Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

chuyên đề tốt nghiệp giải pháp hoàn thiện việc trưng bày sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ công ty tnhh nike việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 157 trang )


PHẦN 1:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA THƢƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI :

“GIẢI PHÁP HÒAN THIỆN VIỆC TRƯNG BÀY
SẢN PHẨM TẠI CỬA HÀNG BÁN LẺ
CÔNG TY TNHH NIKE VIỆT NAM”








GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.S Đinh Tiên Minh
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Tấn Phát
LỚP: Marketing 04






i

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên em xin chân thành cám ơn Công ty TNHH NIKE Việt Nam đã hỗ trợ
em trong thời gian thực tập tại công ty. Em cũng xin cám ơn thầy Đinh Tiên Minh đã
tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau hơn ba tháng thực tập tại công ty, em đã có dịp áp dụng một phần kiến
thức chuyên ngành học vào thực tế. Với công việc liên quan đến trưng bày sản phẩm
đã giúp em nhận thấy được tầm quan trọng của nó đối với thương hiệu: giúp khách
hàng dễ dàng lựa chọn hàng hóa, khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng, …
từ đó giúp lợi nhuận của cửa hàng tăng lên. Thêm vào đó, em cũng học đựơc các bước
chuẩn bị cần thiết trước khi tiến hành việc trưng bày. Thông qua đó, em đã trang bị cho
mình thêm một số kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
Cuối cùng, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến phản hồi từ Thầy đã
giúp em hòan thiện hơn đề tài của mình. Thầy đã chỉnh sửa đề cương chi tiết/ nội dung,
hướng dẫn em cách trình bày một bài chuyên đề tốt nghiệp, cách sử dụng từ chính xác
và phân bổ thời gian thực hiện chuyên đề hợp lí.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn.
Xin chúc Quí công ty ngày càng phát triển.
Xin chúc Thầy nhiều sức khỏe.


ii

LỜI NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

















TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm ……
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
(Chức vụ, ký tên, đóng dấu, họ tên)



iii

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


























iv

MỤC LỤC
Lời cám ơn i
Lời nhận xét của cơ quan thực tập ii
Lời nhận xét của giáo viên iii
Lời mở đầu ix
Lí do chọn đề tài ix
Mục tiêu của đề tài x
Quy trình và phương pháp nghiên cứu x
Hạn chế của đề tài xi
Kết cấu đề tài xii

Danh sách cảc bảng biều xiii
Danh sách các hình ảnh xiv
Một số thuật ngữ của NIKE xv
Hình ảnh minh họa các thanh công cụ xvii
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
CHƢƠNG I: LÝ THYẾT TRƢNG BÀY SẢN PHẨM 1
1.1. Khái niệm trưng bày sản phẩm 1
1.2. Tầm quan trọng và mục đích của vịêc trưng bày 2
CHƢƠNG II: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TRƢNG BÀY 6
2.1. Các yếu tố bên ngòai 7
2.1.1. Khu vực cửa kính 8
2.1.2. Tượng người mẫu 9

v

2.2. Các yếu tố bên trong 10
2.2.1. Sản phẩm 10
2.2.2. Hình ảnh bên trong 11
2.2.3. Phong cách 11
2.2.4. Màu sắc 11
2.2.5. Ánh sáng 12
2.2.6. Không gian 12
2.2.7. Nhân viên 13
CHƢƠNG III: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRƢNG BÀY SẢN PHẨM VỚI HÀNH
VI KHÁCH HÀNG VÀ MARKETING MIX 15
3.1. Mối quan hệ giữa trưng bày sản phẩm với Marketing Mix 15
3.1.1. Sản phẩm 15
3.1.2. Giá 16
3.1.3. Phân phối 17
3.1.4. Chiêu thị 17

