Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Khoa luan phát triển du lịch nông thôn tại huyện lục ngạn – tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 73 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
ST
T

TÊN BẢNG

TRAN
G

1

Cơ cấu mẫu khảo sát

6

2

Các yếu tố phân biệt du lịch nông thôn với du lịch thành thị (B.Lane,
1994)

13

3

Các vùng chuyên canh cây ăn trái để phát triển du lịch nông nghiệp ở
huyện Lục Ngạn

26

4


Một số nhà vườn tiêu biểu có kết hợp hoạt động du lịch ở huyện Lục
Ngạn

30

5

Lượt khách và doanh thu từ du lịch của huyện Lục Ngạn

33

từ năm 2017 - 2019
BIỂU ĐỒ
1

Cơ cấu sử dụng sản phẩm du lịch

31

2

Cơ cấu khách du lịch đến Lục Ngạn

32


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................4
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN...........8
DU LỊCH NƠNG THƠN....................................................................................8
1.1. Du lịch nơng thơn...........................................................................................8
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................8
1.1.2 Các loại hình du lịch nơng thơn...................................................................8
1.1.3 Vai trị của du lịch nơng thơn.....................................................................11
1.1.4 Đặc điểm của du lịch nơng thơn.................................................................12
1.1.5 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch nông thôn................................15
1.2 Khái quát về du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam.........................16
1.2.1. Trên thế giới..............................................................................................16
1.2.2 Ở Việt Nam.................................................................................................20
Tiểu kết chương 1..............................................................................................23
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN Ở HUYỆN LỤC NGẠN...........................................................24
2.1 Khái quát về huyện Lục Ngạn.......................................................................24
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên..................................................................24
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................24
2.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư............................................................25
2.2 Tiềm năng.....................................................................................................25
2.2.1. Cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái..........................................................25


2.2.2 Tập quán canh tác và các vườn cây ăn trái................................................26
2.2.3 Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp đặc trưng.........................27
2.2.4 Các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống........................................27

2.3 Thực trạng phát triển.....................................................................................28
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................28
2.3.2 Các loại hình du lịch nơng thôn hiện nay...................................................28
2.4 Lượng khách và doanh thu từ du lịch............................................................32
2.4.1 Cơ cấu khách du lịch..................................................................................32
2.5 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Lục Ngạn.......34
2.5.1 Ưu điểm......................................................................................................34
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................37
Tiểu kết chương 2................................................................................................42
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở
HUYỆN LỤC NGẠN........................................................................................44
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch tại Lục Ngạn, Bắc Giang................44
3.1.1 Định hướng, mục tiêu.................................................................................44
3.1.2 Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Lục Ngạn, Bắc Giang...52
Tiểu kết chương 3................................................................................................59
KẾT LUẬN...........................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................60
PHỤ LỤC...........................................................................................................63


PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch nông thôn là một phần của chiến lược phát triển kinh tế nông thôn
ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
tạo ra thị trường ngách cho tiêu thụ sản phẩm, tận dụng các tài nguyên du lịch và
văn hóa, là động lực để đổi mới cho nông thôn và đã mang lại hiệu quả đáng kể
khi triển khai tại nhiều vùng miền, tỉnh thành của Việt Nam. Du lịch nông thôn
đã giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội đang phải đối mặt liên quan đến
sự suy giảm của các ngành nông nghiệp truyền thống. Gần đây, đa dạng hoá nhà
vườn dựa vào du lịch ở nông thôn ngày càng được coi là động cơ phát triển và tái
tạo nông thôn. Nông thôn ngày càng được xem như một loại hàng hoá tự thân và

như một tập hợp bao gồm địa điểm, dân tộc, sản phẩm, lối sống, văn hóa cụ thể.
Sự suy giảm về thu nhập do lệ thuộc vào biến động thị trường của nơng nghiệp
đã khiến nhiều nơng dân phải tìm kiếm các nguồn thu nhập mới để đa dạng hóa
cơ sở nông nghiệp. Để nâng cao thu nhập và xây dựng một xã hội hài hồ cho
những nhóm bị thiệt thịi trước đây ở những vùng nơng thơn, phát triển du lịch
nông thôn được coi là động lực trọng để xố nghèo, phát triển bền vững và bảo
vệ mơi trường.
Hiện nay, du lịch nông thôn tại Việt Nam chưa nhận được sự chú ý xứng
đáng với tiềm năng mà nó sở hữu. Theo số liệu cơ cấu lao động của Tổng cục
Thống kê, tính đến năm 2016, tỷ lệ lao động nơng nghiệp vẫn chiếm 42,2%, duy
trì mức lớn hơn so với tỷ lệ lao động công nghiệp (24,4%) và dịch vụ (33,4%),
song mức đóng góp vào cơ cấu GDP của nông nghiệp vẫn thấp nhất (16,32%) và
giảm liên tục qua các năm. Dù vậy, trong nội bộ cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã
có sự chuyển dịch tích cực khi số hộ nông thôn dần chuyển sang làm công
nghiệp, thương mại và dịch vụ, một phần không nhỏ trong số đó là lao động
trong lĩnh vực du lịch. Vậy có sự khác biệt nào giữa việc phát triển nơng thôn và
kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch để phát triển? Để trả lời câu hỏi này, bài
khóa luận tập trung vào các khía cạnh: Tiềm năng, thực trạng, các tồn tại và một
số giải pháp đề xuất cho phát triển du lịch nông thôn tại Lục Ngạn - Bắc Giang.
1. Lý do chọn đề tài

