Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

tiểu luận áo len lâm hà đến với canada never let you cold

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.66 KB, 20 trang )

Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

1








Tiểu luận
Áo len Lâm Hà đến với Canada
Never let you cold














Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

2






MỤC LỤC

Lời mở đầu 2
I.Sơ lược về doanh nghiệp và sản phẩm 3
II. Canada- Thị trường tiềm năng cho hàng dệt may 4
1. Khái
quát chung về Canada 4
2. Tập quán
thương mại 4
3. Tình
trạng pháp lý 6
4. Phân
khúc thị trường 7
III. Phân tích SWOT 8
IV. Chiến lược thâm nhập thị trường 10
1. Chiến
lược sản phẩm 10
2. Chiến
lược giá
3. Chiến
lược xúc tiến
4. Chiến
lược phân phối
V. Tổ chức thực hiện
1. Phân bổ công việc
2. Xúc tiến thực hiện

3. Đánh giá, bổ sung hoàn thiện chiến lược
VI. Kết luận

Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

3










I. Sơ lược về doanh nghiệp và sản phẩm:
- Doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ÁO LEN XUẤT KHẨU LÂM HÀ
- Lĩnh vực hoạt động :Xuất khẩu sản phẩm len thủ công.
- Thời gian thành lập : 10/2007
- Vốn điều lệ : 10 tỷ
- Thị trường đã và đang hoạt động : Mỹ,Đức, CH Czech, Đài Loan,Úc,….
- Thị trường dự kiến thâm nhập : Canada
- Trụ sở chính : ĐÀ LẠT
Trên cơ sở là một trong những ngành nghề truyền thống của địa phương, tháng 10 năm
2007, công ty Lâm Hà đã đi vào hoạt động với lĩnh vực chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu
áo len với số lượng nhỏ. Với mẫu mã đẹp, thời trang và phù hợp với thời tiết, sản phẩm
của công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường các nước này cũng như mở rộng sản xuất
và xuất khẩu thêm các sản phẩm may mặc khác. Đến cuối năm 2008, công ty đã mở rộng
thị trường xuất khẩu ra các nước khác và doanh thu đã nhanh chóng tăng cao. Hơn 3 năm

hoạt động trong lĩnh vực đan len xuất khẩu, mặt hàng len của công ty Lâm Hà đã có mặt ở
nhiều nước trên thế giới. Với một quy trình sản xuất theo chiều dọc, nhiều năm kinh
nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sợi, vải dệt, vải đan và các sản phẩm may mặc, được
tín nhiệm bởi hầu hết các khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới. Chiến lược phát
triển của Lâm Hà đảm bảo rằng chất lượng và thời gian được kiểm soát trong suốt quá
trình sản xuất. Hiện tại, công ty có 4 cơ sở sản xuất tại các huyện thị phía nam của tỉnh
Lâm Đồng. Tạo việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động
thời vụ của địa phương. Năng lục sản xuất : 500.000 – 1.000.000 sản phẩm/năm.
Nhờ khảo sát thị trường và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, chúng tôi đã thu được những
thành công đáng kể. Năm 2008 đạt Cup vàng Hội chợ Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương,Giải thưởng Doanh nghiệp Hội Nhập và Phát triển năm 2009. Đây là những giải
thưởng mang tính khích lệ, động viên, nhưng có tác dụng rất lớn, vì nó tạo nhiều cơ hội để
thương hiệu áo len Lâm Hà được giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến với thế giới.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

4

Năm nay chúng tôi muốn đưa sản phẩm của mình sang thị trường Canada nhằm tiếp cận
thị trường đa dạng và rộng lớn này.
Canada là đất nước rất đa dạng về chủng tộc và văn hóa dẫn đến đa dạng về nhu cầu và thị
hiếu tiêu dùng. Phần lớn các công ty dệt may Canada có quy mô sản xuất nhỏ do dân số
Canada chỉ bằng 1/10 dân số Mỹ. Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu
hàng dệt may bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp thời trang
Canada lại phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu vải sợi (mặt hàng phải chịu thuế,mức thuế
dao động từ 9% đối với sợi len, đến 16% đối với sợi dệt). Thêm vào đó,do chi phí lao động
trong nước tương đối cao nên giá thành hàng may mặc nội địa bán lẻ của Canada thường
xuyên cao hơn so với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu giá thấp có chỗ đứng trên
thị trường bán lẻ giá thấp và trung bình.Các mặt hàng có chất lượng cao cấp, giá cao
thường được sản xuất từ các loại vải chất lượng tết bởi những thợ may giỏi ở Canađa hoặc
một số nước Châu âu. Riêng năm 2003, ngành công nghiệp này đã chi 123 triệu CAD cho

mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại và nhà xưởng, trong đó 67% chi phí đầu tư là của các
công ty cắt may.
Trong các chủng loại hàng may mặc nhập khẩu thì mảng hàng giá thấp đến trung bình
chiếm thị phần đáng kể. Thêm nữa người tiêu dùng Canada luôn có nhu cầu về hàng may
mặc làm từ sợi tự nhiên, ở mức giá cạnh tranh.
Với nhu cầu và thị hiếu này của người tiêu dùng Canada, đây chính là thị trường tiềm
năng đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
Hải quan, tính đến tháng 8 năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường Canada đạt 86,95 triệu USD, trong đó dệt may đạt 24,91 triệu USD, chiếm 28,6
% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, tăng 89,5 so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn nữa,đối với mặt hàng dệt may khi xuất sang Canada, hiện nay chưa có rào cản thương
mại, thuế quan hay phi thuế quan được áp dụng, đây là một cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.Bên cạnh đó,càng những năm về sau tốc độ tăng trưởng
càng nhanh đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 44 trong số các nước xuất khẩu sang
Canađa. Theo cơ quan Thống kê Canađa, xuất khẩu của Việt Nam sang Canađa 7 tháng
đầu năm 2005 tăng 33,4%, đạt 237,75 triệu USD, nhập khẩu tăng 182,2%, đạt 109,3 triệu
USD. Điều này cho thấy, càng ngày các doanh nghiệp của hai nước càng quan tâm và
đánh giá đúng tiềm năng của nhau hơn.
Vì tất cả các thuận lợi nêu trên, công ty của chúng tôi nhận thấy Canada chính là một thị
trường mới đầy tiềm năng để cung ứng sản phẩm áo len xuất khẩu mang thương hiệu Lâm
Hà.
II. CANADA – THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CHO HÀNG DỆT MAY

1. Khái quát chung về Canada
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

5


Canađa là một quốc gia rộng lớn, nằm ở Bắc Mỹ, được bao bọc bởi biển Bắc Đại Tây

Dương ,Bắc Thái Bình Dương, biển Bắc Cực ở phía Bắc và tiếp giáp với Mỹ ở phía Nam.
 Diện tích: 9.970.610 km2, rộng thứ hai trên thế giới, trải dài qua sáu múi giờ.
 Khí hậu: Canađa được đặc trưng bởi bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ thay
đổi theo mùa, có lúc lên tới 30
0
C vào mùa hè hoặc xuống dưới tới -33
0
Cvào mùa
đông. Các yếu tố khác như độ ẩm và hơi lạnh của gió có thể làm cho thời tiết nóng
hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ giữa các vùng trên toàn lãnh thổ cũng có sự khác biệt:
khu vực bờ biển phía Tây có khí hậu ôn đới; phía Bắc Atlantic lạnh hơn và thường
có bão lớn vào mùa đông; vùng núi phía Tây, miên Trung và Praises lạnh hơn
nhiều với các vùng khác.
 Dân số: 32,14 triệu người (Quý II/2005), dự kiến năm 2021 sẽ tăng lên khoảng
35,4 triệu người.
 Mật độ dân số: 90% dân số Canađa sống dọc theo 160 km biên giới với Mỹ, chủ
yếu tập trung ở khu vực thành thị. Dân số 25 thành phố lớn của Canađa chiếm
64% tông dân số toàn Canađa. Năm thành phố lớn nhất của Canađa gồm: (Toronto
5,2 triệu dân), Montréal (3,6 triệu), Vancouver (2,2 triệu), Ottawa (1,1 triệu),
Calgary (1 triệu).
 Dân tộc: Canađa là một đất nước đa văn hóa với cư dân từ khắp mọi nơi trên thế
giới. Các nhóm dân tộc ở Canađa (nhưng chiếm tỷ lê lớn là người gốc Anh và gốc
Pháp).
 Ngôn ngữ: Canađa sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh (chiếm 60%) và
tiếng Pháp (chiếm 23%, chủ yếu ở Québec và bởi 1/3 dân số ở New Brunswick).
17% dân số sử dụng các ngôn ngữ khác (tiếng Trung Quốc, tiếng Italia, tiếng
Đức…) là tiếng mẹ đẻ. Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ kinh doanh trên
toàn lãnh thổ Canađa, mặc dù khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp cũng cần thiết
để bán sản phẩm hoặc dịch vụ tại Québec.
 Văn hóa: Canađa là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc

của nguồn gốc bản địa.
Văn hóa của những người Canađa nói tiếng Anh có sự pha trộn giữa văn hóa Anh
và văn hóa Mỹ, còn văn hóa của những người Canađa nói tiếng Pháp lại có sự pha
trộn giữa văn hóa Pháp và Mỹ. Nhìn chung, cách sinh sống, tổ chức gia đình,
phong cách ăn mặc của người Canađa giống với người Mỹ hơn là người Anh và
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

6

Pháp. Mọi người dân nhập cư vào Canađa đều có thể giữ lại đặc trưng văn hóa của
dân tộc mình.
Tuy nhiên, nhìn chung cũng có một số nét đặc trưng cơ bảnvề đất nước Canađa.
Phần lớn người dân Canađa có điều kiện ăn, mặc, ở tốt. Người Canađa cũng được
hưởng một hệ thống chăm sóc sức khỏe rộng rãi và hiệu quả, lịch sự cho tất cả
mọi người, bất kể họ sống ở khu vực nào, thu nhập hay địa vị xã hội của cao hay
thấp.

2. Tập quán thương mại:
Canađa được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may bình quân đầu
người cao nhất trên thế giới. Các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã có mặt ở đây,
cạnh tranh khốc liệt và liên tục. Để có thể thâm nhập thị trường Canađa, nhà xuất khẩu
phải đưa ra được một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn
cung cấp ổn định, chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, hình thức bao gói và
nhãn mác. Dưới đây là những đòi hỏi chính của thị trường hàng may mặc Canađa:
 Sản xuất nhanh hàng mẫu,
 Trả lời thư từ giao dịch ngay trong ngày (bằng e mai/, fax, điện thoại),
 Giao hàng đúng hạn (trễ hạn chỉ khi có sự nhất trí trước với người mua),
 Giao hàng đúng mẫu hay đúng qui cách thỏa thuận,
 Nguồn cung liên tục,
 Chất lượng cao, mức giá cạnh tranh,