3.2. Mối liên hệ giữa trưng bày sản phẩm với hành vi khách hàng 17
3.2.1. Khách hàng mua cái gì 18
3.2.2. Khách hàng mua như thế nào 19
3.2.3. Khi nào khách hàng mua 19
3.2.4. Khách hàng mua ở đâu 20
PHẦN II: CÁC NGUYÊN TẮC TRƢNG BÀY SẢN PHẨM TẠI CỬA HÀNG
BÁN LẺ NIKE VIỆT NAM 22
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU TẬP ĐÒAN NIKE TÒAN CẦU 22

vi

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22
1.2. Các sản phẩm kinh doanh của NIKE 27
1.3. Một số giải thưởng tiêu biểu 29
CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NIKE VIỆT NAM 32
2.1. Thông tin cơ bản 32
2.2. Bộ máy họat động 33
2.3. Tình hình họat động sản xuất kinh doanh 2009- 2010 35
2.4. Thực trạng họat động Marketing 41
2.4.1. Khách hàng mục tiêu 41
2.4.2. Đối thủ cạnh tranh 42
2.4.3. Sản phẩm 44
2.4.4. Giá 47
2.4.5. Phân phối 48
2.4.6. Chiêu thị 51
2.5. Môi trường Marketing 51
2.5.1. Môi trường vi mô 52
2.5.2. Môi trường vĩ mô 54
2.5.2.1. Nhân khẩu 54
2.5.2.2. Công nghệ 56

2.5.2.3. Văn hóa- xã hội 57
2.5.2.4. Kinh tế 57
2.5.2.5. Chính trị 58

vii

2.6. Ma trận SWOT 58
2.6.1. Điểm mạnh 59
2.6.2. Điểm yếu 59
2.6.3. Cơ hội 60
2.6.4. Thách thức 60
3.1. Mục tiêu trưng bày 63
3.2. Các nguyên tắc trưng bày 64
3.2.1. Kể chuyện về các sản phẩm 80
3.2.2. Phân chia khu vực 80
3.2.3. Rõ ràng 81
3.2.4. Tiếp cận sản phẩm 81
3.2.5. Quản lí màu sắc 81
3.2.6. Cân bằng 82
3.2.7. Hình ảnh và tượng người mẫu 83
3.2.8. Cách phối đồ 84
3.2.9. Chú ý đến từng chi tiết 84
3.3. Quá trình thực hiện trưng bày 84
3.3.1. Họach định 84
3.3.2. Thực hiện 86
3.3.3. Kiểm tra 88
3.4. Kết quả khảo sát 89
3.5. Thực trạng của việc trưng bày 101

viii


PHẦN III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HÒAN THIỆN VIỆC TRƢNG BÀY SẢN
PHẨM TẠI CỬA HÀNG BÁN LẺ CỦA CÔNG TY TNHH NIKE VIỆT NAM 113
Tài liệu tham khảo
Một số hình ảnh minh họa về thực trạng trưng bày
Kết luận

ix

Lời mở đầu
Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập tòan cầu,
Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các doanh nghịêp cả trong
lẫn ngoài nước. Thêm vào đó, hành vi mua của người tiêu dùng Việt cũng có sự thay
đổi trên phương diện hành vi mua tại các điểm bán lẻ. Nếu như trước đây họ có thói
quen mua sắm tại các kênh truyền thống như chợ hoặc tại các đại lý, tạp hóa thì giờ
đây người tiêu dùng Việt còn có thói quen mua sắm tại các kênh phân phối hiện đại
như siêu thị, các khu trung tâm mua sắm và thậm chí qua internet. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có những chiến lược thích hợp để có thể kích thích và lôi cuốn
ngừơi tiêu dùng đến với cửa hàng bán lẻ của mình, trong số đó phải kể đến cách trưng
bày sản phẩm tại điểm bán lẻ. Theo quan điểm cá nhân, ngừơi tiêu dùng ngày nay rất
khó hiểu. Những hành vi của họ sẽ không giống với những họ nói, họ sẽ không nói rõ
những gì họ nghĩ và sẽ không nghĩ những gì họ cảm nhận. Cụ thể, họ dự định sẽ mua
sản phẩm A nhưng khi tới siêu thị họ lại thấy sản phẩm B của đối thủ trưng bày đẹp
hơn và có chương trình khuyến mãi đi kèm, chắc chắn một điều rằng hai yếu tố trên sẽ
làm họ quyết định mua sản phẩm B thay vì sản phẩm A. Nắm bắt và hiểu rõ hành vi đó
của người tiêu dùng, ngay từ khi chính thức thành lập văn phòng đại diện tại Vịêt Nam,
NIKE đã vận dụng hiệu quả cách trưng bày sản phẩm thật bắt mắt để lôi cuốn nhiều
khách hàng hơn đến các điểm bán lẻ.

