Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Ông Tá Quản Lý Dự Án Tại Tập Đoàn Teo Hi Nhánh Tại Nghệ An.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN TRUNG HIẾU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TẬP ĐOÀN TECCO – CHI NHÁNH
TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI - 2019

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17062857589491000000 0d2b895


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN TRUNG HIẾU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ DỰ ÁN TẠI TẬP ĐOÀN TECCO – CHI NHÁNH TẠI
NGHỆ AN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: CB170031


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ TIẾN MINH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế tại trƣờng Đại học Bách
Khoa Hà Nội, học viên đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Khoa Khoa học
quản lý, Viện Kinh tế và Quản Lý - Đại học Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tập
đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An, quý Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hƣớng dẫn nội dung và cung cấp những

thông tin tài liệu cần thiết. Cho phép học viên đƣợc gửi đến quý Trƣờng, Khoa, quý
Thầy giáo, Cô giáo, quý Cơ quan, các đồng nghiệp, bạn bè cùng gia đình lời cảm ơn
sâu sắc và chân thành nhất.
Đặc biệt, với lịng kính trọng và biết ơn học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn tới
giáo viên hƣớng dẫn TS. Đỗ Tiến Minh đã quan tâm, hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình để
cho học viên hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hồn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng
lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những
thiếu sót, học viên rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ
và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa nhận thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ..................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .................... 6
1.1 Tổng quan về dự án đầu tƣ .............................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tƣ ............................................................................... 6
1.1.2 Đặc trƣng của dự án đầu tƣ ......................................................................... 6
1.1.3 Phân loại dự án đầu tƣ ................................................................................. 7
1.1.4 Vòng đời của dự án đầu tƣ .......................................................................... 8
1.2 Tổng quan về quản lý dự án đầu tƣ .................................................................... 10
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tƣ ................................................................ 10

1.2.2 Đặc điểm quản lý dự án đầu tƣ ................................................................. 11
1.2.3 Chức năng của quản lý dự án đầu tƣ ......................................................... 11
1.2.4 Nội dung quản lý dự án ............................................................................. 12
1.2.5 Chu trình quản lý dự án............................................................................. 19
1.3 Các phƣơng thức và mơ hình quản lý dự án đầu tƣ ..................................... 21
1.3.1 Các phƣơng thức quản lý án ..................................................................... 21
1.3.2 Các mơ hình quản lý dự án. ...................................................................... 23
1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý dự án ................................. 26
1.4.1 Tiêu chí về tiến độ ...................................................................................... 27
1.4.2 Tiêu chí về chi phí ...................................................................................... 27
1.4.3 Tiêu chí về chất lƣợng............................................................................... 27
1.4.4 Tiêu chí an tồn ......................................................................................... 28
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án ..................................... 28
1.5.1 Các nhân tố khách quan ................................................................................... 28
iii


1.5.2 Các nhân tố chủ quan ........................................................................................ 29
1.6 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại một số đơn vị và bài học cho
tập đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An ............................................................. 31
1.6.1 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tƣ tại một số đơn vị ................................. 31
1.6.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý dự án cho tập đoàn TECCO – Chi nhánh
Nghệ An ............................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................... 35
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TẬP
ĐOÀN TECCO – CHI NHÁNH TẠI NGHỆ AN .............................................. 36
2.1. Giới thiệu về tập đoàn TECCO – Chi nhánh tại Nghệ An........................... 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển về tập đồn TECCO – Chi nhánh Nghệ
An


............................................................................................................ 36

