Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.6 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đang từng bước chuyển mình một cách nhanh
chóng và mạnh mẽ. Các lĩnh vực ngành nghề đều đã có nhiều bước đột phá, góp phần
rất lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Trong đó lĩnh vực ngân hàng là
một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.Sự hình thành và phát
triển của lĩnh vực ngân hàng tạo một nền tảng cơ sở vật chất lớn cho đất nước góp
phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đưa nước ta từng bước phát
triển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT)
huyện Lục Ngạn thuộc hệ thống NHNo &PTNT tỉnh Bắc Giang, là một ngân hàng có
vị trí và uy tín cao trong lĩnh vực ngân hàng của tỉnh Bắc Giang. Chi nhánh NHNo&
PTNT huyện Lục Ngạn đã nhận được nhiều bằng khen và được công nhận là đơn vị
anh hùng trong thời kì đổi mới. Với điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường đang
ngày càng khốc liệt, có nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tài chính
khác xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng NHNo&PTNT vẫn liên tục phát triển và đạt
được lợi nhuận cao. Có được kết quả này, đội ngũ công nhân viên của NHNo&PTNT
huyện Lục Ngạn đã phải phấn đấu và nỗ lực rất nhiều để đạt được mục tiêu chung của
đơn vị.
Hiểu được sự cần thiết của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của Việt Nam và những vướng mắc còn tồn tại, và cũng để hiểu hơn về hoạt động
thực tiễn của ngân hàng như thế nào, em đã xin thực tập tại NHNo &PTNT chi nhánh
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi mà em đang sinh sống. Qua quá trình thực tập,
em đã tìm hiểu về hoạt động tín dụng của ngân hàng và thu thập, tổng hợp số liệu để
hoàn thành bài niên luận của mình với đề tài: “Hoạt động tín dụng của ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”
2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Cụ thể số liệu
được thu thập chủ yếu tại phòng tín dụng và phòng kế toán của ngân hàng.


- Thời gian: từ năm 2012 - 2014
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
4. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung: phân tích hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay vốn tại
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
• Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
2012 – 2014
- Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm
2012 – 2014
- Đề xuất các giải pháp cụ thể đề nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng tại
NHNo &PTNT chi nhánh huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Tín dụng là gì? Hoạt động tín dụng bao gồm những hoạt động cụ thể nào?
- Tình hình huy động vốn và cho vay vốn của NHNo &PTNT Lục Ngạn như
thế nào?
- Các giải pháp để phát triển hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng?
6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu trực tiếp tại ngân hàng
- Áp dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối qua các năm
- Thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả
huy động vốn và cho vay tại ngân hàng.
7. Kết cấu đề tài
Kết quả nghiên cứu được chia làm 2 chương
Chương 1: Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh huyện Lục Ngạn.
Chương 2: Một số giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn.
2
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn

Chương 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN
1.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
1.1.1 Quy mô huy động vốn
Nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng cũng như hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn cho vay từ ngân hàng bao gồm chủ
yếu từ hai nguồn, đó là nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng
cấp trên xuống.
Chiến lược huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn tập trung vào huy
động tối đa các nguồn vốn trong toàn huyện và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức
tài chính khác nhằm thu hút các nguồn vốn, tập trung các nguồn vốn có lãi suất thấp để
tối đa hóa lợi nhuận. Mặc dù địa bàn còn nghèo, các doanh nghiệp còn ít và quy mô
nhỏ lẻ, dân cư có mức thu nhập thấp, tuy nhiên hòa chung với sự phấn đấu của toàn
ngành, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn đã tìm nhiều biện pháp, đi sâu xuống
tận địa phương, công tác phục vụ tốt nên đã đạt được những kết quả khả quan trong
quá trình huy động vốn.
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn HĐ 120.312 47,75 122.089 45,16 150.628 47,06 1.777 1,48 28.539 23,38
Vốn ĐC
131.636 52,25
148.26
8 54,84 169.420 52,94 16.632
12,6

3 21.152 14,27
Tổng NV
251.948
100,0
0 270.357
100,0
0 320.048
100,0
0 18.409 7,31 49.691 18,38
(Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012 - 2014)
• Vốn điều chuyển (ĐC)
Năm 2012 nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng là 131.636 tỉ Đồng chiếm
52,25% tổng nguồn vốn. Năm 2013 là 148.268 tỉ Đồng chiếm 54,84% tổng nguồn vốn,
so với năm 2012 tăng 16.632 tỉ Đồng tương ứng tăng 12,63%. Đến năm 2014 là
3
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
169.420 tỉ Đồng chiếm 52,94% tổng nguồn vốn, so với năm 2013 tăng 21.152 tỉ Đồng
tương ứng tăng 14,27%.
• Vốn huy động (HĐ)
Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2012 là 120.312 tỉ
Đồng chiếm 47,75% tổng nguồn vốn. Năm 2013 là 122.089 tỉ Đồng chiếm 45,16%
tổng nguồn vốn, so với năm 2012 tăng 1.777 tỉ Đồng, tương ứng tăng 1,48%. Năm
2014 là 150.628 tỉ Đồng chiếm 47,06% tổng nguồn vốn, so với năm 2013 tăng 28.539
tỉ Đồng tương ứng tăng 23,38%. Mặc dù có tăng nhưng tỷ trọng vốn huy động vẫn
chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cố gắng
của ngân hàng trong công tác huy động vốn.
1.1.2 Cơ cấu vốn huy động
Tình hình vốn huy động của ngân hàng được biểu diễn bằng biểu đồ 1.1
Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 - 2014

• Tiền gửi tiết kiệm
Năm 2012tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là 55.007 tỉ Đồng, chiếm 45,72%
nguồn vốn huy động. Năm 2013 là 52.175 tỉ Đồng, giảm 2.832 tỉ đồng so với năm
2012, tương ứng giảm 5,15% và chỉ chiếm 41,22% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân
của việc giảm sút tiền gửi tiết kiệm trong năm 2013 là do giá cả hàng hoá dịch vụ tăng,
người dân làm ăn không hiệu quả, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể nên không
có tiền nhàn rỗi. Mặc dù giảm nhưng đây vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Số
tiền
% Số tiền %
1. Tiền gửi
tiết kiệm
55.007 45,72 52.175 41,22 64.268 42,67 -2.832 -5,15 12.093 23,18
- Không kỳ
8.407 6,99 6.594 5,40 4.190 2,78 -1.813 -21,57 -2.404 -36,46
4
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
hạn
- Có kỳ hạn
46.600 38,73 45.581 37,33 60.078 39,89 -1.019 -2,19 14.497 31,80
Dưới 12
tháng

