Những bí quyết đánh
bay mùi bằng quả
cam, giấy báo.
Với một vài mẹo nhỏ lại không hề tốn kém,
bạn có thể đánh bay mùi khó chịu ở tất cả
các ngóc ngách và vật dụng trong nhà.
Khử mùi quần áo
Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn
để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ
bị đánh bay hiệu quả.
Khử mùi chậu rửa bát
Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác
dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả
sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các
mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn
xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn
thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ
một đến hai lần mỗi tuần.
Khử mùi hôi thùng rác
Thùng đựng rác dù được dọn dẹp sạch sẽ nhưng mùi hôi
cũng vẫn còn dai dẳng. Để “xóa” dấu vết mùi này, bạn dùng
một tờ giấy báo, đốt và di chuyển xung quanh thùng rác, mùi
sẽ bị “khử”. Lưu ý cẩn thận đề phòng hỏa hoạn.
Khử mùi hôi trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh muốn sạch thì cần phải chà rửa hằng ngày
nhưng đôi khi mùi hôi không biết từ đâu tới luôn gây khó
chịu cho bạn. Ngoài cách khử mùi thông dụng là sử dụng
chất tạo mùi nhân tạo để xịt hoặc treo ở một góc thì theo dân
gian, có một cách hiệu quả là để một chai dầu gió (mở nắp) ở
một góc khuất nào đó.
Khử mùi hôi tủ lạnh
Các siêu thị đều có bán sáp chuyên để khử mùi trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, có một cách khử mùi khá đơn giản mà cũng rất
hiệu quả: Để một chén sữa trong tủ lạnh hoặc lấy 4 muỗng
đường và một chút nước, nấu cho đường keo lại, để nguội và
cho vào tủ lạnh, tất cả các mùi hôi trong tủ sẽ biến mất.
Khử mùi ôtô
Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là
sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi,
oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó
còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn,
giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.
Khử sạch hộp đựng thức ăn
Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm
sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ
mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với
giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để
chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là
một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.
Khử mùi thảm trải sàn
Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa
phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng.
Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc
bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn.
Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.
Khử mùi cho máy giặt
Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng
giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng
nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.
Khử mùi lò vi sóng
Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp
và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước
vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá,
bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi
thấm vào vải sạch lau chùi.
Khử mùi trong nhà bếp
Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ, mùi gas, khói… lâu ngày tích tụ
trong nhà bếp sẽ để lại những “dư âm mùi” khó chịu. Để
khắc phục tình trạng này, hãy cho một ít giấm ăn vào nồi rồi
đun cho hơi nước bốc lên, bạn sẽ ngạc nhiên là mùi hôi trong
nhà bếp sẽ không còn.
Ngoài ra, khi nấu ăn, bạn nên để vài vỏ quả quýt tươi bên
cạnh bếp, sức nóng của bếp sẽ làm vỏ quýt khô, đồng thời
có tác dụng khử mùi rất tốt.
Khử mùi sơn phòng mới
Phòng mới xây hay sơn lại thường có mùi sơn mới rất khó
chịu, mùi này có thể kéo dài từ một đến vài tuần. Để khắc
phục, hãy đặt hai tô nước có pha muối dưới sàn, mùi sơn sẽ
biến mất trong hai ngày.
Cách thứ hai, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước
rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà,vài giờ sau mùi sẽ
giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không
còn mùi khó chịu đó nữa.
Mẹo hay chữa cơm
sống, nhão, khê
Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp chị em
“chữa cháy” cho nồi cơm bị sống, cứng,
nhão, khê.
Cơm sống
Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên
hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác.
Dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc
lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ
chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm.
Cơm cứng
Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, hãy lấy đũa chọc
nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp.
Lưu ý với những nồi cơm bị cứng tránh mở vung ra nhiều, vì
sẽ làm bay hơi và cơm khó mềm được.
Cơm nhão
Đa phần chị em đều cho rằng cơm cứng còn chữa được chứ
cơm nhão thì rất khó. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp cho nồi
cơm ấy ngon trở lại. Cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên
mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên
vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi,
làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào.
Cơm khê
Mùi cơm khê thật khó chịu, ăn cơm phần trên cũng chẳng
ngon nữa nên thường chị em sẽ bỏ đi để nấu nồi khác rất
lãng phí. Hãy thực hiện một trong những "mẹo" chữa cơm
khê sau:
Cách 1: Dùng một cái khăn sạch trải che kín mặt cơm, sau
đó cho than hoa lên trên. Đậy kín nồi, khoảng 15 phút mở ra,
mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch.
