NICCOLÒ MACHIAVELLI
Quân vương - Thuật cai trị
Bản quyền tiếng Việt © 2013 Công ty Cổ phần Sách Alpha
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
QUÂN VƯƠNG
THUẬT CAI TRỊ
Đôi lời của người dịch
Tác phẩm Quân Vương của Machiavelli đã từng có hai bản dịch
được xuất bản tại Việt Nam, một bản được in ít nhất bốn lần trước năm
1975 tại Sài Gòn, và bản dịch gần đây nhất xuất bản năm 2005 do NXB Lý
luận Chính trị và Alpha Books ấn hành, do các dịch giả Vũ Mạnh Hồng và
Nguyễn Hiền Chi thực hiện.
Do mục đích xuất bản lần này, chúng tơi thực hiện lại tồn bộ bản dịch
theo bản tiếng Anh năm 1908 của W. K. Marriott.
Trong lúc thực hiện bản dịch, chúng tôi tham khảo chặt chẽ bản 2005 và
xin giữ nguyên tất cả các chú thích của bản này, đồng thời chúng tơi có bổ
sung thêm một số chú thích riêng (có đánh dấu [VTH]).
Phần giới thiệu tác giả và tác phẩm đã được dịch giả Vũ Mạnh Hồng
thực hiện rất công phu nên chúng tơi cũng mạn phép giữ lại tồn bộ, chỉ xin
nhuận sắc vài điểm nhỏ khi thấy cần thiết.
Dịch là một công việc không dễ dàng và bản dịch phụ thuộc rất nhiều
vào văn phong mà người dịch chọn khi thực hiện. Trong trường hợp này,
chúng tôi chọn cách hành văn mà chúng tơi cho rằng ít nhiều chuyển tải
được sắc thái giọng văn của Machiavelli, là một người mà chúng tơi tin
rằng rất cứng rắn và quyết liệt.
Như đã nói, phần nội dung giới thiệu về tác giả và tác phẩm của bản
2005 đã rất công phu, chúng tôi sẽ không làm mất thời gian của độc giả
thêm nữa, mà muốn để độc giả có thể bắt đầu ngay những trang đầu tiên
của tác phẩm rất đáng đọc này càng sớm càng tốt.
Chúng tơi tin rằng sẽ cịn nhiều điểm chưa thỏa đáng trong bản dịch mà
độc giả vốn rất tinh tường sẽ sớm nhận ra. Xin hãy cho chúng tơi những
góp ý xác đáng nhất để có thể hiệu chỉnh và nhuận sắc cho các bản in lần
sau.
Tháng 5 năm 2013
Vũ Thái Hà
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Niccolò Machiavelli sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố
Florence, Italia. Người ta biết rất ít về tuổi thanh xuân của Machiavelli
nhưng một điều chắc chắn là ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn
hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã.
Khi Machiavelli còn trẻ, Italia đang chia thành 5 vương quốc lớn: Vương
quốc Naples ở phía Nam, Cơng quốc Milan ở Tây Nam, nhà nước cộng hòa
Venice ở Tây Bắc, Cộng hòa Florence và nhà nước của giáo hội ở miền
Trung. Khi đó, Florence đang trong giai đoạn huy hồng dưới sự cai trị của
gia đình Medici đầy uy quyền với người đứng đầu là Lorenzo de Medici.
Khi đó, Florence là một thành phố giàu có, sơi động, là trung tâm của nghệ
thuật và tri thức còn Lorenzo như thể một mạnh thường quân.
Nhưng đến năm 1494 gia đình Medici bị lật đổ, và bị thay bằng một
chính quyền cộng hòa chịu nhiều ảnh hưởng của Girolamo Savonarola, một
giáo sĩ dịng tu Đa Minh mới gây được uy tín.
Năm 1498, chính quyền chịu ảnh hưởng của Savonarola lại sụp đổ và
một chính quyền cộng hịa mới ra đời ở Florence, còn Machiavelli được bổ
nhiệm vào chức vụ bộ trưởng ngoại giao khi mới 29 tuổi. Trí tuệ tuyệt vời
và lịng nhiệt huyết của Machiavelli đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt
của các chính khách Florence lúc bấy giờ. Chỉ sau đó một tháng, ơng đã
được bầu làm thư ký Hội đồng quân sự và ngoại giao. Với vai trị như một
sứ thần, ơng đã đi khắp các vương quốc trên lãnh thổ Italia cũng như các đế
chế lớn của châu Âu để thương thảo với các đồng minh tiềm năng, thu thập
thông tin và đồng thời là người phát ngôn của Hội đồng về những chính
sách đối ngoại của Florence.