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty ................................................................................................ 37
2.1.3. Môi trƣờng hoạt động của DN .................................................................. 39
2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ......................................................... 40
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.................................................... 42
2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Tập đoàn Tecco Chi Nhánh Tại Nghệ An giai đoạn từ năm 2012-2018 ....................................... 43
2.2.1. Các dự án đã đƣợc triển khai tại Tập đoàn Tecco - Chi Nhánh Tại Nghệ
An giai đoạn từ năm 2012 - 2018........................................................................ 43
2.2.2. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Tập đoàn
Tecco - Chi Nhánh Tại Nghệ An giai đoạn 2012-2018 theo các tiêu chí đánh giá.... 45
2.2.3. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án tại Tập đồn TECCO chi
nhánh Nghệ An giai đoạn 2012-2018 theo vòng đời dự án ................................ 63
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tƣ tại Tập đoàn giai đoạn
2012 đến 2018 ..................................................................................................... 76
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ........................................................................ 76
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 82
iv


CHƢƠNG 3:GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ TẠI TẬP ĐOÀN TECCO – CHI NHÁNH NGHỆ AN ..................... 83
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới ........... 83
3.1.1. Mục tiêu .................................................................................................... 83
3.1.2. Phƣơng hƣớng hoạt động .......................................................................... 85
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ tại Tập
đoàn Tecco - chi nhánh tại Nghệ An................................................................... 86
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án.................................... 86
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với các tiêu chí đánh giá của dự

án

............................................................................................................... 95

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 101

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các bƣớc công việc trong vòng đời một dự án đầu tƣ ......................... 8
Bảng 2.1. Danh mục các dự án, cơng trình thực hiện năm 2012-2018............... 44
Bảng 2.2. Tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng tại Tập đoàn Tecco - Chi
Nhánh Tại Nghệ An ............................................................................................ 46
Bảng 2.3. Bảng kế hoạch tiến độ một số dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ 47
Bảng 2.4. Bảng đánh giá tiến độ thực hiện các dự án ......................................... 48
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện phê duyệt vốn các dự án của Tập đoàn TECCO
chi nhánh Nghệ An.............................................................................................. 54
Bảng 2.6. Điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng Chƣng cƣ
TECCO TOWER................................................................................................. 54
Bảng 2.7. Tình hình điều chỉnh dự tốn các gói thầu trong tổng mức đầu tƣ. ... 55
Bảng 2.8. Tình hình bảo trì, bảo hành cơng trình các gói thầu xây dựng ........... 59
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt các dự án ............. 65
Bảng 2.10. Những vấn đề trong công tác lựa chọn nhà thầu của một số gói thầu/dự
án

............................................................................................................... 70

Bảng 2.11. Thực tế thời gian chậm quyết toán vốn dự án hồn thành .............. 75

Bảng 2.12 Tình hình kế hoạch và thực tế giải ngân của các dự án ĐTXD......... 78
Bảng 2.13. Tình hình thực tế giải ngân của các dự án thuộc ngân sách tập đoàn:
chi thƣờng xuyên, chống xuống cấp… ............................................................... 78
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp công tác quyết tốn dự án hồn thành...................... 79

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vịng đời dự án đầu tƣ........................................................................... 8
Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án....................................................................... 11
Hình 1.3: Quy trình quản lý thời gian tiến độ ..................................................... 14
Hình 1.4: Quy trình quản lý chi phí .................................................................... 16
Hình 1.5: Quy trình quản lý chất luợng .............................................................. 18
Hình 1.6: Phƣơng thức chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án ................................. 21
Hình 1.7: Phƣơng thức chủ đầu tƣ thuê tƣ vấn điều hành dự án ....................... 22
Hình 1.8: Phƣơng thức chìa khóa trao tay .......................................................... 23
Hình 1.9: Mơ hình quản lý dự án theo chức năng ............................................... 23
Hình 1.10: Mơ hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án.................................... 24
Hình 1.11: Mơ hình quản lý dự án theo ma trận ................................................. 25
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Tập đoàn Tecco - Chi Nhánh Tại Nghệ An.. 41

