MỤC LỤ
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ
CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19.........................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................7
1.2. Sự cần thiết phải xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm phịng vắc-xin phịng
Covid-19...................................................................................................................15
Chương 2 XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN
PHỊNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN..............................................21
2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại
thành phố Hà Nội.....................................................................................................21
2.2. Quy trình xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng dịch Covid19 tại thành phố Hà Nội...........................................................................................29
2.3. Thực trạng xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19
tại thành phố Hà Nội hiện nay..................................................................................31
2.4. Nguyên nhân của các hạn chế trong xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm
vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội........................................................44
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ
VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 TẠI HÀ
NỘI HIỆN NAY..................................................................................50
3.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành thành phố Hà Nội trong
việc xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19..................50
3.2. Cơ quan báo chí, truyền thông cần thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đầu tư nội
dung phù hợp với mạng xã hội.................................................................................51
3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên chuyên nghiệp trong xử lý tin đồn, tin giả
về chính sách tiêm vắc-xin phịng dịch Covid-19....................................................53
3.4. Tăng cường các chế tài xử lý đối với hành vi đăng tải tin đồn, tin giả về chính
sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội........................................54
KẾT LUẬN.............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................60
PHỤ LỤC .............................................................................................................63
TĨM TẮT KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2022........................................64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Những mạng xã hội thường được người dân thành phố Hà Nội sử
dụng để tiếp cận thông tin về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19
.............................................................................................................28
Biểu đồ 2.2: Nội dung chủ yếu của tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin
phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội.................................................28
Biều đồ 2.3: Mức độ xuất hiện của các tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin
phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội.................................................41
Hình 2.3: Đối tượng N.T trong buổi làm việc tại cơ quan công an (Ảnh báo Công
an nhân dân).........................................................................................43
Biểu đồ 2.4: Đánh giá công tác xử lý tin đồn, tin giả nhằm vào chính sách tiêm
vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay.....................44
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hình ảnh cơ gái 'khoe' việc tiêm vắc-xin phịng Covid-19 mà khơng cần
đăng ký (Ảnh báo Vietnamplus)..........................................................34
Hình 2.2: Đối tượng Vương Đức Tồn tại buổi làm việc với lực lượng cơ quan
chức năng (Ảnh báo Tuổi trẻ thủ đơ)...................................................36
Hình 2.3: Hai website lan truyền thơng tin giả về cơng tác tiêm vắc-xin phịng
Covid-19..............................................................................................37
Hình 2.4: Tài khoản mạng xã hội Zalo của Sở Thông tin và Truyền thông thành
phố Hà Nội – nơi cập nhập các thơng tin thiết thực về tình hình dịch
bệnh......................................................................................................39
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như trước đây chiến tranh hay đói nghèo chính là điều mà con người
lo ngại, thì giờ đây, ở thời kỳ mà công nghệ số lên ngôi, mạng lưới thông tin
bước vào thời kỳ bùng nổ thì những hệ lụy liên quan đến nó, đặc biệt là vấn nạn
tin đồn, tin giả, lại càng trở nên sục sôi hơn bao giờ hết.
Trong thế kỉ 21, con người phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh kinh
hồng mang tên Covid-19. Covid-19 là căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan
nhanh và có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bên cạnh
đó, trên mặt trận truyền thơng, một loại virus khác cũng đã xuất hiện cùng với
đại dịch và để lại hệ lụy nghiêm trọng khơng kém, đó chính là vấn nạn tin đồn,
tin giả.
Ở giai đoạn đầu, các loại tin đồn, tin giả chủ yếu xoay quanh việc phòng,
chống dịch bệnh thì sang giai đoạn tiếp theo, khi vắc-xin xuất hiện và được đưa
vào sử dụng, tình trạng tin đồn, tin giả lại bắt đầu có những diễn biến đặc biệt
nghiêm trọng hơn. Trong tháng 7/2021, tại Nhật Bản đã có tới 110.000 bài đăng
lan truyền thơng tin tiêm vắc-xin có thể dẫn tới vơ sinh. Indonesia phát hiện và
gỡ bỏ 2.000 tin giả liên quan đến việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Tin giả
cũng gây ra tâm lý lo ngại khi tiêm vắc-xin cho người dân. Trong một cuộc khảo
sát hồi tháng 6/2021 tại Philippines, có 36% người dân khơng muốn tiêm vắcxin. Tại Nhật Bản tính đến tháng 7/2021, chỉ có khoảng 45% dân số trong độ
tuổi 20, 30 đã tiêm hoặc muốn tiêm phòng. Đầu tháng 9/2021, có khoảng 30%
dân số ở Anh, Israel chưa được tiêm vắc-xin và con số này ở Mỹ lên tới 40%.