Cách 2: Cho nước lạnh vào một cái chén, đặt vào giữa nồi
cơm bị khê, ấn cho miệng bát bằng xuống với cơm. Tiếp đó
đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ cơm 1-2 phút rồi mở nồi
ra, cơm sẽ không còn mùi khê.
Cách 3: Khi cơm khê, lập tức tắt bếp, đặt vào trong nồi cơm
một miếng vỏ bánh mì rồi đậy vung lại. 5 phút sau, vỏ bánh
mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
Cách 4: Một cách nữa là lấy phần đầu hành lá, cắt khoảng
vài khúc, cắm vào cơm, sau đó đậy nắp để một lúc rồi mở ra,
cơm sẽ hết mùi khê.
Cách 5: Trong trường hợp cơm khê quá nặng, hãy xới hết
phần cơm không bị khê phía trên ra, cho vào một nồi khác.
Đem ngâm nồi này vào một chậu nước để nơi thoáng mát
khoảng 10 phút, mùi khê sẽ vơi đi nhiều. Tuy nhiên, cách
làm này sẽ khiến cơm bị nguội đôi chút.
Cách 6: Dùng một cục than củi cháy đỏ cho vào bát, đặt vào
nồi cơm, rồi đậy kín vung lại. 10 phút sau mở vung, lấy bát
than ra, mùi khê sẽ được cục than củi hút hết nên cơm sẽ
không có mùi. Cách này hay sử dụng cho những chuyến đi
picnic hay cắm trại sẽ rất tiện lợi.
Cách hấp cơm nguội
Hấp lẫn với cơm nóng
- Cơm ăn thừa không hết, nếu bỏ đi thì thật lãng phí. Vì thế,
bạn có thể xới tơi cơm lên rồi để vào chỗ thoáng mát. Khi
nấu cơm cho bữa mới, hãy đợi tới khi cơm mới gần chín, bạn
hãy cho cơm nguội vào hấp nhé. Hấp được một lú, xới đều
cơm lên, trộn cơm nguội và cơm mới với nhau rồi để trên
bếp một lúc nữa cho cơm chín hẳn.
Lưu ý, trước khi hấp cơm bạn nên vẩy một chút nước ấm
vào, làm như thế cơm nguội khi hấp xong sẽ mềm như cơm
vừa nấu.
Hấp riêng
- Nếu bạn không muốn hấp chung cơm nguội với cơm nóng
vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng chung của nồi cơm thì bạn
có thể làm theo cách sau: Để cơm hấp ngon như cơm vừa
nấu, bạn cho cơm vào xửng hấp như hấp bánh và đừng quên
cho ít muối vào nước hấp. Cơm sẽ thơm, ngon và nóng như
cơm mới.
Mẹo nấu cơm ngon
- Dùng nước sôi nấu cơm: Trước đây, nhiều người vẫn
dùng nước lã để nấu cơm. Tuy nhiên, nước nóng nấu cơm
vẫn là tốt nhất vì như vậy lượng Vitamin B1 trong gạo sẽ
không bị mất đi, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm nấu lên
lại ngon.
Hơn nữa, trước khi nấu, ta nên ngâm gạo một lúc sau đó
mới đổ nước sôi vào để nấu, như vậy khi nấu xong, cơm
vừa mềm, ngon, lại tiết kiệm được điện.
- Cho dầu vào cơm: Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm, khi
nấu cơm, nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm
không những thơm, tơi, nhừ, mà còn không lo bị cháy nồi.
Cách này rất phù hợp với những loại gạo nở và khô.
- Hạn chế cơm thiu: Mùa hè thời tiết oi bức, cơm rất dễ bị
ôi thiu sau khi nấu xong khoảng vài tiếng. Vì thế khi nấu,
hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2ml cho 1,5kg gạo,
cơm sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.
- Dùng vỏ trứng gà: Rửa sạch vỏ trứng gà, cho vào nồi rang
giòn, nghiền thành bột, rắc một ít gạo đã vo rồi nấu thành
cơm. Người bình thường và người bệnh thiếu canxi ăn vào
đều rất tốt.
- Chọn gạo: Khâu chọn gạo để nấu được cơm ngon cũng rất
quan trọng. Và tùy vào mỗi loại gạo bạn phải ước lượng
được lượng nước phù hợp nếu không cơm dễ bị sống, cứng
hoặc nhão.
Mẹo chữa mặn tuyệt
vời cho món ăn mà
bạn không ngờ tới
Nếu lỡ tay bỏ hơi nhiều muối vào món ăn,
chị em hãy tham khảo những cách dưới đây
để khắc phục nhé!
