Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khóa luận hoàn thiệp pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

HOÀN THIỆP PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM Ở VIỆT NAM

Khóa luận giáo dục học
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM Ở VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KINHdục
DOANHhọc
Khóa NGÀNH


luậnLUẬT
giáo
Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2014-L

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
THẠC SĨ KHUẤT QUANG PHÁT

HÀ NỘI, (2018)


MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................5
2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................8
6. Bố cục của báo cáo ..........................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM VÀ
DOANH NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM ........................................................ 9
1.1.

Luận về xếp hạng tín nhiệm. ......................................................................9

1.1.1.


Khái niệm xếp hạng tín nhiệm. ............................................................9

1.1.2.

Vai trị của xếp hạng tín nhiệm. ........................................................11

1.1.3.

Phân loại xếp hạng tín nhiệm. ...........................................................14

Phương pháp
xếp hạng
tín nhiệm.dục
....................................................
14
Khóa
luận
giáo
học

1.1.4.
1.2.

Luận về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. ............................................15

1.2.1.

Khái niệm doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ..................................15

1.2.2.


Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xếp hạng tín

nhiệm trên thế giới ...........................................................................................16
1.2.3.

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xếp hạng tín

nhiệm tại Việt Nam...........................................................................................19
1.2.4.

Mơ hình doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ......................................24

1.2.5.

Các hình thức kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín

nhiệm…. ............................................................................................................25
1.2.6.
1.3.

Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ........25

Pháp luật xếp hạng tín nhiệm tại một số quốc gia trên thế giới và bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam...........................................................................27
1.3.1.

Bộ Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm


………... .............................................................................................................27

1


1.3.2.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín

nhiệm của Mỹ....................................................................................................31
1.3.3.

Hệ thống thang điểm xếp hạng tín nhiệm phổ biến .........................38

Kết luận Chương 1 ...............................................................................................41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM Ở VIỆT NAM ............................................ 42
2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
ở Việt Nam. ...........................................................................................................42
2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
hoạt động xếp hạng tín nhiệm .........................................................................42
2.1.2. Các qui định pháp lý về thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
ở việt Nam. ........................................................................................................44
2.1.3. Các qui định pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín
nhiệm ở Việt Nam. ............................................................................................48
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động của công ty xếp hạng tín
nhiệm ở Việt Nam. ...............................................................................................54

Khóa luận giáo dục học


2.2.1. Những thuận lợi trong hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín
nhiệm tại Việt Nam...........................................................................................54
2.2.3. Những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín
nhiệm tại Việt Nam...........................................................................................57
Kết luận chương 2 ................................................................................................63
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TẠI VIỆT NAM.. 64
3.1. Một số giải pháp mang tính tiền đề cho hoạt động của doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm. .....................................................................................................64
3.1.1. Mơ hình của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. .................................64
3.1.3. Giới hạn việc thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ................66
3.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng
tín nhiệm. ..............................................................................................................67
3.2.1. Đối tượng được xếp hạng tín nhiệm. ....................................................67
3.2.2. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm. ........................................................68
3.2.3. Giải quyết vấn đề xung đột lợi ịch và đảm bảo tính độc lập ..............73
2


3.2.4.Quy định về hệ thống thang điểm xếp hạng tín nhiệm. .......................75
3.2.4. Quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc. ...............................................77
3.2.5. Quy định cụ thể các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp xếp hạng
tín nhiệm. ...........................................................................................................79
3.3. Các giải pháp mang tính bổ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm. .....................................................................................................80
3.3.1. Phổ cập kiến thức pháp luật về doanh nghiệp đinh mức tín nhiệm ..80
3.3.2. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin. ....................................................82
Kết luận chương 3 ................................................................................................84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 87


Khóa luận giáo dục học

3


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CIC

Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

IOSCO

: Hiệp hội Quốc tế các Ủy ban chứng khoán

IOSCO CODE :

Bộ nguyên tắc cơ bản về hoạt động của tổ chức xếp hạng tín
nhiệm

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức đánh giá tín dụng được cơng nhận trên tồn quốc

NRSRO


(Hoa Kỳ)
SEC

:

Uỷ ban Chứng khốn và Giao dịch Hoa Kỳ

XHTN

: Xếp hạng tín nhiệm

DANH MỤC CÁC BẢNG

Khóa luận giáo dục học

Bảng 1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xếp hạng

Trang 19

tín nhiệm trên thế giới
Bảng 2 Ký hiệu thang điểm xếp hạng tín nhiệm dài hạn của ba tổ

Trang 38

chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới
Bảng 3 Quy mô của thị trường trái phiếu của một số nước Châu Á