11.650 9,68 10.028 8,21 18.023 11,97 -1.622 -13,92 7.996 79,73
Từ 12 đến
24 tháng
32.620 27,11 31.907 26,13 37.248 24,73 -713 -2,18 5.342 16,74
Từ 24 đến
60 tháng
2.330 1,94 3.646 2,99 4.806 3,19 1.316 56,50 1.160 31,80
2. Tiền gửi
TCKT
39.325 32,69 43.825 35,90 60.500 40,17 4.500 11,44 16.675 38,05
3.Tiền gửi
kho bạc
18.580 15,44 19.313 15,82 14.275 9,48 733 3,95 -5.038 -26,09
4. Giấy tờ
có giá
7.400 6,15 6.776 6,89 11.585 7,69 -624 -8,43 4.809 70,97
- Kỳ phiếu
3.500 2,91 6.276 5,14 10.985 7,29 2.776 79,31 4.709 75,03
- Trái phiếu
3.900 3,24 500 0,41 600 0,40 -3.400 -87,18 100 20,00
Nguồn vốn
huy động
120.312 100 122.089 100 150.628 100 1.777 1,48 28.539 23,38
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2012 - 2014)
Năm 2014 tiền gửi tiết kiệm là 64.268 tỉ Đồng, tăng 12.093 tỉ Đồng so với năm
2013, tương ứng tăng 23,18%,và chiếm 42,67% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân
làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng là do trong năm này tình hình kinh tế đã tương đối ổn
định, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa
dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Ngoài ra vì đây cũng là đối tượng huy động
chủ yếu nên ngân hàng luôn có chính sách duy trì tiền gửi như tăng lãi suất tiền gửi để

giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền. Có 2 loại tiền
gửi: không kỳ hạn và có kỳ hạn.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Năm 2012 là 8.407 tỉ Đồng, năm 2013 là 6.594 tỉ Đồng giảm 1.813 tỉ Đồng,
tương ứng giảm 21,57% so với năm 2012. Năm 2014 là 4.190 tỉ Đồng, giảm 2.404 tỉ
Đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 36,46%. Nguyên nhân tiền gửi giảm liên tục là
do lãi suất của loại tiền gửi này thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên ít thu
hút được khách hàng, mặt khác là do giá vàng trên thị trường tăng khách hàng chuyển
sang đầu tư vàng thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, đây là khoản mục huy
5
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
động có thể gặp rủi ro khi khách hàng rút tiền trước kỳ hạn nên ngân hàng thường chú
ý gia tăng tỷ trọng các khoản huy động khác nhiều hơn.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó
có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể
chủ động trong đầu tư. Vì vậy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nhưng nguồn huy động này biến đổi không đều qua
các năm.
Cụ thể, năm 2012lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn là 46.600 tỉ Đồng, năm 2013
là 45.581 tỉ Đồng, giảm 1.109 tỉ Đồng tương ứng giảm 2,19 % so với năm 2012. Đến
năm 2014 là 60.078 tỉ Đồng tăng 14.497 tỉ Đồng, tương ứng tăng 31,80% so với
năm 2013.
Trong đó: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2012 là 11.650 tỉ Đồng, năm
2013 là 10.028 tỉ Đồng, so với năm 2012 giảm 1.622 tỉ Đồng, tương ứng giảm 13,92%.
Năm 2014 là 18.023 tỉ Đồng tăng 7.996 tỉ Đồng tức tăng 79,73% so với năm 2013.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất
trong vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2012 là 32.620 tỉ Đồng, năm 2013 là
31.907 tỉ Đồng ,so với năm 2012 giảm 712 tỉ Đồng, tương ứng giảm 2,18%. Năm 2014
là 37.248 tỉ Đồng tăng 5.342 tỉ Đồng tương ứng tăng 16,74% so với năm 2013.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong
vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2012 là 2.330 tỉ Đồng, năm 2013 là 3.646
tỉ Đồng so với năm 2012 tăng 1.316 tỉ Đồng, tương ứng tăng 56,50%. Năm 2014 là
4.806 tỉ Đồng tăng 1.160 tỉ Đồng tức tăng 61,80% so với năm 2013.
Nguyên nhân giảm là do năm 2013 lãi suất huy động của ngân hàng ở loại tiền
gửi này thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Điều này đã làm giảm một
lượng khách hàng đến gửi tiền. Nguồn tiền huy động này đã tăng trở lại là do ngân
hàng có chiến lược huy động vốn hiệu quả. Tăng lãi suất huy động phù hợp với các
ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
• Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động và
tăng đều qua các năm.
6
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Năm 2012 là 39.325 tỉ Đồng, chiếm 32,69% trong nguồn vốn huy động, đến năm
2013 là 43.825 tỉ Đồng, chiếm 35,90% nguồn vốn huy động, so với năm 2012 tăng
4.500 tỉ Đồng, tương ứng tăng 11,44%. Năm 2014 đạt 60.500 tỉ Đồng chiếm 40,17%,
so với năm 2013 tăng 16.675 tỉ Đồng, tức tăng 38,05%.
Nguyên nhân của sự tăng lên là do các doanh nghiệp trên địa bàn huyện làm ăn
ngày càng hiệu quả, cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh. Ngân
hàng cung cấp các dịch vụ tiện ích và tạo được uy tín nên thu hút được lượng tiền khá
lớn từ các tổ chức kinh tế này.
• Tiền gửi của kho bạc
Năm 2012 tiền gửi của kho bạc đạt 18.580 tỉ Đồng, chiếm 15,44% nguồn vốn
huy động. Năm 2013 đạt 19.313 tỉ Đồng, chiếm 15,82% nguồn vốn huy động, so với
năm 2012 tăng 733 tỉ Đồng, tương đương tăng 3,95%. Năm 2014 giảm xuống chỉ còn
14.275 tỉ Đồng, chiếm 9,48% nguồn vốn huy động, so với năm 2013 giảm 5.038 tỉ
Đồng, tương ứng giảm 26,09%.
Đây là nguồn vốn không ổn định, ngân hàng không nên chú trọng quá nhiều.
• Phát hành giấy tờ có giá