Lí do chọn đề tài: Để hiểu rõ cách thực hiện và đánh giá việc trưng bày sản phẩm tại

cửa hàng bán lẻ như thế nào. Thông qua đó để tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của
trưng bày đối với các điểm bán lẻ. Từ đó, đề ra những giải pháp để hòan thiện cũng
như hỗ trợ cho việc trưng bày tại các cửa hàng bán lẻ của công ty NIKE Vịêt Nam.
Đây là những lí do em chọn đề tài “ Giải pháp nhằm hòan thiện việc trƣng bày sản
phẩm tại cửa hàng bán lẻ của công ty TNHH NIKE Việt Nam”

x


Mục tiêu của đề tài: Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu của hai đối tượng: sinh
viên và doanh nghiệp.
Về phía sinh viên:
 Hiểu rõ tầm quan trọng cuả trưng bày sản phẩm.
 Nắm rõ qui trình thực hiện công việc trưng bày.
 Nghiên cứu suy nghĩ và thái độ của khách hàng đối với việc trưng bày.
 Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc trưng bày.

Về phía công ty NIKE
 Nhận ra thực trạng trưng bày và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trưng sản
phẩm tại cửa hàng bán lẻ.

Qui trình thực hiện và phương pháp nghiên cứu
Việc đánh giá và đề xuất giải pháp cho việc trưng bày cuả công ty TNHH NIKE dựa
vào ba yếu tố sau:
1. Độ nhận biết của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu.
2. Doanh số bán hàng.
3. Suy nghĩ và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm.

Để đo lường được các yếu tố trên thì cần thực hiện các bước nghiên cứu sau:
 Bước một, nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp từ sách báo, internet,

các anh chị đồng nghiệp. Thời gian để thực hiện trong 16 ngày: 15.1.2011 đến
ngày 31.1.2011
 Bước hai, nghiên cứu định tính dưới hình thức nói chuyện cùng ba khách hàng
tại cửa hàng NIKE về các yếu tố để đánh giá tính hiệu quả của vịêc trưng bày.

xi

Nhìn chung, các ý kiến khách hàng đưa ra đều thuộc bốn yếu tố được giả định
ban đầu.
 Bên cạnh đó, còn thực hiện các cuộc trao đổi với nhân viên bán hàng về những
yếu tố tác động đến hiệu quả trưng bày. Thời gian thực hiện trong 7 ngày:
10.2.2011 đến 17.2.2011
 Bước ba, thiết kế bản câu hỏi và tiến hành khảo sát thử năm khách hàng tại cửa
hàng NIKE. Sau đó, chỉnh sửa lại bản câu hỏi cho phù hợp. Thời gian thực hiện
trong bốn ngày: 18.2.2011 đến ngày 22.2.2011
 Tiếp theo tiến hành nghiên cứu định lượng, thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn
trực tiếp mặt đối mặt: đưa ra các hình ảnh kết hợp với bản câu hỏi để trả lời.
Thời gian dự kiến trong 20 ngày: 1.3.2011 đến 21.03.2011.
 Khu vực khảo sát: hai cửa hàng bán lẻ NIKE tại trung tâm Quận 1-
Thành phố Hồ Chí Minh
 Đối tượng nghiên cứu: nam và nữ thích chơi thể thao (thông qua phỏng
vấn), độ tuổi từ 18-45 tuổi
 Số lượng mẫu: 50 mẫu
 Phương pháp thực hiện
o Chọn mẫu ngẫu nhiên.
o Phỏng vấn cá nhân.
 Phương pháp phân tích và đánh giá: bằng phần mềm SPSS.
Phạm vi nghiên cứu: các cửa hàng bán lẻ NIKE tại trung tâm Quận 1- Thành phố Hồ
Chí Minh
Hạn chế đề tài:

 Khách hàng bị tác động rõ rệt từ việc trưng bày sản phẩm, thế nhưng họ không
nhận ra sự tác động đó. Điều này gây không ít khó khăn trong quá trình khảo
sát.

xii

 Phạm vi khảo sát bị hạn chế. Trên thực tế, các cửa hàng của NIKE còn có tại Hà
Nội, nhưng do điều kiện không cho phép, việc khảo sát chỉ được tiến hành ở TP.
HCM
 Đề tài tập trung chủ yếu vào việc trưng bày các sản phẩm của mặt hàng bóng đá.

Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp còn bao gồm 3 phần
 Phần 1: Cơ sở lý luận, gồm ba chương: bàn về các lý thuyết trưng bày sản phẩm.
 Phần 2: Các nguyên tắc trưng bày sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ NIKE Việt
Nam, gồm ba chương: nói về NIKE tòan cầu và tại Việt Nam; các nguyên tắc
trưng bày và thực trạng tại các cửa hàng bán lẻ của NIKE Việt Nam
 Phần 3: Đề xuất giải pháp hòan thiện việc trưng bày sản phẩm tại cửa hàng bán
lẻ NIKE Việt Nam.

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của NIKE trong 2 năm vừa qua 36
Bảng 2.2: Ngân sách Marketing và tỷ lệ phần trăm so với doanh thu năm 2010 của các
mặt hàng 40
Bảng 2.3: Bảng giá các chủng lọai sản phẩm của Adidas tại Việt Nam 43
Bảng 2.4: Một số hình ảnh về sản phẩm của NIKE 45

Bảng 2.5: Bảng mức giá các chủng lọai sản phẩm 48
Bảng 2.6: Cách tính đơn vị cân bằng khi trưng bày 82
Bảng 3.1: Doanh số của hàng Parkson Đồng Khởi trong tháng hai và tháng ba 118
Bảng 3.2: Số liệu doanh thu trong đợt khuyến mãi từ 25/01/2011- 02/02/2011 119

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy họat động của NIKE Việt Nam 33
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các nhãn hàng của NIKE Vịêt Nam 37
Hình 2.3: Kệ áo Quần vợt nữ và Nike sportwear nam không có hình ảnh sản phẩm đi
kèm 41
Hình 2.4: Hình ảnh kệ giầy của NIKE và Adidas 42
Hình 2.5: Vị trí các cửa hàng tại Hà Nội 49
Hình 2.6: Vị trí các cửa hàng tại Hồ Chí Minh 50
Hình 2.7: Hình ảnh minh họa những sản phẩm Marketing style 65
Hình 2.8: Hình ảnh cửa hàng được phân chia làm ba khu vực 66
Hình 2.9: Cửa hàng dạng shop-in-shop 67
Hình 2.10: Cửa hàng dạng store 68
Hình 2.11: Hình ảnh kệ quần áo 71
Hình 2.12: Hình ảnh kệ quần áo 73
Hình 2.13: Kiểu dạng treo hang-rack và face-out 75
Hình 2.14: Hình ảnh kệ giầy 76
Hình 2.15: Hình ảnh dụng cụ được trưng bày riêng 78
Hình 2.16: Hình ảnh dụng cụ được trưng bày chung với quần áo 79
Hình 2.17: Hình mẫu áp dụng cách tính cân bằng 83