Trang 58

tính đến hết tháng 12 năm 2017

Bảng 4 Bảng chuẩn xếp hạng tín dụng của CIC

Trang 77

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình phát triển, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu,
đặc biệt là hội nhập về tài chính. Bên cạnh việc mở cửa góp phần thúc đầy đưa nền
kinh tế phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế còn là thách thức với mọi nền kinh tế,
thách thức này càng khắc nghiệt hơn khi Việt Nam là một nước đang phát triển đồng
thời là nền kinh tế chuyển đổi. Vì thế các chủ thể trong nền kinh tế Việt Nam phải
không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển về cả chất và lượng, không chỉ
về con người, năng lực quản trị, công nghệ mà đặc biệt là còn về vốn. Nhu cầu về
vốn ln đặt các chủ trên thị trường tài chính vào những tình huống khó khăn khi
hình thức huy động vốn gián tiếp qua ngân hàng đang dần không đáp ứng đủ yêu cầu
của các chủ thể trên thị trường tài chính. Hình thức huy động vốn trực tiếp thơng qua
các cơng cụ nợ sẽ góp phần giải quyết bớt gánh nặng cho các ngân hàng.
Vấn đề đặt ra là làm sao một tổ chức kinh tế có thể chứng minh sức mạnh tài
chính của mình để tiếp cận các luồng vốn từ thị trường tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn
kinh doanh của mình với chi phí vay, nợ thấp nhất? Cịn đối với nhà đầu tư, làm thế

Khóa luận giáo dục học

nào để kiểm soát rủi ro các khoản đầu tư của mình khi cịn có q nhiều nguy cơ tiềm
tàng, mất ổn định của môi trường đầu tư.

Trong điều kiện mức độ hiểu biết của công chúng đầu tư của Việt Nam còn

hạn chế, các kênh cung cấp thơng tin và đánh giá rủi ro cịn rất ít hoặc chưa có, sự
xuất hiện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn
khi tiếp cận với thị trường, với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập,
chuyên nghiệp, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ là phương thức tốt nhất để quảng
bá những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Đồng thời việc đánh giá hệ số tín nhiệm
doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp đó xác định chính xác hơn tình trạng của mình
để xây dựng chính sách đầu tư, sử dụng biện pháp huy động vốn phù hợp với chi phí
thấp và khơng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Loại hình doanh nghiệp này đã ra đời rất lâu và càng khẳng định vai trị to lớn
của mình ở các nước trên thế giới và khi vực nhưng vẫn cịn khá mới ở Việt Nam cả
về q trình hình thành phát triển và khn khổ pháp lý quy định về vấn đề này. Đó
chính là lý do để thơi thúc em chọn đề tài “HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM Ở VIỆT NAM” để
5


tìm hiểu làm rõ hơn về các đặc điểm và vai trị của các doanh nghiệp xếp hạng tín
nhiệm đối với việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam cũng như thực trạng hoạt
động của một số doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam trong thời gian qua.
Từ đó, nghiên cứu đề xuất những khung pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm tại Việt Nam trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Những báo cáo hay cơng trình nghiên cứu nói về xếp hạng tín nhiệm, phương
pháp để thực hiện xếp hạng tín nhiệm thì đã có rất nhiều trong nước cũng như ngoài
nước. Nhất là tại những quốc gia mà lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm ra đời và phát triển
rất sớm như Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu hay các nước phát triển trong khu vực như
Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam thì vấn đề xếp hạng tín nhiệm cũng đã được các
nhà nghiên cứu, các học giả quan tâm, bằng chứng là chúng ta đã có một số cơng
trình nghiên cứu đã gặt hái được nhiều thành công mang tính ứng dụng thực tiễn rất
cao như sau:

+ Nguyễn Văn Hiếu, (2005), “Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh
nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu”, Đại học kinh tế Tp.HCM, luận

Khóa luận giáo dục học

văn thạc sỹ kinh tế.

+ Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier đã tiến hành nghiên cứu nguồn
số liệu được tổng hợp từ các NHTM Việt nam theo 20 biến số gồm độ tuổi, thu nhập
trình độ học vấn,….để xác xếp hạng độ ảnh hưởng của các biến này đến rủi ro tín
dụng và qua đó xây dựng mơ hình điểm số tín dụng cá nhân cho các NH bán lẻ ở Việt
Nam.
+ Vương Quân Hoàng, Đào Gia Hưng, Nguyễn Văn Hữu, Trần Minh Ngọc và Lê
Hồng Phương (2006), “Phương pháp thống kê xây dựng mơ hình xếp hạng tín nhiệm
khách hàng thể nhân”.
+ Đinh Thị Kim Đính, (2007)“Xây dựng cơng ty xếp hạng tín nhiệm trên thị
trường chứng khốn Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh
+ Hồng Ngọc Hà, (2007) “Phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam”,
luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)

6


+ Nghiên cứu của Lê Tất Thành, (2009), Ứng dụng hàm Logit xây dựng mơ hình
dự báo hạng mức tín nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại
học Kinh tế Tp.HCM;
+ Phan Anh, (2012), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh
nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;

Qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu trước đây ta thấy đã có rất nhiều các
phương pháp hay mơ hình đã được đề xuất, áp dụng và thu được những kết quả khá
tốt trong thực tiễn, tuy nhiên các cơng trình này phần lớn là các cơng trình nghiên cứu
cụ thể các phương pháp xếp hạng tín nhiệm về khía cạnh kinh tế học hay tốn học
dựa trên kinh nghiệm của thế giới và kiến nghị phương hướng áp dụng tại Việt Nam
chứ chưa đề cập đến việc xây dựng một khung pháp lý cụ thể về thành lập, tổ chức
và hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Và đặc biệt là sau khi sự ra đời
của Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định
về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì cần có những nghiên cứu để đánh giá sự phù hợp
của khung pháp lý được đưa ra với thực tế nền kinh tế ở Việt Nam cũng như đưa ra

Khóa luận giáo dục học

kiến nghị hồn thiện thêm là điều cần thiết
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về doanh
nghiệp xếp hạng tín nhiệm, phân tích các quy định quốc tế có liên quan trong việc
xây dựng quy chế hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để từ đó đề xuất,
kiến nghị những giải pháp hồn thiện pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm ở Việt Nam.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nghiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
-


Về lý luận và thực tiễn: tập trung nghiên cứu bản chất, ý nghĩa của doanh nghiệp
xếp hạng tín nhiệm; cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định này; pháp luật một số
nước trên thế giới về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; đánh giá các quy định về
doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam và thực tiễn thi hành;

7


-

Từ việc đưa ra những nội dung lý luận cũng như thực tiễn quốc tế và Việt Nam
để đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng các quy định về doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm một cách hợp lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận sẽ tập trung vào những vấn đề chính sau:
-

Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;

-

Pháp luật về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và ở Việt Nam

-

Những khó khăn, bất cập và kết quả đạt được trong thực tiễn quá trình hoạt
động của một số doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam.

Khóa luận không đi sâu nghiên cứu các phương pháp liên quan đến kinh tế, toán học,

các thuật toán hay phương pháp tính tốn cụ thể để đưa ra kết quả xếp hạng tín nhiệm
mà chỉ đừng từ góc độ pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng như trên thế giới để
nghiên cứu đưa ra những phân tích, đánh giá và kiến nghị
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục đích nêu trên, người
viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Khóa luận giáo dục học

• Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu, thơng tin, quy phạm
pháp luật để tìm hiểu về vấn đề xung quanh xếp hạng tín nhiệm và hoạt động
của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
• Phương pháp so sánh cách xây dựng các quy phạm pháp luật của các nước trên
thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Bố cục của báo cáo
Ngồi lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng,danh
mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 03 (ba) chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xếp hạng tín nhiệm và doanh nghiệp xếp hạng
tín nhiệm
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm tại Việt Nam

8


CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM VÀ DOANH
NGHIỆP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM

1.1.

Luận về xếp hạng tín nhiệm.

1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín nhiệm.
Hiện nay, trong các giao dịch trên thị trường tài chính như việc cấp tín dụng
của các tổ chức tín dụng cho khách hàng hoặc các giao dịch mua bán cổ phiếu trên
thị trường chứng khốn hay việc chào bán các cơng cụ nợ của tổ chức phát hành đều
đòi hỏi phải có sự thơng suốt thơng tin, cập nhật thường xun và chính xác. Tuy
nhiên, đa phần các giao dịch diễn ra vẫn đang dựa trên “sự tin cậy”. Khi cho vay, các
tổ chức tín dụng ln kỳ vọng khách hàng sẽ lựa chọn phương án đầu tư tốt, thực
hiện tốt phương án để có đủ nguồn vốn hồn trả đầy đủ gốc và lãi vay; khi quyết định
đầu tư vào cổ phiếu hay các cơng cụ nợ thì nhà đầu tư cũng tin tưởng doanh nghiệp
phát hành cổ phiếu làm ăn hiệu quả, trả cổ tức cao và giá cổ phiếu sẽ tăng giá, các tổ
chức phát hành công cụ nợ có khả năng hồn trả nợ đúng hạn. Đó là một trong những
lý do tại sao tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn cao và có nhiều nhà đầu tư thua lỗ

Khóa luận giáo dục học

khi đầu tư chứng khốn hay các nhà đầu tư ít quan tâm đến các đợt phát hành công
cụ nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng thiếu thơng tin xếp hạng tín nhiệm uy
tín và chính xác. Xếp hạng tín nhiệm (XHTN) với tính chất định lượng rủi ro từ lâu
đã được coi là yếu tố quyết định trong đầu tư và được phát triển như một dạng hoạt
động độc lập trên thị trường do các tổ chức chuyên nghiệp là các doanh nghiệp XHTN
thực hiện.
Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm
1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân
tích và cơng bố bảng xếp hạng tín nhiệm đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 cơng
ty theo một hệ thống kí hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ (AAA) đến
(C). Theo đó thì xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về khả năng và sự sẵn sàng của một nhà

phát hành trong việc thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính [16, tr.12]. Hiện
nay, những kí hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế.
Theo định nghĩa trong Bộ nguyên tắc cơ bản về hoạt động của Tổ chức xếp
hạng tín nhiệm (IOSCO Code) do Hiệp hội Quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO)