Trong suốt 14 năm phụng sự nền cộng hòa Florence, Machiavelli đã có
dịp tiếp xúc nhiều chính khách nổi tiếng và chứng kiến nhiều sự kiện lịch
sử. Ông đã tiếp kiến nữ bá tước Caterina Sforza (năm 1499), vua Louis XII
nước Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1510 và 1511), Cesare Borgia (vào
các năm 1502 và 1503), Pandolfo Petrucci (vào các năm 1503 và 1504),
Giáo hoàng Julius II (vào các năm 1503 và 1506), và hoàng đế Maximilian
II (từ năm 1507 tới 1508). Các sứ mệnh ngoại giao này cùng với kinh
nghiệm về chính sách đối ngoại đã hình thành nên nhiều nguyên lý mà ông
đã thể hiện trong tác phẩm Quân vương cịn những nhân vật nổi tiếng ơng
được tiếp xúc đã trở thành những tấm gương và bài học trong tác phẩm này.
Ông cũng trở thành người bạn của Piero Soderini, người được bổ nhiệm
làm gonfaloniere (người đứng đầu chính phủ Florence) vào năm 1502. Do
quá chán nản trước sự kém cỏi của đội quân đánh thuê mà chính phủ
Florence sử dụng, ông đã thuyết phục Soderini hậu thuẫn việc xây dựng
quân đội quốc gia của Florence bất chấp những ý kiến phản đối của giới
quý tộc Florence. Machiavelli đã đứng ra tuyển chọn, đào tạo và tập luyện
cho đội quân này. Vào năm 1509, sự sáng suốt của ông đã được minh
chứng khi quân đội Florence giành được quyền kiểm soát thành phố láng
giềng Pisa sau một cuộc chiến kéo dài suốt 15 năm. Thành công này đánh
dấu một bước tiến trong sự nghiệp của Machiavelli.
Là một đồng minh trung thành của nước Pháp, Florence đã đối đầu với
Giáo hồng Julius II người đang tìm cách đánh đuổi qn Pháp ra khỏi đất
Italia. Giáo hoàng Julius II đã kêu gọi sự trợ lực của đồng minh Tây Ban
Nha để lật đổ chính quyền của Soderini. Năm 1512, quân đội quốc gia
Florence của Machiavelli bị đội quân Tây Ban Nha thiện chiến đánh bại tại
thành phố Prato, và Soderini buộc phải từ chức. Gia đình Medici trở lại
nắm quyền ở Florence và Soderini bị tống giam. Vì là người ủng hộ chính
quyền của Soderini, Machiavelli bị bãi chức và bị cấm rời khỏi lãnh thổ
Florence.
Vài tháng sau, hai thanh niên bất mãn với chính quyền bị bắt cùng với
danh sách những kẻ âm mưu chống lại gia đình Medici. Trong đó có tên
của Machiavelli. Dù khơng có dấu hiệu nào chứng tỏ ơng có liên quan,
nhưng Machiavelli vẫn bị tống giam và tra tấn. Từ trong tù, ông đã viết hai
bài thơ xô-nê gửi Giuliano de Medici để xin can thiệp nhưng khơng có kết
quả. Tuy nhiên, nhân đợt ân xá khi người chú của Giuliano là Giovanni
được bầu làm Giáo hoàng Leo X vào tháng Ba năm 1513, Machiavelli
được tha và ông lui về sống tại một trang trại nhỏ ở quê nhà. Trong thời
gian này, ông viết nhiều thư cho người bạn thân là Francesco Vettori, một
nhà ngoại giao Florence được bổ nhiệm giữ chức đại sứ tại thành Rome để
nắm bắt thơng tin của thế giới bên ngồi và hy vọng Vettori có thể tiến cử
ơng cho nhà Medici. Trong hồn cảnh bức bách đó, ơng đã viết cuốn Qn
vương (Il Principe). Tác phẩm này chắt lọc những nhìn nhận của ông về
bản tính con người, nghệ thuật lãnh đạo cũng như chính sách ngoại giao.
Ơng dâng tặng nhà Medici tác phẩm này nhằm chứng tỏ sự tận tâm của
mình nhưng không thành công. Cho tới năm 1515, nhà Medici vẫn không
để mắt tới ông và sự nghiệp ngoại giao của ơng đã chấm dứt.
Trong suốt mười năm sau đó, vì khơng được tham gia chính sự,
Machiavelli chuyển hướng sang sáng tác. Trong giai đoạn này, ông đã viết
một tác phẩm về nghệ thuật chiến tranh, đúc rút từ kinh nghiệm của một
người tổ chức lực lượng quân đội và một bình luận về tác phẩm của nhà sử
học La Mã cổ đại Livy. Thông qua việc xem xét các ghi chép của Livy về
nền cộng hòa La Mã, Machiavelli đã luận bàn chi tiết khái niệm chính phủ
cộng hịa. Trái ngược với cuốn Quân vương, một tác phẩm ủng hộ nền quân
chủ và thậm chí là quân chủ chuyên chế, cuốn Luận bàn về Livy thường
được trích dẫn như một bằng chứng về sự nhiệt thành của Machiavelli đối
với thể chế cộng hịa. Ơng cũng sáng tác thơ ca và ba vở hài kịch.
