Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 10 trang )

Đề bài: Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư
nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới.
Bài làm
Phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo
trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó
khăn so với nam giới nông thôn đặc biệt trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp.
Chính vì vậy, cần có những quan tâm hợp lý đến quyền của người phụ nữ nông
thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới.
1. Thực trạng quyền của người phụ nông thôn trong các hoạt động
nông lâm ngư nghiệp
Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng to lớn và quan trọng của quá
trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số
năm 2009, trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp phụ nữ chiếm 49,95% lực lượng lao
động. Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của phụ nữ càng trở nên quan trọng hơn
trong quá trình chuyển đổi kinh tế, với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao động nam giảm dần. Thời kỳ
1993 – 1998, số nam giới tham gia hoạt động nông nghiệp mỗi năm giảm 0,9%.
Trong giai đoạn này, 92% số người mới gia nhập lĩnh vực nông nghiệp là phụ nữ,
vì nam giới chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Hiện tượng này cũng diễn
ra tương tự trong lâm ngư nghiệp, phụ nữ đã tham gia ngày càng nhiều hơn.
Sống ở vùng nông thôn, với nền kinh tế tự cung tự cấp, phụ nữ phải làm rất
nhiều việc như nội trợ, nuôi con, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp như
trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, nuôi trồng thủy sản... chăm lo phát
triển kinh tế gia đình trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. Công cuộc
1
đổi mới kinh tế ở nông thôn Việt Nam đã tạo ra mức tăng trưởng rất đáng khích lệ
về lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Trong sự thay đổi đó, phụ nữ nông thôn
đã có những đóng góp hết sức quan trọng bởi vì họ là lực lượng lao động cơ bản
trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế
thị trường, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình chưa tương xứng


với mức độ đóng góp của họ.
Về thu nhập: Nguồn thu nhập chính của phụ nữ nông thôn là từ sản xuất
nông lâm ngư nghiệp và bình quân thu nhập là rất thấp. Tuy nhiên trong cái nghèo
khổ chung, người phụ nữ là người chịu đựng cơ cực nhiều hơn vì bị ràng buộc bởi
nhiều hủ tục lạc hậu. Ngoài những bữa ăn đạm bạc, đàn ông còn nhiều thú vui khác
như uống rượu, hút thuốc hoặc vui thú hát hò nhưng với phụ nữ, ngoài bữa ăn no,
họ không được hưởng thú vui nào hơn ngoài việc quanh năm, suốt tháng lo lắng
cho gia đình, con cái. Thậm chí các chị không có thời gian và điều kiện để lo cho
chính bản thân mình.
Về việc làm: Người phụ nữ phải làm các công việc từ sản xuất kinh doanh,
nuôi con, chăm lo gia đình, thậm chí còn tham gia các công việc của nam giới như
cày, bừa, trồng rừng, đào ao, thả cá... Họ thường xuyên làm không hết việc, không
có thời gian nghỉ ngơi. Ví dụ có những nơi ở vùng cao, họ phải giã gạo cả đêm
nhưng cũng chỉ đủ để sinh hoạt cho ngày hôm sau. Đa số phải đi lấy củi để đun và
sưởi ấm, có khi mất cả buổi mới kiếm được một gùi củi dùng trong một ngày.
Những công việc như thế tiêu tốn rất nhiều công sức và thời gian song không được
coi là có thu nhập.
Về quyền và lợi ích: Mặc dù các hoạt động nông lâm ngư nghiệp thường
mang tính chất nặng nhọc nhưng vì đời sống khó khăn nên phụ nữ nông thôn
thường không có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó do nạn tảo hôn, nhiều phụ nữ
phải đẻ sớm, đẻ nhiều dẫn đến sức khoẻ giảm sút. Nhiều nơi còn giữ những hủ tục
lạc hậu như mẹ phải ăn cơm sau con trai, sinh con phải ở ngoài rừng, con sống hay
2
chết là trách nhiệm của người mẹ... Chị em vẫn thường chấp nhận những hủ tục
này như một điều hiển nhiên vì thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu nhận thức về bình
đẳng. Khi được hỏi về quyền bình đẳng nam nữ, 83% chị em trả lời không biết gì,
số còn lại không trả lời.
Có thể thấy, phụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới:
thường phải làm việc nhiều hơn, không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội
và học tập chuyên môn nghiệp vụ. Hậu quả là khả năng tìm kiếm việc làm của họ