9


đề xuất thì xếp hạng tín nhiệm là đánh giá về giá trị tín dụng của một tổ chức hoặc
một công cụ nợ bằng hệ thống xếp hạng đã được xác định và công bố [48, pg. 4].
Điều 3(a) của Luật cải cách tổ chức xếp hạng tín nhiệm năm 2006 của Hoa Kỳ
định nghĩa: “xếp hạng tín nhiệm là việc đánh giá về khả năng trả nợ của một người
có nghĩa vụ hoặc một chứng khốn cụ thể hoặc một công cụ thị trường tiền tệ cụ thể”
[50, Article 3(a)].
Ở Việt Nam, thuật ngữ “xếp hạng tín nhiệm” đang tồn tại nhiều tên gọi như:
xếp hạng tín nhiệm, định mức tín nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng,
định dạng tín dụng, xếp hạng khách hàng [44].
Theo Trần Đắc Sinh trong cuốn “Định mức tín nhiệm tại Việt Nam” thì định
mức hay xếp hạng tín nhiệm được hiểu là hoạt động: “Đưa ra các nhận định hiện tại
về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó,
hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau” [20, tr. 16].
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 53/2009/NĐ-CP về phát hành
trái phiếu quốc tế, hệ số tín nhiệm (credit rating) là hệ số mà các cơng ty đánh giá hệ
số tín nhiệm quốc tế xác định để đánh giá mức độ tin cậy của các quốc gia (hệ số tín

Khóa luận giáo dục học

nhiệm quốc gia) hoặc của các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm cơng ty) về mức độ rủi
ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay. Hệ số này được dùng làm căn cứ để
xác định chi phí đối với việc huy động các khoản vay [2, Điều 7.2]. Định nghĩa này

tiếp tục được giữ nguyên tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát
hành trái phiếu doanh nghiệp [3, Điều 2.9].
Còn tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định
về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì xếp hạng tín nhiệm bao gồm xếp hạng tín nhiệm
đối với doanh nghiệp, tổ chức và xếp hạng tín nhiệm đối với cơng cụ nợ. Đây là hoạt
động phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ và, đúng hạn
nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, tổ chức hoặc của chủ thể phát hành đối với công cụ
nợ tại thời điểm xếp hạng [4, Điều 4.5 và 4.6]
Như vậy, có thể khái quát XHTN là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng
và khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, tổ chức
hoặc của chủ thể phát hành đối với công cụ nợ tại một thời điểm xác định. Hiện nay
XHTN đã được mở rộng, các tổ chức xếp hạng tiến hành đánh giá khả năng trả nợ
đối với một nhà phát hành tại một thời điểm nhất định theo định kỳ và trước mỗi đợt
10


phát hành công cụ nợ. Đồng thời, phương pháp phân tích, đánh giá khả năng trả nợ
đối với một nhà phát hành cũng được hoàn thiện hơn. Do vậy XHTN của một nhà
phát hành không chỉ cho biết khả năng trả nợ của nhà phát hành, hơn thế nữa nó cịn
cho biết tình hình và khả năng phát triển của một tổ chức phát hành cơng cụ nợ. Nói
cách khác, XHTN có thể cung cấp đánh giá tổng quát về tình hình và triển vọng phát
triển của một nhà phát hành.
1.1.2. Vai trị của xếp hạng tín nhiệm.
Trong q trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng,
doanh nghiệp và các nhà đầu tư có những mục đích khác nhau trong việc XHTN. Vì
có những mục đích khác nhau, nên những nhóm chủ thể này cũng có những nhận
định khác nhau đối với XHTN.
1.1.2.1.

Đối với Ngân hàng


Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt
động kinh tế có nhiều rủi ro. Có thể nói rủi ro như một yếu tố khơng thể tách rời q
trình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro trong cho vay cịn
được nhân lên gấp bội, vì ngân hàng khơng những phải hứng chịu những rủi ro do