Các tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý của Hồng y Giáo chủ
Giulio de Medici, người đã nắm quyền ở Florence một vài năm và nhờ đó,
ơng đã được giao nhiệm vụ viết về lịch sử của Florence. Ông viết cuốn Lịch
sử Florence từ năm 1520 tới năm 1524. Năm 1523, Giulio được bầu làm
Giáo hồng Clement VII và Machiavelli đệ trình cuốn Lịch sử Florence cho
giáo hồng vào năm 1525. Sự giảng hịa với nhà Medici đã giúp
Machiavelli được tham gia chính sự trong một thời gian ngắn. Ông được
giao trách nhiệm phụ trách các vấn đề quân sự tại Florence cho Giáo hoàng.
Tuy nhiên, Giáo hoàng Clement mắc mưu kẻ thù và thành Rome bị quân
đội Tin lành của Đức cướp phá. Sự cố này đã khiến cho người dân Florence
làm cuộc lật đổ nhà Medici vào năm 1527. Machiavelli, người suốt đời ủng
hộ và bảo vệ nền cộng hòa Florence, lại một lần nữa khơng gặp may vì bị
những người cộng hòa nghi ngờ là câu kết với nhà Medici. Tuy nhiên, ông
không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ trêu của mình bởi ơng qua
đời sau một trận ốm vào tháng 6 năm 1527.
Quân vương là tác phẩm nổi tiếng nhất của Machiavelli nhưng không
được xuất bản khi ông còn sống mặc dù được lưu hành rộng rãi dưới hình
thức các bản chép tay. Quân vương được xuất bản lần đầu tiên vào năm
1532, với sự cho phép của Giáo hồng Clement VII. Trong vịng 20 năm
sau đó, tác phẩm này đã được tái bản bằng tiếng Italia tới 7 lần. Nhưng đến
năm 1559, tất cả các tác phẩm của Machiavelli bị đưa vào “Danh mục sách
cấm” của Giáo hội Cơ Đốc giáo vì bị coi là tà giáo. Điều đó khơng làm ảnh
hưởng tới sự lan truyền của cuốn sách và Quân vương đã sớm được dịch
sang tất cả các thứ tiếng quan trọng của châu Âu. Ngày nay, Machiavelli
tiếp tục được công nhận là một trong những nhà tư tưởng chính trị hiện đại
và là một nhà bình luận sắc sảo về tâm lý học và nghệ thuật lãnh đạo.
TÊN TUỔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MACHIAVELLI
Các tác phẩm của Machiavelli, đặc biệt là cuốn Quân vương, đã nổi tiếng
trong suốt gần 5 thế kỷ và thậm chí, tên tuổi của Machiavelli đã trở nên
quen thuộc với hàng triệu người chưa từng đọc các tác phẩm của ông
nhưng đối với rất nhiều người, ơng bị chỉ trích là một kẻ rao giảng loại
chính trị vơ đạo đức và là đồng lõa của quỷ dữ.
Còn Francis Bacon (1561-1626) đã nhận xét: “Chúng ta chịu ơn
Machiavelli và những tác giả đã viết về những điều mà con người làm chứ
không phải điều con người nên làm”. Sự nhìn nhận đúng đắn về
Machiavelli như một người quan sát và miêu tả chân thực bản tính của con
người đã đem lại cái nhìn tích cực hơn rất nhiều về tầm quan trọng và giá
trị của ông.
Mặc dù đối với phần đông mọi người, Machiavelli vẫn bị mang tiếng xấu
là một kẻ thủ đoạn, nham hiểm, phản trắc nhưng hầu hết các tác giả đương
đại đều coi ông là người sáng lập ra hệ tư tưởng chính trị học hiện đại.
Thomas Hobbes (1588-1679), nhà lý luận chính trị có ảnh hưởng rất lớn
và là người chủ xướng luận thuyết cơ bản về chế độ quân chủ chuyên chế,
đã sử dụng những nhận xét cay nghiệt của Machiavelli về bản tính mưu
mơ, quỷ quyệt của con người để đưa ra yêu cầu về một chính quyền mạnh
nhằm giữ cho các cá nhân không làm hại nhau và tránh cho sự suy thoái
của xã hội. Trong cuốn Quân vương, Machiavelli đã sử dụng nhuần nhuyễn
phương pháp đưa ra các kết luận trên cơ sở những ví dụ trong lịch sử cũng
như trong thời đại của chính ơng và đây đã trở thành phương pháp nghiên
cứu khoa học chính trị hiện đại. Ngay cả Montesquieu (1689-1755), tác giả
cuốn Tinh thần pháp luật (1748) cũng chịu nhiều ảnh hưởng của phương
pháp này.
Machiavelli khơng chỉ có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng chính trị mà cịn
trực tiếp tác động tới những hành động chính trị. Những nhà phê bình có
thái độ thù địch với Machiavelli cho rằng, những nhà cai trị độc tài như
Napoleon I và Adolf Hitler đã coi Quân vương cuốn cẩm nang để tranh
giành quyền lực.
