
đứng thứ 2 thị trường với 20% thị phần, chỉ xếp sau dầu thực vật Cái Lân (Calofic)
với 40% thị phần (Cafebiz,2021). Bởi vì sản phẩm dầu ăn trong ngành thực phẩm

được xem là hàng thiết yếu nên sự cạnh tranh khốc liệt là dễ hiểu. Do đó, cạnh tranh
giành thị phần giữa các thương hiệu là không thể tránh khỏi.
Dầu ăn là hàng hố thiết yếu và đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp
dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Là một Công ty dầu ăn lớn, Tường An nhận
được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh những thành tựu mà Tường
An đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là trong việc quản trị kênh
phân phối của Doanh nghiệp. Do đó, nhiệm vụ quan trọng là tìm ra giải pháp nhằm
hồn thiện kênh phân phối. Điều này khơng chỉ giúp tăng cường hiệu suất kinh doanh
mà còn khẳng định vị thế trên thị trường và tìm kiếm những cơ hội mới để mở rộng
quy mô hoạt động ra quốc tế. Có một hệ thống phân phối hồn chỉnh giúp cho doanh
nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và sẽ có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường. Đó là lý do nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng quản
trị kênh phân phối của dầu ăn Tường An thuộc công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường
An tại thị trường Việt Nam” từ đó tìm ra những hạn chế trong hệ thống kênh phân
phối của Tường An và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về hệ thống kênh phân
phối.
Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở những hoạt động về chiến lược quản trị kênh phân phối sản phẩm
dầu ăn của công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An, nhóm nghiên cứu tiến hành
phân tích và đánh giá những điểm mạnh cần phát huy và chỉ ra các mặt hạn chế, yếu
kém cần được cải thiện. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp hồn thiện quy
trình quản trị kênh phân phối của Công ty Tường An hiệu quả và phát triển hơn trong
tương lai. Ngoài ra mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm giúp Công ty Tường An quản
2


lý và mở rộng chiến lược kênh phân phối nhằm nâng cao vị thế trong thị trường dầu
ăn đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Mục tiêu cụ thể:

-

Nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về cấu trúc kênh phân phối và
quản trị kênh phân phối của thương hiệu Tường An. Từ đó xác định các mặt
thuận lợi và hạn chế của cấu trúc và đặc điểm kênh phân phối hiện tại.

-

Nghiên cứu và phân tích các chiến lược kênh phân phối của công ty cổ phần
Dầu Thực Vật Tường An. Xem xét các chiến lược kênh mà công ty đã áp dụng
trong quá khứ, đang áp dụng hiện tại và dự kiến áp dụng trong tương lai. Đồng
thời xác định các ưu điểm và hạn chế của mỗi chiến lược.

-

Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần
Dầu Thực Vật Tường An: Dựa trên phân tích và đánh giá, nghiên cứu sẽ đưa
ra các khuyến nghị và biện pháp để cải thiện hiệu quả của kênh phân phối tổng
thể của cơng ty Tường An. Các biện pháp này có thể bao gồm việc tối ưu hóa
cấu trúc kênh phân phối, cải thiện quy trình kênh phân phối, tăng cường quản
lý đối tác và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm dầu ăn của thương hiệu
Tường An.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: 20/11/2023 đến ngày 04/12/2023
Phạm vi thời gian thu thập dữ liệu: từ năm 2021 đến năm 2023.
Phạm vi không gian: Thị trường Việt Nam.


3


Bố cục đề tài:
Nội dung đề tài bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An.
Trong chương 1, nhóm tác giả tìm hiểu cơng ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường
An về lịch sử hình thành và phát triển, những thành tựu nổi bật, tầm nhìn, sứ mệnh
và tình hình hoạt động của cơng ty.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối của dầu an Tường
An thuộc công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An tại thị trường Việt Nam.
Trong chương 2, nhóm tác giả nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống kênh phân phối, cơ cấu hệ thống kênh phân phối của công ty, cấu trúc
kênh mà công ty áp dụng.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kênh
phân phối của dầu ăn Tường An thuộc công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An tại
thị trường Việt Nam.
Trong chương 3, nhóm tác giả đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng quản trị
kênh phân phối. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao tính quản
trị kênh phân phối và hệ thống kênh phân phối ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC
VẬT TƯỜNG AN
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp. Tuyết Nhi
1.1.1 Tổng quan về công ty.
Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An được biết đến với tên giao dịch quốc
tế là Tuong An Vegetable Oil Joint Stock Company. Được thành lập ngày

20/11/1977, với hơn 45 năm kinh nghiệm, Tường An đã trở thành một trong những
đơn vị hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam.
Công ty hiện tại tập trung chủ yếu vào ba hoạt động kinh doanh chính. Đầu
tiên, cơng ty sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ
động thực vật và từ các hạt có dầu. Thứ hai, công ty cũng tham gia sản xuất và kinh
doanh các loại bao bì đóng gói. Cuối cùng, cơng ty xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên
phục vụ cho ngành chế biến dầu thực vật.
Công ty tuân thủ chu kỳ kinh doanh thông thường là 12 tháng, theo tiêu chuẩn
của ngành cơng nghiệp. Với tầm nhìn dài hạn và cam kết về chất lượng, Tường An
không chỉ tập trung vào sản xuất và kinh doanh, mà còn đặt sự phát triển bền vững
và trách nhiệm xã hội lên hàng đầu. Tường An luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành cơng nghiệp
thực phẩm.
Trụ sở chính: 138 - 142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.