[1]
Tại Việt Nam, mặc dù tỉ lệ bao phủ vắc-xin được WHO đánh giá cao khi
tính đến tháng 11/2021 tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc-xin của Việt Nam/dân
số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore, Campuchia và Brunei) [9]. Tuy
nhiên, tình trạng tin đồn, tin giả liên quan đến chính sách tiêm vắc-xin phịng
2
Covid-19 trên cả nước nói chung và đặc biệt là thành phố Hà Nội nói riêng đã
gây nên những tác động tiêu cực đến cơng tác phịng, chống dịch bệnh của cả
nước.
Ngày 07/5/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế
hoạch số 118/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho
người dân trên địa bàn thành phố năm 2021 - 2022. Đến ngày 21/7/2021, Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành phương án “Triển khai chiến dịch tiêm
chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố” với những quy định rõ
ràng.
Tuy nhiên ngay trong giai đoạn triển khai chính sách tại thành phố, hàng
loạt những thông tin trái chiều, chưa được kiểm chứng xuất hiện trôi nổi trên
Internet, mạng xã hội,… như vắc-xin khơng an tồn vì được tạo ra q nhanh,
vắc-xin sẽ làm thay đổi DNA của con người, phân bổ vắc-xin khơng đồng đều,
vắc xin có thể gây vơ sinh,…khiến cho dư luận vô cùng hoang mang, lo lắng,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình tiêm vắc-xin của thành phố Hà Nội.
Đứng trước thực trạng tin đồn, tin giả tràn lan, đặc biệt là trong thời kỳ
tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh, nhiều quốc gia đã đặt ra những biện pháp
chế tài nghiêm khắc đối với loại “virus” trên mặt trận thông tin này. Singapore
ban hành đạo luật chống thông tin sai trái và thao túng trên mạng, với án tù lên
tới 10 năm; Thái Lan đề ra mức phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 5 năm,… [21].
Tại Việt Nam, ở Hà Nội cũng như tất cả các tỉnh thành, việc cung cấp, chia sẻ
thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của cơ quan, tổ chức,… trong thời kỳ Covid-19, sẽ bị phạt hành chính từ 5-10
triệu đồng đối với các cá nhân, 10-20 triệu đồng đối với các tổ chức theo khoản
1 Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô
tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, tùy vào tính
chất, mức độ vi phạm, hành vi tung tin giả liên quan đến dịch Covid-19 có thể bị
3
truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 7 năm tù theo Điều 288 Bộ
luật hình sự số 100/2015/QH13.
Có thể thấy, thực trạng tin đồn, tin giả đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng,
đặc biệt là ở thành phố lớn, trung tâm thủ đô của đất nước như Hà Nội. Những
thơng tin giả nhằm vào các chính sách bao phủ vắc-xin phòng ngừa Covid-19 ở
thành phố đã và đang là những mối hiểm họa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và cả đời sống tinh thần của người dân. Nếu Covid-19 cần có mũi vắc-xin
để ngăn chặn sự phát triển của nó thì loại virus mang tên tin đồn, tin giả cũng
cần có những quy trình xử lý nghiêm ngặt để có thể hạn chế sự lây lan của nó
trong cộng đồng đến mức tối đa. Việc bao phủ vắc-xin có thể đạt được hiệu quả
tốt hay khơng, người dân có thể tiếp cận với nguồn thơng tin chính thống về
vắc-xin hay khơng, một phần quan trọng là phụ thuộc vào khả năng xử lý những
con virus trên mặt trận thơng tin của thành phố nói riêng cũng như cả nước nói
chung. Vì vậy, tác giả muốn tiến hành nghiên cứu thực trạng của việc xử lý tin
tức đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội
hiện nay để từ đó phát hiện những vấn đề đang cịn tồn tại cũng như đưa ra các
giải pháp khắc phục nhằm tăng cường xử lý vấn nạn tin đồn, tin giả, đem lại một
không gian mạng trong sạch, lành mạnh - nơi cung cấp thông tin hiệu quả nhất
cho người dân. Tác giả lựa chọn đề tài “Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách
tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay” làm khóa luận
tốt nghiệp có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài mà tác giả đã
tìm hiểu bao gồm:
- Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thơng, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội: Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu của
Giáo sư Michael Schudson – giảng viên ngành Thông tin liên lạc và Xã hội học
của đại học California (Mỹ). Cuốn sách là góc nhìn của ông về tin tức hay sự lan
4
tỏa của thông tin trong thời đại mới. Với ông, tin tức truyền thông đơn giản chỉ
là phản ánh thế giới nhưng đơi khi nó cũng là khẩu hiệu tun truyền, đề cao
quan điểm của các đảng phái. Bên cạnh đó. cuốn sách cịn đề cập đến sự phát
triển của báo chí, truyền thơng, hoạt động đưa tin hay bản chất và thông lệ của
phỏng vấn.