Dùng vải bọc bột, cơm
Bạn có thể dùng một miếng vải thưa, hoặc vải xô bọc một ít
cơm chín rồi thả và nồi canh. Cơm sẽ hút các phần tử muối
trong canh, giúp cho nồi canh đáng lẽ rất ngon của bạn sẽ
giảm bớt được vị mặn.
Dùng vải bọc bột, cơm chữa canh bị
mặn.
Cho thêm nước hoặc đường
Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà
chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách
cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị
mặn rồi nêm nếm thêm một vài gia vị cần thiết khác như bột
ngọt, tiêu, ớt bột để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp
dẫn.
Bên cạnh đó, bạn có thể cho một chút đường vào canh, súp,
hay món hầm để giảm bớt vị mặn.
Cho thêm nguyên liệu
Nhiều người cho rằng, để giảm bớt độ mặn cho món ăn bị
mặn là cho thêm nguyên liệu cơ bản có trong món ăn. Nếu
thấy món ăn mặn hơn bình thường, bạn có thể nấu thêm một
số thành phần chính và cho chúng vào món ăn. Tuy nhiên
cách này chỉ hợp khi nhà bạn có sẵn các nguyên liệu này.
Dùng nước chanh tươi
Chanh giúp chữa mặn cho món ăn.
Hãy sử dụng nước cốt chanh tươi cho vào một lượng vừa đủ
từ 1/2 đến 1 thìa nhỏ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong
việc giảm bớt vị mặn mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị
đặc trưng của món ăn, nó đặc biệt thích hợp đối với những
món canh, kho nhiều nước đấy nhé. Tuy nhiên, đối với
những món ăn mà thành phần chế biến có sữa thì bạn không
được dùng chanh để “giải cứu” đâu vì dưới tác dụng của
chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay lập tức.
Dùng giấm gạo
Bạn cũng có thể thay thế chanh tươi bằng giấm gạo, chỉ cần
một lượng nhỏ giấm gạo thôi cũng sẽ phát huy tác
dụng trung hòa vị mặn của món ăn. Tuy nhiên khi nêm giấm
bạn cần cẩn thận, nêm từ từ, vừa nêm vừa nếm lại vị món ăn
đến khi nào thấy vừa miệng là được, không nên cho một
lượng giấm quá nhiều vào cùng một lần sẽ khiến món ăn của
bạn bị biến chất ngay.
Dùng sữa chua không đường
Đối với những món ăn có thành phần từ sữa như phô mai,
kem tươi, cà ri béo. Nếu chẳng may bị mặn, bạn có thể dùng
sữa chua nguyên chất không đường để nêm nếm vào một
lượng vừa đủ nhằm giúp vị mặn của món ăn được giảm bớt,
dịu đi rất nhiều. Những lưu ý bạn nên dùng sữa chua không
đường để phát huy tác dụng hiệu quả và không làm thay đổi
mùi vị món ăn nhé.
Dùng khoai tây sống
Khoai tây có tác dụng hút vị mặn món ăn rất hiệu quả. Khi
món ăn bị mặn, bạn có thể dùng khoai tây, gọt sạch vỏ, cắt
thành từng lát mỏng cho vào món ăn đã được nấu chín ít
nhất là 15 phút trước khi thưởng thức món ăn, tốt nhất bạn
nên ngâm khoai tây trong món ăn đến khi bạn dùng bữa mới
vớt ra nhé, vị mặn món ăn sẽ lập tức biến mất theo từng lát
khoai tây. Với phương pháp này bạn có thể áp dụng với món
canh, món kho, món xào đều phù hợp.
Dùng cà chua
Cà chua giúp chữa mặn cho món ăn.
Nếu không có chanh, sữa chua hay khoai tây, bạn cũng có
thể sử dụng cà chua cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm
trong đó từ 15 đến 20 phút, vị chua tự nhiên của cà chua sẽ
trung hòa vị mặn của món ăn, đến khi bắt đầu dùng bữa bạn
mới vớt cà chua ra nhé. Tuy nhiên sử dụng cà chua sẽ không
hiệu quả bằng những phương pháp trên vì chất chua của cà
chua rất nhẹ dịu. Trường hợp không có những nguyên liệu
trên bạn hãy sử dụng đến cà chua.