xv



MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA NIKE
- Apparel: Từ chỉ quần áo nói chung
- Apparel Wall: Kệ quần áo
- Footwear wall: Kệ giầy
- Marketing style: Mỗi mùa, NIKE có rất nhiều sản phẩm mới, tuy nhiên, một vài
trong số đó, NIKE sẽ tập trung nhấn mạnh nhiều. Những sản phẩm đó được gọi
là Marketing style.
- Silo: Dòng giầy. Mỗi bộ môn thể thao có các dòng giầy khác nhau tương ứng với
từng vị trí chơi. Ví dụ: môn bóng đá có ba dòng giầy: Mercurial Speed ( vị trí
tiền vệ và hậu vệ), Total 90 (vị trí tiền đạo), Tiempo ( vị trí nào cũng được).
- Benefit communication: Những bảng cung cấp thông tin về quần áo cho khách
hàng, được đặt trên các kệ quần áo.
- Alcove: Những bảng cung cấp thông tin về giầy cho khách hàng, được trưng bày
trên kệ giầy.
- Attract: Khu vực gây sự chú ý đầu tiên cho khách hàng khi nhìn vào cửa hàng từ
bên ngòai.
- Engage: Khu vực lôi kéo khách hàng bước vào cửa hàng.
- Connect: Khu vực cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm cho khách hàng , từ
đó họ có thể ra quyết định mua.
- Agency: Nhà cung cấp các dịch vụ in ấn
- Nike sportswear: Dòng sản phẩm khác của NIKE nhưng thiên về thời trang
nhiều hơn.
- Athlete’s training: Chủng loại sản phẩm luyện tập dành cho nam.
- Women’s training: Chủng loại sản phẩm luyện tập dành cho nữ.

xvi

- Fixture: Thanh công cụ nói chung: hang-rack, work-horse, …
- Floor fixture: Các kệ treo áo được để dưới sàn. Nó khác kệ áo về kích thước và

vị trí đặt. Kệ áo được đặt trước các bức tường và kích thước lớn hơn các floor
fixture.
- Signage: Bảng tên giúp khách hàng biết kệ đó là của bộ môn thể thao nào, ví dụ:
bóng đá, chạy bộ,… Signage được đặt trên các giầy, quần áo và floor fixture.

xvii

HÌNH ẢNH MINH HỌA CÁC THANH CÔNG CỤ














Apparel wall ( cỡ nhỏ)
Apparel wall ( cỡ lớn)
Hang-rack ( cỡ nhỏ)
Hang-rack ( cỡ lớn)

xviii



















Work-horse ( cỡ nhỏ)
Work-horse ( cỡ lớn)
Lease-line
Lead-in table
Footwear wall
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN TẤN PHÁT 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƢƠNG I: LÝ THYẾT TRƢNG BÀY SẢN PHẨM

1.1. Khái niệm trƣng bày sản phẩm
Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt

trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Thông qua các chiến lược Marketing,
doanh nghiệp có thể đạt được nhiều mục tiêu: tăng nhận diện thương hiệu, thông báo
cho khách hàng biết về sản phẩm mới của doanh nghiệp, thông báo các chương trình
khuyến mãi… Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận của doanh nghịêp.
Để đạt đựơc các mục tiêu như vừa kể trên, doanh nghịêp có thể sử dụng nhiều
công cụ: quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, … và việc trưng bày sản
phẩm tại cửa hàng cũng đựơc xem là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp tăng
doanh số và tăng nhận diện thương hiệu.
Sản phẩm của một doanh nghiệp khi được bán không thể không sử dụng đến
hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đó. Để xây dựng được lòng trung thành dài hạn
của khách hàng với một thương hiệu, bên cạnh chất lượng của sản phẩm, thì hình ảnh
của một thương hiệu rất quan trọng. Đạt được điều này, rất nhiều doanh nghiệp đã và
đang bỏ ra một khỏan chi phí không nhỏ đầu tư vào chiến lựơc chiêu thị. Thế nhưng
nhiều doanh nghiệp đã bỏ quên hình ảnh thương hiệu của mình tại các cửa hàng bán lẻ
mà đó được xem như là bộ mặt của doanh nghiệp. Mặt khác, cách sản phẩm được trưng
bày tại các quầy kệ, các nhân viên bán hàng giải thích về sản phẩm cũng như phục vụ
khách hàng không tốt sẽ là một vấn đề nếu không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến hình ảnh của thương hiệu. Trưng bày sản phẩm là nghệ thuật làm cho
sản phẩm “kể” lên được câu chuyện đằng sau sản phẩm và qua đó sản phẩm tỏa sáng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN TẤN PHÁT 2