- Vaxilépva và L.A (2004), Chúng tôi làm tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội:
Cuốn sách đề cập đến các phương diện quan trọng của báo chí hiện nay, điển
hình như các cơng tác thu thập, đưa tin. Một số phương pháp lấy tin, đưa tin,
nguyên tắc tiếp xúc chọn lọc thông tin cơ bản của nhà báo trong những tình
huống khác nhau.
- Ngơ Thị Hồng Hạnh (2019), Tin tức giả trên mạng xã hội và vai trị định
hướng của báo chí Việt Nam (Nghiên cứu các trường hợp trên mạng xã hội từ
3/2017 - 3/2019), luận văn thạc sĩ ngành Báo chí, Viện Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Luận văn khái quát về mối quan hệ giữa các đặc tính và cơ
chế lan truyền tin tức của các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam với một góc
nhìn chân thực, khách quan; đồng thời xác định rõ tin tức giả là gì, khảo sát các
trường hợp tin tức giả điển hình trên mạng xã hội trong thời gian từ tháng
3/2017 - 3/2019. Ngồi ra, luận văn cịn đánh giá mức độ ảnh hưởng, cách ứng
phó với tin tức giả trên mạng xã hội và rút ra các bài học kinh nghiệm cụ thể từ
những đánh giá trên.
- Phan Văn (2000), Thông tin học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội:
Đây là cuốn sách nêu lên góc nhìn bao qt về ngành thơng tin học. Thơng tin
học trình bày những quy luật, phương pháp, phương tiện trong quá trình xử lý
thơng tin nhằm nâng cao hiệu quả của q trình này trong nhiều lĩnh vực hoạt
động như: sản xuất, quản lý, văn hóa, khoa học và cơng nghệ,…
- Hồng Hà My (2021), Tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hội
đối với công chúng của Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ ngành Báo chí, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn nghiên cứu về thực trạng tin giả
5
trên mạng xã hội hiện nay, những tác động tiêu cực của nó đối với đời sống xã
hội cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tin giả trên nền tảng
không gian mạng hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của khóa luận là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động
xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố
Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, khố luận đề xuất một số giải pháp tăng cường
xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố
Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận liên quan đến thực trạng xử lý
tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà
Nội.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của công tác xử lý tin
đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội
hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác xử lý tin đồn, tin
giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 ở thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm
vắc-xin phịng Covid-19 tại Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Tiến hành nghiên cứu hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về
chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong phạm vi thành phố Hà Nội.
6
+ Thời gian: Từ 7/5/2021 – 1/5/2022
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên đường lối, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương và chính sách của
thành phố Hà Nội về tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận: Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động xử lý tin đồn, tin
giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay.
+ Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu kết hợp với phương pháp
logic- lịch sử, phương pháp anket sử dụng câu hỏi đóng để tiến hành khảo sát.
6. Đóng góp mới của khóa luận
Khóa luận làm rõ thực trạng của cơng tác xử lý tin đồn, tin giả về chính
sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay, đánh giá ưu
điểm cũng như hạn chế còn tồn tại trong q trình xử lý, qua đó đưa ra các giải
pháp nhằm tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng
Covid-19 tại thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài luận gồm 3
chương và tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm
vắc-xin phịng Covid-19.