Tuy nhiên, hầu hết các học giả đã coi lời buộc tội này là một sự hiểu lầm
cơ bản. Mục đích của Machiavelli là miêu tả những thực tế của đời sống
chính trị chứ không phải để tạo ra những bạo chúa. Một điều chắc chắn là
rất nhiều chính khách đã đọc cuốn Quân vương và học hỏi được rất nhiều
từ tác phẩm này. Nhưng nếu những sự thật mà Machiavelli phơi bày được
các nhà độc tài của thế kỷ 19-20 như Napoleon và Hitler áp dụng thì thực tế
này cho chúng ta thấy: Machiavelli đã hiểu được tận gốc rễ khía cạnh chính
trị của bản chất con người.
Hơn thế nữa, Machiavelli còn ảnh hưởng sâu rộng tới hai lĩnh vực khác
của đời sống chính trị. Trước hết, Machiavelli là một người yêu nước nồng
nàn. Ông sống vào thời kỳ Italia bị chia nhỏ thành hàng chục công quốc và
thành bang nhưng riêng ơng gắn bó rất nhiều với Florence, thành phố quê
hương. Lời kêu gọi giải phóng Italia khỏi nạn ngoại xâm mà Machiavelli đề
cập ở chương cuối cùng của cuốn Quân vương đã làm thức tỉnh lòng yêu
nước của người dân Italia và báo hiệu về một đất nước Italia thống nhất.
Phải tới hơn 3 thế kỷ sau, ước mong này của ông mới trở thành sự thật khi
vào năm 1861, Italia hồn tồn thống nhất, thốt khỏi ách đơ hộ và chiếm
đóng của các lực lượng ngoại bang, còn Machiavelli được thừa nhận là một
nhà tiên tri của chủ nghĩa yêu nước hiện đại.
Thứ hai, Machiavelli đã có những đóng góp vĩ đại với tư cách là một nhà
tư tưởng qn sự. Ơng được nhìn nhận là người sáng lập của môn khoa học
quân sự hiện đại. Tác phẩm Nghệ thuật chiến tranh của ông đã đặt nền
móng cho kỹ thuật quân sự hiện đại. Nói một cách tổng quát hơn, những
luận điểm của ông trong cuốn Quân vương về việc sử dụng vũ lực để chiếm
đoạt, nắm giữ và tăng cường quyền lực chính trị là nền tảng vững chắc cho
những cơng trình nghiên cứu của nhà lý luận quân sự vĩ đại Karl von
Clausewitz (1780-1831) - tác giả cuốn Luận về chiến tranh (1833).
Đồng thời, đề xuất không ngừng của Machiavelli về quân đội quốc gia
và những nỗ lực của ơng khi cịn đương chức trong việc xây dựng đội quân
như vậy cho nhà nước cộng hịa Florence đã tiên đốn về tầm quan trọng và
mức độ phổ biến của quân đội quốc gia trong hầu hết các cuộc chiến tranh
giữa các nhà nước hiện đại, kể từ sau cuộc Cách mạng Pháp.
Lịch sử cho thấy Machiavelli đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều thế hệ
độc giả. Chắc chắn là chúng ta sẽ học được rất nhiều từ ơng về bản chất
chính trị của con người và tư tưởng của nhân loại vào thời kỳ Phục hưng.
Đây là những bài học quan trọng và rất quý báu. Tầm quan trọng của
Machiavelli cịn nằm trong chính tấm gương của ơng là một con người tiêu
biểu của thời kỳ Phục hưng.
Ông là một con người ln hành động, một chính khách và là một nhà
ngoại giao. Ông cũng là một con người của thơ văn với những cơng trình
kinh điển trong lĩnh vực chính trị học, lịch sử và thậm chí cả sân khấu kịch
nữa. Vở kịch Mandragola do ông viết kịch bản được đánh giá là vở hài kịch
vĩ đại nhất của Italia. Ông đã dùng những kinh nghiệm tham gia chính sự
của mình làm chất liệu cho các tác phẩm này. Đồng thời, ông đã dựa vào tài
thơ văn, học vấn un thâm và trí tuệ của mình để vượt qua những rối ren,
đơi lúc rất nguy hiểm của chính sự. Bởi vậy, ông là một tấm gương về sự
uyên bác, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và hành động và được
đánh giá rất cao trong thời kỳ Phục hưng.
VỀ TÁC PHẨM
Kể từ khi xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, tác phẩm Quân vương đã luôn
là một đề tài gây tranh cãi. Tập sách mỏng này đã trở thành một tác phẩm
kinh điển về tư tưởng xã hội hiện đại và là phần không thể thiếu khi bàn
đến những tác phẩm vĩ đại, đến học thuyết chính trị và về văn hóa thời
Phục Hưng và đến nay, cuốn sách này vẫn tiếp tục là đề tài tranh cãi nóng
hổi.