1


Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (2021), trong những
năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 3% trở lên, ngành du lịch đã
bùng nổ trên toàn thế giới cho đến đầu năm 2020. Du lịch nói chung và du lịch
nơng thơn nói riêng bị rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng từ năm 2020
với sự khởi đầu của đại dịch COVID-19 chưa từng có. Các biện pháp khẩn cấp
chống đại dịch, bao gồm việc đóng cửa biên giới và hạn chế liên lạc trên toàn thế

giới, hủy bỏ các chuyến bay và các lệnh cấm đi lại, chính thức đình chỉ các cơ sở
lưu trú,...Việc đóng cửa các doanh nghiệp, tổ chức đã dẫn đến nhiều khó khăn
lớn cho nhiều lĩnh vực của ngành. Các khách sạn, hãng hàng không, tàu du lịch,
các đơn vị khai thác du lịch đã phải chịu số lượng hủy chuyến chưa từng có, dẫn
đến thiệt hại kinh tế lớn (Alonso và đồng sự, 2020). Kết quả là, lượng khách
quốc tế giảm hoàn toàn 73% từ 1 tỷ 466 triệu vào năm 2019 xuống còn 401 triệu
vào năm 2020. Trong thời gian đóng cửa, các vùng nông thôn đã phần nào trở
nên phổ biến với du khách tham quan trong ngày, vì họ có nhu cầu tham gia các
hoạt động ngồi trời, hịa mình vào thiên nhiên mà vẫn tuân thủ các quy định
phòng chống dịch bệnh của xã hội.
Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, năm 2019, tổng số lượt khách đi du lịch
nông thôn là 3,09 tỷ người và tổng thu nhập từ du lịch nơng thơn là 1,81 nghìn tỷ
CNY (tương đương 266,6 tỷ USD). Trong quý II/2020 (tức là giai đoạn Trung
Quốc và thế giới bắt đầu chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh), du lịch nông thôn nước
này vẫn đạt mức tăng trưởng 148,8% so với quý trước đó (He cùng các cộng sự,
2021). Đây là một con số ấn tượng mà du lịch Nga, nơi sở hữu 10% đất nơng
nghiệp của tồn hành tinh, vẫn chưa thể đạt tới (Polukhina và các đồng sự, 2021).
Là một nước láng giềng với nhiều điểm tương đồng về địa lý, tự nhiên, văn hóa,
Việt Nam hồn tồn có thể học hỏi và ứng dụng, phát triển từ những mơ hình
hiệu quả đó của Trung Quốc để mang lại một hướng đi lợi thế cho du lịch nước
nhà, nhất là trong bối cảnh du lịch đang tận dụng mọi nguồn lực để phục hồi sau
đại dịch Covid-19.
Tại Việt Nam, khoảng 15 năm trở lại đây, loại hình du lịch nơng thơn bắt
đầu được đưa vào phát triển và đạt được những hiệu quả đáng kể trong việc cải
thiện kinh tế, xã hội. Dù đến chậm hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới, tuy

2


nhiên du lịch nông thôn lại du nhập vào Việt Nam đúng vào thời điểm đất nước

bắt đầu mở rộng đơ thị hóa và nền sản xuất cơng nghiệp, thơi thúc nhu cầu đi du
lịch đến các vùng thôn quê của khơng ít du khách từ thành thị và các vùng lân
cận. Dù chưa có một báo cáo chính thức và đầy đủ về tổng mức doanh thu cũng
như tốc độ phát triển của du lịch nông thôn, Việt Nam cũng đã ghi nhận thành
công bước đầu của các mô hình như làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng hoa
giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên – Huế), làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội),...
Đứng trước tình hình du lịch quốc tế và trong nước đang dần hồi phục trở
lại nhờ công tác triển khai vắc xin rộng rãi trên toàn thế giới, du lịch Việt Nam
cũng từng bước mở cửa và có phương án đổi mới phù hợp với xu thế toàn cầu.
Cũng như tại nhiều nước khác, du lịch nông thôn Việt Nam đã tranh thủ được
thời gian trong dịch bệnh để thu hút khách tham quan trong ngày, từ đó trở nên
phổ biến hơn và hứa hẹn sẽ là hướng đi quan trọng trong tiến trình hồi phục du
lịch cũng như hiện đại hóa và phát triển nơng thơn mới. Song, hướng đi này vẫn
chưa nhận được sự quan tâm đầu tư xứng tầm với tiềm năng của nó ở các tỉnh
Đơng Bắc Bộ, trong đó có vùng đất Lục Ngạn – Bắc Giang.
Vốn nổi tiếng với các sản phẩm nơng sản có giá trị và đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu đến nhiều thị trường khó tính bậc nhất thế giới như Nhật Bản, Úc, Mỹ,...thế
nhưng tiềm năng để tận dụng các giá trị kinh tế nông thôn kết hợp với văn hóa
địa phương trong cơng tác du lịch vẫn bị bỏ ngỏ tại địa phương này. Thông qua
nghiên cứu, người viết mong muốn dựa vào những thế mạnh sẵn có của vùng để
đẩy mạnh tổ chức và phát triển các hình thức du lịch nơng thơn, góp phần vào
việc nâng cao đời sống kinh tế, mở ra hướng đi mới và tạo cơ hội việc làm cho
lao động tại địa phương trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, Tơi sẽ đi tìm hiểu về tiềm năng du lịch
nông thôn dựa trên các yếu tố địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, văn vật, xã hội,
cơ sở hạ tầng,...; ưu nhược điểm và thực trạng của du lịch nông thôn Lục Ngạn;
và đưa ra giải pháp và kiến nghị cho từng mắt xích của hoạt động du lịch nông
thôn địa phương (người dân địa phương - nhà cung cấp dịch vụ - đơn vị khai thác
– chính quyền và các cấp quản lý – khách du lịch).
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3


2.1.