Khóa luận giáo dục học

những ngun nhân chủ quan của mình, mà cịn gánh chịu những rủi ro do khách
hàng gây ra. Hơn nữa, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể gây ra những tổn thất
to lớn cho nền kinh tế hơn bất cứ rủi ro của các loại hình doanh nghiệp khác, vì tính
chất lây lan của nó có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế của một quốc gia
và theo phản ứng dây chuyền nó tác động đến hầu hết tất cả các quốc gia trên tồn
thế giới.
Như vậy, đứng trên góc độ ngân hàng thì XHTN là đánh giá mức độ rủi ro của
đối tượng khách hàng nhằm kiểm sốt rủi ro tín dụng thơng qua thang điểm được xác
định bởi những thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng
XHTN tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng
khơng sử dụng kết quả XHTN nhằm thể hiện giá trị của khách hàng vay vốn mà đây
là căn cứ để ngân hàng đưa ra ý kiến chấp thuận hay từ chối cấp tín dụng dựa trên các
nhân tố rủi ro thông qua việc phân tích các thơng tin trong q khứ cũng như hiện tại
của khách hàng, từ đó nếu chấp thuận cấp tín dụng thì cũng có chính sách tín dụng
và giới hạn cho vay phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.Ngoài ra, XHTN

11


còn giúp ngân hàng hiểu rõ những rủi ro mà ngân hàng sẽ đối mặt khi cấp tín dụng
cho khách hàng [19, tr.14]
1.1.2.2.


Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khốn

Trong nền kinh tế thị trường mang tính tồn cầu hóa như hiện nay thì sự tồn
tại và phát triển của thị trường chứng khoán là một tất yếu khách quan. Cùng với sự
tồn tại và phát triển của thị trường chứng khốn, các thơng tin về XHTN của chứng
khoán cũng như các tổ chức phát hành ngày càng có vai trị quan trọng. Vì vậy, mục
đích của XHTN đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khốn là:
XHTN cung cấp những thơng tin cần thiết cho người đầu tư về tình trạng của nhà
phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào một chứng khoán thích hợp.
XHTN tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được
dễ dàng, thuận lợi hơn. Với việc XHTN, người đầu tư sẽ an tâm, tin tưởng và dễ dàng
lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Từ đó làm cho người phát hành dễ dàng tiếp cận
được với các nguồn tài chính có thể thực hiện huy động với quy mô lớn và trên một
phạm vi rộng kể cả huy động vốn từ nước ngồi.
XHTN góp phần quan trọng vào việc giảm bớt chi phí sử dụng vốn cho người phát

Khóa luận giáo dục học

hành. Khi một người phát hành có uy tín thì với việc XHTN sẽ giúp cho việc huy
động vốn qua phát hành chứng khoán thuận lợi, dễ dàng hơn, đồng thời giảm được
chi phí huy động vốn. Với nhà phát hành có thể phát hành trái phiếu với mức lãi suất
thấp vẫn thu hút được các nhà đầu tư.
XHTN thúc đẩy nhà phát hành nâng cao hơn trách nhiệm đối với các nhà đầu
tư. Việc XHTN liên quan chặt chẽ đến uy tín của nhà phát hành, điều đó thúc đẩy
người phát hành thực hiện tốt hơn các cam kết đối với các nhà đầu tư trong việc đảm
bảo thanh toán lãi và vốn vay.
XHTN là công cụ quản lý danh mục đầu tư. Trong danh mục đầu tư có rất
nhiều loại chứng khoán khác nhau, dựa vào sự thay đổi của XHTN các nhà đầu tư
đánh đổi các chứng khoán trong danh mục đầu tư để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

XHTN là công cụ đánh giá một số rủi ro có liên quan. Các ngân hàng và các tổ chức
tài chính trung gian khác với tư cách là một nhà đầu tư sử dụng XHTN làm một tiêu
chuẩn quan trọng khi quyết định cho vay, tài trợ dự án, thoả thuận ngoại hối hoán đổi.
1.1.2.3.

Đối với các doanh nghiệp được xếp hạng

12


Các doanh nghiệp sử dụng XHTN nhằm biết rõ tình trạng hoạt động kinh
doanh thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai, cũng như những rủi ro
có thể gặp phải. Trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược trong hoạt
động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hay khả năng cạnh tranh.
Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu, cổ
phần hóa thì kết quả của XHTN là cơ sở để xây dựng giá trị của doanh nghiệp và giá
trị của mỗi cổ phần phát hành. Đồng thời, XHTN là cơ sở cho phép các doanh nghiệp
so sánh vị thế cạnh tranh của mình và các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp từ kết
quả XHTN có thể xác định được mức lãi suất vay hợp lý. Thông thường, hệ số xếp
hạng tín nhiệm tỷ lệ nghịch với lãi suất vay. Điều đó có nghĩa là, nếu một tổ chức
phát hành trái phiếu có hệ số XHTN càng cao thì khơng những thu hút được nhiều
nhà đầu tư mà họ còn huy động được nguồn vốn vay lớn với lãi suất thấp. Ngược lại,
nếu tổ chức phát hành có hệ số XHTN thấp thì lãi suất vay phải cao tương ứng hoặc
họ sẽ không bán được trái phiếu [18, tr. 280]
1.1.2.4.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Thông tin XHTN doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh


Khóa luận giáo dục học

giá được đối tượng quản lý của mình, có cơ sở thơng tin để so sánh theo ngành kinh
tế, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà
nước đưa ra những giải pháp thích hợp nhất để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động
của các doanh nghiệp trong ngành kinh tế nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung,
nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế hoạt động lành mạnh.
Thông tin XHTN doanh nghiệp sẽ giúp Chính phủ có thể xác định được hiệu
năng quản trị, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Trên cơ sở đó,
Chính phủ có thể quyết định cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp, đẩy
nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), qua thơng tin từ XHTN doanh nghiệp, NHNN
có thể biết được mức độ rủi ro theo từng ngành, vùng kinh tế, loại hình doanh nghiệp,
từ đó có chính sách tiền tệ, tín dụng thích hợp, thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng
[33].
Như vậy, dù có những khác biệt về mục đích, song mục tiêu chung của tất cả
các chủ thể XHTN đều nhằm đánh giá triển vọng và những nguy cơ tiềm tàng của
một doanh nghiệp, nhà phát hành,...
13


1.1.3. Phân loại xếp hạng tín nhiệm.
Trên thế giới hiện nay, có nhiều cách để phân loại XHTN. Tùy thuộc vào căn cứ
khác nhau, có thể có những phân loại về XHTN cơ bản như sau:
• Xếp hạng tín nhiệm quốc gia: loại hình XHTN này đánh giá mức độ tin cậy
của một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trường đầu tư giữa các quốc gia.
Quốc gia nào càng được XHTN cao thì càng nhận được sự tín nhiệm của các
nhà đầu tư nước ngồi nên sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việc
XHTN các quốc gia dựa trên các chỉ số phát triển chung như: chỉ số phát triển
các ngành, chỉ số an toàn vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia,

mức độ bình ổn chính trị, …
• Xếp hạng tín nhiệm các nhà phát hành: là việc xếp hạng tín nhiệm của các
cơng ty tư nhân, các tổ chức bảo hiểm, các quỹ đầu tư trong việc thanh tốn
các nghĩa vụ tài chính đúng hạn cho các nhà đầu tư.
• Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp: đây là hình thức tập trung vào đối tượng
xếp hạng là các doanh nghiệp. Việc XHTN doanh nghiệp được thực hiện bằng
nhiều phương pháp khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các chỉ tiêu tài

chính và phi tàiluận
chính của doanh
nghiệp đểdục
đánh giá. Xếp
hạng tín nhiệm ngân
Khóa
giáo
học

hàng cũng là một thành phần của XHTN doanh nghiệp: là việc đánh giá khả
năng của các ngân hàng cho việc thanh toán các nghĩa vụ về tiền lãi và vốn
gốc đối với các khoản tiền gửi của khách hàng. Đó chính là việc đánh giá mức
độ an tồn trong hoạt động của ngân hàng.
• Xếp hạng tín nhiệm các cơng cụ nợ như: trái phiếu cơng ty, trái phiếu chính
phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu ngân hàng … Ở một số nước và một số tổ
chức XHTN hiện nay còn XHTN cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường…Việc
xếp hạng tín nhiệm (XHTN) đối với các loại công cụ đầu tư được thực hiện
dựa trên một số chỉ tiêu như: khả năng thanh khoản, kì hạn, lãi suất, mệnh giá,
các rủi có thể gặp phải [34].
1.1.4. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm.
Đối tượng của xếp hạng là các tổ chức kinh tế trong mối quan hệ tín dụng trực
tiếp, gián tiếp, đối tượng này bao gồm nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhiều cấp độ khác

nhau, do đó địi hỏi phải áp dụng các phương pháp thích hợp nhất cho từng đối tượng

14


được xếp hạng. Hiện nay có nhiều phương pháp xếp hạng tín nhiệm khác nhau. Tuy
nhiên có thể chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm phương pháp mơ hình hóa:
+ Mơ hình kinh tế lượng: Là phương pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lượng để lượng
hóa các q trình kinh tế -xã hội thông qua phương pháp thống kê. Thực chất của
phương pháp này là mô tả các mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế bằng một
phương trình hoặc hệ phương trình đồng thời.
+ Mơ hình nhân tố:
Là phương pháp phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu (nhân tố) với nhau và lượng
hóa mối quan hệ này.
Nhóm phương pháp chuyên gia:
Trong trường hợp các số liệu thực nghiệm không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu
hoặc đối tượng xếp loại là một tập hợp các dấu hiệu chất lượng khơng thể định lượng,
hoặc có thể định lượng nhưng rất tốn kém thì phải sử dụng nhóm phương pháp chuyên
gia. Phương pháp này sử dụng ý kiến đánh giá hay dự báo của các chuyên gia về nội
dung cụ thể nào đó nhằm góp phần củng cố vào phân tích và xếp hạng tín nhiệm. Các

Khóa luận giáo dục học

ý kiến của chuyên gia là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng trong q trình xếp hạng.
Nhóm phương pháp kết hợp:

Phương pháp này cho phép kết hợp những thế mạnh của mơ hình hóa và phương pháp
chun gia, phương pháp này được tiến hành theo một quy trình nhằm thực hiện việc
xích lại gần nhau giữa các phương án nhận được từ việc mơ phỏng theo mơ hình hóa

với các ý kiến của chuyên gia cho đến khi đạt được sự thống nhất chấp nhận được
[16, tr. 25].
1.2.