Mặc dù Machiavelli hồn tồn dự đốn được những phản ứng quyết liệt
của độc giả đối với giọng văn phê phán của ơng, nhưng có lẽ chính bản
thân ơng cũng sẽ ngạc nhiên trước những cách hiểu phong phú và đa dạng
về tác phẩm này trong bốn thế kỷ qua. Khi tác phẩm ra đời, mục đích thực
tiễn ban đầu của Quân vương đã thay đổi nhưng cách xử lý tận gốc rễ và
triệt để các vấn đề cơ bản về triết học và chính trị vẫn ln hấp dẫn độc giả
cho dù phần nhiều trong số họ không ý thức được mục tiêu chính trị thực tế
mà Machiavelli ngầm đưa ra trong luận điểm của mình.
Mặc dù chứa đựng nhiều khái niệm cơ bản về triết học chính trị của
Machiavelli nhưng tác phẩm này không phải là một sự trình bày hệ thống,
hồn hảo tất cả các quan điểm của ơng về bản chất của chính trị. Do mục
đích trước mắt của ông các tiên đoán lý thuyết của Machiavelli về bản chất
của vương quốc và người cai trị nêu ra trong tác phẩm này, về mặt nào đó,
vẫn cịn những hạn chế nhất định. Đó là thuyết phục gia đình Medici khởi
xướng một cuộc thập tự chinh chống lại những kẻ xâm lược “man rợ” đã
can thiệp vào cuộc sống của người Italia kể từ cuộc xâm lược của nước
Pháp năm 1494, sự kiện đã biến Italia thành bãi chiến trường của châu Âu.
Đồng thời ơng mong muốn gia đình Medici có thể thống nhất được các
vương quốc, lãnh địa và các nước cộng hòa trên bán đảo Italia.
Trong khi đưa ra những lời khuyên thực tế và mục tiêu chính trị cụ thể
cho dịng họ Medici, Machiavelli sử dụng khn khổ truyền thống các bài
giảng chủ nghĩa nhân văn thời Trung cổ để bàn về bản chất của sự lãnh đạo
chính trị.
Như chính ơng đã nói: “tìm tịi về bản chất của một vấn đề thì phù hợp
hơn là việc tưởng tượng ra vấn đề đó… Có một khoảng cách giữa việc sống
như thế nào trên thực tế và cách mà người ta phải sống thế nào. Người nào
từ bỏ những gì đáng lẽ đã làm trên thực tế để thực hiện những gì phải làm
thì sẽ bị diệt vong chứ khơng phải là được bảo tồn” (Chương XV). Những
người cùng thời với Machiavelli vốn đã quen với hình ảnh lý tưởng của
những nhà cai trị nhân đức theo đường lối Cơ Đốc giáo, hẳn sẽ bàng hoàng
trước quan điểm mạnh mẽ của ông về một quân vương vượt ra khỏi đạo
đức và tư tưởng truyền thống.
Việc xuất bản cuốn Quân vương đã gây ra một cuộc tranh luận phức tạp
về những hàm ý lý thuyết và tư tưởng của tác phẩm này, vượt xa những
tranh luận về mục tiêu chính trị tức thời và mối liên hệ của tác phẩm với
khát vọng và thời cơ chính trị của gia đình Medici. Các nhà đạo đức học,
đặc biệt ở Anh và Pháp, cơng kích tác phẩm như là sự tổng kết của chủ
nghĩa hoài nghi, chỉ phù hợp với những bạo chúa tội lỗi.
Gần bốn trăm tác phẩm tham khảo thời Elizabeth về Machiavelli đã đưa
tên của Machiavelli vào ngôn ngữ tiếng Anh để chỉ sự gian trá, quỷ quyệt
và phản trắc cũng như những kẻ như thế. Giới tăng lữ đã coi Quân vương là
tác phẩm của quỷ dữ và tác giả của nó là kẻ dị giáo. Tên của Machiavelli
gắn liền với thuật ngữ thường dùng để chỉ quỷ dữ và cuốn sách bị tấn cơng
từ mọi phía. Năm 1559, Giáo hội Cơ Đốc giáo đưa Quân vương vào Danh
sách các cuốn sách cấm. Còn đối với những nhà cải cách Tin lành thì tác
phẩm này tiêu biểu cho tất cả những gì vẫn bị nền văn hóa kiểu Italia của
châu Âu thời Phục hưng đỉnh cao khinh miệt.
Trong thời kỳ Khai sáng, hoàng đế Frederick II của nước Phổ đã ủng hộ
Voltaire cơng kích kịch liệt những tư tưởng vượt khỏi các chuẩn mực thông
thường của Machiavelli nhưng các nhà tư tưởng khác như Hume,
Rousseau, Montesquieu(1) đã ca ngợi người con xứ Florence này như nhà tư
tưởng hiện đại đầu tiên trình bày về bản chất của chính thể chính trị. Thậm
chí sau đó, trong thời kỳ đấu tranh thống nhất Italia vào thế kỷ XIX (còn
được gọi là thời kỳ Risorgimento), người dân Italia đã coi chương cuối của
cuốn Quân vương như sự báo hiệu về một tổ quốc mới.