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTK

Bản vẽ thiết kế


BXD

Bộ Xây dựng

BCNCKT

Báo cáo nghiên cứu khả thi

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

CĐT

Chủ đầu tƣ

DAĐT

Dự án đầu tƣ

DAHT

Dự án hoàn thành

GPXD

Giấy phép xây dựng

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

HSCG

Hồ sơ chào giá

ODA

Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc


PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QLDAĐT

Quản lý dự án đầu tƣ

QLDA

Quản lý dự án

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật

TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

TVGS

Tƣ vấn giám sát

VAT

Thuế giá trị gia tang

UBND


Ủy ban nhân dân

SXKD
XDCB

Sản xuất kinh doanh
Xây dựng cơ bản

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nƣớc, các cơng trình trọng
điểm quốc gia, các nhà máy, xí nghiệp, các tịa cao ốc và một số cơng trình cơng cộng
khác đang mọc lên mỗi ngày. Điều đó cho thấy, công tác đầu tƣ xây dựng đã và đang
đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc nói
chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, khơng phải dự án đầu tƣ nào cũng đạt
đƣợc kết quả mong đợi, dự án đầu tƣ thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, trong đó phần lớn là phụ thuộc vào công tác quản lý dự án.
Trong điều kiện hiện nay, thị trƣờng ngày càng cạnh tranh gay gắt, thị trƣờng
đầu tƣ xây dựng lại đầy biến động rủi ro, hoạt động quản lý dự án đang dần trở thành
hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lý dự án của các doanh nghiệp nói chung và của tập
đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực đầu
tƣ, trong thời gian qua, tập đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An đã khơng ngừng vƣơn
lên, từ vai trị một ngƣời làm th chuyển sang làm chủ của nhiều dự án đầu tƣ lớn,
cơng ty đã đóng góp nhiều cơng trình có giá trị cho sự phát triển của đất nƣớc. Nhìn
nhận đƣợc những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, công ty đã quan tâm xác đáng
đến công tác quản lý dự án. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ với các nhà
quản lý nên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế khi triển khai thực hiện. Trong

q trình cơng tác tại cơng ty, em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý dự
án tại đơn vị và quyết định chọn đề tài: ”Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản
lý dự án tại tập đồn TECCO – Chi nhánh Nghệ An” nhằm góp phần nhỏ vào việc
hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại đây.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến hồn thiện cơng tác
quản lý dự án đầu tƣ, trong đó có những cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài có thể
kể ra là:
- Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An” của tác giả Phạm Văn Bá. Luận văn đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tƣ xây dựng; phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án
tại Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn
1


2013-2015, từ đó đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại
Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An.
- Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình tại
Ban Quản lý dự án huyện Thanh Trì - Hà Nội” của tác giả Lê Thị Phƣơng. Trong giai
đoạn 2009-2012, Ban Quản lý dự án huyện Thanh Trì đã được giao thực hiện nhiều dự
án, tổng số vốn giải ngân hàng năm đều đạt trên 90% kế hoạch. Ban Quản lý dự án có
quy trình quản lý dự án rõ ràng, quy trình gắn chặt với quy định của Nhà nước, việc
thực thi bám sát các văn bản pháp luật, nhiều dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo
trong phạm vi chi phí được giao mà khơng phát sinh những vấn đề lớn về chất lượng
sau khi đi vào hoạt động. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tại Ban
Quản lý dự án huyện Thanh Trì còn một số hạn chế nhất định. Nhiều nội dung quản lý
bị xem nhẹ, khơng có quy trình quản lý cụ thể như quản lý rủi ro, lập kế hoạch tổng
quan. Nhiều dự án tiến độ thực hiện còn chậm cả ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai
đoạn thi cơng. Chi phí nhiều dự án phát sinh cao hơn so với kế hoạch và nhiều dự án
khơng có vốn thực hiện do khơng có kế hoạch vốn cụ thể trước khi thực hiện. Công