trở nên khó khăn hơn, nguy cơ nghèo khổ vì thiếu việc làm tăng, thu nhập thấp. Sự
phụ thuộc của họ vào gia đình và xã hội vì vậy cũng tăng lên.
2. Nguyên nhân
2.1 Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm, nước ta có hơn 1 triệu người tham gia
lực lượng lao động, đa số lực lượng này là cư dân nông thôn, không được đào tạo
nghề cơ bản. Nguồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở các
vùng nông thôn có trình độ và được đào tạo nghề có tỷ lệ rất thấp. Cả nước có
81.300 công chức xã nhưng tỷ lệ được đào tạo chuyên môn đại học chỉ chiếm 9%;
39,4% có trình độ trung cấp; 9,8% sơ cấp và 48,7% chưa qua đào tạo. Như vậy,
phần lớn lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản là các lao động phổ thông,
giản đơn, lao động làm việc theo kinh nghiệm. Đây là nguyên nhân căn bản của
việc năng suất lao động trong nông, lâm, thủy sản ở nước ta còn rất thấp.
Có điểm đáng chú ý là, mặc dù phụ nữ đảm nhận đa phần các công việc liên
quan đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp, nhưng họ lại ít có cơ hội tham gia các lớp
tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật. Theo khảo sát, chỉ có khoảng
10% phụ nữ là các thành viên tham gia các khóa học trồng trọt và 25% trong các
khóa học về chăn nuôi. Hiện tượng “nữ làm, nam học” này khá phổ biến ở các
vùng nông thôn Việt Nam. Thực tế cho thấy, các hoạt động kinh tế của phụ nữ
3
nông thôn thường được thực hiện theo tập quán và kinh nghiệm truyền thống, chưa
được đào tạo ngay cả kỹ năng nghề nông, về lâm nghiệp và nuôi trồn thủy sản. Vì
vậy, mặc dù công sức của chị em bỏ ra rất lớn nhưng sản lượng cây trồng, vật nuôi
thu được rất thấp và dễ gặp rủi ro. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất nông lâm ngư
nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với thu nhập, việc làm và đời sống của phụ nữ
cũng như đối với cả gia đình họ.
2.2 Về sức khỏe lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội) cho thấy các bệnh nghề nghiệp, mãn tính do làm việc
trong môi trường độc hại, nguy hiểm của người lao động nông nghiệp ngày mỗi

tăng. Có 30,3% nông dân mắc các bệnh nghề nghiệp về da, gần 30% bị viêm nhiễm
đường hô hấp, 10% bị đau đầu. Theo số liệu thống kê, cứ 100 ngàn lao động thì có
1.710 người bị ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật… Môi
trường sản xuất nông nghiệp ô nhiễm không chỉ do sử dụng nhiều hóa chất, thuốc
bảo vệ thực vật mà còn tăng thêm bởi ô nhiễm do các khu chế xuất, khu công
nghiệp, sân gôn… đang đua nhau mọc lên ở các vùng nông thôn.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 có
gần 4 triệu tấn phân bón các loại bị sử dụng lãng phí do cây trồng không hấp thụ
được (chiếm 55% – 60%), cộng với việc lạm dụng sử dụng tới 75.000 tấn thuốc
bảo vệ thực vật mà không tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh
thái, ô nhiễm nghiêm trọng đất, nguồn nước tại nhiều vùng nông thôn. Cùng với
trồng trọt, hằng năm, ngành chăn nuôi cũng “đóng góp” khoảng 73 triệu tấn chất
thải, trong đó chỉ có 30% – 60% chất thải được xử lý, còn lại xả thẳng ra môi
trường. Ngay cả mô hình chăn nuôi trang trại cũng chỉ có 10% trong tổng số 16.700
trang trại có hệ thống xử lý chất thải. Ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và
4
nông thôn tác động xấu đến sức khỏe của phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi phụ nữ là
người đảm nhận chính các hoạt động sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.
Tác động của công việc sản xuất nông nghiệp vất vả trong môi trường ô
nhiễm còn cộng thêm với vai trò làm vợ, làm mẹ. Việc thực hiện chức năng sinh
sản của phụ nữ cũng là một gánh nặng khi mà nam giới còn ít tham gia và chia sẻ
trách nhiệm với phụ nữ trong kế hoạch hóa gia đình, khiến cho tỷ lệ nạo, hút thai
do có thai ngoài mong đợi của phụ nữ nông thôn khá cao, bình quân tỷ lệ nạo, hút
thai là 1/1 ca đẻ sống. Đó là chưa kể, phụ nữ chưa có được quyền sinh sản khi mà
họ bị sức ép của chồng và gia đình chồng đẻ con trai. Tất cả những điều này là
những yếu tố tác động xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần và tâm lý của phụ nữ
nông thôn. Trong khi thực hiện “thiên chức”, phụ nữ nông thôn không được hưởng
các chế độ thai sản như phụ nữ thuộc các lĩnh vực làm công ăn lương khác, họ cũng
không được hưởng các tiêu chuẩn về bảo hiểm xã hội, y tế trong thời gian mang
thai, sinh nở.

2.3 Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận quyền sở hữu ruộng đất
Cùng với sự tồn tại của những phong tục tập quán lạc hậu, phụ nữ nông thôn
có rất ít cơ hội tiếp cận với các nguồn lực cũng như phát huy tiềm năng lao động
của mình. Trong đó, việc bảo đảm quyền lợi về ruộng đất là vấn đề hết sức quan
trọng đối với phụ nữ ở nông thôn, đặc biệt là phụ nữ làm nông nghiệp. Điều này lại
càng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa, hoặc phụ nữ là
người dân tộc thiểu số, họ ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực khác nên đất đai
có thể xem như là phương tiện sinh kế duy nhất giúp họ duy trì cuộc sống và thoát
nghèo. Mặc dù phong tục truyền thống của Việt Nam thừa nhận cả nam giới và phụ
nữ đều được thừa kế đất đai nhưng trên thực tế, ít phụ nữ được đứng tên giấy tờ sử
dụng đất. Từ năm 1988 ruộng đất đã được cấp cho các hộ gia đình nông thôn
nhưng đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất đều do nam giới đứng tên.
5

×