 Vật liệu bao gói phù hợp,
 Phương tiện lưu trữ và làm hàng thích hợp,
 Khuyến mại, đặc biệt đối với sản phẩm mới,
 Có kiến thức về phương thức thanh toán.
3. Tình trạng pháp lý
Trước đây, Canađa từng áp đặt hạn ngạch dệt may đối với một số nước trên một số
chủng loại sản phẩm như : quần áo ngoài mùa đông, đồ bò (jean), áo sơ mi, quần áo
ngủ, và một số loại quần áo thể thao. Một số loại sợi cũng bị quản lý hạn ngạch như :
sợi nilông, polyester, cotton, len, sợi dệt to, sợi dày, sợi nhân tạo rayon, vải nhung
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

7

sọc. Từ ngày 1/1/2005, Canađa chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước
thành viên WTO, và một số nước khác trong đó có Việt Nam.
Hệ thống hạn ngạch này đang được thay dần bằng hệ thống thuế quan. Thuế hải quan
căn cứ trên “Hệ thống ký mã hiệu và mô tả hàng hóa hài hòa” (gọi tắt là HS). HS
được xây dựng và phát triển bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) - một tổ chức liên
chính phủ độc lập với hơn 160 nước thành viên, có trụ sở tại Brussel, Bỉ. Canađa đã
chấp nhận hệ thống biểu thuế quan này thay thế cho "Biểu thuế Hải quan ", "Phân loại
Thương mại Quốc tế của Canađa" và "Phân loại Hàng Xuất khẩu”.
Thuế nhập khẩu vào Canađa được tính theo nhiều cách: Tính thuế theo giá trị hàng
hóa, tính thuế theo phương pháp tuyệt đối, tính thuế theo phương pháp gộp, thuế hạn
ngạch.v.v…
Biểu thuế Nhập khẩu hiện hành của Canađa gồm ba cột thuế chính là : thuế tối huệ quốc
(MFN), thuế phi tối huệ quốc và thuế ưu đãi. Việt Nam được hưởng mức thuế quan ưu
đãi phổ cập (GPT): đa số các mặt hàng thuộc loại này có thuế suất 0%, trừ các mặt hàng
thuộc nhóm phải quản lý nguồn cung và một số nhóm hàng như đường tinh chế, phần lớn
các mặt hàng thuộc nhóm may mặc, giầy dép. Hàng dệt may của Việt Nam khi vào
Canada chịu thuế suất là 17-18%

Ngoài ra cũng có những qui định liên quan đến kinh doanh ngành hàng dệt may như: Luật
về Dán nhãn và Quảng cáo hàng dệt may, Luật thuế hải quan. Ngoài ra, chất liệu sợi dùng
trong quần áo trẻ em cần tuân thủ qui định về độ cháy. Các sản phẩm làm từ da các loài
động vật có nguy cơ tuyệt chủng chỉ có thể nhập khẩu vào Canada trong điều kiện đặc
biệt.
4. Phân khúc thị trường
Dựa trên những đặc điểm vị trí địa lý cũng như văn hóa xã hội và con người, từ đó liên hệ
với thế mạnh của doanh nghiệp, công ty Lâm Hà chúng tôi quyết định chọn thủ đô
Ottawa thuộc bang Ontario là thị trường mục tiêu cho đợt tiếp cận thị trường Canada năm
nay.
 Sơ lược về bang Ontario:
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

8

Thủ đô: Ottawa, thuộc địa phận bang Ontario
Có diện tích là 1.068.580 km2;Ontario có hai vùng địa lý là Canađa Shield và Saint
Laurence (vùng bình nguyên của Great Lakes). Đây là bang có số dân tương đối lớn, trên
11 triệu người. Các ngành nông nghiệp và công nghiệp đều phát triển. Các ngành kinh tế
mũi nhọn gồm công nghiệp chế biến, thiết bị vận tải, kim loại, gia công cơ khí, hóa chất,
giấy và công nghiệp in. Thủ phủ Toronto của Ontario là trung tâm công nghiệp và thương
mại của Canađa.
 Thủ đô Ottawa:
Ottawa là thủ đô và là thành phố lớn thứ tư của Canada , là thành phố lớn thứ nhì của
tỉnh bang Ontario, cách Toronto 100 km về phía Đông Bắc và Montréa190 km về phía
Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang
Ontario và Québec.
Diện tích, dân số: 7097km2, 2112129 triệu người (năm 2006)
Địa lý và khí hậu: Ottawa có một khí hậu đại lục ẩm ướt, và là thủ đô lạnh hàng thứ nhì
trên thế giới (sau Ulaanbaata, Mongolia). Tuyết và băng nước đá có ảnh hưởng lớn đến

Ottawa vào mùa Đông. Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào khoảng 235 cm (93 in).
Nhiệt độ trung bình tháng 1 là -10.8 °C (13 °F), ban ngày nhiệt độ trên 0 °C và ban đêm
lạnh dưới -25 °C (-13 °F) vào mùa Đông. Mùa tuyết rơi hàng năm thay đổi thất thường.
Với khí hậu đặc biệt này, người dân Ottawa có yêu cầu khá đa dạng về quần áo, đặc biệt
là quần áo giữ ấm.
III. PHÂN TÍCH SWOT





PHÂN TÍCH SWOT

Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

9

Điểm mạnh - Strength Điểm yếu - Weakness
 Doanh nghiệp đã tận dụng tốt nguồn nhân
công dồi dào ở địa phương,tay nghề cao.