tác lựa chọn nhà thầu cịn nhiều bất cập. Cơng tác quản lý tiến độ, chi phí, chất lượng
cịn mang tính hình thức, khơng kiểm tra giám sát chặt chẽ các nhà thầu thi cơng.
Trình độ của các cán bộ quản lý dự án còn nhiều yếu kém, thiếu sự phối hợp giữa các
cán bộ trong ban, thiếu sự phối hợp với các bộ phận ban ngành khác. Dựa trên các hạn
chế, luận văn đề xuất 4 giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng cơng trình tại Ban Quản lý dự án huyện Thanh Trì - Hà Nội.
- Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Ban Quản lý
dự án huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Vĩnh. Luận văn
đề cập đến những vấn đề lý luận chung về dự án đầu tƣ và công tác quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng. Luận văn đã tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Mê Linh đồng thời tìm ra những hạn chế, nguyên
nhân của những hạn chế đó. Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên
địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại
Ban Quản lý dự án huyện Sóc Sơn giai đoạn 2007 - 2020” của tác giả Trần Văn
2


Tuyển. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
công trình; phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình tại
Ban Quản lý dự án Huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2007 - 2012; từ đó đề xuất 5 nhóm
giải pháp nhằm hồn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình tại Ban
Quản lý dự án huyện Sóc Sơn đến năm 2020.
- Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý các dự án đầu tƣ công tại Sở Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn Thanh Hóa” của tác giả Đậu Mạnh Hiệp. Luận văn đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tƣ công; phân tích thực trạng cơng tác quản lý
các dự án đầu tƣ công tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Thanh Hóa trong
giai đoạn 2014-2016, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý các
dự án đầu tƣ công tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Thanh Hóa.

Nhìn chung, các cơng trình trên đã có những cách tiếp cận khác nhau, hoặc trực
tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại
Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Đó là nguồn tài liệu q giá giúp tơi có đƣợc
những thơng tin cần thiết để kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên,
trong các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về hồn
thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại tập đoàn Tecco – chi nhánh Nghệ An.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại
tập đoàn Tecco – chi nhánh Nghệ An.” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại tập đoàn
Tecco – chi nhánh Nghệ An.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài phải thực hiện ba nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án nhằm xây dựng khung lý thuyết
phục vụ cho việc phân tích thực trạng cơng tác này tại tập đoàn Tecco – chi nhánh
Nghệ An.

3


 Phân tích thực trạng nhằm chỉ ra những bất cập và nguyên nhân liên quan đề
công tác quản lý dự án đầu tƣ tại tập đoàn Tecco – chi nhánh Nghệ An, giai đoạn
2012-2018
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ tại tập đoàn Tecco
– chi nhánh Nghệ An, cho giai đoạn 2020-2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu


Công tác quản lý các dự án đầu tƣ tại Tổng Công Ty Tecco - Chi Nhánh Nghệ
An .
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu công tác
quản lý dự án đầu tƣ cơ sở vật chất tại Tổng Công Ty Tecco - Chi Nhánh Nghệ An .
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài sẽ sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 20072018 cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hồn thiện công tác quản lý dự
án đầu tƣ của Tổng Công Ty Tecco - Chi Nhánh Nghệ An cho giai đoạn 2020 - 2025
tầm nhìn 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện 03 nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây:
a. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn: Để hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý
dự án, xây dựng khung lý thuyết cho phân tích thực trạng ở chƣơng 2
b. Phƣơng pháp phân tích so sánh: Để xác định những bất cập trong công tác
quản lý dự án tại Tập đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An
c. Phƣơng pháp phân tích nhân-quả: Để xác định nguyên nhân của những bất
cập trong công tác quản lý dự án tại Tập đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An
d. Phƣơng pháp tổng hợp: Để đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý dự án tại Tập đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An
6. Đóng góp của luận văn
 Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm sâu sắc hơn có sở lý luận về cơng tác
quản lý dự án đầu tƣ
4


 Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho Tập đoàn TECCO – Chi nhánh Nghệ An và các đơn vị liên
quan hồn thiện cơng tác quản lý dự án của mình.
7. Kết cấu của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, sơ đồ, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công Ty
Tecco - Chi Nhánh Tại Nghệ An .
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng
Công Ty Tecco - Chi Nhánh Tại Nghệ An