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu những đặc điểm địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, văn vật, xã
hội,...gắn với lợi thế trong việc tổ chức triển khai du lịch nơng thơn tại Lục Ngạn.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của một số cơ sở có triển khai
du lịch nông thôn tại Lục Ngạn.
- Chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc phát triển du lịch nông
thôn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
- Dự báo các tác động của du lịch nông thôn đến địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa đến cho người đọc một cái nhìn khách quan và có cơ sở về du lịch
nơng thơn, những tiềm năng của nó trong việc thay đổi đời sống nơng thơn để
phát triển theo hướng đi riêng.
- Đưa ra các giải pháp nhằm tránh các hệ lụy từ việc đô thị hóa ồ ạt, cơng
nghiệp hóa và làn sóng di cư.
- Đặt ra các vấn về cho việc phát triển du lịch nông thôn tại Lục Ngạn và
hướng đến giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá trình triển khai loại hình
du lịch này tại địa phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại hai xã Thanh Hải và Mịn Con thuộc địa
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 10/2020 đến tháng 04/2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin

Tác giả tiến hành thu thập, xử lý thông tin từ người dân về vấn đề phát
triển du lịch nông thôn trên địa bàn hai xã Mịn Con và Thanh Hải, cán bộ phịng
Văn hóa – Thơng tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, một số người dân
tham gia trồng rừng tại thôn Biềng – xã Nam Dương dọc khu vực đường lên chùa
Am Vãi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhiệm vụ cụ thể của phương pháp phân tích tài liệu: đọc sách và tài liệu,
phân tích và tổng hợp lí thuyết, phân loại hệ thống hố lí thuyết. Đề tài sử dụng
những tài liệu là các cơng trình khoa học, những đề tài nghiên cứu của các tác giả

4


đi trước để phục vụ cho cơng trình nghiên cứu của mình. Các tài liệu đa phần là
những cơng trình nghiên cứu về du lịch tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch
nông thôn, ảnh hưởng của đại dịch lên du lịch,...
Đồng thời, đề tài còn sử dụng các thơng tin trong các giáo trình, sách báo,
tư liệu, tạp chí chun ngành, các thống kê xã hội, các thơng tin trên Internet,…
trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phát triển; ưu tiên các nghiên cứu
mang tính chất hàn lâm, được trích dẫn nguồn tốt, được xuất bản thành sách hoặc
đăng trên các tạp chí có uy tín, trích dẫn nguồn phong phú và chuẩn xác. Mục
đích của phương pháp phân tích tài liệu là giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu những
vấn đề lý luận về các hình thức của du lịch nơng thơn, tìm ra phương pháp và
cách tiếp cận hợp lý vấn đề nghiên cứu, so sánh, đánh giá các kết quả nghiên cứu
trước đó với nghiên cứu của tác giả.
4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng một khung hướng
dẫn phỏng vấn sâu để thăm dò xu hướng trả lời của các tác nhân trong nghiên
cứu này. Với cơ cấu mẫu là 3 phỏng vấn sâu, Tác giả đã tiến hành phỏng vấn:
ông Trần Đình Én (nhà vườn chuyên canh bưởi Diễn, xã Thanh Hải), bà Lại Thị

Tâm (nhà vườn cây có múi, xã Mịn Con), trong thời gian từ ngày 04/10 đến ngày
06/10/2020; ông Lê Văn Tiến (chủ cơ sở tham quan du lịch Làng Văn hóa Đơng
Bắc, thị trấn Chũ), trong thời gian từ 02-05/5/2022. Qua đó đánh giá thái độ,
trình độ của người làm du lịch tại địa phương, chất lượng sản phẩm dịch vụ và
hiệu quả từ chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
4.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Kết hợp với việc đọc tài liệu ban đầu cũng như các kết quả phỏng vấn, tác
giả xây dựng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về
mức độ tiếp cận các hình thức quảng bá sản phẩm du lịch nơng thôn tại Lục
Ngạn. Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được xử lí trên phần
mềm SPSS 24.0 để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết được đưa ra sau khi
phỏng vấn.
Giới thiệu mẫu nghiên cứu:
- Phương pháp chọn mẫu:

5


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết, trong đó
tác giả khảo sát những người tham gia từ các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc
Giang (Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa, Thành phố Bắc Giang,..) bằng hình thức
điền bảng khảo sát trực tuyến. Các vùng này có chung đặc điểm về vị trí địa lý và
tình trạng kinh tế xã hội, những người được khảo sát sẵn sàng tham gia nghiên
cứu. Tác giả đã giới thiệu nghiên cứu và mời cả những bạn sinh viên đến từ
nhiều tỉnh thành khác ở miền Bắc Việt Nam tham gia trả lời. Sau khi điền bảng
hỏi, các bạn sinh viên này giới thiệu cho những người bạn hoặc người thân đã
từng đi du lịch, tiếp cận với thông tin du lịch Bắc Giang để trả lời, mở rộng phạm
vi khu vực cho khảo sát.
Bảng 1: Cơ cấu mẫu