Chương 2: Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid19 tại thành phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và nguyên nhân.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính
sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ
VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHỊNG COVID-19
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tin đồn, tin giả
1.1.1.1. Tin đồn (Rumor)
Tin đồn (rumor) có lẽ là khái niệm phổ biến với chúng ta trong kỷ nguyên
công nghệ số hiện nay. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi chúng ta
tập trung phân tích về cụm từ này.
“Tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội và là một hiện tượng dễ nhầm lẫn với
dư luận xã hội. Theo hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Allport và Postman thì
tin đồn là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà khơng có đủ
bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra”. [30; tr.54]
Ngồi ra cũng theo hai ơng, “tốc độ lan truyền về một chủ đề lan truyền
trong một nhóm tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và sự mập mờ của chủ đề này
trong cuộc sống các thành viên trong nhóm”. [30; tr.55] Nói một cách dễ hiểu,
nếu như vấn đề mà tin đồn đề cập đến càng quan trọng, hấp dẫn, đáng quan tâm
hay mơ hồ bao nhiêu thì càng nhiều tin đồn xuất hiện bấy nhiêu.
Theo hai nhà nghiên cứu khoa học Peterson và Gist, tin đồn được hiểu
theo một cách thơng thường nhất đó là “thơng tin chưa được xác minh hoặc lời
giải thích về các sự kiện, lan truyền từ người này sang người khác và liên quan
đến một đối tượng, sự kiện hoặc vấn đề công chúng quan tâm”. [31, tr.42]
Theo Shibutani, “tin đồn là tin tức ngẫu hứng xuất phát từ quá trình cân
nhắc tập thể, dựa trên một thực tế quan trọng và mơ hồ. Đó là một hành động
tập thể để đưa ra ý nghĩa cho các sự thật khó hiểu. Tuy nhiên, nhiều lần, những
tin đồn tự nó là sự thật hoặc tạo ra một sự thật, thay vì trả lời trước đó.” [28]
8
Theo ơng Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phịng Dư luận xã hội – Ban Tuyên
giáo Thành ủy Hà Nội “tin đồn thường là dạng thơng tin khơng ᴄhính thứᴄ, bịa
đặt ᴠà khơng đáng tin ᴄậу. Tin đồn thường có bản chất là đánh vào mặt tâm lý,
tình cảm nhiều hơn thay vì lý trí. Ngồi ta, tin đồn thường dựa trên sự tò mò của
các cá nhân trong xã hội. Sự tị mị kết hợp với yếu tố tâm lý, tình cảm là cơ sở
thúc đẩy hình thành và lan truyền tin đồn.” [10]
Đối với Phó Giáo sư Lê Văn Hảo của Viện tâm lý Việt Pháp, ông cho rằng
khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại
thiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì
cách lý giải chưa được kiểm chứng, khơng chính thức và có phần “bán tín, bán
nghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn. [32, tr.45]
Từ những nhận xét trên, tác giả có thể tóm gọn lại rằng tin đồn là những
tin tức về một hiện tượng hay sự kiện có thể có thật hoặc khơng có thật hoặc chỉ
có một phần là sự thật được lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác.
Về bản chất, cơ chế hình thành của nó có thể bị nhào nặn, chỉnh sửa theo
khuynh hướng cá nhân của người truyền tin. Nó thường mang đậm sắc màu chủ
quan của đối tượng truyền tin. Tin đồn có thể được truyền tải dưới nhiều hình
thức như truyền miệng giữa các cá nhân, qua các trang mạng không được kiểm
duyệt, qua các phương tiện truyền thông đại chúng,…
Tin đồn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực như: chính trị, tài chính, tội
phạm, văn hóa, nghệ thuật,… Tin đồn tiêu cực thường dễ lan truyền hơn trong
cộng đồng so với các tin đồn tích cực.