Năm 2012 là 7.400 tỉ Đồng chỉ chiếm 6,15% nguồn vốn huy động. Năm 2013
đạt 6.776 tỉ Đồng, so với năm 2012 giảm 624 tỉ Đồng, tương đương giảm 8,43%,
nhưng lại chiếm đến 6,89% nguồn vốn huy động. Năm 2014 là 11.585 tỉ Đồng, chiếm
7,69% vốn huy động, tăng 4.809 tỉ Đồng tương đương tăng 70,97%.
+ Đối với kỳ phiếu: năm 2012 phát hành 3.500 tỉ Đồng, chiếm 2,19% tổng vốn huy
động. Năm 2013 là 6.276 tỉ Đồng, chiếm 5,14% tổng vốn huy động, so với năm 2012
tăng 2.776 tỉ Đồng, tương ứng tăng 79,31%. Nguyên nhân là do khoản mục tiền gửi
tiết kiệm giảm, vốn huy động giảm nên ngân hàng cần một lượng tiền để đáp ứng nhu
cầu vốn.
Năm 2014 phát hành 10.985 tỉ Đồng, chiếm 7,19% vốn huy động, so với năm
2013 tăng 4.709 tỉ Đồng, tương đương tăng 75,03%. Kỳ phiếu năm 2014 tăng là do
nhu cầu sử dụng vốn tăng, mặc dù các loại tiền gửi có tăng nhưng vẫn không đủ đáp
nhu cầu vốn cho vay.
+ Đối với trái phiếu: năm 2012 là 3.900 tỉ Đồng, năm 2013 là 500 tỉ Đồng giảm 3.400
tỉ đồng tương đương giảm 87,18%. Nguyên nhân là do ngân hàng không phát hành
thêm trái phiếu nhưng phải thanh toán cho các trái phiếu đến hạn.
7
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Năm 2014 là 600 tỉ Đồng, so với năm 2013 tăng 100 tỉ Đồng, tương đương tăng
20%. Trong năm này, ngân hàng phải tăng vốn huy động nên phát hành thêm trái phiếu
mới, đồng thời cũng phải thanh toán các trái phiếu đến hạn nên mức tăng không
đáng kể.
Tóm lại: thời gian qua công tác huy động vốn của ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch
được giao, đạt được số dư nguồn vốn theo chỉ tiêu. Đó là kết quả của sự nỗ lực, phấn
đấu của các đơn vị, cán bộ công nhân viên đã tăng các nguồn vốn trên địa bàn bằng
nhiều biện pháp tích cực, hợp lí như: nghiên cứu, điều tra tình hình huy động vốn trên
địa bàn của các tổ chức tín dụng khác để đưa ra hình thức, lãi suất huy động hợp lý.
Ngoài ra chú trọng tuyên truyền các thông tin về huy động vốn bằng nhiều hình thức
như thông báo của NHNo huyện đến tận thôn xóm, triển khai thực hiện các hình thức
huy động mới như huy động tiết kiệm ngoại tệ, làm tốt mở tài khoản tiền gửi cá nhân,

chú trọng phong cách, thái độ giao dịch để thu hút khách hàng. Đồng thời tranh thủ
nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên, vốn dự án WB, KFW, AFD2, AFD3, FD2,
ADB,… làm tốt công tác thanh toán, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu tiền mặt cho Kho
bạc và khách hàng có nhu cầu thanh toán lớn.
1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LỤC NGẠN 2012 – 2014
a) Doanh số cho vay
Nhìn chung doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm
2012 doanh số cho vay đạt 326.529 tỉ Đồng. Đến năm 2013 doanh số cho vay tăng lên
đến 347.714 tỉ Đồng ,tăng 21.185 tỉ Đồng so với năm 2012, tương đương tăng 6,49%.
Năm 2014 đạt 471.241 tỉ Đồng, so với năm 2013 tăng 123.527 tỉ Đồng, tương ứng
tăng 35,53%.
Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân
viên phòng khách hàng, thực hiện các biện pháp mở rộng cho vay, cũng như chú trọng
hơn nữa phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô cho vay
của ngân hàng ngày càng mở rộng.
Bảng 1.3: Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch
8
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 326.529 347.714 471.241 21.185 6,49 123.527 35,53
Doanh số thu nợ 297.270 331.072 413.991 33.802 11,37 82.919 25,05
Dư nợ 237.372 254.014 311.264 16.642 7,01 57.250 22,54
Nợ quá hạn 1.843 4.543 3.844 3.000
146,5

0
-699 -15,39
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm tại ngân hàng từ 2012đến 2014)
Biểu đồ 1.2: Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
b) Doanh số thu nợ
Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 297.270 tỉ Đồng, đến năm 2013 đạt 331.072 tỉ
Đồng tăng 33.802 tỉ Đồng, tức tăng 11,37% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số thu
nợ đạt 413.99 tỉ Đồng so với năm 2013 tăng 82.919 tỉ Đồng, tương ứng tăng 25,05%.
Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, ngân hàng luôn coi trọng
công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của
khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra c̣n do ư thức của khách
hàng muốn duy tŕ mối quan hệ lâu dài với ngân hàng nên họ chú trọng đến việc trả nợ
đúng hạn.
c) Dư nợ
Với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ngày một tăng kết hợp với việc quy mô tín
dụng ngày càng được mở rộng góp phần làm tổng dư nợ tăng liên tục qua 3 năm.
Cụ thể, năm 2012 dư nợ là 237.372 tỉ Đồng, năm 2013 là 254.014 tỉ Đồng, so
với năm 2012 tăng 16.642 tỉ Đồng tương ứng tăng 7,01%. Đến năm 2014, tổng dư nợ
là 311.264 tỉ Đồng, so với năm 2013 tăng 57.250 tỉ Đồng, tương ứng tăng 22,54%.
d) Nợ quá hạn
Nhìn chung, nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm liên tục tăng lên.
Cụ thể, nợ quá hạn đã tăng từ 1.843 tỉ Đồng trong năm 2012 lên đến 4.543 tỉ
Đồng trong năm 2013, tức tăng 146,50%. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng với tỷ lệ cao
như vậy là do tình hình khách quan như ảnh hưởng của dịch bệnh trên vật nuôi, giá các
mặt hàng vật tư đầu vào trong quá trình sản xuất, chăn nuôi ngày càng tăng…làm cho
9
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
việc sản xuất kinh doanh của người vay gặp nhiều khó khăn, thua lỗ dẫn đến việc
không có tiền để trả nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý
nợ và cũng đem lại kết quả tương đối khả quan. Cụ thể, năm 2014 mặc dù doanh số
cho vay tăng nhưng nợ quá hạn giảm còn 3.844 tỉ Đồng, so với năm 2013 giảm 699 tỉ
Đồng tương ứng giảm 15,39%. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm
chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn như
đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc
nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân
trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn
phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Để thấy rõ hơn tốc
độ tăng trưởng cho vay, ta cần xem xét từng khoản mục cụ thể.
1.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Bảng 1.4: Doanh số cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Lục Ngạn
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông
nghiệp 259.971 79,62 266.159 76,55 353.430 75,00 6.188 2,38 87.271 32,79
- Ngắn hạn 245.905 75,31 250.369 72,00 342.340 72,65 4.464 1,82 91.971 36,73
- Trung hạn 14.066 4,31 15.790 4,54 11.090 2,35 1.724 12,26 -4.700 -29,77
CN – TMDV
52.090 15,95 67.630 19,45 94.248 20,00 15.540 29,83 26.618 39,36
- Ngắn hạn 52.090 15,95 67.630 19,45 94.248 20,00 15.540 29,83 26.618 39,36
Ngành khác 14.468 4,43 13.925 4,00 23.562 5,00 -543 -3,75 9.637 69,21
- Trung hạn 14.468 4,43 13.925 4,00 23.562 5,00 -543 -3,75 9.637 69,21
Tổng 326.529 100 347.714 100 471.240 100 21.185 6,49 123.526 35,53
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2012 đến 2014)