Giới tính

Nơi sinh
sống

Độ tuổi

Người

%

Nam

39

19.9

Nữ

157

80.1

Bắc Giang

147

75%

Các tỉnh miền Bắc (ngoài Bắc Giang)


43

21.9

Các tỉnh miền Trung

2

1

Các tỉnh miền Nam

2

1

Nước ngoài

2

1

Nhỏ hơn 19 tuổi

19

9.7

Từ 19 – 24 tuổi


67

34.2

Từ 25 – 35 tuổi

38

19.4

Từ 36 – 45 tuổi

44

22.4

Trên 45 tuổi

28

14.3

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6


Chủ đề du lịch nông thôn đã được đề cập khơng ít trong các nghiên cứu từ
những năm 1985 đến nay, song các cơng trình nghiên cứu phần lớn đề cập đến

các đối tượng nghiên cứu ở nước ngoài và được viết bởi các tác giả nước ngoài.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về du lịch nơng thơn cũng đã được phát
triển trong những năm gần đây, tập trung nhiều vào nghiên cứu các vùng Tây
Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn cũng kết hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức
nhiều hội thảo về du lịch nông thôn, tạo điều kiện để cơng bố và khuyến khích
nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, riêng với vùng Đông Bắc Bộ, chưa có
nhiều nghiên cứu chun sâu để tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan nhất về tình
hình phát triển du lịch nơng thơn của vùng. Do đó, nghiên cứu này cũng khơng
tránh khỏi những sai sót và mong được sự đối thoại, góp ý của người đọc để tác
giả hồn thiện đầy đủ hơn cơng trình của mình.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NƠNG THƠN
1.1. Du lịch nơng thôn
1.1.1. Khái niệm
Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO: Du lịch nơng thơn là một loại
hình hoạt động du lịch trong đó trải nghiệm của du khách liên quan đến nhiều
loại sản phẩm từ các hoạt động dựa vào thiên nhiên, nơng nghiệp, lối sống/văn
hóa nơng thơn, câu cá và tham quan.
Theo (Matei E., 2003), khái niệm du lịch nông thôn được mở rộng như
sau:
Du lịch nông thôn là một hình thức du lịch cho phép con người phục hồi
hoạt động giải trí, trong thời gian rảnh rỗi, xa nhà từ hai ngày trở lên, trên cơ sở
đời sống kinh tế, văn hóa, làng mạc và cảnh quan nơng thôn.
Các chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông thơn có thể là chủ hộ, nhà

vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ
doanh nghiệp nông nghiệp... Tất cả họ đều có điểm chung là có nguồn thu chủ
yếu từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp nên có thể gọi chung là nông dân.
Hoạt động du lịch nông thôn diễn ra ở các khu vực phi đô thị (nông thôn)
với các đặc điểm sau: Mật độ dân số thấp, cảnh quan nông nghiệp và lâm nghiệp,
cấu trúc xã hội và lối sống truyền thống.
1.1.2 Các loại hình du lịch nơng thơn
Theo (Irshad, 2010), có ba loại hình du lịch nơng thơn chính bao gồm: Du
lịch di sản, du lịch sinh thái (hay du lịch dựa vào thiên nhiên) và du lịch nơng
nghiệp. Trong đó, du lịch nơng nghiệp được cho là yếu tố cốt lõi của du lịch nông
thôn. Phần nhiều học giả khẳng định rằng du lịch nông nghiệp là một phần của
du lịch nông thôn.
Sự phân loại này được làm rõ hơn trong nghiên cứu của (Karin Andreea
Sasu, Gheorghe Epuran, 2016) với 5 nhóm loại hình như sau:
Du lịch nơng nghiệp: hình thức du lịch này sử dụng trang trại làm địa
điểm chính cho các hoạt động. (Darău, AP, Corneliu, M., Brad, ML và Avram,
8


E., 2010) nói rằng du lịch nơng nghiệp “được tổ chức bởi nông dân, thường là
một hoạt động phụ, nông nghiệp vẫn là nghề và nguồn thu nhập chính". Điểm
đặc trưng của với du lịch nông nghiệp là việc khách du lịch chi tiêu qua đêm
trong các hộ gia đình nơng dân thay vì nhà nghỉ hoặc khách sạn. Các du khách
tham gia vào những công việc thường nhật trong trang trại. Như (Daugstad, K
and Kirchengast, C.) chỉ ra, “du lịch nơng nghiệp hấp dẫn nhóm khách hàng mục
tiêu mong muốn có được bề ngồi thân mật, cá nhân hóa và đúng về mặt đạo đức
kinh nghiệm trong những kỳ nghỉ của họ ”.
Du lịch dân tộc: phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của người dân địa
phương, đặc biệt là dân tộc thiểu số, dân cư của một khu định cư nông thôn, bằng
cách thể hiện phong tục tập quán, lối sinh hoạt của họ với khách du lịch. Quan