Ngay trong thời đại này, cuốn sách cũng gợi ra nhiều cách hiểu khác
nhau. Quân vương được coi như một tác phẩm đầu tiên phân tích về sự lãnh
đạo của các lãnh tụ chính trị cũng như xác lập tính độc lập của chính trị với
thần học.
Hiểu biết về lịch sử trường phái Machiavelli và bối cảnh lịch sử ra đời
cuốn Quân vương góp phần giúp chúng ta tránh được việc hiểu sai lệch về
tác phẩm này. Đến nay vẫn chưa có một trí tuệ un thâm về lịch sử nào có
thể giải thích được các vấn đề tư tưởng Machiavelli đã đề cập, đặc biệt là ở
chân dung một vị quân vương nổi tiếng của ơng. Lấy ví dụ, Machiavelli đã
chọn Cesare Borgia làm hình mẫu cho vị quân vương. Điều này vào cuối
thế kỷ XVI là không thể chấp nhận được khi cuốn Lịch sử Italia của
Francesco Guicciardini được đón nhận ở châu Âu đã lan truyền tin đồn về
quan hệ loạn luân giữa Giáo hoàng Alexander, Cesare và Lucrezia Borgia
cũng như về những kẻ mưu sát bí ẩn(2). Đơn giản hóa quan điểm phức tạp
của Machiavelli về chính trị và đạo đức (“mục đích biện minh cho phương
tiện”) là một sai lầm hoàn toàn khi dựng lên một rào cản hầu như khơng
thể vượt qua để có thể đến được với tư tưởng của Machiavelli. Chỉ biết tới
luận điểm này, người ta dễ hình dung về những kẻ cai trị quyền năng và
điên rồ theo đuổi những mục tiêu phi đạo đức bằng những phương cách cịn
vơ đạo đức hơn, nhưng Machiavelli khơng bao giờ nói đến sự biện minh.
Ông chỉ tuyên bố, trong hành động của con người, nhất là của bậc qn
vương thì khơng bao giờ có một người phán xử cơng bằng. Bởi vậy, chỉ có
kết quả cuối cùng là đáng quan tâm.
Nhưng Machiavelli tinh tế hơn người ta tưởng. Ơng khơng bao giờ ảo
tưởng rằng sẽ có hành động chính trị nào đó không thể bị phán xét và ông
chỉ rõ rằng, ông nhận thức được những đòi hỏi về đạo đức truyền thống.
Ơng lên án những chính khách chỉ biết theo đuổi quyền lực, những kẻ giết
đồng loại, phản bội bạn bè, những kẻ khơng biết đến lịng trung thành, sự
dung thứ và lịng sùng đạo. “Bằng những phương cách này”, ơng tuyên bố,
“người ta có thể đạt được quyền lực chứ khơng thể có vinh quang”. Quyền
lực khơng đem lại vinh quang và cũng khơng đồng nhất với lẽ phải. Mục
đích hướng tới là yếu tố để phân biệt những quân vương chỉ có quyền lực
với những quân vương xứng đáng được ngợi ca.
Mục đích duy nhất thể hiện trong các tác phẩm của Machiavelli, kể cả
cuốn Quân vương, là tạo dựng một thể chế chính trị ổn định và vững mạnh
có thể biện hộ cho những hành động bị coi là ngang ngược và phi đạo đức
theo các chuẩn mực truyền thống của đạo Cơ Đốc. Vương quốc phải được
lãnh đạo bởi vị quân vương nào biết tự bảo vệ bằng quân đội gồm những
công dân tự do và biết giành lấy quyền lực từ sự mến phục của thần dân.
Đứng trước hoàn cảnh đất nước Italia bị các lực lượng ngoại bang xâm
lược, giày xéo và cơ hội lịch sử hiếm hoi để dịng họ Medici thực hiện cơng
cuộc thống nhất Italia, mặc dù là một người ủng hộ chế độ cộng hòa và
đồng thời là một người yêu nước nồng nàn, Machiavelli đã chấp nhận đánh
đổi một chế độ cộng hòa yếu ớt bị ngoại xâm đe dọa sự độc lập của đất
nước và sự ổn định nội bộ trong nước. Chính vì vậy, trong tác phẩm Qn
vương, Machiavelli đã đưa ra những thủ đoạn chính trị để giúp thống nhất
và ổn định một đất nước bị chia cắt và đang trong tình trạng hỗn loạn.
Hồn cảnh nguy nan địi hỏi phải có những biện pháp cực đoan, một
“liều thuốc mạnh” như ơng vẫn nói. Để thành công trong việc bảo vệ nước
Italia mới, vị tân vương phải học cách không trở thành một quân vương Cơ
Đốc giáo ngoan đạo. Vị quân vương này phải quên đi những kế hoạch mơ
hồ, viển vông và không tưởng. Theo Machiavelli, không thể cai trị các quốc
gia bằng tôn giáo. Vượt xa việc chỉ đơn thuần loại bỏ yếu tố đạo đức khỏi
đời sống chính trị, Machiavelli đưa ra một hệ thống các nguyên tắc đạo đức
mới mẻ có tính đột phá, hồn tồn đối nghịch với những đòi hỏi nghiêm
khắc của hệ tư tưởng Cơ Đốc giáo truyền thống.