Luận về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
Theo định nghĩa trong IOSCO CODE thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm hay
doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
phát hành xếp hạng tín dụng hay nói cách khác là xếp hạng tín nhiệm [48, pg.3]
Các doanh nghiệp XHTN đánh giá mức độ tin cậy của người đi vay và các công cụ
nợ bằng cách gán các mức tín nhiệm khác nhau cho họ. Việc xếp hạng quan tâm đến
lợi ích của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính cũng như cá c nhà quản lý. Thị
trường tài chính cần các tổ chức tạo điều kiện cho trung gian thông tin; doanh nghiệp
15


XHTN theo truyền thống thực hiện chức năng này. Xếp hạng nói chung được coi là
các ý kiến hoặc phán đốn về tính đáng tin cậy của người đi vay hoặc các công cụ nợ,
nhưng không chứ không phải là một sự đảm bảo cho mức độ đáng tin cậy của các đối
tượng này.
Là những người trung gian thông tin, các doanh nghiệp XHTN giúp liên kết
người cần vốn với người có vốn. Họ cung cấp cho các nhà đầu tư những thơng tin
hữu ích để ra quyết định. Trong vài thập kỷ gần đây, các nhà đầu tư và các tổ chức
phát hành ngày càng coi trọng xếp hạng của các doanh nghiệp XHTN dẫn đầu. Tồn
cầu hóa trong lĩnh vực tài chính, sự gia tăng của các tổ chức phát hành và sự phức tạp
của các công cụ tài chính mới cho thấy vai trị ngày càng quan trọng của các doanh
nghiệp XHTN. Trong các thị trường tài chính hiện đại, hầu như khơng thể bắt đầu
việc chào bán cơng khai mà khơng có sự đánh giá của doanh nghiệp XHTN. Việc
đánh giá các cơng cụ tài chính mới trong bốn thập kỷ qua đã dẫn đến các doanh nghiệp

XHTN dẫn đầu có vẻ có nhiều lợi nhuận hơn bao giờ hết [52, pg. 6]
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trên
thế giới

Hiện nay trên thế
giới, tại hầu
hết các quốcdục
gia phát triển
đều có tồn tại ít nhất
Khóa
luận
giáo
học

một tổ chức XHTN. Các tổ chức này hoạt động độc lập, chuyên nghiệp, có vai trị
như một cơng cụ quản lý tài chính thúc đẩy và kiểm soát hoạt động của thị trường nợ
nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trong vài thập niên gần đây, tổ chức
XHTN đã phát triển mạnh mẽ cả về qui mô lẫn tốc độ. Tổ chức XHTN đã ra đời dựa
trên cơ sở của các tổ chức hoạt động có liên quan đến XHTN trước đó ra đời tại Mỹ
là: tổ chức thơng báo tín nhiệm; tổ chức kinh doanh thông tin bằng các ấn phẩm
chuyên ngành và ấn phẩm tài chính; ngân hàng đầu tư. Hoạt động của các tổ chức
này phát sinh từ nhu cầu của thị trường chứng khoán và tổ chức XHTN đã ra đời trên
cơ sở tổng hợp của ba loại hình tổ chức hoạt động nêu trên.
Trong thế kỷ 19, các chức năng mà hiện do các tổ chức XHTN cung cấp được
cung cấp bởi ba loại hình tổ chức: tổ chức kinh doanh thông tin bằng các ấn phẩm
chuyên ngành và ấn phẩm tài chính, các cơ quan báo cáo tín dụng và ngân hàng đầu
tư.
Báo chí chuyên ngành báo cáo về các điều kiện kinh doanh cho các công ty và
ngành công nghiệp. Đầu tiên là Tạp chí Đường sắt Hoa Kỳ, xuất hiện năm 1832.
16



