Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tự tình ii hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.59 KB, 13 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỲ HỢP 2

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM TỰ TÌNH II
_ HỒ XUÂN HƯƠNG

Học sinh thực hiện : Trương Thanh Phong
Trương Minh Quân
Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thị Quỳnh Nghĩa

Nghĩa Xuân , Ngày 11/01/2024


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

B.NỘI DUNG
I.VỀ TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

1,Tác giả
2,Tác phẩm
3,Thời điểm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
II.BÀI THƠ VÀ NỘI DUNG

1,Bài thơ
2,Nội dung


3,Thể loại và bố cục
4,Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ
III.PHÂN TÍCH BÀI THƠ
Luận điểm 1:Nỗi niềm buồn tủi, chán chường (2 câu đề)
Luận điểm 2:Tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi càng rõ nét hơn (2 câu thực)
Luận điểm 3:Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của tác giả (2 câu luận)
Luận điểm 4:Tâm trạng chán trường, buồn tủi và khát khao hạnh phúc (2 câu
kết)
IV.NHAN ĐỀ,GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

1,Ý nghĩa nhan đề
2,Giá trị nội dung
3,Giá trị nghệ thuật
V.GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG BÀI THƠ
C.KẾT LUẬN
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Tự tình 2 là bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo
của Bà Chúa Thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
-Xn Hương có mấy bài thơ than thân, làm thành một bộ ba song song nhau, bài nào
cũng tiêu tao, cũng nói ra tự đáy lịng của một phụ nữ - Xuân Diệu
-Thơ Hồ Xuân Hương không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ
muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm
ấy khơng phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người
đồng tình thơng cảm - Xuân Diệu

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

-Mục tiêu : Xác định được đề tài, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, giới thiệu cái hay,
cái đẹp tới bạn đọc
-Nhiệm vụ : so sánh, phân tích đánh giá và bàn luận tác phẩm

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Đối tượng : Văn bản tác phẩm tự tình II

-Phạm vi: Trên cơ sở các tư liệu đáng tin cậy như bàn luận văn học, báo cáo nghiên cứu
thạc sĩ.


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích tác
phẩm văn học và phương pháp nghiên cứu văn học sử.

NỘI DUNG

I.VỀ TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
1, Tác giả
- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.Sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII

- Cuối thế kỉ XIX (cùng thời đại với Nguyễn Du), đây là thời kì xã hội phong kiến đầy
rối ren, loạn lạc, thân phận con người bị rẻ rúng nhất là người phụ nữ.
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"; là người phụ nữ am hiểu kiến
thức sâu rộng, đi nhiều nơi và đàm luận văn chương với nhiều văn sĩ; là nhà thơ có cá
tính mạnh mẽ
- Đời tư cá nhân: Bà là người chịu nhiều cay đắng bất hạnh khi mang thân phận là con vợ
lẽ;bản thân lấy chồng hai lần nhưng cũng đều làm lẽ.



-Với nhiều tác phẩm thơ Nôm độc đáo, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ

Nôm của văn học Trung đại Việt Nam. Thế giới nội tâm trong thơ của bà khởi nguồn từ
thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Phong cách sáng tác : Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng
rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học
dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngơn ngữ, hình tượng.Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ
Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ
đẹp và khát vọng của họ
2,Tác phẩm
-Tác phẩm làm hiện lên một hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến vừa bi thương,
phẫn uất lại vừa mạnh mẽ, cố chấp vừa bất hạnh trước tình duyên hẩm hiu nhưng lại tràn
đầy nỗi khao khát cháy bỏng hạnh phúc lứa đôi.
-Bài thơ là nỗi thương mình trong cơ đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân. Đồng
thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên
giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc và tài năng độc đáo của bà.

3,Thời điểm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-

Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương

-Hồ Xuân Hương tuy là người phụ nữ bản lĩnh nhưng luôn sống trong sự cô đơn, buồn
tủi bởi chuyện tình duyên đầy trắc trở, hai lần đều mang phận làm lẽ. Phải chăng, bài thơ
Tự tình II được sáng tác trong hồn cảnh đó, để qua đây, bà gửi gắm nỗi lòng tâm sự của
bản thân và bày tỏ khát vọng hạnh phúc gia đình.


II.BÀI THƠ VÀ NỘI DUNG

1,Bài thơ
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hịn.
Ngán nỗi xn đi xn lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

2,Nội dung
-Tự tình 2 thể hiện tâm trạng, thái độ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, cô đơn,
vừa phẫn uất trước duyên phận; càng gắng gượng vươn lên lại càng rơi vào bi kịch. Đằng
sau nỗi xót xa, buồn tủi đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và
người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
3,Thể loại và bố cục

-Bài thơ Tự tình 2 được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục bao gồm:

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ.
+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ.