Thông qua cách trưng bày có thể hướng dẫn, tạo ra sự hứng thú từ khách hàng, cuối
cùng dẫn đến việc tăng doanh số bán hàng.
Trƣng bày sản phẩm liên quan đến những thứ giúp khách hàng có thể nhìn
thấy, cả bên ngòai lẫn bên trong, nhằm tạo ra một hình ảnh riêng ấn tượng của cửa
hàng. Điều này dẩn đến sự chú ý, tò mò, thích thú của khách hàng. Qua đó, khách
hàng sẽ ghé thăm cửa hàng và biết được cửa hàng kinh doanh lọai mặt hàng nào.
(Swati Bhalla và Anuraag S (2010), Visual Merchandising, New Delhi: The McGraw-

Hill Publishing)
Theo cuộc khảo sát của AC Nielsen năm 1991 tại Mỹ, khỏang 80% ấn tượng
đầu tiên của ngừơi tiêu dùng khi đi mua sắm xuất phát từ những hình ảnh ban đầu về
cửa hàng, đó là lí do tại sao cái nhìn đầu tiên về cửa hàng có thể nói lên được hàng
ngàn từ về chính cửa hàng đó. Dĩ nhiên, mỗi khách hàng sẽ có cảm nhận riêng về hình
ảnh cửa hàng. Thế nhưng các cửa hàng nên tạo ra vẻ bề ngòai như một lời mời và tạo
cho khách hàng cảm giác thỏai mái, hứng thú bước vào cửa hàng.

1.2. Tầm quan trọng và mục đích của vịêc trƣng bày
Trưng bày sản phẩm giúp hàng hóa được tỏa sáng và lôi kéo được khách hàng.
Trưng bày sản phẩm là một kĩ năng, công cụ mà ít người biết đến trứơc đây, thế nhưng
giờ đây càng nhiều các doanh nghiệp sử dụng thông qua sự thay đổi hành vi của người
tiêu dùng, thông qua sự phát triển hiện đại của các kênh bán lẻ truyền thống trước đây.
Ngày nay, ngòai giá cả cũng như chất lượng sản phẩm, khách hàng cũng chú ý nhiều
hơn đến không gian cửa hàng, vị trí cửa hàng, các thanh công cụ trưng bày hàng hóa,
màu sắc trình bày,… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của việc trưng bày hàng hóa tại các điểm bán lẻ.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN TẤN PHÁT 3

Với những cửa hàng mà hàng hóa được trưng bày gọn gàng và ngăn nắp sẽ
khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi lựa chọn. Khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy
được sản phẩm họ cần mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng. Điều này nói
lên cách trưng bày gọn gàng như người bán hàng “thầm lặng” giúp khách hàng tìm
kiếm sản phẩm.
Trưng bày sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lí sản phẩm và
quản trị thương hiệu, cũng như chiến lược marketing. Qua việc trưng bày đẹp có khả
năng lôi kéo được khách hàng đến cửa hàng. Từ đó, họ có khi sẽ ra quyết định mua
hàng. Trong trường hợp không mua sản phẩm thì khách hàng cũng đã biết đến thương

hiệu thông qua cách trình bày.
Các công ty sản xuất đầu tư nhiều về nguồn lực cả về con người lẫn nguyên vật
liệu trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Thế nhưng, nếu sản phẩm không nói lên được những thứ khách hàng cần, những
tính năng đặc biệt của sản phẩm so với đối thủ thông qua cách trưng bày, thì sản phẩm
đó không phải thứ khách hàng cần.Từ đó, ta thấy đựơc tầm quan trọng và cần thiết của
việc trưng bày.
Xu hướng khách hàng hạn chế thời gian đi mua sắm so với trước đây. Và ngày
càng nhiều khách hàng có hành vi mua bốc đồng, tức là trước khi đến các trung tâm
thương mại hoặc siêu thị, họ không có dự định mua món hàng đó, thế nhưng thông qua
cách trưng bày lôi cuốn và nổi bật khiến họ thay đổi hành vi và ra quyết định mua.
Không những thế, trong một số trường hợp, không chỉ dừng lại việc mua cho bản thân,
họ còn mua cho người thân, bạn bè…
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN TẤN PHÁT 4