điểm này một lần nữa được khẳng định bởi (Wood, RE, 1984), cho rằng những
đặc điểm về bản sắc nên được biểu hiện trực tiếp "trên những người sống trong
một nền văn hóa có bản sắc độc đáo đang được tiếp thị cho khách du lịch”.
(King, 1994) cho biết thêm rằng du lịch đồn tụ với mục đích tìm lại tổ tiên và
nguyên quán của một người cũng đóng vai một vai trị lớn trong du lịch nơng
thơn.
Du lịch sinh thái: theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, “Du lịch sinh
thái là về việc hợp nhất bảo tồn, cộng đồng và du lịch bền vững” thành một hình
thức du lịch khơng gây hại cho mơi trường hoặc du khách. Để du lịch mang tính
sinh thái, nó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: giúp bảo vệ và bảo tồn
thiên nhiên, sử dụng tài nguyên địa phương (cả con người và vật chất), để có mục
đích giáo dục, các hoạt động phải có ít tác động tiêu cực đến môi trường
(Nistoreanu, P., Dorobanţu, MR và Ţuclea, CE, 2011). Một số hoạt động du lịch
sinh thái có thể kể đến như: đi bộ đường dài, trượt tuyết, đi xe đạp, chèo thuyền,
các chuyến đi đến các cộng đồng địa phương, nơi mọi người có thể mua và tìm
hiểu về ẩm thực truyền thống, tham quan các điểm du lịch văn hóa v.v.
Du lịch sáng tạo: theo định nghĩa đơn giản nhất, nó ngụ ý rằng khách du
lịch “học kỹ năng mới và thực hiện các hoạt động sáng tạo được công nhận ”
(Cloke, 2007). Hơn nữa, UNESCO bổ sung một yếu tố quan trọng, đó là “du lịch
sáng tạo là du lịch hướng tới một trải nghiệm hấp dẫn và đích thực ”. (UNESCO,
2006).
9


Du lịch ẩm thực: du lịch ẩm thực là một phần của văn hóa du lịch, nhưng
do bản chất của các hoạt động và nguyên tắc của nó, nó có thể nhìn từ góc độ
nơng thơn. Động lực chính của du khách khi đi du lịch là mong muốn khám phá
những món ăn truyền thống đặc trưng của một địa danh nào đó. Trong cơng trình
nghiên cứu về ẩm thực, tính xác thực và du lịch, Sims (2009) lập luận rằng thực
phẩm và đồ uống được tiêu thụ bởi khách du lịch, nhưng được sản xuất tại địa

phương, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả nền kinh tế và sự
bền vững về môi trường, đặc biệt bằng cách giúp nông dân sản xuất và bán thực
phẩm. Như Heldke đã chỉ ra, “thực phẩm là một phương tiện cho phép thiết lập
tức thời mối quan hệ đích thực với một nền văn hóa hoặc truyền thống”. Các hoạt
động du lịch ẩm thực với giá cả hợp lý được đề xuất là: thăm các lễ hội ẩm thực
địa phương, các nhà sản xuất thực phẩm, nhà máy rượu vang hoặc các bảo tàng
chuyên đề. (Tomescu, AM và Botezat, EA, 2014)
Tại Việt Nam, theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch, Du lịch nông thôn
được phân chia thành ba loại hình bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
và du lịch canh nơng, trong đó:
Du lịch canh nông (hay du lịch trang trại nông nghiệp) là du lịch ở vùng
nông nghiệp được canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao; là hoạt động trải
nghiệm tại trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi, bao gồm canh tác nông nghiệp,
thưởng thức sản phẩm nông trại và lưu trú (du lịch trang trại trái cây đồng bằng
sông Cửu Long, du lịch vườn chè ở Thái Nguyên, 1 ngày làm nông dân Hội An,
Du lịch canh nông ở Lâm Đồng, du lịch trang trại cà phê ở Đắk Lắk,…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng
lợi. Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch khai thác các nét nguyên bản chưa
được khám phá hết trong cộng đồng; trong đó, cộng đồng địa phương là người
cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng chính là người có trách nhiệm
bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển
du lịch tạo ra (có thêm cơng ăn việc làm, thêm thu nhập), góp phần xóa đói giảm
nghèo của địa phương. (Du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Du lịch cộng đồng ở đồng
bằng Sông Cửu Long)

10


Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản

địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là
thưởng ngoạn thiên nhiên và có giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại
một cách có trách nhiệm, thúc đẩy cơng tác bảo tồn, ít tác động tiêu cực đến môi
trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa
phương ở các khu vực thiên nhiên còn tương đối hoang sơ. Hầu như địa phương
nào cũng có loại hình du lịch sinh thái.
Qua các cách định nghĩa trên, có thể thấy Du lịch sinh thái là một loại
hình khơng thể tách rời của du lịch nơng thơn. Đối với các loại hình khác, tuy có
sự khác nhau trong căn cứ phân chia, song với tình hình phát triển và mức độ đa
dạng của từng loại hình du lịch nông thôn tại Việt Nam, thiết nghĩ cách phân chia
của Tổng cục Du lịch Việt Nam là tương đối sát và phù hợp để ứng dụng trong
những nghiên cứu có phạm vi bên trong lãnh thổ. Do đó, trong nghiên cứu này,
để phù hợp với tình hình thực tế tại Lục Ngạn, tác giả nhìn nhận du lịch nơng
thơn như một chỉnh thể bao gồm du lịch cộng đồng-văn hóa, du lịch sinh thái và
du lịch canh nơng cùng một số hoạt động phụ trợ khác.
1.1.3 Vai trò của du lịch nơng thơn
Du lịch nơng thơn có những vai trò chủ yếu như sau:
Thứ nhất, nâng cao mức sống của người dân, góp phần giải quyết một số
vấn đề an sinh xã hội như tỉ lệ thất nghiệp hay hạn chế làn sóng di dân từ nơng
thơn lên thành thị,...
Thứ hai, nơng nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nơng thơn vì
nó có thể đóng góp nhiều yếu tố như: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao,
khơng gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch, tuy nhiên
các hoạt động đón tiếp địi hỏi tính chun nghiệp cao hơn.
Thứ ba, tính đa chức năng của nơng nghiệp ngày nay được cơng nhận
rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngồi việc sản xuất nơng nghiệp cịn có các nhiệm
vụ khác: lãnh thổ, mơi trường, xã hội…đóng góp vào hoạt động bảo tồn di sản và
tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn.
Thứ tư, Thông qua hoạt động sản xuất, nơng dân đóng góp vào tính thu