Machiavelli phân biệt rạch ròi giữa việc theo đuổi các nguyên tắc đạo
đức và mục tiêu thực tiễn. Khi bước vào lĩnh vực chính trị, ơng khun
rằng : “Qn vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp
sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ
mình tránh các cạm bẫy cịn cáo thì khơng chống lại được sói”. Thay vì
đưa ra bức tranh đạo đức về một quân vương Cơ Đốc giáo cai trị các thần
dân trung thành như người chăn cừu bảo vệ đàn cừu dễ bảo, Machiavelli
tập trung vào thế giới chính trị học đầy quyền lực.
Mặc dù hy vọng gia tộc Medici sẽ đón nhận lịng u nước đáng trân
trọng của mình nhưng ông cũng ý thức được rằng một thái độ thực tế và
thực dụng như vậy nằm trong tay một người khơng xứng đáng có thể sẽ bị
sử dụng cho những mục đích xấu xa.
Sau khi thay thế những giá trị đạo đức truyền thống bằng những mục tiêu
và ý tưởng chính trị mang tính đột phá, Machiavelli đã kết thúc luận thuyết
của mình một cách châm biếm với giọng văn đậm nét tơn giáo và hình ảnh
của Kinh Thánh. ở cuối tác phẩm Quân vương, Machiavelli khẳng định
rằng một nhà tiên tri khơng có binh lực thì chẳng được đất nước mình ngợi
ca. Ơng so sánh sự thành lập quốc gia Italia với việc rời bỏ Ai Cập của
người Do Thái(3) và thời cơ của gia đình Medici được coi như một món lộc
trời cho.
Nhưng sự tranh luận về mâu thuẫn giữa quyền lực nhà nước với đạo đức
cá nhân thực sự là một thành cơng đầy trí tuệ. Và nhận thức sắc sảo của ông
về vai trò của sự ảo tưởng và vẻ bề ngoài trong những vấn đề quốc gia vẫn
đưa ra là một bức tranh chính xác tuyệt vời về tính chất thực tế của quyền
lực ở mọi thời đại và của bất kỳ ai. Mục tiêu chính trị của riêng ơng về một
đất nước Italia thống nhất được dẫn dắt bởi những nguyên tắc của chủ
nghĩa hiện thực chính trị hướng tới tương lai.
Đọc tác phẩm Quân vương của Machiavelli, các độc giả ham thích chính
trị học khơng khỏi ngạc nhiên vì sự giống nhau giữa những nhận xét lạnh
lùng về bản tính của con người và những luận điểm trong tác phẩm Hàn Phi
Tử - một trong những tác phẩm chính trị học đầu tiên của thế giới ra đời
trước Quân vương trên 1700 năm.
Một nhà nghiên cứu đã nhận xét về tương lai của Quân vương như sau:
Người ta sẽ ln ln đọc nó chừng nào con người vẫn chưa thơi cái trị
chơi nguy hiểm nhưng hấp dẫn có cái tên là “chính trị” kia. ở mọi thời đại,
cuốn sách này sẽ ln thức thời vì nó đề cập một vấn đề được quan tâm
nhất nhưng không phải ai cũng với tới và giải quyết một cách êm thấm, đó
là vấn đề quyền lực.
VỀ BẢN DỊCH
Kể từ khi lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Italia vào năm 1532, tác
phẩm Quân vương đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Năm 1640, lần đầu
tiên, Quân vương được Edward Dacres dịch sang tiếng Anh và từ đó tới
nay, đã có rất nhiều bản dịch tiếng Anh với nhiều phong cách dịch khác
nhau, bởi từ ngữ và văn phong của Machiavelli trong cuốn Quân vương rất
khó dịch và có nhiều cách diễn giải. Một số bản dịch chủ yếu tập trung vào
ý chính của tác giả và sắp xếp lại câu chữ phù hợp với độc giả hiện đại,
trong khi một số bản dịch cố gắng phản ánh trung thực cách hành văn theo
lối hùng biện nhưng khá phức tạp của tác giả.
Do không đọc được nguyên tác nên người dịch chủ yếu dựa vào bản dịch
tiếng Anh của nhà xuất bản Oxford. Đây là một bản dịch được đánh giá là
khá trung thực văn phong của Machiavelli và có nhiều chú giải về các nhân
vật và sự kiện, giúp cho độc giả có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
Trong q trình dịch sang tiếng Việt, chúng tơi cũng tham khảo những
bản dịch tiếng Anh khác của Daniel Donno, Christian E. Detmold và bản
dịch tiếng Việt từ bản tiếng Pháp xuất bản trước 1975 tại Sài Gòn (Bản dịch
tiếng Việt này có tên là Quân vương - Thuật trị dân). Về tên của tác phẩm
này cũng có nhiều cách dịch khác nhau như Quân vương, Hoàng đế, Thuật
trị quốc, Thuật làm vua…nhưng chúng tôi thống nhất sử dụng Quân vương
để chỉ người đứng đầu một đế chế, vương quốc, lãnh địa…hay tựu chung là
để nói tới lãnh tụ của một quốc gia, một vùng lãnh thổ.