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thật đáng tiếc cho các doanh nghiệp đã không tìm
hiểu, nghiên cứu cũng như dành xem việc trưng bày sản phẩm là một trong những
chiếc lược giúp tăng nhận diện thương hiệu.
Mục đích của việc trƣng bày:
 Tăng doanh thu cho cửa hàng. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của trưng bày.
Nếu hàng hóa được trưng bày bắt mắt, gọn gàng thì khách hàng dễ dàng chọn lựa và ra
quyết định mua.
 Giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng. Chắc chắn một điều rằng, ở tất cả lĩnh
vực kinh doanh đều có những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi
của khách hàng. Trưng bày đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng biết
được những mẫu hàng mới hiện có ở cửa hàng.
 Cung cấp thêm thông tin cho khách hàng giúp họ dễ dàng ra quyết định mua và
hiểu rõ hơn về sản phẩm.

 Gây sự chú ý, tò mò của khách hàng, từ đó có thể khiến họ ghé thăm cửa hàng.
Khi nhìn thấy sản phẩm trưng bày, khách hàng chợt nảy sinh nhu cầu và muốn biết rõ
hơn về thông tin sản phẩm, chẳng hạn: giá, màu sắc, kích cỡ, … Điều này khiến khách
hàng bước vào cửa hàng để tìm hiểu.
 Tạo cho cửa hàng một phong cách riêng. Sản phẩm đựơc trưng bày dễ dàng tạo
cho cửa hàng một phong cách riêng giúp khách hàng phân biệt với các sản phẩm,
thương hiệu khác.
 Tăng nhận diện thương hiệu. Vì khi khách hàng nhìn thấy các sản phẩm đựơc
trưng bày, mặc dù không ra quyết định mua ngay lúc đó, nhưng trong tương lai khi
cần, khách hàng có khả năng sẽ quay lại cửa hàng để tìm.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN TẤN PHÁT 5

 Làm thay đổi hành vi mua của khách hàng, cụ thể là hành vi mua bốc đồng.
Trong nhiều trường hợp, khách hàng không có dự định mua sản phẩm A, nhưng khi
thấy A được trưng bày đẹp và phù hợp với nhu cầu, họ ra ngay quuyết định mua
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN TẤN PHÁT 6

KẾT LUẬN
Ngày nay, ngòai giá cả cũng như chất lượng sản phẩm, khách hàng cũng chú
ý nhiều hơn đến không gian cửa hàng, vị trí cửa hàng, các thanh công cụ trưng bày
hàng hóa, màu sắc trình bày,… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về
tầm quan trọng của việc trưng bày hàng hóa tại các điểm bán lẻ.
Như vậy trưng bày sản phẩm liên quan đến những thứ giúp khách hàng có thể
nhìn thấy, cả bên ngòai lẫn bên trong, nhằm tạo ra một hình ảnh riêng ấn tượng của cửa
hàng. Thông qua đó sản phẩm sẽ được tỏa sáng và lôi kéo được khách hàng. Với mục
đích, tăng doanh thu, giới thiệu sản phẩm mới, cung cấp thông tin về sản phẩm, làm

khách hàng tò mò, … ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc thực hiện trưng bày.
Thông qua chương một, ta thấy nếu các công ty sản xuất đầu tư nhiều về nguồn
lực cả về con người lẫn nguyên vật liệu trong việc nghiên cứu và phát triển các sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng, nếu sản phẩm không nói lên
được những thứ khách hàng cần, những tính năng đặc biệt của sản phẩm so với đối thủ
thông qua cách trưng bày, thì sản phẩm đó không phải thứ khách hàng cần.Từ đó, ta
thấy đựơc tầm quan trọng và cần thiết của việc trưng bày.

×