1.1.1.2. Tin giả (Fake news)
Tin giả (Fake news) có lẽ là một khái niệm khá mới và đang dần trở nên
phổ biến trong thời gian gần đây khi các phương tiện truyền thông thường xuyên
sử dụng cụm từ này. Vào năm 2017, cụm từ này được trang từ điển Collins lựa
chọn là cụm từ nổi bật trong năm bởi tần suất sử dụng của nó. Đây cũng là cụm
9
từ được cựu Tổng thống Mỹ - Donal Trump - sử dụng phổ biến khi ông giữ chức
vụ cao nhất tại đây.
Theo trang từ điển Collins, “tin giả là những thông tin giả mạo, sai lệch,
giật gân, được phát tán đi dưới hình thức tin tức.” [33]
Trong tài liệu hướng dẫn “Journalism, Fake News and Disinformation”
(2018) của UNESCO, các nhà nghiên cứu chia tin giả thành hai khái niệm cụ thể
là thông tin sai lệch (misinformation) và tin dắt mũi (disinformation).
Tin sai lệch (misinformation) là những thông tin sai được cung cấp một
cách tự nhiên, có thể do người nói hoặc người đọc hiểu sai vấn đề.
Tin dắt mũi (disinformation) là thông tin được các đối tượng cố ý đưa ra
nhằm làm người khác hiểu sai, hiểu nhầm vấn đề để có thể đạt được mục đích
chính trị, vụ lợi, lừa đảo, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. [12]
Theo Claire Wardle của First Draft News - dự án “chống lại sự sai lệch
thông tin trực tuyến” được thành lập vào năm 2015 bởi chín tổ chức do Phịng
thí nghiệm Google News tập hợp lại thì có bảy loại tin giả khác nhau:
+ Châm biếm/giễu nhại: Đây là loại thông tin khơng có ý định gây hại
nhưng có thể gây nhầm lẫn.
+ Các yếu tố liên quan đến bài viết bị sai: Tin tức có các tiêu đề, hình ảnh
hoặc chú thích khơng đúng với nội dung bài viết.
+ Nội dung sai lệch: sử dụng thông tin sai lệch để đánh giá về một vấn đề
hoặc một cá nhân.
+ Bối cảnh sai: Nội dung được chia sẻ với thông tin ngữ cảnh sai.
+ Tin mạo danh: Dựng tin tức mạo danh từ các nguồn đáng tin cậy.
+ Nội dung bị thao túng: Khi thơng tin hoặc hình ảnh chân thực bị thao
túng, bị chỉnh sửa để đánh lừa người đọc.
10
+ Nội dung bịa đặt: Các thông tin đưa ra hồn tồn khơng đúng, được tạo
ra để đánh lừa và chuộc lợi. [11]
Như vậy từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng thực chất tin giả chỉ là
một danh từ chung chỉ những thông tin sai lệch, không đúng sự thật, được lan
truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện
truyền thông xã hội trực tuyến.
Mặc dù là một cụm từ mới nhưng về bản chất tin giả đã xuất hiện và tồn
tại từ hàng thập kỉ trước. Vào những năm 1971, Marc-Antoine Calas, con trai 22
tuổi của một thương nhân theo đạo Tin lành ở Toulouse đã tự sát. Vào thời điểm
đó, các nhà hoạt động Công giáo loan đi tin tức rằng ông Jean - cha của Calas đã giết cậu vì cậu muốn cải đạo. Nhà chức trách tư pháp địa phương đăng cáo
thị kêu gọi các nhân chứng hợp tác, qua đó chính thức biến tin đồn thành sự thật.
Sau đó, người cha đã bị tra tấn tàn nhẫn và xử tử. Mãi đến sau này khi điều tra
lại sự việc, người ta mới xác nhận lại rằng Marc-Antoine tự sát vì nợ nần do cờ
bạc mà khơng phải bị sát hại. [18]
Và cho đến thời điểm hiện tại, thời đại mà cơng nghệ chiếm sóng, internet
cùng với mạng xã hội là thứ tất yếu, thì dường như tin giả lại càng có thêm đất
dụng võ cho mình.
Với khả năng cung cấp thơng tin nhanh chóng, lan tỏa, tự do và khó kiểm
sốt, thật khơng khó để tin rằng các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Youtube… dường như là các nền tảng được công chúng sử dụng nhiều nhất
trong thời điểm hiện nay. Và cũng chính bởi những đặc điểm riêng biệt này mà
nơi đây dường như trở thành mảnh đất màu mỡ của trú chân của các thể loại tin
đồn, tin giả.