Biểu đồ 1.3: Doanh số cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
a) Nông nghiệp
10
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đa phần nguồn vốn của
ngân hàng đều tập trung vào lĩnh vực này. Trong nông nghiệp đối tượng cho vay chủ
yếu là các đối tượng trồng trọt và chăn nuôi, những dự án này thường có vòng quay
vốn ngắn nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Hơn
nữa, nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn nên tín dụng
ngắn hạn là hoạt động kinh doanh chủ yếu (chiếm khoảng 90% trên tổng doanh số cho
vay) của NHNo & PTNT Huyện Lục Ngạn. Ngược lại doanh số cho vay trung hạn
chiếm tỷ trọng rất thấp do đối tượng cho vay chỉ là cho vay mua sắm thiết bị phục vụ
trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chủ yếu là đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị
cho các trang trại,…
Năm 2012 doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp là 259.971 tỉ Đồng
chiếm tỷ trọng 79,62% tổng doanh số cho vay, trong đó ngắn hạn đạt 245.905 tỉ Đồng,
trung hạn là 14.066 tỉ Đồng. Năm 2013 là 266.159 tỉ Đồng, tăng 6.188 tỉ Đồng, tương
ứng tăng 2,38% so với năm 2012, chiếm 76,55% tổng doanh số cho vay. Trong đó,
doanh số cho vay ngắn hạn là 250.369 tỉ đĐng tăng 4.464 tỉ Đồng – tương đương tăng
1,82%, trung hạn là 15.790 tỉ Đồng, tăng 1.724 tỉ Đồng – tương đương tăng 12,265 so
với năm 2012. Mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp lại
giảm là do ngân hàng khuyến khích đa dạng hoá các đối tượng đầu tư, tỷ trọng cho vay
các ngành khác tăng.
Năm 2014 doanh số cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp tăng lên tới 353.430 tỉ
Đồng, so với năm 2013 tăng 87.271 tỉ Đồng tương ứng tăng 32,79%, chiếm 75% tổng
doanh số cho vay. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 342.340 tỉ Đồng tăng
91.971 tỉ Đồng – tương ứng tăng 36,73%, doanh số cho vay trung hạn là 11.090 tỉ
Đồng giảm 4.700 tỉ Đồng – tương ứng giảm 29,77% so với năm 2013. Nguyên nhân
doanh số cho vay trung hạn giảm là do người dân mua máy móc thiết bị không phục vụ

cho sản xuất ở địa bàn huyện mà thường đi làm ở các huyện khác làm cho vấn đề theo
dõi vốn vay gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong cho vay rất lớn nên ngân hàng phải thận
trọng trong công tác cho vay.
Doanh số cho vay tăng liên tục trong 2 năm 2012, 2013 là do giá cả vật tư nông
nghiệp những năm gần đây liên tục tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, điều này
khiến cho người nông dân phải chấp nhận vay vốn ngân hàng để đảm bảo sản xuất.
Mặt khác, một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do người dân mong muốn làm ăn,
11
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
muốn cải thiện đời sống gia đình nên nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất tăng cao.Từ đó,
nhu cầu vay vốn ngân hàng của người dân để đầu tư, phục vụ nhu cầu sản xuất trồng
trọt tăng.
b) Công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Tại NHNo & PTNT Huyện Lục Ngạn, cho vay ngành công nghiệp - dịch vụ chủ
yếu thuộc các ngành: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh
lương thực (chủ yếu là xay xát, mua bán gạo, mua bán tạp hoá, …), và một số loại hình
dịch vụ khác. Thời hạn cho vay các ngành này là ngắn hạn.
Năm 2012 doanh số cho vay ngành công nghiệp- thương mại dịch vụ là 52.090
tỉ Đồng chiếm 15,95% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2013 doanh số cho vay là
67.630 tỉ Đồng chiếm 39,45% tổng doanh số cho vay, so với năm 2012 tăng 15.540 tỉ
Đồng, tương ứng tăng 29,83%. Năm 2014 là 94.248 tỉ Đồng chiếm 20% tổng doanh số
cho vay, tăng 16.618 tỉ Đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 39,36%.
Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ở địa phương có bước khởi sắc, các doanh
nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh
ngày càng cao. Mặt khác do ngân hàng tạo được uy tín nên đã thu hút được khối lượng
lớn các doanh nghiệp.
c) Ngành khác
Năm 2012 doanh số cho vay các ngành này là 14.468 tỉ Đồng chỉ chiếm 4,43%
tổng doanh số cho vay. Đến năm 2013 là 13.925 tỉ Đồng chiếm 4% tổng doanh số cho
vay, giảm 543 tỉ Đồng tương ứng giảm 3,75% so với năm 2012. Năm 2014 là 23.562 tỉ

Đồng chiếm 5% tổng doanh số cho vay, so với năm 2013 tăng 9.637 tỉ Đồng - tức
tăng 69,20%.
Sự tăng giảm thất thường ở khoản mục doanh số cho vay của ngành khác qua 3
năm là do nhu cầu vốn của bản thân người vay. Ngân hàng cần thận trọng khi xét cho
vay các đối tượng này để đảm bảo dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ theo kế hoạch
đề ra.
1.2.2 Phân tích tình hình thu nợ
Thu hồi nợ là một hoạt động rất quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của
ngân hàng. Thu hồi nợ đúng hạn sẽ giúp cho đồng vốn của ngân hàng không bị chiếm
dụng, vòng quay vốn ổn định, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và an toàn.
Do đó, công tác thu hồi nợ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.
12
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Bảng 1.5: Doanh số thu nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Số
tiền
% Số tiền %
Nông nghiệp 235.409
79,1
9
239.76
1
72,42
302.21