Với mong muốn được giới thiệu cho các độc giả một tác phẩm kinh điển
về triết học chính trị và nghệ thuật lãnh đạo trong kho tàng tinh hoa của
nhân loại, chúng tôi đã nỗ lực hết sức mình để biên dịch tập sách mỏng mà
đầy ý nghĩa này, nhưng chắc rằng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi rất
mong nhận được sự góp ý của các bạn để tiếp tục hoàn thiện bản dịch.
Vũ Mạnh Hồng
(1)
David Hume: triết gia và sử gia người Scotland (1711-1776). Jean Jacques Rousseau: triết gia và
nhà chính trị học người Pháp (1712-1778), tác giả cuốn Khế ước Xã hội. Montesquieu: nhà văn và
luật sư người Pháp (1689-1755), tác giả của kiệt tác Tinh thần Pháp luật.
(2) Câu chuyện về những
nhân vật này được đề cập khá chi tiết trong cuốn tiểu thuyết Gia đình Giáo hồng (The Family) của
Mario Puzo , tác giả của tiểu thuyết Bố già (Godfather).
(3) Việc người Do Thái rời Ai Cập xảy ra vào
khoảng năm 1.300 TCN.
Đề tặng
Gửi Đức Ông Lorenzo de Medici
Những kẻ nào muốn chiếm được cảm tình của bậc quân vương
thường phải đến trước ngài với những thứ mà họ cho là quý giá nhất, hoặc
những thứ được xem là sẽ làm hài lòng quân vương nhất; bởi vậy, người ta
thường thấy ngựa quý, khí giới, vàng bạc, châu báu và những đồ trang sức
tương tự được dâng tặng các quân vương, xứng đáng với địa vị cao quý của
các ngài.
Nay để tự tiến cử mình lên Đức Ơng với đơi chút bằng chứng về tấm
lịng tận tụy với ngài, tơi chẳng tìm thấy trong gia sản của mình vật gì đáng
quý hơn, hay đáng giá hơn, là sự hiểu biết về sự nghiệp của những vĩ nhân
mà tôi đúc rút từ kinh nghiệm bản thân qua thực tế đang diễn ra cũng như
từ việc miệt mài nghiên cứu kinh nghiệm đời xưa; sau khi suy nghĩ kỹ và
sâu sắc, tôi xin dâng tặng lên Đức Ơng những điều đó, nay đã được gửi
gắm vào cuốn sách nhỏ này.
Và mặc dù tôi tin là với địa vị của ngài thì tác phẩm này khơng có mấy
giá trị nhưng với lịng bao dung của ngài hẳn nó sẽ được đón nhận, vì tơi
khơng có món quà nào đáng giá hơn là tặng ngài phương tiện để trong một
thời gian ngắn nhất có thể nắm bắt được những vấn đề mà tôi học được
trong nhiều năm giữa bao vất vả và hiểm nguy; một tác phẩm mà tôi không
tô điểm bằng những từ ngữ hào nhống hay đao to búa lớn, cũng khơng
nhồi nhét vào đó những chấm câu vơ nghĩa, cũng khơng có những chuyện
làm say mê hay quyến rũ nào, là những thứ mà nhiều người khác vẫn dùng
để làm nên tác phẩm của họ; bởi tôi muốn rằng, hoặc là không nhận được
vinh dự nào, hoặc là chính sự thật của vấn đề và tính thuyết phục của chủ
đề sẽ làm cho nó được chấp nhận.
Tơi cũng không đồng ý với những người xem đây là một sự tự phụ khi
một người ở địa vị thấp kém dám luận bàn và giải quyết những mối bận
tâm của bậc quân vương; bởi vì, cũng như những họa sĩ vẽ tranh phong
cảnh đặt mình ở đồng bằng để có thể ngắm được cảnh đẹp của núi và
những nơi cao xa, và để ngắm được đồng bằng thì lại đặt mình trên đỉnh
núi, như vậy để hiểu được bản chất của dân chúng thì phải là bậc quân
vương, và để hiểu được bậc quân vương thì phải ở vai dân thường.
Thưa Đức Ơng, xin hãy nhận lấy món q nhỏ này trong tinh thần mà tôi
đã gửi gắm khi chuyển nó cho ngài; vì thế nếu đọc và suy xét nó thật kỹ,
ngài sẽ nhận ra mong ước tận cùng của tôi là muốn ngài đạt đến cái vĩ đại
mà số phận và những đức tính khác của ngài đã hứa hẹn.
Và nếu Đức Ơng, từ địa vị tơn q của mình, có lúc nào nhìn xuống bên
dưới thì ngài sẽ thấy tôi đã phải chịu đựng sự độc ác ghê gớm và dai dẳng
của số phận một cách bất công như thế nào.