Viện công nghệ Massacusetts (MIT) cho biết: Một nghiên cứu về 126.000
tin đồn và tin giả với sự tham gia của hơn 3 triệu người trên mạng Twiter trong
11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh hơn, xa hơn, sâu hơn và rộng hơn so với
tin chính thống. [19]
11
Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng năm 2017 của
công ty công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng BKAV cho thấy
63% người dùng thường xuyên tiếp xúc với tin tức giả mạo trên Facebook, trong
đó 40% là nạn nhân hằng ngày. [34]
Tin giả có tốc độ lan truyền nhanh gấp 10-20 lần so với các tin thật và
chúng thường xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống thông qua các hình thức
khác nhau, đặc biệt là trên khơng gian mạng xã hội.
Ngun nhân của tình trạng này được ơng Nguyễn Hồng Nhật (Phó Tổng
biên tập báo điện tử VietnamPlus) nhận định là do một số nền tảng mạng xã hội
phổ biến có xu hướng ưu tiên lượt tiếp cận những tin tức, bài mua quảng cáo,
bất chấp những thông tin đó có thể là giả. Bên cạnh đó, một số lượng lớn độc giả
cũng ưu tiên việc tương tác và chia sẻ những thơng tin có nội dung “hot”, câu
“view” mà không xác minh nguồn thông tin. Điều này đã dẫn dến hiện tượng
những thông tin đúng tới từ các nguồn chính thống thường có chỉ số tiếp cận
thấp. [20]
Tại Việt Nam, có thể thấy tin giả xuất hiện ở khắp mọi nơi, xâm nhập mọi
ngành nghề, lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an
ninh,… Đặc biệt, tin giả còn được các đối tượng xấu, phản động thường xuyên
sử dụng khi đất nước có những sự kiện quan trọng như: Đại hội Đảng, các kỳ
họp Quốc hội, các chính sách pháp luật mới ban hành, sự xuất hiện của thiên tai,
dịch bệnh,…
Cụ thể hơn, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành ở nước ta
hiện nay, có thể nói bên cạnh sự lây lan nhanh chóng của mầm bệnh thì tốc độ
phát tán của các “virus thông tin” mang tên tin đồn, tin giả cũng là thứ khiến
chúng ta phải đau đầu và cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chăn, xử
lý kịp thời.
1.1.2. Khái niệm về chính sách tiêm vắc xin phòng Covid-19
12
1.1.2.1. Khái niệm về chính sách
Cụm từ “chính sách” có lẽ không phải là một cụm từ quá xa lạ với chúng
ta khi mỗi người có lẽ đều đã nghe truyền thơng hay các bản tin thời sự nhắc đến
ít nhất một lần. Chính sách là một khái niệm với nhiều những lớp nghĩa khác
nhau mỗi khi chúng ta tiến hành phân tích, mổ xẻ chúng dưới những góc nhìn
riêng biệt.
Theo Từ điển tiếng Việt, “chính sách là một đường lối, chủ trương của một
chính phủ hay một chính đảng căn cứ vào đặc điểm tình hình trong và ngồi
nước mà đặt ra”. [22]
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chính sách là những chuẩn mực, quy
tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ, được thực hiện trong một thời gian
nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. [13]
Trong cuốn Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của
văn bản quy phạm pháp luật, tác giả Hồng Thế Liên cho rằng chính sách được
hiểu một cách chung nhất là các “chủ trương và các biện pháp của đảng phái,
một chính phủ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội. [18]
Trong cuốn Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, trích lời của tác
giả Vũ Cao Đàm “chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ
thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra định hướng hoạt động cho các tổ
chức, cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược
phát triển của xã hội”. [8, tr. 38]
Theo Giáo sư Dean G. Kilpatrick người Anh, ông cho rằng chính sách là
hệ thống pháp luật, các đo lường quy tắc, chuỗi hành động, và ưu thế tài trợ có
tương quan đến chủ đề nhất định được Chính phủ hay đại diện Chính phủ ban
hành. [20]
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng chính sách tựu trung
lại là các chương trình, hành động do các tổ chức, nhà lãnh đạo hay nhà quản lý
đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
13
Hiện nay, trên thế giới, chính sách được chia làm hai loại là chính sách
cơng và chính sách tư. Chính sách cơng (public policy) là các chính sách do
Chính phủ ban hành. Chính sách tư (private policy) là các chính sách do nhóm
xã hội, đảng phái chính trị, các tập đồn, cơng ty,… ban hành nhằm phục vụ lợi
ích cho các nhóm, tổ chức đó. [21, tr.10]
Trên các phương tiện báo chí nước ngồi, có thể thấy được rất nhiều các ý
kiến quan điểm riêng biệt khi tiến hành phân tích các khái niệm xung quanh cụm
từ chính sách và đặc biệt là chính sách cơng.