 Lương giờ bình quân của nhân công thấp;


 Doanh nghiệp đang đầu tư nâng cao năng lực
thiết kế, năng suất lao động và ứng dụng công nghệ
hiện đại vào sản xuất nhằm tận dụng tối đa các
nguồn lực.

 Chi phí sản xuất thấp hơn nhiều nước trong

khu vực


 Trang thiết bị của dây chuyền dệt may đã
được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%.

 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được
các nước nhập khẩu đánh giá cao.


 Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ
liệu trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất hàng
xuất khẩu.

 Chính quy mô nhỏ đã khiến cho doanh
nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô,
và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất
định.
 Khả năng tự thiết kế còn yếu,chủ yếu là làm
theo mẫu mã đặt hàng của nước ngoài để xuất
khẩu.
 Năng lực tiếp thị còn hạn chế, doanh nghiệp
vẫn chưa xây dựng được thương hiệu của mình,
chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh
nghiệp.
 Do thời gian thành lập chưa lâu nên thương
hiệu vẫn chưa được mở rộng ra nhiều thị trường và
chủng loại sản phẩm còn hạn chế.
 Thu nhập của phía Việt nam chủ yếu dựa
trên chi phí gia công, vì thế hạn chế lợi nhuận và

khả năng tăng vốn;
Cơ hội - Opportunity Thách thức - Threat

 Canada là quốc gia có mức tiêu dùng
hàng may mặc cao, mỗi năm vào khoảng trên 20 tỷ
đôla.
 Phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất phải nhập khẩu và thường phải chịu mức thuế
dao động từ 9% (đối với sợi len) tới 16% (đối với

 Canada thường có những yêu cầu nghiêm
ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập
khẩu vào,bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.
 Canada là thị trường rất lớn và có nhiều
tiềm năng do đó các nhà xuất khẩu trên khắp thế
giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

10

sợi dệt ở Canada làm cho giá bán hàng may mặt
nội địa cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu. Do
đó, hàng may mặc nhập khẩu có giá thấp sẽ có
nhiều cơ hội thâm nhập được vào mảng thị phần
hàng giá thấp và trung bình ở Canada
 Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đã
tạo điều kiện nhất định để sản phẩm của công ty
tiếp cận thị trường tốt hơn. Sau khi gia nhập WTO
Canada chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho

Việt Nam, tao điều kiện cho công ty dễ dàng xuất
khẩu hàng hóa sang Canada, giảm một chi phí
trong quá trình xuất nhập khẩu.
 Môi trường kinh doanh ở Canada rất rộng
lớn và chuyên nghiệp vì vậy khi gia nhập thị
trường này công ty có thêm cơ hội và nguồn lực
mới để tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất,
kinh nghiệm quản lý tiên tiến và lao động có kỹ
năng ở đây. Nhờ đó công ty có thể mở rộng thị
trường, tăng quy mô sản xuất và hưởng tính lợi ích
kinh tế nhờ quy mô .


khốc liệt và liên tục, trong số đó đa phần là doanh
nghiệp từ Mỹ, Trung Quốc, Mê-hi-cô, Ấn Độ,
Italy,…

 Những bất lợi về biến động giá dầu thế
giới, giá lương công nhân có thế làm tăng giá thành
của sản phẩm.Nếu giá tăng cao hơn của các nhà
xuất khẩu khác sẽ đe dọa đến việc giảm tiêu dùng
của thị trường nhập khẩu.
Sự cạnh tranh của hàng may mặc Trung Quốc với
giá rẻ,mẫu mã đa dạng.

 Khoảng cách địa lý giữa VN và Canada
cũng gây ra những khó khăn,bất tiện trong vận
chuyển hàng hóa,thường là phải quá cảnh ở một
nước thứ 3, gây tốn kém chi phí vận chuyển.
 Môi trường chính sách ở Việt Nam còn

chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của
Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh gây
ra nhiều sức ép cho Doanh nghiệp Lâm Hà trong
quá trình tìm hiểu về thị trường Canada, và công ty
gặp nhiều khó khăn để hoàn chỉnh thủ tục xuất
khẩu hàng hóa của mình.


IV. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
1. Chiến lược sản phẩm
 Định vị sản phẩm: Vùng thị trường chúng tôi nhắm đến là Ontario,
khách hàng tại đây là những người thích những dòng thời trang cơ bản, phong cách
giản dị. Với dòng sản phẩm mang thương hiệu “Best Simple”, chúng tôi muốn
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

11

đem lại cho khách hàng những sản phẩm có kiểu dáng giản dị nhưng không nhàm
chán ngược lại mỗi sản phẩm đều chứa đựng sự tinh tế và đầy sáng tạo. Với “Best
Simple” đơn giản chính là phong cách.
 Chất lượng sản phẩm:
 Sản phẩm có chất lượng cao dành cho đối tượng khách hàng từ 25 tuổi
trở lên. Để chinh phục được đối tượng khách hàng này, những nhà thiết
kế của chúng tôi luôn phải tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng độc
đáo, hợp thời trang phù hợp với độ tuổi từng nhóm khách hàng.
 Chúng tôi sử dụng len Việt pha len lông cừu nhập từ New Zealand để
tạo ra sản phẩm, tỷ lệ nguyên liệu pha trộn tùy theo mỗi dòng sản phẩm
để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng thuộc từng nhóm
thu nhập khác nhau.
 Tiêu chuẩn hóa sản phẩm:

 Lần này, chúng tôi muốn giới thiệu những sản phẩm nổi trội của Lâm
Hà đó là áo len, khăn tay, nón, tất len.v.v….
 Màu sắc của sản phẩm thiên về gam trầm như trắng, đen, xám, nâu, …
để phù hợp với phong cách giản dị của đối tượng khách hàng nơi đây.
 Mỗi sản phẩm đều có mạc thêu logo của công ty nhằm khẳng định
nhãn hiệu của thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra hướng dẫn sử dụng , bảo
quản sản phẩm đều được thêu bằng ký hiệu lên mạc sản phẩm
 Bao bì sản phẩm:
 Bao bì làm từ giấy thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm như tên
sản phẩm, kích thước màu sắc, thành phần nguyên liệu xuất xứ của sản
phẩm.
 Bao bì có in logo, slogan cũng như địa chỉ rõ ràng của công ty.
 Ngoài ra, cách thức bảo quản, làm sạch sản phẩm không những được
thêu bằng ký hiệu trên mạc sản phẩm mà còn được in rõ ràng trên bao
bì để đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.
 Tông màu chủ đạo của logo, slogan cũng như thông tin chi tiết về công
ty, sản phẩm là màu đen in trên bao bì màu trắng, hai tông màu đơn
giản nhưng rất thời trang phù hợp với thương hiệu “Best simple”.

 Những công việc cần phải làm:
 Sản phẩm của Lâm Hà luôn trung thành với tiêu chí chất lượng là trên
hết, từ trước tới nay chúng tôi luôn sử dụng sợi len có chất lượng cao
được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu khắt khe về
chất lượng của thị trường Canada chúng tôi sẽ phải nhập một số nguyên
liệu sợi len từ nước ngoài đặc biệt là sợi len lông cừu từ New Zealand
để tạo ra những dòng sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng
yêu thích và chấp nhận.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

12


 Sản phẩm của công ty được thị trường Việt Nam yêu thích là do mẫu mã
sản phẩm độc đáo, màu sắc ưa nhìn. Nhưng để thâm nhập thị trường
Ontario chúng tôi phải chuyển đổi màu sắc từ những tông màu tươi tắn sang
những tông màu trầm như đen, xám, ghi, trắng, kem…hạn chế màu đỏ,
cam, xanh, vàng….Điều này đòi hỏi chúng tôi phải cẩn trọng trong việc lựa
chọn sợi len để các tông màu trầm kết hợp với nhau nhưng không gây ra sự
đơn điệu nhàm chán.
 Kiểu dáng cũng phải thay đổi từ họa tiết đến kiểu dáng để phù hợp với
người tiêu dùng. Họa tiết sản phẩm thiên về hình khối thay thế cho họa tiết
kiểu cách trước kia. Đặc biệt phần kiểu dáng vô cùng quan trọng, vì đối với
những sản phẩm có tông màu trầm nếu kiểu dáng không sáng tạo thì sản
phẩm sẽ không nổi bật, chúng tôi cố gắng tạo ra những kiểu dáng độc đáo,
đẹp mắt khi kết hợp với tông màu trầm sẽ tạo nên sự tinh tế trong mỗi sản
phẩm.
 Canada có một luật chung về bao bì và nhãn mác đó là Luật bao gói và
nhãn mác tiêu dùng (CPLA). Nhãn mác phải ghi tên nhà cung cấp và địa chỉ
trụ sở chính của công ty, là nơi sản phẩm được bao gói sẵn được sản xuất
hoặc tái chế để bán. Thông tin này phải được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc
tiếng Pháp và phải được thể hiện trên bề mặt ngoài cùng của bao gói (trừ
phần trên cùng). Một lưu ý quan trọng là cần ghi rõ xuất xứ của hàng hóa
trên bao bì, nếu không rất có thể lô hàng sẽ bị trả về. Do đó phần bao bì và
nhãn mác của chúng ta phải đáp ứng được hầu hết những tiêu chí này.



2. Chiến lược giá
a. Lựa chọn chiến lược giá và lý do:
- Doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách giá thống nhất: ở tất cả các thị trường
trong nước và kể cả thị trường nước ngoài (cụ thể là Canada), Doanh nghiệp sẽ áp

dụng một mức giá thống nhất cho từng loại áo len Lâm Hà.
 Lý do chọn chiến lược giá thống nhất:
 Hàng dệt may của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản
phẩm tương tự từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,… Thực hiện chính sách
giá thống nhất sẽ giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ bị cuốn vào cuộc chiến
về giá cả.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

13

 Mức giá nguyên liệu sợi len dễ theo dõi trên thị trường. Do đó khó có thể
định giá sản phẩm áo len theo các chính sách phân biệt giá, chính sách hớt
váng, chính sách định giá thâm nhập hay chính sách hai giá.
 Hạn chế, phòng ngừa nguy cơ phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá
giá mà hàng hóa Việt Nam thường gặp phải khi thực hiện các chính sách
định giá khác.
b. Chiến lược giá cụ thể cho từng giai đoạn:
 Giai đoạn mới thâm nhập thị trường:
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Với chính sách giá thống nhất, doanh nghiệp định giá ở mức giá mà doanh
nghiệp đang dùng tại các nước xuất khẩu khác cũng như trong nước. Điều doanh
nghiệp hướng tới ở đây là cố gắng cân bằng giữa giá và “trị giá có thể nhận thấy
được” để giảm thiểu những nghi ngờ của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Áo len Lâm Hà có giá bán trung bình dao động từ 10-25 USD/ áo.
 nguồn gốc từ len sợi tổng hợp:
+ Áo len tay dài các loại: 12-15 USD/áo
+ Áo len tay ngắn các loại: 10-14 USD/áo
 nguồn gốc hoàn toàn từ lông cừu nhập khẩu:
+ Áo len tay dài các loại: 17-20 USD/áo