Henry Varnum Poor trở thành người biên tập của nó vào năm 1849, và sau đó tiếp
tục xuất bản Cuốn Sổ tay Hướng dẫn Poor về Đường sắt của Hoa Kỳ. Năm 1916,
Công ty Poor tham gia vào hoạt động xếp hạng trái phiếu và sáp nhập với Standard
Statistics để hình thành S & P vào năm 1941.
Các cơ quan báo cáo tín dụng (khơng xếp hạng) đánh giá khả năng thanh toán
của các thương gia về nghĩa vụ tài chính. Cơ quan cấp tín dụng thương mại đầu tiên
được thành lập ở New York vào năm 1841. Robert Dun mua lại cơ quan này và sau
đó xuất bản cuốn hướng dẫn tín dụng đầu tiên năm 1859. John Bradstreet thành lập
cơ quan tương tự vào năm 1849 và xuất bản cuốn hướng dẫn tín dụng vào năm 1857.
Năm 1933, các doanh nghiệp được hợp nhất vào Dun & Bradstreet (D & B), và vào
năm 1962, D & B mua lại Moody's Investor Services, đưa xếp hạng và báo cáo tín
dụng cùng dưới tên một doanh nghiệp trước khi tách ra vào năm 2000.
Các ngân hàng đầu tư dùng danh tiếng của họ để bảo lãnh cho các công cụ nợ
là chức năng cơ bản của các doanh nghiệp XHTN sau này. Bằng cách đặt danh tiếng
của họ vào cổ phần mỗi khi họ ký kết một khoản bảo đảm, các ngân hàng đầu tư đã
giúp thị trường chứng khoán phát triển và thu hút người dùng và nhà đầu tư.

Khóa luận giáo dục học

Doanh nghiệp XHTN đầu tiên được John Moody thành lập vào năm 1909 và kết hợp
ba chức năng của ba tổ chức nêu trên trong một doanh nghiệp, đặt nền móng cho
ngành cơng nghiệp XHTN và gây dựng danh tiếng của công ty sau này. Đã có bốn
giai đoạn tăng phát triển chính trong ngành cơng nghiệp CRA, như được tóm tắt trong
Bảng 1 dưới đây.
Giai đoạn đầu tiên kéo dài từ năm 1909 đến năm 1943. Thế chiến thứ nhất và
những năm 1920 thịnh vượng đã dẫn đến một số lượng lớn các vấn đề cá nhân và
công cộng. Những năm 1930 chứng kiến việc áp dụng xếp hạng tín dụng đầu tiên và
việc mở rộng thị trường trái phiếu kéo dài cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai.

Giai đoạn thứ hai, 1944-1969, tức là thời kỳ sau Thế chiến thứ hai, là một trong những
sự ổn định về tài chính và kinh tế. Kết quả là xếp hạng trái phiếu không phát triển
mạnh trong thời gian này, và các doanh nghiệp XHTN hàng đầu dường như chỉ làm
việc với một số ít các nhà phân tích, doanh thu có được từ việc bán báo cáo nghiên
cứu cho các nhà đầu tư.
Giai đoạn thứ ba được mô tả bằng những cú sốc thực tế từ năm 1970 đến năm
2001. Trong thời gian này, hệ thống tài chính tồn cầu đã trở thành thị trường, chuyển
17


từ tỷ giá hối đoái cố định sang tỷ giá hối đối linh hoạt, từ kiểm sốt tín dụng định
lượng đến quản lý nguồn cung tiền dựa trên giá và từ giá kiểm soát để định giá thị
trường. Quy chế của các tổ chức tài chính chuyển từ kinh doanh sang cạnh tranh chức
năng giữa tất cả các thành viên tham gia thị trường và kinh doanh chuyển từ các tổ
chức sang các thị trường. Số lượng các tổ chức phát hành được xếp hạng toàn cầu từ
khoảng 1000 năm 1970 lên gần 6000 vào năm 2006.
Mặc dù điều này đã giảm dần sau đó, nhưng nó làm nổi bật xu hướng cơ cấu
hướng đến một số lượng lớn các tổ chức phát hành mặc định về việc tìm kiếm nguồn
đầu tư thơng qua các vấn đề tín nhiệm.
Giai đoạn thứ tư của phát triển ngành công nghiệp XHTN, từ năm 2002 đến
nay, được đặc trưng bởi những thay đổi đáng kể trong ngành, cùng với xu hướng tiếp
tục mở rộng của dịch vụ XHTN. Những thay đổi được thúc đẩy bởi sự gia tăng đột
ngột của tình trạng phá sản doanh nghiệp, sự tăng trưởng to lớn của thị trường tài
chính có cấu trúc và việc nhanh chóng chấp nhận Internet là động lực mạnh mẽ cho
các cơ quan thông tin, bao gồm các doanh nghiệp XHTN. Đồng thời, các công cụ thị
trường vốn ngày càng trở nên phức tạp và phổ biến. Khi phạm vi của các tổ chức phát

Khóa luận giáo dục học

hành, chứng khốn và nhà đầu tư đã mở rộng, xếp hạng ngày càng có liên quan nhiều

hơn đến quá trình đầu tư tiết kiệm thông qua thị trường vốn. Việc mở rộng nhanh hơn
xếp hạng bên ngồi chứ khơng phải bên trong Hoa Kỳ tạo ra những thách thức quản
lý đòi hỏi đối với kinh doanh truyền thống của Mỹ [54, pg. 375].

18



×