1.1.2 Tầm hình và sứ mệnh.
Tầm nhìn
“Thương hiệu Việt được u thích nhất về các món ăn ngon giúp ni dưỡng
và gắn kết hạnh phúc gia đình Việt.”

5


Sứ mệnh
“Tường An cam kết mang đến chất lượng tốt nhất cho các món ăn ngon và tốt
cho sức khỏe đến cộng đồng và mọi gia đình Việt bằng chính tâm huyết, sự thấu hiểu
và trách nhiệm với con người và xã hội.”

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển.

“45 năm thương hiệu quốc dân”
Với mục tiêu an ninh thực phẩm quốc gia, Công ty Dầu ăn Tường An đã bắt
đầu hành trình của mình vào năm 1977 trong bối cảnh khó khăn của đất nước. Trong
những năm đầu thập niên 90, khi dầu ngoại bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt
Nam, nhiều người nghĩ rằng dầu ăn Việt sẽ đối mặt với những khó khăn lớn. Tuy
nhiên, Cơng ty Tường An đã tạo ra sự bất ngờ khi ra mắt sản phẩm dầu ăn Cooking
Oil với những đột phá vượt trội, mang đến sự ngon miệng cho bữa ăn của người Việt.
Ngồi ra, Tường An cịn là người tiên phong thúc đẩy người tiêu dùng Việt Nam
chuyển từ sử dụng mỡ động vật sang dầu thực vật để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Vào năm 1992, Tường An đã tạo ra một sản phẩm dầu nành nguyên chất, đem
đến nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho thị trường. Năm 2003, Công ty tiếp tục ghi dấu
ấn với việc nghiên cứu và áp dụng các vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn. Đó là sự ra đời
của các sản phẩm như VIO, dành cho trẻ em với bổ sung DHA, vitamin E và A tự
nhiên từ dầu gấc; cùng dầu Season, bổ sung vitamin A và D tốt cho xương, phù hợp
với người cao tuổi.
Trải qua giai đoạn chuyển giao và hội nhập từ 2004 đến 2015, Công ty Dầu ăn
Tường An đã chính thức sáp nhập vào Tập đoàn Kido vào năm 2016.
Đánh dấu mốc quan trọng, năm 2022, Tường An vinh dự kỷ niệm 45 năm hoạt
động, mang theo thông điệp "Lan tỏa hạnh phúc".Với những thành tựu và cam kết
của mình trong suốt hành trình phát triển, Công ty Dầu ăn Tường An đã và đang
không ngừng lan tỏa niềm hạnh phúc và mang đến những sản phẩm chất lượng cho
người tiêu dùng.

6


1.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Những ngành nghề công ty Tường An kinh doanh bao gồm:
-


Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động
thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa.

-

Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói.

-

Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu
phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật.

-

Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng.

-

Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước
xốt (không sản xuất tại trụ sở).

-

Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn
liền).

-

Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.


-

Kinh doanh khu vui chơi giải trí (khơng hoạt động tại trụ sở).

-

Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt).

-

Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê).

7


1.1.5 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Tường An)
Hội Đồng Quản Trị của công ty Tường An có:
Ơng Trần Lệ Ngun: Chủ tịch HĐQT Cơng ty Cổ phần Dầu thực vật Tường
An.
Bà Nguyễn Thị Xuân Liêu: Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Dầu thực vật
Tường An.
Ông Bùi Thanh Tùng: Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Công
ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An.
Bà Lê Thị Mỹ Vân: Thành viên HĐQT độc lập Công ty Cổ phần Dầu thực vật
Tường An.
Ban kiểm sốt của cơng ty Tường An bao gồm:
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân: Thành viên HĐQT độc lập Công ty Cổ phần Dầu thực

vật Tường An.
Bà Bùi Thị Thu Hằng: Trưởng Ban Kiểm sốt Cơng ty Cổ phần Dầu thực vật
Tường An.
8


Ơng Nguyễn Đức Thuyết: Kiểm sốt viên Cơng ty Cổ phần Dầu thực vật Tường
An.
Ơng Hồ Minh Sơn: Kiểm sốt viên Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An.
Thành viên ban giám đốc của Tường An gồm:
Ông Bùi Thanh Tùng: Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Cơng
ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An.
Ơng Vũ Đức Thịnh: Phó Tổng Giám đốc Tài chính Cơng ty Cổ phần Dầu thực vật
Tường An.
Bà Nguyễn Phương Thảo: Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường
An.