+ Áo len tay ngắn các loại: 15-18 USD/áo
- Riêng đối với các loại áo len được thiết kế đặc biệt theo yêu cầu của khách
hàng thì tùy theo mẫu mã, chất liệu len và các phụ kiện đi kèm sẽ có giá khác.
 Giai đoạn thị trường phát triển:
Đây là thời kì thị trường bắt đầu phát triển. Doanh nghiệp đã tìm được chỗ đứng và
được sự chấp nhận của khách hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã
bắt đầu thu được lợi nhuận nhưng chưa cao do phải bù lỗ cho những chi phí trong
giai đoạn xâm nhập thị trường.
Biến động giá cả trên thị trường là đều không biết trước được nên trước mắt doanh
nghiệp vẫn giữ nguyên giá ban đầu cũng là để tạo sự ổn định và tin cậy cho khách
hàng. Nhưng trong dài hạn vẫn có thể tăng nhẹ từ 1-2 USD/ áo tùy thuộc vào tình
hình thị trường.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

14

 Giai đoạn tăng trưởng:
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng thị trường sang các vùng
khác của Canada. Lúc này, số lượng đối thủ cạnh tranh tăng mạnh. Có sự đe dọa
thị trường nên giá bán áo len Lâm Hà sẽ giảm nhẹ xuống mỗi loại sản phẩm từ 2-3
USD/sản phẩm ( nếu doanh nghiệp tiến hành cải tiến công nghệ, quản trị tốt các
nguồn lực nên có thể cắt giảm được những chi phí ẩn làm giá thành giảm. Như
vậy, doanh nghiệp vừa giữ được thị trường sẵn có vừa chiếm lĩnh được thị trường
dự kiến, vừa thu được lợi nhuận vừa khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp).
 Giai đoạn bão hòa:
Giai đoạn này đã có sản phẩm áo len đạt chất lượng ngang bằng, thậm chí là tốt
hơn sản phẩm áo len Lâm Hà. Thị trường không thể mở rộng hơn được nữa. Số
lượng đối thủ cạnh tranh tăng cực đại.
Lúc đó, việc định giá sẽ nhắm đến mục tiêu giữ vững thị trường và nắm chắc
lượng khách hàng trung thành. Giá sẽ cố định ở mức 10-22 USD/sản phẩm. Ở giai

đoạn này, sự lựa chọn của khách hàng là vô cùng phong phú. Tuy giá các sản
phẩm áo len Lâm Hà có thể cao giá hơn các sản phẩm áo len công nghiệp khác
nhưng doanh nghiệp tin vào chất lượng áo len Lâm Hà có thể giữ chân khách
hàng. Thêm vào đó là các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng:
 giao hàng tận nơi
 giảm giá cho khách hàng vào những dịp lễ lớn hay sự kiện đặc biệt của
doanh nghiệp
 thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết:
+ tặng thiệp hay quà vào ngày sinh nhật của khách hàng
+ giảm giá cho khách hàng thân thiết trên 5 năm
+ bảo hành sản phẩm không thời hạn về sợi len và nút,
3. Chiến lược xúc tiến
Xúc tiến nhằm mục đích giúp doanh nghiệp thông tin, thuyết phục , nhắc nhở và
khuyến khích khách hàng mua sản phẩm và biết rõ hơn về doanh nghiệp.Nhờ xúc
tiến, doanh nghiệp có thể bán ra được nhiều sản phẩm hơn và nhanh hơn.
a. Quảng cáo
Do là doanh nghiệp mới cũng như còn khá xa lạ với dân bản xứ, mục đích đầu tiên
của doanh nghiệp là làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm cũng như thương
hiệu Lâm Hà.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

15

Và mục đích tiếp theo là bán được nhanh và nhiều sản phẩm, vì vậy, việc sử dụng
phương tiện thông tin nào cho phù hợp với tính chất thị trường cũng như ngân sách
phục vụ cho quảng cáo cần phải hết sức cân nhắc. Đây là công cụ chủ yếu mà
doanh nghiệp dùng để quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm.
 Doanh nghiệp sử dụng phương tiện báo chí hàng ngày và các tạp chí chuyên
về thời trang để quảng bá hình ảnh.Vì thói quen của hầu hết các nước phát
triển là đọc báo buổi sáng, và với phụ nữ thì các tạp chí thời trang luôn là

mối quan tâm hàng đầu của họ.
 “Never let you cold” – Với slogan nhẹ nhàng và đơn giản, Lâm Hà sẽ giúp
cho người tiêu dùng cảm thấy ấm áp hơn khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm
của chúng tôi.

b. Khuyến mại
Trong giai đoạn đầu, cần thu hút sự quan tâm của các nhà phân phối và bán lẻ,
doanh nghiệp sẽ tiến hành khuyến mại đối với các đơn đặt hàng.Thực hiện việc chiết
khấu 5% đối với mỗi đơn đặt hàng.

c. Bán hàng trực tiếp
Vì vẫn là doanh nghiệp vừa nên Lâm Hà sẽ không tổ chức bán hàng trực tiếp do chi
phí còn hạn chế cho việc thuê nhân viên và cửa hàng.Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ
thuê văn phòng đại diện duy nhất để quản lý sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường Canada.
d. Quan hệ công chúng
Tham gia các hội chợ thương mại, triễn lãm về hàng may mặc nhằm củng cố thêm
hình ảnh của doanh nghiệp.
Xuất bản cataloge các mẫu mã sản phẩm đưa đến cho các nhà phân phối, bán lẻ
nhằm tìm kiếm thêm các đối tác mới.