hút của mơi trường, gìn giữ cảnh quan nơng thơn và bản sắc văn hóa cộng đồng.
11


Đối với những người hoạt động đón tiếp ở nơng trại, họ đã tham gia vào sự đa
dạng hóa cung cấp du lịch.
Ngồi ra, du lịch nơng thơn cịn đem lại một số lợi ích đáng kể:
● Cung cấp nguồn thu nhập mới, thay thế hoặc bổ sung và việc làm ở các
vùng nông thôn.
● Du lịch nông thôn thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng nơng
thơn.
● Khuyến khích cộng đồng tập thể
● Làm sống lại văn hóa địa phương.
● Khơi dậy niềm tự hào, lịng tự tơn và bản sắc địa phương
● Đóng góp vào việc bảo tồn và bảo vệ các tài nguyên du lịch nói riêng
và tài nguyên thiên nhiên nói chung.
● Nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
● Hỗ trợ tân trang và tái sử dụng các tài sản bị bỏ hoang.
● Cung cấp các cơ hội để duy trì dân số ở các khu vực có thể gặp phải
tình trạng giảm dân số.
1.1.4 Đặc điểm của du lịch nông thôn
a. Các hoạt động đặc hữu
Bàn về đặc điểm chi tiết (hay các hoạt động đặc hữu trong du lịch nơng
thơn), Kirilov (2019) cho rằng loại hình du lịch này được đặc trưng bởi việc lưu
trú trong môi trường nông thôn, liên hệ với chủ cơ sở du lịch, tiếp cận trực tiếp
với trang trại hoặc các hình thức khác của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khách du lịch mong đợi được tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng
ngày ở nông thôn như thu hoạch trái cây và rau, thảo mộc, chế biến các món ăn
truyền thống, bao gồm cả việc tiếp xúc với các phong tục và hịa mình vào các lễ
hội của địa phương, quan sát hoặc học nghề thủ cơng, thực hành văn hóa dân

gian và truyền thống nông nghiệp địa phương. Các hoạt động này thường được
bổ sung bởi các loại hình du lịch năng động hoặc văn hóa khác nhau (đi bộ
đường dài, xe đạp leo núi, cưỡi ngựa, hái quả và nấm, câu cá, thăm thú tu viện,
bảo tàng, di chỉ khảo cổ và các địa danh khác, các cơ sở sản xuất và dạy nghề thủ
công,...) và hầu hết chúng được kết hợp với nhau.

12


Trong nghiên cứu của mình, B.Lane (1994) cũng sử dụng một bảng đặc
điểm để phân biệt du lịch nông thôn (Rural tourism) với du lịch thành thị/khu
nghỉ dưỡng (Urban/resort Tourism) như sau:
Du lịch thành thị/Khu nghỉ dưỡng

Du lịch nông thôn (Rural tourism)

(Urban/Resort Tourism)

Nhiều khơng gian mở

Ít khơng gian mở

Dân cư dưới 10.000 người

Dân cư trên 10.000 người

Dân cư thưa thớt

Dân cư đông đúc


Môi trường tự nhiên là chủ yếu

Môi trường có nhiều yếu tố xây dựng
nhân tạo

Nhiều hoạt động ngồi trời
Cơ sở hạ tầng yếu kém hoặc chưa đáp

Nhiều hoạt động trong nhà

ứng được nhu cầu của du khách

Cơ sở hạ tầng - chuyên sâu

Cơ sở kinh doanh tư nhân phát triển

Cơ sở giải trí /bán lẻ phát triển

Doanh nghiệp thường sở hữu bởi chính Các cơng ty thuộc sở hữu của quốc gia /
quyền hoặc người dân địa phương

quốc tế

Phần nhiều lao động tham gia bán thời Lao động tham gia toàn thời gian vào
gian vào du lịch