3
73,00 4.352 1,85 62.452 26,05
- Ngắn hạn 221.223 74,42 225.470
68,1
0
301.78
1
72,90 4.247 1,92 76.311 33,85
- Trung hạn 14.186 4,77 14.291 4,32 432 0,10 105 0,74 -13.859 -96,98
CN – TMDV 39.338
13,2
3
73.337 22,15 95.218 23,00
33.99
9
86,43 21.881 29,84
- Ngắn hạn 39.338
13,2
3
73.337 22,15 95.218 23,00
33.99
9
86,43 21.881 29,84
Ngành khác 22.523 7,58 17.974 5,43 16.560 4,00 -4.549 -20,20 -1.414 -7,87
- Trung hạn 22.523 7,58 17.974 5,43 16.560 4,00 -4.549 -20,20 -1.414 -7,87
Tổng 297.270 100
331.07
2
100
413.99

1
100
33.80
2
11,37 82.919 25,05
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2012 đến 2014)
Sự thay đổi doanh số thu nợ giữa các ngành được thể hiện cụ thể trong biểu đồ 1.4
Biểu đồ 1.4: Doanh số thu nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
a) Nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện Lục Ngạn, điều này thể
hiện rõ ở diện tích đất nông nghiệp cũng như doanh số cho vay ngành nông nghiệp.
Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp năm 2012 là 235.409 tỉ Đồng chiếm
79,19% tổng doanh số thu nợ, trong đó ngắn hạn là 221.223 tỉ Đồng, trung hạn là
14.186 tỉ Đồng. Năm 2013 là 239.761 tỉ Đồng chiếm 72,42% tổng doanh số thu nợ,
tăng 4.352 tỉ Đồng so với năm 2012 - tương ứng tăng 1,85%. Trong đó, ngắn hạn là
13
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
225.470 tỉ Đồng tăng 4.247 tỉ đồng, trung hạn là 14.291 tỉ Đồng tăng 105 tỉ đồng so
với năm 2012.
Đến năm 2014, doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng lên tới 293.934 tỉ
Đồng chiếm 73% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2013 tăng 54.173 tỉ Đồng, tương
ứng tăng 22,59%.Trong đó, ngắn hạn là 301.781 tỉ Đồng tăng 76.311 tỉ Đồng, trung
hạn là 432 tỉ Đồng giảm 13.859 tỉ Đồng so với năm 2013. Nguyên nhân doanh số thu
nợ trung hạn giảm một phần là do doanh số cho vay giảm (như phân tích ở trên, năm
2014 doanh số cho vay trung hạn ngành nông nghiệp giảm 4.7 tỉ Đồng so với năm
2013), mặt khác là do ý thức của người vay trong việc trả nợ còn thấp, họ dựa vào thời
hạn cho vay dài nên thường không chuẩn bị kế hoạch trả nợ ngân hàng khi đến hạn.
Nhìn chung doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm một phần là do bà con
nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, tăng sản

lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của huyện như gạo,gia súc, gia cầm,… vốn
vay được sử dụng đúng mục đích và tạo được nguồn thu nhập cho người vay vốn, đã
tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
b) Doanh số thu nợ ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ
Trong những năm qua các thành phần kinh tế trong ngành này hoạt động có
hiệu quả nên việc thu nợ của ngân hàng rất khả quan.
Năm 2012 doanh số thu nợ ngành này là 39.338 tỉ Đồng, chiếm 13,23% tổng
doanh số thu nợ. Năm 2013 đạt 73.337 tỉ Đồng chiếm 22,15% tổng doanh số thu nợ,
tăng 33.999 tỉ Đồng - tương ứng tăng 86,43% so với năm 2012. Đến năm 2014 đạt
95.218 tỉ Đồng chiếm 23% tổng doanh số thu nợ, tiếp tục tăng 21.881 tỉ Đồng so với
năm 2013, tương ứng tăng 29,84%.
c) Ngành khác
Năm 2012 doanh số thu nợ là 22.532 tỉ Đồng chiếm 7,58% tổng doanh số thu
nợ. Năm 2013 là 17.973 tỉ Đồng chiếm 5,43% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2012
giảm 4.549 tỉ Đồng, tương ứng giảm 20,20%. Năm 2014 đạt 16.560 tỉ Đồng chiếm 4%
tổng doanh số thu nợ, so với năm 2013 giảm 1.414 tỉ Đồng tương ứng giảm 7,87%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng kể này là do công tác thu nợ gặp nhiều khó
khăn: người đi xuất khẩu lao động bị đuổi việc, gia đình không còn khả năng trả nợ.
Một số hộ vay khác không trả được nợ ngân hàng do sử dụng vốn không đúng
mục đích.
14
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
1.2.3 Tình hình dư nợ
Biểu đồ 1.5: Tình hình dư nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Bảng 1.6: Tình hình dư nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp

199.74
5 84,15 202.863
79,8
6
254.95
5 81,91 3.118 1,56 52.092 25,68
- Ngắn hạn
199.13
3 83,89 202.033
79,5
4
252.41
3 81,09 2.900 1,46 50.380 24,94
- Trung hạn 612 0,26 830 0,33 2.542 0,82 218 35,62 1.712 206,27
CN – TMDV 14.820 6,24 31.112
12,2
5 39.530 12,70 16.292
109,9
3 8.418 27,06
- Ngắn hạn 14.820 6,24 31.112
12,2
5 39.530 12,70 16.292
109,9
3 8.418 27,06
Ngành khác 22.807 9,61 20.039 7,89 16.779 5,39 -2.768 -12,14 -3.260 -16,27
- Trung hạn 22.807 9,61 20.039 7,89 16.779 5,39 -2.768 -12,14 -3.260 -16,27
Tổng
237.37
2 100 254.014 100 311.264 100 16.642 7,01 57.250 22,54
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2012 đến 2014)