e. Marketing trực tiếp
Với tốc độ phát triển của E-Commerce như hiện nay thì Internet dường như là một
công cụ rất hiệu quả mà người tiêu dùng luôn muốn sử dụng để tham khảo thông tin
cũng như mua bán trực tuyến trên đó.
Vì thế doanh nghiệp Lâm Hà lập ra website của doanh nghiệp, đó sẽ là cổng thông
tin cho khách hàng được tiếp cận với doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh
nghiệp được nhanh và chi tiết nhất.
Gủi email trực tiếp về các mẫu sản phẩm mới cho khách hàng cũng như các đợt
khuyến mại của doanh nghiệp.


4. Chiến lược phân phối
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

16

Khi đưa sản phẩm cho một nhà bán lẻ ở Canada, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một
nhà phân phối , doanh nghiệp sẽ cần xem xét các yếu tố gồm: sự phù hợp của sản
phẩm với thị trường, người mua hàng mục tiêu, doanh số dự kiến, giá bán lẻ, lợi
nhuận mà nhà bán lẻ và phân phối mong đợi, phương thức quảng bá sản phẩm, khả
năng sẵn sàng thay thế sản phẩm để phù hợp với nhà bán lẻ, khả năng thỏa thuận độc
quyền phân phối với nhà bán lẻ
a) Kênh phân phối chủ yếu của mặt hàng may mặc ở Canada:
Khu vực thị trường chính của Canada là các thành phố lớn: Toronto, Montreal và
Vancouver. Việc gom hàng tới các thành phố này là đặc điểm chung của hệ thống
phân phối của Canada. Do vậy, doanh nghiệp Lâm Hà với mặt hàng áo len xuất
khẩu sẽ đặt văn phòng đại diện với mục tiêu xúc tiến bán hàng và khai thác thị
trường ở bang Ontario là hoàn toàn hợp lý.
Cũng như các mặt hàng khác, hàng áo len giữ ấm thường được nhập khẩu bởi các
nhà bán buôn, các siêu thị, nhà kinh doanh qua bưu điện, nhà bán lẻ hàng chuyên
dụng, đại lý của các nhà sản xuất… đóng một vai trò quan trọng trong việc nhập
khẩu và phân phối hàng tại Canada.
 Phân phối tại các cửa hàng bán lẻ:
Kênh phân phối quần áo chính tại Canada là các cửa hàng chuyên doanh và các nhà
bán lẻ hỗn hợp. Cửa hàng bán lẻ khác nhau về qui mô và tính đặc thù, từ cửa hàng
tổng hợp lớn cho đến các cửa hàng độc lập nhỏ với khoảng từ 1 đến 4 quầy bán lẻ.
Ví dụ: Holt Renfrew và Les Ailes de la Mode là những hệ thống cửa hàng tổng hợp,
trong khi Sears Canada và Hudson’s Bay Company (The Bay’) là điển hình của hệ
thống cửa hàng trung lưu. Hệ thống cửa hàng chiết khấu như Zellers và Wal-Mart
cũng là những nhà tiếp thị đại trà, còn các hệ thống cửa hàng kiểu’big box’ như

Costco và Winners bán hàng may mặc với số lượng lớn.
Đối với những mặt hàng đã có thương hiệu, người tiêu dùng có thể mua hàng qua
điện thoại, Internet, đặt hàng dựa trên cataloge.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

17

Một số nhà bán lẻ dệt may tại Canada mà doanh nghiệp Lâm Hà đang
hướng tới :
+ Harry Rosen
+ Holt Renfew
+ Hudson’s Bay Company
+ Reitmans
+ Smart Set
 Nhà nhập khẩu và đại lý
Nhà nhập khẩu và đại lý hiện chiếm phần lớn hàng nhập khẩu vào Canada và thường
sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi làm việc với một nhà cung cấp mới. Cũng như nhà
cung cấp, nhà nhập khẩu cũng thường xuyên yêu cầu cung cấp các thông tin tham
khảo để biết được kinh nghiệm xuất khẩu của nhà cung cấp, năng lực tài chính.
b) Một số khó khăn hiện tai của doanh nghiệp:
Các yếu tố cơ sở hạ tầng :
Cơ sở sản xuất của doanh nghiệp Lâm Hà nằm ở số 117 Nguyễn Huệ Trung tâm
thành phố Đà Lạt. Điều kiện giao thông cũng như thông tin liên lạc tương đối thuận
tiện để vận chuyển tới cảng ở Tp.Hồ Chí Minh chuẩn bị cho việc xuất hàng qua
Canada. Tuy nhiên, với khoảng cách địa lý đến Canada tương đối xa nên sản phẩm
phải quá cảnh ở một nước thứ ba là Hồng Kông rồi mới xuất qua Canada. Việc này
sẽ gây tổn thất thêm một khoản chi phí và kéo dài thời gian lưu kho ảnh hưởng đến
thời hạn phân phối.
Một số hạn chế trong phân phối tại Canada :
- Canada với các chính sách nhập khẩu khắt khe và đòi hỏi chất lượng cao nên

các thủ tục chứng minh rườm rà và tốn kém.
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