du lịch

Một số liên quan đến nông/lâm nghiệp


Không liên quan đên nông nghiệp/lâm

Người lao động thường sống gần nơi
làm việc

nghiệp
Người lao động có thể sống xa nơi làm

Thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố
thời vụ

việc
Hiếm khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
theo mùa

Ít khách

Nhiều khách

Khách đến từ nguồn quan hệ cá nhân

Khách ẩn danh

Quản lý nghiệp dư
Bầu khơng khí đặc trưng của địa
13

Quản lý chuyên nghiệp



phương

Bầu khơng khí sơi động hơn, mang tính
đại chúng

Nhiều tịa cơng trình, tịa nhà cổ hơn
Vấn đề đạo đức, ý thức trong phát triển

Nhiều cơng trình, tịa nhà hiện đại

du lịch còn yếu kém

Ý thức trong phát triển du lịch tốt

Tiếp thị thị trường ngách

Hoạt động tiếp thị rộng rãi

Ngoài những đặc điểm này, du lịch nơng thơn cịn được xác định bởi tính
chân thực (the concept of authenticity) và tính sáng tạo (the concept of creativity)
(Sasu và Epuran, 2016). Đây là hai xu hướng mới và cũng là đặc điểm cốt lõi để
phân biệt du lịch nông thôn với các loại hình gần giống hoặc có điểm chung với
nó như du lịch nơng nghiệp, du lịch văn hóa,...
b. Tính chân thực (the concept of authenticity)
Tính chân thực là một xu hướng mới trong du lịch nông thôn với mục đích
lý tưởng hóa và tạo ra hình ảnh ngun sơ của làng quê; do đó hứa hẹn rằng
khách du lịch sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời. Tính chân thực cũng được xem
như một “khái niệm văn hóa phương Tây” gắn liền với quá khứ nguyên thủy, cổ
xưa được đặt trong thế đối lập với đời sống hiện đại (Cole 2007, trang 944).
Theo MacLeod (2005), tính chân thực được xây dựng như một phần của

sản phẩm du lịch. Hơn nữa, nó khơng đại diện cho một vật thể, mà là một cơng
trình văn hóa được chuyển giao cho khách du lịch bởi những người có thẩm
quyền. Phải thừa nhận rằng văn hóa dân gian ở nơng thơn thường được bảo tồn
tốt nhất, mạch lạc và cân đối; nó tạo ra và đảm bảo bản sắc của từng khu vực địa
lý của đất nước (Gogonea, 2007).
Tính chân thực lần đầu tiên được nhắc đến trong một nghiên cứu về du
lịch là vào năm 1973 bởi giáo sư MacCannell (1973). Khi đó, nó được gọi là
“tính chân thực được dàn dựng”. Về mặt này, có hai khía cạnh:
- Tính chân thực ở giai đoạn trước thể hiện cuộc gặp gỡ đầu tiên của
khách du lịch với nền văn hóa mới. Đó là sự chân thực “nhân tạo”, được người
dân địa phương tạo ra một cách có chủ đích, nhằm thu hút những khách du lịch
tị mị, những người đã có kỳ vọng nhất định về mặt hình ảnh của điểm đến. Để

14


cuộc sống làng quê trở nên chân thực, nó phải phù hợp với cách người ta nghĩ và
tưởng tượng về cuộc sống làng quê” (Reisinger và Steiner, 2006, trang 74).
- Tính chân thực ở giai đoạn sau đại diện cho bản chất thực sự của du lịch
nơng thơn và ít phổ biến hơn với khách du lịch; nó mở ra khả năng tiếp cận với
cuộc sống không phô trương, với những sinh hoạt thường nhật, tập tục và căn
tính của người dân địa phương.
c. Tính sáng tạo (the concept of creativity)
Tính sáng tạo giúp ích cho khu vực nơng thơn bằng cách đa dạng hóa
các hoạt động và thu hút khách du lịch thành thị tham gia tích cực vào các hoạt
động giáo dục cụ thể cho điểm đến. Theo một nghiên cứu được hỗ trợ bởi Ủy ban
và Hội đồng Châu Âu, “sự phát triển của tính sáng tạo trong du lịch là rõ ràng ở
các vùng nông thôn (nơi cần sáng tạo để chống lại sự thiếu hụt các giải pháp thay
thế kinh tế)”. Bởi vì “tính sáng tạo cho phép các điểm đến đổi mới sản phẩm mới
tương đối nhanh chóng, mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với các địa điểm

khác” (Richards và Wilson, 2006, trang 1215).
Sự bão hịa của tính sáng tạo trong ngành du lịch, như Richards đã chỉ ra,
là do các nhà tiếp thị phải tìm cách phát triển các chiến lược mới để quảng bá
những địa điểm đã hoạt động lâu năm (2011). Khách du lịch sáng tạo khơng có
chung đặc điểm với khách du lịch đại chúng. Theo Richards, “khách du lịch cũng
được biến đổi từ một cá nhân vơ cảm, thiếu hiểu biết về văn hóa địa phương
thành một học sinh và một đồng nghiệp ở đó để tiếp nhận và trao đổi kiến thức
với chủ nhà của họ” (2010, trang 140).
1.1.5 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch nông thôn
Theo (Kirilov, 2019), giống như bất kỳ sản phẩm du lịch nào, du lịch nông
thôn cần có các điều kiện hình thành và phát triển như sau:
Mạng lưới giao thông hiện đại, kết nối được với nhiều vùng lân cận, thuận
tiện cho du khách di chuyển nhanh chóng đến điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi,…và
cũng là điều kiện để hình thành các tour, tuyến du lịch.
Cơ sở lưu trú khang trang, thoải mái, ngoài việc là đặc trưng của nơng
thơn, nó phải cung cấp cho mọi người cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu vệ sinh
thơng thường. Dù với hình thức nào, nó cũng phải được hết sức chú trọng . Việc