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, tình hình dư nợ của ngân hàng qua
các năm cũng tăng trưởng. Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng này, chúng ta cùng xem xét
chi tiết hơn khoản mục này.
d) Dư nợ ngành nông nghiệp
Dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và tăng đều
hàng năm.
15
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Cụ thể, năm 2012 dư nợ ngành này là 199.745 tỉ Đồng chiếm 84,15% tổng dư
nợ, trong đó ngắn hạn là 199.133 tỉ Đồng, trong khi trung hạn chỉ đạt 612 tỉ Đồng.
Năm 2013 dư nợ là 202.863 tỉ Đồng chiếm 79,86% tổng dư nợ, tăng 3.118 tỉ Đồng so
với năm 2012, tương ứng tăng 2,22%. Trong đó, ngắn hạn là 202.033 tỉ Đồng tăng
2.900 tỉ Đồng, trung hạn là 830 tỉ Đồng tăng 218 tỉ Đồng so với năm 2005.
Đến năm 2014 dư nợ ngành nông nghiệp đạt 254.955 tỉ Đồng chiếm 81,91%
tổng dư nợ, so với năm 2013 tăng 52.092 tỉ Đồng, tương ứng tăng 25,68%. Trong đó,
ngắn hạn là 252.413 tỉ Đồng, tăng 50.380 tỉ Đồng, trung hạn là 2.542 tỉ Đồng tăng
1.712 tỉ Đồng so với năm 2013.
Do chu kỳ vốn trong sản xuất nông nghiệp ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh và
người dân vay lại để tái đầu tư cho mùa vụ sau, mặt khác cũng do chi phí đầu vào cho
việc sản xuất tăng cao nên người dân phải vay thêm vốn ngân hàng để tăng gia sản
xuất. Điều đó khiến cho tốc độ tăng của doanh số cho vay (32,79% vào năm 2014)
tăng nhanh hơn tốn độ tăng của doanh số thu nợ (26,05% vào năm 2014). Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ tăng qua các năm.
e) Dư nợ ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ nhưng dư nợ ngành này có
mức tăng trưởng tương đối cao qua các năm - đặc biệt là năm 2013.
Cụ thể, năm 2012 mức dư nợ là 14.820 tỉ Đồng chiếm 6,24% tổng dư nợ. Năm
2013 là 31.112 tỉ Đồng chiếm 12,25% tổng dư nợ, so với năm 2012 tăng 16.292 tỉ
Đồng, tương ứng tăng 109,93%. Năm 2014 đạt 39.530 tỉ Đồng chiếm 12,70% tổng dư
nợ, so với năm 2013 tăng 8.418 tỉ Đồng tương ứng tăng 27,06%. Mặc dù công tác thu

nợ hiệu quả nhưng do doanh số cho vay tăng nhanh nên dư nợ ngành này cũng tăng
đáng kể.
f) Dư nợ các ngành khác
Các khoản cho vay thuộc các ngành này chủ yếu là trung hạn, có đặc điểm là
không thể thu hết nợ ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần, vì vậy rủi ro đối với
khoản mục này cũng rất lớn.
Năm 2012 mức dư nợ là 22.807 tỉ Đồng,chiếm 9,61% tổng dư nợ. Năm 2013 là
20.039 tỉ Đồng chiếm 7,89% tổng dư nợ, giảm 2.768 tỉ Đồng so với năm 2012, tương
ứng giảm 12,14%. Năm 2014 là 16.779 tỉ Đồng chiếm 5,39% tổng dư nợ, so với năm
2013 giảm 3.260 tỉ Đồng, tương ứng giảm 16,27%.
16
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay đối với khoản cho vay trung hạn
giảm vì công tác thu nợ đối với các khoản này liên tục giảm qua 2 năm.
1.2.4 Tình hình nợ quá hạn
Bảng 1.7: Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số
tiền
% Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 1.043 56,59 3.343 73,59 2.324 60,46 2.300 220,52 -1.019 -30,48
- Ngắn hạn 1.030 55,89 2.549 56,11 1.701 44,25 1.519 147,48 -848 -33,27
- Trung hạn 13 0,71 794 17,48 623 16,21 781 6007,69 -171 -21,54
CN - TMDV 270 14,65 572 12,59 500 13,01 302 111,85 -72 -12,59
- Ngắn hạn 270 14,65 572 12,59 500 13,01 302 111,85 -72 -12,59
Ngành khác 530 28,76 628 13,82 1.020 26,53 98 18,49 392 62,42

- Trung hạn 530 28,76 628 13,82 1.020 26,53 98 18,49 392 62,42
Tổng 1.843 100 4.543 100 3.844 100 2.700 146,50 -699 -15,39
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2012 đến 2014)
Biểu đồ 1.6: Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
a) Nợ quá hạn ngành nông nghiệp
Năm 2012 nợ quá hạn ngành nông nghiệp là 1.043 tỉ Đồng, chiếm 56,59% tổng
nợ quá hạn, trong đó ngắn hạn là 1.030 tỉ Đồng, trung hạn là 13 tỉ Đồng. Năm 2013
mức nợ quá hạn ngành này là 3.343 tỉ Đồng, chiếm 73,59% tổng nợ quá hạn, tăng
2.300 tỉ Đồng tức tăng 220,52% so với năm 2012, trong đó ngắn hạn là 2.547 tỉ Đồng
tăng 1.519 tỉ Đồng, trung hạn là 794 tỉ Đồng tăng 781 tỉ Đồng. Nguyên nhân là do giá
vật tư nông nghiệp tăng cao, người dân trồng trọt bị mất mùa do ảnh hưởng của giống
cây trồng và thiếu nước,… gây thiệt hại cho người đi vay, ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ ngân hàng.
Năm 2014 nợ quá hạn ngành nông nghiệp là 1.701 tỉ Đồng chiếm 60,46% tổng
nợ quá hạn, so với năm 2013 giảm 1.091 tỉ Đồng, tương ứng giảm 30,48%. Trong đó
nợ ngắn hạn là 1.701 tỉ Đồng giảm 848 tỉ Đồng, nợ trung hạn là 623 tỉ Đồng giảm 171
tỉ Đồng so với năm 2013. Nợ quá hạn giảm là do ngân hàng chú trọng công tác thu nợ,
17
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nợ quá hạn là do doanh số cho vay của ngành
này chiếm tỷ trọng cao, mặt khác đây cũng là đối tượng cho vay gặp nhiều rủi ro vì
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và tình hình thay đổi của nền kinh tế.
b) Nợ quá hạn ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ
Nợ quá hạn ngành này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ quá hạn, năm
2012 là 270 tỉ Đồng chiếm 14,65% tổng nợ quá hạn. Năm 2013 là 572 tỉ Đồng chiếm
14,65% tổng nợ quá hạn, so với năm 2012 tăng 320 tỉ Đồng, tương ứng tăng 111,85%.
Năm 2014 là 500 tỉ Đồng chiếm 13,01% tổng nợ quá hạn, so với năm 2013 giảm 72 tỉ
Đồng, tương ứng giảm 12,59%. Nợ quá hạn tăng là do tình hình biến động của nền

kinh tế: giá nhiên liệu tăng, sự tác động của ngành nông nghiệp trong việc cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất.
c) Nợ quá hạn ngành khác
Năm 2012 là 530 tỉ Đồng chiếm 28,76% tổng nợ quá hạn, năm 2013 là 628 tỉ
Đồng chiếm 13,82% tổng nợ quá hạn, so với năm 2012 tăng 98 tỉ Đồng, tương ứng
tăng 18,49%. Năm 2014 là 1.020 tỉ Đồng chiếm 26,53% tổng nợ quá hạn, so với năm
2013 tăng 392 tỉ Đồng, tương ứng tăng 62,42%.
Nhìn chung nợ quá hạn tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do hầu hết người
vay dùng tiền đi vay cho việc tiêu dùng không chuẩn bị khả năng trả nợ của ngân hàng
khi đến hạn.
18
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP GỢI Ý CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN
2.1ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM 2012 - 2014
2.1.1 Đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012 2013 2014
Tổng dư nợ 237.372 254.014 311.264
Dư nợ bình quân 221.689 245.693 282.639
19
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn

Tổng vốn huy động 120.312 122.089 150.628
Nợ quá hạn 1.843 4.543 3.844
Doanh số cho vay 326.529 347.714 471.241
Doanh số thu nợ 297.270 331.072 413.991
Dư nợ/Vốn huy động 1,97 2,08 2,06
Nợ quá hạn/Dư nợ 0,78 1,79 1,23
Vòng quay vốn tín dụng (=6/2) 1,34 1,35 1,46
Hệ số thu hồi nợ (=6/5) 91,04 95,21 87,85
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2012 đến 2014)
2.1.1.1Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Năm 2012 tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động là 1.97 lần, tức là bình quân cứ 1,97 Đồng
dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2013 vốn huy động giảm so với năm
2012, vì cứ 2,08 Đồng dư nợ thì có 1 Đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2014 vốn
huy động có tăng nhưng không đáng kể, cụ thể 2.06 Đồng dư nợ có 1 Đồng vốn huy động
tham gia.
Qua số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt hiệu
quả so với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng lớn của xã hội.
Trong thời gian tới, ngoài việc chú trọng tăng trưởng dư nợ, ngân hàng cần phải gia
tăng nguồn vốn huy động để hiệu quả đầu tư của vốn huy động càng cao hơn nữa.
2.1.1.2Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Năm 2012
tỷ lệ nợ quá hạn là 0,78%, sang năm 2013 tăng lên 1,79%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá
hạn tăng là do dịch bệnh, mất mùa ảnh hưởng đến việc sản xuất và một số điều kiện
khách quan làm cho ngân hàng không thu được nợ. Nhưng nhờ có những biện pháp xử
lý khắc phục kịp thời, tỷ lệ này đã giảm vào năm 2014 còn 1,23%. Tuy tỷ lệ nợ quá
hạn có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước
là 5%.
2.1.1.3Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay
nhanh hay chậm. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,34 vòng, năm 2013 là 1,35

vòng, đến năm 2014 là 1,46 vòng. Nhìn chung vòng quay vốn của ngân hàng tăng qua
các năm nhưng với tốc độ chậm. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các khoản vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số
20
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
cho vay. Mặt khác là do ngân hàng ngày càng chú trọng trong công tác thu nợ nên tốc
độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân góp phần làm
cho vòng quay vốn tín dụng tăng.
2.1.1.4Hệ số thu hồi nợ (doanh số thu nợ trên doanh số cho vay)
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả
nợ vay của khách hàng.
Nhìn chung hệ số thu hồi nợ có nhiều biến động qua các năm: năm 2012 là
91,04%, năm 2013 tăng lên 95,21%, đến năm 2014 giảm xuống còn 87,85%. Tuy
nhiên, sự biến động này không thể hiện sự kém hiệu quả trong công tác thu nợ của
ngân hàng vì trong doanh số thu nợ có cả phần nợ quá hạn, mà nợ quá hạn phải thu
năm 2012 và 2013 chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong doanh số thu nợ so với năm 2014.
Nhìn chung hiệu quả tín dụng ngân hàng tương đối tốt. Nhưng trong tương lai
Huyện Lục Ngạn là nơi có đầy tiềm năng phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh dịch
vụ, mua bán ngày càng phát triển nên thu hút nhiều nhà đầu tư. Do đó, để có đủ sức
cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng
khác trên địa bàn thì ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững vị trí của mình.
2.1.2 Đánh giá các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
Đơn Vị tính: tỉ Đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 32.294 31.229 43.448 -1.065 - 3,29 12.219 39,13
Chi phí 23.419 25.192 35.505 1.773 7,57 10.313 40,94
Lợi nhuận 8.875 6.037 7.943 -2.838 - 31,98 1.906 31,57
(Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012 đến 2014)
Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ hơn sự thay đổi trong kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng Lục Ngạn trong 3 năm 2012 đến 2014.

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Lục Ngạn 2012 – 2014
21
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
2.1.2.1Doanh thu
Năm 2012 doanh thu của ngân hàng là 32.294 tỉ Đồng, năm 2013 là 32.119 tỉ
Âồng, giảm 1.065 tỉ Đồng tương ứng giảm 3,29%. Nguyên nhân là do nông dân bị mất
mùa, làm thiệt hại đến năng suất của người nông dân. Tình hình trên đã tác động xấu
đến công tác thu nợ, thu lãi làm cho doanh thu của NHNo & PTNT huyện Lục Ngạn
giảm đáng kể.
Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm của ủy ban nhân dân (UBND) huyện hỗ trợ
người dân khôi phục sản xuất và nhờ có những chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cùng
sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, doanh thu của ngân hàng năm
2014 đã tăng trở lại. Cụ thể, doanh thu năm 2014 là 43.448 tỉ Đồng, tăng 12.219 tỉ
Đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 39,13%.
2.1.2.2Chi phí
Năm 2012 chi phí của ngân hàng là 23.419 tỉ Đồng, năm 2013 là 25.192 tỉ Đồng
tăng 1.773 tỉ Đồng, tương ứng tăng 7,57%. Chi phí tăng một phần là do tổng dư nợ cho
vay tăng, mặt khác là do mất mùa nên hộ vay không trả được nợ, nợ quá hạn tăng,
ngân hàng buộc phải tăng trích quỹ dự phòng rủi ro, chi phí xử lý nợ quá hạn tăng
cũng góp phần làm tăng chi phí. Năm 2014 chi phí là 35.505 tỉ Đồng, tăng 10.313 tỉ
Đồng, tương ứng tăng 40,94%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã mua sắm thêm một số