1.1.6 Danh mục sản phẩm
Bảng 1. 1 Danh mục sản phẩm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dầu gạo lứt Light
Dòng cao cấp

Dầu đậu nành
Dầu hướng dương Gold
Dầu Extra virgin olive oil
Cooking Oil

Dòng chiên xào


Dầu Vạn Thọ
Dầu Cooking Oil Natri Plus
Tường An Marvela Dầu ăn Dinh
Dưỡng

9


Tường An Marvela Dầu Đậu Nành
Dầu Hướng Dương
Dòng chuyên biệt

Dầu Hạt Cải
Dầu Mè
Dầu Phộng
Dầu Extra Virgin Olive Oil
Dầu Mè Thơm
Dầu ViO Gấc
Dầu ViO Olive
Dầu ViO Mè
Dầu Season
Dầu Olita

Dòng dầu tinh luyện

Dầu Ngon

Margarine


Margarine
Cooking Oil

Horeca

Dầu Olita

10


1.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh
Năm 2021, trong tình trạng Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế xã hội Việt Nam, Tường An ghi nhận doanh thu tăng 20% so với năm 2020 đạt 6.294
tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 0,76%.
Trong lễ kỷ niệm 45 năm thành lập vào năm 2022, Tường An đã được vinh danh
rất nhiều thành tựu phải kể đến bao gồm:
Top 10 Thương hiệu được chọn mua nhiều nhất và tăng trưởng tốt nhất năm 2022
(Kantar Worldpanel, 2022).
Top 10 Công ty thực phẩm uy tín Việt Nam.
Hơn 25 năm đạt danh hiệu Hàng Việt Nam – Chất lượng cao do người tiêu dùng
bình chọn.
Năm 2022, khi nền kinh tế - xã hội dần đi vào trạng thái ổn định doanh thu của
Tường An đạt 7.563 tỷ đồng tăng ổn định 20% so với năm 2021.
Cũng trong năm 2022, Tường An chủ động phát triển sản phẩm tập trung vào phân
khúc cao cấp nhằm cạnh tranh trực tiếp với Happi Koki.

1.2 Đặc điểm của khách hàng và thị trường mục tiêu
1.2.1 Đặc điểm khách hàng
Bảng 1.2 Phân khúc khách hàng của dầu ăn Tường An
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Phân khúc

Thanh niên

Người trưởng thành

Người

lớn

tuổi
Địa lý

Việt Nam (chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh thành có
mật độ dân cư đơng đúc, trung tâm kinh tế.)

Nhân
khẩu

Độ tuổi từ 24 tuổi từ 30 tuổi đến 64 tuổi
đến 29 tuổi

11

từ 65 trở lên


học
Giới


Nữ

Nữ

Nam/Nữ

Nữ

Thu

từ

từ 4.500.000 từ 15.000.000 từ 4.500.000

nhập

4.500.000

VND

tính

VND

đến VND

đến 15.000.000

15.000.000


VND

đến VND

đến

150.000.000

15.000.000

VND

VND

VND
Nghề

nhân

nghiệp

văn phịng, viên
người
các

viên nội trợ, nhân kinh

doanh đã nghỉ hưu

văn nhà


hàng,

làm phòng, người qn ăn
cơng làm các cơng

việc tự do.
Tình

Độc

trạng

Đã kết hơn

việc tự do.

thân/ Đã kết hơn

Đã

kết Đã kết hơn

hơn/Chưa kết

hơn

hơn

nhân

Tâm lý

Lối

Nhóm

sống

khách hàng hàng có lối hàng có lối hàng đặc biệt

Nhóm khách Nhóm khách Nhóm khách

này thường sống nấu ăn sống bận bịu. quan tâm đến
có thói quen mỗi ngày. Do Quan tâm đến các sản phẩm
nấu ăn và ưa đó,

họ

rất chất

chuộng các quan tâm đến giá

lượng, tốt cho sức
cả

món

chiên sức khỏe cá nguyên

xào.


Tuy nhân và gia kinh

nhiên,

do đình.
12

của khỏe

như

liệu những

sản

doanh. phẩm tốt cho

Đối Thường

có tim

mạch,


cuộc

sống tượng người thói

quen sản phẩm có


bận rộn với tiêu dùng chủ mua hàng ở hàm
công
họ

lượng

việc, yếu là các bà các cửa hàng dinh dưỡng
thường nội trợ, phụ bán lẻ truyền cao,...

ưu tiên việc nữ



mua sắm tại đình
những

gia thống

hoặc

những các đại lý.

địa người thường

điểm tiện lợi có nhu cầu
(các
hàng

cửa mua


sắm

bách hàng ngày để

hóa, siêu thị đáp ứng nhu
mini,

cửa cầu sinh hoạt.

hàng

tiện Họ thường có

lợi) để tiết thói
kiệm
gian.

quen

thời mua tại các
chợ

truyền

thống,

cửa

hàng bán lẻ,

bách

hóa

hoặc siêu thị.
Cá tính vui vẻ, năng quan
động.

tâm, sáng

Lý do Sản

vi

mua

đạm,

chia sẻ, yêu nhanh nhẹn, yêu đời.
thương.

Hành

tạo, điềm

phẩm Sản

mạnh mẽ.
phẩm Sản phẩm là Sản


phẩm

dùng để nấu dành cho gia ngun

liệu dùng thường

ăn.

kinh xun

đình,

dùng để

hằng ngày

13

doanh.

cho

các món ăn.



×