Theo nhà nghiên cứu chính trị Thomas D.Dye, “chính sách cơng là cái mà
Chính phủ lựa chọn làm hay không làm”.
Với ông William N. Dunn (Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học
Pittsburgh), “chính sách cơng là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên
quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà
nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. Wiliam Jenkin đưa ra định nghĩa về
chính sách cơng đó là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một
hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải
pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đồng tình với ý kiến đó, Charle L. Cochran
and Eloise F. Malone khẳng định chính sách cơng bao gồm các quyết định chính
trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội. [6]
Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, mặc dù chúng ta vẫn thấy những điểm
riêng biệt khi tiến hành phân tích những vấn đề xoay quanh cụm từ “chính sách
cơng”, nhưng khi tập hợp lại những góc nhìn ấy, theo giáo trình lý thuyết và kỹ
năng trun thơng chính sách, chúng ta có thể tóm gọn lại những điểm chung
nhất liên quan đến khái niệm này đó là chính sách cơng là quyết định của các
chủ thể quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định
hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định
mà xã hội đặt ra. [35, tr.11]
14
Khác với một số quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam do tính chất đặc thù
của hệ thống chính trị khi chỉ có duy nhất một Đảng lãnh đạo, cầm quyền là
Đảng Cộng sản. Đây cũng được xem là hạt nhân duy nhất lãnh đạo và đi vào
vận hành tồn bộ hệ thống chính trị. Theo đó, tại Việt Nam, chính sách được
hiểu theo hai hàm nghĩa khác nhau là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Dưới hàm nghĩa rộng, chính sách được hiểu là các quan điểm, đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo hàm nghĩa hẹp, chính sách được nói đến ở đây là chỉ các chủ trương
cụ thể trong một cái lĩnh vực cụ thể nào đó do Nhà nước (Quốc hội hay Chính
phủ) ban hành. Điều này là khác với một số quốc gia có rất nhiều Đảng thay
nhau cầm quyền. Bởi tại các nước ấy, chính sách đưa ra từ các đường lối, quan
điểm của các Đảng chính trị khác nhau là các chính sách tư bởi chúng sinh ra để
phục vụ lợi ích cho các thành viên, giai cấp cầm quyền của Đảng ấy.
1.1.2.2. Chính sách tiêm vắc-xin
Vắc-xin (vaccine) là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch
thu được chủ động đối với một bệnh truyền nhiễm cụ thể.[1]
Chính sách tiêm vắc-xin là chính sách y tế gồm những quá trình hành
động tác động đến một loạt các cơ quan, tổ chức, các dịch vụ y tế và việc phân
bổ kinh phí của hệ thống y tế. Tuy nhiên nó khơng chỉ dừng ở mức các dịch vụ y
tế mà bao gồm cả các chủ trương đã được thực hiện hoặc dự kiến thực hiện bởi
các tổ chức Nhà nước, tư nhân, và tình nguyện nhằm tác động đến sức khỏe”.[2]
Chính sách tiêm vắc-xin khơng chỉ là của riêng ngành y tế mà của tồn xã
hội, trong đó các cơ sở y tế đóng vai trị chủ đạo và thực hiện cung cấp các dịch
vụ y tế.
Chính sách tiêm vắc-xin nói riêng và các chính sách y tế khác nói chung
đều được đưa ra ở các cấp khác nhau, từ Trung ương đến địa phương. Từ các
chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước cho đến mỗi địa phương phải cụ thể hoá
15
bằng các chính sách phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, điều kiện kinh tế, xã
hội và khả năng của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế của tỉnh mình.