trang thiết bị, sữa chữa tài sản cố định, mở rộng mặt bằng và một số chi phí khác.
2.1.2.3Lợi nhuận chưa phân phối
Năm 2012 lợi nhuận đạt 8.875 tỉ đồng, năm 2013 đạt 6.037 tỉ đồng giảm 2.838
tỉ đồng, tương ứng giảm 31,98%. Sở dĩ lợi nhuận giảm là do chi phí tăng nhiều hơn
phần tăng doanh thu.
Năm 2014 lợi nhuận đạt 7.943 tỉ Đồng tăng 1.906 tỉ Đồng so với năm 2013,
tương ứng tăng 31,57%. Nguyên nhân là do phần doanh thu tăng nhanh vì ngân hàng
chú trọng công tác thu lãi và nợ quá hạn những năm trước. Với mức tăng này cho thấy
hoạt động của ngân hàng đã khôi phục sau thời gian sụt giảm do điều kiện khách quan.
2.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP GỢI Ý CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN
2.2.1 Tồn tại và nguyên nhân
22
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
Sự phấn đấu và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ nhân viên
NHNo&PTNT đã giúp cho ngân hàng đạt được những thành quả đáng kể trong công
tác huy động vốn và cho vay vốn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn không thể
tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót do nhiều nguyên nhân gây nên.
2.2.1.1Hoạt động huy động vốn
- Công tác huy động vốn chưa chủ động nắm bắt nhu cầu khách hàng, đánh giá khả
năng, đối tượng huy động trên địa bàn.
- Chưa có những chính sách huy động riêng, hầu hết đều chạy theo các đợt phát động
của Trung ương.
- Chưa phân tích đánh giá vốn đầu vào bình quân của từng loại vốn huy động để đưa ra
những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ.
- Nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa nhiều, vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều
hoà từ ngân hàng trung ương.
- Thực hiện Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp còn yếu, hình
thức tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sản phẩm của ngân hàng còn đơn điệu, thiếu

biện pháp tiếp cận khách hàng.
2.2.1.2Hoạt động cho vay vốn
- Công tác điều hành nói chung của Ban Giám đốc, biện pháp phục vụ khách hàng nói
riêng của phòng Khách hàng, phòng Kế toán và phòng Tiền tệ kho quỹ chưa thật tốt,
đôi lúc còn để xẩy ra phiền hà cho khách hàng.
- Chất lượng thẩm định chưa đạt yêu cầu. Thời gian thẩm định và trả lời khách hàng
thường rất chậm so với quy định của Ban Giám đốc.
- Chất lượng tín dụng còn thấp, nợ xấu phát sinh nhiều và ở mức cao.
- Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, không đồng đều, vừa thừa, vừa thiếu. Các
Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ chưa có kế hoạch kèm cập nâng cao tay nghề cho nhân
viên, chưa tạo ra công cụ cho nhân viên mình quản lý một cách khoa học.
- Hoạt động tín dụng của các phòng Khách hàng, phòng Giao dịch chưa thể hiện rõ nét
phương châm cấp tín dụng để phát triển dịch vụ, nhiều khách hàng có giao dịch tín
dụng nhưng chưa được cán bộ tín dụng giới thiệu để bán sản phẩm dịch vụ tiền gửi,
chuyển tiền, thẻ, chi trả kiều hối, lãnh đạo các phòng Khách hàng, phòng Giao dịch
và cán bộ tín dụng chưa thể hiện sắc nét vai trò là đại diện của ngân hàng, là cầu nối
23
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
giữa Ban lãnh đạo ngân hàng với khách hàng trong mọi giao dịch để khai thác hết các
nhu cầu đa dạng, tiềm năng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng.
2.2.2 Giải pháp
2.2.2.1Đối với hoạt động huy động vốn
Trên cơ sở tiếp tục duy trì các hình thức huy động hiện có đang phát huy hiệu
quả, giữ được khách hàng truyền thống, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các hình
thức huy động mới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Sau đây là một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
• Huy động vốn từ dân cư
- Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn
định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào ngân
hàng.

- Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao.
- Đẩy mạnh và đa dạng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm
gởi góp, tuyên truyền và khuyến khích mở tài khoản cá nhân,…Tập trung làm tốt đợt
huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn dự thưởng bằng vàng nhằm thu hút sự quan tâm
của khách hàng đồng thời nhằm làm tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn.
- Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị
trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất
có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng.
- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được
về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút
ngày càng nhiều khách hàng.
- Thường xuyên cải tiến phong cách giao dịch, bố trí cán bộ giao dịch trực tiếp có kỹ
năng nghiệp vụ chuyên môn cao, tác nghiệp nhanh chóng, chính xác, hướng dẫn tận
tình, rút ngắn được thời gian thực hiện các giao dịch nhằm là giảm bớt được sự cách
biệt với sự hiện đại và đa dạng về sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại
khác.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến các sản phẩm, lãi suất huy động của các ngân hàng
thương mại khác trên địa bàn, để đưa ra những sản phẩm huy động có tính cạnh tranh,
lãi suất hấp dẫn, phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên thị trường và tâm lý của
khách hàng.
24
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
- Lựa chọn các hình thức khuyến mãi thích hợp trong việc thực thi các chính sách khách
hàng đặc biệt đối với khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn; nên có tặng
phẩm, gởi thiệp chúc mừng vào những ngày lễ, tết cổ truyền, ngày thành lập ngân
hàng.
- Mỗi khách hàng quan hệ với ngân hàng, ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng cả hai
lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ
giữ tiền của họ tại ngân hàng.
- Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời

khai thác khách hàng tiềm năng.
• Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội
- Triển khai thực hiện tốt dịch vụ thu chi hộ đến các doanh nghiệp nhất là các doanh
nghiệp có nguồn thu thường xuyên để khai thác nguồn tiền gửi không kỳ hạn.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ
cao để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, tăng nguồn huy động ngoại tệ, thực hiện tốt dịch
vụ hỗ trợ khách hàng để mở rộng nghiệp vụ đã được triển khai như thẻ ATM, bảo lãnh,

- Xây dựng các dự án đầu tư khép kín giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm,
thanh toán xuất nhập khẩu để mở rộng cho vay và thu hút nguồn ngoại tệ.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, các đoàn thể chính trị -
xã hội, cần có biện pháp tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tiện ích của Ngân hàng, vận
động các đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc thanh toán tiền lương cho cán bộ
nhân viên thông qua việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng thẻ ATM.
2.2.2.2Đối với hoạt động cho vay vốn
Bên cạnh đẩy mạnh việc huy động vốn thì ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện
pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn. Ngân hàng phải có những biện pháp thật sự hài
hòa giữa việc huy động vốn và cho vay vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
- Thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất
lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của ngân hàng.
+ Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn
đấu hạ giá thành sản phẩm tạo thế cạnh tranh có lợi hơn và qua đó tạo được mức lợi
nhuận cao hơn.
25

×