15


quy hoạch các cơng trình mới cần được dựa trên điển hình kiển trúc vốn có của
địa phương.
Cơ sở hạ tầng du lịch - cơ sở vật chất kỹ thuật cần được đầu tư ở mức phù
hợp với chất lượng trung bình khá đến khá tốt, đảm bảo trở thành công cụ hỗ trợ
được các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử,...phát huy được hết các giá trị du lịch
của chúng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch với các kĩ năng và kiến thức
nghiệp vụ chuyên môn vững. Thông thường, lao động du lịch phần nhiều là
người dân địa phương và khơng có nhiều cơ hội tiếp cận với các khóa đào tạo

nghiệp vụ chuyên sâu hơn. Do vậy, năng lực nghề nghiệp của họ chưa cao và khó
đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là vào thời điểm du lịch nông thôn
tại địa phương vừa đi vào hoạt động và đang trên đà phát triển.
1.2 Khái quát về du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Du lịch nơng thơn bắt nguồn từ sở thích về giải trí nông thôn ngày càng
tăng ở thế kỷ XIX như một phản ứng tâm lý trước tình trạng cơng nghiệp hóa và
mở rộng các đô thị. Các công ty đường sắt mới đã tận dụng lợi thế này bằng việc
đầu tư vận chuyển khách du lịch về nông thôn. Các vùng núi Alps, American và
Canadian Rockies là những địa điểm du lịch nông thôn được hỗ trợ tiếp thị và
đầu tư vốn bởi đường sắt (Feifer, 1985; Runte, 1990). Tuy nhiên, du lịch nông
thôn mới của những năm 1970, 80 và 90 có một số khác biệt. Số lượng lớn hơn
nhiều du khách tham gia. Hơn 70% tổng số người Mỹ bấy giờ tham gia vào giải
trí nơng thơn: số liệu của nhiều nước phát triển khác tiết lộ mức độ tham gia
tương tự hoặc thấp hơn một chút. Trào lưu sở hữu ơ tơ và các hình thức th ơ tô
nở rộ ở khắp nơi cho phép các chuyến đi không quá phụ thuộc vào đường sắt.
Quan trọng hơn hết, du lịch đã phát triển từ các khu vực có phong cảnh ngoạn
mục đến vùng nơng thơn. Nó cũng đã chuyển sự tập trung nhu cầu từ các khu
nghỉ dưỡng lớn và chuyên biệt thành các thị trấn nhỏ và các làng ở nông thôn.
(Knudson, 1984; Bramwell, 1990).
Tại châu Âu, du lịch nông thôn phát triển vượt bậc ở Áo và Pháp. Ở
Hungary, du lịch nông thôn bắt đầu vào những năm ba mươi. Ở Áo, các doanh

16


nghiệp du lịch nông thôn nhận được trợ cấp của chính phủ và họ có thể xin vay
với các điều kiện ưu đãi. Trong khi đó ở Pháp, chính phủ ngồi việc thúc đẩy tài
chính cịn đầu tư về dạy nghề cho lao động trong lĩnh vực du lịch ở nông thôn.
(M. Pakurár, J. Oláh, 2008)

Du lịch nông thôn cũng đã được nhiều quốc gia châu Á quan tâm. Ở
Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã có những chương trình du lịch nơng
thơn nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo. Thơng qua các hình thức kinh doanh
nhà nghỉ nơng thơn, các dịch vụ tiếp đón (làm th) trong hộ kinh doanh du lịch
nông thôn, bán hàng nông thổ sản của mình thơng qua phát triển du lịch nơng
thơn…, từ năm 2010 đến năm 2014, số người được xóa đói giảm nghèo qua du
lịch nông thôn đạt trên 10 triệu. Hiện nay cịn hơn 10 triệu dân nghèo khó, Trung
Quốc dự kiến từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ xóa đói giảm nghèo cho khoảng 12
triệu người thơng qua phát triển du lịch, hình thành 150.000 thơn làng đặc sắc du
lịch nông thôn, hơn 3 triệu hộ kinh doanh du lịch nơng thơn, lượng khách tiếp
đón của du lịch nơng thôn đạt hơn 2 tỉ lượt du khách/năm.
Theo quan điểm của Nhật Bản, phát triển du lịch nông thôn là phát triển ở
tất cả các vùng nông thôn, miền núi và vùng ven biển gắn với các hoạt động sản
xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Ba hình thức du lịch có thể được
xếp vào loại hình du lịch nông thôn bao gồm: tham quan vãn cảnh nông thôn,
nghỉ ngơi thư giãn tại các vùng nông thôn, học tập nghiên cứu tại các vùng nơng
thơn. Bên cạnh các hình thức vui chơi, thư giãn, chiêm ngưỡng cảnh quan nông
thôn… du khách cịn có thể tham gia các hoạt động câu cá, hái rau rừng, thưởng
thức các sản phẩm đặc sắc của địa phương, tham gia vào các hoạt động văn hoá
lễ hội truyền thống của địa phương, gặp gỡ và giao lưu với người dân đia
phương. Du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động canh tác, thu
hái các sản phẩm nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản tại các vùng ven biển, các
hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên tại các vùng núi, rừng và các vùng nông
thôn.
Tại Thái Lan, cho đến năm 2000, loại hình du lịch nơng nghiệp mới thực
sự bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các cuộc vận động “mỗi làng một sản
phẩm” góp phần làm đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch nông thôn, tạo

17




×