18

- Vấn đề tìm nhà phân phối bên Canada cũng khá khó khăn vì sự tin tưởng của
họ vào hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa cao, Lâm Hà lại chưa thực sự có
kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường mới mẻ như Canada.
- Do không nắm bắt và cập nhật kịp các thông tin về mẫu mã, sự thay đổi của thị
hiếu của người tiêu dùng Canada, nên nhiều khi hàng xuất sang rất khó bán, bán
với giá thấp và đặc biệt là không cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc.
Mặt khác, do phải thông qua phân phối trung gian, nên lợi nhuận của Công ty bị
cắt xén nhiều do phải trả hoa hồng với tỷ lệ khá cao, trong khi đó, các mối này
thường không ổn định.
c) Các kênh phân phối của doanh nghiệp Lâm Hà tại Canada:
Doanh nghiệp Lâm Hà quyết định tập trung vào kênh phân phối hệ thống bán lẻ: Hệ
thống bán lẻ tại Canada là kênh phân phối bán buôn các loại quần áo thời trang dành
cho nam giới, nữ giới và trẻ em lớn nhất. Các loại hàng hóa này sau đó được tung ra
thị trường để đến tay người tiêu dùng.
Để tiếp cận thành công kênh phân phối bán lẻ, doanh nghiệp Lâm Hà sẽ đặt một văn
phòng đại diện chung tại Canada và cử nhân viên quản lý tới làm đại diện tại các cửa
hàng bán lẻ hoặc thực hiện liên doanh với một công ty Canada
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ cố gắng thiết lập tốt các mối quan hệ với các công ty
thương mại hoặc đại lý nhập khẩu vì họ chính là kênh phân phối đầy hứa hẹn cho
các mặt hàng của doanh nghiệp. . Ưu điểm lớn nhất của đại lý là họ hiểu rất rõ về thị
trường Canada cũng như vị trí khá địa lý khá thuận tiện. Các đại lý cũng phát hiện ra
những vấn đề có thể phát sinh liên quan đến các quy định của chính phủ Canada về
kích thước và chất lượng hàng hoá. Các đại lý luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà sản xuất để
hàng hoá nhập khẩu đáp ứng được các yêu cầu về dán nhãn
Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ hợp tác với một đối tác phân phối tại Canada để xử lý

việc nhập khẩu và liên hệ với khách hàng. Đối tác Canada sẽ hiểu cách thể hiện và
giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào là tốt nhất, cho doanh nghiệp
những lời khuyên về việc thay đổi bao gói phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị
trường…
Đặc biệt các nhà bán lẻ ở Canada (Sears, Wal-Mart, The Bay, Zellers, Winners,
Moore’s, Marks W.W, The Gap, Costco/Price Club, Reitmans…) thường tìm hàng
qua các nguồn: Hội chợ, đại diện, tạp chí chuyên ngành, từ những nhà bán lẻ khác
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

19

và truy cập vào các trang Web. Doanh nghiệp chúng tôi luôn tham dự các hội chợ
thương mại trong nước hoặc vùng lân cận để có cơ hội gặp gỡ các nhà nhập khẩu
tiềm năng.
Hầu hết các nhà phân phối người Canada sẽ làm việc trên cơ sở hưởng lợi nhuận từ
20-30%. Các nhà bán lẻ, theo quy luật chung, sẽ nhân giá hàng lên 250%. Mức lợi
nhuận sẽ phụ thuộc vào loại và giá trị của sản phẩm cùng với lượng bán hàng dự
kiến.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân bổ công việc
- Thành lập bộ phận quản lý chung
- Bộ phận nghiên cứu và thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường mới
này.
- Bộ phận Marketing.
- Bộ phận phân phối.

2. Xúc tiến thực hiện
- Phân tích đơn đặt hàng và các yêu cầu 2 bên.(2 tuần )
- Khảo sát nhu cầu và thị tiếu của khách hàng đối với mặt hàng áo len.( Bộ phận

Marketing) ( 2 tháng )
Ví dụ: cần phải trưng bày và bán sản phẩm nào cho lứa tuổi nào và đó là mùa
nào sao cho thích hợp và thu hút người mua?
- Tiến hành đầu tư cở sở vật chất, xem xét nguyên liệu, thiết kế bộ sản phẩm
phù hợp (Bộ phận nghiên cứu và thiết kế sản phẩm) (2 tháng)
- Khảo sát thị trường, địa điểm sẽ xuất khẩu qua ( Ottawa ): nơi nhập khẩu, vị
trí giao nhận có thuận tiện hay không? ( Bộ phận phân phối) ( 2 tháng )
- Hoàn chỉnh các thủ tục Hải quan cần thiết. ( 1 tháng )
- Liên hệ với đối tác trong việc vận chuyển, xuất khẩu sản phẩm. ( 1 – 2 tháng )
- Tổ chức quảng bá, marketing sản phẩm trên thị trường: PR, Quảng cáo, thông
điệp quảng cáo, Marketing trực tiếp,…( 4-6 tháng )
Dự tính mất khoảng 18 tháng.
Sau đó tiến hành thâm nhập thị trường.

3. Đánh giá, bổ sung hoàn thiện chiến lược
- Thu thập ,phân tích phản hồi từ khách hàng để hoàn thiện chiến lược.
- Có phương án dự trù, đề phòng những trường hợp xấu xảy ra: chiến lược
quảng cáo không phù hợp với những thay đổi của thị trường, sản phẩm không
được tiếp nhận hoặc được bán chạy thì phải hạn chế số lượng hợp lý,…

VI. KẾT LUẬN
Áo len Lâm Hà đến với Canada – Never let you cold

20


















×