+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ.
+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ.
4,Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ
-Mạch cảm xúc buồn đau, phẫn uất nhưng vẫn đầy hi vọng của nhà thơ. Bài thơ mang
dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại với
các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men

theo dịng tự sự này mà bộc lộ và cuối cùng đọng lại trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ.
III.PHÂN TÍCH BÀI THƠ
Luận điểm 1: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường (2 câu đề)
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn"
- Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối.
- "văng vẳng trống canh dồn" : âm thanh tiếng trống điểm canh. -> nhịp gấp gáp, liên hồi
của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã.
+ “văng vẳng”: từ láy tượng thanh - những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến - càng gợi
cái im vắng của không gian (lấy động tả tĩnh)
+ “dồn”: đối lập tương phản - âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng
người.
=> Câu thơ mở ra với khoảng thời gian, không gian đặc biệt thể hiện nỗi niềm bất an của
con người, trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn giữa không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng.
"Trơ cái hồng nhan với nước non"
- Các từ ngữ gây ấn tượng mạnh:


+ “trơ”: trơ trọi, cơ đơn, có gì như vơ duyên, vô phận, rất bẽ bàng và đáng thương -> thể
hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
+ "Cái hồng nhan": cụm từ mang sắc thái trái ngược
● "cái": suồng sã
● "hồng nhan": trang trọng

-> Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng.
+ "Với nước non": gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn
tủi...
=> Hai vế đối lập “cái hồng nhan” và “với nước non” diễn tả bi kịch người phụ nữ trong
xã hội.
Luận điểm 2: Tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi càng rõ nét hơn (2 câu thực)
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh"

- "Chén rượu hương đưa": Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
- "Say lại tỉnh": vòng luẩn quẩn khơng lối thốt, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc
tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời.
-> Nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất, phải tìm đến chén rượu mong có sự khy khỏa
nhưng kết cục "say lại tỉnh" - lúc tỉnh ra thì nỗi cơ đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng.
=> Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, dun tình
đã trở thành trị đùa của số phận.
"Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn."


- "Vầng trăng bóng xế": Trăng đã sắp tàn -> Tuổi xn đã trơi qua
- "Khuyết chưa trịn": Nhân dun chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn,
trịn đầy -> Sự muộn màng dở dang của con người. Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy
một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng càng thêm vô vọng.
-> Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô
đơn trơ trọi của chính mình.
=> Niềm mong mỏi thốt khỏi hồn cảnh thực tại nhưng khơng tìm được lối thốt.
Luận điểm 3: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của tác giả (2 câu luận)
"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
- “rêu từng đám”: sự vật yếu ớt, hèn mọn
- "đá mấy hịn": sự ít ỏi, nhỏ nhoi, im lìm
-> Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi, cơ đơn của chủ thể trữ tình.
- “xiên ngang; đâm toạc”: sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.
-> Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của tác giả mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính
mạnh mẽ
=> Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt của người phụ nữ, khát vọng “nổi loạn”
phá tung, đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình...
Luận điểm 4: Tâm trạng chán trường, buồn tủi và khát khao hạnh phúc (2 câu kết)
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại."



- “ngán”: tâm sự chán trường, bất mãn, ngán ngẩm
- "xuân đi": tuổi trẻ của con người cứ trôi qua, thời gian thì khơng chờ đợi.
- "xn lại lại": vịng tuần hồn của thời gian vơ tận - cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc
tuổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.
=> Ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị của tuổi
thanh xuân và sự sống: Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hồn cịn tuổi xn của con
người cứ qua đi mà khơng bao giờ trở lại.
"Mảnh tình san sẻ tí con con!"
- "Mảnh tình": chút tình cảm nhỏ nhoi, khơng trọn vẹn
- "Tí con con": sự nhỏ bé, khơng đáng kể
- "Mảnh tình san sẻ": mảnh tình vốn đã khơng được trọn vẹn lại cịn phải san sẻ
-> Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân
phận làm lẽ.
=> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu - một tình
yêu nồng thắm, một hạnh phúc trọn vẹn, đủ đầy.
IV.NHAN ĐỀ,GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
1,Ý nghĩa nhan đề
-“Tự tình” tức là tự bộc lộ tâm tình của bản thân mình, tâm tình ở đây khơng phải che
đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Hồ Xuân Hương nói về cảm giác của
chính mình, về nỗi cơ đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.
2,Giá trị nội dung


-Bài thơ nói lên bi kịch tình u, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc
sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch
của cuộc đời.
-Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc – những điều vơ cùng giản

đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói
riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung
3,Giá trị nghệ thuật
-Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng
Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó cịn mang đến cho thể thơ
cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt.
-Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/đâm
toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn
trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương.
-Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy
hòn,…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người
phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.
V.GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG BÀI THƠ
- Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa
đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong


cơ đơn, mịn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong
hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.
-Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ,
phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực
và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.

C.KẾT LUẬN
- Nhà thơ Hồ Xuân Hương với tác phẩm Tự tình là một trong những bản thơ Nôm hay
nhất, diễn tả chân thực đời sống bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa, đồng thời thể
hiện được tài năng, sự ngang tàng của bà chúa thơ Nôm này. Tác phẩm xứng đáng đứng
trong bộ thơ Nôm hay nhất nền văn học trung đại Việt Nam. Ngoài ra tác phẩm cũng thể
hiện được ước nguyện cháy bỏng của tất cả phụ nữ của mọi thời đại. Giá trị của bản thơ
vẫn cịn, thậm chí là rất được đánh giá cao sau hơn 200 năm sáng tác. Hi vọng xã hội này

sẽ khơng cịn người phụ nữ nào phải chịu nỗi đau, nhục nhã, để khơng cịn ai phải viết
lên những nỗi đau thương về số phận đáng thương, như nhà thơ Hồ Xuân Hương cách
đây 200 năm nữa …
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> />

/> /> />


×