Dùng mật ong
Mật ong thật sự phát huy tác dụng giảm vị mặn và tăng
hương vị đậm đà cho món canh, món kho, món súp nhờ vị
ngọt thơm tự nhiên, một thìa nhỏ mật ong sẽ giúp bạn giải
quyết được vấn đề nan giải, món ăn sẽ giảm bớt vị mặn và
thơm ngon hơn. Bạn cũng có thể dùng đường để thay thế
nhưng với mật ong sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều.
Dùng lòng trắng trứng
Đối với những món canh, món súp có vị mặn, bạn hãy sử
dụng lòng trắng trứng gà, trứng vịt còn nguyên, không bị
đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, vị mặn
của món ăn sẽ được hút đi rất nhiều, tùy theo lượng món ăn
mà bạn sử dụng số lượng lòng trắng trứng sao cho phù hợp
Mẹo vặt giúp giảm 50% hóa
đơn tiền điện mỗi tháng
Chỉ cần để ý một chút, bạn có thể tiết kiệm
đến 20, thậm chí 50% hóa đơn tiền điện mỗi
tháng. Mùa hè đồng nghĩa với việc hóa đơn
tiền điện nhà bạn sẽ tăng lên vùn vụt. Tuy
nhiên, chỉ bằng vài "thủ thuật" nhỏ bạn có
thể giảm đáng kể hóa đơn tiền điện mỗi
tháng.
Sau đây, Phunutoday xin giới thiệu một vài mẹo nhỏ để tiết
kiệm điện trong gia đình.
Tủ lạnh
Không nên mở tủ lạnh nhiều để tiết kiệm điện.
Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh chỉ
cần để ở chế độ 3 – 6 độ C, với hộc đông lạnh thì để từ - 15
đến -18 độ C. Bởi ở chế độ lạnh hơn 10 độ C, máy sẽ tiêu
tốn thêm 25% điện năng. Nên thường xuyên kiểm tra cửa tủ,
nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc
nhiều, do đó rất tốn điện.
Điều hòa nhiệt độ
Không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá 10 độ so
với ngoài trời (tốt nhất là 7 độ). Nếu thường xuyên lau chùi
bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng, đặt
máy xa tường sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Chú ý tắt
máy điều hòa nếu vắng nhà từ 1 giờ trở lên.
Quạt điện
Cho chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng
chạy nhanh càng tốn điện. Và bạn hãy nhớ rút phích
cắm quạt sau mỗi lần sử dụng.
Máy tính
Màn hình máy tính có độ sáng càng cao thì càng tốn điện.
Nên tắt máy tínhnếu như bạn không có ý định dùng
trong vòng 15 phút, hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng
trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa
giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời
gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
Bàn là
Không dùng trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc
khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ
giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, vẫn
còn có thể ủi phẳng được 1 - 2 bộ quần áo nữa, do vậy cần
tận dụng lợi thế này.
Máy giặt
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ
dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
Ti vi
Không nên để màn hình ở chế độ quá sáng sẽ giảm được
điện năng tiêu thụ, không nên tắt tivi bằng điều khiển từ xa
mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Nên chọn kích cỡ màn
hình phù hợp với diện tích chỗ ở, vì tivi càng to càng tốn
điện.
Lò vi sóng
Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ,
không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức
năng hoạt động của các thiết bị này.
Nên sơn tường màu trắng để giảm thiết bị bóng điện chiếu
sáng.
Bóng đèn
Nên quét vôi tường màu sáng, như vậy sẽ không cần phải sử
dụng nhiều các bóng điện chiếu sáng. Có thể sử dụng các
loại bóng tiết kiệm điện năng như đèn Compact, đèn Tuýp.
Những lưu ý mẹ cần biết khi
nấu ăn bằng nồi nhôm
Nếu dùng nồi bằng nhôm nấu thức ăn lâu
dài thì nguyên tố nhôm ăn vào quá nhiều,
chắc chắn sẽ rất có hại cho cơ thể chúng ta.
Do đó khi sử dụng nồi nhôm các mẹ cần lưu
ý:
1. Không nên đựng cơm, canh, rượu, giấm, nước mắm…
trong nồi
Nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn. Nồi nhôm
đựng các thức ăn có chất axit, chất kiềm, chất muối thì sẽ
sinh phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể, là
nguyên nhân gây ra bệnh kém trí nhớ. Vì thế các mẹ không
nên đựng cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính, thức ăn
chua, mặn… trong đồ đựng nhôm qua đêm.
2. Không đánh trứng trực tiếp trong nồi
Bà nội trợ không nên đánh trứng trong nồi nhôm, vì có thể
lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng trứng
sẽ biến thành màu xám.