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.1 Tổng quan về dự án đầu tƣ
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
Có rất nhiều cách để định nghĩa dự án. Tùy theo mục đích mà ta có thể nhấn
mạnh một khía cạnh nào đó.
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ
cần phải đƣợc thực hiện với phƣơng pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch
tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Trên phƣơng diện quản lý, có thể định nghĩa: Dự án là những nỗ lực có thời hạn
nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
1.1.2 Đặc trưng của dự án đầu tư
 Dự án có mục đích, kết quả xác định
Tất cả các dự án đều phải có kết quả đƣợc xác định rõ ràng. Kết quả này có thể
là một tòa nhà, một dây chuyền sản xuất hiện đại hay là chiến thắng của một chiến
dịch vận động tranh cử vào một vị trí chính trị. Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp
nhiều nhiệm vụ cần đƣợc thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc
lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự
án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống phức tạp, đƣợc phân chia thành nhiều bộ

phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhƣng đều phải thống nhất đảm bảo
các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hồn thành với chất lƣợng cao.
 Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn
Dự án là một sự sáng tạo. Giống nhƣ các thực thể sống, dự án cũng phải trải
qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm đầu và kết thúc… Dự án không
kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án đƣợc chuyển giao cho bộ phận
quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án giải tán.
 Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo (mới lạ)
Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải
là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự
án đem lại là duy nhất, hầu nhƣ không lặp lại nhƣ Kim tự tháp ở Ai Cập hay đê chắn lũ
6


Sông Thames ở London. Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn
và bị che đậy bởi tính tƣơng tự giữa chúng. Nhƣng điều khẳng định là chúng vẫn có
thiết kế khác nhau, vị trí khác, khách hàng khác… Điều đó cũng tạo nên nét duy nhất,
độc đáo, mới lạ của dự án.
 Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tƣơng tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án
Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan nhƣ chủ đầu tƣ, ngƣời
hƣởng thụ dự án, các nhà tƣ vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Giữa các bộ
phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thƣờng xuyên có quan hệ với nhau
và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhƣng mức độ tham gia của các bộ phận không
giống nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần
duy trì thƣờng xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
 Môi trƣờng hoạt động va chạm
Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm
của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác
về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Trong quản lý, nhiều trƣờng hợp, các thành viên ban

quản lý dự án lại có “hai thủ trƣởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp
trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau… Do đó, mơi trƣờng quản lý dự án
có nhiều quan hệ phức tạp nhƣng năng động.
 Tính bất định và độ rủi ro cao
Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tƣ và lao động rất lớn để thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tƣ và vận hành kéo
dài nên các dự án đầu tƣ phát triển thƣờng có độ rủi ro cao.
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư
Dự án đầu tƣ đƣợc phân loại nhƣ sau:
a. Theo lĩnh vực đầu tư ta có:
 Dự án hạ tầng: Thƣờng có vịng đời dài và nhu cầu vốn đầu tƣ lớn. Đó là các
dự án giao thơng, viễn thơng, điện và cung cấp nƣớc sạch
 Dự án sản xuất kinh doanh bao gồm việc xây dựng các nhà máy, nông trƣờng, vv
 Dự án y tế, giáo dục và văn hóa nhƣ xây dựng trƣờng học, bệnh viện, các
trung tâm văn hóa, giải trí
7


b. Theo nguồn vốn ta có:
 Dự án đầu tƣ trực tiếp trong nƣớc
 Dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
 Dự án ODA
c. Theo hình thức đầu tư, kinh doanh và chuyển giao ta có:
 Dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao)
 Dự án BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh
 Dự án BT(xây dựng-chuyển giao)
 Dự án ROT (phục hồi-kinh doanh-chuyển giao)
1.1.4 Vòng đời của dự án đầu tư
Vòng đời của dự án đầu tƣ là các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu
từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án hoàn thành chấm dứt hoạt động.