1.1.3. Khái niệm xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng
Covid-19
Theo Từ điển Tiếng Việt của GS Hoàng Phê, “xử lý” là áp dụng những
thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng. [21]
Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 có thể
được hiểu là tồn bộ q trình, nhận diện, phát hiện các thông tin giả, tin đồn
liên quan đến chính sách tiêm vắc-xin phịng dịch Covid-19 trên các phương tiện
thông tin đại chúng; kết hợp với các cơ quan, tổ chức ban ngành có liên quan
nhằm thẩm định lại thông tin, đưa ra kết luận đúng sai đối với cá nhân hoặc tổ
chức truyền tải thông tin trên, từ đó tiến hành những hoạt động xử phạt ở các
mức độ khác nhau như xử phạt hành chính, hình sự,…
1.2. Sự cần thiết phải xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm phịng
vắc-xin phịng Covid-19
Covid-19 là một cuộc chiến trường kỳ trên mọi mặt trận và mặt trận
truyền thông cũng là một trong những chiến trường gian nan mà chúng ta phải
đối mặt. Từ thời điểm dịch bệnh bùng nổ cho đến khi cuộc chiến đã bước vào
chặng đường mới với các chính sách cũng như chỉ thị về tiêm vắc-xin phịng
tránh Covid-19 ra đời, thì trên mặt trận truyền thông, những tin tức giả mạo vẫn
luôn là điểm “nóng” khiến dư luận nhức nhối.
Thực tế cho thấy, trong khi các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển
khai chiến dịch tiêm chủng đại trà nhằm chống lại Covid-19 thì lượng thơng tin
đồn, tin giả mạo về chính sách tiêm vắc-xin trên khơng gian mạng cũng gia tăng
theo chiều hướng xấu. Chính vì vậy, việc tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về
chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà
Nội nói riêng vấn đề cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
16
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các luồng thông tin sai lệch, tin
giả liên quan đến vắc-xin Covid-19 đang gây tổn hại cho các chương trình tiêm
chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia. Tin giả được ví như một
loại virus khác trên mặt trận truyền thông, chúng đang tấn công và làm suy yếu
cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia, thậm chí đẩy tính mạng
của người dân vào vùng nguy hiểm.
Khi chiến dịch tiêm vắc-xin được các nước triển khai, các chủ đề liên
quan tới chiến dịch tiêm chủng như các loại vắc-xin được sử dụng, hiệu quả của
vắc-xin, cách thức vắc-xin hoạt động, lời khuyên sau khi tiêm vắc-xin,… được
nhiều người quan tâm, tìm kiếm trên mạng.
Sự gia tăng về nhu cầu tìm kiếm thơng tin cũng là địn bẩy khiến các
luồng tin đồn, tin giả, khơng có căn cứ khoa học nổi lên hàng loạt thông qua các
nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,… với mục đích gây
ra tâm lý e ngại, nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng người dân khơng tin tưởng vào vắc-xin hay thậm chí là
tẩy chay vắc-xin.
Trung tâm Chống thù ghét trên mạng xã hội (CCDH) - tổ chức phi lợi
nhuận hoạt động nhằm chống lại những phát ngôn gây thù ghét và tin giả trên
không gian mạng - đang hối thúc các nền tảng như Facebook, Google, Twitter,
… chặn tài khoản của 12 cá nhân tại Mỹ - các tài khoản được cho là đã tạo ra
đến 65% thông tin sai lệch về các chính sách cũng như thơng tin về vắc-xin
ngừa Covid-19. Được biết nhóm này có nhiều tài khoản khác nhau với hơn 59
triệu người theo dõi, khiến cho các tin tức sai lệch được lan truyền với tốc độ
chóng mặt, gây nên hiệu ứng lo ngại về vắc-xin cho người dân. Theo khảo sát từ
quỹ Kaiser Family cho thấy, có tới 42% người Mỹ tham gia khảo sát không
muốn tiêm hoặc do dự khi tiêm vắc-xin. [23]
Tại Nga, những thông tin bịa đặt hay xuyên tạc xuất hiện dày đặc với nội
dung chủ yếu như vắc-xin là sản phẩm chống lại con người, tiêm vắc-xin có thể