Ý đồ về dự

Chuẩn bị

Thực hiện

Sản xuất

Ý đồ

án đầu tƣ

đầu tƣ

đầu tƣ

kinh doanh

dự án mới

Hình 1.1: Vịng đời dự án đầu tƣ
Vịng đời một dự án đầu tƣ đƣợc thể hiện thông qua ba giai đoạn: giai đoạn tiền
đầu tƣ (Chuẩn bị đầu tƣ), giai đoạn đầu tƣ (Thực hiện đầu tƣ) và giai đoạn vận hành
các kết quả đầu tƣ (Sản xuất kinh doanh). Mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều bƣớc.
Bảng 1.1. Các bƣớc cơng việc trong vịng đời một dự án đầu tƣ
Chuẩn bị đầu tƣ
Nghiên Nghiên Nghiên
cứu
cứu
cứu

phát
tiền
khả thi
hiện
khả thi (lập dự
các cơ sơ bộ án-luận
hội đầu lựa
chứng

chọn
kinh tế
dự án
kỹ
thuật

Thực hiện đầu tƣ
Chạy
Đánh Đàm Thiết Thi
giá và phán kế và công thử và
quyết và ký lập
xây
nghiệm
định
kết
dự
lắp
thu sử
(thẩm các
tốn cơng dụng
định

hợp
thi
trình
dự án) đồng cơng
xây
lắp
cơng
trình

8

Vận hành KQ - ĐT
Sử
Sử
Cơng
dụng dụng suất
chƣa cơng giảm
hết
suất ở dần và
công mức thanh
suất
độ

cao
nhất


Nhận xét:
 Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ hay tiền đầu tƣ tạo tiền đề
và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn

vận hành kết quả đầu tƣ. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là xây dựng dự án đầu
tƣ. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, vấn đề chất lƣợng, vấn đề chính xác của
các kết quả nghiên cứu, tính tốn và dự đốn là quan trọng nhất. Trong quá trình lập
dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo địi hỏi của các nghiên cứu. Thơng
thƣờng, tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ chiếm từ 0,5% đến 15% vốn đầu tƣ
của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 85%
đến 99,5% vốn đầu tƣ của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tƣ (đúng tiến độ, không
phải phá đi làm lại, tránh đƣợc những chi phí khơng cần thiết khác…). Điều này cũng
tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tƣ
và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực
phục vụ dự kiến.
 Trong giai đoạn thực hiện đầu tƣ, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở
giai đoạn này, 85% đến 99,5% vốn đầu tƣ của dự án đƣợc chi ra, nằm khê đọng trong
suốt những năm thực hiện đầu tƣ. Đây là những năm vốn khơng sinh lời. Do đó, thời
gian thực hiện đầu tƣ càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Đến lƣợt
mình, thời gian thực hiện đầu tƣ lại phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng công tác chuẩn bị
đầu tƣ, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tƣ, quản lý việc thực hiện những hoạt
động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tƣ đã
đƣợc xem xét trong dự án đầu tƣ.
 Giai đoạn 3 vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tƣ (giai đoạn
sản xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả
do giai đoạn thực hiện đầu tƣ tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lƣợng
tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mơ tối ƣu thì hiệu quả trong hoạt
động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình
tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tƣ. Làm tốt các công việc của giai đoạn
chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát
huy tác dụng của các kết quả đầu tƣ.

9



1.2 Tổng quan về quản lý dự án đầu tƣ
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát
quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong
phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lƣợng
sản phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. (Theo TS. Từ
Quang Phƣơng, Bộ môn Kinh tế đầu tƣ, Đại học Kinh tế quốc dân)
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu sau:
 Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định cơng việc, dự
tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch
hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dƣới dạng các sơ đồ hệ
thống hoặc theo các phƣơng pháp lập kế hoạch truyền thống.
 Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời
gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng cơng việc và tồn bộ
dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và
thiết bị phù hợp.
 Giám sát dự án: quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình
hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vƣớng mắc
trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa
kỳ và cuối kỳ cũng đƣợc thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha
sau của dự án.

10



×